1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn tiếng việt tiểu học

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sáng Kiến Tiếng Việt Tiểu Học
Thể loại Báo Cáo
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 4,84 MB

Cấu trúc

  • A. ĐIỀ U KI Ệ N HOÀN C Ả NH T Ạ O RA SÁNG KI Ế N (2)
  • B. MÔ T Ả GI Ả I PHÁP (4)
    • I. Mô t ả gi ải pháp trướ c khi t ạ o ra sáng ki ế n (4)
      • 1. V ề phía giáo viên (4)
      • 2. V ề phía h ọ c sinh (5)
    • II. Mô t ả gi ả i pháp sau khi có sáng ki ế n (5)
      • 1. Giúp h ọ c sinh hi ểu, xác định đượ c m ụ c tiêu, l ợ i ích c ủ a bài h ọ c (5)
      • 2. Điề u ch ỉ nh n ộ i dung h ọ c t ậ p g ần gũi, phù hợ p v ớ i tâm lí h ọ c sinh (9)
        • 2.1. Điề u ch ỉ nh các n ộ i dung trong sách giáo khoa hi ệ n hành (9)
      • 3. Điề u ch ỉnh phương pháp dạ y h ọc để t ạ o h ứ ng thú (23)
        • 3.2. S ử d ụ ng các ph ương ph áp , kĩ thuậ t d ạ y h ọ c tích c ự c (25)
        • 3.3. T ăng cườ ng s ự t ương t ác v ớ i h ọ c sinh trong l ớ p h ọ c (27)
        • 3.4. Quan tâm đế n t ổ ch ứ c các trò c hơi (27)
      • 4. T ạo cơ hội để h ọc sinh đượ c v ận độ ng trong l ớ p h ọ c (33)
        • 4.1. Làm t ố t các ho ạt độ ng kh ởi độ ng (33)
        • 4.2. Tích hợp các hoạt động trong các tiết học (34)
        • 4.3. Tăng cườ ng s ự h ợ p tác trong các gi ờ h ọ c (35)
        • 4.4. Quan tâm đế n các ho ạt độ ng chuy ể n ti ế p (37)
      • 5. Xây d ự ng m ố i quan h ệ g ần gũi, thân mậ t v ớ i h ọ c trò (39)
        • 5.1. L ắ ng nghe HS trò chuy ệ n để hi ể u thêm v ề tâm lí tr ẻ (39)
        • 5.2. Điề u tra v ề s ở thích, thói quen (41)
        • 5.3. Tham gia các trò chơi, hoạt độ ng c ủ a tr ẻ trong và ngoài h ọ c (43)
        • 5.4. Động viên, khen thưở ng k ị p th ờ i (44)
        • 5.5. Trao quy ề n ch ủ độ ng cho tr ẻ trong m ộ t s ố ho ạt độ ng c ủ a l ớ p (48)
  • C. HI Ệ U QU Ả ĐEM LẠ I (49)
  • D. CAM K Ế T KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PH Ạ M B Ả N QUY Ề N (0)

Nội dung

Bên cạnh đó, trước áp lực về thi cử, lượng kiến thức quá lớn mà học sinh cần phải nắm được, nhiều giáo viên luôn cảm thấy căng thẳng, dạy học theo kiểu “nhồi nhét” để hoàn thành nội dung

ĐIỀ U KI Ệ N HOÀN C Ả NH T Ạ O RA SÁNG KI Ế N

Chúng ta không thể phủ nhận rằng: Đưa cho đứa trẻ một chiếc điện thoại thông minh thì chỉ sau một thời gian ngắn, chúng dễ dàng sử dụng thành thạo chiếc điện thoại đó mà không cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ hay người lớn

Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn không biết hết tính năng và còn lúng túng khi khai thác các ứng dụng của chiệc điện thoại đó Câu hỏi đặt ra: “Vì sao đứa trẻ lại có thể làm được điều đó?” Một trong những lí do quan trọng để đứa trẻ có thể say sưa, mò mẫm cách sử dụng chiếc điện thoại vì chiếc điện thoại đó quá hấp dẫn, chúng quá hứng thú với việc khám phá nó.

Một câu chuyện khác Cậu con trai tôi trước đây rất ngại học Tiếng Anh Mỗi lần nhắc đến môn học này cậu bé tỏ ra chán nản Vì thế, kết quả môn Tiếng Anh của cháu khá tệ Con sợ hãi mỗi khi nhắc đến hai chữ “Tiếng Anh” Cho đến một ngày, con gặp được một cô giáo và cô giáo này đã truyền được “lửa” cho con và con bắt đầu lao vào học tiếng Anh một cách say sưa, không cần phải để nhắc nhở và đương nhiên, kết quả học tập môn Tiếng Anh của cháu cũng được cải thiện rõ rệt Cậu bé đã nói với tôi rằng “Con đã bắt đầu có hứng thú đối với môn Tiếng Anh.”

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người.Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.

Nhiệm vụ của người thầy là phải làm cho học sinh thích học Khi học sinh có hứng thú với môn học, bài học, các em sẽ chủ động khám phá, tự giác học và năng lực tự học sẽ được hình thành và phát triển Tuy vậy, hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi Có những tiết học, học sinh thật sự sôi nổi, hợp tác, tích cực nhưng cũng cần được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV Có như vậy, việc dạy học mới thực sự có hiệu quả.

Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng, giúp học sinh có được những kĩ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ để tiếp tục học tập và trưởng thành trong cuộc sống Tuy nhiên, hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở tiểu học chưa thật cao Nhiều em học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, viết câu Kĩ năng đọc của các em, đặc biệt là đọc diễn cảm còn rất hạn chế hay vốn từ của học sinh còn rất nghèo nàn Thực tế cho thấy nhiều học sinh tiểu học không có hứng thú trong học tập, đặc biệt đối với môn Tiếng Việt Với các em, môn học này “không hấp dẫn” vì phải viết quá nhiều, phải nghe quá nhiều” Điều này được xem như là một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Bên cạnh đó, trước áp lực về thi cử, lượng kiến thức quá lớn mà học sinh cần phải nắm được, nhiều giáo viên luôn cảm thấy căng thẳng, dạy học theo kiểu “nhồi nhét” để hoàn thành nội dung, mục tiêu bài học dẫn đến học sinh không còn hứng thú và kết quả học tập không cao.

Trong Chương trình GDPT 2018, một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh Việc học sinh có hứng thú đối với môn học không chỉ giúp các em hoàn thành mục tiêu, yêu cầu cần đạt mà còn góp phần quan trọng trong việc hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề; là tiền đề để các em có thể tiếp tục học ở các cấp học cao hơn.

Tiếng Việt lớp 4 được đánh giá là một trong những môn họckhó, với lượng kiến thức khá “nặng”, nhiều khái niệm trừu tượng đối với học sinh Nếu người giáo viên không khéo léo thay đổi phương pháp, hình thức dạy học rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh chán nản vì không hiểu bài, vì không làm được bài…

Từ những vấn đề trên, là một giáo viên tham gia giảng dạy nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, chủ động học tập môn học này, tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiên sau:

“Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy và học Tiếng Việt 4 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018”

MÔ T Ả GI Ả I PHÁP

Mô t ả gi ải pháp trướ c khi t ạ o ra sáng ki ế n

- Nắm vững quy trình dạy học các phân môn của Tiếng Việt Với một một phân môn đều vận dụng các phương pháp phù hợp với dặc thù của môn học, kiểu bài cụ thể.

- Trong những năm gần đây, giáo viên đã quan tâm nhiều hơn tới các nội dung dạy học có yếu tố thực tiễn, những nội dung kiến thức mang đậm yếu tốứng dụng trong thực tế cuộc sống Đối với mô hình trường tiểu học mới VNEN đã có nội dung Hoạt động ứng dụng Đây là một hoạt động rất tốt giúp cho học sinh bước đầu có khái niệm vận dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế cuộc sống

- Bên cạnh đó, các nội dung học tập cũng đã dần được quan tâm với những nội dung kiến thức xuất phát từ thực tiễn, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề có thật xung quanh cuộc sống của các em học sinh Đây chính là những tín hiệu rất tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong quá trình dạy và học tại các nhà trường

- Do lượng kiến thức của phân môn Luyện từ và câu; Tập làm văn của lớp

4 khá nặng nên giáo viên thường tập trung thời gian vào 2 môn học này Các phân môn Kể chuyện, Chính tả thường được dạy qua loa hoặc để học sinh tự đọc truyện, tự viết chính tả.

- Việc thay đổi hình thức dạy học; đổi mới phương pháp dạy học không dự giờ Một phần do thời lượng của tiết học không đủ, một phần do việc chuẩn bị cho các tiết mất nhiều thời gian trong khi lượng công việc của mỗi giáo viên lại khá nhiều.

- Giáo viên quá nghiêm khắc, thiếu tin tưởng ở học sinh dẫn đến tậm lí nặng nề của cả thầy và trò trong giờ học.

- Học sinh còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, phụ thuộc quá nhiều vào các thầy cô giáo

- Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều trong các lớp học Có em nhận thức tốt, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian ngắn nhưng cũng có những em lại làm bài rất chậm, đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để giúp học sinh hiểu bài.

- Các em bị ảnh hưởng nhiều từ các thiết bị thông minh, các chương trình truyền hình hay các bộ phim hoạt hình nên hứng thú với việc học tập bị hạn chế

- Vốn sống của các em còn hạn chế nên giáo viên khó khai thác khi muốn đổi mới phương pháp dạy học.

- Học sinh không hứng thú với môn học do các em không hiểu bài, ngại viết vì phải viết nhiều…

Mô t ả gi ả i pháp sau khi có sáng ki ế n

1 Giúp học sinh hiểu, xác định được mục tiêu, lợi ích của bài học Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân Hứng thú có tính lựa chọn Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với cá nhân Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với môn học, bài học nếu cá em thấy được lợi ích của việc học bài đó, môn học đó Vì thế, việc xác định mục tiêu bài học là vô cùng cần thiết.Căn cứ vào mục tiêu, người giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp Một bài học không có mục tiêu chẳng khác nào dẫn các em học sinh vào một khu rừng rậm mà chưa biết phải đi đâu, làm gì.Trong dạy học, nếu không có mục tiêu xác định, sẽ không có bất kì cơ sở nào để lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và càng không thể đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài giảng, môt khóa giảng hay cả một chương trình Tuy nhiên, hiện nay, việc xác định mục tiêu phần lớn đang là của giáo viên nên việc xác định mục tiêu này vẫn chưa thật sự tạo được hứng thú cho học sinh Để giúp các em hiểu được mục đích thực sự của mỗi bài học, tôi thường tạo cơ hội để học sinh chủ động, tự mình xác định được mục tiêu Để làm được điểu này, tôi đã hướng dẫn các em làm thế nào để xác định mục tiêu, mục tiêu thế nào là phù hợp Một mục tiêu bài học phải đảm bảo nguyên tắc SMART:

1 Thứ nhất: Specific (cụ thể)

2 Thứ hai: Mesurable (có thể đo được)

3 Thứ ba: Attainable (có thể đạt được)

4 Thứ tư: Relevant (liên quan/phù hợp)

5 Thứ năm: Time-bound (giới hạn thời gian)

Thời gian đầu, cô trò cùng nhau thảo luận để xá định mục tiêu Khi các em đã quen, tôi để các em xác định mục tiêu theo nhóm Như vậy, căn cứ vào năng lực mỗi nhóm, các em có thế xây dựng được mục tiêu phù hợp. Để xác định được mục tiêu đó, trước hết các em phải đọc trước bài học đó, ghi lại những băn khoăn, mong muốn của mình ở bài học và trao đổi cùng nhau

VD1: Khi xác định mục tiêu cho bài tập đọc “Những hạt thóc giống”- SGK TV4/46, các em đã xácđịnh như sau:

- Đọc trôi chảy bài tập đọc, không bị vấp, sai quá 1 từ

- Đọc đúng giọng của chú bé Chôm và nhà vua Nhấn giọng các từ ngữ cần thiết.

- Hiểu các từ: truyền ngôi, dốc công, hiền minh, trung thực

- Hiểu được ý nghĩa câu truyện: trungthực là đức tính quý nhất của con người Từ đó biết sống trung thực.

- Đọc đúng giọng của chú bé Chôm và nhà vua

- Hiểu các từ: truyền ngôi, nô nức, ôn tồn

- Hiểu được ý nghĩa câu truyện: ca ngợi trung thực là đức tình quý nhất của con người.

VD2: Khi xác định mục tiêu cho bài MRVT chủ đề “Trung thưc –Tự trọng” - SGK TV4/48, các em đã xã định như sau:

- Biết ít nhất 5 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với trung thực.

- Hiểu thế nào là trung thực, tự trọng

- Đặt câu với các từ thuộc chủ để Trung thực

- Biết ít nhất 3 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với trung thực.

- Hiểu thế nào là trung thực, tự trọng

- Đặt câu với các từ thuộc chủ để Trung thực

Sau khi đã xác định được mục tiêu, các em sẽ chủ động tiếp thu bài học và cuối giờ, mỗi nhóm lại cùng nhau đánh giá lại mục tiêu của nhóm mình xem nhóm đã đạt được mục tiêu chưa Nếu chưa, các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu này

Với cách làm này, hoc sinh hiểu rằng mục tiêu đó là của các em, phụ thuộc nào khả năng của mỗi nhóm nên sẽ đưa ra mục tiêu phù hợp với năng lực của nhóm mình Nhờ đó, các em sẽ không cảm thấy quá áp lực và thấy mình phải có trách nhiệm với mục tiêu đề ra.

Ngoài việc xác định mục tiêu chung cho toàn bài học, với mỗi bài tập nhỏ, tôi lại cùng các em đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn Nhờ đó mà hứng thú của các em cũng được duy trì suốt buổi học.

VD: Với bài tập 1 trang 79 sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1, các em đưa ra mục tiêu:

- Tìm được các tên riêng viết sai chính tả.

- Viết lại đúng các tên đó theo quy tắc

Bên cạnh đó, hứng thú của học sinh sẽ có được khi các em hiểu “Tại sao phải học bài đó, kiến thức đó” Vì thế, trong các giờ học, với mỗi bài học cụ thể, tôi thường đưa các kiến thức thực tế để học sinh hiểu vai trò và ý nghĩa của Tiếng Việt trong cuộc sống, nhận ra lợi ích của kiến thức trong cuộc sống của chính các em.

VD: Khi cho các em viết chính tả, nhiều em viết rất xấu Tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện Cao Bá Quát giúp bà cụ viết đơn kiện nhưng vì chữ xấu nên không thành công để các em thấy được ý nghĩa của việc luyện chữ.

Hay cũng là các tiết chính tả, để các em thấy được ý nghĩa của việc viết chữ cẩn thận, tôi kể thêm các câu chuyện liên quan đến các bài thi của HS Bài viết không cẩn thận, giám khảo không đọc được nên bị điểm kém…

Nhiều em thắc mắc sau này dùng máy tính rồi, không cần viết tay nữa Tôi đưa ra những tinh huống buộc phải dùng chữ viết tay Bên cạnh đó, tôi cũng không quên giới thiệu cho các em những bài viết chữ đẹp để làm động lực cho các em luyện viết.

Hứng thú của học sinh cũng được khơi dậy từ việc các em hiểu cái hay, cái đẹp của một từ, một câu, một biện pháp nghệ thuật hay từ ý nghĩa câu chuyện Chẳng hạn: Tiếng hót của chim chiền chiện không phải “ríu rít”, “thánh thót” mà “ngọt ngào”, “long lanh”, “chan chứa” thì mới gây ấn tượng Tại sao lại so sánh Trái đất với “quả bóng xanh”; tại sao hoa sầu riêng nở “tím ngát” chứ không phải chỉ “tím ngắt” hay “ngan ngát” Vì thế, trong mỗi giờ dạy, tôi thường lồng vào đó những câu hỏi, những gợi mở để các em cảm nhận rõ ý nghĩa của mỗi từ ngữ, mỗi tín hiệu nghệ thuật Ngoài ra, tôi cũng hay kể cho các em nghe những mẩu chuyện lí thú về Tiếng Việt để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp từđó có ý thức hơn trong việc học Tiếng Việt

VD: Từ 5 từ: sao, nó, không, bảo, đến, các em sẽ săp xếp để tạo thành những câu khác nhau Và kết quả thật bất ngờ, các em có thể xếp được gần 30 câu khác nhau:

+ Sao bảo nó không đến

+ Sao nó đến không bảo

+ Sao đến nó không bảo

+ Bảo sao nó không đến

Hay cũng với cụm từ: BÚN CHẢ NGON; các em có thể hiểu theo các cách khác nhau:

+ Bún chả (tên một món ăn) ngon

2 Điều chỉnh nội dung học tập gần gũi, phù hợp với tâm lí học sinh 2.1 Điều chỉnh các nội dung trong sách giáo khoa hiện hành

Nội dung dạy học có vai trò quan trọng trong việc định hướng cách dạy của giáo viên Môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn với những mảng kiến thức, kĩ năng khác nhau Để điều chỉnh nội dung dạy học, tôi đã chủ động điều chỉnh lệnhcủa các bài tập cũng như ngữ liệu của các bài học.

Trong Tiếng Việt có hiện tượng “chuyển từ loại” Cùng một từ những trong trường hợp này là danh từ nhưng trong trường hợp khác lại có thể là tính từ, động từ Vì thế, khi dạy học, tôi chủ động đưa ra những tình huống để giúp các thấy sự phong phú của Tiếng Việt

VD: Xác định từ loại của từ Việt Nam trong câu:

- Việt Nam là quê hương tôi.

- Anh ấy là người nước ngoài nhưng lại có một tâm hồn rất Việt Nam

Trong câu thứ nhất, Việt Nam là danh từ nhưng trong câu thứ 2, Việt Nam lại là tính từ Để xác định được từ loại của hai từ “Việt Nam” trong ví dụ trên thì các em cần phải nắm được khả năng kết hợp của danh từ, tính từ với các từ ngữ khác Nếu GV không điều chỉnh ngữ liệu thì HS rất dễ bị nhầm lẫn trong trường hợp này

Khi dạy bài “Danh từ” – SGK Tiếng Việt 4 trang 52, trong phần Nhận xét có đưa ra yêu cầu: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau.

Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

HI Ệ U QU Ả ĐEM LẠ I

Sau một thời gian vận dụng những điều đã nêu ở trên, tôi nhận thấy việc việc tạo hứng thú cho các em khi học Tiếng Việt là cần thiết, giúp các em chủ động trong việc học tập nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng Từ đó các em có nền tảng kiến thức, kĩ năng để tiếp tục học lên những bậc học cao hơn.

- Các em học sinh cũng đã có những thay đổi tích cực đối với môn Tiếng

Việt Các em đã yêu thích môn Tiếng Việt hơn, tích cực làm bài, viết bài và trao đổi bài Môn Tiếng Việt không còn là môn học “khó” đối với các em.

- Học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời Các em đã biết vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn một cách dễ dàng; hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học

- Các em có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh Bên cạnh đó, học sinh biết lựa chọn những chủđề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân Để từ đó, phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, nuôi dưỡng tâm hồn các em hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ

- Trong các giờ học Tiếng Việt, các em mạnh dạn, tự tin, sôi nổi và hăng hái phát biểu hơn Chất lượng bài làm của các em được cải thiện rõ rệt Vốn từ của các em được mở rộng Câu văn đúng ngữ pháp, nhiều em đã viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh.

- Học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách

- Các em chủ động trong việc học Tiếng Việt, chủ động khi làm văn mà không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào các thầy cô giáo Mỗi bài văn của các em bây giờ không chỉ là bài tập mà còn là “tác phẩm nghệ thuật” của học sinh

“Gieo niềm tin, gặt hạnh phúc”

Một số bài làm sáng tạo của học sinh

Ngày đăng: 24/04/2024, 05:02

w