1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây Dựng Phần Mềm Quản Lý Máy Móc Trang Thiết Bị Cho Công Ty Xây Dựng Số 1-Hà Nội.docx

111 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 797,63 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ (2)
    • I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 - HÀ NỘ (2)
      • 1.1 Thông tin chung về Công ty xây dựng Số 1 – Hà Nội (2)
      • 1.2 Sơ lược lịch sử công ty (3)
      • 1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần xây dựng Số 1 – Hà Nội (5)
      • 1.5 Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (7)
      • 1.6 Kết quả hoạt động của công ty một vài năm trở lại đây (18)
    • II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TẠI CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI (18)
      • 2.1 Thực trạng ứng dụng tin hoc hóa hỗ trợ quản lý và nghiệp vụ của Công ty cổ phần xây dựng Số 1 – Hà Nội (19)
      • 2.2 Vấn đề đang tồn tại và xác định đề tài (20)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN (21)
    • I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN (21)
      • 1.1 Công nghệ phần mềm và các khái niệm liên quan (21)
        • 1.1.1 Khái niệm phần mềm (21)
        • 1.1.2 Các đặc trưng của phần mềm (21)
        • 1.1.3 Thuộc tính của sản phẩm phần mềm (22)
        • 1.1.4 Khái niệm công nghệ phần mềm (22)
        • 1.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm (24)
      • 1.2 Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm (26)
        • 1.2.1 Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm (27)
        • 1.2.2 Xác định yêu cầu phần mềm (27)
        • 1.2.3 Quy trình phân tích thiết kế (29)
        • 1.2.4 Quy trình lập trình (30)
        • 1.2.5 Quy trình test (31)
        • 1.2.6 Quy trình triển khai (32)
        • 1.3.1 Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài (32)
        • 1.3.2 Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu (33)
    • II. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ CÔNG CỤ XÂY DỰNG PHẦN MỀM (34)
      • 2.1 Công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin (34)
        • 2.1.1 Mô hình chức năng kinh doanh BFD (Business function diagram) (34)
        • 2.1.2 Sơ đồ luồng thông tin IFD ( Information Flow Diagram ) (35)
        • 2.1.3 Sơ đồ dòng dữ liệu DFD ( Data Flow Diagram) (36)
      • 2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005 (38)
      • 2.4 Công cụ tạo lập báo cáo Crystal Report 10.2 (39)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ MÁY MÓC (40)
    • I. KHẢO SÁT HỆ THỐNG (40)
      • 1.1 Yêu cầu chức năng nghiệp vụ (40)
      • 1.2 Yêu cầu chức năng hệ thống (41)
      • 1.3 Yêu cầu phi chức năng (41)
      • 1.4 Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu (42)
    • II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG (47)
      • 2.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (47)
      • 2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (49)
      • 2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu (55)
      • 2.4 Thiết kế giải thuật (0)
      • 2.5 Thiết kế giao diện (64)
      • 2.6 Một số báo cáo điển hình (74)
        • 2.6.1 Báo cáo tổng hợp (74)
        • 2.6.2 Báo cáo thanh lý (75)
        • 2.6.3 Báo cáo quá trình hoạt động (76)
      • 2.7 Triển khai, hướng dẫn sử dụng phần mềm (77)
        • 2.7.1 Lập kế hoạch triển khai (77)
        • 2.7.2 Lập giải pháp (77)
        • 2.7.3 Tiến hành cài đặt và vận hành (78)
        • 2.7.4 Đào tạo sử dụng (78)
  • KẾT LUẬN (79)
  • PHỤ LỤC (80)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD ThS Nguyễn Bạch Tuyết LỜI NÓI ĐẦU Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công tác quản lý quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng Công tác quản lý có tốt[.]

KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 - HÀ NỘ

1.1 Thông tin chung về Công ty xây dựng Số 1 – Hà Nội

Công ty cổ phần Xây dựng số 1 – Hà Nội

Tên giao dịch : Công ty cổ phần Xây dựng số 1- Hà Nội

Tên tiếng anh: Ha Noi Construction Joint Stock Company No 1

 Trụ sở chính: Địa chỉ : 59 Quang Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Điện thoại : 04.39426957

Công ty cổ phần Xây dựng số 1 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây Dựng.

- Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Nguyễn Minh Nam - Kỹ sư xây dựng

Số: 10201 0000000 569 tại Ngân hàng Công thương Ba Đình Hà Nội

Số: 1201 0000000 466 tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

Số: 030431100000209438 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Số: 3120211270004W27 Phòng giao dịch Đức Giang - Chi nhánh NgânHàng NN và PTNT Gia Lâm - Hà Nội

Các đơn vị thành viên của Công ty:

- Xí nghiệp xây dựng số 1.

- Xí nghiệp xây dựng số 2.

- Xí nghiệp xây dựng số 3.

* Sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng :

- Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí ốp lát, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác vật liệu xây dựng.

- Khai thác mỏ, vật liệu xây dựng đất, đá, cát, sỏi (chỉ được kinh doanh khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).

- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi Thi công xây lắp thiết bị chuyên dùng ngành cấp thoát nước, bưu điện, đường dây cao thế, trung thế, hạ thế và trạm biến áp điện Sửa chữa các loại phương tiện vận tải thuỷ bộ, đầu tư phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp dân dụng.

- Tổ chức thi công san lấp mặt bằng nạo vét cảng, kênh, luồng lạch, sông, biển bằng cơ giới, bốc xếp máy móc, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác.

1.2 Sơ lược lịch sử công ty

Công ty cổ phần Xây dựng số 1 tiền thân là Công ty Kiến trúc Phương Nam

Hà Nội, được thành lập ngày 5/8/1958 trực thuộc Bộ Kiến Trúc Ngày 18/3/1977 công ty chính thức đổi tên là Công ty Xây dựng số 1 trực thuộc Bộ Xây dựng. Để phục vụ công tác xây dựng ngày càng phát triển của Thủ Đô, ngày 31/8/1983,Tổng công ty Xây dựng Hà Nội được thành lập và từ đó cho đến nay Công ty

Xây dựng số 1 chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên là Tổng công ty Xây dựng

Trong lĩnh vực xây lắp: Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình dân dụng và công nghiệp như công trình Nhà máy gạch Ceramic Bình Xuyên - Vĩnh Phúc, cải tạo nâng cấp Trường KTCGCKXD Việt Xô số 1, Quốc lộ 37, Chung cư cao tầng số 17 Hồ Hảo Hớn - TP Hồ Chí Minh, Khách sạn Long Vân - Bắc Ninh, Trung tâm hội nghị Quốc gia, các hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, nhà ở và chung cư cao tầng, Trung tâm thương mại và một số công trình giao thông, đường dây trung thế và trạm biến thế, hệ thống kênh mương thuỷ lợi ở các tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Sơn La, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng: Là đơn vị có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm của Công ty đã được lắp đặt tại các công trình nổi tiếng như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Bưu điện bờ hồ Hà Nội và cung cấp các sản phẩm đá ốp lát, granitô các loại, gạch blốc tự chèn, cầu thang, ghế đá granitô, đa granít, đá xây dựng cho khắp các tỉnh thành trong cả nước

Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, Công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề đáp ứng thị trường xây dựng trong nước.Đơn vị đã được Nhà nước thưởng huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba,bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ xây dựng, Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng.

Phó giám đốc phụ trách kinh tế Phó giám đốc phụ trách xây dựng

Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần xây dựng Số 1 – Hà Nội

1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần xây dựng Số 1 – Hà Nội

1.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Bộ máy của công ty gồm:

- Hai phó giám đốc : Phó giám đốc kinh tế, Phó giám đốc kỹ thuật thi công Mỗi phòng ban có chức năng riêng biệt, song đều có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.

 Phòng Tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản, tham mưu tài chính cho giám đốc, phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, tổ chức công tác kế toán, giám sát, phân tích các hoạt động kinh tế, giúp giám đốc nắm bắt tình hình tài chính cụ thể của công ty.

 Phòng Tổ chức lao động tiền lương- Hành chính – Y tế: Có nhiệm vụ tham mưu cho cấp Đảng Uỷ, giám đốc công ty về các lĩnh vực xây dựng, phương án mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách đối với người lao động

 Phòng Kế hoạch tiếp thị: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, ra kế hoạch để kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, đồng thời tiếp cận thị trường tìm kiếm các dự án, tham gia đấu thầu các công trình.

 Phòng Kỹ thuật thi công: Có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn, tiến độ thi công các công trình của toàn công ty, tham gia nghiên cứu, tính toán các công trình đấu thầu, chủ trì, xem xét sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng về các nghiệp vụ kỹ thuật với các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra công ty còn có các đơn vị trực thuộc: chịu sự lãnh đạo của các ban giám đốc công ty, dưới các đơn vị trực thuộc lại phân ra các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ lao động, tiền lương, an toàn, các đội sản xuất lại phân thành các tổ sản xuất chuyên môn như: tổ sắt… Đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

1.5 Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Với kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ cán bộ giỏi trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và sẵn sàng liên doanh, liên kết với tất cả các thành phần kinh tế.

Số lượng cán bộ, CNKT của Công ty

TT Phân loại Tổng số

3 Kỹ sư máy xây dựng 4 2 2

4 Kỹ sư giao thông thuỷ lợi 5 2 3

6 Kỹ sư điện, điện tử 2 1 1

7 Kỹ sư vật liệu xây dựng 3 1 2

9 Kỹ sư cấp thoát nước 3 1 2

10 Kỹ sư kinh tế xây dựng 4 1 2 1

11 Cử nhân kinh tế tài chính 10 3 3 4

II Công nhân kỹ thuật (Bậc

4 Thợ điện, nước, sửa chữa cơ khí

5 Thợ hoàn thiện trang trí nội thất

Hình 1.2 Bảng kê số lượng Cán bộ, công nhân kỹ thuật của công ty

Dựa vào bảng số liệu trên ta vẽ được hai biểu đồ: số lượng cán bộ công nhân viên (CBCNV) hệ đại học và số lượng công nhân kỹ thuật của công ty theo thâm niên dưới đây:

Hình 1.3 Biểu đồ số lượng cán bộ theo thâm niên

Kiến trúc sư Kỹ sư giao thông thuỷ lợi

Kỹ sư vật liệu xây dựng

Kỹ sư kinh tế xây dựng

Sơ đồ số lượng công nhân kỹ thuật của công ty theo thâm niên

Thợ nề Thợ mộc Thợ sắt Thợ nước, điện chữa cơ sửa khí trang trí Thợ nội thất

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TẠI CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

2.1 Thực trạng ứng dụng tin hoc hóa hỗ trợ quản lý và nghiệp vụ của Công ty cổ phần xây dựng Số 1 – Hà Nội

Công ty cổ phần xây dựng số 1- Hà Nội là một công ty hoạt động rất lâu năm trong lĩnh vực xây dựng Hiện nay, công ty đang sử dụng 28 máy tính với 1 máy chủ cài window server 2003, các máy trạm cài window xp Máy chủ để quản lý hoạt động của các máy trạm Phần lớn các máy trạm được sử dụng với mục đích chuyên môn của công ty đó là thiết kế các công trình xây dựng và được đặt chủ yếu ở phòng kỹ thuật thi công Các máy đã được nối mạng Internet, và hệ thống mạng nội bộ của công ty được bảo trì bởi một tổ chức bên ngoài.

Sau đây là số liệu về số lượng máy tính được dùng trong các phòng ban: STT Tên phòng ban Số lượng cán bộ Số lượng máy tính

Hình 1.8 Bảng kê số lượng máy tính dùng trong các phòng ban

Các máy trạm cài một số phần mềm ứng dụng như: Microsoft Office,Acrobat Reader, Auto Card, Photoshop,… Với phòng tài vụ, tổ chức và kế hoạch thì chỉ sử dụng các phần mềm ứng dụng, và phần lớn là xử lý dữ liệu trên word và excel.

Hiện nay công ty chưa sử dụng một phần mềm quản lý chuyên biệt nào, tất cả các báo cáo được xử lý trên excel Vì vậy, công ty còn gặp rất nhiều phức tạp trong công tác quản lý và khó khăn trong công tác quản lý máy móc trang thiết bị là một ví dụ cụ thể.

2.2 Vấn đề đang tồn tại và xác định đề tài

Trong thời gian tới khảo sát tại công ty xây dựng số 1, được sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn, em đã tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó em cũng thấy được những mặt chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ của hoạt động quản lý máy móc, trang thiết bị Hiện nay, việc quản lý máy móc, trang thiết bị vẫn chỉ làm trên Excel, Các thông tin về máy móc, kho bãi và danh mục các loại máy móc cùng nhưng thông tin chi tiết của chúng vẫn được lưu trữ trên Excel Việc quản lý máy móc, trang thiết bị sử dụng Excel như vậy thường xuyên xảy ra sai sót do khối lượng dữ liệu lớn và các dữ liệu lại phân tán, cho nên hiệu quả của công tác quản lý chưa được cao Việc cần thiết bây giờ là ứng dụng tin học vào công tác quản lý máy móc, trang thiết bị sao cho công việc thực hiện đơn giản nhất mà hiệu quả cao nhất ít sai sót nhất Được sự yêu cầu của anh Trần Danh Thắng về việc xây dựng phần mềm quản lý máy móc trang thiết bị cho Công ty xây dựng Số 1 – Hà Nội, cùng với yêu cầu cấp thiết của việc tin học hoá hoạt động quản lý máy móc trang thiết bị, cho nên em lựa chọn đề tài :

“ Xây dựng phần mềm quản lý máy móc trang thiết bị cho Công ty cổ phầnXây dựng số 1 – Hà Nội “.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN

1.1 Công nghệ phần mềm và các khái niệm liên quan

Phần mềm là một hệ thống các chương trình có thể thực hiện trên máy tính nhằm hỗ trợ các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt nhất các thao tác nghiệp vụ của mình Nhiệm vụ chính yếu của phần mềm là cho phép các nhà chuyên môn thực hiện các công việc của họ trên máy tính dễ dàng và nhanh chóng hơn so với khi thực hiện cùng công việc đó trong thế giới thực Phân loại phần mềm:

 Phần mềm hệ thống là những phần mềm đảm nhận công việc tích hợp và điều khiển các thiết bị phần cứng đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để các phần mềm khác và người sử dụng có thể thao tác trên đó như một khối thống nhất mà không cần phải quan tâm đến những chi tiết kỹ thuật phức tạp bên dưới như cách thức trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ chính và đĩa, cách hiển thị văn bản lên màn hình,

 Phần mềm ứng dụng là những phần mềm được dùng để thực hiện một công việc xác định nào đó Phần mềm ứng dụng có thể chỉ gồm một chương trình đơn giản như chương trình xem ảnh, hoặc một nhóm các chương trình cùng tương tác với nhau để thực hiện một công vịệc nào đó như chương trình xử lý bản tính, chương trình xử lý văn bản,

1.1.2 Các đặc trưng của phần mềm

Phần mềm là phần tử của hệ thống logic chứ không phải là hệ thống vật lý, do đó nó có những đặc trưng khác với hệ thống phần cứng.

Phần mềm có những đặc trưng cơ bản sau:

- Phần mềm được kĩ nghệ hóa, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển.

- Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng.

- Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp từ những thành phần có sẵn.

1.1.3 Thuộc tính của sản phẩm phần mềm

Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó.

Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm:

 Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

 Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.

 Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý.

 Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm.

1.1.4 Khái niệm công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm ra đời khi tin học phát triển đến một trình độ nhất định nào đó Từ những năm 90 trở đi công nghệ phần mềm được nói đến như một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân

Công nghệ phần mềm bao gồm một tập hợp với 3 thành phần chủ chốt – Quy

Quản trị dự án Quy trình công nghệ

Công cụ và môi trường phát triển phần mềm Phương pháp phát triển

Hình 2.1 Sơ đồ thành phần Qui trình công nghệ phần mềm trình công nghệ, Phương pháp phát triển phần mềm, công cụ và môi trường phát triển phần mềm - giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao.

 Quy trình công nghệ phần mềm : Hệ thống các giai đoạn mà quá trình phát triển phần mềm phải trải qua Với mỗi giai đoạn cần xác định rõ mục tiêu, kết quả nhận được từ giai đoạn trước đó cũng chính là kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp.

 Để tiến hành xây dựng một phần mềm, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau Mỗi phương pháp sẽ có những hướng dẫn cụ thể các công việc cần phải thực hiện trong từng giai đoạn trong quy trình xây dựng phần mềm Các phương pháp xây dựng phần mềm được chia làm hai nhóm khác nhau dựa vào tính chất của công việc cần thực hiện:

+ Phương pháp hướng chức năng

+ Phương pháp hướng dữ liệu

+ Phương pháp hướng đối tượng

- Phương pháp tổ chức quản lý:

+ Ước lượng rủi ro, chi phí

+ Lập và theo dõi kế hoạch triển khai

 Các công cụ và môi trường phát triển phần mềm là các các phần mềm hỗ trợ chính người sử dụng trong quá trình xây dựng phần mềm Các phần mềm này gọi chung là CASE tools ( computer Aided Software Engineering) Việc hỗ trợ của các CASE tools trong một giai đoạn gồm 2 hình thức chính:

- Cho phép lưu trữ, cập nhật trên kết quả chuyển giao với một phương pháp nào đó.

- Cho phép phát sinh ra kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp.

1.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm

Mỗi phần mềm từ khi ra đời, phát triển đều trải qua một chu kì trong công nghệ phần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm Người ta nghiên cứu vòng đời phát triển của phần mềm để hiểu rõ từng giai đoạn để có biện pháp thích hợp tác động vào giai đoạn đó nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình thác nước: Định nghĩa các yêu cầu

Sản xuất và bảo trì

Tổng hợp, thử nghiệm toàn bộ phần mềm

Thực hiện và thử nghiện từng đơn vị

Thiết kế phần mềm và hệ thống

Hình 2.2 Vòng đời phát triển của phần mềm

Bước 1: Phân tích các yêu cầu và định nghĩa : hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng.

Bước 2: Thiết kế phần mềm và hệ thống : thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của hệ thống này Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống của phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi.

Bước 3: Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị : trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập hợp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó.

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ CÔNG CỤ XÂY DỰNG PHẦN MỀM

2.1 Công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin

Mô hình hóa hệ thống thông tin là công việc rất quan trọng của việc xây dựng hệ thống thông tin Có một số công cụ rất phổ biến và tương đối chuẩn cho việc mô hình hóa, xây dựng tài liệu cho hệ thống đó là: Mô hình chức năng kinh doanh BFD, sơ đồ luồng thông tin IFD và sơ đồ luồng dữ liệu DFD.

2.1.1 Mô hình chức năng kinh doanh BFD (Business function diagram)

Mục đích : xác định một cách chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin Trong giai đoạn phân tích chức năng, người ta phải xác định một cách rõ ràng những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà chưa quan tâm đến phương pháp thực hiện được các chức năng ấy

Một chức năng đầy đủ gồm những thành phần sau: tên chức năng, mô tả các chức năng, đầu vào của chức năng, đầu ra của chức năng.

Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD:

Tuần tự: Ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng

Lựa chọn: Khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó.

Phép lặp: Nếu một quá trình được thực hiện nhiều hơn một lần thì đánh đấu

“*” ở phía trên góc phải của khối chức năng.

Tên gọi của sơ đồ chức năng càn được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để người

Tên IFD có liên quan:

Nguồn: Đích: đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng với nhau.

Sơ đồ chức năng trên cùng một cấp cần được xác lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.

2.1.2 Sơ đồ luồng thông tin IFD ( Information Flow Diagram )

Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.

Luồng thông tin thường được mô tả bằng các ký pháp đặc biệt gồm có các dòng thông tin vào/ ra với kho dữ liệu và cần phải có những mũi tên chỉ hướng. Nếu muốn mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ ta có thể dùng các phích vật lý Rất nhiều các thông tin không thể thể hiện trên sơ đồ như hình dạng cảu các thông tin vào ra, thủ tục xử lý, phương tiện thực hiện xử lý sẽ được ghi trên các phích vật lý này Có ba loại phích: phích luồng thông tin, phích kho dữ liệu, phích xử lý.

Loại thứ nhất: Phích luồng thông tin có mẫu

Tên IFD có liên quan:

Chương trình hoặc người truy cập:

Tên IFD có liên quan:

Phân ra thành các IFD con:

Cấu trúc của thực đơn:

Loại thứ hai: Phích kho chứa dữ liệu

Loại thứ ba: Phích xử lý

2.1.3 Sơ đồ dòng dữ liệu DFD ( Data Flow Diagram)

Sơ đồ dòng dữ liệu DFD là một công cụ để mô hình hóa hệ thống thông tin.

Mô hình DFD trợ giúp cho cả bốn hoạt động chính sau đây của các phân tích viên trong quá trình phân tích thông tin.

Trong công đoạn phân tích mô hình DFD được dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng Trong công đoạn thiết kế DFD dùng để vạch kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới Trong công đoạn biểu diễn hồ sơ, mô hình DFD là công cụ đơn giản dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người dùng và biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích, ngắn gọn.

Các bước xây dựng DFD :

 Phân rã chức năng hệ thống

 Liệt kê các tác nhân, các khoản mục dữ liệu

 Vẽ DFD cho các mức

Các tiến trình phải có luồng vào, luồng ra Không có luồng dữ liệu trực tiếp giữa các tác nhân với tác nhân và kho dữ liệu Luồng dữ liệu không quay lại nơi xuất phát Bắt đầu bằng sơ đồ ngữ cảnh, từ sơ đồ ngữ cảnh đó phân rã thành các sơ đồ mức 0, mức 1 Dữ liệu chứa trên hai vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra một luồng duy nhất Xử lý luôn phải được đánh mã số, tên cho xử lý phải là một động từ, xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu, luồng vào phải khác với luồng ra của một xử lý.

Mô hình chức năng kinh doanh BFD, sơ đồ luồng thông tin IFD, sơ đồ luồng dữ liệu DFD là ba công cụ thường dùng nhất để phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Chúng thể hiện hai mức mô hình, hai góc nhìn động và tĩnh về hệ thống.

Những mô hình này được phần lớn các nhà phân tích sử dụng với mức độ khác nhau, bất luận quy mô dự án lớn hay nhỏ cũng như kích cỡ của tổ chức ra sao Ngày nay một số công cụ đượng tin học hóa, vì vậy có nhiều phần mềm cho phép xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu của một hệ thống Một số phần mềm tinh tế hơn cho khả năng tạo ra đồng thời cả sơ đồ luồng dữ liệu và từ điển hệ thống.Tuy nhiên, các công cụ chỉ giúp các nhà phân tích tạo nhanh hơn các sơ đồ hoặc mối liên hệ giữa sơ đồ và các yếu tố trong từ điển, chứ nó không thực hiện thay công việc của nhà phân tích và việc phát hiện lỗi trên sơ đồ vẫn thuộc trách nhiệm của phân tích viên.

2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005

Microsoft SQL Server 2005 là phần mềm do hãng Microsoft phát hành, là một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ, nó cho phép phối hợp các công cụ của Windows, các ứng dụng khác, đặc biệt là có giao diện thân thiện với người dùng Microsoft SQL Server 2005 được tổ chức trên file *.mdb hay

*.mde Trên file dữ liệu thông qua câu lệnh truy vấn SQL Sử dụng câu lệnh truy vấn ta có thể lấy dữ liệu từ một hoặc nhiều trường trọng một hay nhiều bảng, ngoài ra Microsoft SQL Server 2005 còn cho phép người dùng có thể liên kết cơ sở dữ liệu với các đối tượng OLE trong Excel, Painbush và Word for Windows.

2.3 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net

Lựa chọn ngôn ngữ lập trình đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công của chương trình Các ngôn ngữ được đánh giá bởi các tiêu thức như: mức độ hỗ trợ người lập trình, khả năng trong việc thiết kế giao diện, sự đáp ứng yêu cầu trong quản lý cơ sở dữ liệu, yêu cầu về phần cứng, tốc độ chương trình, tính thông dụng.

Visual basic Net có những tính năng ưu việt thể hiện:

+ Visual basic Net gắn liền với khái niệm lập trình trực quan với giao diện người dùng bằng đồ hoạ , tức là khi thiết kế chương trình người dùng được nhìn thấy ngay kết quả qua thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. + Visual Basic Net có khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DDL Nó có thể sử dụng các chức năng sẵn có của Windows mà không mất công thiết kế lại như sử dụng các hộp thoại chung với Windows.

+ Visual basic Net có thể liên lạc với các công cụ khác chạy trongWindows thông qua công nghệ OLE của Microsoft.

+ Phương pháp lập trình các sự kiện người dùng của Visual basic Net làm cho việc xây dựng chương trình đơn giản đi rất nhiều.

+ Các chương trình được tạo bởi Visual basic Net có thể đứng một cách độc lập như một phần mềm thực sự chạy trong môi trường Windows.

+ Có thể dễ dàng truy xuất và điều khiển cơ sở dữ liệu của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: SQL Sever, Foxpro, Dbase

+ Visual basic Net dễ bảo trì hơn, cho phép dễ dàng xây dựng các dự án và các ứng dụng vào Internet.

2.4 Công cụ tạo lập báo cáo Crystal Report 10.2

Crystal Report cho phép tạo báo cáo cơ sở dữ liệu trong ứng dụng viết bằng Visual Basic Nó gồm 2 phần chủ yếu:

+ Trình thiết kế báo cáo xác định dữ liệu sẽ đưa vào báo cáo và cách thể hiện của báo cáo.

+ Một điều khiển ActiveX cho phép thi hành, hiển thị, in ấn điều khiển lúc thi hành ứng dụng.

Phiên bản Crytal Report 10.2 được đi kèm trong Visual Basic Net với những tính năng nổi trội và rất dễ sử dụng.

Với những ưu điểm đó em đã quyết định lựa chọn các công cụ trên để xây dựng phần mềm quản lý máy móc trang thiết bị cho Công ty cổ phần xây dựng số 1- Hà Nội.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ MÁY MÓC

KHẢO SÁT HỆ THỐNG

Khảo sát và xác định yêu cầu là một quá trình rất quan trọng để xây dựng phần mềm Quá trình khảo sát và xác định yêu cầu có kỹ lưỡng, chính xác mới có thể dựa vào đó mà xây dựng phần mềm phù hợp với chức năng quản lý, phù hợp với các yêu cầu đặt ra trước khi xây dựng phần mềm.

1.1 Yêu cầu chức năng nghiệp vụ

Phần mềm cần thỏa mãn yêu cầu trong quản lý máy móc trang thiết bị cho Công ty Xây dựng số 1- Hà Nội, cụ thể là yêu cầu quản lý của các phòng ban sau:

Quản lý các danh mục máy móc, máy móc trang thiết bị

Quản lý các địa điểm, kho bãi đặt máy móc

Xử lý tổng hợp với những yêu cầu về máy móc trang thiết bị máy móc mà bộ phận Kỹ thuật thi công, ban Giám đốc hay phòng Tài vụ đưa ra.

Yêu cầu các báo cáo định kỳ hay đột xuất về tình trạng máy móc, báo cáo máy móc thiết bị mua mới, báo cáo máy móc thiết bị cần thanh lý…

 Phòng Kỹ thuật thi công:

Yêu cầu các báo cáo về tình trạng máy móc, địa điểm hiện tại của máy và khả năng điều chuyển đến các công trình xây dựng để phục vụ công tác thi công công trình.

Yêu cầu các báo cáo thanh lý máy móc thiết bị, thời gian khấu hao của chúng để làm đầu vào cho công tác kế toán.

1.2 Yêu cầu chức năng hệ thống

Với mỗi chức danh khác nhau thì chức năng của phần mềm có giới hạn khác nhau Phần mềm Quản lý máy móc trang thiết bị Công ty Xây dựng Số 1 –

Hà Nội được phân theo hai quyền chức năng:

Quyền Admin(được ký hiệu trong chương trình là quyền :1) chức năng được áp dụng cho ban giám đốc với khả năng thay đổi tài khoản người dùng và xem các báo cáo.

Quyền User(ký hiệu quyền : 2) được áp dụng cho nhân viên quản lý, cụ thể là nhân viên phòng Kế hoạch để quản lý những thông tin về thiết bị máy móc, xử lý thông tin và cung cấp cho các phòng ban khác trong công ty nếu có yêu cầu. Để chương trình hoạt động tốt các máy trạm cũng cần phải được trang bị cấu hình mạnh, hệ điều hành Windows XP trở lên, với cấu hình cụ thể tối thiểu sau:

1.3 Yêu cầu phi chức năng

 Giao diện trực quan, thân thiện, dễ sử dụng.

 Khả năng quản lý linh hoạt: Cho phép thêm mới, sửa chữa, cập nhật nhanh chóng, chính xác.

 Khả năng báo cáo tuỳ biến: Cho phép người dùng lựa chọn các tiêu thức theo ý mình để in báo cáo.

 Hỗ trợ tối đa người dùng: Có hệ thống trợ giúp trực tuyến để sẵn sàng giải đáp thắc mắc liên quan.

1.4 Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu

Sau quãng thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Số 1- Hà Nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn, em đã nắm được nghiệp vụ trong quản lý máy móc trang thiết bị cụ thể là các máy móc thiết bị xây dựng của công ty như sau:

Hoạt động quản lý máy móc trang thiết bị của Công ty xây dựng Số 1 có ba nghiệp vụ chính là khi mua mới máy móc thiết bị, khi thanh lý máy móc thiết bị và khi có yêu cầu điều chuyển máy móc thiết bị từ địa điểm này sang địa điểm khác của bộ phận thi công.

Khi có máy móc thiết bị nhập về, bộ phận quản lý máy móc thiết bị cụ thể là phòng Kế hoạch sẽ nhận hóa đơn từ nhà cung cấp, kiểm tra thiết bị máy móc nếu có hóa đơn chứng từ hợp lệ sẽ được nhập vào kho bãi của công ty, nếu không sẽ trả lại hàng cho nhà cung cấp Sau khi máy móc thiết bị đã được nhập kho các thông tin về máy móc thiết bị mới sẽ được lưu vào trong cơ sở dữ liệu Từ các thông tin này bộ phận quản lý sẽ làm đầu vào lập các báo cáo theo yêu cầu của ban giám đốc hay các bộ phận khác.

Khi có yêu cầu thiêt bị máy móc từ phòng Kỹ thuật thi công, phòng Kế hoạch tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra sự hợp lệ của yêu cầu và xử lý yêu cầu Sau đó lưu những thông tin vào cơ sở dữ liệu để làm đầu vào cho quá trình lập báo cáo phục vụ công tác quản lý.

Khi máy móc thiết bị cần thanh lý, phòng Kế hoạch nhận yêu cầu thanh lý máy móc thiết bị từ phòng Tài Vụ, rồi kiểm tra lại tình trạng máy móc thiết bị, nếu hợp lệ tức là cần thanh lý sẽ xử lý thanh lý; sau đó lưu vào trong cơ sở dữ liệu của hệ thống và lập các báo cáo trình lên ban giám đốc và các bộ phận khác.

Sơ đồ luồng thông tin IFD dưới đây sẽ mô tả các nghiệp vụ trên một cách khoa học hơn Dưới đây là sơ đồ luống thông tin của ba nghiệp vụ chính trong công tác quản lý máy móc trang thiết bị:

 Sơ đồ luồng thông tin Mua mới máy móc thiết bị

 Sơ đồ luồng thông tin Xử lý yêu cấu máy móc thiết bị

 Sơ đồ luồng thông tin Thanh lý máy móc thiết bị Đơn hàng Kiểm tra, phê duyệt TBVT

Thời điểm Nhà cung cấp

Bộ phận quản lý TBVT

Ban giám đốc và các bộ phận khác

Chứng từ có hợp lệ Hóa đơn không hợp lệ Không

Hình 3.1: Sơ đồ luồng thông tin Mua mới máy móc thiết bị

Thời điểm Bộ phận thi công Bộ phận quản lý TBVT Ban giám đốc và các bộ phận khác

Phiếu yêu cầu TBVT Kiểm tra, phê duyệt

MMTBtừ cầu bộ phận thi công

Có Không Phiếu có hợp lệ?

Hình 3.2 Sơ đồ luồng thông tin Xử lý yêu cầu máy móc thiết bị

Vụ Bộ phận quản lý TBVT Ban giám đốc và các bộ phận khác

Phiếu yêu cầu thanh lý Kiểm tra MMTB

Khi có yêu cầu MMTB thanh lý từ phòng Tài

Có Không Phiếu có hợp lệ?

Hình 3.3: Sơ đồ luồng thông tin Thanh lý máy móc thiết bị

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Khi đã xác định được những yêu cầu cần có của phần mềm để giúp giải quyết tốt bài toán của doanh nghiệp ta đi vào xây dựng các lược đồ, sơ đồ phản ánh rõ ràng các đối tượng của hệ thống: sơ đồ chức năng kinh doanh, sơ đồ dòng dữ liệu, sơ đồ các mức phân rã

Mô hình hóa yêu cầu hệ thống: Cho phép ta hiểu một cách chi tiết hơn về ngữ cảnh vấn đề cần giải quyết một cách trực quan và bản chất nhất của yêu cầu. Dựa vào những yêu cầu của bài toán quản lý và qua khảo sát thực tế ta đưa ra được những mô hình đặc tả hoạt động quản lý máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp dưới đây:

2.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD

Dựa vào quá trình phân tích nghiệp vụ chuyên sâu ở trên ta thấy việc quản lý máy móc trang thiết bị Công ty xây dựng Số 1 – Hà Nội gồm có bốn chức năng chính:

 Quản lý nhập mới bao gồm: Nhận hóa đơn, kiểm tra thiết bị máy móc và cho phép nhập thiết bị máy móc vào kho bãi.

 Xử lý tổng hợp gồm có: Tiếp nhận yêu cầu của các bộ phận khác, kiểm tra thiết bị máy móc theo yêu cầu và xử lý.

 Quản lý thanh lý gồm có: Tiếp nhận yêu cầu thanh lý, kiểm tra thiết bị máy móc cần thanh lý và xử lý thanh lý.

 Lập báo cáo gồm những module: Truy xuất dữ liệu, tổng hợp dữ liệu và lên báo cáo.

Quản lý máy móc trang thiết bị

Nhận yêu cầu thanh lý

Truy xuất cơ sở dữ liệu

Hình 3.4 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD

SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG KINH DOANH BFD

Quản lý thiết bị máy móc

Bộ phận thi công Nhà cung cấp

Yêu cầu thiết bị máy móc

Thông tin phản hồi Các báo cáo

Hình 3.5 Sơ đồ ngữ cảnh

2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD

Sau khi xây dựng được sơ đồ chức năng kinh doanh BDF ta tiến hành xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu DFD để phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.

Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để vạch kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới cụ thể tại công ty xây dựng Số 1 – Hà Nội là hệ thống thông tin quản lý máy móc trang thiết bị.

Thanh lý3.0 Quản lý nhập mới1.0

Yêu cầu thiết bị máy móc

Hình 3.6 Sơ đồ DFD mức 0

Dựa vào sơ đồ ngữ cảnh đã được xây dựng ta thiết kế được sơ đồ luồng dữ liệu và các sơ đồ phân rã mức 0 , mức 1…

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 0

Kiểm tra thiết bị nhập1.2

Trả lại thiết bị nếu không nhập

Hình 3.7 Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý nhập mới

 Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý nhập mới

Các yêu cầu đã nhận

Các yêu cầu đã duyệt

Hình 3.8 Sơ đồ DFD mức 1: Xử lý yêu cầu

 Sơ đồ DFD mức 1: Xử lý yêu cầu

Yêu cầu thanh lý Phòng Tài

Kiểm tra thiết bị máy móc3.1

Yêu cầu được tiếp nhận

Hình 3.9 Sơ đồ DFD mức 1 Quản lý thanh lý

 Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý thanh lý

Dữ liệu đã truy xuất

Dữ liệu đã tổng hợp Báo cáo

 Sơ đổ DFD mức 1: Lập báo cáo

Hình 3.10 Sơ đồ DFD mức 1 Lập báo cáo

2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu

Dựa vào quá trình phân tích nghiệp vụ chuyên sâu, các sơ đồ chức năng kinh doanh BFD và sơ đồ luồng dữ liệu DFD ta tiến hành thiết kế cơ sở dữ liệu cho phần mềm quản lý máy móc trang thiết bị Công ty xây dựng Số 1 – Hà Nội. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic Net, cơ sở dữ liệu được thiết kế bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 gồm các bảng sau:

 Tài khoản: gồm có các trường dữ liệu

+ Tên đăng nhập: dữ liệu kiểu nvarchar, độ rộng 50

+ Mật khẩu: kiểu dữ liệu nvarchar, độ rộng 50

 Loại VTTB: gồm các trường dữ liệu

+ Mã loại VTTB: kiểu int

+ Tên loại VTTB: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Ghi chú: kiểu nvarchar, độ rộng 150

 VTTB: gồm có các trường dữ liệu

+ Tên VTTB: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Mã loại VTTB: kiểu int

+ Ghi chú: kiểu nvarchar, độ rộng 150

 Chi tiết VTTB: gồm có các trường sau

+ Mã chi tiết VTTB: kiểu int

+ Trạng thái: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Thời gian sử dụng: kiểu int

+ Nhà cung cấp: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Ngày thanh lý: kiểu datetime

+ Giá trị thanh lý: kiểu money

+ Ghi chú: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Mã người nhận: kiểu int

+ Họ và tên: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Địa chỉ: kiểu nvarchar, độ rộng 150

 Chi tiết hoạt động: bao gồm

+ Mã chi tiết hoạt động: kiểu bigint

+ Mã chi tiết VTTB: kiểu int

+ Mã địa điểm: kiểu int

+ Ngày chuyển đến: kiểu datetime

+ Mã địa điểm chuyển đi: int

+ Ghi chú: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Mã địa điểm: kiểu int

+ Tên địa điểm: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Loại địa điểm: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Địa chỉ: kiểu nvarchar, độ rộng 150

+ Ghi chú: kiểu nvarchar, độ rộng 150

Sau khi đã thiết kế được các bảng dữ liệu phù hợp cho phần mềm quản lý máy móc trang thiết bị Công ty xây dựng Số 1- Hà Nội ta tiến hành thiết kế sơ đồ quan hệ thực thể.

Hình 3.11 Sơ đồ quan hệ thực thể

S Nhập tên và mật khẩu Đ

Thiết kế giải thuật là qui trình rất quan trọng trong phân tích thiết kế, quá trình này giúp phần mềm có những phương án hợp lý để giải quyết các yêu cầu chức năng cũng như yêu cầu chung của hệ thống.

Căn cứ vào yêu cầu và chức năng của phần mềm ta xây dựng những giải thuật sau:

 Giải thuật đăng nhập hệ thống

Hình 3.12 Giải thuật đăng nhập hệ thống

 Giải thuật thêm mới bản ghi

Chọn form thêm mới Thêm bản ghi mới

Lưu dữ liệu Tiếp tục?

Hình 3.13 Giải thuật thêm mới bản ghi

 Giải thuật sửa một bản ghi

Chọn form cần sửa bản ghi

Chọn bản ghi cần sửa

Hình 3.14 Giải thuật sửa bản ghi

 Giải thuật xóa một bản ghi

Chọn form cần xóa bản ghi

Chọn bản ghi cần xóa

Hình 3.15 Giải thuật xóa bản ghi

 Giải thuật xuất báo cáo

Chọn tiêu thức xuất báo cáo

Hình 3.16 Giải thuật xuất báo cáo

Form đăng nhập sẽ hiện ra khi người dùng khởi động chương trình. Form này giúp quản lý những người dùng khác nhau, mỗi tài khoản người dùng được phân quyền riêng để phù hợp với đối tượng sử dụng.

Màn hình đăng nhập có hai ô text để nhập tên và mật khẩu của người dùng Các nút Đăng nhập để truy nhập vào hệ thống nếu tài khoản đúng, và nút Thoát để kết thúc chương trình.

Hình 3.17 Màn hình đăng nhập chương trình

Là giao diện chính của chương trình sau khi người dùng đăng nhập thành công Form Hệ thống có các menu: Hệ thống, Cập nhật, Danh mục, Báo cáo và Trợ giúp.

Hình 3.18 Giao diện chính của chương trình

 Form Quản lý tài khoản Đối tượng sử dụng form chính là các nhà quản trị( adminstrator) phục vụ cho việc thêm mới, sửa hay xóa tài khoản được phép truy nhập, sử dụng phần mềm. Form gồm 2 khung:

+ Chi tiết: phía trên sử dụng khi điền những thông tin của tài khoản khi thêm mới

+ Danh sách tài khoản: phía dưới giúp hiển thị những thông tin của các tài khoản có trong cơ sở dữ liệu của phần mềm.

Các nút Thêm, sửa, xóa, hủy thực hiện các chức năng thêm mới một bản ghi, sửa bản ghi, xóa bản ghi và thoát khỏi form này trở về form Hệ thống.

Hình 3.19 Màn hình Form Quản lý tài khoản

 Form Loại VTTB Đối tượng sử dụng form chính là các nhà quản lý cụ thể là phòng Kế hoạch phục vụ cho việc thêm mới, sửa hay xóa thông tin về một hay nhiều Loại máy móc thiết bị được lưu trong cơ sở dữ liệu của chương trình.

+ Chi tiết: phía trên sử dụng khi điền những thông tin của loại máy móc thiết bị khi thêm mới

+ Danh sách Loại máy móc thiết bị: phía dưới giúp hiển thị những thông tin của các loại máy móc thiết bị có trong cơ sở dữ liệu của phần mềm.

Ngày đăng: 27/06/2023, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w