Tuy nhiên, với tình hình xã hội ngày càng phát triển, đời sống không ngừng được nâng cao, nhu cầu về mọi mặt của con người ngày càng lớn, các mối quan hệ xã hội phát sinh ngày càng đa dạ
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm được và hiểu rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản về quy định của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc.
Nắm được những bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc. Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích; bằng phương pháp đánh giá thực trạng nghiên cứu, khảo cứu các tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu.
Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu bài tập lớn này cung cấp góc nhìn toàn diện về các quy định thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự 2015, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và bất cập trong các quy định hiện hành Qua đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp lý về thừa kế theo di chúc, đảm bảo quyền lợi của người thừa kế cũng như bảo vệ di sản của người để lại.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
Thừa kế và một số quy định chung về thừa kế
Ngay từ khi Nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ thừa kế đã tồn tại như một yếu tố khách quan Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người.
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Khi có tư hữu, nhà nước ra đời, quyền thừa kế được pháp luật quy định, bảo vệ Mỗi nhà nước khác nhau có hệ thống những quy phạm pháp luật về thừa kế khác nhau.Pháp luật thừa kế thể hiện rõ bản chất giai cấp Quyền thừa kế với tư cách là một chế định pháp luật, luôn gắn liền với một nhà nước nhất định.
1.1.2 Quy định chung về thừa kế
Các quy định chung về thừa kế được quy định tại các điều từ Điều 609 đến Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 về một số vấn đề cơ bản như: quyền thừa kế của cá nhân (Điều 609); quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân (Điều 610); thời điểm, địa điểm mở thừa kế (Điều 611); di sản (Điều 612); người thừa kế (Điều 613); thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (Điều 614); thựa hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (Điều 615); người quản lý di sản (Điều 616); nghĩa vụ của người quản lý di sản (Điều 617); quyền của người quản lý di sản (Điều 618); việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (Điều 619); từ chối nhận di sản (Điều 620); người không được quyền hưởng tài sản (Điều 621); tài sản không có người nhận thừa kế (Điều 622); thời hiệu thừa kế (Điều 623).
Di chúc
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời Di chúc là một văn bản mang tính chất pháp lý, thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc về việc phân chia, chuyển nhượng tài sản của mình sau khi mất.
1.2.2 Đặc điểm của di chúc
Với định nghĩa trên, ta có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của di chúc như:
Thứ nhất, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào khác: Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc qua việc lập di chúc, cá nhân đó làm xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế Theo đó, họ sẽ định đoạt phần tài sản của mình cho những người khác mà không cần biết những người đó có đồng ý nhận di sản của mình hay không Ngoài ra, di chúc chung của vợ chồng cũng vậy, cho dù nó là sự thể hiện ý chí chung của vợ chồng, nhưng nó vẫn chỉ là thể hiện ý chí đơn phương trong giao dịch dân sự.
Thứ hai, mục đích của việc lập di chú là nhằm chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác đã được xác định trong di chúc: Để được coi là một căn cứ để chuyển dịch tài sản của mình sau khi chết cho những người còn sống thì di chúc không thể thiếu nội dung này Với nội dung này thì di chúc thật sự trở thành một phương tiện để người để lại di sản thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao động của mình mới được chuyển dịch từ đời này sang đời khác và đặc biệt ngay cả khi họ chết thì quyền định đoạt đối với tài sản của mình vẫn được pháp luật bảo vệ.
Thứ ba, di chúc là giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di chúc chết: Xuất phát từ việc di chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập ra nó nên người lập di chúc luôn có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc có quyền hủy bỏ di chúc Vì vậy, dù người lập di chúc đã lập xong di chúc nhưng vẫn còn sống thì những người thừa kế theo di chúc vẫn không có bất kì một quyền nào đối với tài sản của người lập di chúc, và họ cũng không chắc chắn có được hưởng di sản đó hay không Mặt khác, pháp luật cũng cho phép nếu sự định đoạt trong di chúc đã lập không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại thì người lập di chúc vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc Vì vậy, để một di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật thì đòi hỏi người lập di chúc đã chết.
Thừa kế theo di chúc
Kế thừa theo di chúc là hành vi chuyển giao tài sản của người đã mất cho người còn sống theo ý muốn cá nhân được thể hiện trong di chúc trước khi qua đời Nội dung chính của hình thức thừa kế này bao gồm việc chỉ định người thừa kế có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước) và phân chia tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ tài sản cho họ.
Vấn đề thừa kế theo di chúc đã được quy định cụ thể từ Điều 624 đến Điều 648 trong Bộ luật dân sự 2015.
Chương 2: Những bất cập trong các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc và giải pháp hoàn thiện
Những bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc
sự về thừa kế theo di chúc
2.1.1 Về cấu trúc các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc Đọc qua các điều luật trên có thể nhận thấy nhiều bất hợp lí về trình tự xắp xếp của các điều: rõ ràng điều 628 quy định về các loại di chúc bằng văn bản, điều 629 quy định về di chúc miệng, các điều từ 633 đến 635 lại cụ thể hóa các loại di chúc quy định trong điều 628 Một minh chứng khác: tại điều 631 có tên là: “nội dung của di chúc bằng văn bản” nhưng tại khoản 3 điều này lại quy định về hình thức của di chúc: “Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.” Như vậy đã có sự sáo trộn, không thống nhất trong việc xắp xếp giữa các điều; chưa có sự tách biệt giữa hình thức và nội dung Điều này dễ gây sự ngắt quãng, khó hiểu cho người đọc.
2.1.2 Về khái niệm di chúc
Theo Điều 624 của Bộ luật dân sự 2015 thì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Mặt khác quy định “chuyển tài sản” chưa cụ thể vì với quy định như vậy sẽ được hiểu là người thừa kế di sản sẽ có toàn quyền định đoạt đối với tài sản (như bán tặng cho, tiêu dùng,…) sau khi người để lại di sản chết Tuy nhiên nhiều khi người lập di chúc lại không muốn giao hẳn quyền sở hữu cho người thừa kế ví dụ như những trường hợp người để lại kỉ vật, bất động sản có giá trị lâu dài mà họ muốn tài sản của mình được lưu truyền, phát triển từ đời này sang đời khác thì họ có được phép hạn chế quyền của người hưởng di sản hay không?
Về phía người hưởng di sản cũng không ít trường hợp sử dụng di sản một cách hoang phí, trái với ý nguyện của người lập di chúc.
Với những phân tích trên, thiết nghĩ nên ghi nhận cho người lập di chúc có quyền lựa chọn hình thức giao dịch, có thể là chuyển quyền sở hữu hay chỉ chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản hay tiếp tục sử dụng tài sản,… theo ý chí của người chết.
2.1.3 Về chủ thể lập di chúc Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình” (khoản 1) “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc” (khoản 2) Quy định trên là căn cứ để xác định chủ thể lập di chúc chủ thể lập di chúc là người định đoạt tài sản của mình thông qua hành vi của chính mình, vì vậy điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của người lập di chúc là những điều kiện tiên quyết trong việc xác định giá trị pháp lí của di chúc
Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện thì Điều 625 vẫn còn điểm bất cập:
Quy định tại khoản 2 Điều 625 không những chưa chặt chẽ mà còn thiếu nội dung quan trọng: ở đây chỉ quy định độ tuổi mà không quy định về năng lực hành vi dân sự của người ở độ tuổi từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi
Mặt khác, trong quy định về việc cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho những đối tượng này lập di chúc cũng có những điểm cần xem xét:
Thứ nhất, thời điểm mà cha, mẹ, người giám hộ cho họ lập di chúc là khi nào, trước khi họ lập di chúc, sau khi hay trong khi họ đang lập di chúc? hay cả ba thời điểm trên đều có giá trị pháp lí?
Thứ hai, hình thức đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ được thể hiện như thế nào? Việc đồng ý cần phải có văn bản riêng hay chỉ cần có bút tích của họ trên bản di chúc? Và chỉ cần kí vào cuối bản di chúc hay phải kí trên từng trang của bản di chúc đó?
Thứ ba, sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ cho phép cá nhân ở độ tuổi này lập di chúc thì có hay không vi phạm quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự về người làm chứng việc lập di chúc? Nếu có thì bản di chúc không có giá trị pháp lí Còn nếu không thì địa vị pháp lí của cha, mẹ hoặc người giám hộ có mâu thuẫn với quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự,vì tại điều này quy định những trường hợp không thể làm chứng cho việc lập di chúc bao gồm: “1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.” Nếu sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ trên không thể được hiểu theo nghĩa họ là những người làm chứng Vì người làm chứng là
“người thụ động” còn người cho phép là “người chủ động” cũng không đủ tính thuyết phục Vì cha, mẹ là người thừa kế theo pháp luật của con (Điều 651 Bộ luật dân sự) Nếu hiểu theo hướng trên thì di chúc của người con thuộc độ tuổi từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi được lập ra không có giá trị Nhưng phải hiểu theo hướng nào thì pháp luật chưa dự liệu.
2.1.4 Về quyền chỉ định người thừa kế thay thế của người lập di chúc
Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế sau khi chết Nhưng trong trường hợp tại (sau) thời điểm mở thừa kế, một trong số những người được hưởng di sản từ chối quyền hưởng di sản, thì theo pháp luật, phần tài sản của người đó sẽ được chia cho các hàng thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, theo ý chí của người để lại di chúc trước khi chết lại không muốn để lại di sản cho người trong hàng thừa kế này Như vậy, sẽ vi phạm đến ý chí của người để lại di sản Nhưng trong Bộ luật dân sự hiện nay không có quy định nào về người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế khác thay thế người thừa kế được chỉ định là người thừa kế trước đó đã từ chối quyền hưởng, không có quyền hưởng hoặc chết trước hay cùng thời điểm với người để lại di sản.
Việc mở rộng quyền tự định đoạt của người lập di chúc trong việc chỉ định người thừa kế thay thế sẽ bảo đảm hơn nữa quyền định đoạt của người lập di chúc được thực hiện theo ý nguyện của mình.
2.1.5 Về người làm chứng cho việc lập di chúc Điều 632 Bộ luật dân sự quy định: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015, những đối tượng không đủ năng lực làm chứng di chúc bao gồm: người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người vô năng lực hành vi dân sự, người không được triệu tập làm chứng di chúc, người chưa thành niên.
21) Nếu quy định như vậy thì trong số những người không được làm chứng di chúc chúng ta thấy thiếu một số các chủ thể khác mà các chủ thể này đóng vai trò rất quan trọng trong các giao dịch dân sự đó là các chủ thể được quy định tại Điều 22 (Người mất năng lực hành vi dân sự), Điều 24 (Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) của Bộ luật Dân sự và người không biết chữ.