1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam

101 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Tự Do Đi Lại Trong Luật Nhân Quyền Quốc Tế Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đức Mạnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Toàn Thắng
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam

Trang 1

Giảng viên : TS Nguyễn Toàn Thắng

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Mạnh

Hà Nội, 09/2021

Trang 2

Luận văn được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS

Nơi công tác

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn

Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao

vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao

Trang 3

Ngoài ra, tôi cũng cảm ơn đến các cộng sự của tôi, những người đã vui

vẻ, hòa đồng giúp đỡ cho tôi trong việc hoàn thành bài tiểu luận một cách không ngần ngại Tôi biết bài luận văn này còn nhiều sai sót mong các giáo sư, các quý bạn bè trong cùng ngành cho những lời khuyên chân thành nhất để tôi có thể nhận

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 5

7 Bố cục của luận văn 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI TRONG LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ 7

1.1 Khái niệm về quyền tự do đi lại 7

1.1.1 Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị 7

1.1.2 Quyền tự do đi lại 10

1.2 Lịch sử phát triển của quyền tự do đi lại 13

1.2.1 Quyền tự do đi lại trong ý thức truyền thống 13 1.2.2 Quyền tự do đi lại trong thời kỳ hiện đại 15

1.2.3 Xu hướng pháp điển hóa quyền tự do đi lại trong khoảng thời gian từ 1789 đến trước năm 1948 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2: LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI 24

2.1 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại trong pháp luật quốc tế về nhân quyền 24

2.1.1 Quyền tự do đi lại trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 24

2.1.2 Công ước LHQ về vị thế của người tị nạn năm 1951 31

2.1.3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1966 32

2.2 Quyền tự do đi lại trong quy định của pháp luật quốc tế 34

2.2.1 Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia 34

2.2.2 Quyền đi khỏi một quốc gia, kể cả rời khỏi quốc gia của mình 35

2.2.3 Quyền quay trở lại quốc gia của mình 37

Trang 5

2.2.4 Những hạn chế đối với quyền tự do đi lại 38

2.2.5 Cư trú chính trị và tị nạn - những vấn đề phức tạp của quyền tự do đi lại 42

2.3 Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về quyền tự do đi lại 46

2.3.1 Pháp luật EU về quyền tự do đi lại của công dân Liên minh 46

2.3.2 Những đảm bảo về quyền tự do đi lại cho công dân của nước thứ ba tại EU 52

2.4 Pháp luật của một số quốc gia về quyền tự do đi lại 53

2.4.1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 53

2.4.2 Các quốc gia khu vực Đông Nam Á 59

2.5 Quyền tự do đi lại theo pháp luật Việt Nam 65

2.5.1 Trên tinh thần Hiến pháp 65

2.5.2 Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia 67

2.5.3 Quyền tự do đi lại từ nước này sang nước khác 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI 79

3.1 Những bất cập còn tồn tại trong pháp luật Việt Nam về quyền tự do đi lại 79

3.2 Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do đi lại 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89

KẾT LUẬN 90

Tài liệu tham khảo 91

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH

2 ICCPR Công ước quốc tế

về các quyền dân sự và

chính trị

International Covenant on Civil and

Political Rights

quyền thế giới

Universal Declaration

of Human Rights

6 ASEAN Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á

Association of

Southeast Asian Nations

phủ

Non-governmental organizations

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người sinh ra đã có những quyền có bản gắn liền với nhân thân của

họ, trong đó quyền được tự do đi lại là một quyền cơ bản và quan trọng trongquátrình mỗi người tồn tại Việc bảo vệ quyền tự do đi lại nói riêng hay quyền

tự do nói chung là một trong những nhiệm vụ thiết yếu bậc nhất của mỗi quốcgia và là yêu cầu cần thiết mà hệ thống pháp luật của mỗi nước phỉa ghi nhận

và bảo vệ Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, vấn đề về quyền tự do đilại của con người càng được đẩy lên cao trao với sự quan tâm đồng loạt củacộng đồng quốc tế vì những lý do sau:

Một là, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽkhiến cho việc đi lại, giao thương quốc tế ngày một nhiều và phổ biến Không

có một quốc gia nào không có công dân ra nước ngoài làm việc Và cũngkhông có một quốc gia nào không đón tiếp những người nước ngoài vào nướcmình với những mục đích khác nhau Những thuận lợi về giao thông, về tiền

tệ cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy mật độ đi lại giữa các quốc gia.Chính vì thế, nảy sinh nhu cầu nâng cao sự quản lý mà vẫn đảm bảo tốt quyền

tự do đi lại, để các quốc gia không những tăng cường vị thế trên trường quốc

tế về bảo vệ quyền con người mà còn giữ gìn được bản sắc, an ninh, trật tự

Thứ hai, quyền tự do đi lại là tiền đề để thực hiện một số quyền tự dokhác Bởi, đối với một số quyềntự do mang tính nhạy cảm như tự do hội họp,

tự do biểu đạt ý kiến, những hành động này rất có thể bị kết tội nhằm mụcđích chính trị Vì thế, việc tìm kiếm sự trú ẩn tại một cộng đồng khác trước,trong và sau khi thực hiện các quyền tự do nhạy cảm này là một nhu cầu cóthật trên thực tế Nhu cầu này đặt các nước trước thách thức cân nhắc giữanhững lợi ích ngoại giao, lợi ích chính trị, và lợi ích về bảo vệ quyền tự do đi

Trang 8

lại Chính vì vậy, quyền này lại càng trở thành một vấn đề cần được xem xétnghiêm túc trong giai đoạn hiện nay

Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới trong lĩnh vựcbảo vệ quyền con người nói chung và quyền tự do đi lại của con người nóiriêng Với tư cách là thành viên của nhiều điều ước quốc tế cốt lõi về quyềncon người, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý quốc tế thúc đẩy,bảo vệ và đảm bảo thực hiện các quyền con người Thực tế cho thấy, Đảng vàNhà nước Việt Nam hoàn toàn ý thức về trách nhiệm quốc gia này Vì thế,trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của con người Tuy nhiên, nhìnnhận một cách khách quan, các văn bản quy phạm pháp luật này còn nhữngthiếu sót nhất định Hơn nữa việc thực hiện những quy định này trên thực tếcòn thể hiện một số bất cập Điều này phần nào gây khó khăn cho việc đảmbảo quyền tự do đi lại của con người Trong bối cảnh đó, việc xác định rõquyền tự do đi lại được quy định trong pháp luật quốc tế và quốc gia như thếnào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và mang tính cấp thiết với nhận thức rằngpháp luật là công cụ để bảo vệ công bằng xã hội Với ý nghĩa đó, học viên

mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế

và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về quyền tự do đi lại ngày càng trở nên phổ biến trên cảbình diện quốc tế và quốc gia Trên bình diện quốc tế, các công trình nghiêncứu thường tiếp cận quyền tự do đi lại dưới góc độ một quyền tự do cơ bảncủa con người, nhưng chủ yếu là với một số nhóm người cụ thể tại một số khu

vực cụ thể: ví dụ tác giả Ralph Fevre có cuốn: “Di cư lao động và tự do đi lại

tại Liên minh châu Âu: ngoại lệ xã hội và phát triển kinh tế”1 Có tác giả lại

1 Ralph Fevre, Labour migration and freedom of movement in the European Union: Social Exclusion and

economic development, 1998.

Trang 9

bàn về mối quan hệ giữa quyền tự do đi lại và chủ quyền quốc gia như bài

viết của Richard Peruchoud trong cuốn “Xác lập luật di cư quốc tế”2 Bêncạnh đó, các cơ quan của LHQ xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn hoặc cẩmnang nhằm mục đích thông tin, phục vụ công việc nghiên cứu nói chung vềquyền con người và quyền tự do đi lại

Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến quyền tự do đilại của con người Nhưng điểm chung của những nghiên cứu này là chỉnghiên cứu quyền tự do đi lại của con người trong một chỉnh thể nghiên cứuvới các quyền dân sự và chính trị nói chung Chúng ta có thể tìm thấy các bàiviết về quyền tự do đi lại trong một số giáo trình giảng dạy ở các trường đại

học như cuốn “Giáo trình lý luận pháp luật và quyền con người”3, “Giáo

trình Luật quốc tế, dùng trong các trường đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao”4 Ngoài ra, nội dung quyền tự do đi lại cũng được bàn luận trong các

sách chuyên khảo như “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và

chính tr(ICCPR.1966)”5 hay “Một số kiến thức pháp luật về quyền con người

dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật”6

Điểm chung nhất của các công trình này, theo nhận xét của học viên, làchỉ phân tích về quyền tự do đi lại trong một chỉnh thể với các quyền dân sự

và chính trị khác, chưa tập trung phân tích rõ về quyền tự do đi lại cũng nhưthực tiễn pháp luật các quốc gia về vấn đề này Chính vì vậy, luận văn

“Quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế và giải pháp hoàn thiện

pháp luật Việt Nam”, tuy giới hạn về quy mô và tầm vóc, nhưng sẽ là một

2 Richard Peruchoud, State sovereignty and freedom of movement, trích trong cuốn Foundations of

International Migration Law, tr.123-151.

3 Đại học Quốc gia Hà Nội - Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo

trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia

4 Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế: dùng trong các Trường

Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao, 2010.

5 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Giới

thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR.1966), NXB Hồng Đức, 2012.

6 Bộ Tư pháp – Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Một số kiến thức pháp luật về quyền con người dành cho

giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật , tập 1.

Trang 10

đóng góp có ý nghĩa vào việc phát triển tư liệu nghiên cứu toàn diện về vấn

đề quyền tự do đi lại của con người trên phương diện khoa học pháp lý

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là chứng minh, so sánh

quyền tự do đi lại trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó đưa racác quan điểm và giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện pháp luật ViệtNam về quyền tự do đi lại của con người cũng như các giải pháp thực thipháp luật có hiệu quả

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ

sau:

Một là hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về quyền tự do đi lại của

con người

Hai là phân tích và so sánh quyền tự do đi lại của con người trong

pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật vàthực thi pháp luật về quyền quyền tự do đi lại của con người tại Việt Namhiện nay

Ba là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất những quan

điểm, giải pháp cơ bản để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền

tự do đi lại và thực thi pháp luật có hiệu quả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể nghiên cứu là quyền tự do đi lại trong

luật nhân quyền quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, từ đó đưa

ra giải pháp hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề quyền đi lại nhưmột quyền con người cơ bản

- Phạm vi nghiên cứu: Quyền tự do đi lại của con người xuất hiện

trong nhiều văn kiện quốc tế, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, xãhội, như thương mại, di cư… Do vậy, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ

Trang 11

tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của những văn kiện quốc tế làmnền tảng cho quyền tự do đi lại , và chỉ nghiên cứu dưới góc độ quyền conngười

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp, phân tích, so sánh

và liệt kê Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc

tế để lập luận, chứng minh và lý giải những khía cạnh của quyền và bảo vệquyền tự do đi lại

6 Đóng góp của luận văn

- Đóng góp về khoa học: Đề tài nghiên cứu mong muốn góp phần nâng

cao nhận thức về quyền tự do đi lại của con người tại Việt Nam, có thể dùnglàm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập Việc nghiên cứu đề tàimong muốn sẽ mở ra những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc, toàn diện và cụ thểhơn về vấn đề này

- Đóng góp về thực tiễn: luận văn nghiên cứu này có thể được sử dụng

để tham khảo về quyền đi lại quy định trong luật pháp quốc tế về nhân quyền

và đối chiếu với pháp luật Việt Nam, thích hợp cho những người nghiên cứungành Luật và các cơ quan đơn vị pháp luật dân sự nghiên cứu về luật phápquốc tế

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này gồm

Trang 12

Chương 2: Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tự do

đi lại: Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền tự do đi lại, những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia trên thế giới về quyền tự do đi lại, và những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền

tự do đi lại.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do đi lại: từ thực trạng trong chương 2 tìm ra những điểm bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này cũng như các giải pháp thực thi pháp luật trên thực tế.

Trang 13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI

TRONG LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Mỗi người chúng ta, dù ở bất cứ nước nào, bất cứ vùng lãnh thổ nào,đều thực hiện sự dịch chuyển, đi lại Chúng ta đi lại để phục vụ cho nhu cầusinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí, làm việc… nhưng không mấy ai nhận thứcđược đó là một quyền cơ bản của con người cần được ghi nhận Chúng ta cóthể nhận thức rất rõ ràng một số quyền của con người như quyền tự do hộihọp, tự do ngôn luận, quyền sống, quyền được học tập…nhưng lại khôngdành nhiều quan tâm cho quyền tự do đi lại Bởi quyền này là quyền rất cơbản, có từ khi con người sinh ra, và không gặp nhiều cản trở trên thực tế Chỉđến khi bị giới hạn quyền tự do đi lại , nhiều người mới nhận thức được rằng

đó là một quyền đương nhiên của họ và đó là một quyền rất quan trọng Nếukhông tồn tại quyền tự do đi lại , những quyền khác của con người cũng cóthể bị xâm phạm Hơn nữa, chính trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà lưuthông thương mại, hàng hóa đòi hỏi con người phải di chuyển nhiều, khôngchỉ từ khu vực này đến khu vực khác trong phạm vi lãnh thổ nước mình, màcòn từ nước này sang nước khác, quyền tự do đi lại lại càng thể hiện vai tròtích cực của mình Chính vì vậy, có được một nghiên cứu toàn diện về quyền

tự do đi lại là điều cần thiết

Vậy quyền tự do đi lại là gì, được ghi nhận trong những cơ sở pháp lýquốc tế và quốc gia nào, và những giải pháp nào Việt Nam cần thực hiện đểđảm bảo quyền tự do đi lại trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khuvực và thế giới?

1.1 Khái niệm về quyền tự do đi lại

1.1.1 Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị

Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnhvực như đạo đức, chính trị, pháp lý Chính vì vậy, “hiện nay có rất nhiều

Trang 14

định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theonhững góc độ khác nhau Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn

bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyền con người là những

quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người7 Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phòng cao ủy

LHQ thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: quyền con người

là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người8

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về quyền con người

Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác

giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có củacon người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuậnpháp lý quốc tế.9

Quyền con người thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từnhững năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ

nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ, liên tục tới tận cuối thế kỷ đó vàphong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo

vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc LHQ ra đời ngày 10/12/1948 vàthông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền thế giới là một bước tiến vượt bậctrong lĩnh vưc quyền con người Tuyên ngôn này là nền tảng cho hai côngước quốc tế về quyền con người cùng được thông qua vào năm 1966 Mộttrong số đó là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

7 James Nickel, with assistance from Thomas Pogge, M.B.E Smith, and Leif Wenar, 13 December 2013,

Stanford Encyclopedia of Philosophy, Human Rights Retrieved 14 August 2014.

8 OHCHR, Frequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.1.

9 Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.38.

Trang 15

Các quyền dân sự và chính trị được gọi là “thế hệ quyền con người thứ

nhất” trong tương quan với thế hệ quyền con người thứ hai (các quyền kinh

tế, xã hội và văn hóa) Cách gọi này xuất phát từ những đặc điểm khác nhaucủa hai nhóm quyền Từ đó, các quyền dân sự và chính trị có một số đặc tínhsau:10

Một là, các quyền dân sự và chính trị chủ yếu chỉ cần thái độ thụ động

của nhà nước Điều này có nghĩa là nhà nước, trong hầu hết các trường hợpkhông cần chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chỉ đơn thuần kiềm chếkhông can thiệp vào việc hưởng thụ các quyền dân sự, chính trị của ngườidân

Hai là, để đảm bảo các quyền dân sự và chính trị, không đòi hỏi tiêu

tốn nhiều nguồn lực

Ba là, do không đòi hỏi tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực nên các quốc

gia có thể và cần phải thực hiện ngay

Bốn là, các quyền dân sự và chính trị có nội hàm rõ ràng, thể hiện ở

việc dễ dàng định lượng, đánh giá được mức độ bảo đảm các quyền

Năm là, tính rõ ràng trong nội hàm của các quyền này giúp việc phân

xử các cáo buộc vi phạm quyền rõ ràng hơn so với các quyền kinh tế, vănhóa, xã hội

Sáu là, các quyền dân sự và chính trị không phản ánh sự chia rẽ về ý

thức hệ chính trị bởi giữa các quốc gia trên thế giới không tồn tại nhiều mâuthuẫn về quan điểm đối với các quyền này

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, những nhận định trênhiện nay chỉ mang tính tương đối Theo cá nhân tác giả, những đặc điểm trênhiện nay vẫn thể hiện là những đặc điểm cơ bản của các quyền dân sự vàchính trị trừ đặc điểm đầu tiên Bởi ngày nay, bên cạnh nghĩa vụ chủ yếu là

10 Xem Scott, C (1989), The Interdependence and Permeability of Human Rights Norms: Towards a Partial

Fusion of the International Covenants on Human Rights, Osgood Law Journal, Vol.27.

Trang 16

kiềm chế, không can thiệp vào việc hưởng thụ các quyền dân sự và chính trịcủa con người, trong nhiều trường hợp nhà nước còn phải thực hiện nghĩa vụchủ động để đảm bảo hiện thực hóa các quyền này Nghĩa vụ chủ động đóthông thường là ban hành các quy định pháp luật, thành lập các cơ chế giámsát, thực hiện giáo dục, tuyên truyền…”11

1.1.2 Quyền tự do đi lại

Quyền tự do đi lại được xem là một trong các quyền cơ bản không thểthiếu của trong tập hợp quyền tự do của cá nhân Hơn hết, quyền này cònđược tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận và tôn trọng như một quyềnkhông thể thiếu gắn liên với thân nhân của mỗi người Vì vậy, pháp luật quốcgia và pháp luật quốc tế đã xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệquyền tự do đi lại của mỗi người, buộc mỗi chủ thể khác phải tôn trọng vàkhông được xâm phạm Về cơ bản, pháp luật hiện nay thống nhất quyền tự do

đi lại trên 03 phương diện bao gồm: quyền tự do đi lại trong lãnh thổ quốcgia, quyền rời khỏi lãnh thổ quốc gia và quyền được trở về của cá nhân cóquốc tịch của quốc gia đó “Tự do đi lại (freedom of movement) là quyền tự

do di chuyển trong một quốc gia, rời khỏi quốc gia hoặc trở về quốc gia màchủ thể có quyền quốc tịch Quyền tự do đi lại có nguồn gốc từ triết học cổđại và luật tự nhiên, và được xem là một phần không thể thiếu trong tự do cánhân Một trong những văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới đề cập đếnquyền này là Đại hiến chương Magna Carta của nước Anh (ban hành vào thế

kỷ 13), trong đó có quy định đảm bảo cho các thương nhân trong và ngoàinước, trừ một số trường hợp ngoại lệ, có quyền rời khỏi hoặc đến nước Anh,

ở lại và đi qua nước Anh

Quyền tự do đi lại có ý nghĩa rất quan trọng vì nó tạo tiền đề để một cánhân thụ hưởng các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã

11 Hoàng Thanh Phương (2014), “Quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của luật quốc tế - Thực tiễn các quốc gia và Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 17

hội và văn hóa khác Không chỉ vậy, tự do đi lại của các cá nhân cũng là điềukiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia Hạn chế bấthợp lý quyền tự do đi lại không những làm tổn hại đến quyền con người củacác cá nhân mà còn cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội.

Trong thời đại ngày nay, quyền tự do đi lại còn được xem là một phầnquan trọng của sự hợp tác giữa các quốc gia, vì thông qua sự đi lại và giao lưu

sẽ khuyến khích lòng khoan dung và hiểu biết giữa người dân thuộc các nềnvăn hóa khác nhau, góp phần phá vỡ những định kiến lạc hậu, xây dựng tinhthần đoàn kết, thúc đẩy hòa bình, các giá trị nhân văn và sự thịnh vượngchung của các dân tộc

Quyền tự do đi lại được ghi lại và bảo vệ từ rất sớm trong hiến pháp vàpháp luật của nhiều quốc gia, tiêu biểu như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand,Australia,… Ở một số nước, quyền này được bảo vệ trong nhiều văn bản phápluật Ví dụ, tại tiểu bang Victoria của Australia, quyền tự do đi lại được đồngthời bảo vệ theo Hiến chương về Quyền con người (Charter of HumanRights), Đạo luật về Trách nhiệm (Responsibilities Act 2006) và Đạo luật vềQuyền con người (Human Rights Act 2004) Các văn bản này quy định, mọingười cư trú hợp pháp trong lãnh thổ bang Victoria có quyền tự do đi lại tronglãnh thổ bang này, có quyền đến và rời khỏi Victoria và có quyền tự do lựachọn nơi cư trú

Trong hiến pháp của nhiều quốc gia, quyền tự do đi lại không chỉ đượcdành cho công dân, mà còn được dành cho những người nước ngoài Mặc dùvậy, tự do đi lại không phải là một quyền tuyệt đối (absolute right) mà có thể

bị hạn chế trong một số bối cảnh, với những điều kiện nhất định Phổ biếnnhất là các quốc gia thường ban hành các quy định nhằm ngăn chặn việc mộtngười sử dụng quyền tự do đi lại để trốn tránh trách nhiệm pháp lý khi cóhành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra, một số quốc gia còn hạn chế quyền tự do

Trang 18

đi lại vì một số lý do khác, trong đó có cả lý do chính trị Chính vì vậy, cónhận định rằng, mức độ thụ hưởng quyền tự do đi lại của người dân ở cácnước phụ thuộc lớn vào ý chí của các nhà cầm quyền.

Theo luận nhân quyền quốc tế, quyền tự do đi lại có thể bị hạn chế nếuviệc thực thi quyền này phát sinh mâu thuẫn với các quyền và lợi ích kháctrên thực tế, ví dụ như có thể làm lây truyền dịch bệnh ảnh hưởng đến sứckhỏe của cộng đồng, hoặc làm ảnh hưởng đến an toàn công cộng Cụ thể,Điều 12 Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (InternationalCovenant on Civil and Political Rights – ICCPR, 1966) ghi nhận: quyền tự do

đi lại có thể phải chịu … những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ

an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác… Tuy nhiên, cũng theo quy định của Điều 12

ICCPR, việc áp đặt hạn chế đối với quyền tự do đi lại chỉ được thực hiện vớiđiều kiện những hạn chế đó phải hợp lý, được quy định trong pháp luật, và

được chấp nhận rộng rãi trong một xã hội tự do và dân chủ”

Như vậy, có thể thấy quyền tự do đi lại được định nghĩa là bao gồm cácquyền sau:

- Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

- Quyền đi khỏi bất kỳ nước nào kể cả nước mình

- Quyền trở về nước mình

Với tư cách là một trong các quyền tự do cơ bản của con người, quyền

tự do đi lại đảm bảo các đặc điểm của quyền con người nói chung, đó là:

- Tính phổ biến: Quyền tự do đi lại được áp dụng cho tất cả mọi người,không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phàn xuấtthân

- Tính đặc thù: Mặc dù như đã khẳng định ở trên, tất cả mọi người đềuđược hưởng quyền tự do đi lại, nhưng do ở mỗi khu vực có hoàn cảnh chính

Trang 19

trị, truyền thống riêng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng khác nhau nênquyền này được thực thi ở mức độ khác nhau.

- Tính không thể bị tước bỏ: quyền tự do đi lại cần phải được đảm bảotối đa, không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế bởi một chủ thể nào, dù đó làcác cơ quan nhà nước Tất nhiên, điều này không loại trừ những trường hợpnhất định do pháp luật quy định: ví dụ như tù nhân bị giam thì bị hạn chếquyền tự do đi lại

- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: thực hiện tốtquyền tự do đi lại là cơ sở để thực hiện tốt các quyền khác Điều này được thểhiện rõ hơn trong phần sau của luận văn

Bên cạnh những đặc điểm của quyền con người nói chung, quyền tự do

đi lại còn mang những đặc điểm của các quyền dân sự và chính trị:

- Thứ nhất, quyền tự do đi lại là quyền tự do rất cơ bản của con người,không đòi hỏi nhà nước tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực để đảm bảo quyềnnày

- Thứ hai, quyền này được các quốc gia thực hiện ngay, không cần cóthời gian chuyển tiếp và chuẩn bị

- Thứ ba, chúng ta có thể đánh giá được mức độ thực hiện quyền tự do

đi lại một cách rõ ràng thông qua các số liệu thống kê về số lượng người nướcngoài nhập cảnh vào Việt Nam, số lượng người nước ngoài cư trú ở Việt Namcủa các cơ quan có thẩm quyền, số liệu điều tra dân số, hộ tịch…

- Những vi phạm về quyền tự do đi lại là những vi phạm dễ nhận biết,

có tính chính xác nên dễ phân xử

- Cuối cùng, trong chương 2 của luận văn sẽ cho thấy hầu hết các nướcđều nhất trí về những quy định cơ bản đối với quyền tự do đi lại Điều nàychứng tỏ quyền tự do đi lại không phản ánh sự chia rẽ về ý thức hệ chính trịgiữa các quốc gia trên thế giới

Trang 20

1.2 Lịch sử phát triển của quyền tự do đi lại

1.2.1 Quyền tự do đi lại trong ý thức truyền thống

Không phải cho đến khi các văn kiện quốc tế về quyền con người rađời, không phải cho đến khi quyền con người trở thành mối quan tâm củanhân loại thì khái niệm tự do đi lại mới tồn tại Quyền này được ghi nhận từcác văn bản cổ xưa và nó có nguồn gốc từ triết học cổ đại Cho dù vào thờiđiểm ấy, quyền tự do đi lại được ghi nhận còn khá hạn chế, và chủ yếu gắnliền với quan niệm về tự do nói chung

Plato đã viết rằng: “Chúng ta tuyên bố sâu sắc với mọi công dân Athen

rằng họ tự do Tức là chúng ta cho phép họ, rằng nếu đến một độ tuổi nào đó

và nếu họ đã nhìn thấy tương lai ở một đất nước khác, nếu họ không thích ở lại với chúng ta, thì họ có thể đi tới bất cứ nơi nào mà họ cảm thấy thoải mái

và mang theo hàng hóa cùng với họ Không có luật nào có thể cấm đoán hay can thiệp vào hành động này Bất cứ ai không thích đất nước này, không thích dân tộc này và muốn di cư đến một nước thuộc địa hoặc đến một đất nước khác, có thể đi đến bất cứ nơi nào anh ta thích mà vẫn không bị chấm dứt quyền sở hữu tài sản”.12

Khái niệm truyền thống về tự do đi lại được coi như đồng nhất vớiquyền tự do cá nhân Mà quyền tự do cá nhân này chỉ tồn tại đối với đàn ôngtrưởng thành Điều này được phản ánh trong các văn bản cổ của Epictetus -

người đã miêu tả hai chữ “tự do” như sau: “Tôi đi đến bất cứ nơi nào tôi

muốn; và tôi đến từ bất cứ nơi nào tôi muốn”13 Quả thật, nguồn gốc của thuật

ngữ Hy Lạp mà ông sử dụng là “đi đến nơi nào ý chí chỉ định”, và vào thời

điểm đó, nó được hiểu như là một thuật ngữ đối nghịch với chế độ nông nô.Trong thời kỳ cổ xưa, những công dân Hy Lạp được tự do đi lại, giống như

12 Hurst Hannum, “The Right to Leave and Return in International Law and Practice” (Martinus Nijhoff,

1987), tr.4.

13 The American Jewish Committee, “The right to leave and to return: Papers and Recommendations of

International Colloquium Held in Uppsala”, Sweden, 1972, tr.19-20.

Trang 21

được miêu tả là “cả thế giới quanh Địa Trung Hải trở thành một cái bình bịnung chảy bởi hậu quả của di cư và hòa nhập của rất nhiều dân tộc sinh sống

ở đó”14 Cũng tương tự như thế, vào thời kỳ đế chế La Mã, những người thuộccác dân tộc ngoại lai chiếm tới 90% dân số ở Rome, và thuật ngữ libertas - tự

do - cũng có hàm ý trái ngược với chế độ nô lệ, bởi những người nô lệ vànông nô không được tự do đi lại

1.2.2 Quyền tự do đi lại trong thời kỳ hiện đại

Trong thời kỳ hiện đại, quyền tự do đi lại được quan tâm hơn bởi lúcnày chủ nghĩa đế quốc đang mở rộng các hoạt động thương mại của mình.Pháp luật lúc này là công cụ để giai cấp thống trị, hay ở thời điểm này là chủnghĩa đế quốc, thực hiện việc cai trị và mở rộng bờ cõi Những bài viết đầutiên về quyền tự do đi lại chính là các nguyên tắc do các luật sư lập ra trong

“Luật của các quốc gia” (luật quốc tế), trong đó, những bài viết của học giảTây Ban Nha - Francisco de Victoria (1492-1546) và học giả Hà Lan - HugoGrotius (1583-1645) đã có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của luậtquốc tế Grotius thừa nhận một cách rõ ràng rằng ý định của ông là “minh họangắn gọn và rõ nét rằng người Hà Lan có quyền chèo thuyền đến Đông Ấnnhư họ đang làm, và họ cũng có quyền trao đổi thương mại với những ngườidân ở đó”15 De Victoria thì lại tranh luận rằng mệnh đề “một người hoàn toànđược cho phép lên đường đi đến những nơi nào mà họ muốn”16 là minh chứngcho việc di cư của người Tây Ban Nha đến Tân thế giới Các ý kiến này đượcphát triển vào thế kỷ XVIII bởi các học giả như Vattel và Blackstone

a De Victoria:

Nghiên cứu về nhiều vấn đề song trong tổng số công trình của ông cóđến 14 công trình liên quan đến quyền tự do đi lại

14 Julius Isaac, Economics of Migration, 1947, tr.29.

15 Oxford University Press, 1916, trích từ Hugo Grotius, The Freedom of the Seas, tr.7.

16 Francisco de Victoria, On the Indians Lately Discovered, 2000, phần III, tr 386.

Trang 22

Như đã nói ở trên, với mục đích tìm ra những lý do hợp lý cho việc di

cư của người Tây Ban Nha, De Victoria cũng đồng thời chỉ ra ba lý do màtheo ông có thể áp dụng đối với không chỉ trong hoàn cảnh người Tây BanNha với Tân Thế giới mà có thể được áp dụng với các dân tộc khác Cụ thể là:

Thứ nhất, De Victoria cho rằng “người Tây Ban Nha có quyền đến một

vùng đất nào đó và tạm thời lưu trú ở đó” là bắt nguồn từ luật tự nhiên (jusgentium) hay ở thời điểm đó chính là luật của giáo hội Theo đó, việc chấpnhận một người nước ngoài bước vào lãnh thổ mình là hợp với lẽ tự nhiên.Ông dựa vào thánh Mathew - “Tôi là một người lạ và bạn không cho tôi vào”

- để chỉ ra rằng sự khước từ một người lạ là một hành vi khác thường Ôngcũng rút ra từ Kinh thánh Samataritan và Mathew rằng yêu người hàng xómnhư chính bản thân mình là bằng chứng chứng tỏ rằng người dân một nướcnào đó không thể cách ly người khác khỏi mình mà không có lý do, và sửdụng lời khẳng định trong Ecclesiasticus là “mọi loài động vật đều yêu giốngnòi của chúng” để đề xuất rằng “việc giữ cho xã hội xa cách với một người vôhại là điều trái với tự nhiên”17 Lập luận này không chỉ hữu ích đối với cuộcchinh phạt Tân thế giới của người Tây Ban Nha mà còn ám chỉ rằng ngườichâu Mỹ phải tôn trọng quyền này của người Tây Ban Nha

Thứ hai, De Victoria dựa vào một đoạn trích trong Kinh thánh: “theo lẽ

tự nhiên, nước chảy và biển cả là những tài sản chung thuộc về tất cả mọingười, các con sông, và bến cảng cũng vậy, và theo luật của các quốc gia, tàuthuyền từ mọi nơi có thể neo đậu ở đó” - ông khẳng định rằng những thứ tàisản chung đó không thể thuộc sở hữu của riêng thực thể nào Theo ông, quyền

sở hữu chung về tài sản này có nghĩa là “ngay từ thuở sơ khai”, ai cũng cóquyền đi lại và định cư tại bất cứ nơi nào họ muốn và quyền này không bị mất

đi ngay cả khi tài sản bị chia nhỏ Theo đó, “những người bản xứ đã hành

17 James Brown Scott, The Spanish Origin of International Law: Francisco de Victoria and His Law of

Nations, 1934, phần xxxvii.

Trang 23

động sai trái đối với người Tây Ban Nha nếu họ không cho người Tây BanNha vào lãnh thổ của họ.”18

Điều này cũng có liên quan đến bằng chứng thứ ba của ông: mọi thứđều hợp pháp nếu nó không bị cấm hoặc không gây hại cho người khác Ônggiả sử người Tây Ban Nha đến châu Mỹ không làm hại những cư dân ở đó, thìđiều đó là “hợp pháp” Để phủ nhận sự xâm nhập của người Tây Ban Nha là

“bất hợp pháp”, ông cho rằng việc trục xuất người nước ngoài là đồng nghĩavới án đi đày - một loại hình phạt chính thức dành cho các tội phạm - màtrong khi đó không có tội phạm nào được thực hiện ở đây Quả thật, việckhông chào đón một người nước ngoài cũng ám chỉ là người đó là kẻ thù và

ám chỉ việc từ chối không cho người đó vào nước mình, hoặc trục xuất, vàhành động này cũng được coi như hành động khơi mào chiến tranh Vì vậy,việc người Anh- điêng ngăn cản người Tây Ban Nha vào lãnh thổ của họ cũng

là bất hợp pháp

b Hugo Grotius

Grotius tuyên bố nguyên tắc “mọi dân tộc đều có quyền tự do đi lại đếnbất kỳ dân tộc nào khác” là một “chân lý rõ ràng nhất của Luật quốc tế Đó lànguyên tắc cơ bản đầu tiên mà tinh thần của nó không cần phải bàn cãi vàkhông thể thay đổi được.”19

Trong công trình “Sự tự do của biển cả” năm 1609, ông tranh luận rằngquyền tự do đi lại trên đất và nước là cần thiết đối với những người “mà vìmột lý do hợp lý, cần thiết phải đi qua vùng đất và nước đó; ví dụ, nếu mộtngười bị bắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ của anh ta và tìm kiếm một vùng đấtchưa bị ai chiếm lĩnh hoặc nếu mọi người có mong muốn tiến hành giao

18 James Brown Scott, “The Spanish Origin of Internationa Law: Francisco de Victoria and His Law of

Nations”, 1934, tr.141.

19 Hugo Grotius, “The Freedom of the Seas”, tr.31.

Trang 24

thương với những người khác ở xa, hoặc thậm chí khi mọi người tìm kiếmmột vùng đất mới để khôi phục lại những gì thuộc về họ sau chiến tranh.”20

Đồng ý với quan điểm “vô hại” của De Victoria, trong tác phẩm “DeJure Belli” (1625), ông viết về quyền của một người có thể tạm thời lưu trú tạimột nước khác “vì lý do sức khỏe, hoặc vì bất kỳ lý do hợp lý nào khác có lợicho họ mà không gây bất cứ tổn hại nào”21, ông cũng chỉ ra rằng điều này cầnthiết bao gồm cả quyền xây dựng “một túp lều tạm bợ”, kể cả khi vùng đất đó

đã thuộc quyền sở hữu của những người khác Những người nước ngoài đã bịtrục xuất khỏi quốc gia quê nhà họ và đang tìm kiếm nơi trú ngụ phải đượcchấp nhận cho lưu trú lâu dài, miễn là họ tự động giao nộp mình cho chínhphủ đã được thành lập và “chấp nhận sẽ bị giám sát bởi bất cứ điều khoản nàođược thiết lập để tránh các xung đột.”22

Một điểm mới trong quan điểm của Grotius so với quan điểm của DeVictoria là ông thừa nhận rằng thần dân một nước không thể rời khỏi đất nướcvới số lượng quá lớn vì kết quả cuối cùng của điều này có thể là sự sụp đổ củamột cộng đồng chính trị Vì vậy, ông cho rằng đây không phải là quyềnđương nhiên và đã đưa ra được một vài giới hạn cần thiết sẽ được xem xét ởphần sau

20 Hugo Grotius, “On the Law of War and Peace”, 1925, tập 2, tr 196-197

21 Hugo Grotius, “On the Law of War and Peace”, 1925, tập 2, tr 201.

22 Hugo Grotius, “On the Law of War and Peace”, 1925, tập 2, tr 201.

Trang 25

tại trong xã hội ấy, anh ta có thể tự do rời bỏ nó để đền bù cho những gì mà

xã hội ấy đã gây hại cho anh ta, và để bảo vệ được lòng yêu thương và sự biết

ơn mà anh ta nợ xã hội đó đến chừng nào những mối liên hệ mới của anh tacòn cho phép.23

Nhà triết học Thụy Sỹ Rousseau, chính trị gia người Pháp Vergniaud

và nhiều học giả khác thời điểm đó cũng cho rằng một người có quyền rờikhỏi đất nước của mình nhưng lại dấy lên một cuộc tranh luận khác về mốiquan hệ giữa quyền này với Nhà nước Những ý tưởng đó đặt những nềnmóng vững chắc cho hệ thống pháp luật nhân quyền được xây dựng sau này

1.2.3 Xu hướng pháp điển hóa quyền tự do đi lại trong khoảng thời gian từ 1789 đến trước năm 1948

Trong suốt cuộc Cách mạng Pháp, ý niệm tự do đi lại và quyền rời khỏiđất nước được xây dựng như là một phần của quyền tự do theo nghĩa rộng.Điều 2 của bản điều trần của giáo xứ Neuilly-sur-Marne được rút ra từ luậtgiáo hội đã biện hộ rằng: “Vì mỗi người đều bình đẳng trước Chúa và mỗicon người lưu trú trong cuộc đời này đều không nên bị ai cản trở quyền sởhữu hợp pháp, đặc biệt là trong đời sống tự nhiên và đời sống chính trị, Nghịviện mong muốn bảo vệ được quyền tự do cá nhân của mọi người Pháp và vìvậy, mỗi người cần được tự do di chuyển đến, trong và ngoài vương quốc màkhông cần sự cho phép của ai, không cần hộ chiếu, hay bất cứ giấy tờ gì mangtính chất ngăn trở quyền tự do của công dân.”24

Mặc dù không một điều nào trong 17 điều của Tuyên ngôn quyền conngười và quyền công dân 1789 thể hiện rằng bảo vệ cho quyền tự do đi lạihay quyền rời khỏi đất nước (vì lúc ấy nó bị cho là một phần của quyền tự dotheo điều 4 chứ không phải là một quyền độc lập), Hiến pháp Cộng hòa Pháptháng 9/1791 đã đảm bảo “quyền tự do của mọi người trong việc đi lại, rời

23 John Locke, “Two Treaties of Government,” 1689, tr.99.

24 Sharon M Meagher, “Philosophy and the City”, 2008, tập 4, tr.759.

Trang 26

khỏi hay ở lại đất nước mà không bị ngăn trở hay bắt giữ bởi những thiết chếđược thiết lập bởi Hiến pháp” - là một quyền rất tự nhiên và cơ bản của conngười”.

Tuy nhiên, quan điểm của các nhà cách mạng thời kỳ này là quyền tự

do đi lại phải gắn liền với các nghĩa vụ với Nhà nước Vấn đề này đã gâynhiều tranh cãi Vì vậy, Hiến pháp một số nước nhất định có ghi nhận quyềnnày, nhưng ở những nơi mà quyền rời khỏi đất nước vẫn còn chưa được phápđiển hóa, thì vị trí của luật án lệ được đặt lên hàng đầu mà trong luật án lệ thìchưa thừa nhận quyền này cho đến năm 1870

Sting Jagerskiold biện luận rằng khoảng giữa thế kỷ XIX, làn sóng di

cư mạnh mẽ đến Hoa Kỳ đòi hỏi phải chấp nhận quyền tự do di chuyển và rờikhỏi đất nước Trong vụ năm 1859 của Christian Ernst - một người bản địa ởHanover di cư đến Mỹ năm 1851, luật sư đã mô tả quyền tự do đi lại là quyền

“tự nhiên của mỗi cá nhân, những người không bị nợ nần gì và không phạmtội gì, rời bỏ đất nước họ sinh ra trong thiện chí và vì một mục đích chânchính”25 9 năm sau, Nghị viện Hoa Kỳ chính thức thừa nhận quyền tự do rờikhỏi đất nước

Jagerskiold cho rằng, bất chấp những cuộc tranh luận mang tính pháp

lý về việc liệu có nên cho quyền tự do đi lại tồn tại hay không và về giới hạncủa quyền này, trên thực tế, vẫn có xu hướng tự do nói chung cho đến tận khiChiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra26 Thời kỳ từ 1850-1930 được miêu

tả là thời kỳ di cư mạnh mẽ trong lịch sử, với hơn 50 triệu người Trung Quốc,

50 triệu người châu Âu và khoảng 30 triệu người Ấn đi tìm vùng đất mới.27

25 John Bassett Moore, “American Diplomacy: Its Spirit and Achievements”,1905, tr.179.

26 Xem Khuyến nghị của Hội thảo chuyên đề: “The Right to Leave and to Retur”n, tổ chức tại Uppsala, Thụy

Điển ngày 19-20/6/1972, tr.6.

27 Xem Khuyến nghị của Hội thảo chuyên đề: “The Right to Leave and to Retur”n, tổ chức tại Uppsala, Thụy

Điển ngày 19-20/6/1972, tr.24.

Trang 27

Tuy nhiên, mặc dù thế kỷ XIX chứng kiến sự tự do đi lại qua châu Âu,quyền này vẫn không được phổ biến ở mức độ toàn cầu28, cho tất cả mọingười Ban đầu, đó chỉ là đặc quyền của người châu Âu, và thậm chí sau đó,chỉ là của vài nhóm nhỏ Việc đi lại là rất khó khăn đối với những tầng lớpthấp, không chỉ về phương diện rời đi mà cả phương diện ở lại bởi các chínhphủ đôi khi muốn tìm kiếm và loại bỏ những người chống đối lại họ.29

Từ giữa thế kỷ XIX, quyền tự do đi lại bắt đầu được pháp điển hóanhiều hơn Ban đầu, quyền này xuất hiện trong một số hiệp định song phương

ký kết vì những điều kiện nhất định trong sự hợp tác giữa các nước Sau đó,

từ giữa thế kỷ XIX đến khoảng thời gian trước năm 1948 (năm Tuyên ngônnhân quyền thế giới ra đời), người ta bắt đầu thừa nhận di cư như là hình tháicao nhất của quyền tự do đi lại

Năm 1881, Từ điển bách khoa về lao động đã miêu tả di cư như là hìnhthức cao nhất của tự do đi lại: “Con người tự do cần phải giảm thiểu sự ràngbuộc với Nhà nước cũng như với mảnh đất mà họ gắn bó” Lúc này, có ý kiếncho rằng thật không đáng để một Nhà nước phải giữ lại một người nông nônếu anh ta đã có mong muốn rời bỏ gia đình và hy vọng tìm thấy một đấtnước khác tốt hơn cho sự phát triển của mình Nhưng cũng cần rất nhiều thờigian để người ta có thể chấp nhận khái niệm tự do di cư Ngay cả hiện nay nócũng chưa được chấp nhận rộng rãi Nhưng đương nhiên một Nhà nước cóquyền hạn trong lĩnh vực này, tức là trước đó, người di cư phải hoàn thànhnhững nghĩa vụ quan trọng đối với nước của họ, và không được lẩn tránhhoặc coi thường pháp luật của đất nước, chỉ đơn giản là không tiếp tục thực

28 Xem thêm Ann Curthoys, “Liberalism and Exclusionism: A Prehistory of the White Australia Policy”,

tr.203.

29 Xem thêm Jane Caplan and John Torpey, “Documenting Individual Identity: The Development of State

Pratices in the Modern World”, 2001, tr.10.

Trang 28

hiện nghĩa vụ với chính phủ nước này để thực hiện nghĩa vụ với chính phủnước khác”.30

Khả năng di cư cũng được đề cập đến như một phương tiện để tránhcách mạng bạo lực

Năm 1897, Viện Pháp luật Quốc tế đã thông qua bản “Dự thảo Côngước về di cư”, trong đó bao các nguyên tắc cơ bản của tự do di cư nhưng lưu

ý rằng các nguyên tắc này có thể bị hạn chế bởi các yếu tố xã hội và chính trịcần thiết

Đến năm 1924, Fauchille nhận xét rằng trong khi sự di cư là “sự ápdụng rộng của tự do cá nhân”31, và phần lớn các nước đều thừa nhận tự do di

cư về mặt nguyên tắc, thì quyền rời khỏi đất nước vẫn không được quy định

rõ ràng

Nó bị giới hạn bởi quyền “tự bảo vệ” của Nhà nước Quyền này chophép Nhà nước duy trì “sự thống nhất giữa các yếu tố cấu thành nó, mà mộttrong những yếu tố quan trọng nhất là dân cư… trong phạm vi cho phép cầnthiết cho sự tồn tại và thịnh vượng của Nhà nước đó”32

“Luật quốc tế Oppenheim” đã kiên định tán thành quan điểm này kể từ

1905 và nhấn mạnh rằng Luật quốc tế không và không thể trao quyền di cưcho mỗi cá nhân, mặc dù thường thì đó là quyền tự nhiên của mỗi cá nhân khiquyết định di cư từ đất nước họ

Quan điểm này được tán thành và phát triển và cuối cùng đã chính thứcđược pháp điển hóa tại văn kiện quốc tế về quyền con người đầu tiên – Tuyênngôn nhân quyền thế giới (UDHR) Kể từ đó, quyền tự do đi lại ngày càngđược thừa nhận rộng rãi

30 J C Bluntschli, chương “Freedom, and Rights of Freedom” trong cuốn Lalor Cyclopaedia of Political

Science, “Political Economy and of the Political History of the United States” by the Best American and

European Writers, 1883, tập 2, tr.281-282.

31 Paul, Fauchille, The Rights of Emigration and Immigration, 1924, tr.319.

32 Paul, Fauchille, The Rights of Emigration and Immigration, 1924, tr.319.

Trang 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua trình bày về các khái niệm và đặc tính liên quan đến quyền tự do

đi lại như là một trong những quyền con người và quyền dân sự cơ bản, saukhi đã nắm bắt các khái niệm chính yếu thì giới thiệu về lịch sử hình thànhquan niệm về quyền tự do đi lại của con người, trải qua ý thức truyền thốngđến thời kỳ cận hại, xu hướng pháp điển hóa quyền tự do đi lại trong khoảngthời gian từ 1789 đến trước năm 1948, qua chặng đường dài tiến hóa của lịch

sử nhân loại, các nhà tư tưởng và lập pháp đã không ngừng nâng cao và luậthóa quan niệm này, xem nó như là điều tất yếu một khi đã thừa nhận nhânquyền – sự tôn trọng đáng phải có dành cho tất cả mọi con người

Trang 30

CHƯƠNG 2: LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ PHÁP

LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI

2.1 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại trong pháp luật quốc tế về nhân quyền

2.1.1 Quyền tự do đi lại trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế

Quyền tự do đi lạ được hình khá sớm, tuy nhoeen chỉ đến Tuyên ngônNhân quyền quốc tế năm 1948, quyền này mới được ghi nhận như một cơ sở

pháp lý chính thức tại Điều 13 với nội dung như sau: “quyền tự do đi lại và tự

do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia và quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình Như vậy, theo

UDHR, quyền tự do đi lại bao gồm các khía cạnh: quyền tự do đi lại trongphạm vi biên giới của một quốc gia (hay còn gọi là “quyền tự do đi lại trongnước”); quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước của chính mình (hay còngọi là “quyền xuất cảnh hay quyền di cư”); và quyền quay lại đất nước củamình (hay còn gọi là “quyền nhập cảnh hay quyền nhập cư”) Từ một góc độkhác, theo UDHR, quyền tự do đi lại là của tất cả mọi người, bao gồm cảngười nước ngoài Người nếu sinh sống hay được có mặt hợp pháp ở mộtquốc gia thì cũng có quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ của nước đó

mà không bị ngăn chặn hay cản trở tùy tiện

Như đã đề cập, quy định về tự do đi lại và tính chất không tuyệt đối củaquyền này trong Điều 13 UDHR được tái khẳng định trong Điều 12 ICCPR

Cụ thể hóa điều 12 ICCPR, trong BLC số 27 (được thông qua tại phiên họplần thứ 67, 1999), Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc (cơ quan giám sátthực hiện ICCPR) nhấn mạnh tự do đi lại là điều không thể thiếu đối với sựphát triển tự do của cá nhân và có ảnh hưởng đến nhiều quyền khác được ghilại trong Công ước Ủy ban lưu ý rằng, các quốc gia có thể đặt ra những giớihạn nhất định với quyền này trong pháp luật nhưng không được làm vô hiệu

Trang 31

nguyên tắc tự do đi lại, không được phân biệt đối xử, đồng thời phải phù hợpvới những căn cứ quy định trong Khoản 3 Điều 12 ICCPR cũng như với cácquyền khác được ICCPR công nhận Khi thiết lập những giới hạn đối vớiquyền tự do đi lại, các quốc gia cũng phải tuân thủ nguyên tắc có lien quannên ở Điều 5 ICCPR, theo đó, các hạn chế đưa ra phải không làm tổn hại đếnbản chất của quyền; phải có sự tương thích giữa sự hạn chế và quyền có liênquan, giữa quy phạm và loại trừ; những hạn chế phải tương xứng với lợi íchđược bảo vệ và nguyên tắc tương xứng này cần được tuân thủ bởi cả các cơquan lập pháp lẫn các cơ quan tư pháp và hành pháp.

Ngoài ra, liên quan đến việc thực thi quyền tự do đi lại, BLC số 27 của

Ủy ban Nhân quyền còn nêu ra những lưu ý sau:

Về đối tượng áp dụng, tự do đi lại được áp dụng đối với công dân cũngnhư người nước ngoài đang cư trú hoặc hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ mộtnước Tuy nhiên, việc cho phép nhập cảnh và tư cách “hợp pháp” của mộtngười nước ngoài trên lãnh thổ của một nước phụ thuộc vào quy định trongpháp luật quốc gia và phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế của quốc gia đó

Về quyền tự do đi lại và chọn nơi cư trú trong lãnh thổ quốc gia, theoĐiều 12 (1) ICCPR, việc bảo đảm quyền này không phụ thuộc vào mục đíchhay lý do của việc đi lại hay việc lựa chọn nơi cư trú, và bất cứ sự hạn chếnào với quyền này cũng phải căn cứ vào quy định trong khoản 3 Điều 12ICCPR

Về quyền tự do rời khỏi đất nước, kể cả nước mình, quyền này cầnđược áp dụng không phụ thuộc vào nước đến và mục đích, thời gian mà cánhân dự định ở lại bên ngoài nước mình Bởi vậy, quyền này bao hàm cảquyền đi ra nước ngoài để làm việc, tham quan cũng như để cư trú lâu dài.Quyền này áp dụng cả cho những người nước ngoài sống hợp pháp trên lãnh

Trang 32

thổ của một nước khác, vì vậy, một người nước ngoài bị trục xuất hợp pháp

có quyền được lựa chọn nước đến nếu có sự đồng ý của nước đó

Về quyền trở lại đất nước mình, đối tượng áp dụng là những ngườiđược trở lại sau khi rời đất nước, người có quốc tịch nước đó nhưng sinh ra ởnước ngoài và lần đầu tiên trở về nước mà mình mang quốc tịch Quyền nàycũng hàm ý về quyền của một người được ở lại nước mình và cấm việc di dânbắt buộc hoặc cưỡng chế người dân đến các nước khác.”33

Trong khi quyền tự do đi lại làm vững chắc thêm cho triết học thờiPhục hưng và một vài học thuyết chính trị, thì những bước tiến của nó trongluật quốc tế lại rất mỏng manh Một phần nào đó là bởi vì quyền rời khỏi đấtnước không song song với quyền đến và ở lại một đất nước khác Vì vậy, tự

do đi lại vẫn chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ chiếm đóng của đất nước đó(tức là các nước chỉ cho phép di cư đến các nước thuộc địa), và chỉ bị giới hạnbởi nguyên tắc không trái với luật tị nạn và luật nhân quyền Nguyên tắc nàyngăn chặn việc các nước trả lại những người di cư về nơi mà họ có khả năng

bị truy tố hoặc bị vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng34, hoặc nơi màkhông có nước nào nhận họ, ví dụ như khi họ là người không quốc tịch

Nếu như quyền tự do đi lại được quy định không thống nhất trong cáctuyên bố về quyền con người được đưa ra suốt Thế chiến II, và trong thời kỳhậu chiến, thì đến năm 1948, ý niệm về quyền rời đi và quay trở lại đất nướccủa một người đã được thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, vănkiện toàn cầu về quyền con người đầu tiên

Trong quá trình dự thảo Tuyên ngôn, đại biểu Bỉ tại LHQ giải thíchrằng rất cần thiết phải quy định quyền này trong UDHR vì “những nguyên tắc

tự do đi lại và tự do cư trú thời điểm này gây rất nhiều căng thẳng khi chiến

33 PGSTS Vũ Công Giao & ThS Nguyễn Thùy Dương(2019), “Quyền tự do đi lại theo pháp luật quốc tế và

pháp luật Việt Nam”, Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 14 (390), tháng 7/2019.

34 Guy S Goodwin-Gill và Jane McAdam, The Refugee in International Law, 2007, tr.285-354.

Trang 33

tranh và những hệ quả của chiến tranh đã chứng minh rằng những nguyên tắcnày cần phải được kiểm soát”35 và “lý tưởng nhất là quay trở về thời kỳ khi

mà con người có thể đi “vòng quanh thế giới mà không có vũ khí gì, chỉ cầnmột cái thẻ”36 “Ủy ban Nhân quyền xác định một số hạn chế được cho làthích đáng với quyền tự do đi lại, bao gồm: i) giới hạn việc đi vào những khuvực quân sự vì lý do an ninh quốc gia; ii) những giới hạn về quyền tự do cưtrú ở những nơi có cộng đồng thiểu số hoặc bản xứ sinh sống Đây không phải

là một danh mục đóng, vì thế các quốc gia có thể đưa ra những giới hạn khác,song phải đáp ứng những điều kiện về hạn chế quyền đã nêu ở trên Đề phòngngừa các quốc gia đưa ra những hạn chế quá mức với quyền tự do đi lại, cũngtrong BLC số 27, Ủy ban Nhân quyền đã liệt kê những hạn chế được coi làkhông thích đáng, bao gồm: i) không cho phép một người ra nước ngoài với

lý do [chung chung] là người này nắm giữ các bí mật của nhà nước; ii) ngăn

cản một cá nhân đi lại trong nước với lý do không có giấy phép cụ thể; iii) đòihỏi một cá nhân phải xin phép và được sự chấp nhận của cơ quan có thẩmquyền mới được thay đổi nơi cư trú; iv) đặt ra những đòi hỏi đặc biệt với một

cá nhân để có thể được cấp hộ chiếu; v) đòi hỏi một cá nhân phải có bảo lãnh

từ những thành viên khác trong gia đình mới được xuất, nhập cảnh; vi) đòihỏi một cá nhân phải mô tả chính xác về lộ trình đi lại mới được xuất, nhậpcảnh; vii) trì hoãng việc cấp các giấy tờ đi lại cho một cá nhân mà không có lý

do thích đáng; viii) áp đặt những hạn chế đối với các thành viên gia đìnhtrong việc đi lại, thăm viếng nhau; ix) đưa ra những yêu cầu đối với một cánhân để được cho phép xuất, nhập cảnh, như phải cam kết trở lại nước mìnhhoặc phải mua vé khứ hồi, hay phải có giấy mời từ nước đến hoặc từ ngườithân đang sống ở nước đến đòi hỏi; x) gây ra những phiền nhiễu đối với ngườinộp đơn xin xuất cảnh, ví dụ như đe dọa xâm phạm thân thể, bắt giữ, sa thải

35 Tóm tắt cuộc họp lần thứ 120, Liên Hợp Quốc, UN Doc A/C.3/SR.120, tr.322.

36 Tóm tắt cuộc họp lần thứ 120, Liên Hợp Quốc, UN Doc A/C.3/SR.120, tr.322.

Trang 34

hay không cho con cái họ tiếp tục học tập ở trường; xi) từ chối cấp hộ chiếucho một người chỉ vì một lý do [chung chung] cho rằng nếu người đó ra nướcngoài có thể gây hại cho thanh danh của đất nước…”37

Bản dự thảo đầu tiên của Luật quốc tế về các quyền con người được

nộp lên cho Ban Thư ký của Ủy ban LHQ về quyền con người bao gồm có haiđiều khoản liên quan đến tự do đi lại Điều 9 quy định rằng “căn cứ vào bất cứluật chung nào được thông qua để bảo vệ an ninh và thịnh vượng quốc gia,cần có tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi biên giới mỗinước” và Điều 10 quy định rằng “quyền di cư và từ bỏ quốc tịch không thể bị

từ chối” Bản dự thảo đầu tiên, vì vậy chủ yếu là quy định về vấn đề đi lạitrong nội bộ đất nước

Trong bối cảnh đó, tại thời điểm bản dự thảo đang được đệ trình xemxét, ít nhất đã có 14 bản hiến pháp các nước bao gồm những quy định liênquan đến tự do đi lại trong nội bộ đất nước hoặc tự do lựa chọn nơi cư trú,nhưng không bao gồm quyền tự do đi ra nước ngoài

Kết thúc phiên họp đầu tiên năm 1947, Ủy ban dự thảo cuối cùng đãthống nhất quy định như sau: “Cần có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi

cư trú trong phạm vi biên giới mỗi nước Quyền tự do này có thể được quyđịnh trong những văn bản pháp luật trong nước để bảo vệ sự thịnh vượng và

an ninh quốc gia Các cá nhân có thể tự do di cư hoặc tuyên bố từ bỏ quốctịch của họ”

Sau đó, dự thảo này đã được nộp lên để Tiểu ban về Chống phân biệtđối xử và bảo vệ nhóm người thiểu số xem xét Tiểu ban quan tâm đến cách

mà những ngoại lệ của cụm từ “để bảo vệ sự thịnh vượng và an ninh quốcgia” được diễn giải Để giải thích điều này, đã có ý kiến đề xuất rằng cầnthêm vào những cảnh báo sau: “Dựa trên bất cứ luật trong nước không trái với

37 Sarji, “Civil Service Reforms – Toward Malaysia’s Vision 2020”, Kuala Lumpur: Pelanduk Publications,

1996

Trang 35

mục đích và ngyên tắc của Hiến chương LHQ, và được thông qua vì lý dođảm bảo an ninh và lợi ích chung, cần thiết phải có quyền tự do di lại và tự dolựa chọn nơi cư trú trong phạm vi biên giới quốc gia Các cá nhân có quyềnrời bỏ đất nước của họ và thay đổi quốc tịch đến đất nước nào mà họ muốnđược chấp nhận” Điều này đã được thông qua bởi nhóm làm việc của UDHR.

Trong những cuộc bàn luận sau đó, Hà Lan đã đặt nền móng cụ thể đểgiới hạn quyền rời bỏ đất nước, các giới hạn này có thể là “có những nghĩa vụnổi bật liên quan tới vận mệnh quốc gia, nghĩa vụ thuế, hoặc những nghĩa vụràng buộc tình nguyện giữa cá nhân và chính phủ” Thêm vào đó, một vấn đềcũng được đặt ra liên quan đến tình trạng khẩn cấp của đất nước là liệu rằngmột quốc gia có nên được thừa nhận là “vẫn giữ lại trong phạm vi biên giớimình… những người thi hành những nghề nghiệp đặc biệt” hay không

Mặc dù vậy, Ủy ban đã quyết định xóa bỏ tất cả những giới hạn trongđoạn này và chỉ viện dẫn những giới hạn chung được đề cập đến trong điều

29 Đoạn văn sau được chuyển đến để Ủy ban nhân quyền xem xét, và đãnhận được 12 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 4 phiếu trắng:

"1 Tất cả mọi người đều có quyền tự do đi lại trong phạm vi biên giớiquốc gia

2 Tất cả mọi người đều có quyền rời khỏi đất nước mình."

Đoạn văn mới trở thành Điều 13 của UDHR:

"1 Ai cũng có quyền tự do đi lại trong lãnh thổ quốc gia

2 Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia củamình, và có quyền hồi hương"

Điều khoản trên được thông qua với 37 phiếu thuận, 3 phiếu trắng bởiHội đồng các vấn đề chung lần thứ 3

Ngoài việc được ghi nhận như một quyền cơ bản tại Điều 12 ICCPR,quyền tự do đi lại còn được xem là một quyền cơ bản được ghi nhận và bảo

Trang 36

vệ đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, “nhằm mục đích giúp các đốitượng yếu thế trong xã hội có thể thụ hưởng quyền này một cách bình đẳng,

cụ thể:

Theo Công ước về Quyền trẻ em (CRC 1989), đơn của một đứa trẻhoặc của cha mẹ em yêu cầu được nhập cảnh vào hay xuất cảnh khỏi mộtquốc gia thành viên vì mục đích đoàn tụ gia đình phải được các quốc giathành viên có liên quan xử lý một cách nhân đạo, tích cực và nhanh chóng.Đồng thời, các quốc gia còn cần đảm bảo rằng việc một người đưa ra yêu cầunhư thế sẽ không phải chịu bất kỳ hậu quả có hại nào cho bản thân họ và chocác thành viên gia đình họ Trẻ em có cha mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau

có quyền được duy trì mối quan hệ và tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ mộtcách đều đặn, trừ khi gặp hoàn cảnh đặc biệt Các quốc gia thành viên phảitôn trọng quyền của đứa trẻ và của cha mẹ em được rời khỏi bất kỳ quốc gianào, kể cả chính nước họ và quyền trở về nước họ Quyền được rời khỏi bất

kỳ quốc gia nào sẽ chỉ lệ thuộc vào những điều hạn chế được ghi trong phápluật và cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế, đạo đứchoặc các quyền và sự tự do của những người khác, và phù hợp với các quyềnkhác được thừa nhận trong Công ước

Theo Công ước quốc tế về Quyền của người lao động di trú và cácthành viên trong gia đình họ (Intenational Convention on the Protection of theRights of All Migrant Workers and Members of their Families – CRMW),người lao động di trú và các thành viên gia đình họ có các quyền: tự do rờikhỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả nước mình; quyền trở về hoặc ở lại nước mìnhvào mọi thời điểm; quyền tự do đi lại trong lãnh thổ của quốc gia nơi có việclàm và tự do lựa chọn nơi cư trú ở nước đó Những quyền này không bị hạnchế ngoại trừ những giới hạn được quy định theo pháp luật mà cần thiết đểbảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức cộng đồng,

Trang 37

các quyền và tự do của người khác, cũng như phù hợp với các quyền khácđược thừa nhận trong Công ước.

Theo Công ước về Quyền của người khuyết tật (Convention on theRights of Persons with Disabilities – CRPD), các quốc gia thành viên cónghĩa vụ công nhận và đảm bảo quyền được tự do đi lại của người khuyết tậttrên cơ sở bình đẳng với những người khác Công ước nêu rõ, người khuyếttật không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền

tự do đi lại một cách thuận lợi, bao gồm tự do rời khỏi hoặc trở về bất kỳ đấtnước nào, kể cả đất nước của mình.”

2.1.2 Công ước LHQ về vị thế của người tị nạn năm 1951

Sau Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, đối tượng được hưởng quyền được

mở rộng tại Điều 26 Công ước LHQ về vị thế của người tị nạn 1951 Quyền

tự do đi lại chính thức được hoàn thiện và trở thành một trong những quyền

tự do quan trọng nhất của con người bởi những quy định tại Công ước quốc tế

về các quyền dân sự và chính trị (Điều 12, Điều 13) Những văn kiện vềquyền con người sau đó phần lớn đều tiếp thu những quy định trong các vănbản kể trên

Không những được quy định trong UDHR, quyền tự do đi lại còn đượcquy định trong Công ước LHQ về vị thế của người tị nạn 1951 tại Điều 26như sau:

“Điều 26 Tự do đi lại

Mỗi quốc gia tham gia Công ước phải cho những người tị nạnđang sinh sống trong lãnh thổ của mình quyền lựa chọn nơi cư trú và tự

do đi lại trên lãnh thổ nước mình, tuân theo những quy định có thể ápdụng cho những người nước ngoài có cùng hoàn cảnh”.38

38 Nguyên văn: “Article 26 Freedom of movement: Each Contracting State shall accord to refugees lawfully

in its territory the right to choose their place of residence to move freely within its territory, subject to any regulations applicable to aliens generally in the same circumstances.”

Trang 38

Như vậy, quy định này đã mở rộng thêm đối tượng của quyền tự do đilại, cư trú Quyền này không chỉ áp dụng cho công dân các nước, mà còn mởrộng ra đối với cả những người tị nạn - những người được Công ước địnhnghĩa là “được công nhận là người tị nạn theo các Thoả ước ngày 12/5/1926

và ngày 30/6/1928 hoặc theo các Công ước ngày 28/10/1933 và ngày10/2/1938, Nghị định thư ngày 14/9/1939 hoặc theo Hiến chương của Tổchức người tị nạn quốc tế; do kết quả của các sự kiện xảy ra trước ngày01/01/1951, và do sự lo ngại có cơ sở là có thể bị ngược đãi vì những lý dochủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụthể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó cóquốc tịch và không thể, hoặc, do sự lo ngại như vậy, không muốn tiếp nhận sựbảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoàiquốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó màkhông thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó” Việc mởrộng đối tượng của quyền này cũng là một công cụ bảo vệ những người yếuthế như người tị nạn, đặt nền móng cho các quy định cụ thể trong các vănkiện sau này

2.1.3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1966

Năm 1966, khi ICCPR được thông qua, quy định này đã được khẳngđịnh và cụ thể hóa hơn so với các quy định ở hai văn bản trên Có thể nói rằngICCPR đã góp những viên gạch cuối cùng hoàn thiện các quy định về quyền

tự do đi lại , bởi văn kiện này không chỉ khẳng định lại quyền tự do đi lại củacon người mà còn chỉ ra rằng quyền này có thể bị giới hạn trong một sốtrường hợp nhất định Hơn thế, ICCPR còn có hẳn một điều luật riêng là Điều

13 để bảo vệ người ngước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia khỏi

bị trục xuất một cách vô lý

Trang 39

4 Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

Điều 13: Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lãnh thổ các quốc gia thành

viên Công ước này chỉ có thể bị trục xuất do một quyết định hợp pháp Trừtrường hợp có lý do cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trục xuất cóquyền trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và có quyền nhờngười biện hộ nạp đơn xin tái xét hồ sơ trục xuất tại các cơ quan hay ngườiđại diện cơ quan có thẩm quyền.”39

Bên cạnh đó, quyền này còn được quy định rải rác trong một vài vănbản khác như Điều 5 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt

39 Nguyên văn Điều 12 và 13 của ICCPR của 1966:

“Article 12

1 Everyone lawfully within the territory of a State shall, within that territory, have the right to liberty of movement and freedom to choose his residence.

2 Everyone shall be free to leave any country, including his own.

3 The above-mentioned rights shall not be subject to any restrictions except those which are provided

by law, are necessary to protect national security, public order (ordre public), public health or morals or the rights and freedoms of others, and are consistent with the other rights recognized in the present Covenant.

4 No one shall be arbitrarily deprived of the right to enter his own country.

Trang 40

chủng tộc năm 1965, Điều 15 Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệtđối xử với phụ nữ năm 1981, Điều 5 Tuyên bố về quyền của những ngườikhông phải công dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống năm 1985… Quyềnnày được Ủy ban nhân quyền của LHQ giải thích rất cụ thể trong các BLC số

15, số 27… của Ủy ban

Ngoài ra, quyền tự do đi lại còn được ghi nhận trong pháp luật của hầuhết các quốc gia Trước tiên phải kể đến Hiến pháp – đạo luật cơ bản của cácnước, hầu hết đều chứa đựng quy định cho phép công dân tự do đi lại trênlãnh thổ quốc gia Bên cạnh đó, ở một số nước, quyền này được khẳng định rõhơn tại các văn bản pháp luật trong nước khác như trong pháp luật về dân sự,thương mại… Chính vì lẽ đó, chương 3 của luận văn sẽ dành thời lượng đểtìm hiểu các quy định trong pháp luật một số quốc gia điển hình về vấn đề tự

do đi lại

2.2 Quyền tự do đi lại trong quy định của pháp luật quốc tế

2.2.1 Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

BLC số 27 của Ủy ban nhân quyền LHQ khẳng định: “tự do đi lại làđiều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển tự do của cá nhân Quyền này

có ảnh hưởng đến một số quyền khác được ghi nhận trong ICCPR và có mốiliên hệ chặt chẽ với Điều 13” (đoạn 1)

Về phạm vi áp dụng, quyền tự do đi lại được áp dụng “trên toàn bộ lãnhthổ của một nước, kể cả những phần hợp thành trong trường hợp một quốc giatheo thể chế liên bang” (đoạn 5 - BLC số 27)

Về đối tượng áp dụng, quyền tự do đi lại không chỉ được áp dụng vớicác công dân mà còn với người nước ngoài đang cư trú hoặc hiện diện hợp

pháp trên lãnh thổ nước khác “Việc cho phép nhập cảnh và tư cách hợp pháp

của một người nước ngoài trên lãnh thổ của một nước phụ thuộc vào quy địnhpháp luật quốc gia và phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế của nước đó Tuy

Ngày đăng: 27/10/2023, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w