Bài tập nhóm đề bài nếu làm một tuyển tập văn học chiến tranh của việtnam, em sẽ chọn những tác phẩm nào giải thích

22 0 0
Bài tập nhóm đề bài nếu làm một tuyển tập văn học chiến tranh của việtnam, em sẽ chọn những tác phẩm nào giải thích

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dưới góc độ của nhiều loại người trong thời kì đó để nói về cảm nhận của bản thân với chiến tranh, rất nhiều tác phẩm đã đạt được thành công lớn.. Nguyễn Thi đã xây dựng hình tượng phụ n

lOMoARcPSD|39108650 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT - - BÀI TẬP NHÓM Đề bài: Nếu làm một tuyển tập văn học chiến tranh của Việt Nam, em sẽ chọn những tác phẩm nào? Giải thích Giảng viên: Lê Thị Thanh Tâm Học phần: Những hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại Nhóm: Nắng Mã học phần: VNS2010 Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2020 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Mục lục I Lời mở đầu .4 II Tác phẩm .5 1 Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận) 5 2 Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi) 6 3 Nỗi buồn chiến tranh 8 4 Mãi mãi tuổi 20 (Nguyễn Văn Thạc) 10 5 Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm) 14 6 Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc (Nghiêm Văn Tân) .16 III Lời kết .18 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Danh sách thành viên 1 Hà Thị Cẩm Tú (Nhóm trưởng) 19032622 2 Nông Phương Lan 19032559 3 Đinh Thị Thùy Dương 19032536 4 Bùi Khánh Linh 19032562 5 Vũ Ninh Trang 19032617 6 Trần Phương Lan 19032596 7 Thân Minh Hoàng 19032547 8 Trần Phương Lan 19032551 9 Nguyễn Thị Hòa 19032546 10 Nguyễn Thị Yến Nhi 19032583 11 Bùi Hoàng Ngân 19032574 12 Lý Thị Khánh Huyền 19032549 13 Nguyễn Thị Chúc 19032532 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 I Lời mở đầu Việt Nam là một dất nước đã phải trải qua hai cuộc xâm lược lớn từ các nước đế quốc Đó là một giai đoạn dài đầy anh dũng, hào hùng nhưng cũng không kém những đau thương Sẽ không có một lời lẽ, một bài văn nào có thể miêu tả được hết những đau thương, mất mát mà đất nước, người dân phải chịu đựng trong suốt hơn 100 năm (từ năm 1858 đến năm 1975) Tuy nhiên, vẫn có những cuốn sách đã nói lên một phần những đau thương mất mát đó Dưới góc độ của nhiều loại người trong thời kì đó để nói về cảm nhận của bản thân với chiến tranh, rất nhiều tác phẩm đã đạt được thành công lớn Dưới đây là một số tác phẩm mà Nắng cho là tiêu biểu trong giai đoạn chiến tranh xin được giới thiệu: 4 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 II Tác phẩm 1 Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận) Nguyễn Đức Thuận được biết đến là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hồi kí “Bất Khuất” được xuất bản lần đầu vào tháng 4/1967 với 210000 bản in tại miền Bắc Cuốn tự truyện “Bất khuất” do ông viết là 1 tác phẩm duy nhất và khá nổi tiếng tại miền Bắc Dưới những dòng hồi kí đẫm nước mắt, Nguyễn Đức Thuận đã mở ra trước mắt chúng ta về hình ảnh của người cộng sản khi bị bọn đế quốc Mỹ và bọn tay sai giam giữ cầm tù tra tấn dã man Trong hơn 3000 ngày, người cộng sản phải trải qua những lò giết người cực kỳ man rợ, man rợ hơn cả bọn đao phủ thời Trung cổ, hơn cả bọn phát xít Hítle Sa vào những chuồng cọp, địa ngục trần gian đầy rẫy ác ôn quỷ dữ là tập đoàn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Dã man nhất phải kể đến cách tra tấn của kẻ thù tại P42 - “đứng đèn” Chúng bắt ông đứng dưới bóng đèn cao áp dội lửa nóng xuống đầu và thân thể ba ngày, rồi bảy, tám, chín ngày ròng Nhưng rồi bị tra tấn đến mức nào thì người cộng sản vẫn bất khuất kiên trung Và cũng chính vì điều này mà nhà thơ Xuân Diệu đã cảm thán: “Anh Nguyễn Đức Thuận đứng và trên đầu anh là ánh sáng chói lòa Nhưng vì anh đã chiến thắng hai đợt đứng đèn, nên ánh sáng ấy trở thành ý nghĩa hào quang trên đầu người cộng sản!” Chính nhan đề của truyện “Bất khuất” đã cho thấy cái ý chí tinh thần của những người lính bị giam cầm ấy Đó là tinh thần bất khuất, luôn đương đầu với những khó khăn, những sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng vẫn giữ cái tinh thần bất khuất kiên trung với Đảng, với niềm tin mãnh liệt vào ánh sáng của đảng 5 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Tóm lại, với trên bốn trăm trang hồi kí Nguyễn Đức Thuận đã phản ánh sâu sắc cuộc sống anh hùng với tinh thần cách mạng tiến công của con người có thực Vạch trần hiện thực đen tối trong những địa ngục của xã hội miền Nam dưới gót sắt của một lũ sói lang mặt người dạ thú Qua đây “Bất khuất” tỏa ra một niềm tin bất diệt vào sự nghiệp cách mạng, vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa giải phóng con người, nêu cao phẩm giá của những con người nhận thức được quy luật giá trị cuộc sống Tác phẩm được NXB Ngoại văn Việt Nam dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau (Anh, Trung, Nga, Pháp, Quốc tế ngữ), in với số lượng lớn phát hành ra nước ngoài nhằm gây chú ý của dư luận thế giới 2 Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi) Phụ nữ Việt Nam dù là thời thời kì nào cũng là hình tượng mà văn học Việt Nam muốn hướng đến Nếu như ở những thời kì trước, phụ nữ Việt có đầy đủ những phẩm chất “công - dung - ngôn - hạnh”, “ vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”, thì đến thời kì văn học hiện đại, đặc biệt là văn học thời chiến, đỉnh cao là hai cuộc chiến đấu chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ thì hình tượng người phụ nữ Việt mới chính thức đến với hình tượng “giỏi việc nước đảm việc nhà”, đây chính là lực lượng nòng cốt bảo vệ đất nước khỏi kẻ thù xâm lăng Đã có rất nhiều tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ Việt Nam nhưng có lẽ truyện ký “Người mẹ cầm súng” của tác giả Nguyễn Thi đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất Khi nhắc đến người mẹ, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một người mẹ Việt Nam hiền dịu, chịu thương chịu khó, yêu thương chăm sóc gia đình Nhưng ở đây, người mẹ ấy lại được gắn với hành động cầm súng làm ta cảm thấy nó thực sự đặc biệt Nhan đề của tác phẩm gợi cho ta một hình tượng khỏe khắn, sự kiên cường, luôn sẵn sàng chiến đấu vì quê hương đất nước, nhưng vẫn không hề mất đi được sự hiền lành vốn có của một người phụ nữ Tác phẩm được Nguyễn 6 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Thi sáng tác và xuất bản năm 1965, khi ông chuyển vào Nam bộ làm Cách Mạng, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ Chỉ với 91 trang sách và 33 chương, Tác giả đã tái hiện hình tượng người phụ nữ ấy thông qua nhân vật Nguyễn Thị Út hay còn gọi là chị Út Tịch - một anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ Nguyễn Thi đã xây dựng hình tượng phụ nữ Nam Bộ thông qua nhân vật chị Út Tịch với đầy đủ phẩm chất tốt đẹo một người chiến sĩ anh hùng bất khuất cùng với một sức sống kiên cường bất diệt trước sự tạn bạo của chiến trang, tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Các cuộc chiến tranh đã gây ra biết bao đau thương mất mát khiến mẹ xa con, vợ phải xa chồng, con phải xa cha Chị Út tịch đáng ra chị phải được hưởng 1 cuộc sống vui vẻ thì chị đã phải chịu đựng sự ngược đãi của bọn địa chủ, “những trận đòn roi hằn trên da thịt” Chiến tranh khiến cho chị phải sống một cuộc sống cơ cực nhưng chị vẫn luôn mang trong mình một sức sống kiên cường bất diệt Chị đã được Cách Mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dặn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công Chị đã gặp và nên duyên cùng anh Tịch trong quân đội, và có những đứa con Nhưng vì thế mà chị từ bỏ làm cách mạng bởi vì chị nghĩ chỉ có độc lập thì gia đình mới có thể êm ấm Chị biết dung hòa giữa việc làm cách mạng và chăm sóc gia đình Chị vẫn tiếp tục làm cách mạng, chiến đấu nhưng chị không quên nghĩa vụ của một người vợ, một người mẹ đó là chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái Cho dù chị đang mang thai nhưng chị vẫn cầm súng đi đánh giặc, chính những điều ấy làm cho chúng ta cảm thấy chị thật là phi thường, bởi lẽ đi đánh giặc đâu phải là một việc đễ dang với một người phụ nữ mà đây lại còn là một người phụ nữ đang bụng mang dạ chửa Sao chị lại có thể kiên cường đến như thế? Câu trả lời chỉ có thể là tâm hồn rực sáng của một người người con yêu nước với tinh thần không chịu khuất phục trước bọn cướp nước để bảo vệ bờ cõi Việt Nam Lòng yêu nước 7 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 cũng lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của chị được thể hiện qua câu nói giản dị mà khẳng khái: “Còn cái lai quần cũng đánh” Đây cũng chính là một câu thoại đắt giá của tác phẩm, câu nói ấy thể hiện một sự quyết tâm, kiên cường và bất khuất trong con người chị Phải chiến đấu đến cùng, đến khi sức cùng lực kiệt, không còn khả năng chiến đấu nữa bởi chỉ có đánh mới có hòa bình, tự do cho con cháu và đồng bào mình "Người mẹ cầm súng" ấy là một biểu tượng của phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung, luôn kiên cường chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc Trong cuộc sống thường nhật họ là những con người hết sức giản dị, hiền hậu và đảm đang nhưng khi đất nước bị xâm lược, quyền tự do bị cướp đi thì họ cũng sẽ một lòng chiến đấu chẳng ngại gian khó, vì quê hương đất nước mà sẵn sàng chiến đấu và hy sinh thân mình Những tấm lòng cao cả cùng những phẩm chất tốt đẹp ấy thật đáng trân trọng, hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ đã trao tặng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm Đang" Ngoài ra, chương cuối của truyện ký đã được đạo diễn Nguyễn Khánh Dư chuyển thể thành phim với cái tên “Mẹ vắng nhà” sản xuất năm 1979 Khi chuyển thể tác phẩm cảm động này thành phim, đạo diễn giữ nguyên hồn cốt, tinh thần của tác phẩm, nên cho dù chỉ với một tác đoạn trích nhỏ nhưng vẫn thể hiện được toàn bộ tinh thần của cả tác phẩm Bộ phim vừa khắc họa được tình yêu thương của một người mẹ dành cho các con đồng thời cũng nói lên lòng trung thành và tình yêu quê hương đất nước của người phụ nữ dũng cảm sẵn sàng chiến đấu Chị Út Tịch không chỉ là tấm gương sáng, là niềm tự hào của các con mình mà còn là đại diện tiêu biểu của rất nhiều người Phụ nữ Việt trong thời chiến 8 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 3 Nỗi buồn chiến tranh Có lẽ, bất kể ai trong chúng ta, khi nhắc đến hai từ “chiến tranh”, tận sâu trong đáy long của con người ta sẽ liên tưởng tới sự “đau đớn”, hiếm ai lại nghĩ đến cảm xúc buồn, bởi vì nghe từ buồn mềm mại, êm ả quá Nó chưa đủ để miêu tả tất thảy những mất mát, những đau thương mà chiến tranh đã đem lại Nhưng nỗi đau đớn nào cũng sẽ qua, nỗi buồn sẽ ở lại thật lâu, thật lâu sau đó Phải chăng chính như vây mà tác giả Bảo Ninh đã chọn “nỗi buồn” để làm nhan đề cho cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”- Cuốn tiểu thuyết đi vào long người Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Ông vào bộ đội năm 1969 Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân Nỗi buồn chiến tranh mở đầu bằng hình ảnh nhân vật chính – Kiên – ngủ lại trên thùng xe chứa đầy hài cốt tử sĩ sau một ngày anh cùng đội tìm kiếm hài cốt lùng sục khắp nơi xưa kia là chiến trường ác liệt mà chính anh tham gia Trong đêm ấy, cả khi ngủ cũng như khi thức, những mộng mị từ ký ức vẫn chập chờn, vây quyện lấy anh Từng bước, ký ức của Kiên dẫn người đọc quay về năm tháng chiến tranh khi anh còn là lính trinh sát, bên cạnh bao đồng đội trẻ 9 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 trung sôi nổi Và nổi bật nhất trong tác phẩm có lẽ là những cơn mưa Dường như mưa mang đến cho kiên những ký ức, những trầm tích đã nằm dưới lớp đất sâu Mưa mang trong mình từng hạt máu từng linh hồn đã nằm lại nơi ấy Cũng chính mưa đã chứng kiến Kiên lấy đi mạng sống của kẻ thù, những cách kết liễu đầy man dợ, đầy thương đau với chính Kiên.Mưa cũng chứng kiến sự bình lặng những lạc thú giữa chốn rừng Tây Nguyên chứng kiến sự vui vẻ bình dị đậm chất lính Mưa trong tác phẩm mang sự u ám, lặng lẽ chứng nhân cho cái chết chứng nhân cho tuổi trẻ sự hăng say nhiệt huyết của Kiên cùng những đồng đội đã nằm nơi chiến trường Bên cạnh đó còn có những người phụ nữ đã bước qua cuộc đời Kiên tất cả họ từng người một, tùy thời gian gắn bó ngắn hay dài đều rời bỏ Kiên rời bỏ thực tại bế tắc quanh quẩn của anh Sự rời bỏ để Kiên được sống với quá khứ sống là chính mình, sống để tìm kiếm những gì chính anh đã lãng quên từ cuộc chiến.”Nỗi buồn chiến tranh” đào sâu vào góc nhìn cá nhân, tâm tình cá nhân, số phận cá nhân.Tất thảy đều rất cá nhân, trái ngược với kiểu viết về chiến tranh mang nặng tinh thần chủ nghĩa tập thể của một số tác phẩm cùng thể loại Ở đây, chúng ta sẽ không phải thấy những người lính được hình tượng hóa lên thành một thứ gì đó có tinh thần bất diệt và khô khan giáo điều hoặc tình cảm gượng ép giả tạo “Nỗi buồn chiến tranh” đã định nghĩa cái bi thảm chiến tranh rằng: “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại,là cõi không đàn ông không đàn bà,là thế giới thảm sầu vô cảm là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”.Trong cái cõi ấy có lớp lớp thanh niên như Kiên dù đã tự hỏi mình nhưng vẫn nhiệt tình cống hiến, để rồi khi nó đi qua cả cuộc đời đã không còn lại gì nữa.Trang sách khép lại không còn ai thấy bình thường sau những gì đã đọc Hoang mang tiếc nuối tuyệt vọng với những câu hỏi về đời, về người, về lý tưởng sống mà có lẽ 10 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 vĩnh viễn dù con người có cố công tìm kiếm cách nào cũng không lời đáp Bảo Ninh đã mượn hình tượng nhân vật Kiên để thuật lại những tháng năm chinh chiến gian khổ ấy của dân tộc mà chính Kiên là nhân vật sử thi đại diện cho cả tầng lớp bộ đội xưa.Tác phẩm đề cập đến mưu cầu cụ thể trong mỗi người lính vững vàng trước địch đôi khi xem thường cái chết và thèm khát những nhu cầu bình thường của con người Đọc “Nỗi buồn chiến tranh” ta thấy tầm vóc của cuốn sách không chỉ nằm gói gọn trong số lượng trang sách ít ỏi mà vươn tầm mang tính lịch sử Đó là đời người gắn liền với thời đại vận mệnh dân tộc Đặc biệt hơn nữa nếu các tác phẩm chiến tranh chủ yếu làm nhiệm vụ chính trị ca ngợi sử thi anh hùng cách mạng thì tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” lại khai thác theo một cách khác: không phân chia ta - địch có một cái nhìn trung thực và đúng đắn hơn mang chủ nghĩa nhân văn bản sâu sắc đề cao con người Cái tàn nhẫn của chiến tranh là tước đoạt đi mạng sống của con người, nhưng đau đớn thay là cả những nỗi đau không thể nguôi ngoai dành cho người ở lại Những nhân vật vượt qua chiến tranh, vượt qua chết chóc để sống, nhưng bỗng họ lại nhận ra hiện tại chỉ là thân xác, còn linh hồn của họ thì đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, hay hình ảnh chàng lính lái xe, xông pha trận mạc, ổ gà ổ voi đều có thể lái qua, nhưng khi thời bình thì họ lại mắc chứng say xe Nghe thì có vẻ khó tin nhưng đó là do họ đã quen với chiến tranh mất rồi Thành công của Bảo Ninh không chỉ là tính chân thực mà còn ở cách cảm thụ, cách cắt nghĩa và lý giải về chủ đề chiến tranh Rồi máu, rồi mất mát, những thứ kinh điển của một câu chuyện kể về chiến tranh sẽ len dần vào câu chữ, không chút bất ngờ, không bằng một thủ pháp kể chuyện ấn tượng nào Tất cả đều chỉ là lời tường thuật bình dị, chân thành và đơn giản Chính những tường thuật bình dị, chân thành ấy đã khắc họa hình ảnh chiến tranh theo một cách 11 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 rất riêng của ông – không lãng mạn hay bay bổng, không thi vị mà chỉ có sự thực đến mức trần trụi, đến mức khảm vào lòng người đọc những cảm xúc khó tả khi đọc tác phẩm Chúng ta sẽ thấy cuốn sách là một cánh cửa mở vào tâm hồn của nhân vật chính, ở đó, ký ức, suy nghĩ, tình cảm, tất thảy đều hòa lẫn, tương tác với nhau không theo một thứ tự cụ thể nào, cơ hồ cứ nghĩ đến chuyện gì là lại đặt bút ghi lại ngay chuyện ấy, không màng đến sự logic trước sau Song chính từ đây, tác phẩm đã đạt được thứ logic quan trọng nhất trong văn chương, thứ logic tự nhiên của tình cảm, của tâm hồn con người Giọng văn trôi chảy, đầy cảm xúc, day dứt và vô cùng cảm động ở những tình tiết nổi trội Tóm lại đọc “ Nỗi buồn chiến tranh” để hiểu được chiến tranh là gì, một tấc đất, một ngọn đồi đã nhuốm bao nhiêu lần máu, bao nhiêu lần xương đã hóa bụi, đọc để biết màu cờ Tổ Quốc được nhuộm bởi thứ gì? Và hơn hết đọc để biết Hòa Bình là vô giá Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi chọn giới thiệu tác phẩm này trong tuyển tập văn học chiến tranh 4 Mãi mãi tuổi 20 (Nguyễn Văn Thạc) Như nhà văn Đức Anna Seghers đã viết: “Những người chết còn trẻ mãi Những người lính chết trẻ còn mãi tuổi thanh xuân và luôn là một biểu tượng đẹp, trong sáng đến nao lòng Thời gian khắc nghiệt vô chừng, nó làm người ta già nua, cùn mòn, nhạt nhẽo đi, thậm chí trở nên tầm thường, nhỏ bé nữa Điều ao ước của anh ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc… là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20" Chỉ mới cách ta vài ba thế hệ, muôn vạn con người giống thanh niên chúng ta đã vô tư chiến đấu và hy sinh với những điều đẹp nhất của tuổi thanh xuân để lại tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ sau Khác với ba cuốn sách trên, “Mãi mãi tuổi 20” là một cuốn 12 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 nhật kí viết về cảm nhận của một chàng sinh viên Hà Nội khi tình nguyện tham gia cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước Tác phẩm là tập hợp một cuốn nhật kí viết tay và hàng trăm lá thư nói về khoảng thời gian nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ của Nguyễn Văn Thạc – từng đoạt giải nhất học sinh giỏi Văn lớp 10 toàn miền Bắc năm 1969 – 1970 – sinh viên năm nhất khoa Toán – Cơ Đại học tổng hợp Hà Nội Theo lời của nhà xuất bản: “Cuốn nhật ký đã làm rung động hàng triệu con tim của bạn đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thể hiện qua những cảm nhận bình dị của tác giả trong suốt những chặng đường hành quân” Tác phẩm được Hãng phim truyện Việt Nam chuyển thể thành bộ phim “Mùi cỏ cháy” công chiếu 24/4/2012, và vinh dự nhận 4 giải Cánh diều vàng 2012 Cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi“ không chỉ làm xúc động trái tim người đọc nhờ bầu nhiệt huyết, trái tim đầy lý tưởng, khát khao của chàng trai trẻ Hà Nội tiêu biểu cho cả một thế hệ thanh niên thời ấy mà nó còn chinh phục được người đọc bằng những áng văn đẹp được cất lên từ tâm hồn của một con người nhiều xúc cảm lãng mạn Cũng như bao chiến sĩ khác, anh- Nguyễn Văn Thạc cũng đầy nhiệt huyết, cũng đầy ắp tình cảm yêu thương Là chàng trai đang ở tuổi chớm 20, có một tình yêu nhẹ nhàng với một cô nàng sinh viên Hà Nội – đây cũng là mối tình đầu của anh: “nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau, …Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu? … thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả” Tình yêu cùng nỗi nhớ chờ đợi, xa cách nhưng vẫn rất đỗi đẹp đẽ, hi vọng ngày trở về “chờ Thạc, Như Anh nhé” Tình yêu tuổi hai mươi thời chiến tranh giản dị nhưng mãnh liệt vô cùng, dù vậy họ tạm gác lại để đặt tình yêu Tổ 13 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 quốc, tình yêu dân tộc lên trên hết Đó cũng là phẩm chất đáng trân trọng của thế hệ thanh niên trong công cuộc giành độc lập tự do cho dân tộc Những gì anh viết rất chân thật và nồng nàn tình cảm, giọng văn anh mềm mại, uyển chuyển đi sâu vào trái tim độc giả Nhiều lúc lật lại cuốn sách, chúng ta có thể nhận ra khuôn mặt của người chiến sĩ cầm cây bút nhỏ, viết lên đôi dòng tình cảm dưới ánh đèn dầu hiu hắt Những ngọn gió thoang thoảng thoáng qua, mang theo hương thơm mùi lúa mới Như được sống lại, chúng ta sẽ thấy mình được hòa chung với những cảnh anh vẽ lên, những toa tàu xe lửa chở các anh bộ đội đang chợp mắt ngủ đôi chút, còn anh, người chiến sĩ với giọng văn mềm mại, với tri thức tuổi trẻ, anh viết lên những dòng chữ sâu thẳm nơi đáy lòng, anh viết lên viễn cảnh thời chiến, anh vẽ lên một bức tranh những năm 1971-1972 Cuốn nhật ký được viết trong một khoảng thời gian không dài, bắt đầu từ ngày 2.10.1971 (thời gian đầu của cuộc đời quân ngũ) và kết thúc ngày 24.5.1972 (trước khi hành quân vào tuyến lửa) Khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm ấy giống như một lát cắt trong cuộc đời một con người nhưng những gì được người lính trẻ Nguyễn Văn Thạc ghi chép trong khoảng thời gian đó cũng đủ cho người đọc thấy được thế giới tâm tư phong phú cũng như tâm hồn anh, con người anh Đằng sau đó, người đọc còn hiểu được thêm về những điều đáng quý, đáng trân trọng của cả một thế hệ đẹp đẽ đã sống và ra đi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc Tập nhật ký này chính là cuộc đời, là số phận, là suy nghĩ, tình cảm của người liệt sỹ đã hi sinh cách đây hơn 30 năm Những dòng nhật ký chính là những suy tư, trăm trở trong những ngày sắp sửa lên đường vào mặt trận của anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc Đằng sau những lời lẽ hết sức chân thành và giản dị đều ẩn chứa lý tưởng, hoài bão, tình yêu đối với con người, cuộc 14 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 sống của một thế hệ thanh niên trí thức Thủ đô trong những năm kháng chiến chống Mỹ Sinh ra và lớn lên trong thời chiến, Nguyễn Văn Thạc luôn khao khát ra trận, luôn sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc Với anh, được đi chiến đấu là một niềm tự hào “Bây giờ càng đi lâu, mình càng cảm thấy sự có mặt của mình trong quân đội là cần thiết, là đúng đắn”, “Vui sướng, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục màu xanh lá” … Qua từng trang nhật ký, người đọc hay kể cả những thanh niên sinh ra và lớn lên trong thời bình, đều tìm thấy bức tranh chân thật và sống động đến lạ kỳ về tâm hồn, tình cảm của thế hệ thanh niên 30 năm về trước Ngọn lửa sục sôi của lứa tuổi 20 lên đường đi chiến đấu cháy sáng trong họ là sự hoà quyện của biết bao tình cảm đẹp đẽ chất chứa trong tim của những người cộng sản trẻ tuổi: tình yêu Tổ quốc, tình yêu gia đình, tình yêu đồng bào, đồng chí, tình yêu đôi lứa Ngọn lửa ấy chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp cho những người lính giữ được tâm thế lạc quan, ý chí vươn lên khi phải đối mặt với cái chết, với bao khó khăn, gian khổ, khốc liệt của cuộc chiến Nhờ đó, anh chiến sỹ Nguyễn Văn Thạc vẫn giữ được sự lãng mạn trong tâm hồn, vẫn lắng nghe được tiếng ếch kêu trong chiều, vẫn cảm nhận được làn gió thì thầm, thấy được ánh nắng hối hả trên từng khuôn mặt đồng đội Đọc những dòng nhật ký này, chúng ta có thể hiểu ra một điều sức mạnh của tâm hồn, ý chí con người Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam đã góp phần đáng kể tạo nên sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Với những dòng tâm sự được viết hết sức giản dị, mộc mạc ấy, cuốn nhật ký không những làm người đọc xúc động mà còn làm cho những ai đọc nó, nhất là những người trẻ tuổi hôm nay, phải suy ngẫm về những gì được viết trong đó Cuộc sống tràn đầy hoài bão, ước mơ và tình thương yêu của anh Thạc và những thanh niên cùng 15 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 thế hệ của anh khiến những người đang trong lứa tuổi hai mươi của ngày hôm nay phải suy nghĩ và nhìn lại chính bản thân mình, nhìn lại xem mình đã sống xứng đáng với những mất mát, hy sinh của lớp cha anh đã ngã xuống hay chưa Những trang nhật ký của anh Thạc không chỉ đánh thức tình cảm của những người đã đi qua chiến tranh mà còn tạo ra một làn sóng ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống, suy nghĩ của thế hệ thanh niên hôm nay Đọc cuốn nhật ký này, không ít những người trẻ tuổi hôm nay đã bàng hoàng nhận ra: những ước mơ nặng màu vật chất của mình sao quá tầm thường, bé nhỏ, trái tim mình sao quá ích kỷ, nhỏ nhen, tâm hồn mình sao quá tù túng, chật hẹp “nếu tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này?” _ đó là những dòng cuối cùng anh Thạc viết trong nhật ký Lời nhắn gửi ấy khiến cho những người đang sống trong tuổi hai mươi phải suy ngẫm, phải tự nhắc nhủ mình không thể sống vô tâm như trước nữa Thế hệ trẻ hôm nay, sinh ra và lớn lên trong hoà bình, được hưởng cuộc sống no ấm, yên bình hơn thế hệ cha ông đi trước, cần phải phấn đấu, nỗ lực hết mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước để viết tiếp những trang nhật ký tươi vui về cuộc sống đúng như những gì tác giả “Mãi mãi tuổi 20” đã mong ước “Tôi chỉ ao ước rằng ngày mai, những trang giấy còn lại sẽ toàn là những dòng vui vẻ, đông đúc ” Qua cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”, hình ảnh của chàng trai Nguyễn Văn Thạc vẫn đang hiển hiện: gương mặt tuấn tú của người con trai Hà Thành, một nụ cười tươi sáng với bộ quân phục giải phóng, mũ tai bèo mềm mại Tấm gương của Nguyễn Văn Thạc làm cho khát vọng đổi mới và phát triển đất nước càng thấm sâu vào trong những con người Việt Nam – đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay Tạo nên khí thế lao động, học tập và rèn luyện vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý Hành trình 16 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 của anh đang được tiếp nối bởi thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, lý tưởng của anh nhất định sẽ thực hiện thành công 5 Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm) Chiến tranh đã kết thúc hơn nửa thế kỉ, những dư vang của nó đã lùi sâu vào một vùng sử chói lọi nhưng dấu ấn của những con người cách mạng vẫn còn in bóng trong hàng vạn tâm trí của những con người thời bình Cho dù chưa gặp mặt một lần, tựa bóng cao cả của đẹp đẽ của họ vẫn được nhắc tới phi thường trong mọi cung bậc tình cảm khâm phục, biết ơn Những câu chuyện gan dạ, dũng cảm xông ra trận mạc như những đứa con nhà trời không sợ hi sinh đã quá quen thuộc với tất cả mọi người Những người lính bước ra từ trong chiến trường được nhìn như những dũng tướng không biết đến sợ hay đau Học có thể mỉm cười “trước án tử hình” của kẻ thù, không lùi bước trong màn mưa bom bão đạn như những vị thánh sống,… Nhưng có bao giờ ta nghĩ tới họ cũng là những con người bằng xương bằng thịt, họ cũng có người thân, bè bạn, tình yêu,… làm sao họ lại có thể lãnh đạm trước cái chết? Phải chăng, bên trong những con người “không sợ trời không sợ đất” ấy là một nội tâm dậy sóng, yếu đuối như tất cả mọi người trên thế gian này Thẳm sâu bên trong họ cũng có suy tư, trăn trở, họ có tình cảm, có lo âu, có sợ hãi,… Ta hiểu hết tất cả khi đọc những dòng nhật kí hết sức thiết tha, chân thực của bác sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong những ngày tham gia kháng chiến và làm việc tại bệnh viện Đức Phổ vào kháng chiến chống Mĩ Nếu đặt cuốn sách bên cạnh những tác phẩm hào hùng thời chiến thì chắc chắn rằng cuốn sách đã đem lại một luồn gió mới cho các giác quan của người đọc và phần nào giúp ta hiểu sâu sắc hơn về những con người của khói lửa thười đại ấy Đặng Thùy Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức, bố là bác sĩ, mẹ là giảng viên Trường 17 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 đại học Dược Hà Nội Nếu như chiến tranh không xảy ra, hẳn cô cử nhân y khoa ấy đã có một tương lai xán lạn Sau khi tốt nghiệp, chị đã xung phong vào chiến trường Điều này cũng xuất phát từ một lý do rất riêng, bởi người bạn trai của chị đang chiến đấu trong đó Nhưng khi hai người được gần nhau thì lại xảy ra những chuyện không mấy suôn sẻ Tuy vậy, không vì tình riêng mà ảnh hưởng đến việc chung, người con gái ấy vẫn một lòng làm tốt nhiệm vụ của mình Tháng 3-1967, chị được phân công phụ trách Bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), cứu chữa, điều trị cho thương - bệnh binh Đức Phổ là một trong những điểm bị đánh phá ác liệt nhất ở chiến trường, quân đội Mỹ ngày đêm cày xới vùng đất bán sơn địa này Cũng như bao người dân Quảng Ngãi thủy chung, bất khuất, người con gái nhỏ bé chỉ huy bệnh xá ấy vẫn kiên trì bám trụ, gắng giành lấy sự sống và niềm tin cho những thương - bệnh binh trong điều kiện hết sức thiếu thốn ở đó, lằn ranh giữa sự sống và cái chết thật quá mong manh, hằng ngày hằng giờ chị chứng kiến cái chết của những người chị thương yêu, chăm sóc Những tưởng va đập quá nhiều với những khổ đau, mất mát ấy, tâm hồn chị sẽ dần chai sạn Nhưng không, Thùy Trâm vẫn chia sẻ tình yêu thương rộng rãi và chân thành với tất cả lòng nhiệt thành của một trái tim của tuổi thanh xuân Là một bác sĩ quân y, tuy Đặng Thùy Trâm không trực tiếp cầm súng đối đầu với kẻ thù nhưng chị đã giúp đỡ rất nhiều trong cuộc kháng chiến và đã hi sinh anh dũng khi còn rất trẻ Thời gian chị vào chiến trường không lâu nhưng đủ để những trang nhật kí đầy ắp những kỉ niệm và xúc cảm của cuộc đời người lính Trong những năm xa gia đình để vào chiến trường trông thấy biết bao sự thực tàn khốc, chị coi cuốn nhật kí như một người bạn trung thành lắng nghe mọi suy tư mà chị không thể giãi bày với bất kì ai Chị viết và chỉ có ý định viết cho bản thân đọc, và chỉ đem tâm sự dội ngược lại trái 18 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 tim để nhắc nhở bản thân phải kiên cường lên để vượt qua những giây phút yếu lòng cùng những tình cảm khó nói Đặc biệt, chị dành cho thương binh một thứ tình cảm như người thân ruột thịt Chị đã cứu sống biết bao thương binh, cán bộ và nhân dân trong vùng Nhưng chị cũng đã cắn răng bật khóc biết bao lần, tự dày vò bản thân khi có ca thương binh nặng mà với khả năng và điều kiện của bệnh xá tiền phương không thể cứu chữa Chị viết “vừa cấp cứu cho anh nước mắt mình vừa chảy tràn trên mặt Thương anh vô hạn, muốn tìm mọi cách cứu anh nhưng không có cách nào Mình như một chiến sĩ hai tay đã bị trọng thương, đành nhìn quân thù vũ khí trong tay xông đến giết mình” Và biểu hiện cao nhất của Đặng Thùy Trâm về tình đồng đội là chị xả thân, chấp nhận hy sinh khi nổ súng vào kẻ thù để bảo vệ đồng đội của mình Giá trị "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" không chỉ là tư liệu lịch sử quý giá, giá trị văn học cao quý, mà cao hơn tất cả, nó là cái giá "rất nhân bản" của một con người luôn trăn trở muốn sống xứng đáng như một con người Thuỳ Trâm và thế hệ cầm súng của chị mãi mãi toả sáng tuổi 20 khi mà chị viết: "Cuộc đời Thuỳ là một cuốn sổ, những dòng chữ ghi trên đó đẹp như một bài ca nhỏ, xin Thuỳ hãy ghi tiếp những dòng xứng đáng" Những lời tâm sự cứ tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm vào tâm khảm của từng bạn đọc như lời thiết tha chân tình chạm đến mọi trái tim Đi qua những trang sách tôi như thấy mình đi qua trái tim của cả một lớp thanh niên thời đại- những con người giàu tình cảm ấy luôn cháy trong mình lòng yêu quê hương đất nước Những con người phi thường ấy vẫn cao lớn mà sao trở nên thân thương, gần gũi và đáng mến quá đỗi Từng câu từng chữ đều có sức tác động mạnh mẽ đến tiềm thức của lớp thanh niên thời bình phải làm soa cho xứng với cha ông ngày trước 19 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Hãy đắm mình trong từng dòng tâm trạng của Đặng Thùy Trâm, ta sẽ hiểu đất nước lớn lên từ những con người như thế 6 Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc (Nghiêm Văn Tân) Tác phẩm viết về 10 cô gái thanh niên xung phong nhận nhiệm vụ canh giữ, phá bom và sửa đường tại Ngã ba Đồng Lộc – một trong những điểm giao thông quan trọng để tiếp tế người và hàng hóa cho chiến trường miền Nam thời Kháng chiến chống Mỹ Tuy nhiên, trưa ngày 24 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom Tất cả đã qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lấy chồng Đến với tác phẩm “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”, tác giả Nghiêm Văn Tân đã cho chúng ta được thêm một lần sống lại cùng thời với những người con gái thanh niên xung phong anh dũng đã hy sinh quên mình trên đất Hà Tĩnh năm nào Họ đã đi vào lòng người dân Việt Nam như một biểu tượng cho sự dũng cảm hiến dâng cao đẹp trong cuộc chiến tranh khốc liệt, bao ngày đêm bám mặt đường, chịu đựng bom đạn, giữ vững huyết mạch ở một điểm nút giao thông vô cùng quan trọng Thế hệ trẻ đọc về những cô gái thanh niên xung phong ngày hôm qua để tìm thấy đam mê, nhiệt huyết của mình ngày hôm nay, nhận thức rõ nhiệm vụ của mình với quê hương, đất nước Mỗi lần đọc sách là một lần ta có cơ hội “còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay” Nghiêm Văn Tân đã viết lên khúc tráng ca với ngôn ngữ thật giản dị và gần gũi để ca ngợi 10 cô gái vừa mang âm hưởng hào hùng vừa giàu chất thơ Tác giả đã trung thực với sự thật lịch sử, phản ánh một cách sinh động thế giới nội tâm với lòng khao khát 20 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan