BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNBÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNGĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC TẬP TRỰC T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 ĐỐI VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Khung phân tích 6
7 Bảng hỏi 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Bắt đầu từ cuối năm 2019, kéo dài đến hiện nay, đại dịch COVID 19 đã xuất hiện và phát triển ngày càng khó lường Nó đã gây ra những tổn hại cho đời sống của con người trên toàn thế giới về cả vật chất lẫn tinh thần Hàng loạt các lĩnh vực xã hội nói chung đều phải hứng chịu những tổn thất nặng nề do dịch bệnh gây ra Nhiều người đã thất bại, bỏ cuộc thậm chí là đối mặt với sinh tử, hiểm nguy, tất cả là hệ quả mà đại dịch đã để lại cho con người chúng ta Trong mọi mặt của đời sống bị tổn hại, giáo dục là một trong những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm chú ý Nó đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng
và hoàn thiện lên tính cách con người trước khi bước vào xã hội, là tiền đề kiến thức, trang bị cho chúng ta những hiểu biết và kỹ năng cần thiết Dịch bệnh covid diễn ra khiến học sinh, sinh viên toàn quốc không thể đến trường, buộc phải học trực tuyến thông qua các phần mềm công nghệ Giáo viên và học sinh không thể tương tác trực tiếp, mặt đối mặt như trước nữa Các bạn không thể đến trường để giao lưu kết nối bạn bè, hay tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích Hàng ngày, mỗi chúng ta chỉ có thể ở tại nhà, trong một không gian kín, thông qua kết nối mạng để tiếp thu kiến thức, nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh Tuy nhiên chính điều này, đã dẫn đến những mối lo ngại cho một bộ phận lớn các bạn học sinh, sinh viên Cụ thể đó chính là những ảnh hưởng của việc học tập trực tuyến đối với sức khỏe tinh thần của các bạn
Dữ liệu gần đây nhất của UNICEF chỉ ra rằng, hơn 1,6 tỷ trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành trong đại dịch Covid Ta nhận thấy rõ, đối với các bạn trẻ, học tập là một trải nghiệm xã hội, rất cần sự tương tác từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh Việc thường xuyên ngồi một mình nhiều giờ trước màn hình sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe vật chất cũng như tinh thần của các bạn Việc học tập trực tuyến phù hợp với bối cảnh chung
Trang 4của toàn thế giới, cũng như Việt Nam, song những hệ quả bên cạnh mà nó để lại, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục là điều mà chúng ta cần thật sự quan tâm và tìm ra những hướng đi mới đúng đắn
Với những lý do trên, đề tài sẽ tập trung đi phân tích các tác động của việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền Từ đó đề xuất phương hướng nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền nói riêng cũng như các bạn học sinh, sinh viên nói chung khi học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19
2 Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, có một số tài liệu nghiên cứu về thực trạng, tác động phương thức học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch COVID 19 Cũng như các tài liệu liên quan đến sức khỏe tinh thần của sinh viên tại Việt Nam Song chưa có tài liệu đi sâu làm rõ mối liên hệ giữa việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh với sức khỏe tinh thần của sinh viên
Cụ thể, đi sâu làm rõ về thực trạng, tác động của phương thức học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19, có:
Tài liệu “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch COVID 19” của tác giả Phạm Lê Dương, Trần Thùy Linh Tài liệu đã phân tích làm rõ thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên thông qua các khía cạnh như thời gian học tập trực tuyến, những thuận lợi, khó khăn của việc học tập trực tuyến
Tài liệu “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và COVID 19” của nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tài liệu chỉ ra các yếu tố ảnh
Trang 5hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến gồm: những thay đổi của nhà trường, cảm nhận về giá trị, và thái độ của sinh viên với việc học trực tuyến
Về các tài liệu liên quan đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Việt Nam, gồm:
Tài liệu “Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm thần với nhận thức về sức khỏe tâm thần của sinh viên tại Hà Nội” của tác giả Lê Thị Thu Hương Tài liệu chỉ rõ mối quan hệ giữa tình trạng sức khoẻ tâm thần với hiểu biết về sức khoẻ tâm thần của sinh viên tại Hà Nội qua cuộc khảo sát được tiến hành trên 599 sinh viên thuộc năm trường đại học khác nhau
Chưa có tài liệu nào nêu ra mối liên hệ giữa việc học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh với sức khỏe tinh thần của sinh viên Tài liệu “Thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch COVID-19 thứ nhất tại một số trường đại học khoa học sức khoẻ ở Việt Nam năm 2020” của nhóm sinh viên trường Đại học Y Dược Huế tuy có nêu về sức khỏe tinh thần của sinh viên trong đại dịch COVID Song nó chưa đi sâu làm rõ mối liên quan với việc học tập trực tuyến với vấn đề sức khỏe tinh thần Tác giả sẽ tiếp thu nội dung nghiên cứu của tác giả khác nhưng cũng đồng thời sẽ mở rộng, làm rõ hơn đề tài của mình Ghi nhận các nội dung về thực trạng, thuận lợi, khó khăn của việc học tập trực tuyến song phát triển mở rộng với đối tượng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đặt trong bối cảnh thời kì số với thế hệ trẻ có tư tưởng mới mẻ, tiến bộ Tiếp thu các kiến thức về sức khỏe tinh thần của sinh viên nói chung, nhưng đi sâu phân tích tác động của yếu tố học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 Đề tài hứa hẹn sẽ
bổ sung những nội dung nghiên cứu cũ song đồng thời cũng mở rộng, đi sâu làm
rõ những khía cảnh mới mẻ, đa chiều của vấn đề, giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan, thấu hiểu đề tài hơn
Trang 63 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích các tác động của việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục ưu, nhược điểm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của sinh viên trở nên tích cực hơn Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu lý thuyết chung, các khái niệm về học tập trực tuyến, sức khỏe tinh thần
Phân tích thực trạng việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích, đánh giá các tác động tích cực của việc học tập trực truyến trong bối cảnh dịch bệnh đối với sức khỏe tinh thần sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
Phân tích, đánh giá các tác động tiêu cực của việc học tập trực truyến trong bối cảnh dịch bệnh đối với sức khỏe tinh thần sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
Phân tích nguyên nhân dẫn đến các tác động của việc học tập trực truyến trong bối cảnh dịch bệnh đối với sức khỏe tinh thần sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
Đề xuất những giải pháp hiệu quả đem lại tác động tích cực đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện báo Chí và Tuyên truyền khi học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19
Trang 74 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác động của việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền Khách thể nghiên cứu
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thời gian: Tính đến hết ngày 31/3/2022
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu có sẵn ở các nghiên cứu trước về học tập trực tuyến, sức khỏe tinh thần của sinh viên
Các đề tài khoa học, giáo trình, kỷ yếu, tài liệu hội thảo khoa học, bài báo, liên quan đến vấn để nghiên cứu
Các loại sách trong và ngoài nước
Các cuộc điều tra, nghiên cứu về đề tài trước đó trong nước và trên thế giới
Thu thập các tài liệu liên quan trên Internet
Phương pháp phỏng vấn sâu
Trang 8Phòng vấn khoảng 10 -15 sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền, trọng tâm câu hỏi liên quan đến những việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19, các tác động của nó đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Bản thân sinh viên có những trải nghiệm như thế nào và những đánh giá của sinh viên
5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp này được thực hiện bằng khoảng 100 bảng hỏi, được trả lời bởi 100 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chọn mẫu từ khắp tất cả các sinh viên, từ năm nhất đến năm cuối, từ sinh viên ở khắp các tỉnh thành của
tổ quốc thuộc cả hai khối ngành lý luận và nghiệp vụ
5.3 Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm, có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lấy danh sách tất cả các lớp trong trường, mỗi lớp được coi như một cụm/chum (bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối thuộc cả hai khối lý luận và nghiệp vụ)
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 10 lớp (tương ứng với 10 chùm) Bước 3: Tiếp tục chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 10 sinh viên trong mỗi lớp đã chọn ở bước 2 để phát bảng hỏi điều tra
6 Khung phân tích
Trang 97 Bảng hỏi
Đề tài: Tác động của việc học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID
19 đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Các bạn thân mến! Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19, học sinh và sinh viên cả nước, trong đó có các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều đang thực hiện việc học tập trực tuyến thông qua các nền tảng
số Tuy nhiên, thời gian gần đây, người ta nhận thấy một số tác động của loại
Khái niệm sức khỏe tinh thần
Tác động tích cực SỨC
KHỎE TINH THẦN CỦA SINH VIÊN AJC
HỌC TẬP TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19
Khái niệm học
tập trực tuyến
Tác động tiêu cực Thực trạng việc
học tập trực
tuyến của sinh
viên
Phương hướng giải pháp
Nguyên nhân gây ra các tác động
Trang 10hình học tập này đối với sức khỏe tinh thần ở một số nhóm các bạn sinh viên Để tìm hiểu kỹ hơn về những tác động của việc học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi rất mong các bạn nhiệt tình tham gia cuộc điều tra này bằng cách cung cấp những thông tin khách quan, trung thực theo những câu hỏi gợi ý trong bảng hỏi dưới đây Mọi thông tin, ý kiến của các bạn sẽ được đảm bảo bí mật
Xin chân thành cảm ơn!
Các bạn vui lòng đánh dấu “X" vào các ô vuông phù hợp với sự lựa chọn của mình,hoặc ghi ý kiến vào các mục đã để trống( )
I NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1 Giới tính của bạn là? ………
2 Bạn đang là sinh viên khối nào?
Lý luận
Nghiệp vụ
3 Bạn hiện đang là sinh viên năm mấy?
Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư
4 Bạn có đang học tập trực tuyến không?
Có
Không
Trang 11II CÂU HỎI KHẢO SÁT
5 Theo bạn học tập trực tuyến là như thế nào?
Là hình thức học diễn ra trên Internet
Là phương thức học tập có sử dụng kết nổi mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên Khác:………
6 Bạn cảm thấy thế nào khi học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID?
Vui vẻ, thoải mái
Buồn bực, khó chịu
Thích ứng với hoàn cảnh thực tiễn
Khác:………
Các bạn vui lòng đánh giá theo các mức độ sau đây:
- Hoàn toàn không đồng ý
- Không đồng ý
- Phân vân
- Đồng ý
- Hoàn toàn đồng ý
ST
THÁI ĐỘ CỦA SINH
VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC
Hoàn toàn
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý Hoàn toàn
Trang 12HỌC TẬP TRỰC
TUYẾN TRONG BỐI
CẢNH DỊCH BỆNH
COVID 19
không đồng ý
đồng ý
7 Tôi cảm thấy hứng thú vớihình thức học tập trực
tuyến
8 Tôi cảm thấy lo lắng khi
9
Tôi cảm thấy việc học tập
trực tuyến là phù hợp với
hoàn cảnh thực tiễn của
dịch bệnh
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA
HÌNH THỨC HỌC TẬP
TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE TINH
THẦN CỦA SINH VIÊN
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý Phân vân Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
10
Tôi cảm thấy thoải mái về
thời gian khi tham gia học
11 Tôi cảm thấy bản thân tiếpthu được nhiều kiến thức
12 Tôi có thể dễ dàng phân bốthời gian biểu khi học tập
13 Tôi cảm thấy chán nản khikhông thể giao tiếp với
thầy cô và bạn bè
14
Việc học tập trực tuyến ảnh
hưởng đến khả năng kiến
Trang 13Tôi cảm thấy áp lực vì
không thể sắp xếp thời gian
biểu hợp lý khi học trực
tuyến
16
Tôi thường xuyên lo lắng
mỗi khi nghĩ đến việc học
NGUYÊN NHÂN GÂY
RA CÁC TÁC ĐỘNG
CỦA VIỆC HỌC TẬP
TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE TINH
THẦN
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý Phân vân Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
17 Tôi không được tương táctrực tiếp với bạn bè, thầy
cô
18 Không có sự quản lý từgiáo viên dẫn đến sự lười
19
Tôi ỷ lại suy nghĩ có thể
học bù sau khi đi học quay
20 Tôi bị thu hút bởi các thôngtin, nội dung giải trí khác
21
Tôi không nhận được sự
quan tâm từ gia đình, thầy
22 Tôi có mâu thuẫn với gia
23
Điều kiện vật chất gây khó
khăn cho việc học tập trực
GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG Hoàn toàn Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn
Trang 14CỦA HỌC TẬP TRỰC
TUYẾN TRONG BỐI
CẢNH COVID VỚI SỨC
KHỎE TINH THẦN
SINH VIÊN
không đồng ý
đồng ý
24 Bản thân sinh viên nên rènluyện ý thức tự giác trong
25 Gia đình, thầy cô thườngxuyên quan tâm và kịp thời
giúp đỡ
26 Giữ mối quan hệ, thườngxuyên tương tác với bạn
27
Giữ tinh thần thoải mái,
tích cực, thường xuyên rèn
luyện bản thân về cả thể
chất và tinh thần
28
Nhà trường linh hoạt các
hình thức học, tạo điều
kiện tiếp thu kiến thức cho
sinh viên
29 Theo bạn, là một sinh viên đang tham gia học tập trực tuyến, bạn có đề xuất nào khác trong hình thức học giúp sinh viên hứng thú hơn không?
Trả lời:………
30 Theo bạn, giải pháp nào là hợp lý để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19?
Trả lời:………
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Xã hội học đại cương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2 Lê Thị Thu Hương, “Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm thần với nhận thức về sức khỏe tâm thần của sinh viên tại Hà Nội”
3 Nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân, “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và COVID 19”
4 Phạm Lê Dương, Trần Thùy Linh, “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch COVID 19”