1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với nước ta hiện giờ, do đó em chọnđề tài “Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện phápnhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯNG VƯƠNGKHOA ĐIỀU DƯỠNG

ĐỀ TÀI (SỐ 4): Vai trò của người lao động trong lực lượng

sản xuất và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 2

1.4 Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất

1.5 Vai trò của nguồn nhân lực

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1 Thực Tế chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay2.2 Giải pháp

KẾT LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU

Đất nước phát triển đòi hỏi phải có nguồn nhân lực , vốn và tài nguyên Đối với Việt Nam , cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chế nên nguồn lực con người đương nhiên đóng vai trò quyết định So với

Trang 3

các nước láng giềng chúng ta có lợi thế đông dân , tuy nhiên nếu không được qua đào tạo thì dân đông sẽ là gánh nặng dân số, còn nếu được qua đào tạo chu đáo thì đó sẽ là nguồn nhân lực lành nghề ,có tác động trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia Một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ cũng tạo nên sức hấp dẫn to lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam , phương hướng chung trong nhiều năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta có thể cần rút ngắn thời gian Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố , nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người chúng ta.Điều khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn cách mạng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện , tiền đề để phát triển đất nước và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn nhân lực có vai trò quyết định Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác ,nguồn nhân lực phải chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta Đây là nguồn lực , là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển Do vậy , khai thác ,sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt , chúng ta phải có những hoạt động tích cực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà ,trước hết phải bắt đầu từ việc Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng là trang bị kiến thức truyền lại kinh nghiệm, hình thành kỹ năng trong mọi hoạt động , hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng , đạo đức và tâm lý , con người đặc thù và tương ứng với mỗi xã hội nhất định , tạo ra năng lực hành động cho mỗi con người Nội dung của giáo dục , đào tạo quy định của các phẩm chất tâm lý tư tưởng , đạo đức và định hướng sự phát triển của mỗi nhân cách Chúng ta đang đặt con người vào vị trí trung tâm vì khi con người ở đúng vị trí của nó thì nó mới phát huy hết tiềm lực khoa học công nghệ của Việt Nam Đó là một chiến lược đúng của nước ta hiện nay.

Trang 4

Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải nghiên cứu thực trạng một cách chính xác để đề ra giải pháp hợp lý, làm sao nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực hiện nay Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với nước ta hiện giờ, do đó em chọn

đề tài “Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện phápnhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”.

PHẦN NỘI DUNGI LÝ LUẬN

1.1 Phương thức sản xuất

Trang 5

Phương thức sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx, là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

Phương thức sản xuất là tổ hợp hữu cơ cụ thể của Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất.Là hai mặt của Phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất Đây là quy luật phổ biến, tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử loại người.

1.2 Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, đầu tiên là công cụ lao động để tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định Kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động

Tư liệu sản xuất gồm: - Đối tượng lao động hay Đối tượng sản xuất: Đất đai, nguyên vật liệu, thông tin

- Công cụ lao động hay Công cụ sản xuất và phương tiện lao động: Đường xá, cầu cống, bến bãi, kho

-Khoa học và kĩ thuật.

1.3 Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất Quan hệ sản xuất bao gồm:

- Quan hệ sở hữu về Tư liệu sản xuất -Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất -Quan hệ trong phân phối sản phẩm.

Trang 6

Các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, nó do con người tạo ra, nhưng lại hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Do đó, quan hệ sản xuất là vật chất dưới dạng xã hội.

1.4 Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển Sự phát triển đó xét đến cùng bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động Sự phát triển của Lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của Lực lượng sản xuất; được thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định; được biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất Gắn với trình độ của Lực lượng sản xuất là tính chất của Lực lượng sản xuất, và trong lịch sử xã hội, Lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá Sự phát triển của Lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho Quan hệ sản xuất trở thành không phù hợp, kìm hãm Lực lượng sản xuất phát triển, tất yếu dẫn đến việc thay thế Quan hệ sản xuất cũ bằng Quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy Lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Thay thế Quan hệ sản xuất cũ bằng Quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là Phương thức sản xuất cũ mất đi, Phương thức sản xuất mới ra đời.

Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển Lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển; nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của Lực lượng sản xuất Khi đó, theo

Trang 7

quy luật chung, Quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng Quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất để thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển.

1.5 Vai trò của nguồn nhân lực

Hiện nay, trước sự phát triển khí thế mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ tăng trưởng chưa từng thấy Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới Trong bối cảnh đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất Một trong những yếu tố chủ chốt thức đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực.

Nền kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực Các nước muốn phát triển nền kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là phát triển giáo dục và đào tạo, là đàu tư phát triển nhân tài Nhờ có sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển.

Việt Nam là nước đang phát triển có lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam là khái niệm hoàn toàn mới mẻ Do vậy, nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam hiện nay quá xa và không hiện thực; cho dù Việt Nam phải xây dựng xong công nghiệp hoá, hiện đại hoá để làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, kinh tế tri thức không chỉ bao gồm các ngành mới xuất hiện dựa trên công nghệ cao, mà còn cả các ngành truyền thống

Trang 8

đựơc cải tạo bằng khoa học công nghệ cao Do đó không nên chờ cho đến khi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kết thúc mới tiến hành xây dựng kinh tế tri thức, mà ngay trong giai đoạn này, để phát triển và theo kịp cùng các nước trên thế giới, chúng ta phải quan tâm tới những lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp cận Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, chúng ta không thể xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển Thực ra đó là sự tiếp tục quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở một trình độ cao hơn, dựa trên chất xám thông minh của con người Mặt khác do xuất phát điểm của lực lượng sản xuất của ta thấp, mà tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tức mang những đặc thù của mình Do đó việc xác định nội dung các ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuẩn bị các điều kiện vật chất và con người để tiếp cận kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược Trong việc chuẩn bị nghiên cứu thực trạng mạnh, yếu và tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực là quan trọng và cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì nếu chỉ có lực lượng lao động đông và trẻ thì không thể tiến hành công nghiệp hoá, mà đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao Chính nhờ lực lượng có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản và các nước công nghiệp mới vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Với mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trì to lớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong lĩnh vực hoạt động khác Do vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ là người lao động sản xuất, mà là công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại… Không

Trang 9

thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân cán bộ lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng.

quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt ở các nước trên thế giới Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển Trong thời đại mới, muốn giải quyết hài hoà các yếu tố cung và cầu có liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì cần xét phía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía Phải thấy được vai trò sản xuất của nguồn là vấn đề cốt lõi của học thuyết vốn con người Và vai trò sản xuất của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thể hiện bằng chất lượng cuộc sống Cơ chế nối liền hai vai trò là trả công cho người lao động tham gia các hoạt động kinh tế và thu nhập đầu tư trở lại để nâng cao mức sống của con người tạo nên khả năng nâng cao mức sống cho toàn xã hội và làm tăng năng suất lao động

Nước ta đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước với mục tiêu bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, Hiệu quả kinh tế xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hoá, trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu cơ bản cho sự phát triển bền vững.

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1 Thực Tế chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Nước ta là một trong những nước đông dân, dân số với quy mô dân số đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ mười ba trên thế giới Một đất nước với cơ cấu dân số trẻ mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguần nhân lực việt nam đang ở mức thấp trong bậc thang quấc tế không đũ lao động có chuyên môn tốt, tay

Trang 10

nghề cao được đào tạo từ cơ bản đền chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thị trường lao động hiện nay.

Nguồn nhân lực qua đào tạo của Việt Nam và việc sử dụng nguồn nhân lựcnày.

Việt Nam tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo thực tế lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực nước ta, chúng ta vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các bộ, các ngành ở các cơ quan trung ương đông, nhưng trong đó công chức có trình độ từ đại học trở lên còn ít.

Trong số người chưa biết chữ , có vùng chiếm tỷ lệ cao như đồng bằng sông Cửu Long , vùng đông Bắc

Trong số người biết chữ , vẫn còn nhiều người chưa tốt nghiệp cấp Ι Còn số người tốt nghiệp phổ thông trung học rất ít.

Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động đã khá hơn sau những năm gần đây , số người biết chữ nâng lên cao hơn Số người biết chữ nhưng chưa tốt nghiệp cấp Ι cũng giảm dần, tuy còn chậm , lớp học bình quân của người lao động đã tăng dần theo từng năm Qua “ điều tra lao động – việc làm ở Việt Nam ” các năm gần đây cho thấy Lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn – kỹ thuật chiếm trong tổng số lực lượng lao động được điều tra ngày càng giảm qua các năm

Tuy nhiên ở nhiều vùng số lao động không có trình độ, chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ khá cao : như số không có chuyên môn nghiệp vụ ở vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long

Số lao động có chuyên môn ngày càng tăng theo từng năm nhưng chưa được cao

Về trí lực và thể lực.

Trang 11

Con Người Chúng Ta có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, Cầu tiến bộ, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc phát triển khá về thể lực, trí lực, có tính cơ động cao có thể tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, có thể nói đây là một trong số các lợi thế so sánh của ta trong quá trình hội nhập.

Việt Nam luôn ở mức thấp Những chỉ tiêu liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, thể lực của người lao động Việt Nam rất thấp Một loạt các chỉ tiêu khác liên quan đến y tế, chăm sóc sức khoẻ Ban đầu cho dân của Việt Nam cũng còn ở mức thấp, điều đó lý giải phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của nguồn nhân lực Việt Nam Cho đến nay thể lực của người lao động Việt Nam còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp lớn và ỏ đây đã bộc lộ một trong những yếu điểm cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam.

Những mặt mạnh từ trước đến nay của người lao động Việt Nam vẫn được nhắc đến là: có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, có khả năng thích ứng với nhiều tình huống phức tạp Nhưng thực tế cũng cho thấy những điểm yếu không thể không thừa nhận là trình độ kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng trình độ và kinh nghiệm quản ký của người Vệt Nam còn rất thấp, chưa kể những tác hại của thói quen và tâm lý của người sản xuất nhỏ.

Tiềm năng tư duy của lao động nước ta.

Nguồn nhân lực Việt Nam với xuất phát điểm thấp, trước yêu cầu lớn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế tỏ ra bất cập Từ nền kinh tế nông nghiệp, phong cách tư duy con người Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu Sản xuất và quản lý bằng kinh nghiệm theo kiểu trực giác, lấy thâm niên công tác, cụ thế nghề nghiệp và lòng trung thành để đánh giá kết quả lao động và phân chia thu nhập Lao động chưa được

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w