skkn tiếng việt tiểu học

29 0 0
skkn tiếng việt tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặc dù tài liệu “Hướng dẫn học Tiếng Việt” đã cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản cần thiết để hoàn thành mục tiêu như đã đề xuất nhưng vẫn có lúc học sinh vướng mắc không hiểu r

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

1 Lý do chọn sáng kiến:

Theo văn bản của Bộ GD - ĐT quy định phó hiệu trưởng trường Tiểu học dạy 4 tiết/tuần Tôi được phân công dạy môn Tiếng Việt lớp 4A Tôi thấy môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở bậc tiểu học và các cấp học cao hơn Thông qua việc học Tiếng Việt rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản và cung cấp những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người từ đó góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này Môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục, làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, có năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt cùng các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hiện nay, trường tôi đang thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam Trong mô hình này việc sử dụng thư viện trong dạy học lại càng có vai trò quan trọng Vì bản chất của mô hình là tăng cường khả năng tự học của học sinh nên nguồn thông tin trong thư viện là một công cụ đắc lực hỗ trợ các em trong việc tự học Chính vì thế thư viện ngay trong lớp học sẽ là một trong những ưu việt của mô hình dạy học này Thư viện lớp tạo cơ hội cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để học sinh học tập và nghiên cứu ngay trong các tiết học Mặc dù tài liệu “Hướng dẫn học Tiếng Việt” đã cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản cần thiết để hoàn thành mục tiêu như đã đề xuất nhưng vẫn có lúc học sinh vướng mắc không hiểu rõ về một quan niệm, một khái niệm nào đó mà sách trong thư viện dành cho môn Tiếng Việt còn nghèo nàn, vốn từ ngữ của học sinh vùng nông thôn còn hạn chế Các em ít được trải nghiệm, ít được tiếp cận với các kênh thông tin vì thế chất lượng môn Tiếng Việt chưa cao, các em chưa biết tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ cho bài học của mình ở đâu, vì vậy việc tìm kiếm

Trang 2

các thông tin tham khảo ở thư viện lớp là rất cần thiết Trong trường hợp này, giáo viên sẽ hướng dẫn và đưa học sinh đến thư viện lớp để tìm cách giảng giải, chú thích khác phù hợp hơn với trình độ, khả năng nhận thức của học sinh Bởi vì thư viện có vai trò là một cơ quan truyền thông, cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh, là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập và giảng dạy trong nhà trường Tuy nhiên, việc xây dựng thư viện mới dừng ở xây dựng thư viện cấp trường, còn mang tính hình thức Cụ thể là:

+ Các đầu sách sơ sài, nghèo nàn về chủng loại đặc biệt là các loại sách dùng cho môn Tiếng Việt

+ Hiệu quả sử dụng chưa cao, chủ yếu làm cho có, chưa khai thác được tác dụng to lớn mà thư viện mang lại đối với môn Tiếng Việt

Xuất phát từ những lý do kể trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng hiệu quả thư viện lớp học đối với môn Tiếng Việt lớp 4 trong mô hình trường học mới Việt Nam” nhằm chú trọng cải tiến phương pháp dạy học, hướng tới việc phát triển năng lực cho học sinh và nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra các giải pháp sư phạm nhằm sử dụng hiệu quả thư viện lớp học đối với môn tiếng Việt trong mô hình trường học mới Việt Nam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu nội dung, phương pháp cơ bản của chương trình tiếng Việt lớp 4 dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam

- Tìm hiểu hệ thống sách trong thư viện

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng thư viện lớp trong môn Tiếng Việt

- Đề xuất các giải pháp sư phạm nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả thư viện lớp học đối với môn Tiếng Việt lớp 4 trong mô hình trường học mới Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu: Lớp 4A

1 Mô tả giải pháp tr ớc khi tạo ra sáng kiến:

Thư viện là một trong các điều kiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia Công tác thư viện được nhà trường quan tâm xong chủ yếu mới dừng ở các

Trang 3

giải pháp sau:

1.1 Giải pháp xây dựng điều kiện:

Nhà trường có dành riêng một phòng với diện tích khoảng 50m2để làm phòng thư viện Ưu tiên kinh phí bổ sung vốn tài liệu và hoàn thiện cơ sở vật chất thư viện trường học Để tạo điều kiện cho học sinh đọc, sử dụng và phát huy tốt hiệu quả của thư viện, nhà trường đã bố trí thư viện ở vị trí thuận lợi, an toàn, thoáng mát, có phòng đọc cho giáo viên, học sinh, các tủ sách được sắp xếp gọn gàng hợp lý, tạo điều kiện cho việc đọc, nghiên cứu và tổ chức tốt các hoạt động tại thư viện

Hàng năm, nhà trường còn huy động các nguồn lực khác để tăng cường nguồn tài liệu, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật chuyên dụng cho thư viện đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Với số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách thiếu nhi và các loại khác trong thư viện là cơ sở tạo điều kiện cho nhu cầu dạy và học của cán bộ, giáo viên cũng như học sinh trong nhà trường ngày một nâng cao

Không những vậy, phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” trong toàn trường nhằm tăng vốn tài liệu cho thư viện Chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh, kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân khác nhằm huy động các nguồn lực xây dựng vốn sách báo, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các hoạt động thư viện

1.2 Giải pháp tổ chức hoạt động:

- Thư viện mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần Cán bộ thư viện lên kế hoạch cụ thể từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên lặng, tránh tình trạng học sinh dồn lên thư viện ào ào vào các giờ ra chơi

- Giới thiệu các loại sách đến giáo viên và học sinh bằng nhiều hình thức: + Giới thiệu trên bảng thông báo của thư viện Giới thiệu trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể toàn trường

Trang 4

+ Điểm sách: Giới thiệu sách một cách ngắn gọn, chủ đề được tập trung, gồm những phần sau đây: giới thiệu hình thức cuốn sách, tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nội dung chủ yếu của cuốn sách, đối tượng của cuốn sách Bằng phương pháp này có thể giới thiệu được nhiều sách

- Tổ chức đọc sách cho học sinh các lớp, cán bộ thư viện thường áp dụng phương pháp như:

+ Các loại sách hay, đẹp, quý, thư viện cho giáo viên chủ nhiệm mượn về lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo quản sách, bọc cẩn thận trước khi đọc

+ Bằng hình thức cho mượn về lớp đọc tập thể trong giờ sinh hoạt hoặc phát về tổ cho học sinh đọc, phong trào đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều bởi vì thì giờ lên thư viện, phòng đọc của các em rất hạn chế

+ Tổ chức cho học sinh đọc sách trong các giờ ra chơi hàng ngày là những truyện tranh mỏng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giờ giấc của các em, nội dung ngắn gọn, dễ tiếp thu, màu sắc phù hợp với tuổi thơ Cán bộ thư viện cũng qua đó hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh trong sách và hướng dẫn bảo quản sách

+ Ngoài ra, để vận động học sinh đọc tư liệu qua sách báo, làm quen với kho tàng kiến thức của nhân loại, nhà trường phát động phong trào thi đua đọc sách đến đông đảo học sinh toàn trường Qua đó các em cũng đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách báo ở thư viện ngày một nhiều hơn

- Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, tổ chuyên môn, các giáo viên trong việc triển khai các hoạt động giảng dạy và học tập có sử dụng sách của thư viện, nhất là chương trình sách giáo khoa mới, phục vụ tốt hoạt động ngoại khóa, chuyên đề

Ƣu điểm và hạn chế của các giải pháp: * Ưu điểm:

- Thư viện trường học là một trong những bộ phận góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục Tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học chính là tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục v à đào tạo trong giai đoạn hiện nay Một giải pháp hiệu quả để thư viện thực sự trở thành “linh hồn” của mỗi nhà

Trang 5

trường chính là: “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” Thư viện trường học thân thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện

- Thư viện trường học là một không gian học tập mở Tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện Thư viện đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở tích cực giữa cán bộ thư viện và học sinh, giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên và giáo viên, cán bộ thư viện và giáo viên Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng

* Hạn chế:

- Với một không gian khoảng 50m2 việc sắp xếp các hoạt động đọc sách cho khoảng 500 HS/trường vào các giờ giải lao và 30 HS/lớp cho các giờ sinh hoạt lớp là không phù hợp

- Do yêu cầu học 2 buổi/ngày nên cả giáo viên và học sinh gần như không sắp xếp được thời gian để đọc sách trong thư viện

- Thư viện (cụ thể là sách) mới chỉ làm trọng trách là tài liệu tham khảo cho giáo viên còn với học sinh chủ yếu là để giải trí, chưa có tác dụng thực sự trong việc hỗ trợ học tập

- Với mô hình trường học mới Việt Nam đòi hỏi học sinh phải tự học, tự tìm tòi kiến thức ở các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng Học sinh chỉ biết mình cần tham khảo tài liệu nào trong quá trình tìm hiểu bài và mỗi lần cần tài liệu trong giờ học không thể chạy đến thư viện nhà trường để tìm Như vậy một thư viện chung cho nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập trong mô hình mới này Vì vậy tôi thấy cần có giải pháp phù hợp hơn, mang thư viện (mà cụ thể là sách) tới gần học sinh hơn Lúc này thư viện lớp như một luồng gió mới giúp học sinh có hứng thú với môn học Tiếng Việt

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1 Giải pháp 1: Xây dựng và tổ chức hiệu quả các hoạt động thư viện lớp

Trang 6

Kế hoạch “Xây dựng thư viện lớp” - Ban thư viện lớp 4A

Đọc sách rất cần thiết đối với con người nói chung và đối với học sinh nói riêng Những cuốn sách có hay đến đâu, có giá trị đến đâu mà không có người đọc thì chúng cũng chỉ là một mớ giấy chẳng có tác dụng gì Và nếu bắt buộc bị đọc thì người ta cũng không thể cảm nhận được cái điều mà người viết sách muốn nói Như vậy khơi dậy niềm đam mê đọc sách là một hoạt động nên làm đặc biệt là với học sinh ở tiểu học Tuy nhiên, không phải cứ hô hào “đọc đi” là học sinh sẽ đọc sách mà phải khơi gợi cho trẻ niềm đam mê đọc sách Để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của trẻ tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:

*Biện pháp 1: Xây dựng thư viện lớp 1 Lập kế hoạch:

Để xây dựng được một thư viện lớp đúng yêu cầu thì quả là một khó khăn với bất cứ giáo viên nào Tôi đã cùng với GVCN họp phụ huynh của lớp cùng với Hội đồng tự quản lớp để lên kế hoạch xây dựng Tôi nêu tầm quan trọng của việc đọc sách đối với học sinh, sự cần thiết xây dựng “văn hóa đọc” sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức Sau đó Ban thư viện sẽ trình bày kế hoạch trước cuộc họp để lấy ý kiến tham khảo, góp ý của phụ huynh Với đối tượng là học sinh lớp 4 nên tôi có định ra các danh mục sách cần cho thư viện lớp mình để phụ huynh thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm sách cho phù hợp

Trang 7

4 Quản lý thƣ viện lớp

2 Vận động quyên góp, ủng hộ sách

Việc bổ sung sách cho thư viện là việc làm thường xuyên Từ các danh mục sách đã đề ra, tôi vận động các bậc phụ huynh quyên góp sách Sách nhất thiết không phải là sách báo mới mà có thể là sách cũ miễn là còn lành lặn Tôi còn kêu gọi thêm nguồn tài trợ từ các tổ chức khác, kêu gọi qua thư điện tử, qua Facebook, Za lo, các em HS đã lên cấp trên

3 Trang trí th viện, sắp xếp sách

Muốn học sinh đam mê đọc sách thì trước hết tủ sách phải được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn, hài hòa với cảnh quan chung của lớp; đầu sách phải phong phú, đa dạng và thường xuyên bổ sung các đầu sách Tôi hướng dẫn các em phân loại sách theo từng môn học, dán mã màu cho từng quyển Ví dụ: màu đỏ - sách tham khảo Toán; màu hồng - sách nâng cao Toán; xanh lá cây - sách tham khảo Tiếng Việt; xanh lam - sách nâng cao Tiếng Việt, có ghi tên lớp để trao đổi với các lớp khác tránh bị nhầm lẫn Việc dán mã màu rất tiện cho việc sử dụng Khi lấy sách học sinh sẽ không phải tìm lâu và khi dùng xong trả sách lại theo đúng vị trí quy định Tâm lý học sinh rất thích trang trí màu sách, vì vậy việc dán nhãn sách theo mã màu sẽ hấp dẫn các em hơn

Trang 8

Tôi đã hướng dẫn cho học sinh những kĩ năng cơ bản để sử dụng thư viện lớp như:

+ Xây dựng nội quy

+ Lập sổ theo dõi mượn trả sách

+ Sắp xếp sách, truyện theo chủng loại dễ nhìn, dễ lấy + Hướng dẫn các bạn tìm sách, truyện

+ Hướng dẫn các bạn cách khai thác tài liệu

+ Tổ chức các hoạt động nhằm tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất

Ban thư viện được đào tạo những kĩ năng cơ bản sẽ là “Ngọn hải đăng” chỉ đường giúp các bạn tìm được thông tin đầy đủ nhất, chính xác và kịp thời nhất

Sau một tuần, với sự nỗ lực của từng thành viên, thư viện lớp 4A đã hoàn thành đem lại cho lớp một không khí vô cùng phấn khởi

Dưới đây là hình ảnh thư viện lớp:

Trang 9

*Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động

Thư viện lớp đã hoàn thành nhưng làm thế nào để các thành viên trong lớp có hứng thú với việc đọc sách, tôi đã gợi ý để Ban thư viện của lớp tổ chức những cuộc thi đơn giản Cụ thể là:

+ Thi giới thiệu sách, đọc sách: Hàng tuần (tuần lẻ, vào tiết sinh hoạt lớp), sau khi nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo thì mỗi nhóm sẽ chọn cử một bạn thi giới thiệu về một cuốn sách có trong thư viện lớp mà các em yêu thích, hoặc lần lượt mỗi bạn sẽ đọc chung cho cả lớp nghe một câu chuyện sau đó cả lớp thảo luận ý nghĩa của câu chuyện

+ Thi kể hoặc vẽ về một nhân vật trong sách mà em yêu thích: Hàng tuần (tuần chẵn vào tiết sinh hoạt lớp), sau khi nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo thì mỗi nhóm sẽ chọn cử một bạn thi kể về một nhân vật có trong chuyện hoặc mỗi em vẽ một bức tranh về một nhân vật trong sách (thư viện lớp) mà em yêu thích

+ Thi viết về cuốn sách mà em yêu thích: Hàng tháng mỗi học sinh sẽ viết cảm nghĩ của mình về một cuốn sách (có trong thư viện) mà em yêu thích Các em có thể viết ở nhà và sau đó vào tuần cuối cùng của tháng, các em sẽ nộp bài cho Ban thư viện hoặc giới thiệu cho các bạn nghe về cuốn sách đó

Sản phẩm cuộc thi “Viết về cuốn sách em yêu thích”

Trang 10

Thông qua các hoạt động này học sinh sẽ được rèn kĩ năng giao tiếp Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và khơi dậy niềm đam mê, hứng thú với các môn học Cũng qua các hoạt động này, các em được thể hiện ước mơ của mình về một thế giới ngày mai thật dung dị mà các em thể hiện trên từng bài vẽ qua phần vẽ tranh như “Uớc mơ có một ngôi nhà hạnh phúc, một ngôi trường có các phòng học cao tầng, ước muốn có một thế giới hòa bình để trẻ em trên khắp thế giới lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười” Mỗi trang sách hay lại mở ra trước mắt các em một chân trời kiến thức mới, hình thành trong các em niềm đam mê đọc sách Thấy các em say mê với các cuốn sách, lòng tôi dấy lên những niềm hi vọng về sự hiểu biết, trưởng thành của các thế hệ tương lai sau này Nhất định niềm đam mê ấy sẽ giúp các em tránh xa cám dỗ tầm thường để hoàn thiện bản thân hướng tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống

2.2 Giải pháp 2: Phát huy hiệu quả của thư viện lớp để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt cho học sinh

Thư viện lớp là môi trường học tập thuận lợi hỗ trợ học sinh học tập và tra cứu tài liệu Rất nhiều sách sẽ bị bỏ quên nếu học sinh không biết khai thác và sử dụng nó trong quá trình học tập Để sách gần gũi và thú vị hơn với học sinh tôi đã đưa sách đến gần các giờ học và các hoạt động của lớp bằng nhiều cách khác nhau Trong phạm vi và khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin được trình bày một số biện pháp và một số ví dụ minh họa

*Biện pháp 1: Khai thác nguồn tài liệu thư viện lớp để hoàn thành mục tiêu các bài học của môn Tiếng Việt

Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt không thay đổi về chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng vì mô hình trường học mới đề cao vai trò tự học của học sinh nên có những nội dung để hoàn thành các em cần phải tự tìm hiểu thêm kiến thức từ các tài liệu khác (ngoài Hướng dẫn học) Lúc này thư viện lớp chính là giải pháp hỗ trợ các em hoàn thành nhiệm vụ học tập

1 Đối với dạng bài về từ và mở rộng vốn từ:

Ai cũng cho rằng khi dạy về từ và mở rộng vốn từ thường khô khan, khó truyền đạt được hết ý trong bài học, do đặc thù của môn học, nhất là trong cách tìm từ, giải nghĩa từ hay dùng từ đặt câu Ở dạng bài tập này yêu cầu các em có kĩ năng tra từ điển và các tài liệu tham khảo Người giáo viên phải là

Trang 11

thật tâm, lừa dối, thẳng tính, gian lận, thật tình, lừa đảo, bộc trực, gian trá, thẳng thắn, lừa lọc, gian ngoan, gian giảo)

người giúp học sinh biết cách lựa chọn và sử dụng các tài liệu, đồ dùng học tập như thế nào cho phù hợp Tài liệu nào các em có thể sử dụng khi học ở trên lớp, khi học ở nhà, nguồn tài liệu nào phù hợp với các em hay khi nào thì có thể sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, sách tham khảo Không chỉ sử dụng các thông tin có trong sách mà các em còn có thể tự tìm tòi, tự làm lấy để trở thành đồ dùng học tập hữu ích Từ đó học sinh sẽ chủ động hơn khi sử dụng các loại tài liệu Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh sử dụng các loại sách tham khảo, có sẵn đáp án chỉ là một tài liệu giúp các em dùng để so sánh với kết quả bài làm của mình

Ví dụ 1: Khi dạy bài 5A - Tiết 2: Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng HĐ1- Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt - Tập 1A - trang 77

Ở nội dung này, với phương pháp dạy học cũ thì đa phần giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh vì vốn từ ngữ của các em rất nghèo nàn Các em gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết những nội dung liên quan đến vấn đề từ ngữ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa của từ, câu Còn với mô hình trường học mới Việt Nam, các em phải tự mình nghiên cứu trao đổi để khai thác kiến thức nên học sinh rất lúng túng Trong trường hợp này, tôi đã gợi ý cho học sinh sử dụng “Từ điển Tiếng Việt” để đối chiếu kết quả mà các em đã thảo luận để bổ sung và thống nhất ý kiến

Trang 12

Ví dụ 2: Hay khi học bài 25C: Từ ngữ về lòng dũng cảm - HĐ2- Hướng dẫn học Tiếng Việt tập 2A - trang 119

Với bài tập này có một số từ học sinh không hiểu rõ nghĩa như các từ (can trường, dũng mãnh, quả cảm) nên khó có thể hoàn thành bài, lúc này “Từ điển Tiếng Việt” dành cho học sinh sẽ là công cụ hỗ trợ giúp các em hiểu nghĩa các từ can trường (trang 87), dũng mãnh (trang 172), quả cảm (trang 503) giúp các em tìm được những từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” như yêu cầu bài

2 Dạng bài tập về thành ngữ - tục ngữ:

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam là một kho tàng văn học của ông cha ta, là sự đúc kết kinh nghiệm sống từ bao đời, là những lời răn dạy, chỉ bảo thiết thực và cũng hết sức phong phú cho con cháu đời sau Các câu thành ngữ, tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động, sản xuất, sinh hoạt, giao tiếp của con người trong cuộc sống hàng ngày hoặc nói đến các hoạt động, tính cách, thói quen, của con vật hay các sự vật khác trong tự nhiên khiến các em rất khó nhận ra ý nghĩa của các câu nói đó Các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được sách giáo khoa đưa vào một cách có hệ thống, theo chủ điểm cụ thể, chủ yếu trong 2 kiểu bài sau:

HĐ2: Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây, viết lại vào vở:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, dũng mãnh, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm

Trang 13

4 Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ sau đây như thế nào? a) Môi hở răng lạnh

b) Máu chảy ruột mềm c) Nhường cơm sẻ áo d) Lá lành đùm lá rách

Môi hở răng lạnh: Những người ruột thịt, gần gũi, xóm giềng của nhau, phải che chở, đùm bọc nhau Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo

Máu chảy ruột mềm: Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn

Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn

Lá lành đùm lá rách: Người khỏe mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh Người giàu giúp người nghèo

+ Kiểu bài hiểu nghĩa thành ngữ, tục ngữ:

Kiểu bài này giúp các em hiểu được ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm đang học Để hiểu được các câu thành ngữ, tục ngữ này không đơn giản bởi nó trìu tượng, bay bổng có khi cần sự liên tưởng nên khó với học sinh tiểu học Tôi hướng dẫn các em sử dụng cuốn “Từ điển thành ngữ, tục ngữ ca dao Việt Nam” để đối chiếu với kết quả đã thảo luận

Ví dụ 1: Trong bài 3C (tiết 2): Nhân hậu - Đoàn kết - Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 - tập 1A.

Ở hoạt động thực hành 4 (hoạt động nhóm) - trang 56

Trang 14

Với dạng bài tập này, học sinh chưa hiểu hết ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ nên các em cũng sử dụng cuốn “Từ điển thành ngữ, tục ngữ ca dao Việt Nam” để hoàn thành bài tập này

Ví dụ 2: Bài 23C - Mở rộng vốn từ cái đẹp - Tiết 2 - Hướng dẫn học - 1 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

2 Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu 3 Cái nết đánh chết cái đẹp

4 Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Để xác định được câu tục ngữ nào ứng với nghĩa nào, học sinh cần hiểu ý nghĩa của các câu này Trước tiên giáo viên gợi ý cho các em giải thích

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan