1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn tiếng việt tiểu học

46 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 5,37 MB

Cấu trúc

  • 1. Giải pháp trước khi có sáng kiến (5)
  • 2. Giải pháp trước khi sau sáng kiến (0)
  • 3. Đề xuất các bước thiết kế tình huống dạy học hiệu quả môn Tập làm văn ở Tiểu học (19)
  • 1. Hiệu quả kinh tế (21)
  • 2. Hiệu quả về mặt xã hội (21)
  • 3. Khả năng áp dụng sáng kiến (22)
  • IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP BẢN QUYỀN (27)

Nội dung

Ngoài ra, thông qua việc dạy học văn tả cảnh, học sinh sẽ có kĩ năng quan sát, cảm nhận được cái đẹp của sự vật, nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật trong các em.. Để viết được một bài văn tả

Giải pháp trước khi có sáng kiến

- Việc khơi gợi cảm xúc của giáo viên tới học sinh, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của đối tượng cần miêu tả đã bị bỏ qua

- Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình tổng hợp nhiều kiến thức cùng một lúc, vận dụng các hiểu biết cá nhân, sự rung cảm mình trước đối tượng miêu tả nên việc truyền cảm hứng viết văn cho học sinh ít được giáo viên chú trọng.

- Một số giáo viên còn để học sinh chép văn mẫu hoặc chỉ dạy theo kiểu khái quát, chung chung cho học sinh tự mò mẫm.

Với cách dạy trên đã tạo cho học sinh cảm giác học văn miêu tả thật khó hiểu, khó diễn đạt thành câu, ngại học văn, ngại viết văn, không biết bắt đầu từ đâu, trình tự viết như thế nào

- Mặt khác, trong quá trình dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt giáo viên dạy mà không tổng hợp các kiến thức tạo thành năng lực dùng từ, vốn sống cho trẻ, chưa tạo điều kiện nuôi dưỡng tinh thần văn học cho trẻ.

- Nhiều học sinh không có hứng thú với tiết Tập làm văn, đặc biệt là trong các tiết thực hành viết bài văn Các em không biết viết từ đâu, viết cái gì, theo trình tự nào, sử dụng từ như thế nào Việc phân tích đề bài, quan sát tìm hiểu đối tượng, tìm chi tiết, tìm ý, lập dàn ý, hướng dẫn học sinh viết bài văn bị bỏ qua

- Các em thiếu vốn kiến thức về thế giới xung quanh, thiếu trải nghiệm thực tế, do thường xuyên tập trung sử dụng mạng xã hội, các trò chơi trên mạng.

- Các em chưa biết cách diễn đạt, thiếu năng lực dùng từ, dùng câu sao cho phù hợp với ngữ cảnh Điều này làm cho những bài viết trở nên ngô nghê, thiếu ấn tượng cho người đọc người nghe.

- Các em chưa có cảm xúc với đối tượng miêu tả, không biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, so sánh: làm cho việc miêu tả thiếu sinh động và sáng tạo, thiếu đi cả cái hồn của một bài văn tả cảnh

- Các em phụ thuộc quá nhiều vào “văn mẫu” trên mạng Học sinh chưa biết cách biến văn mẫu trở thành văn của mình, dẫn với việc các em làm bài rập khuôn, các bài văn miêu tả hao hao giống nhau, thiếu cảm xúc và cách nhìn riêng biệt của người viết.

- Các em chưa tích cực đọc các tác phẩm văn học để nuôi dưỡng tình yêu văn, học hỏi những cách diễn đạt Học sinh thường đọc những câu truyện tranh với câu văn ngắn, cụt lủn, giá trị nghệ thuật chưa cao Ngoài giờ học, các em mải xem ti vi, máy tính mà quên mất một thế giới xung quanh thực sự hấp dẫn ngoài kia Đó là thế giới của những cánh diều bay cao, của ruộng đồng, cây cỏ, mưa nắng… Thế giới đó làm các em phong phú hơn về tâm hồn và vốn sống

Qua thực tế giảng dạy và chấm bài của các em, tôi có kết quả khảo sát khối lớp 5 trường Tiểu học Hải Phương như sau:

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài 37 38 37 36

Nắm được các sự vật có trong cảnh 19 19 20 17

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh 15 15 16 12

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị 14 16 15 12

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật 12 14 15 10 Ngoài ra, tôi có khảo sát thêm khối lớp 5 của trường Tiểu học Hải An,

Lớp Nội dung trường Tiểuhọc Hải Giang, trường Tiểu học Hải Phong với cùng một nội dung và thu được kết quả như sau:

Kết quả khảo sát đầu năm học 2022-2023 học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hải An như sau:

(35HS) (36HS) (36HS) (35HS) (35HS) Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài 34 36 35 34 33

Nắm được các sự vật có trong cảnh 16 17 16 16 15

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh 14 15 14 14 14

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị 12 12 11 10 12

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật 12 11 12 12 10

Kết quả khảo sát đầu năm học 2022-2023 học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hải Giang như sau:

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài 36 35 35

Nắm được các sự vật có trong cảnh 16 16 15

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh 15 14 12 Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị 12 10 12

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật 12 10 11

Kết quả khảo sát đầu năm học 2022-2023 học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hải Phong như sau:

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài 33 34 34

Nắm được các sự vật có trong cảnh 16 16 15

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh 15 14 12 Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị 12 10 12

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật 12 10 11

Thông qua bảng khảo sát, ta thấy hầu hết các trường học sinhđều biết các làm bài văn miêu tả, nắm được bố cục của một bài văn tả cảnh Tuy nhiên, vì thiếu quan sát cảnh vật nên các em không biết trong cảnh định tả có những sự vật nào; trong những sự vật ấy thì sự vật nào là chính cần tả nhiều, sự vật nào là sự vật xung quanh của cảnh Do năng lực thẩm mĩ của các em chưa được tạo điều kiện phát triển nhiều, nên học sinh ít khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài Bài văn của học sinh thiếu đi dấu ấn cá nhân khi miêu tả cảnh điều này làm cho các bài văn của các em ang áng giống nhau.

Từ thực tế trên, để giúp học sinh biết quan sát, sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh, bài văn tả cảnh có dấu ấn cá nhân, giàu tính nghệ thuật góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ cho các em thì tôi đề xuất các giải pháp sau.

2 Giải pháp sau khi có sáng kiến

 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

- Hướng dẫn học sinh quan sát các đối tượng miêu tả bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các em tìm hiểu thực tế từ đó tìm ra những chi tiết miêu tả mang tính nghệ thuật và giàu sáng tạo.

- Tôi mượn điểm tương đồng cách thức thực hiện các bước trong dạy học hai môn học Âm nhạc và Mĩ thuật để phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh trong quá trình làm văn miêu tả Ngoài ra, học sinh có cơ hội tiếp xúc với văn bản nghệ thuật ở tiết đọc thư viện ( sách mới là tiết đọc mở rộng) sẽ làm cho vốn từ ngữ thêm sinh động, cách sử dụng từ linh hoạt, đúng hoàn cảnh bài viết.

 Mô tả chi tiết các giải pháp Để phát triển năng lực thẩm mỹ trong bài văn miêu tả cảnh, học sinh cần nắm chắc kĩ năng quan sát đối tượng miêu tả gồm: cách phân tích đề bài, quan sát khái, quan sát chi tiết, quan sát theo trình tự

Giáo viên cần làm như sau:

Đề xuất các bước thiết kế tình huống dạy học hiệu quả môn Tập làm văn ở Tiểu học

Trên cơ sở nghiên cứu thiết kế vận dụng các hình thức dạy học, tôi đề xuất các bước thiết kế một hình thức dạy học như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học

Xác định đúng mục tiêu thì các tình huống dạy học mới đạt hiệu quả cao Với môn tập làm văn thì xác định mục tiêu không chỉ giúp học sinh dễ dàng làm bài mà còn giúp học sinh khơi gợi cảm hứng sáng tác nghệ thuật, góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ cho các em Để xác định được đúng mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định được những vấn đề sau:

- Đề bài này yêu cầu học sinh làm gì? Đề bài thuộc thể loại văn miêu tả nào?

Bài học này góp phần hình thành và bồi dưỡng những năng lực phẩm chất nào của học sinh?

- Với nội dung này mình có thẻ tích hợp những kiến thức nào? Có cần học sinh phải quan sát vật thật không?

- Động cơ học hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc giáo viên tìm hiểu rõ những nội dung học tập và ý nghĩa của mỗi đề bài muốn truyền tải tới học sinh.

Mục tiêu bài học phải giúp học sinh hiểu mình cần làm gì thông qua các nhiệm vụ học tập

Em muốn biết thêm điều gì?

Em học được thêm những gì?

Em sẽ thể hiện những gì em biết như thế nào?”

Bước 2: Lựa chọn nội dung để thiết kế hình thức dạy học hiệu quả Việc tạo ra một hình thức dạy học hiệu quả, giáo viên cần phải xác định được nội dung trong mỗi đề văn tả cảnh Nghệ thuật dạy học nằm ở chỗ đưa học sinh vào những tình huống mình đã làm nhưng cần vẫn cần phải tìm hiểu thêm để giải quyết được yêu cầu đề bài. Đối với bài văn tả cảnh thường người ta có thể sử dụng âm nhạc hoặc mĩ thuật hoặc kết hợp cả hai cùng một lúc.

Ngoài ra cũng cần sử dụng các hình thức khác để tăng hứng thú cho học sinh như vẽ sơ đồ tư duy, hoặc tham gia các tiết học trải nghiệm và các tiết học ngoài trời Cần chú ý những hình thức dạy học mang tính tự nhiên không gò ép để học sinh được thỏa sức sáng tạo trong thế giới tưởng tương riêng của các em.

Bước 3: Xây dựng các hình thức dạy học hiểu quả

Giáo viên xây dựng các hình thức và các phương pháp dạy học tích cực bằng cách:

Dựa vào các mục tiêu đã xác định ban đầu, lựa chọn những nội dung của bước 1 và 2 sao cho phù hợp Giáo viên phân tích và sắp xếp trình tự nội dung học tập sao cho logic, linh hoạt phù hợp với các hoàn cảnh dạy học khác nhau. Đặt các hình thức dạy học và các tình huống giả lập để tính toán độ hiệu quả của hình thức dạy học Hướng cho học sinh tham gia các hình thức dạy học một cách tích cực và thoải mái.

Lưu ý: Giáo viên cần xem xét tính khả thi của hình thức dạy học vừa lựa chọn để đạt được hiệu quả ngoài thực tế (nếu có)

III/ HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

Hiệu quả kinh tế

- Đồ dùng giáo viên chỉ cần chuẩn bị 1 lần có thể sử dụng trong nhiều tiết học, nhiều năm học, nhiều lớp.

- Do những giải pháp trên được lấy dựa trên những môn học có sẵn trong chương trình nên cả giáo viên và nhà trường không mất nhiều kinh phí đầu tư cho quá trình dạy và học.

- Các giải pháp trên học sinh có thể dễ dàng sử dụng tại nhà mà không mất phí nào cả.

- Các giải pháp đưa ra trong sáng kiến được thiết kế theo hướng phát triển năng lực nên vừa sử dụng được ở chương trình hiện hành, vừa sử dụng ở chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hiệu quả về mặt xã hội

Với những kinh nghiệm trên, áp dụng giảng dạy cho học sinh các lớp trong khối đã thu được những kết quả sau đây:

- So với những năm trước đây khi chưa triển khai sáng kiến thì mức độ tiếp thu bài của học sinh nhanh hơn, các em có khả năng viết văn tả cảnh tốt hơn, bài văn giàu tính nghệ thuật và sáng tạo hơn.

- Học sinh biết được quy trình viết một bài văn miêu tả, biết cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, các ý được viết mạch lạc, logic; sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp Không chỉ vậy, học sinh cũng biết cách sử dụng từ láy làm tăng tính hình tượng trong bài văn.

- Các em viết bài văn miêu tả với tinh thần thoải mái, không e ngại, như trước khi có sáng kiến

- Nhiều học sinh có kĩ năng tìm ý tốt, không chỉ vậy các em cũng xây dựng được chất văn riêng cho mình Sau khi viết một bài văn, các em cảm thấy yêu thích đối tượng mình miêu tả Từ đó, học sinh biết nâng niu, trân trọng những sự vật hiện tượng xung quanh các em.

Khả năng áp dụng sáng kiến

a Điều kiện áp dụng sáng kiến

Sáng kiến này sẽ được áp dụng hiệu quả hơn khi:

- Khi tất cả các giáo viên áp dụng một cách bài bản, từng bước 1 trong giải pháp Giáo viên dụng sáng kiến bằng chính tình yêu nghệ thuật của mình để làm nguồn cảm hứng nghệ thuật cho học sinh.

- Sự quan tâm, vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội, của gia đình - nhà trường - xã hội. b Khả năng áp dụng

Năm học 2022 - 2023, tôi báo cáo sáng kiến lên tổ chuyên môn và được nhà trường đồng ý áp dụng trong khối Tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến với một số đồng nghiệp trường bạn, được các đồng nghiệp trường bạn đánh giá cao và nhiệt tình tiếp nhận Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường: Tiểu học Hải Giang, Tiểu học Hải Phong, Tiểu học Hải An, Tiểu học Hải Ninh, tôi đã áp dụng sáng kiến này và thu được kết quả tốt Học sinh khối 5 của trường Tiểu học Hải Phương và các trường bạn cùng áp dụng sáng kiến đã biết làm bài văn tả cảnh đúng, biết cách sử dụng những liên tưởng thú vị, sáng tạo với các đối tượng miêu tả; góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt trong các kì thi.

Không chỉ vậy, sau khi áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy năng lực thẩm mĩ của các em được phát triển đáng kể Học sinh không còn ngại viết văn như trước mà cảm thấy hào hứng viết trước một nhiệm vụ Các em có khả năng viết các đề văn chưa được cô giáo gợi ý và hướng dẫn được cải thiện đáng kể Sau đây là kết quả khảo sát đầu và cuối năm học của các trường áp dụng sáng kiến.

So sánh kết quả khảo sát học sinh lớp 5 đầu và cuối năm học 2022-2023 của trường Tiểu học Hải Phương như sau: Đầu năm

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

So sánh kết quả khảo sát học sinh lớp 5 đầu và cuối năm học 2022-2023 của trường Tiểu học Hải An như sau: Đầu năm:

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

5E (35HS) 5D (35HS) 5C (36HS) 5B (36HS) 5A (35HS)

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

5E (35HS)5D (35HS)5C (36HS)5B (36HS)5A (35HS)

So sánh kết quả khảo sát học sinh lớp 5 đầu và cuối năm học 2022-2023 của trường Tiểu học Hải Giang như sau: Đầu năm:

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

So sánh kết quả khảo sát học sinh lớp 5 đầu và cuối năm học 2022-2023 Tiểu học Hải Phong như sau: Đầu năm:

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Bài văn đủ 3 đủ mở bài, thân bài, kết bài

Nắm được các sự vật có trong cảnh

Biết sắp xếp bố cục các sự vật trong cảnh

Tìm ra nét riêng, những liên tưởng thú vị

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật

Qua các biểu đồ so sánh trên, tôi nhận thấy bài làm của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến được cải thiện đáng kể, các em tự tin làm bài văn tả cảnh, nắm được các bước miêu tả, biết sắp xếp bố cục các chi tiết của cảnh; đặc biệt bài viết của các em đã mang màu sắc cá thể riêng, sử dụng từ ngữ miêu tả, các biện pháp nghệ thuật linh hoạt Điều này góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn nói chung và nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng Việc viết văn theo hướng phát triển năng lực (cụ thể là năng lực thẩm mỹ) tạo điều kiện cho các em tiếp cn chương trình lớp 6 nhanh hơn, tự tin hơn.

Do tính đơn giản, dễ thực hiện nên sáng kiến có thể áp dụng cho toàn thể giáo viên lớp 5 trong toàn huyện Sáng kiến không chỉ giúp học sinh biết các viết văn tả cảnh tốt hơn mà cũng có thể áp dụng ở việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, viết đoạn văn miêu tả của lớp 2, 3 nói riêng Sáng kiến này đặc biệt thích hợp khi áp dụng viết thể loại miêu tả trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi tính nghệ thuật, sáng tạo, thể hiện bản thân cao.

Ngoài các ví dụ trên còn có rất nhiều các tình huống dạy học hiệu quả được chúng tôi khai thác sử dụng trong quá trình dạy học môn Tập làm văn ở Tiểu học mà trong phạm vi hạn hẹp của đề tài này chúng tôi chưa thể đề cập đến được Bản thân chúng tôi rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các đồng chí lãnh đạo và mong được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.

CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP BẢN QUYỀN

Tôi cam kết không sao chép bản quyền Đây là quá trình nghiên cứu và thực hiện của tôi trong quá trình giảng dạy Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sáng kiến này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả sáng kiếnNguyễn Thanh Thuỳ

(Kí tên và đóng dấu)

1 Nguyễn Quang Ninh (Chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993-1996 cho giáo viên PTTH môn Văn và môn Tiếng Việt tập 3, Nxb Giáo dục

2 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2012), Hỏi đáp Tiếng Việt 4, Nxb Giáo dục

3 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2012), Hỏi đáp Tiếng Việt 5, Nxb Giáo dục

4.Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hưởng, Trần Thị Hiền Lương, Nguyễn Trí (Tái bản lần thứ 12), Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, Nxb Giáo dục.

5 Nguyễn Trí, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới

6 Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, Nxb Giáo dục

7 Nguyễn Trí (2002), Dạy học Tập làm văn ở Tiểu học, Nxb Giáo dục

8 Nguyễn Thanh Thùy (2020), Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5; Tạp chí khoa học số 70, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tranh về con đường từ nhà đến trường

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w