1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở việt nam trong thời kỳ đổi mới

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Tác giả Huỳnh Thanh Nhật Anh, Lê Mai Ngân Băng, Lê Thị Ngọc Chi, Đoàn Việt Thành, Nguyễn Thế Vinh
Người hướng dẫn TS. Phùng Thế Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Sự đánh giá khách quan kinh nghiệm của các nước xung quanh nước ta đã công nghiệp hóa hóa thành công đã góp phần giúp Đảng ta, qua các kỳ đại hội, đúc kết thành lý luận công nghiệp hóa đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

  

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN

TIỂU LUẬN THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA

Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

GVHD: TS PHÙNG THẾ ANH SVTH:

Trang 2

Lý do chọn đề tài 1

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2

Những nội dung chính 2

1 Khái niệm và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2

1.2 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự phát triển đất nước 3

2 Khái quát lịch sử công nghiệp hóa ở Việt Nam 4

3 Khái quát về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 5

3.1 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa: 5

3.2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 7

3.2.1 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 7

3.2.2 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 7

3.3 Định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: 8 3.3.1 Phát triển công nghiệp : 8

3.3.2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân 9

3.3.3 Phát triển khu vực dịch vụ: 10

3.3.4 Phát triển kinh tế biển: 10

3.3.5 Phát triển kinh tế vùng, liên vùng: 10

3.3.6 Phát triển đô thị: 11

3.3.7 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: 11

4 Những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam thời kỳ đổi mới 12

4.1 Thành tựu 12

Trang 3

Kết luận 21 Tài liệu tham khảo 22

Trang 4

Lý do chọn đề tài.

Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối công nghiệp hóa và lãnh đạo việc tiến hành côngcuộc công nghiệp hóa trong thực tiễn đường lối đó nhằm đưa đất nước ra khỏi tìnhtrạng một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển về công nghiệp tính đến nay đãtrên nửa thế kỷ Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và kéo dài không những

đã làm gián đoạn công cuộc công nghiệp hóa, mà còn phá huỷ hầu hết những gì mànhân dân ta đã làm được trong thời kỳ hòa bình ở miền Bắc trước đó Đồng thời, saukhi chiến tranh kết thúc, đất nước đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề về kinhtế-xã hội Hơn thế nữa, quan niệm cũ về công nghiệp hóa đã trở nên quá lạc hậu trước

sự biến đổi mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại Những thành tựu mà nhândân ta thu được trong quá trình đổi mới, cũng như những khó khăn và cả những sailầm khó tránh đã được Đảng ta đúc kết thành những bài học có giá trị trong việc chỉđạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Công nghiệp hoá theo hướng hiện đạiđược coi là nhiệm vụ trọng tâm để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp Sự đánh giá khách quan kinh nghiệm của các nước xung quanh nước ta đãcông nghiệp hóa hóa thành công đã góp phần giúp Đảng ta, qua các kỳ đại hội, đúc kếtthành lý luận công nghiệp hóa đầy đủ hơn ở một đất nước kém phát triển trong điềukiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế tri thức ngày càngđóng vai trò quan trọng

Hiện nay, thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rấtmạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển Đốivới nước ta, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này có thể “đitắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước; đồng thời cũng có thể làm cho chúng ta sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn nếukhông tận dụng được cơ hội này Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải có những giảipháp phù hợp đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Vìvậy, nhóm tác giả chọn vấn đề: “Những thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về lýluận và thực tiễn

1

Trang 5

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

* Mục tiêu nghiên cứu

Luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện thời kỳ mới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Phân tích, đánh giá về thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại đất nước thời trong thời kỳ đổi mới

Những nội dung chính.

1 Khái niệm và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Khái quát lịch sử công nghiệp hóa ở Việt Nam

3 Khái quát về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng cộng sản ViệtNam trong thời kỳ đổi mới

4 Những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việtnam thời kỳ đổi mới

5 Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước thời kỳ đổi mới

1 Khái niệm và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng nhanh chóng như hiện nay,quốc gia nào cũng mong muốn được phát triển một cách nhanh chóng Bởi vậy côngnghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ là bước đi tất yếu mà Việt Nam sẽ trải qua Qua mỗi kỳ đạihội Đảng nước ta sẽ đưa ra những chủ trương, chính sách và đường lối thiết thực nhằmthực hiện thành công, thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ở Việt Nam do có sự kế thừa, chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại vàrút ra những bài học kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá và thực tiễn

2

Trang 6

cuộc cách mạng công nghiệp hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Hội nghị ban chấphành trung ương lần thứ VII khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc thứ VII Đảng cộngsản Việt Nam xác định: “Công nghiệp hoá hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cănbản toàn diện các hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội

từ sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện vàphương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoahọc công nghệ tạo ra năng suất lao động cao”

Như vậy Đảng ta đã xác định khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa rộng hơnnhững quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch

vụ và quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến hiện đại cùngvới kỹ thuật và công nghệ cao Tư tưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không bó hẹptrong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyểnlao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây

1.2 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự phát triển đất nước

Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác dụng tolớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng sứcchế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng caođời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sựthắng lợi của chủ nghĩa xã hội

- Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà –nước,nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích lũy và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việclàm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con người trong mọihoạt động kinh tế - xã hội

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiêntiến hiện đại Tăng cường lực lượng vật chất- kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảođảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện

3

Trang 7

- Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện

sự phân công và hợp tác quốc tế

Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa,hiện đạihóa với lực lượng sản xuất Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóasản xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nó có tác dụng, ýnghĩa quan trọng và toàn diện Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng sảnxuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm" trongsuốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

2 Khái quát lịch sử công nghiệp hóa ở Việt Nam

Quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam được chia thành hai giai đoạn: Thời kỳ trướcĐổi mới (từ 1960 – 1986) và thời kỳ Đổi mới (từ 1986 – nay):

Thời kỳ trước Đổi mới (1960 – 1986):

Sau khi kí kết hiệp định Giơnevơ năm 1954, thực dân Pháp rút quân ra khỏi ViệtNam, khi đó đất nước ta bị chia cắt thành hai miền (miền Bắc đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội, miền Nam ngay sau đó bị Mỹ xâm lược và trở thành thuộc địa kiểu mớicủa Mỹ) Tại thời điểm đó, khái niệm về công nghiệp hoá không còn là mới mẻ vớiquốc tế vì trước đó đã có rất nhiều quốc gia đã thực hiện công nghiệp hoá thành côngnhư Liên Xô, … Khi đó miền Bắc Việt Nam độc lập, Đảng cộng sản ta lại đứng trướccâu hỏi về việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá nào để phù hợp với tình hình củađất nước Sau năm 1954, Liên Xô và Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiếnchống Mỹ ở Việt Nam Việt Nam được coi là mắt xích quan trọng trong hệ thống cácnước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ Khi đó, Đảng ta đã lựa chọn con đường côngnghiệp hoá xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô tại Đại hội III tháng 9 năm 1960

Mục đích công nghiệp hoá để thực hiện hai mục tiêu chiến lược là vừa xâydựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiếp tục kháng chiến chống Mỹ ở miềnNam để giành lại độc lập thống nhất đất nước

Nội dung cơ bản mô hình công nghiệp hoá ở nước ta giai đoạn này là ưu tiênphát triển công nghiệp nặng như công nghiệp điện lực, công nghiệp gang thép, công

4

Trang 8

nghiệp chế tạo máy, Trong giai đoạn đó, Đảng và nhà nước ta đã nhận được sự giúp

đỡ của các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, miền Bắc dồn toàn lực để đẩynhanh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, do tiến hành công nghiệp hóa từmột nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, những tiền đề cần thiết cho phát triển hạn chế, lạitrong điều kiện có chiến tranh và cùng nhiều nguyên nhân chủ quan khác, nên nềnkinh tế Việt Nam đã không đạt được những mục tiêu đã đặt ra Cho nên, mô hình côngnghiệp hóa kiểu Liên Xô không thể giúp Việt Nam trở thành nước công nghiệp nhưmong đợi Trái lại, nền kinh tế nước ta còn lâm vào khủng hoảng sâu sắc Kết quảđược ghi nhận trong quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa này, đó là số lượngcác xí nghiệp công nghiệp tăng cao, một số khu công nghiệp (hay khu vực côngnghiệp) lớn được hình thành, và đã xây dựng được nhiều cơ sở công nghiệp quantrọng, là nền tảng phát triển cho một số ngành công nghiệp của đất nước, như: điện,than, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, hóa chất

Thời kỳ Đổi mới (1986 – nay):

Trước khủng hoảng kinh tế kéo dài, Đảng ta đã nhận thức lại con đường côngnghiệp hoá Do đó, tại Đại hội VI (1986), Đảng ta đã quyết định điều chỉnh chiến lược.Lúc này, thay vì ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như ở giai đoạn trước mà nước tachuyển hướng xác định công nghiệp hoá phải trải qua nhiều giai đoạn mà giai đoạnđầu phải tập trung vào phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ như dệtmay, … để đẩy lùi khủng hoảng kinh tế; giai đoạn sau là đẩy mạnh công nghiệp, nângcao tỷ trọng của ngành công nghiệp Đây được coi là sự điều chỉnh chiến lược quantrọng bởi chiến lược công nghiệp hóa kiểu Liên Xô không phù hợp với hoàn cảnh củaViệt Nam

3 Khái quát về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

3.1 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật

5

Trang 9

chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước côngnghiệp hiện đại theo định hướng XHCN

Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể Đạihội X xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triểnkinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đểđến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiệnđại Đại hội XII đã nhận định: nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đếnnăm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạtđược Trong 5 năm tới (2016-2020), tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triểnnhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại

3.2 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước

và quốc tế, Đảng nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới Những quan điểm này được hộinghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sungqua các Đại hội VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Dưới đây khái quát lại những quanđiểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới:

Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóagắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa bằngcách thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Kinh tế tri thức đangngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Nước ta cần phải tiến hành công nghiệp hóa kết hợp với hiện đại hóa

Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế trithức đã phát triển Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước tuần tự từ kinh

6

Trang 10

tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức Đó là lợi thếcủa các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí Vì vậy, Đại hội X của Đảng chỉrõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh

tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

Khác với công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo

kế hoạch của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh Thời kỳ đổi mới, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, nhiều thành phần Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ làviệc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế Ở thời

kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiệnbằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước, còn thời kỳ đổi mới được thực hiệnchủ yếu bằng cơ chế thị trường

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế thị trường là cách tốt nhất để phát triểnnền kinh tế và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên Việc đầu tư vào các lĩnh vực phùhợp, hạn chế đầu tư không đúng mục đích và lãng phí thất thoát là cần thiết Côngnghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, do đó việc hộinhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư nướcngoài, công nghệ hiện đại và tiêu thụ các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thịtrường thế giới

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triểnnhanh, bền vững

Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tốcon người luôn được coi là yếu tố cơ bản Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếulà: vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lýnhà nước, trong đó con người là yếu tố quyết định Để phát triển nguồn lực con người

7

Trang 11

đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triểngiáo dục, đào tạo

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đủ lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ,khoa học quản lý và công nhân lành nghề Nguồn nhân lực này phải đủ số lượng, cânđối về cơ cấu và trình độ, có khả năng sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệtiên tiến của thế giới và sáng tạo công nghệ mới Phát triển và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, côngnghiệp, bảo đảm cho phát triển hiệu quả và bền vững

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa,hiện đại hóa

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảmchi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoahọc, công nghệ còn ở trình độ thấp Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa gắn với kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu

và bức xúc Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp vớiphát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ,nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới

Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi vớiphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để thực hiện mục tiêu đó,trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Chỉ có như vậy mới cókhả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng…Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thànhquả của sự phát triển

8

Trang 12

4 Những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam thời kỳ đổi mới

4.1 Thành tựu

Thành tựu nổi bật trước hết là về phát triển kinh tế.

Năm 1986, Đảng đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựngĐảng là then chốt Đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế, từ đó đổi mới cơchế, chính sách về kinh tế để chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, hànhchính, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhờ vậy, kinh

tế giảm bớt khó khăn, từng bước phát triển

Năm 1996, chấm dứt khủng hoảng kinh tế - xã hội

Năm 2008, ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành quốc gia có thunhập trung bình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tếngày càng mang lại hiệu quả Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môitrường đầu tư được cải thiện rõ rệt Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh,

là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta Cụ thể, thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự

án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD,nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốnđăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký sovới năm 2007 Vốn đầu tư nước ngoài trong các dự án được cấp giấy phép mới nămnay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 32,6 tỷ USD, chiếm54,1% tổng vốn đăng ký; dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%; nông, lâm nghiệp vàthủy sản 252,1 triệu USD, chiếm 0,4%

Những năm 2016 - 2020, phát triển kinh tế có những thuận lợi “Mặc dù năm cuốinhiệm kỳ, đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ nghiêm trọng liên tiếp xảy ra ở cáctỉnh miền Trung đã tác động nặng nề tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng

9

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w