Trãi qua các giai đoạn của lịch sử và tiếp nối của thế hệ đi trước nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.T
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN THỂ CHẾ KINH TẾ
TÊN TIỂU LUẬN:
THỂ CHẾ VÀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ
VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM MINH HIẾU
MÃ HỌC VIÊN: MF29150099
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ K29
Năm 2023
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì ổn định chính trị - xã hội của đất nước, bảo đảm sinh kế cho người nông dân Vấn đề sở hữu đất đai là vấn đề hệtrọng được các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học và nhân dân đặc biệt quan tâm.Hiện nay, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải
có nhận thức đúng đắn về quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý để có những chủ trương, chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với tình hình mới nhằm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Thể chế :
Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các
bộ luật (luật cơ bản và luật "hành xử"), các quy định, các quy tắc, chế định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trongmột trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng; là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội
Từ điển Luật học định nghĩa thể chế là "những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo" Thể chế cũng có thể được hiểu làtổng thể các quy định, các nguyên tắc xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý củacác chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tạo lập nên "luật chơi" trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.1 Yếu tố cấu thành thể chế:
Nội hàm thể chế bao gồm 3 yếu tố chính:
- Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan hệ và các hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia
- Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội bao gồm: nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự
- Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội, quản lý và điều hành sự vận hành xã hội
Trang 3Thể chế được điều chỉnh thích ứng với những thay đổi của chế độ chính trị đương quyền.
Thể chế cũng có thể được sửa đổi, thậm chí bãi bỏ cục bộ, phụ thuộc vào
sự cải cách hay đổi mới các quan hệ kinh tế - xã hội của Nhà nước, thích ứng với điều kiện lịch sử Quốc gia
Thể chế có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của cơ chế, chính sách và cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của con người
1.3 Phân loại thể chế:
Thể chế là một khái niệm rộng gồm những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức định hình nên phương thức ứng xử của con người Thể chế của một quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức
Thể chế chính thức là hệ thống pháp chế, mang tính "pháp trị"
Thể chế phi chính thức là các dư luận xã hội, góp phần hình thành đạo đức, lối sống, phẩm giá con người Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù "đức trị" Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm, những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người
2.1 Sở hữu đất đai ở Việt Nam:
Tại Điều 4 Sở hữu đất đai Luật đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Theo đó mà luật quy định về sở hữu đất đai cũng cần được thực hiện theocác nguyên tắc nhất định để đảm bảo thực hiện đúng về sở hữu đất đai
Trang 4Như chúng ta đã biết thì đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam và đất đai được hình thành và tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Trãi qua các giai đoạn của lịch sử
và tiếp nối của thế hệ đi trước nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia
Theo đó có thể thấy đất đai chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và sởhữu đât đai không thể thuộc về bất cứ một cá nhân hay thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một tổ chức nào Sở hữu toàn dân sẽ tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và có thể tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tìnhhình kinh tế-xã hội nói chung
Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý đất đai và là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân dưới hình thức dân chủ đại diện, là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân, nhà nước có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội và có thể thông qua pháp luật mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.Trong lĩnh vực quản lý sở hữu đất đai thì Đảng và nhà nước ta luôn đề cao việc tiếp tục phát huy dân chủ, luôn phát huy việc bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa ở nước ta Theo đó, Nhà nước là thiết chế đại diện cho nhân dân
có thể nói nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nhà nước ta và thựchiện quyền chủ sở hữu đối với đất đai cũng là một phương diện để nhà nước ta tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là của dân, do dân và vì dân
2.2 Nội dung quyền sở hữu đất đai:
Đầu tiên muốn hiểu chính xác về quyền sở hữu đất đai, chúng ta cần hiểu đúng về quyền sở hữu là gì? Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2013 quy định thì quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản đó là Chiếm giữ (quyền nắm giữ tài sản và tiêu sản trong tay), sử dụng (quyền sử dụng tài sản và tiêu sản theo ý muốn), định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp,phá hủy) Cụ thể là khi cho người (tổ chức) khác mượn hoặc thuê tài sản (tiêu
Trang 5sản) thì chủ sở hữu đã trao cho người mượn 2 quyền: Chiếm hữu và sử dụng Người (tổ chức) khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu sử dụng quyền định đoạn (bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản của chủ sở hữu theo quy định.Bởi thế, quyền định Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là khái niệm dùng để chỉ 1 hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể Với chế độ sở hữu này, tất cả công dân của một quốc gia đều là chủ thể được công nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo cơ sở pháp lý cho mọi người có quyền sở hữu về đất đai một cách bình đẳng.Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh…đều thuộc sở hữu toàn dân” Các bản hiến pháp sau này đều tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân Cụ thể: Điều 53 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản
lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lý
Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
Trên cơ sở đó, Điều 4, Luật Đất đai 2013 ghi nhận: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước traoquyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này
Như vậy, chế độ sở hữu toàn dân được ghi nhận lần đầu tiên vào Hiến pháp năm 1980 Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp, bộ luật, luật đều khẳng định, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Vậy, trong giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu đó có còn phù hợp hay không? Để trả lời câu hỏi này bài viết cần làm rõ 3 vấn đề: Một là, cơ sở để xác lập chế độ sở hữu toàndân về đất đai; Hai là, quyền của người sử dụng đất theo quy định hiện hành có đáp ứng được nhu cầu trong giao dịch, đáp ứng những mong muốn của người sửdụng đất trong quan hệ pháp luật về đất đai; Ba là, những vấn đề tồn tại nổi cộmthuộc về tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai hay thuộc về khuyết nhược của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để góp phần khẳng định chế độ sở hữu này vẫn còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay
Trang 62.3 Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở đps là về cơ sở lý luận:
Dựa trên Chủ nghĩa Mác – Lênin có những chỉ dẫn quan trọng về việc xác lập quyền sở hữu đó là vấn đề manh mún ruộng đất, cát cứ và sử dụng không hiệu quả và việc tích tụ, tập trung đất đai là cơ sở hình thành nền sản xuấtlớn trong mỗi quốc gia Và sở hữu tư nhân chính là nguồn gốc của bóc lột và bấtcông trong xã hội Từ thực tế có thể thấy được nguyên nhân chính của chế độ người bóc lột người là sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong
đó, đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất
Thứ hai đó là xét dựa trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam thông qua bề dày
về lịch sử, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước trong khi quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất rất mờ nhạt Có thể nói đất đai là tặng vật thiên nhiên
và đât đai không phải của riêng ai và trong điều kiện lịch sử của Việt Nam thì đểbảo vệ đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ là xương máu của bao thế
hệ Về chính trị, Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xây dựng một Nhà nước mà ở đó tất cả lợi ích thuộc về nhân dân Theo đó có thể thấy lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng xác lập chế độ sở hữu toàn dân là có
cơ sở và trong điều kiện hiện nay, khi nước ta cần tập trung để hình thành nền sản xuất lớn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn còn phù hợp
CHƯƠNG 2 THỂ CHẾ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nhà nước ta được thành lập với tính chất là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, với hệ thống các cơ quan quản lý được tổ chức chặt chẽchính là phương thức để quyền sở hữu đất đai của toàn dân được thực hiện.Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác lập chế độ sở hữu đất đai và có những chủ trương, chính sách đất đai cụ thể phù hợp với từng giai đoạn lịch sử Trong thời kỳ trước năm 1959, có 2 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân Giai đoạn 1959 - 1980, tồn tại chủ yếu
3 hình thức sở hữu về đất đai là Nhà nước, tập thể và tư nhân Từ năm 1980 đếnnay, quy định một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân Sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta bắt đầu được xác lập từ Hiến pháp năm 1980, thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN
Trang 71 Khái quát về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu:
Hiện nay, chế độ sở hữu đất đai được quy định tại Điều 53, Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về chủ thể “toàn dân”, hoặc như thế nào là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện” mà chỉ đề cập tên của chế độ sở hữu và đặc trưng, vai trò đại diện của Nhà nước trong quá trình quản lý đất đai Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện khác chế độ sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước hoặc chế độ đa sở hữu về đất đai ở một số điểm sau:
Thứ nhất, trong chế độ sở hữu toàn dân, đất đai không được coi là tài sản.Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốcgia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” Tàisản được thừa nhận trong chế độ sở hữu toàn dân không phải là đất đai, mà là
“quyền sử dụng đất” Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chínhsách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước
ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa XIII) nhấn mạnh đặc điểm này: “Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu…”
Thứ hai, trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có hai vai trò
là “đại diện” và “quản lý”; là chủ thể đại diện cho toàn dân đứng ra thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai Nhà nước thống nhất quản lý đất đai thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước Nội dung cơ bản của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được thể hiện thông qua các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai như sau:
Quyền chiếm hữu: là quyền cơ bản, làm tiền đề phát sinh các quyền sử dụng và định đoạt Nhà nước đại diện thực hiện quyền chiếm hữu đối với toàn
bộ diện tích đất đai của cả quốc gia Tuy nhiên, quyền này không được Nhà nước thực hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc trao quyền sử dụng đất chocác chủ thể khác - người sử dụng đất Những chủ thể này được trực tiếp chiếm hữu đối với đất đai nhưng lại bị giới hạn trong một diện tích đất nhất định và trong một khoảng thời gian xác định do Nhà nước cho phép
Quyền sử dụng: là quyền của chủ sở hữu được tự mình khai thác các côngnăng, lợi ích của một loại tài sản nhằm đạt được mục đích mà mình mong muốn Trong chế độ sở hữu toàn dân, người sử dụng đất là các đối tượng được
Trang 8sử dụng đất trực tiếp, được quyền ở, trồng trọt, chăn nuôi, canh tác, thực hiện
dự án đầu tư… trên phần diện tích đất mà họ được quyền sử dụng hợp pháp Dưới giác độ đại diện, Nhà nước gián tiếp sử dụng đất thông qua thu các nghĩa
vụ từ người sử dụng như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất…Quyền định đoạt: trong chế độ sở hữu toàn dân, chỉ Nhà nước mới có quyền định đoạt đối với đất đai Quyền định đoạt được thể hiện qua việc Nhà nước có quyền quyết định mục đích sử dụng đất đối với một vị trí đất cụ thể thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; có quyền quyết định chủ thể nào được sử dụng đất hợp pháp đối với một hoặc nhiều thửa đất thông qua giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất hoặc trưng dụng đất; quyết định giá trịcủa đất đai thông qua quy định giá đất, chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra
2 Sở hữu toàn dân về đất đai – tất yếu lịch sử trong điều kiện lịch sử cụ thể việt nam:
Luận giải rõ về điều này, có thể thấy rằng, việc sở hữu tư nhân đất đai trong điều kiện nước ta hiện nay sẽ dẫn tới nguy cơ dẫn đến một số hệ lụy khó lường
Một là, trong điều kiện nước ta đang thực hiện quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu tố cản trở đầu
tư cho phát triển KT-XH Quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đòi hỏi chuyển một diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp Sở hữu
tư nhân đất đai sẽ đặt nhà đầu tư vào chỗ phải thỏa thuận với quá nhiều người dân, chỉ một người không đồng ý với phương án chung là kế hoạch đầu tư khó triển khai thực hiện Việc người dân ra giá đến 1 tỷ đồng cho 1m2 đất ở Trung tâm Hà Nội đã là minh chứng đầy thuyết phục cho lo ngại này Mặt khác, nhữngngười tư hữu riêng lẻ cũng khó có điều kiện thỏa thuận với nhà đầu tư theo giá
có lợi cho họ Kết quả là sở hữu tư nhân đất đai vừa cản trở quá trình phát triển KT-XH của đất nước, vừa không có cơ chế bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư
và của chính người dân
Hai là, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn là nảy sinh tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội nảy sinh.Điều này có thấy từ các minh chứng trong lịch sử Với sở hữu tư nhân đấtđai, người sở hữu đất có quyền đối xử với đất như đối với tài sản riêng, có quyền mua, bán, chuyển nhượng, thậm chí bỏ hoang không sử dụng, cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng Không ai có quyền thu hồi, sử dụng đất của người khác nếu không được chủ đất cho phép Do đất là tài sản riêng nên người
Trang 9dân có quyền định đoạt nó như hàng hóa trên thị trường bất động sản Lợi dụng khó khăn hoặc kém hiểu biết của nông dân, một bộ phận người có tiền (từ nhiềunguồn khác nhau mà chúng ta không kiểm soát được) có thể thu gom đất đai để trở thành địa chủ Điều này đã diễn ra trong cải cách ruộng đất của chế độ Mỹ - Diệm những năm 60 của thế kỷ XX ở miền Nam nước ta.
Ngay cả ở giai đoạn hiện nay, nếu duy trì phổ biến sở hữu tư nhân đất đai cũng sẽ dẫn đến hiện trạng người có nhiều tiền thu gom đất đai và chỉ sử dụng đất vì mục đích cá nhân như làm trang trại để nghỉ ngơi, giải trí, cho thuê nhằm kiếm lời,… Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận nông dân đói nghèo vì không có đất, không còn kế sinh nhai, khi đa phần đất nông nghiệp được chuyểngiao theo con đường sở hữu tư nhân cho một số người?
Ba là, trong chế độ sở hữu tư nhân đất đai, đành rằng nhà nước có thể giữlại quyền quy hoạch mục đích sử dụng từng thửa đất và ràng buộc chủ đất thực hiện một số quy định vì môi trường sống chung, nhưng không ai có quyền ngăn cản người chủ đất sử dụng đất theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của họ Lý do này còn khiến đất đai có xu hướng được sử dụng không hiệu quả, không vì mục đích sinh tồn của đa số dân cư
Nhiều người “cổ vũ” việc sở hữu tư nhân về đất đai, coi đó là biện pháp
sử dụng đất hiệu quả đã quên đi mục tiêu xóa bỏ tình trạng dùng quyền sở hữu
tư liệu sản xuất (trong đó có đất đai) để nô dịch người khác Hơn nữa, như C.Mác đã từng chỉ ra, quyền tư hữu có tính độc quyền về đất đai là vật cản của tiến bộ kinh tế, kỹ thuật trong nông nghiệp Thực tế phân hóa giàu nghèo trong các tư bản phát triển hiện nay cũng chứng minh cho tính đúng đắn của kết luận này
Dưới chiêu bài ủng hộ hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả sử dụng đất theo nghĩa đem lại thu nhập bằng tiền cho người sở hữu đất), một số người lý giải rằng, sở hữu toàn dân về đất đai dẫn đến vô chủ và vì vô chủ nên đất được sử dụng không hiệu quả Họ cũng lý giải rằng, Luật đất đai, vì dựa trên lập trường
sở hữu toàn dân nên không chính danh, không xác lập được quan hệ dân sự trong các giao dịch về đất đai nên dẫn đến các giao dịch đất đai của nước ta không giống với thông lệ quốc tế, gây tranh chấp khi có yếu tố nước ngoài Ở đây, chưa cần bàn đến việc có cho người nước ngoài tự do sở hữu đất đai, nhất
là đất sản xuất hay không, nhưng người nước ngoài trên đất Việt Nam phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, có lẽ cũng là một thông lệ Hơn nữa, các nước trên thế giới không có một luật đất đai giống nhau
Nhóm ủng hộ sở hữu tư nhân về đất đai cũng lý sự rằng, Nhà nước ta không đủ năng lực quản lý đất đai Họ cố tình không hiểu rằng, chính vấn đề
Trang 10cần bàn là cần nỗ lực xây dựng một Nhà nước có khả năng quản lý đất đai tốt hơn Họ “khăng khăng” cho rằng, yếu kém của Nhà nước trong quản lý đất đai với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân là đương nhiên Một luận giải khiên cưỡng, bởi Nếu Nhà nước không thể thay mặt xã hội quản lý tài sản chung thì đừng nói đến quốc gia XHCN, mà quốc gia ổn định cũng không có.
Nhóm quan điểm ủng hộ đa sở hữu đất đai cho rằng, đất ở, đất sản xuất gắn bó với người dân lâu dài, là tài sản của họ nên áp dụng chế độ sở hữu tư nhân để khuyến khích bảo tồn, đầu tư và sử dụng hiệu quả theo nguyên tắc thị trường (nghĩa là lĩnh vực nào giá đất cao thì chuyển đất vào đó sử dụng) và hạn chế sự lạm dụng của cơ quan nhà nước trong thu hồi, giao đất Tuy nhiên, họ không tính đến sự phân hóa giàu nghèo, vì đất ở và đất sản xuất chiếm hầu hết diện tích đất tự nhiên của quốc gia và nó cũng là đối tượng gây tranh chấp nhiềunhất Hơn nữa, một đất nước, muốn có ổn định căn bản phải đảm bảo an ninh lương thực, phải sử dụng tổng quỹ đất theo quy hoạch chung hiệu quả Khi đó, đất chỉ có thể giao dịch trong khuôn khổ mục đích sử dụng đất theo quy hoạch Nói cách khác, do đất đai là một hàng hóa đặc biệt, quyền của chủ sở hữu đất bị giới hạn nhiều mặt, nên thị trường đất đai không thể điều tiết việc phân bổ đất đai cho các lĩnh vực một cách hiệu quả Đó là chưa nói đến những khuyết tật nóichung của thị trường làm cho nó không hoàn hảo như mong ước của những người ủng hộ thị trường tự do
Những người ủng hộ chế độ đa sở hữu đất đai cho rằng, các vùng đất sử dụng chung của một cộng đồng dân cư nào đó theo truyền thống, theo nhu cầu
có tính địa phương nên để ở chế độ sở hữu cộng đồng (tức sở hữu tập thể) Đúng là trong quá khứ đã có những cộng đồng dân cư bảo vệ rừng, sông, hồ rất hiệu quả nhờ vào các hương ước được thừa nhận tự nguyện Nhưng hiện nay, những tín điều tôn giáo, những ý nguyện của nhóm dân cư không đủ sức ngăn cản con người chiến thắng lòng tham, nhất là với quyền cư trú tự do và giao lưu quốc tế mở rộng, những kẻ xấu có thể lợi dụng sở hữu chung để chiếm đoạt ruộng đất và đem chuyển nhượng khiến các vụ tranh chấp đất đai trở nên rất phức tạp Những người theo quan điểm này không tin vào một tổ chức nhà nướchùng mạnh có luật pháp, tòa án, lực lượng vũ trang ủng hộ trong xử lý quan hệ đất đai, lại đi tin vào sức mạnh của một cộng đồng dựa trên niềm tin tinh thần Vấn đề không phải là không có những thửa đất dùng chung, mà ở chỗ họ cho rằng cần phải đa dạng hóa sở hữu đất đai Trong khuôn khổ của sở hữu toàn dânchúng ta vẫn có các thửa đất dùng chung Vấn đề là nên giao cho ai là đại diện pháp lý quản lý đất đai dùng chung với mục đích cụ thể đã được mọi người thừanhận Giải quyết vấn đề này trong chế độ đa sở hữu không dễ hơn khi so với chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai
Trang 113 Sự phù hợp của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện lịch sử
để sử dụng chung như đất làm đường, công viên, bờ biển tập kết của tàu, thuyềnngư dân đánh cá, hồ nước, dòng chảy của sông,… Các cơ quan giám sát tuân thủ pháp luật phải có đủ sức mạnh để không cho phép ai lấn chiếm, sử dụng những diện tích dùng chung một cách tùy tiện
Ở đây, dùng chung cũng có nghĩa là không phải của cơ quan nhà nước để các cơ quan này có quyền giao hoặc chia cho ai tùy thích Việc quyết định một phần diện tích đất đang dùng chung được chuyển sang đất dùng tư nhân phải hỏi ý kiến toàn dân (thông qua trưng cầu dân ý) hoặc giao quyền cho cơ quan nhà nước (Quốc hội) quyết định và giám sát, với những ràng buộc điều kiện chặt chẽ để tránh việc quyết định tùy tiện của các quan chức nhà nước Những phần đất sử dụng tư nhân muốn chuyển thành đất dùng chung cũng phải được dân chúng ủng hộ và phải thoả thuận bình đẳng với người đang sử dụng đất.Thứ hai, sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai tự do Với sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhiều người không còn tin vào CNXH và thậm chí họ còn cho rằng, Việt Nam nên bỏ “định hướng XHCN” trong mô hình kinh tế thị trường định hướngXHCN Song, bản chất XHCN không bị cố định vào mô hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, càng không bị trói buộc vào chế độ phân phốibình quân XHCN dựa trên nền tảng coi trọng lao động, rằng lao động tạo ra xã hội loài người, tạo ra của cải và tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho con người theo nghĩa nhân văn Chính vì thế lao động là vinh quang, ai không lao động mà sử dụng của cải một cách bất hợp pháp do người khác làm ra là phi đạo đức Quảng đại quần chúng lao động phải trở thành chủ nhân của xã hội và
tự tổ chức lại dưới hình thức xã hội tự nguyện, bình đẳng, bác ái, dân chủ CNXH như vậy mãi mãi là khát vọng chân chính của loài người Định
Trang 12hướngXHCN chính là con đường đúng đắn nhất để đưa khát vọng đó dần trở thành hiện thực trong cuộc sống Song, mô hình nào để chúng ta có thể xây dựng được xã hội như thế ở một nước kinh tế còn đang phát triển với biết bao
áp lực của thế giới TBCN bên ngoài và tính ích kỷ trong mỗi cá nhân chúng ta còn lớn? Lời đáp cho câu hỏi đó là chúng ta còn đang phải tìm tòi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm Dù mô hình kinh tế XHCN còn chưa được hiện thực hóa, dù trình độ phát triển kinh tế của chúng ta còn thua kém nhiều nước, nhưng không
vì thế chúng ta lựa chọn con đường TBCN hy sinh quyền lợi của đa số người lao động, tích lũy của cải vào tay một tỷ lệ phần trăm nhỏ nhoi những người giàu có trong xã hội
Thứ ba, sở hữu toàn dân về đất đai ít ra cũng cho ta cơ chế để người lao động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và bình đẳng hơn Điều này được lý giải bởi sở hữu toàn dân là sở hữu chung của người Việt Nam, hiểu theo nghĩa người Việt Nam là công dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Vấn đề là sở hữu chung nhưng sử dụng và quản lý theo một cơ chế cụ thể mà chúng ta đang bàn luận để xây dựng, nhằm có thể đạt được một lúc hai mục đích là hiệu quả và công bằng đối với người lao động Không được xao nhãng mục tiêu công bằng, vì nếu để đạt được hiệu quả bằng cách hy sinh quyền lợi của đa số người lao động sao cho của cải làm ra nhiều hơn nhưng chui vào túi người giàu thì không phải là hiệu quả chúng ta mong muốn
Thứ tư, về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc của thực tế phức tạp hiện nay về đất đai Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết bắt nguồn không phải từ bản chất vốn
có của sở hữu toàn dân về đất đai, mà bắt nguồn từ sự yếu kém kéo dài trong việc không hiện thực hóa thiết chế thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.Luật đất đai năm 2013 và phương thức Nhà nước thực hiện Luật đất đai năm 2013 có nhiều điểm chưa hợp lý cần phải khắc phục Vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay ở nước ta là ở chất lượng, thái độ thực thi Luật đất đai của cơ quan và công chức nhà nước chưa tốt, tồn tại quá nhiều trường hợp lạm dụng quyền lực công phục vụ cho mục tiêu riêng của cá nhân, của gia đình, của nhómlợi ích cũng như cơ chế phân chia lợi ích từ đất chưa công bằng giữa các nhóm lợi ích khác nhau, giữa người sử dụng đất và Nhà nước Không khó để tìm ra những trường hợp cơ quan nhà nước thu hồi đất của dân không đúng đắn (Tiên Lãng, Hải Phòng là một ví dụ) Sự giàu có bất thường của các đại gia kinh doanh bất động sản trong nửa đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI ở nước ta, mức chênh lệch quá lớn giữa giá đất đô thị trong các dự án chuyển đổi đất nông
Trang 13nghiệp thành đất đô thị và giá đền bù cho người nông dân… là những bằng chứng hiển nhiên về phân chia lợi ích từ đất không có lợi cho người dân có quyền sử dụng đất khi bị thu hồi Tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện, quy hoạch treo, tình trạng đất thu hồi bị bỏ hoang còn người mất đất lâm vào tình trạng thất nghiệp, khó khăn…cho thấy quản lý của Nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu cần phải có trong chế độ sở hữu toàn dân.
Những vấn đề này không thể tránh né bằng cách chuyển toàn bộ quyền quản lý đó cho khu vực tư nhân thông qua tư hữu hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu đất đai Ngược lại, chỉ có thể giải quyết tốt các vấn đề này bằng việc đẩy mạnh cải cách trong các cơ quan nhà nước, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản
lý, sử dụng đất đai; siết chặt kỷ luật và trách nhiệm giải trình của công chức và chuyển giao cho người dân những quyền mà người sử dụng đất thực thi có lợi hơn cơ quan nhà nước Một số những việc cần phải làm là hạn chế quyền thu hồi đất một cách tùy tiện của cơ quan nhà nước cho các mục đích “gọi là” dự ánphát triển KT-XH phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó, đồng thời làm bần cùng hóanhiều người dân, khi họ không còn đất sản xuất Giá đất thu hồi đất phải tính đến sự phân chia địa tô chênh lệch giữa xã hội (mà Nhà nước là đại diện), người
có đất bị thu hồi và người nhận đất sử dụng cho mục đích mới Nhà nước cũng phải nâng cao năng lực sử dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tư cách công cụ quan lý vì lợi ích quốc gia
Thứ năm, sở hữu toàn dân không phải là sở hữu nhà nước về đất đai Sở hữu toàn dân về đất đai là sở hữu chung của toàn dân, nhưng có sự phân chia việc thực hành quyền sở hữu giữa người sử dụng đất và Nhà nước Bản chất của
cơ chế này là phân chia một cách hợp lý các quyền của chủ sở hữu đất đai giữa người dân và Nhà nước, cũng như giữa các cơ quan nhà nước các cấp
Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho người dân khá nhiều quyền: sử dụng (theo quy hoạch của Nhà nước), chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn…Về cơ bản, người dân
đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả theo năng lực của họ Một số hạn chế của quyền chủ sở hữu mà người sử dụng đất không có là: không được tùy ý chuyển mục đích sử dụng đất; hạn điền; thời gian giao đất hữu hạn; phải giao lại đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích
an ninh quốc phòng, mục đích công cộng Tương ứng với mở rộng quyền cho người sử dụng đất, quyền của cơ quan nhà nước với tư cách đại diện cho toàn dân thống nhất quản lý đất đai trong cả nước được quy định trên các mặt sau: quy định mục đích sử dụng cho từng thửa đất (bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); thu hồi đất phục vụ các mục đích an ninh, quốc phòng, mục đích công cộng; thu một số khoản dựa trên đất
Trang 14So sánh với luật đất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền của người sử dụng đất của Việt Nam cũng không có chênh lệch đáng kể và quyền của Nhà nước cũng không quá nhiều Điều này cho thấy không có sự khác biệt quá lớn về phương diện tạo quyền tự chủ cho người sản xuất kinh doanh sử dụng đất hiệu quả giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta
và chế độ tư hữu đất đai ở nước khác Ngược lại, hai chế độ này có xu hướng tiến tới một điểm chung khi Nhà nước trong các nước có chế độ tư hữu về đất đai can thiệp vào lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai để bảo vệ môi trường sốngchung cũng như đáp ứng các yêu cầu chung của quốc gia, địa phương Nói cách khác, ở những nước này có một chế độ tư hữu hạn chế về đất đai Ở nước ta, xu hướng mở rộng quyền cho người sử dụng đất và giới hạn quyền của Nhà nước ởnhững mục đích bảo vệ môi trường sống chung và an ninh quốc gia cũng dẫn đến một chế độ sở hữu hạn chế của người sử dụng đất
Thứ sáu, sở hữu toàn dân về đất đai đem lại nhiều lợi ích phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam Không những không cản trở quá trình
sử dụng đất hiệu quả ở phương diện vi mô của người sử dụng đất cũng như ở phương diện lưu chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản, chế độ
sở hữu toàn dân còn đem lại nhiều lợi ích phù hợp với đặc thù của nước ta
Cụ thể là: Chế độ sở hữu toàn dân nhấn mạnh quyền của người dân trong
sử dụng quyền của mình để cùng nhau giải quyết các vấn đề bất đồng trong sử dụng và phân chia lợi ích từ đất Với chế độ pháp quyền XHCN, người dân có quyền cùng nhau xây dựng Hiến pháp quy định về cung cách sống chung và quyền hạn của Nhà nước trong xã hội Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong Hiến pháp, khi đa số công dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích từ đất đai, họ có thể yêu cầu Nhà nước sửa Luật đất đai phục vụ mục đích chung của công dân, sửa chữa những mất công bằng trong phân phối lợi ích từ đất đai do cơ chế thị trường đem lại Nếu Hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai thì nhân danh quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ không cho phép đa số còn lại thay đổi chế độ phân phối lợi ích từ đất đai.Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội chúng ta rơi vào tình trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử vềđất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai Với tuyên bố đất đai là thuộc sở hữu chung của mọi công dân Việt Nam được thực thi theo cơ chế Nhà nước được toàn dân ủy quyền cho việc giao đất cho hộ gia đình và tổ chức sử dụng (về cơ bản đã giao xong) và Nhà nước được ủy quyền quản lý đất đai bảo đảm quá trình sử dụng đất đai làm sao để lợi ích của người sử dụng đất đai thống nhất với lợi ích chung của quốc gia Khi đó, không có vấn đề tranh chấp giữa cá nhân và cá nhân Việc giao đất hay cải cách quản lý của Nhà nước theo
Trang 15hướng mở rộng hơn nữa quyền của người sử dụng đất có lợi cho người lao động, nhất là có lợi cho nông dân, những người trực tiếp sử dụng đất với tư cách
tư liệu sản xuất, chỉ là vấn đề tiếp theo của những quyết định đã có trong lịch
sử, không phải là một cuộc đảo lộn lịch sử Cách làm và quan niệm như vậy sẽ tạo được sự đồng thuận cần thiết của cả dân tộc trong bối cảnh nước ta còn không ít khó khăn hiện nay Về mặt thực tế, duy trì sở hữu toàn dân trong điều kiện hiện nay là cách làm tốt nhất để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội
Quan hệ đất đai phải được hoàn chỉnh dần theo tiến trình lịch sử, trong đóquyền của người lao động được tiếp cận đất phải được ưu tiên bảo vệ Hiến pháp và Luật đất đai có thể sửa đổi, nhưng vận mệnh của dân tộc tiến đến một
xã hội giàu có và công bằng cho người lao động, thì không thể thay đổi.Thứ bảy, đất đai là tài sản chung của dân tộc nên không cho phép Chính phủ hay chính quyền địa phương chuyển nhượng cho người nước ngoài một cách tự do như đối với công dân Việt Nam Nếu không quy định những điều kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài, nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền
Cần phân chia quyền mà sở hữu đất đai có được, trên cơ sở sở hữu toàn dân về đất đai, một cách hợp lý giữa người dân và cơ quan nhà nước Theo đó, đối với diện tích đất dùng chung, không ai, tổ chức nào được phép sử dụng riêng vì lợi ích của họ Nhà nước, với sự ủy quyền của xã hội phải đảm bảo sự tuân thủ đó Có nghĩa là cơ quan nhà nước cũng không được tùy ý sử dụng hoặcgiao cho ai đó sử dụng mà không đúng các quy định trong Luật đất đai là đất dùng chung Đối với những diện tích đất được sử dụng chung cho một cộng đồng có tính địa phương (như công viên cây xanh, đường nội bộ…) giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương quản lý chỉ để dùng chung ở cộng đồng dân
cư đó, chính quyền địa phương không được phép giao diện tích đất dùng chung
đó cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào sử dụng vì mục đích riêng của họ Đất công
sở được giao cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể,… và chỉ được sử dụng cho mục đích cung cấp dịch vụ công Nếu cơ quan nhà nước,
… không có nhu cầu sử dụng đất công đó thì phải giao về cho quỹ đất công được sử dụng theo những quy định phù hợp với ý nguyện của dân chúng được ghi trong Luật đất đai (dự trữ cho hoạt động công hoặc chuyển giao cho các bộ phận dân cư sử dụng) Cơ quan nhà nước không có quyền bán đất công theo giá thị trường, trừ trường hợp chuyển giao cho dân cư và thu hồi tiền về ngân sách nhà nước