1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quy định của điều 19 và điều 19 vềchấp nhận chào hàng theo quy định của công ướcviên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Định Của Điều 19 Và Điều 19 Về Chấp Nhận Chào Hàng Theo Quy Định Của Công Ước Viên 1980 Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Phùng Thị Tuyết Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Quỳnh Hương, Trương Thị Hoài Lâm, Nguyễn Thị Trúc Linh, Bùi Thị Hồng Nam, Lê Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Phạm Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

+ Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”.+ Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên: Phạm Thị Hiền

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU 19 VÀ ĐIỀU 19 VỀ CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Lớp: 119-QTL45A – Nhóm 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 Bùi Thị Xuân Mai 2053401020108

2 Phùng Thị Tuyết Anh 2053401020016

3 Nguyễn Thị Thu Hà 2053401020047

4 Nguyễn Thị Thanh Hiền 2053401020058

5 Trần Thị Thu Hiền 2053401020060

6 Nguyễn Quỳnh Hương 2053401020072

7 Trương Thị Hoài Lâm 2053401020090

8 Nguyễn Thị Trúc Linh 2053401020098

9 Bùi Thị Hồng Nam 2053401020126

Năm học: 2023 – 2024

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 CISG Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế

3 CIETAC Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc

tế Trung Quốc

4 L/C Thư tín dụng (Letter of Credit)

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 1

1 Sơ lược về Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2

1.1 Công ước Viên 1980 2

1.1.1 CISG 2

1.1.2 Nội dung cơ bản của Công ước Viên 1980 2

1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2

1.2.1 Khái niệm 2

1.2.2 Các nguyên tắc nền tảng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế 3

1.2.3 Giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 3

2 Nội dung 3

2.1 Khái niệm chấp nhận chào hàng 3

2.2 Hình thức thể hiện sự chấp nhận 3

2.3 Nội dung của chấp nhận chào hàng 4

2.4 Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận chào hàng 6

3 Thực tiễn: 6

3.1 Chấp nhận chào hàng bằng hành vi: 6

3.2 Tranh chấp giữa Trung Quốc và Thụy Điển về việc sửa chữa chào hàng có được xem là chấp nhận chào hàng không? 7

4 Kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam 9

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

A SÁCH, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN, BÀI VIẾT KHOA HỌC, THAM LUẬN 12

B TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 12

Trang 4

MỞ ĐẦU

Tiếp bước theo xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự trao đổi, giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới cũng trở nên ngày càng mở rộng và phức tạp hơn Chính vì thế, một khi các quốc gia muốn nắm quyền chủ động trong quá trình hội nhập này, thì ngoài việc trang bị cho bản thân một hệ thống pháp lý thực sự phù hợp để giảm thiểu một cách tối đa những tranh chấp và hiểu lầm trong các hoạt động thương mại quốc tế với các chủ thể khác, còn cần phải tích cực hơn trong việc đảm bảo sự thiện chí

để luôn sẵn sàng đáp lại những ‘lời ngỏ ý’ đến từ phía ‘đối tác’ trong các hoạt động giao lưu này Nói chính xác hơn, chính là quá trình “chấp nhận chào hàng” theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Thông qua nội dung được đúc kết từ thành quả làm việc dưới đây của chúng tôi, sẽ phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đề cốt lõi của “Chấp nhận chào hàng”

Cụ thể là “Hình thức thể hiện sự chấp nhận”, “Nội dung của chấp nhận chào hàng” và

“Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận chào hàng”

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm đã tìm hiểu và tham khảo đa dạng các nguồn tài liệu, đồng thời kết hợp với kiến thức được giảng dạy, đúc kết bài học từ những góp ý, khuyến nghị mang tính chất xây dựng, tuy nhiên nhóm không tránh khỏi thiếu sót

và hạn chế, mong cô và các bạn sinh viên có thể nhận xét, góp ý để nhóm có thể phát triển hoàn thiện đề tài này

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1 Sơ lược về Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1 Công ước Viên 1980

1.1.1 CISG

Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) với nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Năm 1968, Công Ước Viên ra đời Được soạn thảo dựa trên hai công ước La Haye Công ước được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988

1.1.2 Nội dung cơ bản của Công ước Viên 1980

Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:

Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)

Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24) Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước Viên đã quy định khá chi tiết, đầy

đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế + Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng

và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng”

+ Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17

+ Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng: khi nào và trong điều kiện nào, chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng và thời điểm hợp đồng có hiệu lực

Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, Công ước Viên 1980 thừa nhận quy tắc Chào hàng – Chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule)

Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)

Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)

(Quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này)

1.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.1 Khái niệm

Theo tinh thần của các văn bản pháp lý về thương mại, hoàn toàn có đầy đủ cơ sở

để có thể khẳng định tiêu chí chung xác định tính quốc tế trong hợp đồng thương mại là việc các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Từ đó, có thể đưa ra cách hiểu về hợp đồng thương mại quốc tế như sau:

Trang 6

“Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các lĩnh vực của thương mại quốc tế”

1.2.2 Các nguyên tắc nền tảng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

- Nguyên tắc tự do hợp đồng

- Nguyên tắc thiện chí - trung thực

- Nguyên tắc Pacta sunt servanda

1.2.3 Giao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG

- Chào hàng

- Chấp nhận chào hàng

2 Nội dung

2.1 Khái niệm chấp nhận chào hàng

Khái niệm về chấp nhận chào hàng có thể hiểu theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Công ước Viên, theo đó: “Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng”

Mục đích: Biểu lộ sự đồng ý với chào hàng, sẵn sàng ký kết hợp đồng với người chào hàng

Hậu quả pháp lý: Chấp nhận đề nghị chào hàng sẽ dẫn tới việc chấp nhận ký kết

HĐ, chịu ràng buộc vào nội dung chào hàng

2.2 Hình thức thể hiện sự chấp nhận

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Công ước Viên năm 1980 thì sự chấp nhận chào hàng của người được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng hành vi, biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng Như vậy, hình thức thể hiện sự chấp nhận:

- Tuyên bố minh thị hoặc một hành động có giá trị như tuyên bố: Khoản 1 Điều 18 CISG

- Chấp nhận bằng hành vi: Khoản 3 Điều 18 CISG

+ Điều kiện: do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn giữa các bên hoặc

do tập quán

+ Hành vi: liên quan đến việc gửi nhận hàng hay trả tiền trong thời hạn còn hiệu lực của chào hàng

+ Hiệu lực: từ khi hành vi này được thực hiện1

Sự im lặng hoặc sự bất hợp tác không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận Hay nói cách khác, bản thân sự im lặng không thể đảm bảo chắc chắn cho người chào hàng rằng chào hàng của họ đã được chấp nhận Trong mọi trường hợp, sau khoảng thời gian

im lặng, bên nhận chào hàng chắc chắn phải thực hiện một hành vi thể hiện rõ ràng khuynh hướng chấp nhận chào hàng của họ như gửi hàng hoặc trả tiền, Điều này có thể xảy ra khi chào hàng đã thể hiện rõ là cho phép việc chấp nhận chào hàng như vậy, hoặc

đã trở thành tập quán, hoặc điều đó phù hợp với tập quán thương mại Tại khoản 3 Điều

18 Công ước Viên 1980 có quy định cụ thể: “Nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó

1 Trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2022), ,

Trang 7

4 như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên”

Cũng giống như Công ước Viên 1980, pháp luật Việt Nam không coi sự im lặng của người được đề nghị là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tại Khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015 quy định :“Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên” Như vậy, nếu các bên có thoả thuận im lặng hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên thì im lặng vẫn được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Nếu bên cạnh sự im lặng mà bên im lặng lại thực hiện hành vi như giao hàng, trả tiền,… thì vẫn có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 2

2.3 Nội dung của chấp nhận chào hàng

Nội dung của chấp nhận chào hàng được quy định tại Điều 19 Công ước Viên 1980:

Theo đó, Điều 19 Công ước Viên 1980 cũng khẳng định sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, sửa đổi nội dung của chào hàng thì không được coi là chấp nhận chào hàng, mà cấu thành một chào hàng mới Công ước Viên 1980 có 02 trường hợp được coi là chấp nhận chào hàng: Một là, chấp thuận toàn bộ nội dung của chào hàng của bên nhận chào hàng; hai là, chấp nhận một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng

Khoản 1 Điều 19 Công ước Viên quy định rằng “Một sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá” Theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết khi nội dung của chào hàng được bên kia chấp nhận một cách đầy đủ, chính xác về mọi điều kiện nêu trong chào hàng Điều này có nghĩa là nếu một sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung tạo nên sự khác biệt giữa chào hàng và chấp nhận chào hàng thì sự trả lời có

2 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học, Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia

Trang 8

5 khuynh hướng chấp nhận chào hàng đó sẽ cấu thành một chào hàng mới hoặc một hoàn giá.3

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Công ước Viên 1980 thì không phải mọi sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng đều được coi là sửa đổi hoặc bổ sung chào hàng Tuy nhiên, những sửa đổi hay bổ sung “không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng” và người chào hàng không có bất kỳ hành động nào (bằng lời nói hoặc thông báo) biểu hiện sự phản đối “ngay lập tức” với những sửa đổi hoặc bổ sung

đó thì hợp đồng xem như được giao kết Từ đó, có thể thấy rằng, vấn đề quan trọng của việc xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có được giao kết hay không tùy thuộc vào sự trả lời chào hàng của người được chào hàng có chứa đựng những điều khoản làm biến đổi (sửa đổi hoặc bổ sung) cơ bản hay không cơ bản chào hàng

Do đó, nếu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi, bổ sung điều khoản

cơ bản trong nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì mới được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới Khoản 3 Điều 19 Công ước Viên 1980 coi

Công ước Viên 1980 không đưa ra khái niệm hay định nghĩa rõ ràng mà thay vào

đó là liệt kê những điều kiện được xem là sửa đổi hoặc bổ sung một cách “cơ bản” nội dung của chào hàng tại Khoản 3 Điều 19 Đó là những yếu tố sửa đổi hay bổ sung liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm

và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp Về mặt nguyên tắc, nếu sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng có chứa đựng những điều khoản sửa đổi hoặc bổ sung một trong các nội dung nêu trên thì đều bị xem là làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng

Tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam thì theo Khoản 1 Điều 393 BLDS năm 2015,

Như vậy, sự trả lời của bên được đề nghị đối với đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị là phải “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” Do đó, khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi, bổ sung đề nghị thì khi đó sẽ cấu thành một đề nghị mới Tuy nhiên, quy định này của pháp luật4 Việt Nam so với Công ước Viên 1980 thì quy định của Công ước Viên mang tính chất mềm dẻo hơn Hành vi giao hàng và chấp nhận hàng hóa của hai bên có thể xem như

“chữ ký thể hiện sự chấp nhận các điều khoản soạn sẵn” như quy định tại điều 19 Công ước Viên bất kể họ có biết nội dung chi tiết và hoàn toàn hiểu nội dung của các điều khoản đó hay không Điều này có đồng nghĩa với việc bên chấp nhận bị ràng buộc bởi cả những điều khoản có nội dung, ngôn từ, hoặc cách diễn đạt không thể hiểu một cách hợp lý; những điều khoản soạn sẵn để gây bất lợi về kinh tế cho một bên hay không

3 Áp dụng Điều 19 Công ước Viên với các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế có sử dụng điều khoản soạn sẵn,

https://cisgvn.wordpress.com/2011/04/09/ap-d%E1%BB%A5ng-di%E1%BB%81u-19-cong-%C6%B0%E1%BB

ngày 31/8/2023.

4

Trang 9

2.4 Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận chào hàng

Từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận: Khoản 2 Điều 18 CISG

Theo khoản 2 Điều 18 Công ước Viên 1980 quy định về hiệu lực chấp nhận chào hàng như sau:

- Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng

- Nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc

do người chào hàng sử dụng Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại

Ví dụ về thời hạn hiệu lực của chào hàng, CISG quy định tại Điều 18 khoản 2 rằng nếu trong đơn chào không quy định thì thời gian hiệu lực được xác định là một thời gian hợp lý (reasonable time) Đó là thời gian cần thiết thông thường để chào hàng đến tay người được chào hàng và thời gian để người này trả lời chào hàng đó, tuỳ theo tính chất của hợp đồng, khoảng cách giữa hai bên và có tính đến các phương tiện chào hàng khác nhau (thư, telex, fax, thư điện tử…) Thật vậy, sẽ là không hợp lý nếu đưa ra một thời hạn chào hàng chung cho các loại chào hàng với tính chất phức tạp khác nhau, với các mặt hàng khác nhau (từ các sản phẩm nhanh hỏng như rau hoa quả cho đến máy móc thiết bị), cũng như cho các giao dịch khác nhau mà khoảng cách địa lý giữa các bên là khác nhau Việc đưa ra một thời hạn hợp lý thể hiện sự linh hoạt và khả năng phù hợp của quy phạm này với các giao dịch mua bán hàng hóa có tính chất khác nhau.5

3 Thực tiễn:

3.1 Chấp nhận chào hàng bằng hành vi:

Khi nhận được đơn chào hàng của đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có thể chấp nhận bằng văn bản, bằng lời nói Thậm chí, bằng việc thực hiện một số hành vi nhất định, người được chào hàng sẽ bị coi là đã chấp nhận chào hàng và bị ràng buộc bởi chào hàng đó

Hai bên tranh cãi về việc liệu hành vi của Bị đơn có được coi là một hành vi chấp nhận chào hàng có hiệu lực hay không Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án Argentina Người mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua một số máy móc công nghiệp Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên một mẫu đơn chào hàng chuẩn Người mua không có ý kiến gì về nội dung của chào hàng trên ngoài việc yêu cầu thay đổi lại kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo Sau đó, người mua

đã ký vào đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụng cho thương vụ này mà không gửi thông báo đến cho người bán về việc ký đơn chào hàng

5 “Thành công của CISG”, Thành công của CISG – Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam (wordpress.com) , truy cập ngày 31/8/2023.

6 “Cámara Nacional de Apelaciones en 10 Comercial(14 October 1993)”, Cámara Nacional de Apelaciones en 10 Comercial(14 October 1993) - CISG-online 87 Cámara Nacional en lo Comercial, Sala E ; , truy cập ngày 31/8/2023.

Trang 10

7 Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra tòa án Argentina với

lý do là hợp đồng chưa được thành lập Người mua cho rằng chào hàng và chấp nhận chào hàng chưa cấu thành một hợp đồng có hiệu lực Người mua dẫn điều 18 CISG, theo

đó, im lặng hay không hành động (inaction) không được coi là chấp nhận chào hàng

Vì Argentina và Italia là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp Toà án bình luận rằng theo Điều 18 CISG thì im lặng hay không hành động (inaction) tự nó không cấu thành chấp nhận chào hàng Trường hợp này, mặc dù người mua không chính thức trả lời người bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng người mua đã ký vào đơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng; đây chính là hành động mà người mua thực hiện liên quan đến thanh toán tiền hàng, và hành vi này có ý nghĩa là đã chấp nhận chào hàng theo quy định tại điều 18 khoản 1- CISG

Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo nhưng những thay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào hàng ban đầu và vì thế không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của chấp nhận chào hàng theo quy định tại điều 19 khoản 2 và khoản 3- CISG Chỉ các yếu tố bổ sung hay thay đổi liên quan đến các điều khoản giá cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm & thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm các bên, việc giải quyết các tranh chấp mới được coi là thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng

Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của người bán Italia Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ

3.2 Tranh chấp giữa Trung Quốc và Thụy Điển về việc sửa chữa chào hàng có được 8 xem là chấp nhận chào hàng không?

Tranh chấp giữa người bán Trung Quốc (bị đơn) và người mua Thụy Điển (nguyên đơn) Nhận được chào hàng theo giá FOB của người bán, người mua chấp nhận chào hàng, nhưng xóa nội dung “không chấp nhận thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê tàu” Hai bên tranh cãi xem phúc đáp của người mua có được xem là chấp nhận chào hàng hay không? Tranh chấp được giải quyết bởi Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC) và áp dụng Công ước Vienna (CISG)

Ngày 5/6/2000, người bán chào hàng 10.000 MT hạt cải dầu với tiêu chuẩn trên 38% protein, độ ẩm dưới 12,5%

7 “Hình thành hợp đồng mua bán hàng hóa”, Hình thành hợp đồng mua bán hàng hóa - Án lệ CISG(wordpress.com) , truy cập ngày 31/8/2023

8 “CIETAC China International Economic and Trade Arbitration Commission

(10 June 2002)”, CIETAC China International Economic and Trade Arbitration Commission , truy cập ngày

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w