1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức về xây dựng mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong thời kỳ đổi mới của đảng

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Thức Về Xây Dựng Mặt Trận Tổ Quốc Và Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Trong Thời Kỳ Đổi Mới Của Đảng
Tác giả Trương Quốc Bình, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Mai Hương, Lý Ngọc Ân, Trịnh Thị Như Huỳnh
Người hướng dẫn Ths. Lê Quang Chung
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...” Đó là củng cố, tăng cường khối đại đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

GVHD: Ths Lê Quang Chung

Trương Quốc Bình 20145379 Nguyễn Tiến Đạt 20145675 Nguyễn Mai Hương 19123016

Trịnh Thị Như Huỳnh 19123013 Lớp thứ 2 - Tiết 56

Mã lớp: LLCT220514_36

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 2

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Lê Quang Chung

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ

1 Lý Ngọc Ân

- Tìm hiểu về Cơ sở lí luận & phương pháp nghiên cứu

- Nội dung chương 1

Hoàn thànhtốt

3 Nguyễn Tiến Đạt

- Tìm hiểu về đối tượng

& phạm vi nghiên cứu

- Nội dung chương 2, mục 2.2

Hoàn thành tốt

Hương

- Tìm hiểu về Lí do chọn đề tài

- Nội dung chương 3

Hoàn thành tốt

5 Trịnh Thị Như

Huỳnh

- Tìm hiểu về Ý nghĩa khoa học & thực tiễn của tiểu luận Kết cấu tiểu luận

- Tổng hợp & trình bày tiểu luận

Hoàn thành tốt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 4

6 Kết cấu của tiểu luận 5

Chương 1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 6

1.1 Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam 6

1.1.1 Khái quát về Mặt trận tổ quốc Việt Nam 6

1.1.2 Vị trí 6

1.1.3 Vai trò 6

1.2 Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội Việt Nam 7

1.2.1 Khái quát về các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam 7

1.2.2 Vị trí 8

1.2.3 Vai trò 8

Chương 2 NỘI DUNG NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI 10

2.1 Giai đoạn Đại hội VI-VIII 10

2.1.1 Đại hội Đảng lần VI 10

2.1.2 Đại hội Đảng lần VII 11

2.1.3 Đại hội Đảng lần VIII 12

2.2 Giai đoạn Đại hội IX-XIII 14

Trang 5

2.2.1 Đại hội Đảng lần IX 14

2.2.2 Đại hội Đảng lần X 15

2.2.3 Đại hội Đảng lần XI 15

2.2.4 Đại hội Đảng lần XII 17

2.2.5 Đại hội Đảng lần XIII 19

Chương 3 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI .23

3.1 Ưu điểm 23

3.2 Nhược điểm 29

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt của cách mạngViệt Nam Kể từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành đượcnhững thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng 8 1945 thành công khai sinh ra nước ViệtNam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), thắng lợi củacuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đem lại độc lập tự do và thốngnhất đất nước, đưa nước ta bước vào sự nghiệp đổi mới và từng bước quá độ lên Chủnghĩa xã hội.Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nướcthuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo conđường Xã Hội Chủ Nghĩa có quan hệ rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trongkhu vực và trên thế giới Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủđất nước, làm chủ xã hội Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu bước vàothời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trên một chặng đường dài có bao nhiêubiến cố, sự kiện phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, đất nước phải đươngđầu với đủ loại kẻ thù với bao khó khăn thử thách có những lúc ở trong tình thế “ngàncân treo sợi tóc” nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ ChíMinh, con thuyền cách mạng Việt Nam vẫn cập bến vinh quang Thực tế lịch sử đãchứng minh hùng hồn một điều không thể phủ nhận, đó là sự lãnh đạo của Đảng - nhân

tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thốngchính trị của nước ta Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cáchmạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc

về nhân dân Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống Vai trò của Mặt trận khôngphải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận

Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền,Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Tuy vai trò, vị trí,chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chínhtrị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhândân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,

Trang 7

độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.Hiến pháp năm 1992 đã xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị củachính quyền nhân dân " điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt nam là một

bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta “Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kếttoàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiếtgiữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiềuchặng đường và tồn tại lâu dài nhiều thành phần kinh tế Trong quá trình đó còn có sựkhá nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo Những biếnđổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xã hội đang đặt ra cho công tác vận động quầnchúng nói chung và công tác Mặt trận nói riêng những vấn đề mới Nhu cầu liên minh,

mở rộng việc tập hợp các lực lượng yêu nước đặt ra một cách bức bách Mặt khác cácthế lực thù địch đangthực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và nhiều âm mưu chia rẽkhối đại đoà kết dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta.Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một sựnghiệp đầy khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc,phát huy quyền làm chủ của nhân dân Do vậy vai trò của Mặt trận và các đoàn thểthành viên cùng các tổ chức chính trị trong thời kỳ đổi mới càng quan trọng Nâng caovai trò, tác dụng của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêucầu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Với mục đích nghiên cứunhằm làm sáng tỏ những thành tựu, cũng như những hạn chế trong xây dựng Mặt trận

tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm khắcphục những tồn tại, hạn chế, vượt qua những khó khăn, thách thức, nâng cao hiệu quảtrong thời kì đổi mới của Đảng Nhóm 1 đã chọn đề tài: “ Nhận thức về xây dựng Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kì đổi mới của Đảng ” làm tiểuluận kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trang 8

- Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung cơ bản về xây dựng Mặttrận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới.

- Nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình nhận thức của Đảng về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội qua các giai đoạn Đại hội lần thứ VI-XIII

- Trên cơ sở đó tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình nhận thức của Đảng về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời đại mới, đồng thời đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ

cụ thể như sau:

- Trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới

- Trình bày quá trình nhận thức của Đảng về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội qua các Đại hội Đảng lần thứ VI - XIII

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới của Đảng

- Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn và đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thực hiện

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về những nội dung cơ bản về chủ trương xây dựng Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị- xã hội của Đảng trong thời kỳ đổi mới, tiêu biểu

là Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VI đến XIII, nghiên cứu sâu về sự nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo và đổi mới đất nước

Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về việc thực hiệnxây dựng Mặt trận Tổ Quốc và tổ chức chính trị- xã hội thời kỳ đổi mới

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kì đổi mới

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủyếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nêu ra các nhận thức của Đảng về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị

-xã hội Cụ thể là giai đoạn Đại hội VI – XIII

- Đánh giá, tổng kết quá trình xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kì đổi mới

- Ngoài ra, tiểu luận còn có thể là tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu về nội dung “ Nhận thức về xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trongthời kì đổi mới của Đảng ”

Trang 10

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hộiChương 2: Nội dung nhận thức của Đảng về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Chương 3: Đánh giá quá trình xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kì đổi mới

Trang 11

Chương 1

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH

TRỊ - XÃ HỘI 2.1 Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

2.1.1 Khái quát về Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Mặt trận tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, dựa trên nguyên tắc tựnguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu cho các giai cấp, tầng lớptrong xã hội, các dân tộc, tôn giáo Có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc Thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội

Là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết dân tộc và những nguyện vọng chânchính của quần chúng nhân dân, là nơi tập hợp trí tuệ của những người Việt yêu nước,nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên với chính quyền nhằm cùngnhau thực hiện nền dân chủ Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoạinhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hiện nay, mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng chính là tham mưu, giámsát, đoàn kết dân tộc, chăm lo cho đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiệnquyền dân chủ và đổi mới xã hội, giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với Đảng, nhà nước

Trang 12

Mặt trận Dân tộc thống nhất được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bìnhđẳng về địa vị và độc lập về tổ chức Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận đượcthực hiện theo các nguyên tắc: Hiệp thương dân chủ, hợp tác bình đẳng, đoàn kết chânthành, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp và thống nhất hành động.

Trong sinh hoạt Mặt trận, các thành viên tự do bày tỏ ý kiến của mình, cùng nhaubàn bạc, hiệp thương dân chủ đề đạt tới sự nhất trí, không mệnh lệnh, không áp đặt.Nếu có những ý kiến khác trên những vấn đề cụ thể thì cùng nhau trao đổi, thuyếtphục, giúp đỡ nhau giải quyết Trong hoạt động, các thành viên thoả thuận với nhau vềchương trình hành động chung và có nghĩa vụ giúp đỡ nhau, phối hợp thống nhất hànhđộng để thực hiện chương trình đã thoả thuận Bốn nguyên tắc đó có quan hệ mật thiếtvới nhau, nhưng nguyên tắc một và bốn là rất quan trọng

2.2 Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam

2.2.1 Khái quát về các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh ViệtNam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đây tổ chức chính trị – xã hội dành cho tầng lớp thanh niên, bao gồm các thanhniên ưu tú, đội hậu bị của Đảng Tổ chức Đoàn được thành lập trên khắp phạm vi cảnước, có mặt ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến cơ sở nhằm thuhút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thứctôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội liên hiệp phụ nữ là một trong số những tổ chức chính trị – xã hội của riêng giới

nữ, thực hiện chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp vàchính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng

Hội nông dân Việt Nam

Trang 13

Hội nông dân Việt Nam là tổ chức của giai cấp nông dân do Đảng lãnh đạo và làthành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vai trò chính của Hội là vận động giáo dụchội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, nănglực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước;chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân Việt Nam.

Hội cựu chiến binh Việt Nam

Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân, hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước Đây là tổ chức của các thế hệ cực chiến binh nhằm giữ gìn, phát huy bản chất,truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Đây là tổ chức chính trị – xã hội lớn mạnh dành cho giai cấp công nhân, đội ngũ tríthức và người lao động Tổng liên đoàn lao động Việt Nam mang tính chát quần chúng

và tính chất giai cấp công nhân, có chức năng như: đại diện và bảo vệ quyền lợi chongười lao động, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế, giáo dục…

Trang 14

Các tổ chức chính trị – xã hội này được hoạt động theo hình thức tổ chức độngviên, triển khai nguồn lực con người để thực hiện các mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổquốc trong công cuộc do Đảng lãnh đạo, nhà nước thống nhất quản lý.

Song hành cùng với Đảng và Nhà nước thì các tổ chức chính trị – xã hội luôn hợpthành hệ thống chính trị, trong đó Đảng là tổ chức giữ vai trò nòng cốt, là chủ thể lãnhđạo trực tiếp

Trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam, với tính chất chính trị và tính chất xãhội được thể hiện rõ nét và ngày càng phát triển thì tổ chức chính trị – xã hội đã vàđang đóng vai trò là người tổ chức, vận động đông đảo quần chúng nhân dân thực hiệncác nhiệm vụ đặt ra đối với cách mạng Việt Nam thông qua những hình thức phù hợp.Qua đó có thể nhận thấy trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam, các tổ chứcchính trị – xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lựclượng quần chúng nhân dân, là đại diện và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của các thành viên tổ chức mình, đồng thời thể hiện vai trò là nền tảngchính trị của chính quyền nhân dân, tiến hành tổ chức các cuộc vận động nhân dânthực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.So với các tổchức khác thì vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội lại càng trực tiếp hơn trongcông cuộc phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước nhà

Trang 15

Chương 2 NỘI DUNG NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC

TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

2.1 Giai đoạn Đại hội VI_VIII

2.1.1 Đại hội Đảng lần VI

Nội dung về Mặt trận tổ quốc

Đại hội VI của Đảng (năm 1986) khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, vớinhiều quan điểm, chủ trương đổi mới đề cập trực tiếp đến vấn đề đại đoàn kết toàn dântộc, như xác định quan điểm “lấy dân làm gốc”, xử lý các quan hệ lợi ích giữa các giaicấp trong thời kỳ quá độ, xác định các đối tượng cần đoàn kết, tập hợp trong thời kỳmới Đại hội khẳng định, phải coi trọng xử lý hài hòa lợi ích giữa các giai cấp và đổimới chính sách xã hội trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - cơ

sở quan trọng bảo đảm đại đoàn kết toàn dân tộc

Nội dung về các tổ chức chính trị - xã hội

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam và những diễn biến dồn dập trên thế giới tácđộng mạnh nhiều chiều đến tư tưởng trong Đảng và nhân dân ta Hội nghị lần thứ bảycủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 8-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh đãkịp thời quyết nghị Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trongnước và quốc tế hiện nay là:

Khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và những thành tựu vĩ đạicủa hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

Khẳng định tính khách quan và phương hướng xã hội chủ nghĩa của quá trìnhcải tổ, cải cách và đổi mới

Nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấutranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế

Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân lòng kiên trì với mục tiêu lý tưởng xãhội chủ nghĩa trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc và chính sách đổi mới của Đảng

Trang 16

Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự đoànkết thống nhất trong Đảng, sự thống nhất ý chí và hành động trong xã hội, đấu tranhchống những biểu hiện tiêu cực.

2.1.2 Đại hội Đảng lần VII

Nội dung về Mặt trận tổ quốc

Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định các quan điểm đổi mới do Đạihội VI của Đảng đề ra, đồng thời phát triển thêm các vấn đề: Thực hiện dân chủ xã hộichủ nghĩa, mở rộng đoàn kết với một số đối tượng, với đồng bào có tín ngưỡng, tôngiáo, trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, củng cố và phát huykhối đại đoàn kết toàn dân tộc Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, do Đại hội VII thông qua, có hai bài học kinh nghiệm về vấn đề đoànkết: Một là sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Hai làkhông ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân,đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

Nội dung về các tổ chức chính trị

Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 Báocáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng; (Điều lệ Đảng sửa đổi)

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đãđánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam và nêu lên những bài học kinhnghiệm lớn Đó là:

Một là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Hai là sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Ba là không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kếttoàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

Bốn là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nướcvới sức mạnh quốc tế

Trang 17

Năm là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợicủa cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh đã vạch rõ quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân

ta sẽ xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ để thực hiệnmục tiêu của chủ nghĩa xã hội Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xãhội: Do nhân dân lao động làm chủ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu Có nềnvăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóclột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân Các dân tộc trong nước bình đẳng,đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhândân tất cả các nước trên thế giới

2.1.3 Đại hội Đảng lần VIII

Nội dung về Mặt trận tổ quốc

Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) xác định, đất nước ta đã ra khỏi khủnghoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc, đồng thời quyết địnhchuyển đất nước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo đó, vấn

đề đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được xácđịnh bằng các quan điểm, chủ trương: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiệnbằng sức mạnh của toàn dân, khai thác tiềm năng của mọi thành phần kinh tế Phươngchâm thực hiện là hướng mạnh về cơ sở; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước

Mặt trận tổ quốc Việt Nam giai đoạn Đại hội VI – VIII nâng cao hiệu quả tuyêntruyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc Phát huy tinh sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai cáccuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân Giám sát và phản biện xã hội,tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh Mở rộng và nâng cao hiệu quảhoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế Hoàn

Trang 18

thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống Mặt trận tổ quốc Việt Namđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Nội dung về các tổ chức chính trị

Đại hội cũng đã nêu lên các định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Về phát triển và chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, Đại hội nêu các quan điểm về côngnghiệp hoá như sau:

Một là giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đadạng hoá quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranhthủ tối đa nguồn lực bên ngoài Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực

và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sảnphẩm trong nước sản xuất có hiệu quả

Hai là công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phầnkinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo

Ba là lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh

và bền vững Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tíchluỹ cho đầu tư phát triển Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân,phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.Bốn là lấy khoa học và công nghệ làm động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại Tranh thủ đi nhanh vào hiệnđại ở những khâu quyết định

Năm là lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án pháttriển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa nănglực sản xuất hiện có Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiêntiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy

mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước pháttriển Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng

Trang 19

thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗtrợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.

Sáu là kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh

Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tổng quát, những tư tưởngchỉ đạo, các chương trình và lĩnh vực phát triển

Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới là một vấn đề có ý nghĩaquyết định thành công của cách mạng trên con đường đổi mới Đảng phải tiếp tục sựđổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình,khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém Trong công tác xây dựngĐảng, phải thường xuyên nắm vững và tập trung làm tốt những điều cơ bản sau đây:Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Nâng cao bản lĩnhchính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên Củng cố Đảng về tổ chức, thựchiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Nângcao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.Đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật

2.2 Giai đoạn Đại hội IX-XIII

2.2.1 Đại hội Đảng lần IX

Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liênminh giữa công nhân với nông dân và trí thức, do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà cáclợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thànhphần kinh tế, của toàn xã hội Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân gắn với việcphát huy dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở tất cả các cấp,các ngành, thu hút trí tuệ và sức lực của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

Đại hội IX đã xác định đường lối lãnh đạo đối với các lĩnh vực khác: Phát triểngiáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc Tăng cường quốc phòng và an ninh Mở rộng quan hệ đối ngoại và

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w