MỤC LỤC
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có nhiều chức năng: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác. Ngày 12/11/1997, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp họp tại Hà Nội, Bảo tàng tổ chức lễ khánh thành, với sự có mặt của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac.
Trưng bày 54 dân tộc Việt Nam được thể hiện bằng hàng loạt hiện vật, phim, ảnh dân tộc học, cùng các khu vực tái tạo sống động và hàng loạt các bài viết do các nhà nghiên cứu của Bảo tàng thực hiện. Tòa nhà 4 tầng được các kiến trúc sư của Đại học Xây dựng Hà Nội thiết kế mô phỏng theo hình Cánh diều - một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực. Ở đây có 4 trưng bày thường xuyên về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới), không gian dành cho các trưng bày nhất thời, các họat động giáo dục; ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện (Multimedia).
Trưng bày Văn hoá Đông Nam Á là kết quả sống động của quan hệ hợp tác lâu dài giữa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với nhiều bảo tàng và cơ quan văn hoá các nước Đông Nam Á và là kết quả của nhiều năm miệt mài lao động và sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng cùng sự hỗ trợ nhiệt thành của nhiều đồng nghiệp và chuyên gia. Với các trưng bày trong không gian hiện đại này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ góp phần lưu giữ, giới thiệu di sản văn hóa của nhiều khu vực, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, mà còn là cầu nối và là điểm đến của bè bạn, đồng nghiệp ở Đông Nam Á cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Theo cô Trà chia sẻ, ngay sau khi khánh thành toà Cánh diều, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã được TripAdvisor xếp hạng 4 trong 25 “bảo tàng hấp dẫn nhất 15.
Nghe được thông tin này, chính đội ngũ cán bộ của bảo tàng cũng bất ngờ và không khỏi ngỡ ngàng, bởi được đứng trong bảng xếp hạng TripAdvisor là do khách tham quan và các kênh thông tin, báo chí đề cử, bảo tàng không hề hay biết.
Nhớ lại kỉ niệm xưa, Nguyên trưởng phòng Nghiệp vụ và Tuyên truyền của bảo tàng cần xin visa đi công tác ở Mỹ, khi được phỏng vấn, bác nói mình làm ở “phòng Tuyên truyền”, kết quả là họ đã đánh trượt visa của bác, khiến bác phải tiễn đồng nghiệp đi công tác còn mình thì không có visa để xuất ngoại. Theo nghiên cứu của đội ngũ nhân sự của bảo tàng, mọi người dần quan tâm nhiều hơn tới thông tin qua internet, từ đó bảo tàng đã tiến hành giảm bớt truyền thông trực tiếp, phối hợp với các kênh báo chí, truyền hình để đưa tin nhằm tiếp cận được nhiều du khách tới tham quan hơn. Cô chia sẻ thêm về nỗ lực phát triển hình ảnh của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong mắt công chúng, từ năm 2005-2010, phòng Truyền thông đã cố gắng duy trì sự xuất hiện của bảo tàng trên các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, báo truyền hình, phát thanh… Từ đó từng bước nâng cao tính.
Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng vô cùng to lớn của bảo tàng tới công chúng gần xa, bởi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, không phải Bộ Văn hoá như nhiều phần đông mọi người nhầm tưởng, do đó không có chuyện bảo tàng được Bộ Văn hoá ưu ái trao cho danh hiệu cao quý ấy liên tiếp 3 năm. Bởi sau một thời gian dài nghiên cứu và cải thiện, cô nhận ra bản chất của báo chí Việt Nam là cần thông tin nhanh, chuyên sâu và phải chính xác, nếu đội ngũ truyền thông của bảo tàng có thể chuẩn bị được 100-200 bài báo chí miễn phí thì đó sẽ là nền tảng rất tốt để phát triển truyền thông sau này. Trưởng phòng Truyền thông – Giáo dục cũng thoải mái chia sẻ về bí quyết “giữ ấm” truyền thông của bảo tàng, hàng năm bảo tàng luôn mở ra những sự kiện lớn nhỏ để “có cớ mà làm truyền thông”, ví dụ như Trung thu, Tết Nguyên đán, Tết Thiếu nhi… luôn có những sự kiện thường niên để bảo tàng kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước.
Chiều ngày 17/12/2022, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày “Phòng Hàn Quốc” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và một số tổ chức khác; nhiều phóng viên thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương và Hà Nội; viên chức và người lao động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… Sự kiện đặc biệt quan trọng này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt.
Là một trong những đơn vị tiên phong trên thị trường phát triển công nghệ và nội dung số, VCCorp đã xây dựng được một hệ sinh thái Internet rộng lớn với nhiều sản phẩm đột phá, đặc biệt hữu ích trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử hay điện toán đám mây. Chị Vũ Thuỳ Linh nhấn mạnh, để có được hàng loạt sản phẩm đột phá như hiện tại, VCCorp đã xây dựng một đội ngũ nhân sự hùng hậu với trên 2.000 nhân viên, hoạt động chuyên nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM và các văn phòng đại diện, chi nhánh khác tại 6 tỉnh thành Việt Nam. Bizfly chính thức ra mắt thị trường trọn bộ giải pháp chuyển đổi số cho marketing và bán hàng, được Bộ TT&TT, Bộ KHĐT lựa chọn là nền tảng chuyển đối số đáng tin cậy và dần trở thành thương hiệu được các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình.
Hàng loạt các sự kiện lớn, gây được tiếng vang rộng rãi như: Hoa khôi VCCorp; show Bạn muốn hẹn hò; chuỗi chương trình nâng cao tinh thần làm việc VitaMonday, Các sự kiện mừng sinh nhật VCCorp như: Mười + Một, Hội thao VC Olympic, VC School; Các sự kiện giải bóng đá chuyên nghiệp như VC Cup, Các sự kiện Tiệc cuối năm (Year End Party)…. Ngày 31/05/2012 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Bangkok Thailand, Intel Capital đã chính thức công bố khoản đầu tư vào Công ty Cổ Phần Truyền Thông Việt Nam (VC Corp) - công ty được đánh giá là ví dụ điển hình của một Công ty Internet thành công tại Đông Nam Á. Đầu tiên, về trải nghiệm thực tế, sinh viên và đoàn thực tế đã có cơ hội được trực tiếp quan sát các hoạt động truyền thông tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và trụ sở của Công ty Cổ phần VCCorp và CafeF, lắng nghe những chia từ những vị tiền bối đi trước để từ đú chỳng em cú thể hỡnh dung và hiểu rừ hơn về quy trình và cách thức hoạt động của các tổ chức truyền thông.
Chuyến đi cung cấp cơ hội cho sinh viên quan sát, chủ động học hỏi được nhiều thông tin từ các chuyên gia và nhân viên thực tế có thể không xuất hiện trên sách vở mà chỉ có được từ trải nghiệm thực, từ đó củng cố kiến thức và kỹ năng cho sinh viên trong lĩnh vực truyền thông và quản lý tổ chức. Điều em thích nhất là sự trân trọng của Tiến sĩ An Thu Trà và chị Vũ Thuỳ Linh dành cho sinh viên có ý định ứng tuyển vị trí Thực tập sinh truyền thông, ngay cả khi cô và chị đều là hai “sếp” của các cơ quan, tổ chức lớn và có tên tuổi, hai người đều vô cùng khiêm tốn. Sau khi hỏi chị nhân viên dẫn đoàn thực tế đi tham quan văn phòng làm việc, em được biết là công ty đang chưa có ý định tuyển vị trí em mà em yêu thích, nhưng chị ấy đã tiết lộ rằng em hoàn toàn có thể chủ động liên hệ với VCCorp qua email để ứng tuyển trực tiếp mà không cần biết công ty có đang tuyển dụng hay không.