1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tế chính trị xã hội văn phòng làm việc của hệ sinh thái vccorp và cafef

42 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 14,28 MB

Nội dung

Từ lời dạy của Người về tính chính xác, thiết thực của báo chí truyền thông Việt Nam, kết hợp với thực tiễn ngày nay, các cơ sở đào tạo báo chí cần có trách nhiệm đào tạo sinh viên với c

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA PR-ADS

-BÁO CÁO

THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy LinhSinh viên: Trần Thị Quỳnh HươngMã sinh viên: 2256150024

Lớp: Quan hệ công chúng chuyên nghiệp K42Lớp tín chỉ: QQ02608_K42_1

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo 7

6 Kết cấu của báo cáo 7

4.Các hoạt động truyền thông và hợp tác 15

CHƯƠNG II: Văn phòng làm việc của hệ sinh thái VCCorp và CafeF 24

Trang 3

2.Nhược điểm 38

KẾT LUẬN 40

LỜI CẢM ƠN

Chuy n đi th c t - ch nh tr t i Bảo tàng Dân tộc học, hệ sinh thái truyền thông VCCorp và cơ sở của CafeF v+a qua th c s là một trải nghiệm vô c/ng b1 ch, 2 ngh3a đ4i v5i em và các b n sinh vi6n l5p học ph7n Th c t ch nh tr - x: hội QQ02608_K42_1 Bởi vEy, để mở đ7u bài báo cáo, em xin phép được gJi lKi cảm ơn chân thành t5i Ban Giám đ4c Học viện Báo ch và Tuy6n truyền vì đ: t o điều kiện thuEn lợi cho chPng em cQ cơ hội được trải nghiệm cRng như giao lưu, học hSi th6m các ki n thTc, kinh nghiệm t+ nhUng bEc tiền b4i trong ngành

ĐWc biệt, em cRng xin được cảm ơn các th7y cô giảng vi6n khoa Quan hệ công chPng và Quảng cáo, nhUng giảng vi6n giảng bộ môn Th c t - ch nh tr đ: tEn tình chX bảo và đYng hành c/ng chPng em su4t quá trình đi th c t NhK đQ, chPng em cQ đủ ki n thTc để vEn d\ng vào bài báo cáo k t thPc học ph7n này.

Cu4i c/ng, em th c s bi t ơn vì s nhiệt tình, tinh th7n cởi mở, thân thiện của các v l:nh đ o cả hai cơ quan BS qua l ch trình bEn rộn, mọi ngưKi vẫn chăm sQc, hỗ trợ đoàn tham quan l6n t5i hơn 150 ngưKi một cách chu đáo và cẩn thEn Cả bảo tàng và VCCorp đều đ: mang t5i cho chPng em nhUng thông tin độc đáo

3

Trang 4

và b1 ch, điều mà cQ lẽ không dễ tìm thấy ở tr6n các k6nh thông tin đ i chPng.

Do điều kiện thKi gian cRng như kinh nghiệm cen h n ch vEy n6n bài báo cáo th c t - ch nh tr cQ thể sẽ không tránh khSi nhUng thi u sQt Em rất mong nhEn được s nhEn xét và 2 ki n đQng gQp t+ ph a các th7y cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan về học phần Thực tế chính trị - xã hội

1.1 Tóm tắt nội dung học phần Thực tế chính trị - xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc tới “cách viết một bài báo khá”, Người nói chúng ta cần: “Gần gụi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực” Từ lời dạy của Người về tính chính xác, thiết thực của báo chí truyền thông Việt Nam, kết hợp với thực tiễn ngày nay, các cơ sở đào tạo báo chí cần có trách nhiệm đào tạo sinh viên với chương trình “thực chiến” nhiều hơn thông qua các mô hình bài giảng và sản phẩm thực tế dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí.

Thực tế - chính trị là học phần mang tính thực tiễn cao, trong đó bao gồm hoạt động tiếp cận với địa bàn tác nghiệp báo chí truyền thông, được hướng dẫn thực hành tác nghiệp và viết báo cáo tổng kết học phần Từ đó, sinh viên được trau dồi kỹ năng nắm bắt thông tin, nhận diện thực tiễn đời sống trong các mặt như: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, Đồng thời dựa trên các chất liệu thực tế đó

Trang 5

để có thể tự khai thác chủ đề, nội dung cho các tác phẩm báo chí truyền thông sau này của mình.

2 Lý do lựa chọn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và CafeF là địa điểmthực tế chính trị - xã hội

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Vietnam Museum of Ethnology) tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, cách Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ 2,2km về phía Đông Bắc, một vị trí thuận tiện cho đoàn đi thực tế Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với chức năng là nghiên cứu khoa học, kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, phục chế, trưng bày các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước.

Bảo tàng Dân tộc học là một trong những bảo tàng ở Hà Nội nhất định nên ghé thăm một lần Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã được TripAdvisor xếp hạng 4 trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nơi đây có ý nghĩa văn hóa và lịch sử to lớn, rất phù hợp với những du khách đam mê tìm hiểu, khám phá Việt Nam Bảo tàng còn được ví như một bức tranh thu nhỏ về đồng bào 54 dân tộc tại Việt Nam, rất nhiều hiện vật được trưng bày tại đây như trang sức, y phục, vũ khí, tôn giáo, nhạc cụ, tín ngưỡng… thể hiện văn hoá, tín ngưỡng, nét đặc trưng của đa dạng các dân tộc trên mảnh đất hình chữ S.

Được thành lập vào năm 2006, sau 18 năm phát triển, Công ty CP VCCorp (VCCorp) là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam VCCorp đã xây dựng và ứng dụng thành công hạ tầng cloud computing có khả năng lưu trữ và tính toán lượng dữ liệu lớn (Big Data, Data mining) hỗ trợ cho nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến Admicro, phục vụ trên 50 triệu người dùng (chiếm trên 90% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam) với hơn 200 website uy tín, gần 30 website trong số đó 5

Trang 6

thuộc sở hữu độc quyền, phục vụ hàng tỷ lượt xem mỗi tháng Ngoài ra, VCCorp nằm trong top 3 công ty phát hành game trên nền tảng di động với thương hiệu Sohagame, và mới đây hệ sinh thái chuyển đổi số Bizfly đang được VCCorp phát triển và triển khai mạnh mẽ Đồng thời VCCorp cũng là đơn vị xây dựng Lotus - mạng xã hội do người Việt Nam làm chủ.

Thuộc hệ sinh thái VCCorp, CafeF.vn là nơi cung cấp thông tin chi tiết về các cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn TP.HCM và Hà Nội CafeF còn thường xuyên đưa tới các doanh nghiệp và nhà đầu tư những nội dung thông tin thiết thực của ngành tài chính, ngân hàng quốc tế; bất động sản và các thông tin kinh tế đầu tư khác Đặc biệt, website CafeF.vn còn giới thiệu cộng đồng blog với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Đây là cộng đồng được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay giúp các nhà đầu tư và độc giả trao đổi thông tin về tài chính, đầu tư Hiện nay CafeF.vn là đối tác cung cấp thông tin về thị trường tài chính, kinh tế cho báo điện tử Dân trí.

Với những điểm mạnh trên, Bảo tàng Dân học Việt Nam và VCCorp cũng như CafeF quả thực là địa điểm lý tưởng để các sinh viên có thêm và trải nghiệm thực tế về đa dạng lĩnh vực trong ngành truyền thông, cũng như về mọi mặt trong xã hội Ngoài ra, vị trí địa lý của cả hai nơi đều ở tại Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi về mặt di chuyển giữa các địa điểm cho đoàn thực tế khá đông người Đây cũng chính là những lí do mà hai lớp Quan hệ công chúng K42 và Quảng cáo K42 lựa chọn hai địa điểm trên cho học phần Thực tế chính trị - xã hội.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu văn hoá, cách thức hoạt động và truyền thông của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hệ sinh thái VCCorp, CafeF; tiếp xúc, học hỏi với các cán bộ,

Trang 7

phòng ban báo chí, truyền thông tại đây nhằm tăng thêm kiến thức xã hội và kinh nghiệm đối với ngành nghề mình theo đuổi.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hệ sinh thái VCCorp, CafeF - Tích lũy kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ vị tiền bối trong ngành - Hoàn thành báo cáo chính trị xã hội về chuyến đi thực tế tại hai cơ sở trên.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Tổng quan về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hệ sinh thái VCCorp - CafeF và hoạt động truyền thông – quảng cáo tại những nơi này.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, văn phòng làm việc của hệ sinh thái VCCorp và CafeF.

- Thời gian: Từ lúc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hệ sinh thái VCCorp – CafeF từ khi thành lập đến nay.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của bài báo cáo

Ý nghĩa lý luận:

Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về các hoạt động truyền thông của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hệ sinh thái công nghệ VCCorp và CafeF.

Ý nghĩa thực tiễn:

Trau dồi thêm kiến thức xã hội và hiểu biết chuyên ngành cho sinh viên lớp Quan hệ công chúng K42 và lớp Quảng cáo K42 của khoa PR-Ads.

6 Kết cấu của báo cáo

Bài báo cáo gồm 3 chương như sau:

7

Trang 8

Chương I: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Chương II: Văn phòng làm việc của hệ sinh thái VCCorp và CafeF.

Chương III: Bài học kinh nghiệm từ chuyến đi thực tế thực tế chính trị - xã hội.

Trang 9

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Địa điểm đầu tiên trong chuyến đi thực tế chính trị - xã hội của hai lớp Quan hệ công chúng K42 và Quảng cáo K42 chính là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – một địa điểm lưu giữ và bảo tồn văn hoá chỉ cách Học viện Báo chí và Tuyên truyền hơn 2km.

Đoàn thực tế chính trị - xã hội gồm ba xe khách, một xe 29 chỗ chủ yếu dành cho các giảng viên khoa PR-Ads cùng một số sinh viên khoá trên, hai xe khách 45 chỗ dành cho sinh viên

hai lớp Xuất phát từ Kí túc xá của học viện, chỉ mất vỏn vẹn 10 phút để ba chiếc xe tới bảo tàng lúc 8 giờ 30 sáng Trong tiết trời mưa phùn cùng sương mù phủ kín bầu trời, đoàn thực tế đi thẳng vào cổng chính để thực hiện một số thủ tục check in nhằm đảm bảo an ninh, sau

đó tiến vào toà Cánh diều, phòng Hội thảo

9

Trang 10

Lần lượt cả đoàn thực tế tiến vào toà Cánh diều, đi ngang qua không gian rộng lớn của hành lang thông giữa các tầng, em cảm thấy vô cùng choáng ngợp với kiến trúc mới mẻ và hiện đại của toà, khác hẳn với những hình dung ban đầu của em về một bảo tàng với chủ đề văn hoá, dân tộc.

Phòng hội thảo nằm ở tầng bốn với lối kiến trúc trang trọng, theo lời cô TS An Thu Trà, căn phòng này chuyên dành để tiếp những đối tác quan trọng vào những dịp cần họp bàn hoặc hội thảo lớn Phòng hội thảo có sức chứa lớn, dù đoàn có số lượng sinh viên lên đến hơn 150 người nhưng số lượng ghế ngồi cũng gần đủ Các anh chị cán bộ nhân viên tại đây cũng vô cùng chu đáo khi bổ sung thêm ghế để cả đoàn đều có chỗ ngồi và nước uống Đặc biệt, chuyến tham quan được chính TS An Thu Trà - Trưởng phòng Truyền thông và Giáo dục của Bảo tàng đích thân chia sẻ và tiếp đón.

Mở đầu cho buổi chia sẻ, cô Trà đã tâm sự một số chuyện nghề, chuyện ngành từ khi việc xây dựng hình ảnh cho Bảo tàng được gọi là “tuyên truyền” (phòng Tuyên truyền) những năm 90, cho tới khi cô và những người đồng nghiệp gửi đơn kiến nghị, xin đổi tên phòng “Nghiệp vụ tuyên truyền” nơi cô công tác thành phòng “Truyền thông - Giáo dục” Gắn bó với bảo tàng trong một khoảng

Trang 11

thời gian dài như vậy, cô Trà hẳn là một người cực kì yêu công việc mình làm, và quả thực, cô đã trở thành một trong những cán bộ cộm cán tại nơi đây.

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiếp nối bài chia sẻ, từ những tâm tư, câu chuyện thú vị được cô Trà tiết lộ, cô tiếp tục chia sẻ thêm về lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Cô Trà chia sẻ, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Nhà nước đầu tư xây dựng và nằm trong hệ thống các bảo tàng quốc gia ở Việt Nam.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có nhiều chức năng: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác

Quá trình hình thành Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được xúc tiến từ những năm 80 của thế kỷ XX, khi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn vô cùng khó khăn trong thời hậu chiến Ngày 24/10/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Ngày 12/11/1997, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp họp tại Hà Nội, Bảo tàng tổ chức lễ khánh thành, với sự có mặt của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac Cô chia sẻ, đây cũng chính là cơ hội để bảo tàng được báo chí đưa tin và truyền thông chú ý đến, từ đó gia tăng độ nhận diện của bảo tàng trên khắp cả nước.

11

Trang 12

TS An Thu Trà chia sẻ về các giai đoạn hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc họcViệt Nam

Lắng nghe những chia sẻ của cô An Thu Trà, chúng em tiếp thu thêm các kiến thức thực tế về các hoạt động xây dựng, phát triển và truyền thông của bảo tàng trong thời gian qua Bảo tàng tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 4,5ha, bao gồm ba khu trưng bày:

Thứ nhất, tòa nhà 2 tầng có tên gọi Trống đồng, trưng bày về các dân tộc ở Việt Nam, bắt đầu mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 13/11/1997.

Thứ hai, khu trưng bày ngoài trời, được gọi là Vườn kiến trúc, rộng khoảng 2ha, xây dựng từ năm 1998 đến 2006, giới thiệu chủ yếu 10 công trình kiến trúc dân gian của 10 dân tộc ở Việt Nam.

Thứ ba, tòa nhà 4 tầng có tên gọi Cánh diều, khởi công xây dựng tháng 6/2007 và khai trương trưng bày đầu tiên vào cuối năm 2013, là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á.

Trang 13

2 Không gian trưng bày

Tòa Trống đồng

Tòa Trống đồng là một trong hai tòa trưng bày của Bảo tàng DTHVN Tòa nhà được kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày, thiết kế mô phỏng theo hình trống đồng của văn minh Đông Sơn nổi tiếng Tòa “Trống đồng” gồm 2 tầng với tổng diện tích trưng bày 2.000m2, do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac khai trương tháng 11-1997, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội.

Toà Trống đồng – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Phần lớn diện tích của tòa Trống đồng được dành cho trưng bày thường xuyên về 54 dân tộc Việt Nam, được thực hiện với sự hợp tác của Chính phủ Pháp, sự 13

Trang 14

cộng tác của nhà dân tộc học Christine Hemmet, chuyên gia bảo tàng học tại Bảo tàng Con Người (Paris) và kiến trúc sư Véronique Dollfus, nhà thiết kế trưng bày (Pháp) Trưng bày 54 dân tộc Việt Nam được thể hiện bằng hàng loạt hiện vật, phim, ảnh dân tộc học, cùng các khu vực tái tạo sống động và hàng loạt các bài viết do các nhà nghiên cứu của Bảo tàng thực hiện Tất cả nội dung trưng bày đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh) Lộ trình tham quan gồm 9 phần chính, được bố cục mang tính hệ thống, nhất quán, khoa học và hấp dẫn Ngoài ra, trong tòa Trống đồng còn có không gian tổ chức các trưng bày nhất thời.

Bức tường đỏ nổi bật với dòng chữ “Xin chào” bằng nhiều thứ tiếng tại toà Trống Đồng

Trang 15

Tòa Cánh diều

Đây chính là toà nahf mà đoàn thực tế đang ngồi nghe chia sẻ Năm 2006, tòa nhà mới “Đông Nam Á” được khởi công xây dựng trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Tòa nhà 4 tầng được các kiến trúc sư của Đại học Xây dựng Hà Nội thiết kế mô phỏng theo hình Cánh diều - một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực Tầng 4 được dành cho bảo quản hiện vật; ở 3 tầng còn lại, ngoài một số phòng làm việc, thiết kế và chuẩn bị trưng bày, chủ yếu là các không gian dành cho công chúng Ở đây có 4 trưng bày thường xuyên về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới), không gian dành cho các trưng bày nhất thời, các họat động giáo dục; ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện (Multimedia).

Trưng bày Văn hoá Đông Nam Á là kết quả sống động của quan hệ hợp tác lâu dài giữa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với nhiều bảo tàng và cơ quan văn hoá các nước Đông Nam Á và là kết quả của nhiều năm miệt mài lao động và sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng cùng sự hỗ trợ nhiệt thành của nhiều đồng nghiệp và chuyên gia Có thể nói, việc xây dựng tòa “Đông Nam Á” đánh dấu bước phát triển mới, mang lại diện mạo mới và tầm thế mới đối với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Với các trưng bày trong không gian hiện đại này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ góp phần lưu giữ, giới thiệu di sản văn hóa của nhiều khu vực, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, mà còn là cầu nối và là điểm đến của bè bạn, đồng nghiệp ở Đông Nam Á cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.

Theo cô Trà chia sẻ, ngay sau khi khánh thành toà Cánh diều, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã được TripAdvisor xếp hạng 4 trong 25 “bảo tàng hấp dẫn nhất

15

Trang 16

châu Á” Nghe được thông tin này, chính đội ngũ cán bộ của bảo tàng cũng bất ngờ và không khỏi ngỡ ngàng, bởi được đứng trong bảng xếp hạng TripAdvisor là do khách tham quan và các kênh thông tin, báo chí đề cử, bảo tàng không hề hay biết

3 Tổ chức và nhân sự:

Tổ chức:

Trong cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đứng đầu là Ban Giám đốc Tiếp theo là 2 khối văn phòng với tổng số 5 bộ phận khác nhau Khối văn phòng thứ nhất bao gồm: phòng Nghiên cứu sưu tầm – Phim dân tộc học, phòng Truyền thông và Giáo dục, phòng Trưng bày Khối văn phòng còn lại bao gồm: văn phòng và phòng Kiểm kê – Bảo quản

Nhân sự:

- Ban giám đốc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: o TS Bùi Ngọc Quang - Phó Giám đốc Phụ trách o PGS.TS Trần Hồng Hạnh - Phó Giám đốc - Phòng Truyền thông & Giáo dục:

o TS An Thu Trà - Trưởng phòng o TS Vũ Hồng Nhi - Phó Trưởng phòng

Trang 17

o ThS Phùng Thị Tuệ Minh o ThS Nguyễn Thị Phượng o CN Lê Nguyễn Phương Anh o CN Chu Thanh Hải o CN Nguyễn Thị Nhài o CN Vương Hồng Thu

4 Các hoạt động truyền thông và hợp tác

Đây chính là phần quan trọng nhất trong buổi chia sẻ của Tiến sĩ An Thu Trà, cô đã chỉ ra 3 giai đoạn khi làm truyền thông của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ khi mới thành lập tới nay.

Giai đoạn 1:

Theo chia sẻ của tiến sĩ, giai đoạn 1 chính là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với bảo tàng Năm 1997, khi đó bảo tàng mới chỉ là một phòng của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Chỉ vỏn vẹn với 18 nhân sự, họ đã tổ chức nên buổi lễ khánh thành được nhiều tờ báo đánh giá là lớn nhất nhất thời điểm đó Với số lượng 18 người ít ỏi đó, họ đã bàn bạc kĩ lưỡng với nhau, xin thông tin và nhờ các mối quan hệ, cuối cùng, họ đã mời hai vị chính khách nổi tiếng bậc nhất bấy giờ Đó là Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac Nhờ sự xuất hiện của hai vị chính khách uy tín và nổi tiếng, buổi lễ khánh thành thành công vượt ngoài mong đợi, bảo tàng được đưa các kênh truyền thông lớn và báo chí đưa tin, điều này đã thu hút sự chú ý của công chúng lúc bấy giờ và một bộ phận người dân đã biết tới bảo tàng.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 của các hoạt động truyền thông cho bảo tàng là khoảng những năm 1997-2000 Khi ấy, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chưa có phòng Truyền

17

Trang 18

thông mà là phòng Nghiệp vụ và Tuyên truyền Cô Trà chia sẻ trong sự xúc động, quá trình thay đổi từ “tuyên truyền” sang “truyền thông” là cả một quá trình thay đổi nhận thức của toàn bộ giới hoạt động bảo tàng tại Việt Nam Nhớ lại kỉ niệm xưa, Nguyên trưởng phòng Nghiệp vụ và Tuyên truyền của bảo tàng cần xin visa đi công tác ở Mỹ, khi được phỏng vấn, bác nói mình làm ở “phòng Tuyên truyền”, kết quả là họ đã đánh trượt visa của bác, khiến bác phải tiễn đồng nghiệp đi công tác còn mình thì không có visa để xuất ngoại.

Tiến sĩ An Thu Trà nhấn mạnh: “Phương châm làm truyền thông của chúng tôi hồi ấy của chúng tôi đơn giản mà vô cùng hiệu quả, đó là truyền thông trực tiếp, kiên trì, phủ trên diện rộng” Cô khẳng định, cả bảo tàng ai cũng làm truyền thông, nhân sự nào cũng phải có card visit Ngày ấy, hoạt động truyền thông chưa được đa dạng như bây giờ, nhân sự bảo tàng thường tới Phố Cổ Hà Nội, phát những tờ rơi đơn giản chỉ để giới thiệu rằng “Ở Hà Nội có một bảo tàng tên là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” Những nỗ lực đó đã không làm phụ lòng những con người chăm chỉ, các công ty lữ hành và du lịch đã biết tới bảo tàng và đưa khách tới, tạo thành điểm du lịch hấp dẫn, mới lạ dành cho du khách tới Hà Nội.

Những năm 2000-2005 là thời kỳ báo mạng điện tử nở rộ Theo nghiên cứu của đội ngũ nhân sự của bảo tàng, mọi người dần quan tâm nhiều hơn tới thông tin qua internet, từ đó bảo tàng đã tiến hành giảm bớt truyền thông trực tiếp, phối hợp với các kênh báo chí, truyền hình để đưa tin nhằm tiếp cận được nhiều du khách tới tham quan hơn

Cô chia sẻ thêm về nỗ lực phát triển hình ảnh của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong mắt công chúng, từ năm 2005-2010, phòng Truyền thông đã cố gắng duy trì sự xuất hiện của bảo tàng trên các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, báo truyền hình, phát thanh… Từ đó từng bước nâng cao tính

Trang 19

chuyên nghiệp trong công tác truyền thông Nhận thấy sự hạn chế trong tên gọi của phòng Nghiệp vụ và Tuyên truyền, năm 2011, Nguyên Giám đốc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xin đổi hai từ “Tuyên truyền” thành “Truyền thông” Lúc ấy, hành động này đã gây tranh cãi không nhỏ trong giới bảo tàng, mọi người đều thắc mắc tại sao lại muốn đổi tên như vậy, các hội đồng khoa học đều cho rằng điều này là không cần thiết Và phải mất rất nhiều công sức, chứng minh và thuyết phục thì vai trò của phòng Truyền thông trong Bảo tàng Dân tộc học nói riêng và toàn bộ bảo tàng trên toàn Việt Nam nói chung mới được ghi nhận chính thức vào năm 2011.

Tiến sĩ An Thu Trà cùng các nhân sự của phòng Truyền thông – Giáo dục luôn muốn tận dụng hết mức có thể các loại hình báo chí Từ báo truyền hình, phát thanh, báo in hay báo mạng điện tử, bảo tàng luôn sẵn sàng cung cấp bản tóm tắt các thông tin quan trọng để gửi lại phóng viên, toà soạn hoặc đài truyền hình sau khi các sự kiện diễn ra Cô nhấn mạnh: “Phòng Truyền thông luôn chủ động trong mọi việc, chúng tôi luôn sẵn nhân lực để có thể viết báo, soạn tin, biên tập thông tin để gửi về cho các cơ quan báo chí nhằm tiết kiệm thời gian cho họ, đồng thời đảm bảo độ chính xác về mặt thông tin” Nhờ sự chủ động, đa nhiệm và tài năng của đội ngũ truyền thông Bảo tàng Dân tộc học, hầu hết các cơ quan báo chí làm việc với bảo tàng đều dựa trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Vì thế, việc Bảo tàng Dân tộc học xuất hiện trên nhiều mặt báo, trang tin hay tin tức thời sự không phải là điều gì quá xa lạ.

Giai đoạn 3:

Bất ngờ nhận về thành tích đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng 25 “bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á” được TripAdvisor bình chọn trong ba năm liền (2012, 2013, 2014) Ba năm tiếp theo (2015, 2016, 2017), bảo tàng được vinh danh là điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao 19

Trang 20

tặng Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng vô cùng to lớn của bảo tàng tới công chúng gần xa, bởi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, không phải Bộ Văn hoá như nhiều phần đông mọi người nhầm tưởng, do đó không có chuyện bảo tàng được Bộ Văn hoá ưu ái trao cho danh hiệu cao quý ấy liên tiếp 3 năm Từ những thành tích ấy, bảo tàng làm truyền thông, lập ra các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, xây website để thu hút được sự chú ý của nhiều du khách hơn.

Từ năm 2017 tới nay, phòng Truyền thông – Giáo dục của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đem kinh nghiệm của chính mình lan toả tới phòng Truyền thông của các bảo tàng khác trên toàn quốc.

Thành tích đặc biệt:

Một trong những sự kiện đem lại tiếng vang nhiều nhất cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính là sự kiện mùa hè năm 2006 Theo cô Trà kể lại, sự kiện năm đó có chủ đề về Hà Nội thời bao cấp Bảo tàng dự định sẽ tổ chức trong 6 tháng, nhưng ngay khi ra mắt, nhờ tác động của truyền thông, sự kiện năm đó đã trở thành một hiện tượng và thời gian tổ chức đã gấp đôi thời gian dự định - tròn 1 năm Sự kiện Hà Nội thời bao cấp đã được báo chí tôn vinh là “Sự kiện của mùa hè năm 2006” bởi tính gần gũi, hoài niệm của nó, rất nhiều hoạt động đã chạm đến cảm xúc của khán giả, khiến họ bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa.

Năm 2013 là một cột mốc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khi toà nhà Cánh diều được khánh thành Sự kiện đã được gọi tên trong danh sách 1 trong 10 sự kiện khoa học - công nghệ của Đông Nam Á năm đó Bảo tàng Dân tộc học đã tiên phong trong việc mở Trung tâm Giao lưu Văn hoá ngay trong khuôn viên bảo tàng, trở thành địa chỉ duy nhất của Đông Nam Á thực hiện được điều này.

Trang 21

Thời gian qua, phòng Truyền thông đang chú trọng hơn vào việc nâng cấp website và hoạt động trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là TikTok Nhận thấy tiềm năng của nền tảng TikTok, tiến sĩ An Thu Trà bày tỏ sự trân trọng và vô cùng chào đón đối với những người sáng tạo nội dung trên nền tảng này Cô nói: “Chúng tôi rất hoan nghênh các bạn TikTok-er tới Bảo tàng Dân tộc học và chia sẻ cảm nhận, tăng độ nhận diện và phổ biến các hoạt động ở bảo tàng tới công chúng Chúng tôi chắc chắn sẽ những ưu đãi và món quà cho các bạn!” Bên cạnh đó, cô Trà khuyến khích các bạn trẻ đang là sinh viên trong và ngoài nước tới bảo tàng làm thực tập sinh hoặc tình nguyện viên Bởi đều đặn hàng năm, bảo tàng đều có những sự kiện lớn cần sự giúp đỡ của các bạn, và đây cũng là cơ hội để sinh viên như chúng em có thể giao lưu văn hoá, trau dồi ngoại ngữ và làm đẹp thêm bảng thành tích của mình.

Như đã chia sẻ, cô Trà không giấu nổi niềm tự hào khi nhắc tới hệ thống báo chí của bảo tàng Phòng Truyền thông có hệ thống báo chí khá vững chắc, quan hệ báo chí rất tốt nhờ luôn có những tài liệu được chuẩn bị sẵn như thông cáo báo chí, ảnh, tư liệu sâu, phỏng vấn hay cả những tài liệu nước ngoài cũng được dịch sẵn Nhờ có tư liệu sẵn và chuẩn bị tốt, Bảo tàng Dân tộc học có độ thu hút báo chí cao và truyền thông cũng ngày một vững chắc Bởi sau một thời gian dài nghiên cứu và cải thiện, cô nhận ra bản chất của báo chí Việt Nam là cần thông tin nhanh, chuyên sâu và phải chính xác, nếu đội ngũ truyền thông của bảo tàng có thể chuẩn bị được 100-200 bài báo chí miễn phí thì đó sẽ là nền tảng rất tốt để phát triển truyền thông sau này.

Đặc biệt, việc tổ chức các chương trình trình diễn tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những điểm nổi bật nhất, mở ra một hướng hoạt động mới ở nước ta trong việc thực hiện đa dạng hoá hoạt động bảo tàng Đây là một nhận thức mới, một quan niệm mới được áp dụng trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Bảo tàng mời những người dân từ các làng quê, các dân tộc khác nhau tới 21

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w