1.2 Mục đíchTạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài n
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU 1 – NHIỆM VỤ 2
Đề bài: Nêu các quy tắc ứng xử trên MXH Phân tích vấn đề quy tắc
ứng xử trên mạng xã hội hiện nay và đưa ra ví dụ.
Nhóm : 3
Lớp : Báo Truyền hình K40
Môn : Truyền thông xã hội và mạng xã hội
Giảng viên : ThS Nguyễn Thị Thu Trà
Hà Nội, tháng 01/2024
Trang 2STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Đánh giá
1 Bùi Lê Vân Anh 2056050001 - Tìm hiểu về vấn đề quấy rối
trực tuyến trên mạng xã hội và nêu vídụ
Hoànthành tốtnhiệm vụ
2 Lê Văn Tuấn
Anh
2056050003 - Nội dung Bộ Quy tắc ứng xử
dành cho cán bộ, công chức, viênchức và người lao động trong cơquan nhà nước, các cơ quan nhànước, các nhà cung cấp dịch vụMXH
Hoànthành tốtnhiệm vụ
3 Trần Thị Mai
Anh
2056050006 - Nội dung Quy tắc ứng xử dành
cho người làm báo
- Tìm ví dụ cho vấn đề quấy rốitrực tuyến trên mạng xã hội
- Thuyết trình
Hoànthành tốtnhiệm vụ
2
Trang 3powerpoint nhiệm vụ
8 Đặng Thanh Mai 2056050036 - Tìm hiểu về vấn đề ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội vànêu ví dụ
Hoànthành tốtnhiệm vụ
9 Dương Ngọc Nhi 2056050041 - Tìm hiểu về vấn đề bảo mật
thông tin và dữ liệu cá nhân, nêu vídụ
Hoànthành tốtnhiệm vụ
10 Lê Thị Thanh Tú 2056050057 - Tìm hiểu chung về bộ quy tắc
ứng xử
- Nội dung của Bộ Quy tắc ứng
xử chung và Quy tắc ứng xử cho tổchức, cá nhân
- Thuyết trình
Hoànthành tốtnhiệm vụ
3
Trang 4I BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
1 Tìm hiểu chung
1.1 Thời gian ban hành
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.1.2 Mục đích
Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảoquyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấpdịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ướcquốc tế mà Việt Nam tham gia
Xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục
ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng
xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.1.3 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng: 3 nhóm đối tượng chính
Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội
Tổ chức cá nhân khác sử dụng mạng xã hội
Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam
Phạm vi áp dụng: các hành vi của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội
2 Nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử
2.1 Quy tắc ứng xử chung
Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đốitượng:
4
Trang 51 Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôntrọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2 Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giátrị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
3 Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn vềbảo vệ an toàn và bảo mật thông tin
4 Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xãhội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin viphạm pháp luật
2.2 Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
1 Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấpdịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội
2 Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng
ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liênlạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội
3 Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanhchóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổchức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mụcđích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội,ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
4 Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy
5 Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyềnthống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực,phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo
6 Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạmdanh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cánhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả,
5
Trang 6tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép gây bức xúc trong dưluận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7 Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấmgương người tốt, việc tốt
-8 Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh thamgia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách antoàn, lành mạnh
2.3 Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngtrong cơ quan nhà nước
1 Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nướcthực hiện nội dung quy định tới Điều 4 của Bộ Quy tắc này
2 Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng
xã hội
3 Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giảiquyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liênquan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức,viên chức và người lao động
2.4 Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước
1 Thực hiện nội dung quy định cho cơ quan, tổ chức nêu tại Điều 4 của Bộ Quytắc này
2 Có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóngthông báo tới nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của cơ quan, tổ chức bị mấtquyền kiểm soát hoặc bị giả mạo
3 Cung cấp thông tin trên mạng xã hội đồng bộ, thống nhất với thông tin đãđược cung cấp trên các phương tiện truyền thông chính thống khác
6
Trang 74 Nên có phản hồi những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình.
2.5 Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội
1 Công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các quyền
và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng
2 Ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp vớicác cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin viphạm bản quyền, vi phạm pháp luật
3 Khi nhận được thông báo yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền, viphạm pháp luật từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ mạng
xã hội phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để xử lý theo các quyđịnh của pháp luật Việt Nam
4 Hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của "người yếu thế" trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ
em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật…) sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnhnhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội; có biệnpháp để bảo đảm sự an toàn và phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành niêntrên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam
5 Tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thậpthông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ bakhi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin
2.6 Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo
Ngày 24/12/2018, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành Quyết định số1131/QĐ-HNBVN về việc Ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làmbáo Việt Nam dựa trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí năm 2016 và 10 điềuQuy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam
7
Trang 82.6.1 Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham giamạng xã hội
1 Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăngtải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước
2 Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiê ym vềnhững vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm
3 Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tántrên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đấtnước, uy tín của tổ chức, cá nhân
4 Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đềmới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí
2.6.2 Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi mtham gia mạng xã hội
1 Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; cácquy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng,thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật
2 Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tốngtiền hoặc các mục đích không trong sáng khác
3 Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bìnhluận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến tráivới đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung,quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải,trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác
4 Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéongười khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, anninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cáchnhìn, thái đô y tích cực mang tính xây dựng của cô yng đồng và sự đồng thuận xã hội
8
Trang 95 Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có đượcbằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
6 Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân,gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơquan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự,nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy,
hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền,dân tô yc, chủng tộc
7 Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin khôngphù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xãhội
8 Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam;
sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng
xã hội khi chưa được phép
II VẤN ĐỀ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MXH HIỆN NAY
1 Quấy rối trực tuyến
Quấy rối trực tuyến là những bình luận, tin nhắn, hình ảnh được gửi quaemail, game và mạng xã hội Hành động này có thể được thực hiện bởi bất cứ ai,vào bất cứ khi nào và ở bất kỳ đâu Thậm chí, quấy rối trực tuyến có thể gây tổnthương về tinh thần nghiêm trọng hơn nhiều so với bắt nạt trực diện
Các hành vi quấy rối phải kể đến: Gửi thông điệp hoặc tin nhắn có nội dungxấu tới email hoặc điện thoại di động của ai đó; phát tán những tin đồn nhảm, cótính chất xúc phạm hoặc đe dọa qua mạng; giả danh ai đó trên mạng để làm tổnthương người khác; nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc lưu hànhnhững hình ảnh, tin nhắn gợi ý tình dục về một ai đó
9
Trang 10Theo nghiên cứu của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS),Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH KHXH & NV) và Cục Phátthanh Truyền hình & Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông được công
bố tại hội thảo với chủ đề “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới mộtmôi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững” năm 2017, cho thấy, 78%người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết nhữngtrường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội; 61,7% từng chứng kiến hoặctrở thành nạn nhân của trò nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị
vu khống, bịa đặt thông tin Việt Nam xếp thứ 28 trong 30 nền kinh tế được khảosát về an toàn trực tuyến cho trẻ em, với điểm số 12.7/100, thấp hơn mức trungbình toàn cầu là 42
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Thái Thanh Trúc, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu củaTrường Ðại học Y Dược TP Hồ Chí Minh: “Học sinh thường bị bắt nạt qua trangmạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất, với 23,3% Hình thức học sinh thường dùng đểbắt nạt trực tuyến người khác là nhóm chat, với 3,8% Hành vi học sinh thường bịbắt nạt trực tuyến nhiều nhất là nói những điều không tốt (ví dụ như đặt biệt danhhoặc đem ra làm trò đùa) bằng tin nhắn điện thoại/qua mạng, chiếm 22,1%”
Ví dụ:
Vụ bạo lực mạng Hoa hậu Ý Nhi do những phát ngôn “kém duyên” của
cô nàng:
10
Trang 11+ Sau đăng quang, Ý Nhi
có một số phát ngôn về bảnthân được cho là kém tinh
tế khiến dư luận không hàilòng Mặc dù đã công khaixin lỗi trong một buổilivestream nhưng Ý Nhivẫn không nhận được sựcảm thông từ phía cộngđồng Nhóm anti hoa hậu được lập ra có số lượng thành viên tăng nhanh hiệnlên tới hơn 900.000
+ Ðáng chú ý trên diễn đàn này nhiều người đã sử dụng ngôn ngữ mang tínhmiệt thị, xúc phạm khi bình luận về các phát ngôn của hoa hậu, cũng như ngangnhiên xâm phạm đời tư của cô Không dừng lại ở đó, một số người hâm mộ quákhích còn tràn vào trang fanpage của Huỳnh Trần Ý Nhi và để lại những bìnhluận chê bai, thậm chí đòi Ban tổ chức cuộc thi tước danh hiệu hoa hậu của cô
Sự việc lập tức thu hút sự chú ý của khán giả quốc tế Nhiều người bày tỏ sựthất vọng về cách hành xử của người hâm mộ Việt Nam
+ "Ðây là fanpage của Hoa hậu Thế giới, hãy cư xử văn minh và lịch sự Ngườihâm mộ quốc tế không thích điều đó"- một tài khoản đáp trả lại bình luận củangười hâm mộ Việt Từ đây cho thấy những bình luận cực đoan, hành xử theotâm lý đám đông của cộng đồng mạng đã vô tình làm mất đi thiện cảm của bạn
bè thế giới đối với Việt Nam
Vụ bạo lực mạng ca sĩ nhí Bảo An:
Đầu năm 2023, ca sĩ Bảo An chia sẻ bị một tài khoản lạ không biết là ai, khôngbiết từ đâu nhưng lại tung những thông tin vu khống về An Bất cứ ai có tươngtác ở facebook An, tài khoản đó đều gửi tin nhắn chửi rủa, nói xấu Bảo An đủ
11
Trang 12kiểu Cú sốc này khiến Bảo An bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, suy sụp và ảnhhưởng tới kết quả học tập.
2 Ứng xử thiếu văn hóa
Nhiều người dùng bắt đầu quên mất những quy tắc ứng xử trên mạng, chạytheo tiếng tăm, lợi nhuận, số view Một bộ phận đông đảo cư dân mạng thảnnhiên làm ngược lại hoàn toàn với những quy định được đưa ra tại Bộ quy tắc.Nhiều người dùng mạng xã hội lạm dụng quyền tự do trên mạng, ảo tưởng sứcmạnh của bản thân, đã thực hiện những hành vi ngông cuồng, trái đạo đức, vi phạmthuần phong mỹ tục Họ sẵn sàng cổ súy cho hành vi giang hồ trên mạng, nói năngxấc xược, xúc phạm người lao động nghèo, người lớn tuổi, hoặc cởi quần áo, khoethân nơi công cộng, dùng cách nói xấu, chửi bới người khác trên mạng, vi phạmcác quy định nơi công cộng chỉ để thu hút người xem, được nổi tiếng, nhận về lợiích tiền bạc
Theo nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft(DCI) vào năm 2020, Việt Nam là quốc gia thuộc top 5 nước có chỉ số mức độ vănminh trên mạng thấp nhất thế giới Top 5 chủ đề người Việt Nam thường có nhữnghành xử không đúng mực đó là: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%),ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%)
12
Trang 13Ví dụ:
- Bất chấp chiêu trò “câu view”, “câu like”
13
Trang 14+ Tràn lan trên mạng xã hội các video clip ăn mặc “mát mẻ”, thiếu vảicủa những cô gái trẻ để thu hút lượt xem, lượt thích Các tiktoker, người nổi tiếngbất chấp chiêu trò, phát ngôn lệch chuẩn chỉ vì vài cái like, cái view Những “Nờ ônô”, những Trang Khàn đang làm kém đi sự văn minh trên không gian mạng.
- Phân biệt vùng miền gây mất đoàn kết
+ Trên mạng xã hội Tiktok tràn lan các bình luận “Bắc kỳ”, “Namkỳ” hay cách nói lái “parky”, “namkiki”,… để gây tranh cãi, phân biệt Nam – Bắc
14
Trang 15Người nổi tiếng “ngáo quyền lực”
+ Đến cả những người nổi tiếng với hàng trăm nghìn, hàng triệu ngườihâm mộ từ nhiều độ tuổi cũng tự cho mình cái quyền được “ngông”
+ Bà Nguyễn Phương Hằng với
hàng chục buổi livestream buổi livestream
để nói về nhiều nội dung chưa được kiểm
chứng và phát ngôn về chuyện bí mật đời
tư, cuộc sống riêng của nhiều cá nhân, làm
ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, xúc phạm
nghiêm trọng đến uy tín, danh dự cá nhân các nghệ sĩ
+ Hay như mới đây, nữ ca sĩ Lệ Quyênliên tục có những phát ngôn “kém duyên” thậmchí chửi bới, gọi antifan là “vong” trên những bàiđăng trên facebook
15
Trang 163 Tin giả tràn lan
Tin giả trên mạng xã hội đã và đang là vấn đề nhức nhối của xã hội trướcnhững tác hại khôn lường mà nó gây ra Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tingiả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lantruyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xemhoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác dokhông được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bảnchất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và lan truyền chủ yếu trênmạng xã hội
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết tin giả, như tiêu đề giật gân, thu hút, nộidung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được nhiều ngườiquan tâm; thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng Tin giả cũng cóthể xuất phát từ những website, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thườngxuyên tung tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báochí chính thống hoặc cơ quan nhà nước
Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về các nềntảng mạng xã hội Vào tháng 1 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 77,93 triệungười dùng Internet, đạt tỷ lệ sử dụng Internet là 79,1% trên tổng dân số Với tínhchất đặc thù như dễ xóa dấu vết, khó xác định danh tính của người sử dụng trênmạng xã hội dẫn tới tình trạng phát tán tin giả trên mạng xã hội với con số đángbáo động và đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng Trong đó “các nềntảng mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn như Facebook, Youtube, TikTok,Zalo đang là môi trường phát tán tin giả, thông tin xấu, độc phổ biến nhất.Tin giả là một loại thông tin không có thật, nhưng hệ quả và tác hại của nóthì có thật; ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là an ninh
16