Tuy nhiên thực tiễn hiện nay, việc học sinh tiểu học thường viết những bài văn tả cảnh một cách rập khuôn, máy móc rập khuôn từ cách mở bài, cách dùng từ ngữ trong câu văn, cách bộc lộ c
Trang 1MỤC LỤC
I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 10
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP 11
1 Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 11
2 Giải pháp sau khi có sáng kiến 15
2.1 Giải pháp 1: Dạy học với học sinh có trí thông minh nội tâm 17
2.1.1 Thiết kế truyện tranh văn học 17
2.2.2 Sáng tác văn, thơ 20
2.2 Giải pháp 2: Dạy học theo trí thông minh không gian - thị giác 21
2.3 Dạy học với học sinh có đặc điểm trí tuệ âm nhạc 25
2.4 Dạy học với học sinh có trí thông minh tương tác – giao tiếp 25
2.5 Dạy học với học sinh có trí thông minh ngôn ngữ 27
III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 29
1 Hiệu quả kinh tế 29
2 Hiệu quả về mặt xã hội 29
2.1 Kết quả 29
2.2 Bài học kinh nghiệm 30
2.3 Kết luận 31
IV CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 31
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 33
PHỤ LỤC 37
Trang 2I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong các môn quan trọng bậc nhất trong hệ thống giáo dục, cần thiết để phát triển ngôn ngữ, tư duy logic, giao tiếp, truyền đạt ý tưởng, cảm xúc của mình một cách tốt nhất Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau Song, khó hơn cả đối với người dạy và người học là phân môn Tập làm văn dạng văn tả cảnh Đây là dạng bài mang tính vận dụng cao Không chỉ giúp các em tổng hợp được các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho các em khả năng quan sát, giao tiếp, tổng hợp, dạy cho các em cách nhìn nhận về cuộc sống xung quanh và ghi chép lại bằng cảm xúc, sự sáng tạo của mình Để từ đó giúp các em phát triển các kĩ năng điển hình như: Kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm chủ bản thân…Dựa vào những kỹ năng này để giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống và không ngừng vươn lên Cũng như qua đó sẽ dạy các em cách giao tiếp, ứng xử trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng.
Chương trình phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo định hướng phát triển năng lực, trong đó chú ý đến phát triển năng lực viết sáng tạo Tuy nhiên thực tiễn hiện nay, việc học sinh tiểu học thường viết những bài văn tả cảnh một cách rập khuôn, máy móc (rập khuôn từ cách mở bài, cách dùng từ ngữ trong câu văn, cách bộc lộ cảm nghĩ/ suy nghĩ của mình), thiếu cảm xúc, đặc biệt là thiếu tính sáng tạo Việc học sinh luôn đi trên một lối mòn, viết đi viết lại những điều mà người khác đã viết khiến người đọc thấy nhàm chán và thất vọng về cách làm văn của học sinh Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy Nhưng không phải học sinh nào cũng phù hợp với một cách dạy như nhau vì theo thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt và mỗi em mang trong mình một số trí thông minh khác nhau
Thuyết đa trí tuệ là một thuyết mang tính nhân văn, nó không đánh đồng hay ép buộc học sinh phải theo một chuẩn nhất định mà xem xét sự thông minh của các em theo nhiều hướng khác nhau, giúp các học sinh thêm tự tin vào bản thân bởi nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tự ti mặc cảm và không dám phát huy khả năng của mình là các em đã bị người thân hoặc thầy cô vô tình dán nhãn tiêu cực là yếu kém khi học tập chưa đạt điểm cao.
Thấy được tính nhân văn và khả năng ứng dụng cao của thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tập làm văn là lý do tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng thuyết đa trí tuệ nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 5 ở dạng văn tả cảnh”.
Trang 3II MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1 Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1 Cơ sở lý luận
Văn tả cảnh giúp các em tổng hợp được các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, rèn cho các em khả năng quan sát, giao tiếp, tổng hợp, dạy cho các em cách nhìn nhận về cuộc sống xung quanh và ghi chép lại bằng cảm xúc, sự sáng tạo của mình Giúp các em phát triển các kĩ năng điển hình như: Kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm chủ bản thân… Giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống Để dạy học sinh viết văn tả cảnh nhằm phát triển năng lực sáng tạo, tôi đã dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2022 – 2023: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Bộ Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực về kế hoạch triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục cấp tiểu học năm học 2022-2023 Căn cứ vào chương trình phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục ban hành theo định hướng phát triển năng lực, trong đó chú ý đến phát triển năng lực viết sáng tạo.
- Căn cứ vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học: Chú trọng các kĩ năng ngôn ngữ của người học.
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
+ Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
- Căn cứ vào chương trình văn tả cảnh lớp 5
Chương trình văn tả cảnh lớp 5 gồm 15 tiết ( Từ tuần 1 đến tuần 11) Chiếm thời lượng khá nhiều trong phân môn Tập làm văn lớp 5.
- Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 + Tưởng tượng của học sinh tiểu học
Tưởng tượng của học sinh tiểu học phong phú và có sự quyện chặt giữa tính phóng khoáng sáng tạo với tính hiện thực Trong hình ảnh tưởng tượng của
Trang 4các em có sự đan xen giữa các yếu tố hiện thực với các yếu tố không thực Chính sự thể hiện đậm nét của sự hòa quyện giữa tưởng tượng phóng khoáng với hiện thực đã làm tạo nên tính “ma thuật” dựa được vào những điều không có thật – trong suy nghĩ của các em.
Tưởng tượng của học sinh tiểu học được phát triển mạnh mẽ Nó được hình thành, phát triển trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động thực hành Khuynh hướng chủ yếu trong sự phát triển của tưởng tượng ở lứa tuổi này là tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng.
+ Ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Hình thức mới của ngôn ngữ - ngôn ngữ viết được hình thành và phát triển mạnh Tuy vậy, kết quả các nghiên cứu cho thấy, ngôn ngữ viết của học sinh tiểu học nghèo hơn nhiều so với ngôn ngữ nói Bởi các em rất khó chuyển ngôn ngữ bên trong vào hình thức viết Hay nói một cách khác, các em chưa thể đặt mình vào vị trí của người đọc – người chưa hề biết sự kiện mà trẻ đang viết Hơn nữa, do hiểu từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp chưa chắc, nên khi viết các em dùng từ còn sai, viết câu chưa đúng, không biết chấm câu,
+ Chú ý của học sinh tiểu học
Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh tiểu học Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ khác thường đều dễ dàng cuốn hút sự chú ý của các em mà không cần bất kì một sự nỗ lực nào của ý chí Vì vậy, để tổ chức tốt sự chú ý của học sinh tiểu học, việc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học một các hợp lí, khoa học nhằm tạo hứng thú là điều kiện quan trọng
- Căn cứ vào thuyết Đa trí tuệ Howard Gardner
Năm 1988, thuyết Đa trí tuệ (trí thông minh đa dạng) được Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner của đại học Harvard giới thiệu lần đầu trong quyển “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences” Ông phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn được đồng nhất và đánh giá dựa theo các bài trắc nghiệm IQ Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ khả năng tri thức đa dạng của con người.
Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.
Ông đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trong số 8 loại: ngôn ngữ, lôgic/toán học, âm nhạc, không gian, vận
Trang 5động cơ thể, giao tiếp (tương tác cá nhân), nội tâm (hướng nội), thiên nhiên (tự nhiên học) Tuy nhiên, ứng với mỗi cá nhân sẽ có những loại trí thông minh vượt trội hơn các trí thông minh còn lại.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Thực trạng phía giáo viên
Ngại đổi mới, áp dụng cách dạy thuyết trình và khá áp đặt kiến thức Gò bó học sinh theo khuôn khổ vốn có
Đề văn thiếu tính gợi mở tạo sự sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Chưa tin tưởng vào khả năng tiềm ẩn ở học sinh của mình 1.2.2 Thực trạng phía học sinh
Thực trạng viết văn của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 tôi giảng dạy nói riêng trong thực tế đã tạo ra các sản phẩm học tập ít tính sáng tạo, ít mang dấu ấn và quan điểm cá nhân Một số học sinh lớp 5 chưa có khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng tư duy logic, tư duy ngôn ngữ còn hạn chế.
Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều, thiếu vốn từ, thiếu cảm thụ văn học.
Một số học sinh chưa có sự tập trung, chú ý trong quá trình học tập, không thích khám phá, tìm hiểu, chưa tương tác với giáo viên và các bạn
Qua làm bài khảo sát đầu năm và quan sát học sinh giao tiếp, tôi thấy kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế như: Viết những bài văn một cách rập khuôn, máy móc, thiếu cảm xúc, đặc biệt là thiếu tính sáng tạo Việc học sinh luôn đi trên một lối mòn, viết đi viết lại những điều mà người khác đã viết khiến người đọc thấy nhàm chán và thất vọng về cách làm văn của học sinh.
Kết quả khảo sát dạng văn tả cảnh vào đầu năm học 2021-2022 và 2022-2023 của lớp 5A như sau:
Trang 61.2.3 Thực trạng phía phụ huynh:
Một số phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác giáo dục, còn phó thác cho giáo viên, chưa khuyến khích con tự học, chưa có tương tác trong học tập cùng con.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với bản thân tôi tạo ra sáng kiến để hình thành cho học sinh năng lực sáng tạo khi viết văn, mang dấu ấn của riêng cá nhân mỗi em.
2 Giải pháp sau khi có sáng kiến
Theo Tiến sĩ Howard Gardner, trí thông minh được ông quan niệm “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ Trí thông minh của con người được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, mang tính đa dạng Mỗi cá nhân sở hữu các loại trí tuệ ở các dạng (loại) khác nhau Vì vậy, cách giải quyết vấn đề cũng không giống nhau.
Theo Howard Gardner, mỗi người đều sở hữu 8 loại hình trí thông minh và các trí thông minh này là những tổ hợp không giống nhau, và ở những mức độ khác nhau Tính khác biệt còn do hoàn cảnh môi trường và phương thức giáo dục không giống nhau tạo nên Bao gồm: trí thông minh ngôn ngữ; trí thông minh logic toán học; trí thông minh hình ảnh, hội họa, không gian; trí thông minh âm nhạc; trí thông minh vận động thể chất; trí thông minh giao tiếp xã hội; trí thông minh nội tâm; trí thông minh về khoa học tự nhiên Không có dạng trí thông minh nào tồn tại đơn lẻ, trừ một số trường hợp hiếm hoi của các nhà bác học chuyên sâu hoặc người bị tổn thương não Các dạng trí tuệ luôn tương tác với nhau.
Hình ảnh: Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Trang 7Đi cùng với các đặc điểm trí tuệ khác nhau là các phong cách học tập khác nhau Mỗi cá nhân không chỉ có một phong cách học tập mà có tới hai, ba phong cách học tập Do đó, giáo viên cần hiểu rõ về phong cách học tập của học sinh để có biện pháp phù hợp giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo Các phong cách học tập có thể là: học bằng thị giác; học bằng thính giác; học bằng lời nói; học bằng vận động; học bằng suy nghĩ, logic…
Dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học về các loại hình trí tuệ và phong cách học tập, chúng ta có thể vận dụng để xây dựng các hoạt động trong tiến trình dạy học Tập làm văn cho học sinh Trước một yêu cầu của đề bài Tập làm văn, với mỗi đặc điểm trí tuệ khác nhau của cá nhân, học sinh sẽ có cách tiếp cận, cách giải quyết vấn đề khác nhau Quá trình này có thể xây dựng từ giai đoạn hình thành ý tưởng và triển khai theo hướng ra đề mở và định hướng học sinh tiếp cận các đề bài theo đặc điểm trí tuệ và phong cách học tập
Lý thuyết của Howard Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người Bên cạnh đó, ông đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học, và điều này là không chính xác Dường như trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp…đồng thời hướng học sinh đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá nhận xét Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng Với vai trò là một người dẫn dắt, tôi luôn tìm cách khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện để các em học tập theo thế mạnh của bản thân.
Thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên có cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ và họ hiểu thấu đáo vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia.
Thuyết này cũng giúp giáo viên áp dụng thiên biến hơn các phương pháp dạy học và kĩ năng sử dụng các tài liệu, các thiết bị dạy học Giáo viên trong lớp học đa trí tuệ khác với trong lớp học truyền thống ngôn ngữ hoặc lôgic-toán học Trong lớp học đa trí tuệ, giáo viên phải linh hoạt thay đổi phương pháp và khéo léo chuyển từ lối dạy ngôn ngữ sang lối dạy không gian rồi lối dạy âm nhạc hay vận động, giao tiếp,…
Qua nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, việc tổ chức dạy học bằng áp dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai gần đây như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bàn tay nặn bột, bản đồ tư duy,… sẽ tạo ra môi trường học tập đa trí tuệ rất hiệu quả.
Trang 8Trong đó, phương pháp dạy học theo phương pháp kết hợp nhiều trí thông minh ở học sinh, góp phần phát triển toàn diện cho học sinh Theo định hướng này, giáo viên tổ chức dạy học kết hợp với sự tham gia của nhiều yếu tố “trí thông minh” trong cùng một hoạt động học:
Vì vậy tôi ứng dụng thuyết đa trí tuệ nhằm phát triển năng lực hình thành và thực hành viết văn tả cảnh hiệu quả.
2.1 Giải pháp 1: Dạy học với học sinh có trí thông minh nội tâm
Trí thông minh nội tâm là khả năng khám phá chiều sâu bản thân, nhạy cảm, hòa điệu với những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng Những người sở hữu trí thông minh này có thể ý thức được ưu điểm, khuyết điểm của mình, thích trầm ngâm suy tư, làm việc một mình Đại diện cho nhóm này là nhà nghiên cứu, lý luận, triết học, nhà văn, những người có tài viết lách…
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh khó trong việc ghi nhớ từ ngữ, nhưng thông qua tranh, truyện các em lại ghi nhớ rất tốt và khắc sâu vận dụng tốt Dạy học theo trí thông minh ngôn ngữ tôi sẽ thực hiện qua các hình thức như sau:
2.1.1 Thiết kế truyện tranh văn học
Mục đích: Học sinh thể hiện sự sáng tạo qua việc thiết kế truyện tranh và ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học
Ví dụ 1: Bài Cấu tạo bài văn tả cảnh ( Tuần 1)
Cách tiến hành: Sau khi học sinh học xong bài “Cấu tạo bài văn tả cảnh”, giáo viên giao bài tập về nhà theo nhóm yêu cầu nhóm sáng tác truyện tranh để ghi nhớ các kiến thức đã học trong bài.
Các yêu cầu giáo viên có thể chia các nội dung như: + Cấu tạo bài văn tả cảnh được chia làm mấy phần? + Có mấy cách miêu tả một bài văn tả cảnh ?
Học sinh làm việc tại nhà trao đổi với nhau qua zalo, zoom hoặc trao đổi vào các giờ ra chơi, đến đầu giờ của tiết học sau sẽ chia sẻ với các bạn trong lớp.
Các nhóm báo cáo kết quả Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Nhóm sao xanh gồm các em: Trần Khánh Ly, Đào Gia Huy, Phạm Quỳnh Chi đã hoàn thành bài và trình bày như sau:
Ly: Huy ơi, tớ đố cậu bài văn tả cảnh được chia làm mấy phần?
Huy: Câu hỏi của cậu quá dễ Bài văn tả cảnh được chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài Giờ cậu trả lời câu hỏi của tớ nhé!
Theo cậu có mấy cách miêu tả một bài văn tả cảnh?
Ly: Ừhm … theo tớ thì có hai cách miêu tả: Theo thứ tự thời gian và tra theo từng bộ phận Cậu thấy sao?
Huy: Ok câu trả lời của cậu chính xác rồi đấy.
Trang 9Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả.
Hình ảnh: Sản phẩm truyện tranh văn học của nhóm Sao xanh
Kết luận: Cùng là nhiệm vụ cần nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài Trình tự miêu tả bài văn tả cảnh theo thứ tự thời gian và tả theo từng bộ phận Nhưng thông qua hình thức sáng tác truyện tranh các em rất hứng thú và ghi nhớ tốt hơn
Ví dụ 2 : Bài Luyện tập tả cảnh (Tuần 8)
Cách tiến hành: Cuối tiết học trước giáo viên sẽ yêu cầu cá nhân chuẩn bị bài cho tiết sau bằng cách sáng tác truyện tranh về nội dung của bài tập 1 Giáo viên có thể đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý như:
+ Tác giả tả những sự vật gì trong cơn mưa?
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng các giác quan nào?
Trang 10+ Tìm chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? Tại sao bạn thích nhất chi tiết đó?
Với bài tập 1 học sinh đã làm được sản phẩm như sau :
Sau khi có sản phẩm học sinh có thể trình bày truyện tranh của mình trước lớp, hoặc quay clip gửi cô giáo qua zalo,…
Học sinh Gia Linh trình bày trước lớp:
(Đây là cuộc nói chuyện trên đường đến trường của hai bạn Chip và Su về cơn mưa chiều qua)
Chip: Su ơi, thời tiết hôm nay dễ chịu quá, chắc do trận mưa chiều qua đấy nhỉ? Su: Ừh phải rồi, chiều qua mưa to thế cơ mà.
Chip: Lúc tớ vừa về đến nhà thì giông gió nổi lên, mây đen ùn ùn kéo tới, sấm chớp đùng đùng Đáng sợ lắm!
Su: Sau đó mưa lác đác vài hạt rồi mưa trắng xoá cả bầu trời luôn Tớ chưa kịp về còn bị ướt hết cơ.
Chip: Tớ thì kịp rút cho mẹ mấy bộ quần áo trên dây phơi và cho đàn gà mới nở của chị mái mơ vào chỗ trú ẩn an toàn đấy!
Su: Hì hì còn tớ thì cất cặp rồi rủ thằng Tin, thằng Bắp ra tắm mưa, sướng thôi rồi!
Chip: Tớ thích mưa lắm, vì cây cối như được tắm gội thay quần áo mới ấy! Su: Tớ cũng vậy, thôi chúng mình nhanh vào lớp đi.
Hình ảnh: Sản phẩm truyện tranh văn học của em Hoàng Gia Linh
Trang 11(Học sinh có thể làm các nhân vật rời sau đó tận dụng và tiếp tục sử dụng trong nội dung khác của các bài sau.)
Kết luận: Để sáng tác được truyện tranh theo nội dung yêu cầu thì học sinh phải nắm bắt được nội dung câu chuyện, nêu bật những điều trọng tâm, nó có đặc điểm gì và diễn biến ra sao? Học sinh được tưởng tượng, được tư duy, được làm theo con mắt nhìn nhận sự việc của mình Sau mỗi buổi học như vậy, tôi thấy học sinh rất hứng thú, phát triển được vốn từ và khả năng giao tiếp Ngoài ra các em rất tích cực chủ động hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2.2.2 Sáng tác văn, thơ
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy học sinh trong lớp có những em phát triển ở trí thông minh nội tâm qua việc sáng tác các bài văn, bài thơ có nội dung bài học Như với đề bài: “Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đi về … Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em Em hãy tả con sông quê em.” Học sinh có thể hình thành kiến thức qua việc tự sáng tác các bài văn, bài thơ với vần điệu dễ nhớ dễ thuộc
Hình ảnh: Bài thơ “Sông Hồng quê em” của em Bùi Gia Hân