1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của đảng cộng sản việt nam thời kỳ đổi mới

20 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBỘ MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCTIỂU LUẬNTHÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Giảng viên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN

THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Quang Chung Sinh viên thực hiện:

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤTH

1 Trần Thanh Hiếu -Mở đầu-Tổng hợp Hoàn thànhtốt 2 Trần Lâm Nhựt khang Nội dung chương 3 Không thực hiện 3 Lê Nguyễn Bảo Nội dung chương 2 Hoàn thành tốt 4 Đỗ Thanh Khang -Nội dung chương1

-Kết luận

Hoàn thành tốt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

6 Kết cấu của tiểu luận 2

CHƯƠNG 1 4

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI.4 1.1 Giới thiệu về hệ thống chính trị Việt Nam 4

1.2 Nội dung đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới 4

CHƯƠNG 2 6

THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 6

2.1 Thành tựu 6

2.2 Hạn chế 7

CHƯƠNG 3 10

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂU DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 10

3.1 Tiếp tục xây dựng Đảng vững mạnh 10

3.2 Đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận 11

3.3 Tăng cường năng lực đào tạo cán bộ 12

3.4 Phát huy vai trò của nhân dân 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển chính trị của một quốc gia, hệ thống chính trị đó là một yếu tố vô cùng quan trọng để xác định sự phát triển của đất nước đó Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích sâu sắc về thành tựu và hạn chế của các giai đoạn phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh Đổi mới kinh tế được khởi động từ những năm 1986, cùng với sự thay đổi định hướng chính trị và xã hội, việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Vì vậy, đề tài "Thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới" là một đề tài nghiên cứu cực kỳ cần thiết để đánh giá những thành tựu, những hạn chế và các giải pháp cần thiết để phát triển hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới.

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ta có được cái nhìn tổng quan về những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng hệ thống chính trị của đất nước Từ đó, ta có thể đưa ra những giải pháp cần thiết để cải thiện hệ thống chính trị, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới Nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện hệ thống chính trị, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Nhiệm vụ của đề tài là:

Tìm hiểu lịch sử phát triển hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước đổi mới và trong giai đoạn đổi mới.

Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.

1

Trang 6

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế và đề xuất những giải pháp để cải thiện hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đưa ra những khuyến nghị và kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế chính sách, quan hệ giữa các cơ quan, định hướng phát triển của hệ thống chính trị.

Phạm vi của nghiên cứu là trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) và tập trung vào việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của đề tài là những kiến thức về lý thuyết chính trị, lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội và phương pháp nghiên cứu khoa học.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phân tích tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, điều tra thực địa và đối chiếu các số liệu thống kê Các phương pháp này sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu và đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu và đánh giá quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn đổi mới Nghiên cứu sẽ giúp đánh giá những thành tựu và hạn chế của hệ thống chính trị, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống này Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Đề tài cũng có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và phát triển lý thuyết về chính trị và xã hội ở Việt Nam Nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những kiến thức mới về quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, đưa ra những quan điểm mới về chính trị, xã hội và kinh tế.

2

Trang 7

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu hệ thống chính trị Việt Nam và đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới

Chương 2: Thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xâu dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới

3

Trang 8

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆTHỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ

ĐỔI MỚI1.1 Giới thiệu về hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị của Việt Nam là chính quyền xã hội chủ nghĩa, với Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo Theo Hiến pháp năm 2013, Việt Nam là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền lực nhà nước được trao lại cho nhân dân.

Hệ thống chính trị của Việt Nam được xây dựng dựa theo mô hình hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Tuy nhiên trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế những ảnh hưởng của chế độ quan liêu, bao cấp vẫn còn rất nặng nề.

Cấu trúc chính trị của Việt Nam bao gồm các cơ quan nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân và có quyền lập pháp Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất và có trách nhiệm thực hiện chính sách và quản lý chung của đất nước Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là cán bộ cao nhất của Đảng và là người lãnh đạo chính trị của đất nước Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức đại diện cho các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong xã hội Việt Nam Ngoài ra ở các địa phương trong nước vẫn có chính quyền địa phương như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

1.2 Nội dung đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng cộng sảnViệt Nam thời kì đổi mới

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối xây dựng hệ thống chính trị nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân Đường lối này có những nội dung chính sau:

4

Trang 9

Để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hóa, Đảng Cộng sản đã đưa ra nhiều chính sách đổi mới kính tế, tập trung vào việc tăng cường quản lý nhà nước và phát triển kinh tế thị trường Tăng cường đàm phán và kí kết thành công nhiều hiệp định Free Trade Area (hiệp định thương mại tự do) Những điều trên đã giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng cường quản lý nhà nước nhằm tăng cường quyền lợi của công dân và hạn chế tính quan liêu, bao cấp của thể chế cũ Nhiều cơ quan nhà nước đã và đang được tái cơ cấu nhằm tăng cường năng lực quản lý của mình.

Việc xây dựng và hoàn thiện Hiến pháp là nền tảng rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và tự do của công dân và thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và đã đưa ra nhiều chính sách về vấn đề môi trường và phát triển bền vững nhằm đảm bảo môi trường và sức khỏe của con người không bị ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển đất nước.

5

Trang 10

CHƯƠNG 2

THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNGHỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI

KỲ ĐỔI MỚI2.1 Thành tựu

Việc xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam thời kỳ đổi mới đã góp phần duy trì và củng cố mục tiêu, lý tưởng cách mạng, cũng như các nguyên tắc nền tảng Đồng thời cũng giúp tăng cường bản lĩnh chính trị của các cán bộ Đảng, nâng cao chất lượng đường lối và chính sách của Đảng

Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã được phân định chức năng, nhiêm vụ và mối quan hệ công tác cụ thể, được điều chỉnh phù hợp hơn để từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Công tác tư tưởng, lý luận được tăng cường đã tạo ra sự đồng thuận trong Đảng và xã hội đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là cuộc cách mạng đổi mới Ngoài ra, công tác này cũng giúp đẩy lùi mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và tìm ra cách tăng cường, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Xây dựng hệ thống chính trị đã trải qua quá trình đổi mới đáng kể, bao gồm cả thể chế, tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành Những đổi mới này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược Đồng thời, cải cách lề lối, tác phong trong công tác, siết chặt kỷ luật và kỷ cương, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng là những điểm đổi mới quan trọng của hệ thống chính trị Niềm tin của người dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đã được củng cố và tăng cao

6

Trang 11

Trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị, Đảng còn đặc biệt hướng tới việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, Đảng coi trọng việc này để phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên và tạo ra hiệu quả lớn trong việc đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống

Thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị của Đảng đã giúp tăng cường và củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo tốt hơn và hệ thống chính trị đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của tổ chức và cơ chế vận hành.

Thông qua quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng, Đảng ta đã trưởng thành hơn trong việc lãnh đạo sự nghiệp đổi mới Điều này đã giúp tăng cường vai trò, vị thế cầm quyền và năng lực lãnh đạo của Đảng, đồng thời tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với nhân dân, khơi dậy niềm tin sáng tạo và phát huy vai trò của nhân dân trong việc xây dựng Đảng, quản lý nhà nước và quản lý xã hội

Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với cương lĩnh và Hiến pháp, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và đặc biệt và quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu lịch sử to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2 Hạn chế

Trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng cũng còn tồn đọng một số hạn chế nhất định

Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn phức tạp, với nhiều tầng lớp và mối quan hệ khác nhau, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được hết các yêu cầu và nhiệm vụ Nhiều cơ quan và tổ chức vẫn chưa thực sự rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ của họ, và thường xuyên xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp Công tác phân công, phân cấp, phân quyền giữa

7

Trang 12

các ngành, cấp và trong từng cơ quan, tổ chức cũng chưa được hợp lý, đồng bộ, đôi khi còn có tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa đạt hiệu quả cao, đồng thời việc công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm vẫn còn hạn chế Các cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính diễn ra chậm, không đồng bộ và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Số lượng người nhận lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, đặc biệt là tại các cơ quan, tổ chức công lập và các hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố Ngoài ra, chính sách về tiền lương vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh và cấp uỷ cấp huyện chưa được mô tả đầy đủ và cụ thể Khả năng lãnh đạo và chiến đấu của nhiều cấp uỷ và tổ chức đảng vẫn còn yếu, đặc biệt là ở một số cơ sở, doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Công tác quản lý đảng viên ở nhiều địa phương vẫn chưa thực sự chặt chẽ Tổ chức và phát triển đảng viên trong một số địa phương, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp bên ngoài nhà nước vẫn gặp khó khăn

Các đơn vị hành chính địa phương hầu như có quy mô nhỏ và nhiều đơn vị chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã Số lượng và cơ cấu đại biểu dân cử chưa phù hợp, chất lượng vẫn còn hạn chế Nhiều tổ chức liên ngành và ban quản lý dự án vẫn có sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động chưa được cao.

Bộ máy tổ chức, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được đổi mới nhanh chóng Một số nhiệm vụ vẫn trùng lắp và vẫn tồn tại tình trạng “hành chính hoá”, “công chức hoá”[3] Có nơi, nội dung và phương thức hoạt động chưa thực tế và thiếu hiệu quả Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vẫn

8

Trang 13

còn bất cập Tổ chức hội quần chúng đã được lập nhiều ở các cấp, nhưng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

Công tác quản lý và giáo dục đảng viên vẫn chưa được chú trọng ưu tiên, vì vậy hiệu quả chưa thực sự cao Sinh hoạt đảng chưa đạt chất lượng tốt, tính trung thực trong tự phê bình và phê bình còn thấp

Ngoài ra, việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên tại nhiều địa phương vẫn còn bất cập, chưa có ý thức tự giác Vẫn còn đó những hạn chế trong công tác lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, việc phân định rõ vai trò lãnh đạo tập thể và trách nhiệm cá nhân chưa thực sự rõ ràng

Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”[1] chưa được thể chế đồng bộ và việc kiểm soát quyền lực cũng chưa được thực hiện tốt

Hơn nữa, việc quản lý kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, gây ra nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài làm mất lòng tin nhân dân

9

Trang 14

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂU DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊCỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI3.1 Tiếp tục xây dựng Đảng vững mạnh

Để xây dựng chế độ dựa trên bản chất khoa học kết hợp với cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì và quyết tâm với mục tiêu độc lập dân tộc Để đưa ra đường lối chính trị đúng đắn, sáng suốt và sáng tạo Đảng phải dựa trên thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận, bảo đảm tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tình hình mới của quốc gia.

Đường lối chính trị phải là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân, đánh dấu sự tiến bộ đổi mới của quốc gia Điều này đòi hỏi sự đúng đắn và sáng suốt của đường lối trong thời kỳ mới, cần khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Để đạt được mục tiêu, Đảng cần khẳng định lý tưởng và mục tiêu của mình, gắn liền với không ngừng tôi luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường giai cấp, nuôi dưỡng khát khao vươn lên Đó là khi gặp thuận lợi, ta không chủ quan; khi gặp khó khăn, ta không dao động Trở nên gương mẫu và xứng đáng với vai trò lãnh đạo cũng như trách nhiệm của giai cấp cầm quyền.

Để đảm bảo sự trung thực và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan và tổ chức của Đảng, ta cần tăng cường công tác kiểm tra và giám sát Đảng cần đưa ra các biện pháp rà soát và xử lý kịp thời những sai phạm dù là nhỏ nhất Cần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau Điều

10

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w