1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của đảng cộng sản việt nam thời kì đổi mới

20 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới
Tác giả Nguyễn Lê Khánh Hoàng, Vũ Ngọc Thắng, Trần Đăng Khoa, Phạm Minh Tuấn
Người hướng dẫn T.S Trịnh Thị Mai Linh
Trường học Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận chính trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 204,34 KB

Nội dung

Từ đó, Đảng đã rút ra được những bài học sâusắc, quý báu về tổ chức xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ của Đảng trong sạch,vững mạnh để xứng đáng là tổ chức lãnh đạo của nhân dân.Với mục đích

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG

SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Mã môn học: LLCT220514_07CLC HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2023-2024 Thực hiện: Nhóm 21 Thứ 5, tiết 9-10 GVHD: T.S Trịnh Thị Mai Linh

TP Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 12 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

1 Mã lớp môn học: LLCT220514_07CLC (Thứ 5 Tiết 9-10)

2 Giảng viên hướng dẫn: T.S Trịnh Thị Mai Linh

3 Tên đề tài: Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ

thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới.

4 Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kì:

- Tỷ lệ % = 100%

- Trưởng nhóm: Nguyễn Lê Khánh Hoàng

Trang 3

Nhận xét của giáo viên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 12 năm 2023

Giáo viên chấm điểm

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.Phương pháp tổng hợp

3.2.Phương pháp phân tích

3.3.Phương pháp gắn với lý luận thực tiễn

3.4.Phương pháp logic

3.5.Phương pháp lịch sử

4 Bố cục của tiểu luận

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Khái niệm hệ thống chính trị

2 Đặc điểm của hệ thống chính trị

3 Vai trò của hệ thống chính trị

4 Khái quát đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

5 Thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới

CHƯƠNG 2: KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật đã đưa bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào

chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô Trịnh Thị Mai Linh Chính cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của em

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng

em được hoàn thiện hơn

Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người Kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức

Lời cuối cho chúng em cảm ơn những giá trị mà bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang lại cho chúng em trong suốt quá trình học tập Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Để có được những thành công như hiện tại, trong suốt những năm tháng lãnh đạo đất nước từ khi còn chiến tranh đến khi giành lại hòa bình, độc lập; Đảng ta đã gặp không ít khó khăn, thách thức Để khắc phục những khó khăn đó, cuối năm 1986, từ đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng có những quyết định mang tính đột phá, thay đổi mọi mặt về tư duy cũng như phương thức lãnh đạo, để có thể thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc Và

từ cuối năm 1986 cho tới thời điểm hiện tại vẫn còn được gọi là “ thời kì đổi mới”

Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế Phải tập trung thay đổi kinh tế trước hết vì chỉ có đổi mới kinh tế thành công mới tạo được điều kiện

cơ bản để ổn định chính trị - xã hội và công cuộc đổi mới sẽ thuận lợi hơn Mặt khác, nếu không kịp thời đổi mới hệ thống chính trị vốn đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình thế đất nước hiện tại thì đổi mới kinh tế sẽ gặp rất nhiều trở ngại Hệ thống chính trị cần phải được đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy và phát triển kinh tế

Cho đến nay, đã trải qua hơn 37 năm thực hiện đổi mới, Đảng đã gặt hái được không ít những thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế còn tồn đọng Từ đó, Đảng đã rút ra được những bài học sâu sắc, quý báu về tổ chức xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ của Đảng trong sạch, vững mạnh để xứng đáng là tổ chức lãnh đạo của nhân dân

Với mục đích nghiên cứu là điểm nổi bật trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng và đặc biệt là thành tựu cũng như hạn chế của Đảng

về xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới, nhóm 21 đã chọn đề tài:

“ Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới” làm tiểu luận kết thúc học phần môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

Về kiến thức: hiểu và trình bày được kiến thức cơ bản (khái niệm, vai trò hệ thống chính trị ) Từ đó liên hệ thực tiễn đến sinh viên, nhận thức của sinh viên

Về kĩ năng: rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng thực tiễn, phát triển

tư duy về các khía cạnh khác của chính trị, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống chính trị nhằm phát triển đất nước

Về thái độ: tạo dựng niềm tin của sinh viên đối với con đường xây dựng hệ thống chính trị của Đảng nói riêng, cũng như công cuộc phát triển

và đổi mới của đất nước nói chung

Trang 8

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp tổng hợp

Khái niệm: phương pháp liên kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể

để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

Đặc điểm:

dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác

liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử

để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng

Ý nghĩa: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều với các đề tài mang tính lý luận hoặc để thực thi việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu

3.2 Phương pháp phân tích

Khái niệm: Phân tích là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

Đặc điểm: Phương pháp phân tích là một phương pháp nghiên cứu Phương pháp này là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các

bộ phận khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quá trình; nhận biết các mối quan hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó

Ý nghĩa: Đi sâu vào phân tích kỹ về các vấn đề lịch sử Từ đó giúp ta hiểu về chúng một cách rõ ràng, tránh đưa ra những nhận định sai lệch về nội dung, ý nghĩa cũng như các bài học mà vấn đề đó đem lại Đồng thời đúc kết cũng như rút ra được bài học tìm ẩn bên trong của chúng

Trang 9

3.3 Phương pháp gắn với lý luận thực tiễn

Khái niệm: Theo Chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, song có thể chia thành ba loại:

Trong ba loại trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quyết định đối với các loại hoạt động thực tiễn Còn hoạt động chính trị – xã hội là hình thức cao nhất của thực tiễn Hoạt động khoa học là loại hình đặc biệt nhằm thu nhận kiến thức từ tự nhiên và xã hội

3.4 Phương pháp logic

Khái niệm: Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng

Đặc điểm: Phương pháp logic đi tìm sâu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng các sự kiện, phân tích so sánh tổng hợp với tư duy khái quát để tìm ra bản chất các sự kiện hiện tượng Từ đó, tránh máy móc

và định kiến, áp đặt và không tách rời khỏi lịch sử

Ý nghĩa: Quyết định đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới quan, hiện thực lịch sử và thấy rõ được hướng phát triển của lịch sử, nhận thấy được những bài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Đồng thời, giúp

ta tìm cái logic, cái tất yếu bên trong “bức tranh quá khứ” để vạch ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của hiện thực

3.5 Phương pháp lịch sử

Khái niệm: Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển

và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự vật xung quanh

Đặc trưng:

phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự vốn có của nó

Trang 10

 Làm rõ sự phong phú, muôn hình muôn vẻ của sự vận động, phát triển của lịch sử – nghiên cứu lịch sử phải tỉ mỉ, công phu, phải xem xét các mặt biểu hiện của nó, không được đơn giản, càng không được cắt xén làm cho lịch sử trở nên đơn điệu, tẻ nhạt

nó, không được tùy tiện lược bỏ những khuyết điểm, hạn chế và những bước thụt lùi Chỉ có được như vậy, việc nghiên cứu lịch sử mới thực sự rút ra được những bài học bổ ích

điểm, thời gian xẩy ra sự vật, hiện tượng, con người đã tham gia vào sự kiện, hiện tượng đó, bởi vì các yếu tố này là những dấu ấn quan trọng của lịch sử

Ý nghĩa: Bằng phương pháp lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lại bức tranh khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra Vì thế,

có thể nói rằng phương pháp lịch sử đã trở thành một mặt không thể tách rời của phương pháp biện chứng duy vật

4 Bố cục của tiểu luận

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 6 phần chính:

1 Khái niệm hệ thống chính trị

2 Đặc điểm của hệ thống chính trị

3 Vai trò của hệ thống chính trị

4 Khái quát đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

5 Thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Ở góc độ khái quát nhất, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù thể hiện hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, có nội dung chủ yếu là xác lập cơ chế thực hiện quyền lực chính trị

và quyền lực nhà nước Xét ở góc độ cấu trúc, hệ thống chính trị là một hệ thống thiết chế chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau

Xét theo góc độ chính trị - pháp lý gắn với mục tiêu và giá trị, hệ

thống chính trị được hiểu là “một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái,

các đoàn thế, các tố chức xã hội chính trị tôn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì

và phát triển chế độ đó”.

Chính trị là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, vì vậy các Vấn đề

về hệ thống chính trị cũng cần được xem xét trong mối quan hệ chung giữa chính trị với kinh tế, văn hoá và xã hội Theo đó, ứng với mỗi mô hình kinh

tế - xã hội, tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có một mô hình tổ chức chính trị và dân chủ tương ứng Ở nước ta, mô hình kinh tế - xã hội trước thời kì đổi mới được đặc trưng bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và tương ứng với nó là hệ thống chuyên chính vô sản Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ xã hội chủ nghĩa với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể đòi hỏi phải có một hệ thống chính trị với những đặc trưng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trong tình hình mới

Kết quả tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế - xã hội Sự tác động đó có thể

là tích cực nếu hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của mô hình kinh tế - xã hội Ngược lại, nếu hệ thống chính trị được tổ chức không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của kinh tế - xã hội thì nó sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của kinh tế - xã hội

Xuất phát từ bản chất của chế độ chính trị và những điều kiện lịch sử

cụ thể, hệ thống chính trị của mỗi nước cũng có những đặc thù riêng Hệ thống chính trị của nước ta hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng, chính thức ra đời từ Cách mạng tháng Tám và ngày càng hoàn

chính trị của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và

Trang 12

Hội cựu chiến binh Việt Nam, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị lãnh đạo và Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị

2 Đặc điểm của hệ thống chính trị

Một số đặc điểm của hệ thống chính trị:

Một là, ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát trỉển của

nhà nước tư sản.

Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, chỉ có nhà nước là đại diện chính thức cho quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô và giai cấp phong kiến, còn các đảng phái chính trị hoạt động hợp pháp khác chưa hình thành, do đó chưa có “hệ thống chính trị” ở hai giai đoạn này Các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác được hình thành từ trong cách mạng tư sản, gắn liền với chế độ bầu cử tự do, dân chủ để thiết lập các cơ quan nhà nước cấp cao trong bối cảnh quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa, không còn được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, nó

đã được chuyển giao cho cả một giai tầng xã hội bằng con đường bầu cử tự

do, dân chủ

Hiến pháp nước Cộng hoà Pháp năm 1958 khẳng định: “Đảng phái và

các đoàn thể chỉnh trị đóng vai trò quan trọng trong bầu cử Chúng được thành lập và hoạt động một cách tự do” (Điều 4) ở các nước đi theo con

đường xã hội chủ nghĩa, đảng cầm quyền với nhiều tên gọi khác nhau (như đảng cộng sản, đảng lao động, đảng nhân dân cách mạng, ) ra đời trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc cách mạng nhằm xoá

bỏ nhà nước cũ và thiết lập nhà nước mới Kể từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cũng được hình thành, trong đó bao gồm nhà nước, đảng cầm quyền và các tổ chức chính trị-xã hội khác, nó tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà nước

xã hội chủ nghĩa

Việc gắn sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị với

sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là lẽ đương nhiên, bởi vì nhà nước luôn luôn là "trụ cột" của hệ thống chính trị, là "tấm gương" hội tụ và phản ánh toàn bộ đời sống chính trị của xã hội

Hai là, các tổ chức thành viên hệ thống chính trị đều là những tố chức hợp

pháp, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định:

“Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa nguyên, đa đảng” (khoản 3 Điều 13);

"Các tố chức xã hội bình đẳng trước pháp luật” (khoản 4 Điều 13); "Cấm thành lập và cấm sự hoạt động của các tổ chức xã hội có mục đích hay hành động hướng tới dùng bạo lực để thay đổi nền tảng chế độ hiến pháp và xâm phạm sự toàn vẹn của Liên bang Nga, đe dọa an ninh quốc gia, thành lập các

tổ chức vũ trang, gây sự chia rẽ về xã hội, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo ” (khoản 5 Điều 13)

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w