báo cáo thực tế chính trị xã hội

21 0 0
báo cáo thực tế chính trị xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngôi thành không chỉ tọa lạc tại một địa điểm mà được trải rộng trên địa phận ba xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.Nơi đây đã hai lần được lựa chọn làm kinh đô

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 06/01/2023 vừa rồi, chuyên ngành Xuất Bản Điện Tử K41 thuộc khoa Xuất Bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có chuyến đi thực tế đến thành Cổ Loa và Bát Tràng để phục vụ cho môn học “Thực tế chính – xã hội” Nơi đây đều là các địa điểm nổi bật và lâu đời, giúp cho sinh viên chúng em được học tập và trải nghiệm thêm về những truyền thống văn hóa, những sự vật con người quen thuộc của dân tộc Việt Nam ta

Dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thu Quỳnh (trưởng đoàn), lớp Xuất Bản Điện Tử K41 đã hoàn thành kế hoạch học tập và trải nghiệm tại thành Cổ Loa và Bát Tràng: Bảo tàng Bát Tràng và Làng gốm Bát Tràng trọn vẹn trong một ngày 06/01/2023 Trong chuyến đi, nhờ sự hướng dẫn chú đáo, tận tình của các thuyết minh viên mà em đã trau dồi được cho bản thân mình rất nhiều kiến thức bổ ích về những địa điểm mà em đã đi qua Tất cả những thuyết minh viên đều là những người có kiến thức chuyên sâu, chính xác về thành Cổ Loa và Bát Tràng, điều đó khiến chuyến đi càng thêm thú vị Thậm chí còn có rất nhiều người nước ngoài đến đây du lịch.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng với cô Trần Thu Quỳnh (trường đoàn) đã tạo cơ hội để chúng em có một chuyến đi bổ ích và thú vị như vậy nhằm phục vụ cho môn học.

Trang 4

NỘI DUNG

I, TỔNG QUAN VỀ THÀNH CỔ LOA VÀ BÁT TRÀNG1.1, Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa – một di tích lịch sử vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam Ngôi thành không chỉ tọa lạc tại một địa điểm mà được trải rộng trên địa phận ba xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

Nơi đây đã hai lần được lựa chọn làm kinh đô của dân tộc, lần thứ nhất vào thế kỷ III TCN dưới thời vua An Dương Vương, và lần thứ hai vào thế X dưới thời vua Ngô Quyền Trên mảnh đất cổ loa hiện nay còn tồn tại dấu tích của một tòa thành cổ Vùng cổ loa ngày nay là trung tâm của Đồng bằng Bắc Bộ, còn vùng cổ loa xưa là trung tâm đất nước thời kỳ An Dương Vương Bên cạnh đó, theo truyền thuyết kể lại rằng, vua An Dương Vương được vua Hùng duệ vương đời thứ XVIII nhường ngôi và ông lên ngôi vào ngày mùng sáu tháng giêng năm 257 TCN Lúc này đất nước đã trải dài xuống vùng Thanh Nghệ Tĩnh, và kinh đô Văn Lang không còn là trung tâm của đất nước nữa.

Vua An Dương Vương cho xác nhập hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt làm một, đồng thời chuyển kinh đô từ Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ về vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, chọn Cổ Loa làm kinh đô và cho xây dựng ở đây một tòa thành theo hình xoáy chôn ốc Ngày nay, trên mảnh đất Cổ Loa còn tồn tại dấu vết của ba vòng thành có chu vi lên tới 16.000m, được nhân dân quen gọi ba thành từ trong ra ngoài là: thành nội, thành trung và thành ngoại Thành nội có chu vi dao động khoảng 1650m, tương truyền trước kia là nơi ở của nhà vua và

Trang 5

hoàng tộc Thành trung chu vi khoảng 6500m, tương truyền trước kia là nơi ở dành cho quan lại Cuối cùng, thành ngoại có chu vi khoảng 8000m, tương truyền trước kia là nơi ở của dân chúng.

Để thuận tiện cho việc chiến đấu chống quân xâm lược, trong quá trình xây thành và bố trí quân sự, An Dương Vương đã cho xây thành rộng về phía Bắc – tạo một tòa thành phòng thủ trước quân xâm lược phương Bắc và hẹp về phía Nam – tạo điều kiện cho quân của vua An Dương Vương dễ bề rút lui Đặc biệt ông còn cho bố trí các cửa thành so le chéo góc Ở vòng thành trung có năm cửa thành, vòng thành ngoại có 4 cửa thành và vòng thành nội tương truyền trước kia có một cửa thành ở đường vào Ngự Triều Di Quy nhưng nay đã biết mất Mục đích vua An Dương Vương xây dựng vị trí các cửa thành như vậy là để khi quân địch tiến công vào thành bắt buộc phải đi theo đường dích dắc, song tại mỗi cửa thành sẽ bố trí quân mai phục để địch không thể tiến sâu hơn nữa vào thành Cổ Loa Hơn nữa, theo truyền thuyết cũng như các kiểm chứng của khảo cổ học, tại vòng thành nội có khoảng mười tám ụ đất nhô lên khỏi mặt thành từ 3-4m Nó có tác dụng kết hợp với quân linh ở trên mặt thành chia cắt quân địch, khiến chúng không thể tiếp tục đi vào bên trong thành bằng cách dồn chúng vào các góc chết Và An Dương Vương cũng vô cùng sáng suốt khi đã tận dụng địa hình vùng này vào việc xây thành Ông cho đắp núi đồi khiến cho vòng thành trung và ngoại uốn lượn rất tự nhiên, không có hình dáng xác định Riêng vòng thành nội có hình vuông cân xứng như bây giờ là do người đời sau đã tu sửa lại Theo tương truyền, mặc dù dân số khi đó của nước ta chưa tới một triệu người, vì thế mà việc xây thành, đắp đất đã thể hiện tài năng sáng tạo của nhà vua cũng như của quân và dân Âu Lạc.

Trang 6

1.2, Bát Tràng

Xã Bát Tràng, một nơi gắn hiền với nghề làm gốm truyền thống từ bao đời, năm trên huyện Gia Lâm, thành Phố Hà Nội Và làng gốm Bát Tràng là cái tên nổi bật hơn cả về nghề làm gốm.

1.2.1, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt

Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là “Bảo tàng gốm Bát Tràng”, nằm ở số 28, thôn 5, đường Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội Dưới sảnh tầng một còn có tên gọi là hội trường bàn xoay, nơi đây được gọi như vậy là do kiến trúc của bảo tàng có xoắn ốc, được lấy cảm hứng từ những hình ảnh bình dị đời thường của công việc làm gốm Các tòa nhà tượng trưng cho các bàn xoay vuốt gốm, khiến ta có thể hình dung được ra những bàn tay đang chuốt các khối đất mộc mạc, bình dị để tạo nên các sản phẩm gốm tuyệt đẹp đang được bày trí tại bảo tàng Màu sắc của tòa nhà không phải là dùng sơn mới có mà đó đều là màu nâu tự nhiên của màu sắc

Các đồ vật được trưng bày và bày bán ở nơi đây đều là những tinh hoa của nhân loại, được các nghệ nhân dồn hết tâm huyết, mồ hôi, công sức để tạo nên, đó đều là những đứa con mà họ thai nghén lâu ngày

Bảo tàng ra đời với mục đích cốt yếu là để lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa làng nghề nơi đây Và một phần cũng vì cuộc sống ngày một phát triển và hiện đại hơn, có thể dẫn đến hệ lụy là các làng nghề truyền thống sẽ dần vơi đi và biến mất Cho nên việc xây bảo tàng như hiện nay là một sự lựa chọn vô cùng đúng đắn để giúp bảo tồn nghề làm gốm Và đây cũng là công trình tâm huyết và

Trang 7

là nguyện vọng của bà Hà Thị Vinh – giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Gốm sứ Quang Vinh.

Với diện tích lên tới 3.300 mét vuông, bảo tàng bao gồm có năm tầng: Tầng 1: Đón tiếp các khách tham quan và các gian hàng gốm Tầng 2: Không gian nghề gốm Bát Tràng xưa và nay Tầng 3: Trung tâm nghê thuật đương đại.

Tầng 4: Hội trường Cung Đình/ Nhà hàng Tinh Hoa/ Cafe Nghệ nhân

Tầng 5: Hương Sa Trà – Hương Sa Art House và Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng Trong chuyến đi lần này, chúng em được tham quan và tìm hiểu về hai tầng là tầng một và hai.

1.2.2, Chợ gốm và lò bầu cổ

Tại chợ gốm, có rất nhiều sản phẩm gốm cho tất cả mọi người lựa chọn và mua về làm kỉ niệm Lò bầu cổ là lò gốm duy nhất còn sót lại của Bát Tràng.

Trang 8

II, CÁC ĐỊA ĐIỂM CHI TIẾT TRONG CHUYẾN ĐI2.1, Thành Cổ Loa

2.1.1, Đền thượng

Hay còn gọi là “Đền thờ vua An Dương Vương” Và theo truyền thuyết kể lại, ngôi đền được xây trên nền đất ‘Cửu long chân châu” – chín con rồng trên một viên ngọc, và con rồng độc nhãn long đã thắng thế áng ngự trên mảnh đất này Khi đi từ ngoài vào, ta có thể thấy cổng nghi môn ngoại tượng trưng cho miệng rồng, và hai bên hố một bên đầy nước một bên cạn nước tượng trưng cho con rồng độc nhãn long Bên cạnh đó, tòa chính điện tượng nơi đây trưng cho gò trán rồng.

Lý do mà nơi đây được gọi là con rồng độc nhãn long là bởi thế đất ở đây có dòng lưu thủy chảy từ Đông sang Tây, dòng nước chảy từ dương về âm, tạo ra thế cân đối hài hòa giúp mọi vật phát sinh phát triển Nếu năm nào cả hai hố cùng cạn nước thì năm đó sẽ hạn hán Và ngược lại, nếu hai hố đầy nước thì sẽ gây ra lũ lụt Cho nên, việc để một hố đầy nước, một hố cạn nước tạo nên sự cân bằng giúp cho mọi vật phát triển tự nhiên.

Khi ta đi từ ngoài vào trong sẽ bắt gặp cửa nghi môn ngoại, trên cổng có đề ba chữ “Ngự Thiên Cổ” (Ngàn đời ngưỡng mộ); mặt trong của cổng nghi môn ngoại, đối diện với cổng nghi môn nội có đề bốn chữ “Tiền từ đề nhất” (Ngôi đền đẹp nhất ở vùng này).

Còn tại tòa chính điện, có tổng cộng sáu ban thờ Ở gian tiền tế là ban thờ bà Quan văn võ, đi sâu vào là ban thờ Quan tứ trung triều đình, từ đường để ban thờ Thần Kim Quy và nỏ thần, hậu cung đang để bức tượng vua An Dương Vương

Trang 9

được đúc bằng đồng Và tương truyền vào năm 1893, trong vùng trùng tu lớn nhất, các cụ có đào được kho đồng thiêng ở dưới nền điện song cho rằng đây là kho đồng được vua An Dương Vương để lại nên đã cho xây tượng đồng của Người đặt trong hậu cung, bức tượng đang được đề nghị để chính phủ công nhận làm bảo vật quốc gia Song song, các đồ án hoa văn được khắc trên tượng như các về tinh tú, đuôi rồng phụng, tay áo đều thể hiện thế lực của bề trên và sự gần gũi giữa nhà vua với những người hành lễ Bên cạnh đó, trong tòa hậu cung còn có hai ban thờ là ban thờ phụ mẫu và ban thờ hoàng hậu Bên tay phải của đền thờ vua An Dương Vương là nhà bia, bên trong có năm tấm bia, đều khắc lên công đức cùng chung tay tu sửa đền thờ vua An Dương Vương Đặc biệt tấm bia bốn mặt chữ ở giữa, trong đó có một mặt là “Tạo lập thạch bi”, nói lên sắc phong dưới thời vua Lê vua Nguyễn Họ đã sắc phong cho vua An Dương Vương là bậc hùng tài trong thiên hạ, bởi thời vua Lê vua Nguyễn rất trọng dụng vua An Dương Vương và cùng đất này Không những thế, còn ban cho vùng đất cổ loa là “Hộ nhi tạo lệ” (Những người có nhiệm vụ trông coi đền thờ vua An Dương Vương hương khói quanh năm) và tổ chức lễ hội Cổ Loa Đồng thời, vùng này còn được cấp một số mẫu ruộng được gọi là ruộng công, giảm một số siu thuế trong thời vua Lê vua Nguyễn.

2.1.2, Các hiện vật được trưng bày trong Cổ Loa 2.1.2.1, Nỏ Thần

Chắc rằng không còn ai xa lạ gì với nỏ thần Liên Châu của vua An Dương Vương, chỉ núi núi tan chỉ ngàn ngàn cháy Vào 1959, trên con đường từ quốc lộ 3 qua di tích Cổ Loa, trên con đường đó các công nhân có vô tình đào được một

Trang 10

kho đồng với khối lượng 93kg với hàng vạn mũi tên Từ đó nỏ thần của vua An Dương Vương bắt đầu được làm sáng tỏ, tuy nhiên khi đó nhiều người vẫn chưa tin, nghi ngờ rằng thời đó làm gì có công nghệ tiên tiến để làm ra nỏ thần, có thể ông mua nó từ phương Bắc.

Nhưng nhờ những cuộc khai quật khảo cổ học tại đền thượng, được tương truyền là nơi ở của nhà vua và hoàng tộc, từ năm 2004-2007, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều khuôn và nguyên liệu làm khuôn Để chế tạo ra những mang khuôn như vậy, dùng đá sa thạch hạt mịn không cứng quá và cũng không mềm quá dễ dàng chế tác Từ những mang khuôn có hình trụ, họ gia công, mài để tạo ra mang khuôn hoàn chỉnh Trên mỗi mang khuôn đều có hình mũi tên, để tạo nên mũi tên đồng ba cạnh An Dương Vương đã dùng khuôn ba mang, gồm ba khuôn chụm lại tạo thành một khuôn hoàn chỉnh Bên trong khuôn rỗng hoàn toàn để rót đồng nóng chảy vào, khi đồng nguội tách ra được một mũi tên đồng ba cạnh Loại tên này khác với loại hai cạnh ở chỗ, khi bắn ra sẽ giảm tối đa lực cản của không khí và đạt vận tốc rất nhanh, cho nên sát thương rất cao Do người thời xưa thường ăn mặc đóng khổ ở trần, vì thế mũi tên chỉ cần tẩm độc bằn lá cây rừng cũng như côn trùng độc khi gây xây xước ra có thể dẫn đến tử vong đối với quân thù, song y tế trước đây không được hiện đại như bây giờ nên khó cứu chữa Chính Triệu Đà cũng không hiểu vì sao An Dương Vương có thể tạo ra mũi tên lợi hại đến vậy, còn cho rằng ông được Thần Kim Quy giúp sức Nhưng giờ đây mọi thức đã được khảo cổ học làm sáng tỏ.

2.1.2.2, Trống đồng

Trang 11

Năm 1982, trên thửa ruộng của một người nông dân ở xóm chợ, khi muốn dẫn nước từ một mương cạnh đó vào ruộng ông hạ thấp ruộng của mình xuống Trong quá trình hạ thấp thửa ruộng của mình ông vô tình phát hiện ra một chiếc trống đồng, chiếc trống đồng này đang ở trong trạng thái chân trống ngược lên lên, mặt trống úp xuống dưới và trong lòng trống chứa khoảng 200 hiện vật đồng các loại: giáo, dao găm, lưỡi cày đồng,và mảnh một chiếc trống đồng đang được đúc dở Chiếc trống đồng này được coi là một kho giấu của vì đồng cách đây hơn 2000 năm là một loại nguyên liệu quyền lực và tất cả những đồ quý giá được cất vào lòng trống và chôn sâu dưới mặt đất.

2.1.2.3, Lễ hội cổ loa

Được tổ chứ vào mùng sáu tháng giêng, là một lễ hội vô cùng đặt sắc với nghi lễ rước của bát xã, nghĩa là tám xã cổ cùng thờ vua An Dương Vương, gọi là “Bát xã loan thành” Bên cạnh đó, còn có các phần hội như trò chơi: cờ người, đấu vật,

2.1.2.3, Bộ hiện vật làng nghề

Bộ hiện vật làm bún: Truyền thuyết kể lại rằng, này 13/08 là ngày ăn sêu bà

chúa Mị Châu, trong quá trình tiếp đón nhà trai vua An Dương Vương đã cho đầu bếp làm bánh bột lọc để thiết đãi quan khách Nhưng trong quá trình làm bánh, ông vô tình để bột đổ vào nồi nước sôi, ngay lập tức ông vội vàng lấy ra để trụng vào thau nước lạnh nhưng không may bột đã kết thành những sợi được gọi là bún Rồi ông đem xào với rau cần dược nhà vua và quan khách ngợi khen Từ đó xuất hiện nghề làm bún ở Cổ Loa Bún ở đây được làm ra khác hoàn toàn so với những nơi khác, họ ủ gạo sống vào trong chai cho đến khi gạo mềm có thể

Trang 12

bóp ra, sau đó đem say rồi cho vào vại để ngâm khử chua và phải thay nước rất nhiều lần Đến khi đã hết chua họ đem ra thấu dẻo, giã bột, nhào bột Khi bột nhuyễn bỏ vào vắt để vắt bằng nước sôi Bún Cô Loa đặc biệt ở chỗ nếu để trong điều kiện bình thường đến 2-3 ngày cũng không hề bị hỏng, sợi bún không trắng sáng như bún vùng khác mà sẽ có màu hơi đục vì không qua công đoạn ngâm hóa chất, sợi bún to xào với rau cần không hề bị nát.

Bộ dụng cụ nghề làm bỏng chủ: Ở vùng Cổ Loa có câu nói:

“Thục phương khách đến Cổ Loa Mua phong bỏng chủ quê nhà thục vương

Nếp hoa vừng trắng mật đường Chày khuôn nén chặt quân lương một thời”

Từ câu hát ta có thể hình dung ra rằng bỏng chủ chính là quân lương, là lương thực cho quân lính của vua An Dương Vương khi tập quân sự Bỏng ở làng Cổ Loa được làm từ gạo nếp cái hoa vàng của làng Dục Tú, gạo nếp cái hoa vàng được rang trong chảo sau đó lấy hoa bỏng trắng trộn cùng mật mía, thảo quả, lạc Sau đó được cho vào khuôn để giã, một người đàn ông sẽ giã khoảng 15-20 chày nén chặt khuôn bỏng, sau khi nén chặt sẽ lăn trong bột bỏng trắng và gói vào giấy hồng điều, tạo nên một phong bỏng có vị ngon ngọt Tuy hiện nay bỏng không còn là một món ăn phổ biến trong đời sống thường ngày, nhưng lại là một vật tế lễ quan trọng không thể thiếu trong ngày lễ mùng sáu tháng giêng tại vùng Cổ Loa Bỏng sẽ được giâng lên bàn thờ vua An Dương Vương.

2.1.3, Ngự triều di quy

Trang 13

Tương truyền được dựng trên nền điện thiết triều cũ của nhà vua Ngôi đền được xây dựng vào năm 1892, cuối đời nhà Nguyễn Để xây dựng được ngôi đền này các cụ tại làng Cổ Loa phải mua một ngôi đình tại nguyên vùng Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ và phải thả trôi các cấu kiện qua đường sống Đuông để kéo về đây rồi tạo nên ngôi đình Ngự Triều Di Quy như bây giờ Đây là một kiến trúc vô cùng cô sộ, với hai hàng cột cái ở giữa cao 5,5m và hai hàng cột quân ở hai bên cao 4,5m Hai hàng cột cái có 12 đầu dư trạm khác đầu rồng Đặc biệt, ở giữa là bức tường vọng có niên đại tạo dựng vào năm 1903 thành thái thứ 13, được sơn son thiết vàng trạm tứ linh tứ quý, ở giữa đề bốn chữ “Thần cao giai lệ” (Ca ngợi sự đẹp đẽ của ngôi đình cũng như công lao của vua An Dương Vương và Cao Lỗ) Phía sau bức tường vọng ngay trên khán thờ có đề bốn chữ “Ngự Triều Di Quy” cũng chính là tên của ngôi đình Phía trong hậu cung đang thờ bài vị của đức vua An Dương Vương và tướng quân Cao Lỗ.

2.1.4, Am thờ bà chúa Mị Châu

Mị Châu là con gái vua An Dương Vương, kết duyên cùng con trai Triệu Đà là Trọng Thủy Triệu Đà nhiều lần dùng kế tấn công kinh thành Cổ Loa nhưng thất bại thì liền cho Trọng Thủy kết duyên cùng Mị Châu với mục đích cài con trai mình vào sâu trong kinh thành để thám thính về bí mật nỏ thần cũng như cách bố trí quân sự của vua An Dương Vương Sau khi phá được nỏ thần và nắm chắc được cách bố trí quân sự, Trọng Thủy xin vua An Dương Vương về nước thăm vua cha An Dương Vương cũng không mảy may nghi ngờ và đồng ý Trước khi đi, chàng có nói với Mị Châu rằng “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ Nay ta về nước, nếu chẳng may hai nước xảy ra bình đao loạn lạc, khi quay lại tìm nàng ta biết làm thế nào Mị Châu mới bảo rằng

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan