1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chuyển đổi doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển đổi doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Trần Trọng Đại
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Dung
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 41,63 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Vì doanh nghiệp là một chế định hình thành khá và được phát triển dầnqua thời gian, nên việc chuyền đổi hình thức công ty là một vấn đề pháp lýkhá quen thuộc

Trang 1

TRẢN TRỌNG ĐẠI

CHUYEN DOI DOANH NGHIỆP THEO

PHAP LUAT VIET NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - NAM 2016

Trang 2

TRAN TRỌNG DAI

CHUYEN DOI DOANH NGHIEP THEO

PHAP LUAT VIET NAM

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 60 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Dung

HÀ NỘI - NAM 2016

Trang 3

Dé hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học này, bên cạnh sự nỗ lựccủa bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dancủa các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè trong suốt khóa học cũng như thờigian nghiên cứu dé tài luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung - Người đã tận tình hướng dan, chi bảo

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu Luận văn của

mình.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giámhiệu, toàn thể quý thây cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học,Khoa Pháp luật Kinh tế và cán bộ Thư viện T rường Đại học Luật Hà Nội đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, dongnghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp do tôi trong quá trình học tập vàthực hiện dé tài nghiên cứu của mình

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội dongchấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu dé hoàn thiện luận văn

nay.

Ha Nội, ngày tháng 07 nam 2016

Tac gia

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có

sự hỗ trợ từ phía Giảng viên hướng dân là TS Nguyễn Thị Dung Các nộidung nghiên cứu và kết quả trong dé tai này là trung thực Những số liệu,thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, phán tích, đánh gia được chính tác giảthu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau đã ghi rõ trong phan tài liệu thamkhảo Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như sốliệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong phần tàiliệu tham khảo Nếu phat hiện co bat cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm trước hội đồng.

Hà Nội, ngày tháng 07 nam 2016

Tac gia

Trang 5

: Hợp tác xã

: Luật Doanh nghiệp : Trach nhiệm hữu hạn

Trang 6

Phan I —- Mở dau 1 Phan II — Những nội dung nghiệp cứu cơ bản 8 Chương 1: MỘT SO VAN DE LY LUẬN VE CHUYEN ĐÔI 8 DOANH NGHIEP VA PHAP LUAT VE CHUYEN DOI DOANH

NGHIEP

1.1 | Một sô van dé lý luận về chuyên đối doanh nghiệp 8 1.1.1 | Khái niệm va đặc điêm của chuyên đôi doanh nghiệp 8 1.1.2 | Phân loại chuyển đôi doanh nghiệp 12 1.1.3 | Mục dich và ý nghĩa của chuyền đối doanh nghiệp 17 1.2 | Tông quan pháp luật vê chuyên đôi doanh nghiệp 19 1.2.1 | Khái niệm pháp luật về chuyền đôi doanh nghiệp 19 1.2.2 | Nội dung pháp luật vê chuyền đôi doanh nghiệp 20 1.2.3 | Vai trò của pháp luật về chuyên đôi doanh nghiệp 23 Kết luận Chương 1 26 Chương 2: TH ỤC TRẠNG PHÁP LUAT VIỆT NAM VE CHUYEN 28 DOI DOANH NGHIEP

2.1 | Lược sử phat triển pháp luật về chuyên đôi doanh nghiệp 28 2.2 | Quy định về các hình thức chuyền đôi doanh nghiệp 33 2.2.1 | Quy định vê chuyên đôi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cô 33

phân và ngược lại

2.2.2 | Quy định về chuyên đôi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên 42

trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2.2.3 | Quy định về chuyên đôi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách 43

nhiệm hữu hạn

Trang 7

2.3.2 | Quy định về điêu kiện chuyền đôi doanh nghiệp 50 2.4 | Quy định về bảo vệ người thứ ba từ sự tác động của chuyên đôi doanh 51

nghiệp

Kết luận chương 2 56 Chương 3: MỘT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA 58

NANG CAO HIEU QUA THUC THỊ PHÁP LUẬT VE CHUYEN

DOI DOANH NGHIEP O VIET NAM

3.1 | Các định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyên đôi doanh 58

nghiệp

3.2 | Các kiến nghị nham hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 62

doanh nghiệp

3.2.1 | Các giải pháp lập pháp 62 3.2.2 | Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyên đổi doanh 67

nghiệp

Kết luận Chương 3 72 Kết luận 74 Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 8

Chuyên đổi doanh nghiệp không phải là vấn đề mới, nhưng ở Việt Namvan dé này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ về mặt lý luận

và thực tiễn Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định

về chuyền đổi doanh nghiệp đã bước đầu phù hợp với quyền tự do kinh doanhcủa doanh nghiệp song chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện Dẫn chứng cụ thểcho nhận định này chính là quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 Luậtnày chỉ xác định ba trường hợp chuyền đổi doanh nghiệp - đó là chuyển đổicông ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại (Điều 196,Điều 197, Điều 198); chuyên đổi công ty trách nhiệm hai thành viên trở lênthành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 53) và chuyên đổidoanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 199)

Trong toàn bộ quá trình ton tại, hoạt động và phát triển của doanhnghiệp, doanh nghiệp có thé gặp rất nhiều các khó khăn ở nhiều lĩnh vực khácnhau Có thể khó khăn về vốn, khó khăn về huy động thành viên, khó khăn về

mở rộng phạm vi kinh doanh Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đã chophép doanh nghiệp có thé áp dụng nhiều biện pháp khác nhau dé khắc phụccác khó khăn trên bằng các biện pháp tô chức lại doanh nghiệp, trong đó cóbiện pháp chuyên đổi doanh nghiệp Chuyển đôi doanh nghiệp là một trongcác biện pháp tô chức lại doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp chuyền đổi từhình thức doanh nghiệp này sang hình thức doanh nghiệp khác đề phù hợp vớinhu cầu và hoạt động sản xuất kinh đoanh của mình

Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015) tiếp tục đặt ranhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật

về chuyên đổi doanh nghiệp nói riêng Dé tài của luận văn hướng tới nhu cầutìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp — đây là những chủ thê trực tiếp tham gia

Trang 9

được bản chất pháp lý, các đặc điểm và tầm quan trọng của đề tài, từ đó, giúpngười học đánh giá ưu điểm, nhược điểm và hướng hoàn thiện pháp luật vềchuyên đổi doanh nghiệp Việc hiểu rõ được pháp luật về chuyển đổi doanhnghiệp giúp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tự tin cũng như là chủđộng trong việc lựa chon phù hợp những cách thức chuyên đổi doanh nghiệp

dé tiết kiệm thời gian, chi phí, sớm đáp ứng được nhu cầu kinh doanh

Nhận thức rằng, việc nghiên cứu về chuyên doanh nghiệp có ý nghĩaquan trọng đối với việc nâng cao nhận thực và ứng dụng thực tiễn để từngbước mở rộng và bảo hộ quyền tự do kinh doanh, tăng cường năng lực gianhập thị trường của các công ty, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế sâu rộng như hiện nay Quy định về van đề chuyên đổi hình thức công

ty có vị trí, vai trò quan trọng trong pháp luật công ty Chuyển đổi doanhnghiệp phù hợp góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của các nhàđầu tư Tuy nhiên cho đến nay trong khoa học pháp lý van đề này vẫn chưađược nghiên cứu nhiều và chuyên sâu ở nước ta Do vậy, dé tiếp thu có sànglọc những thành tựu hiện có, để góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn vềchuyên đổi doanh nghiệp va dé khắc phục những khiếm khuyết của pháp luậtViệt Nam về vấn đề này, học viên lựa chọn đề tài “Chuyển đổi doanh

nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm luận văn thạc sĩ luật học

của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vì doanh nghiệp là một chế định hình thành khá và được phát triển dầnqua thời gian, nên việc chuyền đổi hình thức công ty là một vấn đề pháp lýkhá quen thuộc đôi với các luật gia ở các nước có nên kinh tê thị trường Tuy

Trang 10

tiêu biểu như sau:

Từ trước năm 1975, vấn đề chuyên đổi doanh nghiệp đã được đề cậptrong cuốn “Luật thương mại toát yếu” của Lê Tài Triển (Bộ quốc gia giáodục xuất bản, 1959) Tiếp đó trong cuốn “Luật thương mại Việt Nam dangiải” của Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân (Nhóm nghiên cứu

dự hoạch xuất bản, Sài Gòn, 1972)

Liên quan tới Luật Doanh nghiệp 2005, Nguyễn Mạnh Bách đã nghiên

cứu về chuyền đổi doanh nghiệp trong cuốn “Các công ty thương mại” xuấtbản tại Nhà xuất bản Đồng Nai, Đồng Nai, 2006 Bên cạnh đó, TS HoàngAnh Tuấn — Khoa Luật Đại học Quốc gia đã có một lượng lớn các công trìnhnghiên cứu đã công bố liên quan đến dé tài luận văn: “Công ty cổ phần một cổđông”(2009), Tạp chí nghiên cứu lập pháp (tr.14-17;29); “Một vai suy nghĩa

về Hop dong chuyển đổi hình thức công ty vô hiệu”(2009), Tạp chí khoa họcĐại học Quốc gia Ha Nội, Luật hoc (tr.201-207); “Ban vé viéc chuyén đổihình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn (2011), Tạp chí Dân chủ và Phápluật (tr.33-38); “Vé chuyển đổi công ty cổ phan thành Công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viêz (2011), Tạp chi Dan chủ và pháp luật (tr.46-52),Luận án tiến sĩ “Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam”(2011), khoa Luật, Đại học Quốc gia Ngoài ra trong lĩnh vực cô phần hoádoanh nghiệp Nhà nước, phải ké đến: Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Mai Anh

về “Pháp luật về cổ phan hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và dé xuấtnhững giải pháp áp dung trong quá trình cổ phan hoá tổng công ty hàngkhông Việt Nam”(2014), Đại học Luật Hà Nội.

Trong các xuất bản phẩm bang tiếng Việt ở Việt Nam cần phải kế đếncuôn “76 chức công ty” cua Maurice Cozian, Alain Viandier do Nguyên Văn

Trang 11

Mặc dù vậy, nhưng các công trình này không nghiên cứu riêng biệt vàchưa khai thác sâu vào các van đề chuyên đổi doanh nghiệp theo pháp luậtViệt Nam hiện nay để đưa ra các kiến nghị thích hợp, đồng thời các côngtrình này chưa tập trung nhiều vào van dé lý luận pháp luật liên quan tớichuyên đổi doanh nghiệp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hiện nay, khái niệm chuyển doanh nghiệp theo pháp luật Việt Namhiện nay thường được đề cập trong khuôn khô khái niệm tổ chức lại doanhnghiệp hay khái niệm chuyển đổi hình thức doanh nghiệp ma trong đó có cảvấn đề chuyên đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty (trách nhiệm hữu hạn),chuyên đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty, chuyên đổi hộ kinh doanh

thành doanh nghiệp.

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tớichuyên đổi doanh nghiệp và không phân tích sâu các yếu tố kinh tế và tácđộng xã hội của đề tài Chuyển đổi pháp luật là vấn đề rộng, với nhiều hìnhthức chuyển đồi khác nhau, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các vấn

đề pháp lý về chuyên đổi doanh nghiệp nói chung theo quy định của LuậtDoanh nghiệp 2014 mà không nghiên cứu chuyên sâu về cô phần hoá doanhnghiệp nhà nước (tức là van đề chuyên đôi doanh nghiệp nhà nước thành công

ty cô phan), do van đề cô phan hoá doanh nghiệp nhà nước là trường hợpchuyên đổi theo nhiều quy định riêng, xuất phát từ đặc trưng về sở hữu nhànước và và đặc trưng về mục tiêu chuyên đôi.

Trang 12

đích và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài như sau:

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách

có hệ thống các vấn đề lý luận về chuyển đổi doanh nghiệp; đánh giá thựctrạng pháp luật, tìm kiếm nguyên nhân bất cập và kiến nghị giải pháp lậppháp, thi hành và tư pháp liên quan;

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích rõ khái niệm về chuyền đổi doanh nghiệp và làm rõ các vấn đề lýluận về chuyên đổi doanh nghiệp với tính chất là một hình thức tổ chức lạidoanh nghiệp: ban chất, ý nghĩa, vai trò của chuyển đôi doanh nghiệp, sự tácđộng của chuyền đổi doanh nghiệp đến người thứ 3;

- Lam rõ việc phân loại chuyển đổi doanh nghiệp dé từ đó luận giải nhu cầuđiều chỉnh pháp luật đối phù hợp với từng trường hợp chuyền đổi;

- Phân tích thực trạng pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp, qua đó chỉ ranhững bất cập của thực trạng pháp luật trong quá trình thực thi;

- Đề xuất kiến nghị về giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực thi pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch

sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt

Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phântích, phương pháp tổng hợp, thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụviệc; phương pháp điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương

Trang 13

Với phương pháp phân tích, luận văn đã phân tích các quy định củapháp luật hiện hành về chuyền đổi hình thức công ty, qua đó chỉ ra các khiếmkhuyết, bất cập

Khi phân tích vụ việc, luận văn đã chỉ ra khiếm khuyết trong thực tiễn

áp dụng pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp, chỉ ra vai trò ý nghĩa củachuyên đổi doanh nghiệp về mặt pháp lý cũng như kinh tế

Phương pháp tông hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phântích Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụngphương pháp tổng hợp để có được sự nhận thức về vẫn đề nghiên cứu mộtcách đầy đủ, hoàn chỉnh Kết quả tông hợp được thê hiện chủ yếu bằng cáckết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật VN hiện hành về chuyên đổi doanhnghiệp.

Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật nướcngoài để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiễn bộ hay lạc hậu hoặc so sánh giữapháp luật hiện hành với các văn ban đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích

cực hay tụt hậu

6 Những đóng góp mới của Luận văn

- Góp phần xây dựng lý luận về chuyển đổi doanh nghiệp và pháp luật

về chuyên đôi doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là làm rõ bản chất và đặcđiểm pháp lý của chuyển đổi doanh nghiệp, phân tích cơ của chuyển đổidoanh nghiệp, phân loại chuyên đổi doanh nghiệp, và giải pháp tổng quát bảo

vệ người thứ ba;

- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về

chuyên đôi doanh nghiệp và tìm ra các bât cập cụ thê cân sửa đôi;

Trang 14

pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp ở Việt Nam.

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về chuyên đổi doanh nghiệp và pháp luật vềchuyên đổi doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chuyên đổi doanh nghiệp

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựcthi pháp luật về chuyên đôi doanh nghiệp

Trang 15

PHAP LUAT VE CHUYEN DOI DOANH NGHIEP

1.1 Một số van dé lý luận về chuyển đổi doanh nghiệp

1.1.1 Khải niệm và đặc điểm của chuyển đổi doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm của chuyển đổi doanh nghiệp

Quá trình chuyên đổi doanh nghiệp có thé được xem là quá trình thayđổi mỗi quan hệ giữa các thành viên doanh nghiệp với nhau, thay đổi mốiquan hệ về quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các thành viên doanhnghiệp với doanh nghiệp và đôi khi thay đổi trách nhiệm của thành viêndoanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệpvan ton tại và không ngừng hoạt động

Doanh nghiệp được tạo lập nên bởi ý chí của thành viên hoặc các thànhniên, nên việc chuyên đổi phải được tự do theo sự lựa chọn của thành viên

hoặc các thành viên Tuy nhiên doanh nghiệp là một thực thê kinh doanh hay

là một chủ thé của pháp luật có thé gây ảnh hưởng tới cộng đồng và người thứba.

Maurice Cozian và Alain Viandier trong cuốn “Tổ chức lại công ty,Tập 2”, do Nguyễn Văn Bình và Lê Thi Tý (1989) dich từ cuốn “Droit desSocietes” đưa ra khái niệm: “Cải hóa công ty là chuyên từ hình thái công tynày sang hình thái công ty khác: công ty vô danh chuyên thành công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty hợp danh chuyên thành công ty cấp vốn đơn giản,công ty dân dụng trở thành công ty vô danh”'

Đây là quan niệm thể hiện đúng bản chất của việc chuyên đổi công ty nóiriêng và chuyền đổi doanh nghiệp nói chung

: Maurice Cozian, Alain Viandier, Tổ chức công ty, Tập 1, do Nguyễn Văn Bình và Lê Thị Ty (1989) dich từ

cuôn “Droit des Societes” (Litec.1988) và được hiệu đính bởi Nguyên Van Thảo, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp, Hà Nội Tr.1810

Trang 16

nghiệp khác, có nghĩa là thay đôi các yếu tô kết câu chủ yếu dé tạo lập thànhcác hình thức doanh nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên, mối quan

hệ giữa các thành viên với doanh nghiệp, chế độ trách nhiệm của các thànhviên đối với khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức quan lý nội bộ, quyền vànghĩa vu của thành viên Việc thay đổi các yếu tổ không anh hưởng tớihình thức doanh nghiệp do pháp luật đã xác định không được xem là thay đổihình thức doanh nghiệp, ví dụ, thay đổi vốn điều lệ, thay đổi thành viên, thayđổi người đại diện theo pháp luật

Chuyên đổi doanh nghiệp là thay đôi hình thức doanh nghiệp và có thédẫn đến thay đôi hình thức sở hữu hoặc không dẫn đến thay đổi hình thức sở

hữu trong doanh nghiệp Ví dụ, hình thức sở hữu của doanh nghiệp không

thay đôi khi chuyên đổi DNTN thành công ty TNHH một thành viên, nhưngviệc chuyên đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH haithành viên trở lên hoặc công ty cô phan

Việc chuyên đối doanh nghiệp không làm chấm dứt hay thay đôi nghĩa

vụ trả nợ của doanh nghiệp chuyền đổi vì về nguyên tắc doanh nghiệp là mộtthương nhân nên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối vớicác khoản nợ Bởi vậy, pháp luật chi can thiệp vào chuyền đổi doanh nghiệp ởcác khía cạnh: thủ tục chuyền chỗi, các trường hợp chuyền đôi, van dé bảo vệngười thức ba, các khoản nợ của doanh nghiệp đối với người thứ ba trongtrường hợp chuyền đôi hình thức doanh nghiệp Khi chuyên đổi doanh nghiệp

mà tài san của doanh nghiệp tăng lên, thì khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp tăng lên theo.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã xếp chuyển đổi doanh nghiệp và

“Chương IX — Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp” và dự liệu hai

Trang 17

trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp đó là: (1) chuyên đổi giữa công ty tráchnhiệm hữu hạn với công ty cô phần và ngược lại; (2) chuyển đồi công ty tráchnhiệm trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên; (3) chuyên đổi doanh nghiệp tư nhân thành công tytrách nhiệm hữu hạn Như vậy, pháp luật Việt Nam có ghi nhận khái niệmchuyền đổi doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp bao gồm tất cả các thực thêkinh doanh, kế cả doanh nghiệp tư nhân, trừ những người buôn bán nhỏ lẻ và

hộ kinh doanh Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “doanh nghiệp” trongkhái niệm “chuyền đổi doanh nghiệp” không bao gồm HTX, do HTX tổ chức

và hoạt động theo một luật khác.

Về bản chất kinh tế và pháp lý, chuyên đổi doanh nghiệp chỉ là việcthay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp, do chính doanh nghiệp đó quyếtđịnh, không làm tiêu biến thương nhân đó, cũng không thê khiến thương nhân

đó rũ bỏ các khoản nợ đối với bên thức ba Doanh nghiệp vẫn ton tại liên tục

về mặt kinh tế Điều đó có nghĩa là việc chuyên đổi doanh nghiệp không làmcham dứt nghĩa vụ trả nợ của thương nhân Tuy nhiên, việc chuyên đổi có thélàm biến đổi chế độ trách nhiệm của thành viên đối với các khoản nợ củadoanh nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu các hình thức doanh nghiệp, nhất là vềđặc điểm pháp lý, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về chuyên đổidoanh nghiệp.

Tóm lại, chuyên đôi doanh nghiệp là hoạt động tô chức lại doanhnghiệp, là quá trình chuyển từ loại hình doanh nghiệp này thành loại hìnhdoanh nghiệp khác, diễn ra trong sự tôn tại liên tục của doanh nghiệp (với ýnghĩa là một thực thể kinh doanh) và có sự chuyển giao quyền và nghĩa vụcủa doanh nghiệp trước và sau chuyền đồi

1.1.1.2 Đặc điểm pháp lý của chuyển đổi doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một thực thể pháp lý tách biệt với chủ sở hữu của nó

Trang 18

Chuyên đổi doanh nghiệp có bản chất là một hành vi pháp lý Do đó đặc điểmpháp ly của chuyên đổi doanh nghiệp rat phức tạp Các đặc điểm đó xuất phát

từ bản chat hợp đồng của sự chuyền đổi hay hành vi pháp ly đơn phương của

sự chuyên đổi, đồng thời cũng xuất phát từ các yêu cầu đặc biệt của pháp luậtnhằm bảo vệ trật tự chung của cộng đồng và các chủ sở hữu doanh nghiệp Cóthé tóm tắt các đặc điểm của chuyên đổi doanh nghiệp như sau:

+ Vé tinh chất: Chuyên đôi doanh nghiệp là hoạt động mang tính thủtục pháp lý, theo đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bìnhthường trước, trong và sau quá trình chuyên đồi

+ Chủ thể quyết định việc chuyển đổi: Chủ sở hữu doanh nghiệp (chủdoanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty trách nhiệm hữu han, cổ đông công

ty cô phần) là người quyết định nội dung, hình thức, thời gian chuyên đổi

doanh nghiệp.

+ Lý do chuyển đổi: Lý do chuyển đôi thường mang tinh tự nguyệnnhằm triển khai định hướng phát triển công ty phù hợp với điều kiện mới củachủ đầu tư, song cũng có thé mang tinh bắt buộc để tránh nguy cơ giải thể (vi

dụ khi số lượng thành viên công ty giảm dưới mức tối thiểu, néu không muốngiải thể, lại không kết nạp thêm thành viên mới thì doanh nghiệp buộc phảithực hiện chuyền đồi);

+ Hệ quả pháp lý của việc chuyển đổi doanh nghiệp:

Chuyên đổi doanh nghiệp sẽ làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, dovậy, về thủ tục pháp ly, tất yếu sẽ phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp cho doanh nghiệp sau chuyền đồi

Chuyên đổi doanh nghiệp có thé dẫn đến thay đôi sở hữu doanh nghiệp,nếu khi chuyển đổi doanh nghiệp xuất hiện thêm thành viên công ty hay cổđông mới Trường hợp này còn được gọi là chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chuyên đổi doanh nghiệp không có

Trang 19

sự thay đổi về chủ sở hữu doanh nghiệp mà chỉ thay đổi về loại hình doanhnghiệp, như trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công tyTNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ hữu.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp sau chuyên đổi đương nhiên kếthừa mọi quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp trước chuyên đổi.1.1.2 Phân loại chuyển đổi doanh nghiệp

1.1.2.1 Chuyển đổi doanh nghiệp có liên quan đến thay đổi chế độ tráchnhiệm tài sản

Chuyên đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH và chuyền đổicông ty TNHH thánh DNTN có thể được xem là một dạng đặc biệt củachuyên đổi doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành, theo đó, cácchuyên đổi nay dẫn đến thay đôi chế độ trách nhiệm tài sản của chủ đầu tu, từ

trách nhiệm vô hạn thành trách nhiệm hữu hạn hoặc ngược lại Do vậy, việc

chuyên đổi này có rất nhiều van đề pháp lý phải xem xét một cách cần trọng

Mặc dù, khi thành lập Doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đăng

ký vốn đầu tư hoặc được tăng giảm vốn đăng ký trong quá trình hoạt động.Tuy nhiên, số vốn đó không tự động được xác định là phần vốn góp như trongcông ty TNHH Trong chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân, bên giao dich vớichủ doanh nghiệp thường quan tâm đến nghĩa vụ phát sinh trước khi chuyểnđôi, vì đó là nghĩa vụ luật định và vô hạn của chủ doanh nghiệp cũng như cácvan dé quan trọng nhất mà các bên quan tâm là việc chuyên giao các tài sảnnhư quyền sử dụng đất, các đối tượng sở hữu công nghiệp Do vậy, các bênkhi giao kết hợp đồng góp vốn phải tiến hành định giá các tài sản của doanhnghiệp tư nhân và thoả thuận rõ các loại tài sản góp vốn của DNTN Trên cơ

sở định giá xác định được giá tri, các bên lượng hóa được phần vốn góp củachủ doanh nghiệp trong công ty chuyên đôi, đồng thời thoả thuận rõ phạm vitrách nhiệm tài sản mà chủ DNTN phải kế thừa Các bên tiếp tục phải xác lập

Trang 20

quyền sở hữu cho công ty chuyên đổi đối với số tài sản góp vốn, đặc biệt lànhững tài sản phải đăng ký sử dụng hoặc sở hữu.

1.1.2.2 Chuyển đổi hình thức giữa các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệmhữu hạn với nhau

Hiện tại có nhiều quan điểm về tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công

ty:

Có những cách gọi lâu rồi thì thành quen chứ bản thân công ty và

cô đông của nó đều không chịu trách nhiệm hữu hạn Công ty chịutrách nhiệm đối với mọi chủ nợ bằng tất cả mọi thứ tài sản mà nó có —

có nghĩa là vô hạn và đến cùng ”

Quan điểm khác xác định tính chịu trách nhiệm hữu hạn và phân loạicông ty TNHH theo bản chất nghĩa vụ pháp lý của các thành viên đối với các

khoản nợ của công ty Maurice Cozian va Alain Viandier giải thích: “7zách

nhiệm ở đáy là trách nhiệm cả nhân của hội viên TẾ

Tính chịu trách nhiệm hữu hạn không còn mới lạ đối với Việt Nam

Các mô hình công ty chịu trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam hiện

hành là công ty cổ phần, công ty TNHH Ở đây cần nhắn mạnh rằng các công

ty này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với các khoản nợ củamình, còn các thành viên của nó chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn gópvào công ty Theo Luật Công ty của Úc, các công ty có chế độ trách nhiệmhữu hạn gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn bởi cổ phan (by shares); công tytrách nhiệm hữu hạn bởi bảo đảm (guarantee); công ty trách nhiệm hữu hạnbởi cỗ phần và bảo đảm (by shares and guarantee) (Điều 33) Việc chuyên đổigiữa các loại hình công ty này với nhau khá dé dàng, bởi lý do rat đơn giản là

? Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh té, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Tr 257 Maurice Cozian, Alain Viandier, Tổ chức công ty, Tập 1, do Nguyễn Văn Binh và Lê Thi Tý (1989) dich từ

cuon “Droit des Societes” (Litec.1988) va được hiệu đính bởi Nguyên Văn Thảo, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp, Hà Nội Tr 24

Trang 21

các thành viên của công ty không phải chịu trách nhiệm gì đối với các khoản

nợ của chúng, có nghĩa là dù công ty đó là công ty trách nhiệm hữu hạn haycông ty cổ phan, thì khi bi phá sản, toàn bộ tài có của công ty đều được dem

ra trả nợ, và các thành viên không phải bỏ tài sản cá nhân của minh dé trangtrải cho các khoản nợ của công ty, có mất chăng chỉ là mất phần vốn góp vàocông ty Như vậy việc chuyền đổi không gây ảnh hưởng xấu tới các chủ nợ.Trong việc chuyên đổi hình thức giữa các công ty có chế độ tráchnhiệm hữu hạn với nhau, người ta thường quan tâm giải quyết van đề mauchốt là xác định giá trị công ty (quy đổi cô phần hoặc phan vốn góp)

Luật Công ty của Trung Quốc năm 2005 tại Điều 96 quy định: “Khicông ty trách nhiệm hữu hạn được chuyền đổi thành công ty TNHH bởi côphần, tong số vốn cô phần thực sự nhận được do chuyên đổi không được lớnhơn tổng tài sản của nó” Luật Công ty 2001 của Úc, tại Mục 163 cũng quyđịnh cụ thé việc xác định vốn cổ phần của các thành viên khi chuyên đôi

Kinh nghiệm tư vấn pháp luật cho thấy, khi thực hiện chuyền đổi người

ta thường tự mình hoặc thuê tổ chức định giá để tiến hành định giá công tyđối với trường hợp quy đôi toàn bộ tài sản thành vốn cổ phần hoặc phan vốngóp; chuyền đổi cùng với việc phát hành thêm cổ phan cho người không phải

là cô đông công ty cô phần; bé sung thành viên mới va tăng vốn điều lệ đốivới công ty TNHH Trên cơ sở kết quả định giá, phần vốn góp hoặc cô phầncủa từng thành viên được quy đổi theo tỷ lệ vốn điều lệ Vẫn đề này có thểđơn giản đối với các công ty đã thu đủ số vốn điều lệ mà thành viên đăng kýgóp hoặc được thanh toán đủ số cổ phần mà cô đông đã đăng ký mua Tuynhiên, với công ty cô phần mà các cổ đông sáng lập mới góp theo cam kết

20% hoặc công ty TNHH mà thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ thì việc

chuyên đổi cũng gặp nhiều khó khăn Có thể đưa ra các trường hợp sau:

Truong hợp 1: khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập thong nhất

Trang 22

đăng ký vốn điều lệ là 100 ty đồng; và 4 cô đông sáng lập cam kết góp 20%bằng 20 tỷ và đã góp đủ Khi thực hiện việc chuyên đổi công ty này thànhcông ty TNHH hai thành viên trở lên, giá trị công ty được xác định là 15 tỷ.Trong quyết định chuyên đổi xác định tổng số vốn góp của 4 thành viên là 15

tỷ, theo đó điều lệ cũng thể hiện vốn điều lệ là 15 tỷ Và, vấn đề khúc mắcxảy ra khi nộp hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu giảitrình việc giảm vốn điều lệ từ 100 tỷ xuống 15 ty Các nghi van đặt ra là công

ty đã tìm cách làm giảm trách nhiệm có thé dẫn đến việc chuyên đôi khó cóthể thực hiện được

Truong hợp 2: Đỗi với các công ty mà các thành viên chưa hoàn thànhnghĩa vụ góp vốn, thanh toán tiền mua cô phần cũng gặp nhiều khó khăn khichuyên đổi, bởi lẽ, các thành viên, cổ đông thường bất đồng về quyền lợi

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thành viên chưa góp đủ sẽ là con nợ của

công ty, nhưng khi chuyên đổi thành công ty cô phần vấn dé lại rắc rối Việc

kế thừa quyền yêu cầu là đương nhiên Tuy nhiên, việc này có đồng nghĩa vớiviệc đương nhiên thụ hưởng số cổ phần tương ứng với số tiền nợ hay khôngthì còn nhiều câu trả lời khác nhau, bởi số nợ đó không phải là nợ thôngthường từ quan hệ vay tài sản, nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng mà số nợnày gắn với trách nhiệm liên đới của thành viên đối với các khoản nợ củacông ty, số nợ này gắn với giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty vàđược công khai hóa từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh.

Cô phan hoá Doanh nghiệp Nhà nước và chuyên đổi Doanh nghiệp Nhà

nước thành công ty TNHH một thành viên.

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao Doanh nghiệp

Trang 23

nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịutrách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanhnghiệp quản lý.

Đến năm 2003, khái niệm này đã được thay đôi, mở rộng nội hàmmang bản chất đối vốn của doanh nghiệp nhà nước (thé hiện quyền chi phốidoanh nghiệp theo tỷ lệ vốn góp, cô phan), cụ thé, tại Điều 1 Luật doanhnghiệp Nhà nước 2003 định nghĩa: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế

do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cô phần, vốn góp chi phối,được tô chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cô phan, công ty trách

nhiệm hữu hạn Và hiện tại, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định DNNN là

những doanh nghiệp do nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

chính là công ty TNHH một thành viên do một pháp nhân làm chủ sở hữu.

Thực tế chuyên đổi hình thức cũng cho thấy điều này Ví dụ, khi chuyển đổiTập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên,thì công ty chuyển đổi vẫn chỉ có một chủ sở hữu đó là Nhà nước, tính tráchnhiệm hữu hạn vẫn không thay đôi Và đặc biệt là về nhân sự cũng vẫn được

Trang 24

nợ từ công ty cũ (Đây là một nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười thứ ba trong các giao dịch pháp lý với công ty, đồng thời cũng để bảo

vệ trật tự công cộng).

Trường hợp chuyền đổi doanh nghiệp nhà nước có bản chất là chuyênđổi giữa các loại hình doanh nghiệp có chung chế độ TNHH, chuyển đổidoanh nghiệp nhà nước thành công ty cô phần hoặc công ty TNHH Do đặcthù về sở hữu nhà nước và nhằm bảo toàn và phát huy tài sản nhà nước,chống thất thoát, bảo đảm mục tiêu tạo điều kiện cho người lao động thực sự

trở thành người làm chủ doanh nghiệp, nhà nước ban hành loạt quy định phù

hợp với mục tiêu chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên, các quy địnhriêng về cô phần hoá DNNN không thuộc phạm vi nghiên cứu trong bản luận

văn này.

1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của chuyển đổi doanh nghiệp

Xét đến cùng thì mọi hành vi của con người đều chịu sự thúc đây củacác lợi ích Do đó họ luôn luôn toanh tính dé định đạt những gi thuộc về mìnhmột các hiệu quả Vậy, ho được thụ hưởng những gì khi chuyển đổi doanhnghiệp từ hình thức doanh nghiệp này sang hình thức doanh nghiệp khác? Tạisao họ không cham dứt hoạt động của doanh nghiệp cũ dé thành lập mới vớimột hình thức doanh nghiệp mong muốn? Trả lời những câu hỏi này sẽ làm rõvai trò và ý nghĩa của việc chuyên đối doanh nghiệp nói chung

Một doanh nghiệp có thể là sở hữu của nhiều thương hiệu có giá trịhàng ty D6 la Mỹ, ví dụ như thương hiệu Apple, BMW, Toyota , và có thé

có một hệ thống bán hàng khắp thế giới, hoặc có thể đang là thành viên củanhiều công ty khác Trường hợp, vì một lý do nào đó cần hoạt động dưới

hình thức doanh nghiệp khác với hình thức doanh nghiệp hiện có, thì chủ

nhân hoặc các chủ nhân của nó có thê cân nhắc các phương án sau:

(1) Phương án thứ nhất: Thành lập thêm một doanh nghiệp mới và vận

Trang 25

hành đồng thời cả hai doanh nghiệp Phương án này sẽ làm tăng chiphí quản lý, chi phí nhân công và các chi phí khác như mua sắm trangthiết bị, thuê trụ sở Như vậy họ có thé không đủ sức hoặc không thétập trung vào cả hai doanh nghiệp cùng một lúc, và dẫn đến giảm hiệuquả hoạt động kinh doanh.

(2) Phương án thứ hai: Thành lập doanh nghiệp mới và chấm dứt hoạtđộng của doanh nghiệp cũ Phương án này phát sinh những vấn đề cụthể như: không có căn cứ nào ràng buộc để người lao đọng phải làmviệc cho doanh nghiệp mới, và nếu họ ở lại làm việc thì phải đàmphán, giao kết lại nhiều hợp đồng; doanh nghiệp mới không đượcđương nhiên thừa kế các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũ;doanh nghiệp mới có thé không duy trì được hệ thống khác hàng của

doanh nghiệp cũ hoặc mất thương hiệu; đặc biệt doanh nghiệp cũ bị sự

can trở của pháp luật trong việc chuyền giao dự án cho doanh nghiệp

mới.

(3) Phương án thứ ba: Chuyên đổi doanh nghiệp, phương án này tạo ramột doanh nghiệp mới có hình thức pháp lý đúng theo nguyện vọngcủa nhà đầu tư, doanh nghiệp mới được kế thừa mọi quyền và nghĩa vụcủa doanh nghiệp được chuyền đồi

Xét về lợi ích kinh tế: khi thực hiện việc chuyên đổi, nhà đầu tư khôngmat nhiều thoi gian để có được một doanh nghiệp mới theo đúng nguyệnvọng của mình; doanh nghiệp được chuyên đổi đương nhiên chấm dứt hoạtđộng khi doanh nghiệp chuyên đổi được hình thành, nên không phải vận hànhhai doanh nghiệp, không phải làm thủ tục chấm dứt doanh nghiệp đượcchuyên đổi; doanh nghiệp chuyền đổi có quyền kế thừa các lợi ích và phải kếthừa các nghĩa vụ, do đó doanh nghiệp chuyền đổi có thê được đảm bảo hoạtđộng bình thường ngay từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh

Trang 26

nghiệp; việc thay đôi thông tin về chủ sở hữu đối với các tài sản được kế thừa

từ doanh nghiệp này được đổi hết sức đơn giản và đặc biệt là doanh nghiệpchuyên đổi được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được kế thừa mà khôngphải chịu các chi phí như thuế và lệ phí Van dé quan trọng nữa là có thể ổnđịnh ngay bộ máy quản lý điều hành, nhân công lao động và vẫn đảm bảođược hệ thống khách hàng

Xét về mặt pháp lý: việc chuyển đổi doanh nghiệp đảm bảo cho doanhnghiệp chuyên đối trở thành chủ sở hữu các tài sản được kế thừa một cách antoàn và dé dàng So với trường hợp thành lập doanh nghiệp mới và cham dứthoạt động của doanh nghiệp cũ thì trường hợp này có thể nói là rất an toàn vềmặt pháp lý đối với vẫn đề sở hữu tài sản, đặc biệt là các tài sản là bất độngsản, các phương tiện vận tải có giá trị lớn, thương hiệu ; thủ tục kế thừa cácnghãi vụ như thanh toán, giao hàng cũng rất thuận lợi vì trong quá trìnhchuyên, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường

Như vậy, có thé thấy phương án chuyển đổi doanh nghiệp khác phụchau hết các yếu điểm của hai phương án trên Việc chuyển đổi doanh nghiệpkhông những có vai trò và ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn bảo đảm an toànpháp lý cho chủ đầu tư

1.2 Tổng quan pháp luật về chuyển doi doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm pháp luật về chuyển doi doanh nghiệp

Chuyên đổi doanh nghiệp có tính phức tap, bao trùm tất cả những van

đề về tài sản, nguồn vốn, thị trường, thương hiệu, cấu trúc quản lý, nhân sự,

quyền lợi, lợi ich của bên thứ ba, văn hoá Chuyên đổi doanh nghiệp đượcnghiên cứu ở góc độ kinh tế, tài chính, pháp lý và nội dung nghiên cứu vềchuyên đổi doanh nghiệp khác nhau đo tiếp cận ở các góc độ khác nhau Phápluật về chuyên đổi doanh nghiệp có thê hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.e_ Theo nghĩa rộng: Pháp luật về chuyền đổi doanh nghiệp là tổng hợp các

Trang 27

quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau (thươngmại, đầu tư, lao động, tài chính, thuế he điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động chuyên đổicủa mình.

e Theo nghĩa hẹp: Pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp là hệ thống cácquy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ phát sinh trongquá trình doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi va quan hệ giữa coquan nhà nước có thâm quyền với doanh nghiệp trước và sau khichuyên đổi Hiểu ở góc độ này, pháp luật chuyển đổi doanh nghiệp chủyếu bao gồm các quy định thuộc pháp luật doanh nghiệp

Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các quy

định cụ thé điều chỉnh trực tiếp mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp tiễn hành hoạt

động chuyên đổi với cơ quan nhà nước có thâm quyền và với các bên thứ ba

Cụ thể, pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp theo nghĩa hẹp với nội hàm:quy định về các hình thức chuyên đổi doanh nghiệp; quy định về trình tự thủtục tiễn hành chuyên đổi doanh nghiệp; quy định về điều kiện để doanhnghiệp được tiến hành chuyền đổi doanh nghiệp; quy định về quyền và nghĩa

vụ của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đôi với bên thứ ba

1.2.2 Nội dung pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp

Nội dung của pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các nhómquy định pháp luật chủ yếu như sau:

- Quy định về các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các phương án tôchức lại doanh nghiệp sao cho hiệu quả và phù hợp Thông thường, chuyểnđổi doanh nghiệp gồm có các hình thức chuyên đổi sau:

Thứ nhất, là việc chuyên đôi công ty TNHH thành công ty cô phan, do

đó, công ty TNHH có thé là TNHH một thành viên hoặc TNHH hai thành

Trang 28

viên trở lên Trong loại hình công ty TNHH một thành viên có thê là do tổchức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu nhưng đều được phép chuyển đổi thànhcông ty cổ phan.

Thứ hai, là chuyên đổi công ty cổ phan thành công ty TNHH một thànhviên, trong quy định này bắt buộc phải thực hiện khi chỉ còn một cô đông duynhất hoặc các cổ đông muốn chuyền nhượng toàn bộ cổ phan cho một cá nhânhoặc tô chức

Thứ ba, là chuyên đổi công ty cô phần thành công ty TNHH hai thànhviên trở lên, trong trường hợp này chỉ cần giới hạn thành viên tối thiểu là 2 thì

sẽ chuyền thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thứ tư, là chuyên đôi công ty TNHH hai thành viên chuyển đổi thànhcông ty TNHH một thành viên khi chuyên nhượng hoặc thay đổi phần vốngóp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty

Thứ năm, là chuyển đôi DNTN thành công ty TNHH Như vậy, DNTN

do một cá nhân làm chủ có thé chuyển đổi thành công ty TNHH một thànhviên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên nhưng chủ sở hữu DNTN bắtbuộc phải là chủ sở hữu hoặc thành viên công ty.

- Quy định về diéu kiện về chuyển đổi doanh nghiệp

Thứ nhất, việc chuyên đổi doanh nghiệp phải xem xét lợi ich và quyềnquyết định của các thành viên Trước khi doanh nghiệp chuyên đổi, thànhviên doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào loại hình mà họ có thể có tên gọi khác nhauvà/hoặc có quyền và nghĩa vụ khác nhau Ví dụ một người là cô đông phốthông công ty cô phần có quyền lợi và nghĩa vụ khác với người là thành viêncông ty TNHH Khi công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty TNHH, cổđông này có thể trờ thành thành viên công ty TNHH, theo đó, anh ta bị hạnchế về việc chuyên nhượng phần vốn góp của mình, bị thiệt thòi trong việcxác định giá tri của công ty được chuyên đôi, việc quy đôi giữa phan von góp

Trang 29

thành cổ phan và ngược lại Hơn nữa, đối với trường hợp chuyển đổi doanhnghiệp theo lựa chọn mà việc quyết định không theo nguyên tắc nhất trí màtheo một tỷ lệ nhất định thì, thành viên, cô đông có thể buộc phải chấp nhậnviệc chuyển đổi mặc dù không biểu quyết thông qua Bởi lẽ quyết định củaĐại hội đồng cô đông chính là một sự thoả thuận tạo lập nên một hậu quảpháp lý, mà thoả thuận này không cần sự thống nhất ý chí của tất cả nhữngngười sở hữu cổ phan — tính chất của loại hợp đồng cộng đồng Hiệu lực củahợp đồng này phụ thuộc vào quy định của pháp luật về tỷ lệ biểu quyết trongĐại hội đồng cổ đông Theo đó, pháp luật cần quy định về ty lệ biểu quyếtthông qua quyết định chuyển đổi doanh nghiệp đối với trường hợp chuyên đổi

tự nguyện Hiện tại, nhiều nước quy định tỷ lệ này là 75% số cổ phan cóquyền biểu quyết hoặc đại diện của thành viên sở hữu 75% số vốn điều lệđồng ý thông qua Cụ thé như ở Việt Nam, trường hợp chuyên đổi doanhnghiệp tư nhân thành công ty TNHH thì sẽ do chủ sở hữu doanh nghiệp tưnhân toàn quyền quyết định Tuỳ thuộc vào loại hình công ty tỷ lệ này đượcquy định tại Điều 60, 79, và 144 Luật Doanh nghiệp Ở các nước nhưSingapore, Malaysia cũng có quy định tương tự Đặc biệt, theo báo cáonghiên cứu so sánh Luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á, do Việnnghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện năm 1999, thì tỷ lệ biểuquyết thông qua việc thay đổi tình trạng hoạt động của doanh nghiệp ở Thái

Lan là 50%.

Thứ hai, việc chuyển đôi doanh nghiệp phải bảo đảm số lượng thànhviên hoặc cô đông tối thiểu theo quy định đối với hình thức công ty chuyênđôi đến Hiện tại, pháp luật các nước có quy định khác nhau về SỐ lượngthành viên/cô đông tối thiểu áp dụng cho tường loại hình công ty Có quốc giakhông quy định vấn đề này, như Mỹ, Anh theo pháp luật các quốc gia này,thì một người có thể lựa chọn hình thức công ty đã được luật hoá để thành

Trang 30

lập Có quốc gia quy định số lượng thành viên tối thiểu như Việt Nam, TrungQuốc Mặc dù quy định này không được lý giải theo học thuyết nào hoặctheo nguyên lý nào, nhưng các chủ thể buộc phải tuân thủ khi thực hiện việcchuyên đổi Nói một cách đơn giản là, khi muốn chuyển đổi thành loại hìnhdoanh nghiệp nào, thì doanh nghiệp chuyển đổi cần đáp ứng các điều kiện

thành lập của doanh nghiệp đó.

Thứ ba, việc chuyên đổi doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi của cácchủ nợ Với điều kiện này, pháp luật các nước đều quy định vẫn đề kế thừaquyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau chuyền đôi Đối với doanh nghiệp cóchủ đầu tư chịu trách nhiệm vô hạn, việc quy định phạm vi trách nhiệm đốivới các khoản nợ của doanh nghiệp trước chuyên đôi can cần được quan tâmcan trọng trong pháp luật về chuyên đôi doanh nghiệp

- Quy định về thủ tục chuyển doi doanh nghiệp

Việc đặt ra các thủ tục là cần thiết, thực hiện theo thủ tục luật địnhchính là việc công khai hoá việc chuyền đổi đối với người thứ ba và đặc biệt

là để xác định tính hợp pháp của việc chuyền đổi, qua đó đặt ra các chế tàiphù hợp Để quy định thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp một cách phù hợp,nhà làm luật cần: (i) xác định chính xác căn cứ pháp lý chuyên đổi doanhnghiệp — chuyên đổi tự nguyện hay chuyển đổi bắt buộc theo quy định củapháp luật, bởi lẽ, việc chuyên đổi doanh nghiệp xuất phát từ một căn cứ cụthé; (ii) các văn bản chứng minh đã đảm bảo các điều kiện luật định; và (iii)văn bản thể hiện ý chí chuyển đôi doanh nghiệp

1.2.3 Vai trò của pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyên đổi doanh nghiệp là hiện tượng tat yếu trong nén kinh tế thịtrường và nó có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như chủ sởhữu doanh nghiệp Pháp luật về chuyên đôi doanh nghiệp được ban hànhnhằm mục đích tạo ra cơ sở pháp lý giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện

Trang 31

mong muốn thay đổi loại hình tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợphoặc khắc phục sự cố trong quá trình tổ chức hoạt động Pháp luật về chuyênđổi doanh nghiệp là một bộ phận không thé tách rời của pháp luật về tổ chứclại doanh nghiệp, vì vậy, nó giúp cho doanh nghiệp có thể chuyên đổi loạihình sao cho phù hợp để đám ứng yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư, của kháchhàng, nhăm mở rộng thị trường, mở rộng phạm vi kinh doanh mà vẫn đảmbảo yếu tố kế thừa doanh nghiệp cũ Bên cạnh đó, chủ sở hữu doanh nghiệp

có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí Điều này được thé hiện ở những điểmsau đây:

Thứ nhất, pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp thể hiện một cách cóhiệu quả quyền tự do kinh doanh Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành,mọi cá nhân tô chức chỉ cần không rơi vào các trường hợp bi cắm thì đều cóquyền tự do thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp, tự do lựa chọn nhữngngành nghề mà pháp luật không cắm Nhưng nếu hiểu thành lập doanh nghiệptheo nghĩa rộng không chỉ là việc tạo lập một thực thể pháp lý khi khởinghiệp, mà còn phát triển thực thể pháp lý đó trong quá trình kinh doanh bằngcách chuyển đổi cấu trúc pháp lý của nó cho phù hợp với năng lực tài chính,điều kiện, mục tiêu của nhà đầu tư Mỗi cá nhân, tổ chức tiến hành tối đahoá mục tiêu nhất định với những phương tiện nhất định Sự lựa chọn hợp lýcủa các tác nhân kinh tế đưa nền kinh tế đến cân bằng, là tình trạng trong đótừng tác nhân đạt mức thoả mãn tối đa, cho nên không có gì có thể khiến nóphải thay đôi quyết định Chuyên đổi doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sựlựa chon của chủ thê kinh doanh nhằm tối ưu hoá những lợi ích Với nội dungquyền tự do kinh doanh, pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp mang lại chochủ thê một phương tiện mới — một phương thức tổ chức kinh doanh mới phùhợp với quy mô, khả năng tài chính, muc tiêu của chủ thé

Thứ hai, pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp còn bảo đảm sự bình

Trang 32

đăng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Mọi doanh nghiệpkhi đáp ứng đủ các điều kiện về chuyển đổi doanh nghiệp đều có thể tiếnhành việc chuyên đổi của mình Điều này, tạo điều kiện cho các loại hìnhdoanh nghiệp quy mô nhỏ có thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệpquy mô lớn hơn dé dé dàng huy động vốn, mở rộng thị trường và có sức cạnhtranh với các doanh nghiệp khác Bên cạnh đó, doanh nghiệp sau khi chuyểnđôi vẫn giữ được các giá trị vô hình mà doanh nghiệp trước khi chuyên đổi délại, như: hệ thống khách hàng: bí quyết công nghệ, uy tín, thương hiệu Thứ ba, pháp luật chuyển đổi doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cầnthiết cho doanh nghiệp thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp mộtcách nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo quyền tự do kinh doanh Khipháp luật không quy định thủ tục chuyển đổi, nếu muốn thay đổi loạihình tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải giải thể doanh nghiệp

cũ, sau đó thành lập doanh nghiệp mới Khi đó, không chỉ tốn kém vềthời gian, chỉ phí, rườm ra về thủ tục mà còn khó kế thừa các giá trị tàisản vô hình của doanh nghiệp cũ nhưu hệ thống khách hàng, tên thương

mai

Thứ tu, pháp luật về chuyén đổi doanh nghiệp góp phan bảo vệ quyềnlợi, lợi ích cho người thứ ba Chuyên đổi doanh nghiệp có thé tác động đếnquyền lợi hop pháp của cộng đồng và các chủ nợ, cũng như người lao động

Do vậy, đây là vai trò của việc quy định các điều kiện, thủ tục chuyên đôi đãnêu dé bảo vệ các đối tượng, các gia tri nhất định Cụ thể, sau khi diễn ra hoạtđộng chuyển đổi doanh nghiệp, pháp luật vẫn đảm bảo mọi quyền lợi vànghĩa vu của doanh nghiệp trước khi chuyên đôi đối với người thứ ba được kếthừa, chuyển giao trọn vẹn cho doanh nghiệp sau chuyên đồi

Trang 33

KET LUẬN CHƯƠNG 1Trên cơ sở nội dung nghiên cứu tại chương | của luận văn này, tác gia rút ra một sô kết luận sau:

|- Chuyên đổi doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp,theo đó, doanh nghiệp tiến hành chuyên từ loại hình doanh nghiệp

này thành loại hình doanh nghiệp khác thông qua các thủ tucJ luật

định mà không bị tạm dừng hay chấm dứt hoạt động về mặt kinh tế.Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọngtrong pháp luật doanh nghiệp Bởi lẽ, nó giúp doanh nghiệp có thékinh doanh theo một mô hình phù hợp mà không phải chấm dứtdoanh nghiệp cũ đã trở nên không còn phù hợp Tạo lập doanhnghiệp hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là việc tạo lập ra một thực thểpháp lý khi khởi nghiệp, mà còn phát triển thực thé pháp lý đó trongquá trình kinh doanh bằng cách chuyên đổi cấu trúc pháp lý của nóphù hợp với năng lực tại chính, điều kiện, mục tiêu của nhà đầu tư.Chuyên đổi doanh nghiệp không những có ý nghĩa về mặt kinh tế màcòn là giải pháp pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư Về ý nghĩa kinh

té, so sánh với giải pháp: 1) việc tạo lập doanh nghiệp mới vận hànhđồng thời doanh nghiệp cũ và ii) tao lập doanh nghiệp mới giải thédoanh nghiệp cũ, giải pháp chuyển đổi doanh nghiệp giúp các nhàdau tư tiết kiệm được thời lượng rat lớn, tiết kiệm được chi phí về tàichính, trong đó có cả các chi phí về thuế; Về mặt pháp lý, chuyên đổidoanh nghiệp là giải pháp an toàn, bởi lẽ, doanh nghiệp chuyển đổiđược kế thừa các quyền mà đặc biệt là các quyền mà thực tế khó cóthé chuyền giao giữa các chủ thé Vi dụ như Dự án Công trình quốcgia, Dự án khu đô thị và các quyền khác như hệ thông khách hàng,

đại lý, nhân sự

Trang 34

4- Chuyên đổi doanh nghiệp có thể phân thành hai loại chính: (1)Chuyên đổi doanh nghiệp có liên quan đến thay đổi chế độ tráchnhiệm tài sản Đặc trưng nhất của trường hợp này được pháp luật ViệtNam công nhận đó là việc chuyên đổi DNTN thành công ty TNHH.(2) Chuyển đổi hình thức giữa các doanh nghiệp có chế độ tráchnhiệm tài sản hữu hạn với nhau Đây là trường hợp phô biến và đượccác nhà đầu tư thường xuyên lựa chọn.

Chuyên đổi doanh nghiệp là chuyền đổi hình thức kết cau của thương

nhân trên cơ sở lực chọn hoặc theo quy định của pháp luật, không

làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của thương nhân đó, doanh nghiệpchuyên đổi kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đượcchuyên đôi.

Trang 35

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE

CHUYEN DOI DOANH NGHIỆP2.1 Lược sử phát triển của pháp luật Việt Nam về chuyển đổi doanh

nghiệp

Một năm sau Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện công cuộc đôi mới,ngày 29 tháng 12 năm 1987 Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam Đạo luật này đánh dấu sự khởi đầu chế định doanh nghiệp ở Việt

Nam mà trong đó có hai hình thức công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn

nhiều thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tuy nhiên,Đạo luật này không đề cập tới việc chuyển đổi doanh nghiệp

Đến cuối năm 1990, đời sống kinh doanh của người Việt chính thứcđược thay đôi, mốc lịch sử này được đánh dấu bằng VIỆC Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật Công

ty Từ đó công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cáchpháp nhân thuộc các thành phan kinh tế, tô chức xã hội có quyền góp vốn đầu

tư hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phan Sự

ra đời của Luật Công ty 1990 đã đánh dấu sự ra đời của chế định chuyền đổidoanh nghiệp trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Tuy nhiên, đây chỉ là sự khởi đầu, có thể nói là mang tínhhình thức Việc chuyển đổi doanh nghiệp không có kha năng thực hiện đượctrên thực tế, bởi lẽ Luật Công ty 1990 có quy định:

Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập

và hoạt động của công ty, được thông qua tại đại hội đồng thành lập.Điều lệ công ty phải có nội dung chủ yếu sau đây: 1- Hình thức, mụctiêu, tên gọi, trụ sở, thời hạn hoạt động cua công ty; ; 9- Các trườnghợp sáp nhập, chuyên đổi hình thức, giải thé công ty và thé thức thanh

Trang 36

lý tài sản công ty (Điều 10).

2- Trong quá trình hoạt động, tất cả thành viên phải được thamgia quyết định các vấn đề sau đây: a) Phương hướng và nhiệm vụ pháttriển công ty; ; e) Sáp nhập, chuyên đổi hình thức, giải thể hoặc giahạn hoạt động của công ty Thể thức thông qua quyết định về các vấn

đề nói tại khoản này phải được quy định rõ trong điều lệ công ty (Điều

27).

Quy định tại Điều 10 Luật công ty 1990 cho thấy, về hình thức, nhàlàm luật đã mở cửa cho tự do kinh doanh, tạo điều kiện và cơ hội cho thànhviên công ty tự do thỏa thuận và dự liệu các trường hợp chuyên đổi hình thứccông ty Quy định tại điều 27, mặc dù không chi tiết về tỷ lệ biểu quyết thôngqua quyết định chuyên đổi doanh nghiệp và không có văn bản hướng dẫnhoặc giải thích của cơ quan có thẩm quyền Tuy nhiên, câu chữ trong điềuluật là “tất cả thành viên phải được tham gia quyết định” đã phần nào làmsáng tỏ ý chí của nhà làm luật rằng: việc chuyên đổi doanh nghiệp phải do tất

cả các thành viên biểu quyết tán thành Với điều kiện này, có lẽ việc chuyềnđôi doanh nghiệp khó có thể được thực hiện, bởi lẽ sự đồng thuận của tất cảcác thành viên trong một doanh nghiệp về một vấn đề rất khó khăn bởi xuấtphát từ tư duy lợi ích giữa các thành viên hoặc các nhóm lợi ích Hơn nữa,Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 222/HDBT ngày 23 tháng 7 năm 1991ban hành quy định cụ thể hóa một số điều trong Luật Công ty cũng không cóbat kỳ quy định nào hướng dẫn về trình tự thủ tục chuyên đổi doanh nghiệp.Ngày 22 tháng 6 năm 1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua Luật sửa đổi bổ sung Luật Công ty

1990 Tuy nhiên, Luật sửa đổi cũng không đề cập gì đến việc chuyển đổidoanh nghiệp Sau khi được sửa đổi, Luật Công ty 1990 được áp dụng đếnngày 01 tháng 01 năm 2000 cho đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực

Trang 37

Khoảng thời gian này không có văn bản nao quy định về chuyển đổi doanhnghiệp Như vậy, Luật Công ty 1990, Luật DNTN 1990 mới chỉ đi đầu màkhông dẫn lối cho việc chuyên đổi doanh nghiệp, do đây là những văn bảnluật đầu tiên về doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý cho những công ty CP, công

ty TNHH đầu tiên ra đời

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, các văn bản pháp luật

về chuyên đổi doanh nghiệp lần đầu tiên được ban hành là các văn bản phápluật về cô phần hoá DNNN Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) ra Quyết định số 143/HDBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một sốdoanh nghiệp nhỏ và vừa dé thí điểm chuyển đổi thành công ty cô phần Năm

1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202/CT-HĐBT ngày

8 tháng 6 năm 1992 về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thànhcông ty cô phần Có thé coi, các văn bản bản pháp luật về cổ phan hoá là cácvăn bản pháp luật dau tiên về chuyển đổi doanh nghiệp ở Việt Nam

Đối với khu vực đầu tư tư nhân, sau khi chấm dứt hiệu lực của LuậtCông ty 1990, pháp luật về công ty của Việt Nam bước vào một giai đoạnphát triển mới, với nhiều đổi mới đáng kể Cụ thể, ngày 12 tháng 6 năm 1999,tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X

đã ban hành Luật Doanh nghiệp thay thế Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tưnhân ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, b6 sung một số điều củaLuật Công ty, Luật sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tưnhân ngày 22 tháng 6 năm 1994.

Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định về chuyền đổi doanh nghiệp tạiĐiều 109 và Điều 110, theo đó, i) công ty trách nhiệm hữu hạn có thé đượcchuyên đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại; ii) công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên được chuyên đối thành công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty chuyển một phan vốn điều lệ cho tô

Trang 38

chức, cá nhân khác; iii) đặc biệt chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu han mộtthành viên thành doanh nghiệp tư nhân với quy định như sau:

Trường hop chủ sở hữu công ty chuyên toàn bộ vốn điều lệ chomột cá nhân thì trong thời hạn mười lam ngày, ké từ ngày hoàn thànhthủ tục chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty phải yêu cầu cơ quan đăng

ký kinh doanh xóa tên công ty trong số đăng ký kinh doanh và ngườinhận chuyển nhượng phải đăng ký kinh doanh theo hình thức doanhnghiệp tư nhân theo quy định của Luật này Người nhận chuyếnnhượng tiếp nhận tất cả các nghĩa vụ, được hưởng tất cả các quyền và

lợi ích hợp pháp của công ty trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp chủ

sở hữu công ty, người nhận chuyển nhượng và chủ nợ của công ty cóthoả thuận khác”

Sau hơn sau năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp 1999 đã được thay thếbằng Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 Đạoluật này, cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành và một số văn bản khácnhư Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006, đã thể hiện bướcphát triển mới cua pháp luật về chuyên đổi doanh nghiệp của Việt Nam Vớiđạo luật này, van đề chuyên đôi doanh nghiệp được quy định tại điều 154,

155 về chuyên đổi công ty Theo

đó: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thé được chuyền đôi thành công ty côphần hoặc ngược lại

-Công ty cô phan có thé được chuyên đổi thành công TNHH

- Chuyên đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công

Trang 39

Thủ tục chuyền đổi công ty cũng được Luật DN 2005 quy định khá cụthé Thủ tục chuyên đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phan (sauđây gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cô phan, công ty tráchnhiệm hữu hạn (sau đây gọi là công ty chuyền đổi) được quy định như sau: 1.Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cô đông thôngqua quyết định chuyên đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi Quyết định chuyềnđổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty đượcchuyên đổi; tên, dia chi trụ sở chính của công ty chuyên đổi; thời hạn và điềukiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phan, trái phiếu của công ty đượcchuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công tychuyên đổi; phương án sử dụng lao động: thời hạn thực hiện chuyên đổi; 2.Quyết định chuyên đổi phải được gửi đến tat cả các chủ nợ va thông báo chongười lao động biết trong thời han mười lim ngày, ké từ ngày thông quaquyết định; 3 Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyên đổi được tiếnhành theo quy định của Luật này Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinhdoanh phải kèm theo quyết định chuyên đổi Sau khi đăng ký kinh doanh,công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyên đôi được hưởngcác quyên và lợi ich hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanhtoán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyênđổi.

Cũng trong LDN 2005, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lần đầutiên được ghi nhận Cụ thé, Điều 166, khoản 1 có quy định:

Thực hiện theo lộ trình chuyên đôi hàng năm, nhưng chậm nhất

trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty

nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm

2003 phải chuyên đôi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty

cô phần theo quy định của Luật này

Trang 40

Tuy nhiên, cũng giống như Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanhnghiệp 2005 chưa có quy định về chuyền đôi doanh nghiệp tư nhân.

Ké từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệulực Đây được coi là cuộc đột phá thê chế lần hai, thể hiện đúng tỉnh thần củaHiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp,theo đó, những gì pháp luật không cắm thì người dân, doanh nghiệp được tự

do kinh doanh, đầu tư Quy định về các hình thức chuyển đổi doanh nghiệptrong LDN 2014 có phạm vi rộng hơn, cụ thé hơn, đảm bảo ngày càng tốt hơnquyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp Các phân tích trong chương 2 củaluận văn sẽ chứng minh rõ điều này

2.2 Quy định về các hình thức chuyển đối doanh nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, quy định về nhiều trườnghợp chuyên đổi doanh nghiệp: Chuyển đổi công ty cô phan thành công tyTNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên và ngược lại; chuyên đổiDNTN thành công ty TNHH Phân tích các quy định về từng trường hợpchuyền đổi sẽ cho chúng ta thấy một cách rõ nét nhất về thực trạng pháp luậtViệt Nam về chuyên đôi doanh nghiệp

2.2.1 Quy định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty

cổ phan và ngược lại

Ở Việt Nam quy định về các trường hợp chuyên đổi công ty TNHHthành công ty cổ phan và ngược lại, lần lượt ở các Điều 196, 197 và 198 LuậtDoanh nghiệp:

Công ty trách nhiệm hữu han có thé chuyên đôi thành công ty côphan theo phương thức sau đây: a)Chuyén đổi thành công ty cổ phần

mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, khôngban phan vốn góp cho tô chức, cá nhân khác; b) Chuyên đổi thành công

ty cô phan bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; c)

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w