LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học - và các Phòng ban, Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Đại cương về bệnh chân tay miệng Định nghĩa
Bệnh TCM là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ
Picomaviridae gây ra Virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và Enterovirus type 71 (EV71) Bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em [3], [1] Biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước Bệnh có những triệu chứng điển hình như sốt, phát ban chủ yếu dạng bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, miệng, có thể kèm theo loét ở miệng Thỉnh thoảng trẻ chỉ có một triệu chứng duy nhất như loét miệng hoặc nổi bọng nước [7], [50].
Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền
Nguồn gây bệnh sang người là từ người mắc bệnh TCM, người mang virus nhưng không có triệu chứng bệnh Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày Bệnh bắt đầu lây truyền ngay từ vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng Virus có khả năng đào thải qua phân trong vòng từ 2 đến 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần sau khi nhiễm Virus cũng tồn tại, nhân lên ở đường hô hấp trên và đào thải qua dịch tiết hầu họng trong vòng 2 tuần Virus cũng có nhiều trong dịch tiết từ các nốt bọng nước, vết loét của bệnh nhân [7].
Phương thức lây truyền Đây là một bệnh dễ lây lan Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân người bệnh Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên mắc bệnh Bệnh TCM không phải là bệnh lây từ động vật sang người [3], [7], [26].
Bệnh TCM lây truyền qua đường tiêu hoá: thức ăn, nước uống, bàn tay của trẻ hoặc người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm virus từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hô hấp, nước bọt Ngoài ra bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người – người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt Một số yếu tố có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nhà vệ sinh, thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày [7], [47]
Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Mọi người đều có thể cảm nhiễm với virus gây bệnh nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus gây bệnh đều có biểu hiện bệnh Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi Người lớn do đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm hoặc mắc bệnh trước đây nên có thể ít bị mắc bệnh hơn so với trẻ em [7].
Bệnh TCM là một bệnh do virus phổ biến thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi Tuy nhiên, đôi khi nó có thể xảy ra ở người lớn Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chưa có kháng thể chống lại bệnh này Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên [10], [12], [27] [44].
Mắc bệnh ở phụ nữ có thai
Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây bệnh TCM, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh [2], [6], [15].
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tay chân miệng
Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm:
Sốt, nhức đầu, ói mửa, mệt mỏi, khó chịu, đau lan lỗ tai, đau họng;
Thương tổn đau rát ở răng và miệng, loét miệng.
Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Mụn lở và giộp da xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu, biếng ăn, tiêu chảy Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.
Hình 1.1: Phát ban dạng bỏng nước ở các vị trí thường gặp
Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng Chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng và/hoặc cổ họng Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi cũng gặp ở mông [4], [6], [7].
Chẩn đoán bệnh tay chân miệng
Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban (tay, chân, miệng và mông) Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này Và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được Chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes miệng Dữ kiện lâm sàng, tuổi và yếu tố dịch tễ thường giúp ích cho công tác chẩn đoán bệnh [1], [2], [10].
Phân độ lâm sàng: Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. Độ 2: chia làm 2 độ Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
+Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 0 C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :
+Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
Giật mình ghi nhận lúc khám.
Bệnh sử có giật mình > 2 lần / 30 phút.
Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
Mạch nhanh >150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
Sốt cao > 39 o C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
+ Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
Yếu chi hoặc liệt chi.
Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói Độ 3: có các dấu hiệu sau:
Mạch nhanh >170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
Rối loạn tri giác (Glasgow 110 mmHg, trẻ từ 1-2 tuổi >115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi > 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở bụng, thở không đều.
- Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có máu hay bọt hồng.
Bệnh TCM có thể xuất hiện quanh năm nhưng số ca mắc cao vào những tháng đầu mùa hè và đầu mùa thu Tại Trung Quốc (2009), số bệnh nhân cao nhất trong khoảng từ tháng 5-7 Tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, tại các tỉnh phía Nam, số bệnh nhân TCM tăng trong 2 đợt: từ tháng 3-5 và tháng 9-12 hàng năm. Nghiên cứu của Phan Văn Tú về dịch tễ học TCM năm 2005 tại Miền Nam, cho thấy thời điểm từ tháng 3-5 bệnh TCM do CA16 là chủ yếu, nhưng trong tháng 9-12 bệnh do EV71 gây ra chiếm tỷ lệ cao [9], [16], [25].
Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng
Tuổi dễ mắc bệnh: Mọi người đều có thể cảm nhiễm với virus gây bệnh nhưng không phải tất cả mọi người nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi [10] Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn người lớn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng có một số trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng có thể bị nhiễm virus Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn [43].
Về kháng thể: mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, do đó khi đã mắc bệnh TCM vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm enterovirus [43].
Cơ sở thực tiễn
2.1 Tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới
Bệnh tay chân miệng (TCM) được phát hiện vào cuối năm 1969 tại California -
Mỹ và Enterovirus 71 (EV71) lần đầu tiên được phân lập từ bệnh phẩm của 1 trẻ tử vong do viêm não Sau đó nhiều vụ dịch TCM do EV71 đã được ghi nhận ở nhiều nước khác như: Úc từ năm 1972 đến 1973 và 1986 - 1988, Thụy Điển năm 1973, Nhật Bản năm 1972 và năm 1978, Bulgaria năm 1975, Hungary năm 1978, Tại Pháp năm 1979, Hong Kong năm 1985 [48].
Năm 1997 vụ dịch TCM tại Malaysia phát hiện 2.140 người mắc bệnh với 34 trường hợp tử vong Năm 1998 vụ dịch tại Đài Loan được xem là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương và 78 trẻ tử vong [8].
Tại Nhật Bản mùa hè 1997 tại thành phố Otsu đã phát hiện 12 trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi mắc bệnh TCM được xác định là do EV71, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2000 tại tỉnh Hyogo có 30 trường hợp nhập viện với bệnh cảnh nặng có biểu hiện của biến chứng thần kinh và 1 trường hợp trẻ 2 tuổi đã tử vong do phù phổi và viêm não, kết quả xét nghiệm từ
13 mẫu phân các bệnh nhân trên có 9 mẫu dương tính với EV71 (69%) Từ năm 2000 đến
2002 tại Nhật Bản phát hiện 272 trường hợp bệnh TCM [48].
Từ năm 2007 đến 2008 dịch TCM bùng phát tại Trung Quốc xảy ra tại tỉnh Sơn Đông và An Huy số ca mắc TCM lên đến 83.344 trường hợp và 17 trường hợp tử vong năm 2007 và 22 trường hợp tử vong năm 2008 [46].
Nghiên cứu của Nursyuhadah Othman và cộng sự được tiến hành tại Bệnh viện
Tengku Ampuan Afean, Kuantan, bang Pahang, Malaysia về “Kiến thức, thái độ và thực hành về tay chân miệng ở những người thăm bệnh tại bệnh viện Tengku Ampuan Afean, Pahang, Malaysia” Kết quả có 59,4% người có kiến thức cơ bản về bệnh TCM, 53,1% biết được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh TCM, 56,3% số người được hỏi đồng ý rằng bệnh TCM có thể gây tử vong, 40,6% tin rằng bệnh TCM có thể lây lan qua tiếp xúc, 93,8% đồng ý tìm cách điều trị ngay khi họ nhận thấy các triệu chứng của bệnh TCM, 65,6% đồng ý rằng vệ sinh đầy đủ có thể giúp ngăn ngừa bệnh TCM [46] Nghiên cứu cho ta thấy được cái nhìn tổng quát được kiến thức-thái độ-thực hành của người dân trong cộng đồng về bệnh TCM đặc biệt là người thân của đối tượng bị bệnh, nhưng đối tượng của nghiên cứu chỉ khu trú trên nhóm người thăm bệnh tại bệnh viện Tengku Ampuan Afean, Pahang, Malaysia nên chưa khái quát hết được vấn đề kiến thức-thái độ-thực hành về bệnh TCM tại khu vực.
Nghiên cứu của Ruttiya Charoenchokpanit và cộng sự về “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi ở Bankok, Thái Lan năm 2013”, cho kết quả: 50,4% trong số họ có kiến thức thấp, thái độ vừa phải là 68,2% và thái độ tốt là 31,8% Thực hành phòng ngừa ở mức tốt là 60% Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ (p