MỤC LỤC
Vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay ở nước ta là ở chất lượng, thái độ thực thi Luật đất đai của cơ quan và công chức nhà nước chưa tốt, tồn tại quá nhiều trường hợp lạm dụng quyền lực công phục vụ cho mục tiêu riêng của cá nhân, của gia đình, của nhóm lợi ích cũng như cơ chế phân chia lợi ích từ đất chưa công bằng giữa các nhóm lợi ích khác nhau, giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Nếu không quy định những điều kiện chặt chẽ về sở hữu đất, nhất là đất sản xuất của người nước ngoài, nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất với tư nhân, thì nguy cơ mất nước từ hệ lụy của nền kinh tế thị trường sẽ thành hiện thực và thành quả đấu tranh kiên cường để giành độc lập của dân tộc ta sẽ có nguy cơ bị triệt tiêu bởi thế lực của đồng tiền. Những sai lầm của chúng ta, khi giao quyền quá lớn cho bộ máy nhà nước, nhất là cho chính quyền địa phương đã dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền này vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm trá danh lợi ích địa phương, đất nước, xâm phạm quyền của công dân đối với đất đai và phân chia lợi ích từ đất đai không có lợi cho người lao động (nhất là không có lợi cho nông dân, những người giữ quyền sở hữu đất chính đáng)….
Xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, nhưng chưa xỏc định rừ vai trũ, trỏch nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, chưa xỏc định rừ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành. Từ đó, ở chừng mực nhất định đã biến sở hữu toàn dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trở thành hình thức và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý, định đoạt đối với đất đai, những cá nhân này lợi dụng sơ hở cấu kết với các nhà đầu tư trục lợi, tiêu cực, tham nhũng, gây bất bình trong Nhân dân và dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Công tỏc nghiờn cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để làm rừ nhiều vấn đề lý luận về quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tháo gỡ các vướng mắc trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai chưa được triển khai kịp thời.
Ví dụ, Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về “Nhà nước thu hồi đất” nhưng lại được định nghĩa là “Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất”; Khoản 19 Điều 3 quy định “giá đất” được hiểu là giá trị quyền sử dụng đất…, gây ra những cản trở trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Sự thừa nhận cùng một lúc hai chế độ sở hữu: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện (quy định trong Hiến pháp và Luật Đất đai) và đất đai thuộc sở hữu nhà nước (quy định trong Bộ luật Dân sự) đã khiến cho rất nhiều các chủ thể trên thực tế đã “đánh đồng” hai chế độ sở hữu này là một. Các “dự án treo”, “quy hoạch treo” dường như đã trở thành hiện tượng phổ biến; có những dự án nằm trong quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định, nhưng để hoàn thiện trên thực tế thì đó là khoảng thời gian được tính bởi tổng của thời gian thực hiện dự án đã được phê duyệt và thời gian chậm tiến độ có thể là rất nhiều năm hoặc không thể hoàn thiện.
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Luật Đất đai năm 2013, chúng ta đã đạt được một số kết quả: Tài nguyên đất được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả hơn; an ninh lương thực được bảo đảm; đất cho sản xuất, phát triển đô thị, quốc phòng, an ninh được phân bổ hợp lý hơn; thị trường bất động sản mở rộng, các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; gắn kết công tác quy hoạch, kế hoạch với khai thác sử dụng đất và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; việc phân cấp, phân quyền được coi trọng, bước đầu khắc phục tình trạng lãng phí. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Vấn đề đối với chính sách đất đai hiện nay là: Sử dụng đất đai còn lãng phí, chưa hiệu quả; tích tụ, tập trung ruộng đất chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; tình trạng suy giảm chất lượng, ô nhiễm, thoái hóa đất, xâm thực diễn biến phức tạp; quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập; chưa thực sự có sự thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương, chưa thực sự công khai, minh bạch và dựa trên cơ chế thị trường; tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp, chậm được xử lý, giải quyết, gây bức xúc xã hội; thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa thực sự ổn định, thiếu minh bạch, chưa bền vững.
Ví dụ, Luật Đất đai năm 2013 quy định dự án treo được gia hạn 24 tháng, sau đó tiếp tục treo thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đã đầu tư trên đất, bằng công cụ kinh tế tốt nhất đối với dự án treo sẽ áp dụng biện pháp đánh thuế nặng, xử phạt cao để điều chỉnh hành vi; Luật Đất đai năm 2013 quy định doanh nghiệp sở hữu đất ở có thời hạn, theo thời hạn dự án. Truyền thông chính sách đất đai còn hạn chế, như thông tin quy hoạch chậm trễ, thông tin các cụng cụ chớnh sỏch khụng rừ ràng, cú nơi thụng tin sử dụng đất khụng được công khai và minh bạch, nhất là giải quyết bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, gây phát sinh nhiều hệ lụy. Thông tin về các lĩnh vực, ngành liên quan đến sử dụng đất không nhất quán, phân tích chính sách chưa tốt để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến đất đai, như phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thị trường bất động sản, nhà ở,.
Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quy hoạch lĩnh vực, ngành có sử dụng đất; phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất, bao gồm cả quy hoạch không gian phía trên mặt đất, không gian ngầm, có tính tổng thể, tầm nhìn dài hạn, hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo vệ, bảo tồn dựa trên điều tra đánh giá tiềm năng đất đai, khả năng cung ứng tự nhiên của hệ sinh thái. Cần đồng bộ, dân chủ và công bằng trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động về kinh tế - xã hội, bảo đảm bồi thường đúng giá trị thị trường (ngang giá thị trường) và bảo đảm sinh kế bền vững cho người có đất bị thu hồi, có chính sách về phúc lợi xã hội cho người quá tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội. Cần sửa đổi, bổ sung theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường phù hợp với nhu cầu của người có đất thu hồi và tài sản hoa màu trên đất tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, như bồi thường bằng tiền, bồi thường bằng đất khác mục đích thu hồi, bồi thường bằng nhà đối với các dự án phát triển đô thị, nhà ở (bao gồm cả đô thị và nông thôn).