1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đánh giá tài nguyên du lịch vùng núi tây bắc

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Vùng Núi Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Trọng Hải Nam
Người hướng dẫn ThS. Sui Nghiệp Phát
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Địa Lý Du Lịch Việt Nam
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Điều này được minh chứng bằng rất nhiều sự kiện nổi bật như các lễ hội du lịch theo chủ đề được tổ chức tại các vùng miền như Festival Hoa Đà Lạt, Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa quốc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG NÚI

TÂY BẮC

Lớp: DL07

GVHD: ThS Sui Nghiệp Phát

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG NÚI

TÂY BẮC

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Trọng Hải Nam

Lớp: DL07A

MSSV: 2305DL8069

GVHD: ThS Sui Nghiệp Phát

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu chọn đề tài 4

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục bài báo cáo 5

Chương 1: Giới thiệu và khái quát về vùng núi Tây Bắc 6

Chương 2: Đánh giá tài nguyên du lịch vùng núi Tây Bắc 8

1 Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Ở Tây Bắc 8

1.1 Tài nguyên địa hình 8

1.2 Tài nguyên khí hậu 8

1.3 Tài nguyên nước 8

1.4 Tài nguyên sinh vật 9

2 Tài Nguyên Du Lịch Văn Hoá Ở Tây Bắc 10

Chương 3: Các loại hình du lịch chủ yếu của vùng núi Tây Bắc 14

Kết luận 15

Tài liệu tham khảo 16

Danh mục từ viết tắt 17

Trang 4

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trên thế giới du lịch đang phát triển mạnh để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng Theo tổ chức du lịch thế giới, du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn, năng động nhất trên thế giới, đem lại nguồn lợi đáng kể và đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới những năm qua Việt Nam, nhà nước ta đã xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của các tầng lớp nhân dân, của khách du lịch trong nước và quốc

tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, du lịch càng góp phần thúc đẩy giao lưu, phát triển văn hoá giữa các vùng, miền trong cả nước và quốc tế

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới, trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang từng bước tỏa sáng và khẳng định thương hiệu của mình trên trường quốc tế Điều này được minh chứng bằng rất nhiều sự kiện nổi bật như các lễ hội du lịch theo chủ đề được tổ chức tại các vùng miền như Festival Hoa Đà Lạt, Festival Huế, Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (được tổ chức hàng năm), Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (2010), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được công nhận là một trong bảy Kì quan Thiên nhiên thế giới (2012), Festival Đờn ca tài tử Bạc Liêu (2014) …

Những năm gần đây, khách du lịch đến với Tây Bắc ngày một tăng bởi những đặc trưng riêng biệt không có ở nơi nào khác trên đất nước Việt Nam Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Hòa Bình Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng

vĩ, địa hình trùng điệp và hệ sinh thái đa dạng độc đáo Đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người Với đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nét đặc sắc về văn hóa của các tộc người sinh sống ở đây đã tạo nên sự hấp dẫn cho du lịch Tây Bắc và khiến nó trở thành trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của vùng Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc là rất quan trọng

2 Mục tiêu chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của xã hội, của nền kinh tế tri thức đã đưa con người thoát khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn mà hướng đến thỏa mãn nhu cầu cao hơn, là nhu cầu hưởng thụ Do đó, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại

Vì vậy, chúng em tìm hiểu và phân tích tài nguyên du lịch vùng núi Tây Bắc nhằm mở rộng và phát triển du lịch của vùng

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích và đánh giá tài nguyên vùng núi Tây Bắc

Trang 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi vùng núi Tây Bắc

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết

5 Bố cục bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu và khái quát về vùng núi Tây Bắc

Chương 2: Đánh giá tài nguyên du lịch vùng núi Tây Bắc Chương 3: Các loại hình du lịch chủ yếu của vùng núi Tây Bắc

Trang 6

Chương 1: Giới thiệu và khái quát về vùng núi Tây Bắc

Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều người; Sa Pa – Thị trấn trong mây với khí hậu quanh năm mát mẻ; Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Căng Chải với những khu ruộng bậc thang nổi tiếng; Hồ Pá Khoang rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa; rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên; Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen lẫn những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào… Vẻ đẹp không đâu có của núi rừng và văn hóa Tây Bắc luôn thôi thúc lữ khách lên đường rời xa những đô thị sôi động để đến với vùng đất trời rộng mở, hùng vĩ, bình yên và bí ẩn

Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng,

La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí… với một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng, kiến trúc nhà ở, các phiên chợ bản… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn

so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố… là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du khách thích khám phá và trải nghiệm Cùng với đó là những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ minh chứng của một thời "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" ghi lại chiến công hiển hách của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Khu di tích lịch

sử Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ - nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt và chiến thắng năm 1952 giải phóng Nghĩa Lộ; Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ…

Những năm gần đây, khách du lịch đến với Tây Bắc ngày một tăng, nhưng lượng khách phân bổ không đều giữa các địa phương, tính mùa vụ cao, tập trung vào các lễ hội đầu năm (Năm 2015, Lào Cai đón gần 2 triệu lượt khách; Hòa Bình đón hơn 2,5 triệu lượt khách; Sơn La đón gần 1,6 triệu lượt khách; Yên Bái đón khoảng 466.000 lượt khách; Điện Biên đón khoảng 420.000 lượt khách; Lai Châu đón 182.400 lượt khách); Thời gian lưu lại trung bình rất ngắn, dưới 1,5 ngày; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ trọng không đáng

kể, do đó, nguồn thu từ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của địa phương

Trang 7

Gần đây, khách nội địa đến từ các thị trường xa như các tỉnh phía Nam đang có xu hướng tăng Tỷ trọng khách quốc tế chủ yếu đến từ châu Âu, Úc và Nhật Bản đến Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai; khách Trung Quốc qua các cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu Phương tiện tiếp cận các điểm đến Tây Bắc chủ yếu theo đường bộ

Hiện tại, toàn vùng có 307 cơ sở lưu trú được xếp hạng với gần 9.000 buồng Trong

đó, có 3 cơ sở 4 sao, 13 cơ sở 3 sao, 94 cơ sở 2 sao và 197 cơ sở 1 sao và chưa có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn 5 sao Hệ thống cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí tại Tây Bắc vẫn còn thiếu Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu Hệ thống giao thông vùng Tây Bắc chưa được đầu tư đồng bộ, đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn

Tiểu kết chương: Qua chương một cho chúng ta thấy được Tây Bắc là một vùng có

tài nguyên du lịch rất phong phú nơi đây có nhiều tộc người thiểu số sinh sống nên rất đa dang về văn hoá và còn nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng với những tiềm năng trên đã khiến Tây Bắc thu hút được một lượng khách du lịch lớn cả trong và ngoài nước

Trang 8

Chương 2: Đánh giá tài nguyên du lịch vùng núi Tây Bắc

1 Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên Ở Tây Bắc

1.1 Tài nguyên địa hình

Tây Bắc có địa hình đồi núi hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Dông Nam Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2.800 đến 3.000 m Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1.800 m Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng luxi sông Mã Trong địa máng sông Đà còn có một dăy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa

và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản Đi liền các cao nguyên đó là các thung lũng, các lòng chảo đất đai khá màu mỡ như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh Tiểu vùng Tây Bắc có khá nhiều đèo dốc, nổi tiếng nhất là đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai), Khau Phạ (Yên Bái), đèo Pha Đin (Điện Biên) Đây là 3 trong số tứ đại đỉnh đèo của miền núi phía bắc nước ta Những dốc đèo miền núi Tây Bắc tuy rất hiểm trở nhưng cũng rất ngoạn mục, dễ say lòng khách du lịch, nhất là khách du lịch ưa khám phá

Do địa hình có độ chia cắt sâu lớn nên ở vùng này sông có nhiều thác ghềnh, tạo ra những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hấp dẫn khách du lịch, nhất là khách du lịch mạo hiêm

1.2 Tài nguyên khí hậu

Tiểu vùng du lịch Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa

Ở mùa hè nhóm gió tây nam nóng khô mưa nhiều, hay có các hiện tượng thời tiết cực đoan như áp thấp nhiệt đới, bão gây nên sạt lở, lũ quét

Ở mùa xuân có hiện tượng mưa phun sương mù ảnh hưởng xấu đến việc vận chuyển khách do tầm nhìn xa hạn chế, đường đèo quanh co rất nguy hiểm

Ở mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh, ít mưa

Nếu xét về khí hậu, thời gian lý tưởng để đi du lịch vùng này là mùa thu và mùa đông Trên các vùng núi có độ cao trên 1000m như Sapa, Phan Xi Păng , tuân theo quy luật phi địa đới, nhiệt độ bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ ở chân núi, ở đồng bằng từ 6 đến 10oC Đây là một trong những lý do các địa danh trên trở thành điểm đến du lịch quen thuộc cho khách du lịch, đặc biệt vào các dịp hè nóng bức Hiện tượng băng giá và tuyết rơi ở các vùng núi cao về mùa đông thực sự là một sự kiện thiên nhiên kỳ thú đối với cư dân vùng nhiệt đới Do vậy, cứ mồi dịp dự báo thời tiết lạnh tràn về, hàng trăm khách du lịch từ mọi miền đều đổ về Sapa để mong gặp được cảnh tuyết rơi

1.3 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước ở vùng này có thể xem xét ớ các khía cạnh mạng lưới sông ngòi, hồ

và nước khoáng Do có độ dốc lớn nên nước các sông suối, đặc biệt là sông suối ở phía tây chảy siêt, có nhiêu thác, ghênh, tạo nên nhiều cảnh quan ngoạn mục

Trang 9

Theo tính toán của Trần Tuất và cộng sự (1987), mật độ sông suối ở Tây Bắc là 0,5-1,0 km/ km (dần theo Vũ Tự Lập, 2004) Lê Bá Thảo (1998) đánh giá cao giá trị thủy năng2

của hệ thống sông suối khu vực Tây Bắc do mức độ chia căt sâu ở vùng này lớn hơn hẳn khu vực Đông Bắc Chính vì thế, có thể thấy hồ ở khu vực Tây Bắc chủ yếu là hồ nhân tạo với đặc điểm rộng, nhiều đảo và có giá trị thủy điện lớn VD: Hồ Thác Bà-Hòa Bình, hồ Sơn La, hồ Lai Châu, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Sơn La…Bên cạnh giá trị về thủy điện, thủy sản, những hồ còn có tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch thể thao nước, du lịch nghỉ dưỡng

Theo đánh giá của các nhà địa chất thuỷ văn, trong tiểu vùng miền núi Tây Bắc có khoảng 100 điểm nước khoáng các loại, chiếm 30,31% tổng sổ nguồn nước khoáng đã biết

ở Việt Nam Nguồn nước khoáng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía tây như Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình Tuy nhiên, trừ nguồn nước khoáng ở Kim Bôi (Hòa Bình) đã được đưa vào khai thác từ lâu, du lịch nước khoáng chủ yếu mới chỉ ở dạng tiềm năng, việc khai thác mới đang ở hình thức nhở, lẻ So với tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, việc khai thác giá trị của các nguồn nước khoáng phục vụ phát triển du lịch ở đây còn hết sức hạn chế

1.4 Tài nguyên sinh vật

Vùng có rất nhiều đồi núi nên sự đa dạng về sinh học khá cao nên nơi đây có rất nhiều VQG Khi khách du lịch đến các VQG là Hoàng Liên, Xuân Sơn trong khu vực, họ có thê tham quan, tìm hiểu khám phá hay nghiên cứu các hệ sinh thái rừng thường xanh, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thâp, àrng thường xanh đât thâp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau kiiai thác, m ng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ Đặc biệt khách du lịch có thể tìm hiểu kiểu rìmg nguyên sinh trên núi đá vôi ở VỌG Xuân Sơn, kiểu rừng á nhiệt đới núi cao ở VQG Hoàng Liên ở Tây Bắc, nói về sinh vật phải kể đến VQG Hoàng Liên (Lào Cai) với hệ sinh vật phong phú và đa dạng Năm 2006, VQG Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN VQG Hoàng Liên nằm ở độ cao tìr 1.000 - 3.000

m so với mặt nước biển Vườn có kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng ừong đó có nhiều loài quý hiém và nhiều sinh cảnh đặc hữu Thực vật tại VQG Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong Sách

Đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng Có tới trên 700 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng tìr lâu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ ữ ọn g số lưọng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến VQG Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các VQG Việt Nam v ề động vật, tại VQG Hoàng Liên có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má Vườn có 347 loài chim, trong đó

có những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng; có 41 loài động vật lưỡng cư, 61 loài bò sát

VQG Xuân Sơn là một VQG có đa dạng sinh học cao, địa hình, cảnh quan rất phong phú lý thú và hấp dẫn VQG Xuân Sơn có 1.179 loài thực vật có mạch thuộc 650 chi và 175

họ trong đó có 52 loài thuộc ngành Quyết và ngành Hạt trần Hệ thực vật ở đy vừa có nguồn

Trang 10

gốc Mã Lai, vừa có nguồn gốc từ Hoa Nam kết hợp với nguồn gốc bản địa Riêng rừng chò chỉ ở Xuân Sơn được đánh giá là một trong những rừng chò ch đẹp và giàu nhất miền Bắc Việt Nam Về động vật, trong VQG Xuân Sơn có 91 loài cá, 75 loài bò sát và lưỡng cư, 241 loài chim, 76 loài thú Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là VQG duy nhất có hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi

Như vậy, về mặt tài nguyên sinh vật, ở khu vực Tây Bắc lại phát triên nhiều hệ sinh thá từ hệ sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh núi thấp (Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái) với sinh khối và năng suất thấp, hệ địa sinh thái rừng thưa á chí tuến gió mùa hơi ẩm lá kim, tới hệ địa sinh thái rừng ôn đới gió mùa cây lùn đỉnh núi cao Tây Bắc

là nơi phố biến các loài thực vật của luồng Himalaya như cây lá kim như thng hai lá, thông

ba lá, pơmu

Với sự đa dạng về sinh vật của vùng núi Tây Bắc đã thu hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến đây

2 Tài Nguyên Du Lịch Văn Hoá Ở Tây Bắc

Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian sinh sống chú yếu của người Thái, người Mường, người Si La, người cống, người La Hủ, người Lự, người Mảng, người Hà Nhì, người Kháng, người La Ha, người Xinh Mun, người Lào Bên cạnh đó, khu vực này cũng

là nơi sinh sống của người Kinh, người Hoa, người Bố Y, người Dao, người Giáy, người Khơ Mú, người La Chí, người Lô Lô, người Mông, người Phù Lá , những tộc người có thể gặp cả ở vùng Đông Bắc và một số vùng khác

Điều kiện địa lý khác biệt trong vùng đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, tạo nên sự đa dạng văn hóa Đó chính là yếu tố địa văn hóa Dựa trên sự phân hóa quần cư theo độ cao, Ngô Đức Thịnh (2004) đã phân biệt ba loại sinh thái tộc người điến hình

Vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông -Dao, Tạng Miến như người Mông, -Dao, Hà Nhì, Lô Lô , với phương thức lao động sán xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên

Vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn -Khmer như người Khơ mú, Kháng, Xinh mun, Mảng với phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công

Vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai như người Thái, người Mường, người Lự, người Lào Đây là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triến nông nghiệp và các ngành nghề khác Chính sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên sự khác biệt văn hóa, đa dạng văn hóa của vùng Văn hóa nông nghiệp người Thái, Mường ở Tây Bắc nôi tiếng với hệ thống tưới tiêu khá chú động Một trong những đặc điểm văn hóa của Tây Bắc không thể không nhắc đến

là hệ thống thủy nông “mương, phai, lái, lịn”

Trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng của người Thái có màu sắc gam nóng, màu sắc sặc sỡ (đỏ, vàng, cam, tím, xanh da trời) Họa tiết, hoa văn rất phong phú, cầu kỳ, trang

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w