1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng và thực hiện bài truyền thông thuyết phục sử dụng hình thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và thực hiện bài truyền thông thuyết phục sử dụng hình thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý Xã hội
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Truyền thông có thể được thực hiện qua các phương tiện truyền thông media, là các công cụ để truyền tải thông điệp đến công chúng, như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet, mạn

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ BÀI: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN BÀI TRUYỀN THÔNG THUYẾT PHỤC SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG BẰNG

LỜI NÓI TRỰC TIẾP.

Học phần: Truyền thông thuyết phục

Mã phách: ………

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Một số khái niệm 1

1.1 Truyền thông là gì 1

1.2 Truyền thông thuyết phục 2

2 Các hình thức của truyền thông thuyết phục 3

NỘI DUNG 5

Phần 1: Khái quát chung về vấn đề truyền thông 5

Phần 2: Xây dựng bài thuyết trình 5

1 Giới thiệu bản thân và chủ đề nói 5

2 Nội dung chính 5

2.1 Máu là gì 5

2.1.1 Khái niệm 5

2.1.2 Quá trình tạo máu 6

2.1.3 Thành phần máu: 6

2.1.4 Nhóm máu 7

2.2 Hoạt động hiến máu tình nguyện trên thế giới và tại Việt Nam 7

2.2.1 Tại sao phải hiến máu 7

2.2.2 Hoạt động hiến máu tình nguyện trên thế giới 8

2.2.3 Hoạt động hiến máu tại Việt Nam 9

2.3 Các yếu tố an toàn khi hiến, truyền máu 9

2.3.1 Các bệnh lây truyền qua máu 9

2.3.2 Điều kiện an toàn để tham gia hiến máu 10

2.4 Quyền lợi của người hiến máu 11

2.4.1 Quy trình tham gia hiến máu 11

2 Quyền lợi của người tham gia hiến máu 12

3 Tổng kết bài nói 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Một số khái niệm

1.1 Truyền thông là gì

Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, ý kiến giữa hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau, là quá trình quan trọng và cần thiết trong việc truyền tải thông tin, tin tức, ý kiến và kiến thức từ một nguồn đến một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng nhất định Nó là một hoạt động giao tiếp cơ bản và không thể thiếu trong xã hội, cho phép giao tiếp và tương tác giữa cá nhân, tổ chức

và cộng đồng

Có nhiều hình thức truyền thông phong phú và đa dạng, bao gồm truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, truyền thông trực tuyến và truyền thông tương tác Truyền thông đại chúng sử dụng các phương tiện truyền thông lớn như báo chí, truyền hình và đài phát thanh để đáp ứng nhu cầu thông tin của đại chúng Truyền thông xã hội phát triển trên nền tảng của mạng xã hội, cho phép mọi người tạo, chia sẻ và tương tác với nội dung một cách dễ dàng Truyền thông có thể được thực hiện qua các phương tiện truyền thông (media), là các công cụ để truyền tải thông điệp đến công chúng, như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet, mạng

xã hội… Truyền thông cũng có thể được hiểu là giao tiếp (communication), là sự tương tác giữa người với người hoặc người với máy tính qua các kênh và mã hóa khác nhau như thông qua Internet và các trang web, cung cấp nhiều nguồn thông tin đa dạng Truyền thông tương tác cho phép tương tác trực tiếp giữa người gửi thông tin và người nhận thông tin thông qua các cuộc họp trực tuyến và cuộc gọi video

Vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng và có tác động lớn đến cuộc sống và hành vi của con người Nó không chỉ tạo ra nhận thức và kiến thức, mà còn giúp xây dựng và thúc đẩy ý thức cộng đồng Thông qua truyền thông, mọi người

có thể tiếp cận thông tin mới nhất và đánh giá tình hình chung một cách toàn diện

1

Trang 4

Truyền thông cũng có thể tác động đến quyết định chính trị, quyết định mua sắm và hành vi tiêu dùng của người dân, tạo ra văn hóa và thay đổi quan điểm xã hội Trong thời đại hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, vai trò của truyền thông càng trở nên phức tạp hơn Một số thách thức mà truyền thông đang đối mặt bao gồm sự lan truyền thông tin sai lệch, thiếu tin tức đáng tin cậy và

sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn thông tin không chính thống trên mạng xã hội

Để đối mặt với những thách thức này, truyền thông cần thay đổi và thích nghi với các xu hướng mới, tận dụng công nghệ thông tin để duy trì tính chính xác và minh bạch của thông tin, đồng thời duy trì tinh thần đa dạng và chất lượng của nội dung truyền thông

1.2 Truyền thông thuyết phục

Truyền thông thuyết phục là một trong những phương pháp quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, nhằm thay đổi thái độ, quan điểm và hành vi của người nhận thông điệp Trong quá trình này, người truyền thông cố gắng thuyết phục người khác thông qua việc sử dụng lý lẽ, logic, cảm xúc và uy tín

Ethos (Uy tín): Ethos đề cập đến sự uy tín và đáng tin cậy của người nói hoặc nguồn thông tin Để thuyết phục người khác, người truyền thông cần xây dựng uy tín bằng cách chứng minh kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức, và những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực liên quan đến thông điệp mà họ muốn truyền tải Logos (Lý do): Logos liên quan đến sử dụng lý lẽ và logic để truyền tải thông điệp thuyết phục Điều này bao gồm cung cấp bằng chứng, dẫn chứng, và số liệu để hỗ trợ các quan điểm và luận điểm được đưa ra Sử dụng lý luận và logic hợp lý giúp người nhận thông điệp nhận thức rõ ràng và có cơ sở để chấp nhận quan điểm được truyền tải

Pathos (Cảm xúc): Pathos tập trung vào việc kích thích cảm xúc của người nhận thông điệp Sử dụng các yếu tố cảm xúc như câu chuyện cảm động, hình ảnh

Trang 5

đầy sức mạnh, hay lời diễn thuyết lôi cuốn giúp tạo ra sự kết nối tình cảm với khán giả và làm cho thông điệp trở nên gần gũi và đáng quan tâm hơn

Để đạt được hiệu quả cao, người truyền thông cần xây dựng uy tín bằng cách chứng minh kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức trong lĩnh vực liên quan đến thông điệp mà họ muốn truyền tải Ngoài ra, việc cung cấp bằng chứng, dẫn chứng và số liệu cụ thể giúp người nhận thông điệp có cơ sở để chấp nhận quan điểm được đưa ra

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào lý lẽ, việc kích thích cảm xúc của người nhận thông điệp cũng là yếu tố quan trọng trong truyền thông thuyết phục Sử dụng các yếu tố cảm xúc như câu chuyện cảm động, hình ảnh sâu sắc và lời diễn thuyết lôi cuốn giúp tạo sự kết nối tình cảm và làm cho thông điệp trở nên gần gũi và đáng quan tâm hơn

Truyền thông thuyết phục có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, giáo dục, xã hội đến kinh doanh Việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu và lựa chọn từ ngữ, phong cách diễn đạt phù hợp là chìa khóa để tạo sự thuyết phục mạnh mẽ

2 Các hình thức của truyền thông thuyết phục

Các hình thức truyền thông thuyết phục là các cách thức mà người truyền thông sử dụng để truyền tải các thông điệp nhằm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận Có nhiều hình thức truyền thông thuyết phục khác nhau, tùy thuộc vào kênh, nội dung, mục tiêu và đối tượng của quá trình truyền thông Một số hình thức truyền thông thuyết phục phổ biến

Truyền thông miệng: Là hình thức truyền thông trực tiếp bằng lời nói để thuyết phục người nghe nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tổ chức họ hành động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương công tác Hội Hình thức này thường được sử dụng trong các bài giảng, báo cáo, bài thuyết trình, trong các buổi kể chuyện, nói chuyện thời

sự, qua các buổi trao đổi, tọa đàm, tranh luận, hỏi đáp

3

Trang 6

Truyền thông quảng bá: Là hình thức truyền thông sử dụng các phương

tiện điện tử như phim, đài phát thanh, nhạc ghi âm sẵn hoặc truyền hình để truyền tải các thông điệp đến một lượng lớn khán giả Hình thức này có ưu điểm là có khả năng tiếp cận rộng rãi, nhanh chóng và sinh động, nhưng cũng có nhược điểm là khó kiểm soát chất lượng và hiệu quả của các thông điệp

Truyền thông kỹ thuật số: Là hình thức truyền thông sử dụng Internet và

điện thoại di động để truyền tải các thông điệp đến khán giả Hình thức này có ưu điểm là có khả năng tương tác cao, linh hoạt và dễ dàng cập nhật, nhưng cũng có nhược điểm là có nhiều rủi ro về an ninh mạng và thiếu kiểm duyệt

Truyền thông ngoài trời: Là hình thức truyền thông sử dụng các phương

tiện vật lý như quảng cáo thực tế tăng cường; bảng quảng cáo; khinh khí cầu; bảng quảng cáo bay (bảng hiệu kéo máy bay); bảng hoặc ki-ốt đặt bên trong và bên ngoài xe buýt, tòa nhà thương mại, cửa hàng, sân vận động thể thao, toa tàu điện ngầm hoặc xe lửa; dấu hiệu; hoặc skywriting Hình thức này có ưu điểm là có khả năng thu hút sự chú ý của người qua đường và tạo ấn tượng mạnh mẽ, nhưng cũng

có nhược điểm là có chi phí cao và khó đo lường hiệu quả

Truyền thông in: Là hình thức truyền thông sử dụng các đối tượng vật lý

như sách, truyện tranh, tạp chí, báo hoặc tờ rơi để truyền tải các thông điệp Hình thức này có ưu điểm là có khả năng lưu trữ lâu dài và truyền tải nhiều thông tin chi tiết, nhưng cũng có nhược điểm là có khả năng tiếp cận hạn chế và cần thời gian để sản xuất

Truyền thông sự kiện và diễn thuyết trước công chúng: Là hình thức truyền thông sử dụng các hoạt động như tổ chức sự kiện, hội nghị, triển lãm, hội thảo, biểu tình, biểu diễn nghệ thuật hoặc diễn thuyết trước công chúng để truyền tải các thông điệp Hình thức này có ưu điểm là có khả năng tạo ra sự gắn kết, cam kết và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người tham gia, nhưng cũng có nhược điểm là có chi phí cao và khó kiểm soát các yếu tố bên ngoài

Trang 7

NỘI DUNG Phần 1: Khái quát chung về vấn đề truyền thông

1.1 Chủ đề bài nói: Những điều kiện, lợi ích khi tham gia hiến máu tình nguyện

và những kiến thức về máu, an toàn khi hiến máu

1 2 Người báo cáo: Nguyễn Bảo Thư – Chủ nhiệm CLB Thanh niên vận động

hiến máu trường Học viện Hành chính Quốc Gia

1.3 Đối tượng: từ 18 –23 tuổi

1.4 Giới hạn thời gian: 15 phút

1.5 Giới hạn không gian: Phòng học bất kì tại Học viện Hành chính quốc gia Phần 2: Xây dựng bài thuyết trình

1 Giới thiệu bản thân và chủ đề nói

Xin chào các bạn, mình tên là Nguyễn Bảo Thư, hiện tại mình đang là chủ nhiệm CLB Thanh niên vân động hiến máu trường Học viện Hành chính Quốc Gia Sắp tới trường mình có diễn ra chương trình hiến máu tình nguyện lớn, nên hôm nay mình có mặt tại đây để chia sẽ với các bạn về máu và an toàn khi truyền máu, những quyền lợi của người tham gia hiến máu Hy vọng sau buổi chia sẻ ngày hôm nay, các bạn có thể hiểu hơn về hiến máu tình nguyện và sẵn sàng tham gia hiến máu trong chương trình tới

2 Nội dung chính

2.1 Máu là gì

2.1.1 Khái niệm

Không ai trong chúng ta có thể tồn tại mà không có máu Vậy máu là gì? Máu là một chất lỏng trong cơ thể của chúng ta, chịu trách nhiệm chuyên chở oxy, dinh dưỡng và các chất bảo vệ khác đến các tế bào và mô trong cơ thể Nó cũng giúp đẩy các chất thải và khí carbonic ra khỏi cơ thể thông qua các cơ quan lọc như thận và phổi Máu được tạo ra bởi tuyến tiền liệt, thận và gan, và được lưu thông

5

Trang 8

qua các mạch máu trong cơ thể của chúng ta Màu sắc của máu thường là đỏ nhưng

có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng oxy và các chất khác trong máu

2.1.2 Quá trình tạo máu

Quá trình tạo máu (hay còn gọi là quá trình hồi máu) diễn ra thông qua một quá trình phức tạp và đa bước, bao gồm nhiều loại tế bào và chất trung gian khác nhau

Trong cơ thể người, quá trình tạo máu diễn ra chủ yếu trong tủy xương (một loại mô xương có chức năng sản xuất tế bào máu) Ở đó, các tế bào gốc đa năng được tạo ra và phát triển thành các tế bào máu khác nhau thông qua quá trình phân hóa và trưởng thành

2.1.3 Thành phần máu:

Máu là một chất lỏng có màu đỏ, cấu tạo bởi các thành phần khác nhau, bao gồm:

Thành phần vô hình:

- Huyết tương có màu vàng, chứa chủ yếu là nước Ngoài ra còn có nhiều chất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể: đường, vitamin, abumin

- Màu của huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể Sau ăn huyết tương có màu đục, sau đó trở nên trong màu vàng chanh sau ăn từ 1 đến 2h

Thành phần hữu hình:

- Tế bào hồng cầu, có chức năng chuyên chở oxy từ phổi đến các tế bào và các mô khác trong cơ thể Tế bào máu đỏ giúp chúng chuyển đổi oxy và CO2 Đời sống từ 90 - 120 ngày

- Tế bào bạch cầu là các tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư Đời sống từ vài ngày – 1 tuần

Trang 9

- Tiểu cầu là các tế bào nhỏ không có nhân, đóng vai trò quan trọng trong đông máu và phục hồi các tổn thương trên các mô và mạch máu Đời sống từ 5-7 ngày

2.1.4 Nhóm máu

Nhóm máu ABO và nhóm máu Rh là hai loại nhóm máu phổ biến được nhiều người biết tới

Nhóm máu ABO là hệ thống nhóm máu được phân loại dựa trên tính khác nhau của các kháng thể và kháng nguyên trên bề mặt tế bào máu Hệ thống này gồm 4 loại nhóm máu chính là A, B, AB và O Các tế bào máu sẽ có kháng nguyên

A, B hoặc không có kháng nguyên nào Người có nhóm máu A sẽ có kháng thể chống lại kháng nguyên B, người có nhóm máu B sẽ có kháng thể chống lại kháng nguyên A, người có nhóm máu AB sẽ không có kháng thể nào và người có nhóm máu O sẽ có cả hai kháng thể chống lại kháng nguyên A và B

Nhóm máu Rh: Nhóm máu Rh là hệ thống nhóm máu được xác định bởi sự

có hay không có kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào máu Người có kháng nguyên

Rh được xác định là có nhóm máu Rh dương (+), người không có kháng nguyên Rh được xác định là có nhóm máu Rh âm (-) Nếu một người có nhóm máu Rh âm được truyền máu từ một người có nhóm máu Rh dương, thì họ có thể phản ứng với

tế bào dịch của người đó và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

2.2 Hoạt động hiến máu tình nguyện trên thế giới và tại Việt Nam

2.2.1 Tại sao phải hiến máu

Hiến máu là một hoạt động rất quan trọng và có ích cho cộng đồng Dưới đây là một số lý do vì sao nên hiến máu:

7

Trang 10

Cứu người: Mỗi ngày, có rất nhiều người cần đến máu để cứu sống Việc hiến máu có thể giúp cứu sống một người nào đó, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp như tai nạn giao thông, phẫu thuật lớn, điều trị ung thư, đột quỵ, Lợi ích sức khỏe: Hiến máu cũng có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho người hiến máu, bởi vì sau khi hiến máu, cơ thể sẽ sản xuất ra máu mới thay thế cho phần máu đã bị mất Việc này có thể kích thích sản xuất tế bào máu mới, giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Kiểm tra sức khỏe: Trong quá trình hiến máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra các chỉ số sức khỏe cơ bản, bao gồm huyết áp, đường huyết và các chỉ số máu khác Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, người hiến máu sẽ được tư vấn

và điều trị sớm

2.2.2 Hoạt động hiến máu tình nguyện trên thế giới

Theo WHO, thế giới hiện có khoảng 112,5 triệu người hiến máu Mỗi năm

có hàng triệu người được cứu sống nhờ truyền máu và các chế phẩm máu Khoảng

71 nước thu gom trên 50% nguồn máu từ người hiến máu thay thế và người bán máu 67 nước ghi nhận chỉ có 10 người hiến máu trên 1.000 dân, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình

Lượng máu thu được ở 10 quốc gia phát triển đã chiếm 65% lượng máu toàn

thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản, Đức, Nga, Ý, Pháp, Hàn Quốc, Anh.

Có 62 quốc gia đạt 100% lượng máu thu được là từ người hiến máu tình nguyện (năm 2007 là 57 nước)

Tỷ lệ hiến máu (trung bình) (số đơn vị máu thu được/1.000 dân):

Các nước phát triển là 36,4 trên 1.000 dân (tương đương khoảng 3.6% dân

số tham gia hiến máu)

Trang 11

Các nước đang phát triển là 11,6 trên 1.000 dân (tương đương khoảng 1.16

% dân số hiến máu)

Các nước chậm phát triển là 2,8 (tương đương khoảng 0.28 % dân số hiến máu)

2.2.3 Hoạt động hiến máu tại Việt Nam

Trong 20 năm qua, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được trên 16 triệu đơn vị máu Nếu năm 2000, cả nước chỉ tiếp nhận được hơn 300.000 đơn vị máu; năm 2010, số đơn vị máu tiếp nhận đã gấp hơn 2 lần (hơn 600.000 đơn vị) thì đến năm 2019, toàn quốc đã tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu Tỷ lệ HMTN năm 2000 là gần 31% thì đến năm 2019 đã đạt 98,3%; phấn đấu đến năm 2020 đạt 99% Tỷ lệ dân số hiến máu năm 2000 đạt 0,3%, năm 2010 đạt 0,76% thì năm 2019 đạt 1,5%, phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 1,6% dân số hiến máu

Riêng năm 2019, cả nước đã vận động và tiếp nhận được 1.408.302 đơn vị máu, quy đổi là 1.664.779 đơn vị máu (thể tích 250 ml) Trong đó, 99% đơn vị máu

là từ người HMTN; tương đương gần 1,5% dân số hiến máu; tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 45,2%; tỷ lệ số đơn vị máu thể tích từ 350ml trở lên đạt trên 44%

“Hiến máu cứu người xin đừng thờ ơ” và “Giọt máu cho đi, cuộc đời ở lại”

là những thông điệp mà toàn bộ tình nguyện viện cũng như Viện Huyết Học Truyền Máu TW muốn gửi tới cộng đồng và xã hội , hãy chung tay giúp sức cho những bệnh nhân cần máu

2.3 Các yếu tố an toàn khi hiến, truyền máu

2.3.1 Các bệnh lây truyền qua máu

HIV/AIDS: Bệnh AIDS là do virus gây ra và lây truyền qua máu, chất nhầy sinh dục, tiếp xúc với máu, hoặc từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ hoặc cho con bú

9

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w