Lý do chọn đề tàiVấn đề quyền tự do ngôn luận là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, không chỉ riêng một quốc gia, một châu lục, nó được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con
Trang 1BỘ NỘI VỤ
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁPLUẬT VIỆT NAM
Học phần: Lý luận và pháp luật về quyền con người
Giảng viên hướng dẫn: Mai Hải Đăng
Hà Nội – 2022
Trang 2BỘ NỘI VỤ
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ TÀI:
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁPLUẬT VIỆT NAM
NHÓM SINH VIÊN
Hà Nội – 2022
Trang 3Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài: “Quyền tự do ngôn luận trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam ” nhóm em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ mọi người đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình từ giảng viên bộ môn Mai Hải Đăng Nhóm em xin được gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và giúp đỡ nhóm thực hiện bài tập này
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng trong quá trình nghiên cứu do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến từ các quý thầy, quý cô và những người quan tâm đến đề tài để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn !
Trang 4Lời cam đoan
Công trình nghiên cứu về đề tài : “Quyền tự do ngôn luận trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam” do nhóm em viết và được sự hướng dẫn của giải viên bộ môn trong thời gian qua Nội dung của bài luận có tham khảo và sử dụng một số thông tin , tài liệu từ nguồn sách được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo Nhóm xin chịu hoàn toàn trách nghiệm nếu có sự không trung thực về thông tin được sử dụng trong bài nghiên cứu.
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
trị
ICCPR
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3 Nhiệm vụ của Nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi 2
4.1 Đối tượng của nghiên cứu 2
1.1 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài 4
1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước 5
1.3 Đánh giá chung 7
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN 9
2.1 Giải thích khái niệm 9
2.3 Nguồn gốc của quyền tự do ngôn luận 14
2.4 Đặc điểm của tự do ngôn luận 16
2.5 Quan hệ của quyền tự do ngôn luận với các quyền khác 20
2.6 Vai trò của tự do ngôn luận 21
2.7 Ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 25
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN 26
3.1 Pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận 26
3.1.1 Những nội dung cơ bản về quyền tự do ngôn luận của pháp luật quốc tế 27
3.1.2 Đánh giá tổng quan pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận 28
3.2 Pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận 29
Trang 73.2.1 Sự phát triển của pháp luật việt nam về quyền tự do ngôn luận 29
3.2.2 Những quy định pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận 32
4.1.1 Thực trạng chung trên toàn quốc tế 38
4.1.2 Thực trạng về thực thi ở một số quốc gia 39
4.1.3 Đánh giá chung 40
4.2 Thực trạng và đánh giá thực trạng quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam 40
4.2.1 Thực trạng về quyền tự do ngôn luận 41
4.2.2 Đánh giá chung về thực trạng quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam 43
4.2.3 Những thành tựu 44
4.2.4 Những tồn tại 52
4.2.5 Nguyên nhân của những tồn tại 53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 56
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Ở VIỆT NAM 57
5.1 Mục tiêu và phương hướng 57
5.1.1 Mục tiêu 57
5.1.2 Phương hướng 57
5.2 Một số giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại và phát triển quyền con người ở Việt Nam. 57
5.2.1 Tích cực tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt 57
5.2.2 Để phát huy được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cần chú trọng 58
Trang 85.2.3 Hoàn thiện thể chế, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 liên quan đến đảm bảo quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí 58
5.2.4 Tổ chức thực hiện pháp luật về đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đảm bảo xử lý nghiêm những hành vi vi phạm 59
5.2.5 Tăng cường đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về việc thực thi bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam 59
5.2.6 Chính quyền địa phương phải chú trọng giáo dục về quyền con người 59
5.2.7 Cần chú trọng quan tâm đầu tư hạ tầng và phương tiện kỹ thuật - công nghệ 60
5.2.8 Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng và tinh thần cảnh giác trước tin đồn 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 61
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề quyền tự do ngôn luận là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, không chỉ riêng một quốc gia, một châu lục, nó được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người và được thể chế hóa trong pháp luật của các quốc gia tham gia công ước.
Quyền tự do ngôn luận là quyền nhân thân, đồng hành cùng sự phát triển của nhân loại, trong công ước quốc tế về quyền con người và pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa luôn khẳng định và tạo điều kiện để bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí không chỉ ở một số tầng lớp mà trải rộng toàn xã hội nhằm gớp phần vào sự phát triển của bảo vệ quyền tự do cá nhân về ngôn luận và báo trí, sự phát triển chung của đất nước Tự do thông tin nói chung và tự do ngôn luận nói riêng là một vấn đề đã được cải thiện và ngày càng phát triển, tôn trọng quyền tự tìm hiểu, lên tiếng của con người trong các vấn đề chung của xã hội.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội ngày càng tiến bước và sự tự do của con người trên không gian mạng xã hội cũng đã được mở rộng, không thể phủ nhận đây là một quá trình phát triển lớn trong thúc đẩy phát triển toàn cầu, theo đó là hiện trạng tự do ngôn luận thái quá, một số thành phần cho rằng tự do ngôn luận là lẽ đương nhiên nên dẫn đến những vấn đề không mong muốn được gây ra bằng ngôn từ xuất phát từ mạng xã hội và quyền tự cho rằng mình có quyền phát ngôn là tự do ngôn luận hoàn toàn.
Từ những lý do quyền tự do ngôn luận, tôn trọng tự do ngôn luận và sự phái trái trong tự do ngôn luận, tự do báo chí chúng tôi quyết định lựa chọn chủ đề: “Quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận” để có thể tìm hiểu sâu và phân tích được quyền và nghĩa vụ kèm theo của quyền tự do ngôn luận được quy định trong các công ước quốc tế và tại pháp luật Việt Nam
1
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Hệ thống hóa lý luận về Quyền tự do ngôn luận trong các công ước quốc tế liên quan đến tự do ngôn luận và trong pháp luật Việt Nam hiện tại.
So sánh thực trạng về quyền tự do ngôn luận trên quốc tế và Việt Nam từ đó tìm ra những tồn tại và đưa ra những đánh giá để hoàn thiện hơn về việc phát huy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam
3 Nhiệm vụ của Nghiên cứu
Bằng những kiến thức chúng em đã học được và sự quan sát, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm nghiên cứu, chúng em tập trung nghiên cứu vào các nhiệm vụ chính sau:
+ Trình bày cơ sở lý luận về quyền tự do ngôn luận ở quốc tế và quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam;
+ Phân tích thực trạng quyền tự do ngôn luận trên quốc tế và Việt Nam để đánh giá từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy và phát triển quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi4.1 Đối tượng của nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các điều ước quốc tế, các bộ luật, tập quán, án lệ và các yếu tố ảnh hưởng tới quyền con người tại các công ước quốc tế về quyền tự do ngôn luận và quy định của pháp luật Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian : Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi ảnh hưởng của công ước quốc tế và tại xã hội Việt Nam
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các công ước quốc tế, các điều luật tại Việt Nam hay quốc tế về quyền tự do ngôn luận Thực trạng về việc phổ biến; áp dụng; bảo vệ; phát huy quyền tự do ngôn luận Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao quyền tự do ngôn luận.
2
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập và nghiên cứu các điều ước, điều luật và tài liệu về quyền tự do ngôn luận
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa lý luận khoa học, tài liệu các công trình khoa học của các tác giả đi trước
- Phương pháp khảo sát thực tế: Lấy ý kiến thực tế của một nhóm người trong xã hội về tầm quan trọng và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của tự do ngôn luận
6 Cấu trúc đề tài
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Quyền tự do ngôn luận
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về Quyền tự do ngôn luận Chương 3: Pháp luật Quốc tế và Việt Nam về Quyền tự do ngôn luận Chương 4: Thực trạng Quyền tự do ngôn luận trên Quốc tế và Việt Nam Chương 5: Một số giải pháp nhằm phổ biến và phất triển quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam
3
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN LIÊN QUANĐẾN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Tự do ngôn luận là vấn đề mang tính toàn cầu Nó không chỉ là quyền con người cơ bản, mà còn là nhu cầu thiết yếu trong tiến trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay Tự do ngôn luận là nền tảng mà không có nó, nhiều quyền con người khác cũng không thực hiện được Nó là một quyền cơ bản của con người không phân biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo, dân tộc hay các yếu tốc khác Quyền được giữ quan điểm và tự do ngôn luận là cơ sở để thực hiện đầy đủ nhiều quyền con người khác, ví dụ để hưởng quyền tự do hội họp, lập hội, quyền bầu cử, ứng cử thì quyền tự do ngôn luận là cơ sở để con người thực hiện đầy đủ các quyền này Bàn về vấn đề quyền tự do ngôn luận, đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở những phạm vi khác nhau; được đề cập trong nhiều đề tài, bài viết, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ Một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu:
1.1 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài.
Partha Dasgupta, Nhà xuất bản Hồng Đức, Bản dịch “ Dẫn luận về ngôn ngữ học”: Thay vì đi theo cách tổ chức thông thường của nhiều tác phẩm dẫn luận đương đại về chủ đề, tác giả cuốn sách Dẫn luận về ngôn ngữ học này bắt đầu với bàn luận về mục đích cổ xưa nhất, mục đích “nghệ thuật” của ngôn ngữ học, và đi tới theo trình tự thời gian cho đến những nghiên cứu mới nhất những khía cạnh “khoa học”.Các chương theo từng chủ đề sẽ lần lượt xem xét những lĩnh vực như thời kỳ tiền sử của các ngôn ngữ, những nguồn gốc chung của chúng, ngôn ngữ và sự tiến hóa, ngôn ngữ theo thời gian và không gian (bản chất của sự thay đổi vốn có trong ngôn ngữ), ngữ pháp và từ điển (ngôn ngữ có tính hệ thống đến đâu?), và ngữ âm học Phần trình bày những khám phá mới nhất về bộ não liên quan đến ngôn ngữ sẽ hoàn tất khảo luận về các khía cạnh chính yếu của ngôn ngữ học từ một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc.
4
Trang 13James Madison( 1789) “ Tuyên ngôn nhân quyền Mỹ”: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ là 10 tu chính án đầu tiên cho Hiến pháp Hoa Kỳ Các tu chính án này đã được James Madison đưa ra trong một loạt các tu chính án hiến pháp vào năm 1789 tại Đại hội thứ nhất Mười tu chính án này đã được phê chuẩn và trở thành Đạo luật Nhân quyền (hay Mười điều khoản về nhân quyền của Hiến pháp Mỹ) vào năm 1791 Các tu chính án này hạn chế quyền lực của Chính phủ liên bang, bảo vệ quyền của tất cả công dân, những người sinh sống và khách trên lãnh thổ Hoa Kỳ Trong các quyền được liệt kê mà các tu chính án này đảm bảo có: tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo; quyền được mang vũ khí của người dân; tự do hội họp; tự do kiến nghị; và các quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý; không bị hình phạt tàn bạo và bất bình thường; và tự buộc tội do bị ép buộc Tuyên ngôn nhân quyền cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và bằng cách cấm Chính phủ liên bang tước quyền sống, quyền tự do hay tài sản của bất cứ người nào mà không thông qua tố tụng pháp luật.
Donald J Trump (2021), “Donald J Trump: Why I’m Suing Big Tech”, Wall Street Journal: Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald J Trump về những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của các tập đoàn công nghệ lớn hùng mạnh đã hợp tác với chính phủ để kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ Các công ty công nghệ lớn không chỉ đơn giản là loại bỏ các mối đe dọa bạo lực cụ thể Họ đang thao túng và kiểm soát chính cuộc tranh luận chính trị Thông qua các vụ kiện này, Tổng thống Trump muốn khôi phục quyền tự do ngôn luận cho tất cả người Mỹ — cho những người ủng hộ Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và cả những người theo xu hướng độc lập
1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước.
Hoàng Đức Nhã( 2010) “Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”:những hạn chế trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội Có những hạn chế do nguyên nhân con người như việc 5
Trang 14đăng tải các nội dung xấu, cũng có những hạn chế đến từ hệ thống pháp luật khi chưa thực sự cập nhật được sự phát triển chóng mặt của thời đại truyền thông số, thời đại của mạng xã hội, khi người dùng đều có thể dễ dàng tiếp cận và lạm dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội Luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể, nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội( 2015) “Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”: nhóm tác giả nghiên cứu vấn đề giới hạn và cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản trong sự so sánh, đối chiếu Hiến pháp Việt Nam với các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng và các bản Hiến pháp tiêu biểu ở các khu vực điển hình trên thế giới như Hiến pháp của Mỹ, CHLB Đức, Nga và một số nước Châu Á, qua đó đưa ra những cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.”
Chu Thị Thúy Hằng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015): “Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận”: môi trường tốt cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tiến hành quản lý nhà nước đối với các thông tin trên mạng trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội cần phải được tạo lập và hoàn thiện Đây là nhiệm vụ lâu dài và cần thiết để quyền tự do ngôn luận thực sự được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn Chúng ta tin tưởng rằng, từ quan điểm, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về tự do ngôn luận và tự do báo chí, mọi người dân Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng các quyền này ngày càng đầy đủ hơn, từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội Viện Nghiên cứu Quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia(2002) “Các văn kiện quốc tế về quyền con người” Là một trong những thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thể kỷ 20 là đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người Hệ thống này trước hết phải kể đến Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) và hai Công ước quốc tế về 6
Trang 15quyền con người năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị) Bên cạnh đó, hệ thống này còn có hàng trăm văn kiện quốc tế khác được ban hành dưới nhiều cấp độ pháp luật.
Nxb Hồng Đức( 2011) “Hỏi đáp về quyền con người”: Dựa trên cuốn Giáo trình kể trên nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề nhân quyền Với những chú ý như vậy, chúng tôi đã xây dựng cuốn sách dưới dạng Hỏi- Đáp, với những thông tin ngắn gọn, súc tích, được chia thành các mục chuyên biệt, bao gồm cả những vấn đề lý luận, pháp lý về nhân quyền ở tầm Quốc tế và Việt Nam
Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội, Báo cáo nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề về quyền con người liên quan tới tội tuyên truyền chống nhà nước”: Nêu ra các vấn đề, điều luật, những yếu tố còn tồn đọng trong xã hội về tuyên truyền chống phá Nhà nước, chống phá Đảng - Chính quyền Trung ương từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
1.3 Đánh giá chung
Phần lớn các đề tài, Công trình nghiên cứu khoa học trên đều đề cập đến vấn đề quyền tự do ngôn luận ở tầm vĩ mô đã có nhiều đề xuất và biện pháp đẻ phổ biến và phát huy quyền tự do ngôn luận Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về sâu xa về quyền tự do ngôn luận ở quốc tế và Việt Nam Vì vậy, những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo thông tin rất quý giá và bổ ích cho chúng tôi viến đề tài này
7
Trang 16TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương I nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu các công trình nghiên cứu truong nước và quốc tế về đề tài “ Tự do ngôn luận” Một số các công trình tiêu biểu như: Một số vấn đề về quyền con người liên quan tới tội tuyên truyền chống nhà nước, Các văn kiện quốc tế về quyền con người, bản dịch Dẫn luận về quyền con người Việc đi sâu vào nghiên cứu các công trình nghiên cứu này giúp nhóm em có thể khái quát được những vấn đề lý luận, làm tài liệu tham khảo, bổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài của nhóm và dễ dàng triển khai các nội dung khác ở các chương tiếp theo
8
Trang 17CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔNLUẬN
2.1 Giải thích khái niệm2.1.1 Tự do
Nhà triết học Hegen cho rằng: Có thể khẳng định rằng, triết học là sự tìm tòi những con đường giải phóng con người (khỏi sự thống trị của thần linh, khỏi những cám dỗ của dục vọng cơ thể, khỏi cảm tính, khỏi áp bức và bóc lột, khỏi sự thống trị tuyệt đối của lý tính, v.v.) Và, tự do (như là kết quả của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học cố gắng tìm ra và luận chứng những con đường đưa con người tới đó Như vậy, nếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ranguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học.
Kinh thánh Coenen – E Beyreuther: Tự do (eleuthería) là danh tử bắt nguồn từ eleútheros (bởi gốc leudh-, tiếng Latinh liber): thuộc về công dân, không hiểu theo nghĩa “người dân” của xã hội học, nhưng đối lại với những người nô lệ và ngoại kiều Như vậy eleútheros có nghĩa là tự do xét theo phương diện chính trị; vì thế eleuthería có nghĩa là tự do, tự lập, theo nghĩa là tự mình quyết định, không lệ thuộc vào những người khác Khái niệm này được phát triển trước hết nhằm đối lại với tình trạng thiếu tự do của những người nô lệ Một cách tương tự như vậy, tính từ eleútheros có nghĩa là tự do, độc lập, được hiểu về người có khả năng làm chủ chính mình Về sau, tính từ và danh từ được dùng để ám chỉ tình trạng nội tâm phản ánh sự tự do, phần lớn theo nghĩa tích cực: “tâm hồn cao quý, tự chủ, chân thành”, và đôi khi (ít hơn) theo nghĩa tiêu cực: “thiếu kính trọng, suồng sả”
Bách khoa toàn thư: “Tự do, theo triết học, liên quan đến ý chí tự do so với thuyết quyết định Theo Oxford English Dictionary, tự do là “thực tế của việc không bị kiểm soát bởi một thế lực đối với số phận; ý chí tự do” Trong chính trị, tự do bao gồm các quyền tự do xã hội và tự do chính trị mà tất cả các
9
Trang 18thành viên cộng đồng xã hội được hưởng và là tự do dân sự Trong thần học, tự do là tự do khỏi những ảnh hưởng của “tội lỗi, tâm lý nô lệ, hoặc mối quan hệ ràng buộc với thế gian” Nói chung, tự do ở đây được đề cập như một quyền lợi, khái niệm theo triết học và chính trị, là khác biệt với trạng thái hoặc khả năng tự do trong đó chủ yếu, nếu không phải là độc nhất, tình trạng tự do là khả năng tự quyết, làm theo một ý chí và điều gì có quyền làm; trong khi quyền tự do liên quan đến việc không có những hạn chế tùy tiện và xem xét các quyền của tất cả những người có liên quan”.
Tựu chung lại có thể hiểu tự do theo rất nhiều cách khác nhau dựa theo từng hoàn cảnh cụ thể Tự do chính là quyền lựa chọn của con người.
2.1.2 Ngôn luận
Theo từ điển Tiếng Việt: Ngôn ngữ chính luận là khái niệm để chỉ các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản chính luận có màu sắc và hiệu quả tu từ riêng.
Tâm lý học: Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn giao lưu tư tưởng, tình cảm, trao đổi kinh nghiệm Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói (ngữ ngôn) Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học.
Vậy Ngôn luận: Là việc một cá nhân, tổ chức bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân, tìm hiểu trên bất cứ nền tảng nào mà pháp luật cho phép thực hiện.
2.1.3 Tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận và biểu đạt có một lịch sử lâu đời trước cả các văn kiện nhân quyền quốc tế của ngày nay Người ta cho rằng nguyên tắc dân chủ của người Athen (Athenian democratic principle) cổ đại về tự do ngôn luận có thể đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên Các giá trị của nền Cộng hòa La Mã đã bao gồm quyền tương tự đối với tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
10
Trang 19Ngày nay, tự do ngôn luận, hoặc tự do biểu đạt, được công nhận trong luật nhân quyền của quốc tế và từng khu vực Quyền này được quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 10 của Công ước châu Âu về Nhân quyền, Điều 13 của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và Điều 9 của Hiến chương châu Phi về Quyền Con người và Quyền các Dân tộc Dựa trên lập luận của John Milton tự do ngôn luận được hiểu là một quyền đạt ý kiến, thông tin riêng biệt
Qua đó có thể thấy rằng, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự bảo đảm quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới.
2.2 Quyền tự do ngôn luận
Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận là các yếu tố hết sức
quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc đều khẳng định các quyền cơ bản này.
Quyền tự do ngôn luận được công nhận là một quyền của con người Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (có hiệu lực từ ngày 23/03/1976) quy định: Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
Tự do ngôn luận là một trong bốn quyền chính trị cơ bản luôn được đặc biệt coi trọng, đó là: tự do ngôn luận (freedom of speech), tự do biểu đạt (freedom of expression), tự do thông tin (freedom of information) và tự do lập hội và hội họp hòa bình (freedom of association and peaceful assembly) Về bản 11
Trang 20chất, tự do ngôn luận chính là quyền của mỗi cá nhân được biểu đạt, thể hiện và trình bày những ý tưởng, quan điểm và chính kiến của mình mà không có bất cứ sự can thiệp, tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện và trái luật.
Khái niệm tự do ngôn luận có thể được tìm thấy trong các văn kiện chính trị-pháp lý quốc tế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại Bộ Luật về quyền (Bill of Rights) của Vương quốc Anh ngay từ năm 1680 đã quy định quyền hiến định về tự do ngôn luận và còn nguyên giá trị tới ngày nay Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp năm 1789 cũng khẳng định tự do ngôn luận như là một quyền cố hữu của con người Điều 11 của Tuyên ngôn khẳng định “Trao đổi tự do các ý tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý giá nhất của con người Mọi người đều có quyền được nói, viết, in ấn tự do; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận”.
Về mặt nội hàm, một số nhà lập pháp và học giả cho rằng, tự do ngôn luận là một quyền đa diện và đa chiều (a multi-faceted right), vốn không chỉ bao gồm quyền biểu đạt, hay được phổ biến, chia sẻ thông tin và ý tưởng mà còn bao gồm ba khía cạnh đặc trưng sau đây: 1) Quyền tìm kiếm thông tin và ý tưởng; 2) Quyền tiếp nhận thông tin và ý tưởng; 3) quyền được phổ biến thông tin và ý tưởng Như vậy, tự do ngôn luận và quyền tự do ngôn luận có mối liên hệ mật thiết với các quyền như quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin Thuật ngữ tự do biểu đạt (freedom of expression) đôi khi còn được dùng để đề cập đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào.
Ở một góc độ khác, tự do ngôn luận thể hiện ở sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế Thuật ngữ đồng nghĩa với tự do biểu đạt/diễn đạt hoặc tự do thể hiện (freedom of expression) đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm, bất kể bằng cách sử
dụng phương tiện truyền thông nào
12
Trang 21Tuy nhiên, cần thấy rằng theo luật nhân quyền quốc tế, quyền tự do ngôn luận
không phải là quyền tuyệt đối Quyền này có thể bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế với những phát ngôn reo rắc sự hận thù ("hate speech") hay phân biệt đối xử về chủng tộc, dân tộc, giới, tôn giáo, tín ngưỡng Trong thực tiễn cũng không tồn tại quyền tự do ngôn luận tuyệt đối trong các hệ thống luật pháp và các xã hội trên thế giới Đó là bởi tự do ngôn luận có thể xung đột với các giá trị hay quyền chính đáng khác
Quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí nằm trong những yêu sách cơ bản của nhân dân Việt Nam được nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xây năm 1919 Dưới chế độ thực dân Pháp, nhân dân ta hoàn toàn không có quyền con người và những quyền công dân cơ bản, không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời đem lại các quyền tự do, dân chủ cơ bản cho nhân dân
Các quyền tự do ngôn luận, báo chí - thành quả của Cách mạng tháng Tám đã được khẳng định ngay trong Điều 10, Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) của Nhà nước Việt Nam, sau đó được tiếp tục ghi nhận trong Điều 25, Hiến pháp năm 1959; Điều 67, Hiến pháp 1980 Đặc biệt, tại Điều 69, Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp thời kỳ đổi
mới - quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin” Các quyền hiến định đó được thể chế hoá trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật Việt Nam
Theo Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Cũng theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, các hạn chế đối với tự do ngôn luận phải được luật pháp quy định và chỉ được quy định trong trường hợp cần thiết vì lý 13
Trang 22do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2.3 Nguồn gốc của quyền tự do ngôn luậna Quốc tế
Tự do ngôn luận và biểu đạt có một lịch sử lâu đời trước cả các văn kiện nhân quyền quốc tế của ngày nay Người ta cho rằng nguyên tắc dân chủ của người Athen (Athenian democratic principle) cổ đại về tự do ngôn luận có thể đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên Các giá trị của nền Cộng hòa La Mã đã bao gồm quyền tương tự đối với tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Các khái niệm về tự do ngôn luận cũng có thể được tìm thấy trong các tài liệu nhân quyền từ sớm Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân (Declaration of the Rights of Man and of the Citizen), được thông qua trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, đặc biệt khẳng định quyền tự do ngôn luận như một quyền không thể thay đổi Tuyên ngôn quy định quyền tự do ngôn luận trong Điều 11, trong đó nêu rõ rằng:
Quyền tự do trao đổi ý kiến và quan điểm là một trong những điều quý giá nhất về quyền của con người Mọi công dân có thể, theo đó, có quyền tự do phát biểu, viết và in ấn, nhưng sẽ chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quyền tự do này theo luật định.
Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thông qua năm 1948, tuyên bố:Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Ngày nay, tự do ngôn luận, hoặc tự do biểu đạt, được công nhận trong luật nhân quyền của quốc tế và từng khu vực Quyền này được quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 10 của Công ước 14
Trang 23châu Âu về Nhân quyền, Điều 13 của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và Điều 9 của Hiến chương châu Phi về Quyền Con người và Quyền các Dân tộc Dựa trên lập luận của John Milton tự do ngôn luận được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền biểu đạt, hoặc phổ biến, thông tin và ý kiến, mà còn là ba khía cạnh riêng biệt:
Quyền tìm kiếm thông tin và ý kiến; Quyền tiếp nhận thông tin và ý kiến; Quyền truyền đạt thông tin và ý kiến
Các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia cũng công nhận rằng tự do ngôn luận, cũng như tự do biểu đạt, bao gồm bất kỳ phương tiện biểu đạt nào, có thể bằng lời nói, bằng văn bản, in ấn, thông qua Internet hoặc thông qua các hình thức nghệ thuật Điều này có nghĩa là việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận như một quyền chính đáng không chỉ bao gồm nội dung, mà còn cả phương tiện biểu đạt.
b.Trong nước
Luật Hiến Pháp
- Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Như vậy theo quy định của Hiến pháp “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân là quyền được tự do có quan điểm và giữ vững quan điểm của mình, cũng như được tự do tìm kiếm và tiếp nhận, chia sẻ thông tin nhưng phải nằm trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, không phải tùy tiện, vu khống, bôi nhọ, lừa bịp, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền tự do của người khác Cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội;
15
Trang 24phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật
2.4 Đặc điểm của tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận là thuật ngữ chỉ quyền của công dân được tự do bày tỏ ý kiến Tự do ngôn luận có những đặc điểm sau đây:
Con người có quyền được nêu lên quan điểm, ý kiến của mình về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng,… và thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội Điều đó khẳng định và thể chế hóa quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí, v.v Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng Trên không gian mạng, Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, v.v Hiện nay, quyền tự do ngôn luận, báo chí ở Việt Nam không những được bảo đảm tốt mà còn là nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội Nhiều vụ tham nhũng lớn được báo chí phanh phui, trước khi cơ quan chức năng phát hiện, như: vụ án Trịnh Xuân Thanh bắt nguồn từ bài 16
Trang 25báo “Xe tư gắn biển xanh” là một minh chứng Những năm gần đây, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc tham gia tích cực việc giám sát, phản biện đối với chính sách của Nhà nước “Quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới”, tham gia phản biện, giám sát của cá nhân, tổ chức được Đảng, Nhà nước ta tôn trọng, khuyến khích Tuy nhiên, vấn đề là phản biện ở đâu và động cơ phản biện như thế nào để đảm bảo tính khách quan; tránh hiện tượng “bôi đen” xã hội, bị kẻ xấu lợi dụng gây tổn hại cho người dân, xã hội và đất nước.
Ở từng thời kỳ, từng xã hội, từng quốc gia, những quy chuẩn xã hội, chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật có sự khác nhau, do đó những ý kiến quan điểm của người dân không được đánh giá là sai hay đúng mà phải căn cứ vào hoàn cảnh, mặt khách quan và chủ quan để xem xét cho cụ thể Các khái niệm về tự do ngôn luận cũng có thể được tìm thấy trong các tài liệu nhân quyền từ sớm Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân (Declaration of the Rights of Man and of the Citizen), được thông qua trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, đặc biệt khẳng định quyền tự do ngôn luận như một quyền không thể thay đổi Tuyên ngôn quy định quyền tự do ngôn luận trong Điều 11, trong đó nêu rõ rằng:
Quyền tự do trao đổi ý kiến và quan điểm là một trong những điều quý giá nhất về quyền của con người Mọi công dân có thể, theo đó, có quyền tự do phát biểu, viết và in ấn, nhưng sẽ chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quyền tự do này theo luật định.
Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thông qua năm 1948, tuyên bố:
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
17
Trang 26Bản thân tự do ngôn luận được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ Các quy phạm về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận có nghĩa là một cuộc tranh luận công khai không thể bị triệt tiêu hoàn toàn ngay cả trong trường hợp khẩn cấp Một trong những người ủng hộ nổi trội nhất về mối liên hệ giữa tự do ngôn luận và dân chủ chính là Alexander Meiklejohn Ông lập luận rằng khái niệm về dân chủ là khái niệm tự quản của nhân dân Để một hệ thống như vậy có thể hoạt động được, một cử tri cần phải được cung cấp đầy đủ thông tin Để có thể được trang bị các kiến thức đầy đủ, luồng thông tin và ý kiến không được ràng buộc bởi bất cứ điều gì Theo Meiklejohn, nền dân chủ sẽ không đúng với lý tưởng chủ đạo của nó nếu những người cầm quyền có thể thao túng cử tri bằng cách kìm hãm thông tin và đàn áp các ý kiến chỉ trích Meiklejohn thừa nhận rằng mong muốn thao túng ý kiến có thể xuất phát từ động cơ hướng đến các lợi ích cho xã hội Tuy nhiên, ông lập luận rằng bằng cách lựa chọn phương thức thao túng, tự bản thân nó đã trái lại với lý tưởng dân chủ.
Eric Barendt cho rằng biện luận về quyền tự do ngôn luận dựa trên nền tảng dân chủ này "có lẽ là lý thuyết về tự do ngôn luận hấp dẫn nhất và hiển nhiên là hợp thời nhất trong các nền dân chủ Tây phương cận đại" Thomas I Emerson đã củng cố thêm cho biện luận này khi ông lập luận rằng tự do ngôn luận giúp mang đến cân bằng giữa sự ổn định và sự thay đổi xã hội Tự do ngôn luận có tác dụng như một cái "van an toàn" để xả hơi hạ nhiệt khi mọi người bắt đầu có xu hướng chuyển biến thành một cuộc cách mạng Ông lập luận rằng "Nguyên tắc thảo luận mở là một phương pháp hướng đến một cộng đồng với khả năng thích nghi tốt hơn và đồng thời ổn định hơn, giúp duy trì sự cân bằng mong manh giữa vấn đề chia rẽ tất yếu và sự đồng thuận thiết yếu." Emerson tiếp tục kiên định rằng "Các phe đối lập có vai trò như một chức năng quan trọng của xã hội để bù đắp hoặc cải thiện tình trạng suy đồi không tránh khỏi của chế độ quan liêu."
Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người, do đó không ai có quyền hạn chế tự do ngôn luận Tuy nhiên, nếu quyền tự do ngôn luận đó vi phạm 18
Trang 27nguyên tắc gây hại hay nguyên tắc xúc phạm thì sẽ bị nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế và hình phạt tương xứng Tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối Hệ thống luật pháp của hầu hết các nước đều đặt ra giới hạn với quyền tự do ngôn luận, đặc biệt khi quyền tự do ngôn luận xung đột với các quyền và sự bảo vệ khác, chẳng hạn như trong các trường hợp phỉ báng, vu khống, khiêu dâm, tục tĩu, phát ngôn gây thù hằn và sở hữu trí tuệ Tại Châu Âu, sự báng bổ tôn giáo không được tính là nằm trong khuôn khổ tự do ngôn luận.Những tổ chức công cộng nhất định cũng có thể ban hành các chính sách hạn chế với quyền tự do ngôn luận, ví như quy định về ngôn từ tại các trường công lập Có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận thông qua trừng phạt pháp lý, thông qua sự lên án xã hội hay cả hai Không thể phát ngôn một số quan điểm vì nó có thể gây hại cho người khác Điều này thường bao gồm các phát ngôn vừa sai vừa nguy hiểm, chẳng hạn như hô to: "Cháy rồi!" (khi không cháy) trong rạp hát đông người và gây ra hoảng loạn Người ta thường tham chiếu đến "nguyên tắc gây hại" và "nguyên tắc xúc phạm" để giải thích cho sự giới hạn với tự do ngôn luận Ở một số quốc gia, báng bổ tôn giáo là phạm tội Đơn cử, ở Áo, việc nói xấu Muhammad, nhà tiên tri của Hồi giáo, không được bảo vệ như là tự do ngôn luận Trái lại, ở Pháp, luật tự do ngôn luận bảo vệ sự báng bổ và nói xấu Muhammad.Một số tổ chức công lập cũng có thể ban hành các chính sách hạn chế quyền tự do ngôn luận, chẳng hạn như quy tắc ngôn luận tại các trường học do nhà nước điều hành ở Mỹ.
Tại nước ta, quyền tự do ngôn luận, nhất là quyền sử dụng mạng internet đã và đang bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng triệt để để vu cáo, bội nhọ vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá chế độ xã hội và Nhà nước ta Những luận điệu cho rằng: “Chế độ Hà Nội là độc tài toàn trị”, Đảng Cộng sản Việt Nam “chiếm quyền” của dân, “đứng trên pháp luật”,… là một sự vu khống trắng trợn, hoàn toàn sai trái cả về thực tế và lý luận Cũng như pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới và pháp luật nói chung, pháp luật về quyền tự do ngôn luận nói riêng luôn luôn có mục tiêu bảo 19
Trang 28vệ chế độ xã hội Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị ghi rõ: mọi dân tộc đều có quyền tự quyết; xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Quy định này đã mặc nhiên thừa nhận các dân tộc có quyền tự quyết lựa chọn chế độ chính trị; quyền và nghĩa vụ công dân đều do pháp luật của mỗi quốc gia quy định Hơn nữa, pháp luật luôn mang tính chính trị, lịch sử và đặc thù về văn hóa Ở nước ta, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Hiến định tại Điều 4, Hiến pháp (2013) và được Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ta, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ghi nhận Đảng ta không chỉ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà còn có chức năng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Về thể chế chính trị của nước ta, Điều 2, Hiến pháp (2013), quy định: “1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
trị, đa đảng đối lập”, lấy mô hình “tam quyền phận lập” phương Tây làm đối chứng để bác bỏ thể chế của Nhà nước ta không chỉ là một thủ đoạn bôi nhọ chế độ ta, mà còn ấu trĩ trong nhận thức về sự đa dạng các mô hình xã hội trên thế giới hiện nay.
2.5 Quan hệ của quyền tự do ngôn luận với các quyền khác
Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt có liên quan chặt chẽ với các quyền khác Nó có thể bị hạn chế khi xung đột với các quyền khác (xem Hạn chế với quyền tự do ngôn luận) Quyền tự do biểu đạt cũng liên quan đến quyền được xét xử công bằng và quá trình tố tụng ở tòa án, quá trình này có thể hạn chế tiếp cận với việc tìm kiếm thông tin, hoặc việc xác định cơ hội và phương tiện mà ở 20
Trang 29đó quyền tự do biểu đạt có thể phát huy tác dụng trong phạm vi tố tụng Theo nguyên tắc chung, quyền tự do biểu đạt không được xâm phạm quyền riêng tư, cũng như danh dự và uy tín của người khác Tuy nhiên, sự chỉ trích các gương mặt của công chúng được nới rộng hơn.
Quyền tự do biểu đạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với truyền thông báo chí vì truyền thông giữ vai trò đặc biệt trong việc mang quyền tự do biểu đạt chung đến cho tất cả mọi người Tuy nhiên, tự do báo chí không nhất thiết hỗ trợ cho tự do ngôn luận Judith Lichtenberg đã chỉ ra các tình huống trong đó tự do báo chí có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận Đơn cử như khi tất cả những người kiểm soát các phương tiện báo chí cùng ngăn chặn thông tin hoặc đàn áp các ý kiến đa chiều vốn là một phần của tự do ngôn luận Sự hạn chế này có thể được tóm lược trong câu nói nổi tiếng: "Tự do báo chí được đảm bảo chỉ cho những người sở hữu một [tờ báo ND] (Freedom of the press is guaranteed only to those who own one)" Lichtenberg lập luận rằng tự do báo chí chỉ đơn giản là một dạng quyền sở hữu được tóm gọn trong nguyên tắc "Không tiền, không tiếng nói (No money, no voice)".
Quyền tự do ngôn luận thường được nhìn nhận như một quyền thụ động (negative right) Điều này có nghĩa rằng chính phủ về mặt pháp lý bắt buộc không được đưa ra hành động chống lại một người nói nào đó mà chỉ căn cứ trên quan điểm của người nói đó, nhưng không ai bị bắt buộc phải giúp đỡ bất cứ người nói nào công bố quan điểm của họ, và không ai bị yêu cầu phải nghe, đồng ý hay ghi nhận người nói hay quan điểm của người nói.
2.6 Vai trò của tự do ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận đảm bảo cho mọi người quyền được nêu lên ý kiến, quan điểm, hiểu biết cá nhân trên mọi nền tảng, phương tiện mà không bị giới hạn, không bị kiểm soát, giúp cho những quan điểm ý kiến ấy có thể đến được với mọi người nhằm tăng hiểu biết, nhận định đúng sai trong một cộng đồng nói riêng và một xã hội nói chung Tại Việt Nam, với người dân tự do 21
Trang 30ngôn luận, ngày càng được đảm bảo trong thực tiễn cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân Điều 10 của Luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 quy định: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân Đặc biệt, Điều 13 Luật này nêu rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng” Như vậy, về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ, với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống Ở một số quốc gia khác, Điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp đã quy định: “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”.
Nước Mỹ tuy không ban hành luật riêng về báo chí, nhưng có nhiều điều luật khác của quốc hội, quy định có tính pháp lý của tòa án cũng đưa ra những 22
Trang 31giới hạn nhất định đối với báo chí, đối với quyền và trách nhiệm của công dân liên quan đến báo chí nhằm tránh xâm hại đến an ninh quốc gia Khoản 2, Điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 nêu rõ: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn” Trong lịch sử, thế giới từng có những bài học về việc phải trả giá rất đắt nếu báo chí đi quá giới hạn tự do cho phép Trên thực tế, không có quốc gia nào cho phép tự do báo chí, tự do ngôn luận “đứng trên, đứng ngoài” luật pháp và xâm hại đến an ninh quốc gia.
Với chính phủ, tại nước ta, Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc bảo đảm, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã và đang được đảm bảo trên thực tế Hơn thế nữa, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, tích cực tiếp thu, học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tiến bộ của các quốc gia khác để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân.
2.7 Ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận
Phát huy tích cực quyền làm chủ của công dân, mọi công dân đều có quyền nêu ra những quan điểm, ý kiến cá nhân phù hợp với luật pháp trên mọi nền tảng truyền thông, phương tiện để những ý kiến ấy có thể đến được với mọi người, đón nhận một cách rộng rãi.
Góp phần xây dựng, thực hiện công tác quản lí nhà nước Bởi mỗi quốc gia dân tộc mọi chính sách luật pháp đều được xây dựn trên tinh thần phù hợp với ý chí, nguyện vong của nhân dân, do đó việc người dân nêu ra những quan 23
Trang 32điểm, ý kiến cá nhân sẽ giúp cho chính quyền dễ dàng nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong quá trình xây dựng chính sách, lập pháp, đưa tới sự đồng tính đông đảo trong quần chúng nhân dân, từ đó giảm thiểu sự bất đôngh quan điểm giữa chính quyền và nhân dân.
Thực tế đã chứng minh, tự do của một con người, một dân tộc là vô cùng quan trọng: Mỗi con người sinh ra và lớn lên và được sống theo suy nghĩ, hành động của bản thân là điều vô cùng hạnh phúc Trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định con người có 3 quyền: Sống (Life) – Tự do (Liberty) – Mưu cầu hạnh phúc (Pursuit of happiness) Có thể thấy tự do là quyền lợi và là lưạ chọn của con người Bởi ngay từ khi sinh ra, con người đã không thể lựa chọn cha mẹ, giờ sinh ra đời, nơi sinh, giới tính Ngay cả trong đời sống hằng ngày, có bao nhiêu chuyện mà bản thân chúng ta cũng không thể tự quyết định được Do đó việc tự do của mỗi con người trong suy nghĩ và hành động là vô cùng quan trọng Con người là chủ thể độc lập, có hệ tư tưởng riêng và có quyền lựa chọn quyết định cách sống sao cho bản thân thấy vui vẻ và hài lòng với cuộc sống đó Tuy nhiên việc lưạ chọn ấy dựa trên các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán cũng như trong giới hạn pháp luật cho phép Tự do không có nghĩa là tự do của mình làm tổn hại đến tự do của người khác, tự do chứ không phải tùy ý làm hành động trái luật.
Đối với mỗi quốc gia, quyền tự do là quyền sống còn Mỗi quốc gia có nền tự do xây dựng đế chế của quốc gia mình, đảm bảo cơm no áo mặc và cuộc sống hạnh phúc cho người dân Không ai có quyền xâm phạm, chiếm đoạt và gây ảnh hưởng đến sự tự do của mỗi quốc gia Một quốc gia tự do là quốc gia hòa bình, quốc gia ấy không bị xâm chiếm bởi các nước khác Bên cạnh đó xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lí trong các hoạt động xã hội – chính trị.
24
Trang 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thông qua việc tìm hiểu các cơ sở lý luận, nhóm chúng em đã hiểu được các khái niệm, nguồn gốc, vai trò, đặc điểm cũng như ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận Từ đó là căn cứ để tìm hiểu thực trạng nhằm tiếp tục học hỏi những mặt tốt và kiến nghị một số giải pháp cho ở các chương tiếp theo.
25
Trang 34CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀTỰ DO NGÔN LUẬN
3.1 Pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt (freedom of expression) đầu tiên được ghi nhận trong Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (UDHR) Theo Điều này, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới.”
Điều 19 của UDHR quy định rằng “ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp” và “ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ”Điều 19 trong ICCPR sau đó bổ sung điều này với việc chỉ ra rằng việc thực hiện quyền tự do ngôn luận cũng phải mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".
Nội dung của Điều 19 UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 và 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) Theo Điều 19 ICCPR, mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, 26
Trang 35hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ (Khoản 1 và 2) Khoản 3 Điều này xác định quyền tự do biểu đạt không phải là một quyền tuyệt đối mà có thể phải chịu một số hạn chế nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội.
Bổ sung cho quy định trong Điều 19, Điều 20 ICCPR đề cập đến một hạn chế cần thiết của quyền tự do biểu đạt, theo đó, mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.
3.1.1 Những nội dung cơ bản về quyền tự do ngôn luận của pháp luật quốctế
Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 19 ICCPR sau đó được HRC làm rõ thêm trong Bình luận chung số 10 thông qua tại phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của Ủy ban , có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:
Thứ nhất, quyền được giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp nêu ở Khoản 1 Điều 19 là quyền tuyệt đối, không được hạn chế hay tước bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp của quốc gia.
Thứ hai, quyền tự do biểu đạt có thể phải chịu những hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế đó phải được quy định trong pháp luật và chỉ để nhằm các mục đích như nêu ở Khoản 3 Điều 19.
Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 20 ICCPR sau đó được Ủy
phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:
27
Trang 36Thứ nhất, việc cấm các hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, gây hằn thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực là cần thiết và không mâu thuẫn với quyền tự do biểu đạt quy định ở Điều 19 ICCPR, bởi Điều này nêu rõ việc thực hiện quyền tự do biểu đạt phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.
Thứ hai, quy định cấm trong Khoản 1 Điều 20 cũng áp dụng cho tất cả các hình thức tuyên truyền đe dọa thực hiện hành động xâm lược hay phá hoại hòa bình trái với Hiến chương Liên hợp quốc Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 20 không ngăn cấm việc cổ vũ các quyền tự quyết, quyền độc lập hay quyền tự vệ của các dân tộc mà phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc Trong khi đó, quy định cấm trong Khoản 2 Điều 20 được áp dụng với những hành động khơi gợi lòng hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, từ đó kích động sự phân biệt đối xử, sự thù địch hay bạo lực, bất kể sự tuyên truyền diễn ra ở bên trong hay bên ngoài các quốc gia có liên quan.
3.1.2 Đánh giá tổng quan pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận
Những quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận của con người đã ngày một phát triển hơn và phù hợp với chế độ chính trị, quốc tế của mỗi quốc gia Từng điều khoản đều quy định và giải thích rõ vai trò và tác dụng của quyền tự do ngôn luận trong đời sống.
Trong Luật quốc tế đã quy định rõ những điều nên làm và không nên làm, từ đó cho thấy sự chặt chẽ trong cách diễn đạt, biểu đạt trước khi đưa ra thành một bộ Hiến chương và được sự chấp thuận của các quốc gia khác Quyền tự do ngôn luận được làm rõ rằng tự do ngôn luận không chỉ là quyền cơ bản của con người mà nó còn là quyền bất khả xâm phạm Những điều cấm cũng đã được quy định rõ trong Hiến chương Liên hợp quốc từ đó khẳng định được sự phân biệt rõ ràng giữa những điều cấm không được xâm hại và khuyến khích việc cổ vũ độc lập, quyền tự quyết và quyền bảo vệ nền độc lập của mỗi quốc gia.
28
Trang 37Pháp luật quốc tế đã có sự thay đổi về mặt nội dung để phù hợp hơn với hoàn cảnh và điều kiện của từng quốc gia khác nhau để đảm bảo phát huy tốt nhất quyền lợi của người dân trong các hoạt động chính trị như bầu cử, trưng cầu ý dân Tất cả những điều đó đều thể hiện rõ về quyền tự do ngôn luận của công dân của các quốc gia được pháp Luật quốc tế coi trọng hơn Những bộ luật mới ra đời đã khắc phục những điểm yếu của bộ luật cũ Quy định rõ hơn về các hoạt động mà công dân nên làm theo, quy định về các điều cấm và những điều mà công dân được tự quyết cũng được nêu rõ hơn trong bộ Luật quốc tế.
Những điều khoản được quy định trong Luật quốc tế còn nhằm cho thấy rõ hơn về quyền của công dân Công dân có thể tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng và chính quyền Tham gia các hoạt động chính trị xã hội khác một cách công bằng, bình đẳng trên các phương diện khác nhau.
3.2 Pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận
3.2.1 Sự phát triển của pháp luật việt nam về quyền tự do ngôn luận
Trong quá trình xây dựng đất nước, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng phát triển chung của nhân loại Mặc dù có sự chi phối đặc thù của đất nước, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn công nhận UDHR là giá trị phổ quát, ký cam kết tuân thủ và thực thi đầy đủ các công ước ICCPR cũng như ICESCR12 Trong đó, quyền con người nói chung và quyền được thông tin của công dân nói riêng nằm trong mối quan hệ hai chiều giữa công dân với Nhà nước Việt Nam (công dân và Nhà nước vừa là chủ thể vừa là khách thể trong việc cung cấp thông tin) Các bản hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng định đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân Qua mỗi bản hiến pháp, nội dung này được kế thừa và phát triển phù hợp từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta Ví dụ: các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí được 29