Để tổ chức quá trình lao động hiệu quả, cần chú ý điều gì liên quan đến yếu tố con người.2/ Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của sự đơn điệu trong lao động.. Chính vì vậy, sự xuất hiện
Trang 1Lê Thanh Hằng - 3200221022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG Tên đề tài:
1/ Phân tích những yếu tố chủ yếu thuộc về con người tác động đến hoạt động lao động Để tổ chức quá trình lao động hiệu quả, cần chú ý điều gì liên quan đến yếu tố con người.
2/ Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của sự đơn điệu trong lao động Từ đó đề xuất một số biện pháp ngăng ngừa ảnh hưởng xấu của công việc đơn điệu đến người lao động và liên hệ với một ngành/lĩnh vực lao động cụ thể.
Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hằng Lớp : 21 CTL2
1
Trang 2*Bài làm của em còn nhiều sai sót, mong thầy xem xét và đánh giá để em có thể rút kinh nghiệm và sửa lỗi cho những bài học sau ạ Em rất biết ơn với sự chỉ dạy và tận tâm của thầy trong mỗi bài học! Em xin cảm ơn ạ!
2
Trang 3Lê Thanh Hằng - 3200221022
MỤC LỤC
3
Trang 4Lê Thanh Hằng - 3200221022
PHẦN I
Phân tích những yếu tố chủ yếu thuộc về con người tác động đến hoạt động lao động Để tổ chức quá trình lao động hiệu quả, cần chú
ý điều gì liên quan đến yếu tố con người.
4
Trang 5Lê Thanh Hằng - 3200221022
MỞ ĐẦU
Hoạt động là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người Dù hoạt động lao động của mỗi người có khác nhau về mục đích, đối tượng, công cụ và điều kiện như thế nào đi chăng nữa thì nó đều là biều hiện cụ thể của năng lực, phẩm chất, tình cảm của con người Theo nghĩa này, tâm lý học lao động là một khoa học nhằm xây dựng một hệ thống tri thức thống nhất và hệ thống hành động của con người trong lao động Hơn nữa, hoạt động lao động của con người lúc nào cũng đặt ra một mục đích nhất định do chính bản thân người lao động đặt ra Vì vậy, tâm lý học lao động còn sử dụng những hiểu biết về hành động của con người trong lao động cùng với những tri thức khác của các chuyên ngành khoa học khác nhằm làm thay đổi lao động theo nghĩa hoàn thiện nó.
Lao động là một hình thức cơ bản của sự tác động qua lại có ý thức giữa con người với hiện thực xung quanh Mọi người đều phải có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia lao động để có thể đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên nhằm tăng cường và chế biến của cải trên Trái Đất Trong quá trình đó, những người lao động lại có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm thúc đẩy các mối quan hệ và ngày càng thu được hiệu quả lao động cao hơn Song, để thực hiện quá trình lao động thì con người phải biết sử dụng công cụ lao động, tức là lĩnh hội được những yếu tố tâm lý bên trong công cụ đó Chính vì vậy, sự xuất hiện của tâm lý học lao động là để nghiên cứu những yếu tố tâm lý tác động qua lại giữa con người và lao động nhằm góp phần phát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao động và nâng cao hiệu quả lao động của con người Thông qua đó, ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua đề tài: “Phân tích những yếu tố chủ yếu thuộc về con người tác động đến hoạt động lao động Để tổ chức quá trình lao động hiệu quả, cần chú ý điều gì liên quan đến yếu tố con người”.
5
Trang 6Yếu tố thể chất thể hiện chủ yếu ở sức khỏe và tình trạng thần kinh để đảm đương nhiệm vụ lao động Trạng thái sức khoẻ và tinh thần có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tai nạn lao động [1]
Ví dụ: trong luyện kim, người lao động thường phải tiếp xúc với nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ và phải làm việc trong nhiều giờ Vì vậy, nếu người lao động trong lĩnh vực này không có đủ sức khỏe và trạng thái tinh thần khỏe mạnh để chịu đựng môi trường làm việc cũng như những áp lực khi phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt thì họ sẽ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí còn dẫn đến tai nạn lao động Và hậu quả là làm giảm năng suất, hiệu quả công việc.
1.2 Trình độ nhận thức:
Trình độ nhận thức thể hiện ở khả năng của người lao động để đảm đương nhiệm vụ lao động, hay là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội Trình độ nhận thức tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất [1]
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động
6
Trang 7Lê Thanh Hằng - 3200221022
Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc [1]
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại [1]
1.3 Tình cảm, cảm xúc con người:
Xúc cảm, tình cảm của người lao động thể hiện trong thực tế ở sự hứng thú khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao Yếu tố này được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ sẽ có thêm động lực, đồng thời cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động [1]
Vì vậy, để gây hứng thú cho người lao động cần vận dụng một hệ thống chính sách, biện pháp, cách thức quản lý ảnh hưởng tới người lao động làm cho họ có động lực trong công việc, giúp họ cảm thấy hài lòng hơn trong công việc và thêm mong muốn đóng góp cho tổ chức Để tạo được động lực cho người lao động cần phải tìm hiểu được người lao động làm việc nhằm mục đích gì, từ đó thúc đẩy động cơ lao động của họ Ngược lại, nếu người lao động không có sự hứng thú trong công việc thì mỗi khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ, người lao động sẽ chỉ xem đó như một nghĩa vụ phải thực hiện mà không có bất kỳ sự nỗ lực, sáng tạo hay niềm yêu thích nào đối với công việc được giao.
1.4 Ý chí:
Yếu tố thể hiện ở những phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần để đảm đương nhiệm vụ lao động Nhìn chung, nếu người lao động có thái độ tích cực với công việc của mình, điều đó sẽ được thể hiện bằng hiệu quả công việc rất tốt, ít vắng mặt hơn, ít thay đổi công việc, tuân theo quy định hoặc quyền hạn, v.v Nếu người lao động có thái độ tiêu cực đối với công việc của mình thì sẽ hành động hoàn toàn theo cách ngược
7
Trang 8Lê Thanh Hằng - 3200221022
lại Thái độ tiêu cực có thể được thay đổi bằng cách thuyết phục đơn giản hoặc bằng cách đào tạo và huấn luyện [2]
1.5 Những thuộc tính tâm lý cá nhân:
Yếu tố thể hiện ở xu hướng và tính cách của người lao động tạo nên một màu sắc riêng biệt của cá nhân khi đảm đương nhiệm vụ Tính cách thường đề cập đến những đặc điểm cá nhân như tính thống trị, tính hiếu chiến, tính bền bỉ và các phẩm chất khác được phản ánh thông qua hành vi của một người Tính cách của một cá nhân xác định các loại hoạt động mà người đó thích hợp Theo Tedeschi và Lindskold, những người có đầu óc cởi mở dường như làm việc tốt hơn trong các thỏa thuận thương lượng so với những người có đầu óc hẹp hòi Tương tự, những người hướng ngoại có nhiều khả năng thành công trong vai trò quản lý hơn những người hướng nội [2]
2 Những điều cần chú ý liên quan đến yếu tố con người để tổ chức quá trình lao động hiệu quả:
1.1 Các thành phần của lao động:
Hoạt động lao động gồm ba thành phần chủ yếu chịu sự tác động của con người, đó là: 1.1.1 Tổ chức quá trình lao động:
Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó [3]
Tổ chức lao động giữ vị trí quan trọng trong tổ chức sản xuất, do vai trò quan trọng của con người trong quá trình sản xuất nhất định Vì cơ sở kỹ thuật của con người trong quá trình sản xuất dù hoàn thiện như thế nào chăng nữa, quá trình sản xuất cũng không thể tiến hành được nếu không sử dụng sức lao động, không có sự hoạt động có mục đích của con người đưa cơ sở đó vào hoạt động Do đó, lao động có tổ chức của con người trong bất kỳ xí nghiệp nào cũng là điều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất [3]
1.1.2 Năng suất lao động:
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, là một tiêu chí đánh giá hiệu quả, hay là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm [4]
8
Trang 9Lê Thanh Hằng - 3200221022
Nguồn nhân lực là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động Nếu người lao động có trình độ học vấn sẽ tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao, tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất Người lao động cần phải có sức khỏe để đảm bảo làm hoàn thành công việc được giao, nhất là chịu đựng được áp lực khi phải tăng cường độ lao động lúc cần thiết Có sức khỏe sẽ đảm bảo các thao tác chính xác, tập trung an toàn trong lao động, giảm thiểu sản phẩm lỗi Ngoài ra, thái độ lao động của người lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả lao động [4]
1.1.3 Kết quả lao động:
Hiệu quả công việc của người lao động được xem như chất lượng lao động, trong đó, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người lao động (kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao) là tiêu chí trung tâm, chủ yếu nhất, là dấu hiệu cụ thể nhất, rõ nhất để đánh giá hiệu quả công việc Do đó, hiệu quả công việc được xem như kết quả đầu ra của chất lượng lao động
1.2 Biện pháp để tổ chức tốt hoạt động lao động:
Năng lực của nhân viên và hoạt động đào tạo trong công ty: Một nhà quản lý hoặc nhà lãnh đạo hiệu quả là người biết các kỹ năng và khả năng của từng người lao động Đây là điều bắt buộc nếu muốn tăng hiệu quả lao động vì việc tìm được đúng người để thực hiện công việc đồng nghĩa với việc công việc đó được hoàn thành tốt hơn [5] Năng lực của nhân viên càng cao, hoạt động đào tạo của công ty càng tốt, càng kịp thời thì hiệu quả công việc của nhân viên càng cao Người lãnh đạo nên chú trọng hoạt động đào tạo của công ty mình Năng lực của nhân viên có thể được gia tăng đáng kể nếu công ty có hoạt động đào tạo phù hợp, kịp thời
Thời gian làm việc: Thông thường, thời gian làm việc của nhân viên sẽ vào khoảng 8 tiếng/ngày theo quy định của nhà nước Thời gian làm việc càng dài thì hiệu quả công việc của nhân viên càng suy giảm Người lao động sẽ rất khó có thể tập trung cao độ cho công việc trong một khoảng thời gian quá dài Khi thời gian làm việc quá dài, sự căng thẳng về thể chất và tinh thần quá lớn thì người lao động
9
Trang 10Lê Thanh Hằng - 3200221022
sẽ không tránh khỏi những sai sót trong công việc và hiệu quả công việc không đạt được như mong muốn Thời gian có thể bị lãng phí một cách dễ dàng, vì vậy điều quan trọng là phải phân bổ thời gian làm việc một cách hiệu quả và nhân viên phải tuân thủ lịch trình
Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp rõ ràng và nhất quán là dấu hiệu đánh giá hiệu quả lao động Quản lý càng có sự giao tiếp phù hợp, động viên khen thưởng kịp thời, dẫn dắt định hướng thì hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ càng gia tăng Nhân viên thường có xu hướng nỗ lực trong công việc cao hơn khi quản lý của họ cũng đang nỗ lực và đạt hiệu quả công việc cao Khi nhân viên mắc sai lầm hay có những thiếu sót cần điều chỉnh, những phản hồi đúng cách của người quản lý có thể giúp nhân viên nhanh chóng trở lại với guồng công việc hiệu suất cao Đặc biệt, người quản lý có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt định hướng phát triển cho nhân viên Nhân viên có thể nhờ sự dẫn dắt của quản lý mà dần hoàn thiện hơn, đảm nhận được nhiều công việc phức tạp với hiệu quả cao hơn [5]
Mục tiêu rõ ràng: Nếu các thành viên trong nhóm hoặc nhân viên không có mục tiêu rõ ràng để tuân theo thì không chắc họ sẽ làm việc hiệu quả Các mục tiêu phải được vạch ra rõ ràng và phương pháp để đạt được các mục tiêu đó nên được xác định
Khuyến khích nhân viên: Công nhận là một trong những hình thức khen thưởng tốt nhất Người lao động tận hưởng cảm giác được đánh giá cao trong tổ chức và tự hào khi công việc tốt của họ được công nhận Khuyến khích nhân viên có thể là một cách tuyệt vời để tăng hiệu quả lao động và có nhiều phần thưởng và hình thức ghi nhận có thể được đưa ra [5]
10
Trang 11Lê Thanh Hằng - 3200221022
KẾT LUẬN
Như vậy, trên đây là các yếu tố chủ yếu của người lao động tác động đến hoạt động lao động Những yếu tố này ở những mức độ khác nhau đã và đang tác động đến quá trình phát triển toàn diện của người lao động trong lực lượng sản xuất hiện nay, cũng như góp phần nâng cao và thúc đẩy quá trình lao động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất trong thời kỳ hội nhập quốc tế Khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triến của hoạt động lao động Nguồn lực con người là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai Nó chủ yếu cần được quan tâm về mặt chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất tức là toàn bộ năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của con người Nếu người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học – kĩ thuật thì hiển nhiên là năng suất lao động sẽ cao hơn Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ,… đó là điều kiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển công nghệ tiên tiến
Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa từng thành phần của con người và từng thành phần của lao động, rất nhiều vấn đề tâm lý sẽ nảy sinh, hoặc xây dựng con người phát triển, hoặc thúc đẩy quá trình lao động Những yếu tố tâm lý đó có thể phát triển theo chiều hướng tích cực, ngược lại cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người, cũng như không thúc đẩy được quá trình lao động Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động từng doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, cần phải có những giải pháp đồng bộ, theo hướng đánh giá đúng các yếu tố ảnh hưởng, tác động Sau đó, tùy theo năng lực tài chính, điều kiện cơ sở vật chất và lợi thế so sánh trên thị trường để đầu tư cải thiện các yếu tố đầu vào phù hợp đối với từng doanh nghiệp
11