1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và tác động của thương mại điện tử đối với ngân hàng vietcombank ngân hàng ngoại thương việt nam

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thời gian vừa qua, các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã đặt được những kết quả mong muốn trong quá trình đổi mới của mình.Với mong muốn phát triển hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử,

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đề tài: Phân tích và tác động của Thương mại điện tử đối với

ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị VânMã sinh viên: 2055290058

Lớp tín chỉ: KT02404_K40.1

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đề tài: Phân tích lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với

ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vân

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Bước sang thời đại công nghệ mới, thế kỉ XXI – thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, thế giới số Sự phát triển lớn mạnh của công nghệ thông tin và đặc biệt là sự ra đời của Internet đã mở ra và đem đến thế giới con người một phương thức kinh doanh hiệu quả và mới mẻ Cho đến nay, thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã không còn quá xa lạ đối với người dân toàn cầu, đặc biệt là lớp trẻ Việc ứng dụng các hoạt động trong thương mại điện tử đã tạo nên những thành công, những bước đi lớn trong lĩnh vực kinh tế Tại đất nước Việt Nam ta – một quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa được cao nhưng nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của loại hình dịch vụ này Cho đến nay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một số ngành dịch vụ đã đem đến những kết quả to lớn Trong đó, lĩnh vực ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực tiên phong, đi đầu về ứng dụng hoạt động này.

Kể từ ngày 11/1/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới – WTO Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, không chỉ mang lại những thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó cũng có không ít thách thức đối với nước ta đặc biệt là đối với các ngân hàng trong nước; điều đó buộc các ngân hàng phải hiện đại hóa, áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ nước ngoài Đến nay, các ngân hàng tại Việt Nam đều ra sức đầu tư khoa học công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa; thiết lập, cung cấp các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Thời gian vừa qua, các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã đặt được những kết quả mong muốn trong quá trình đổi mới của mình.

Với mong muốn phát triển hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng những khoa học công nghệ mới, từ đó, tìm ra được những khó khăn và đưa ra giải pháp khắc phục để phát triển hơn nữa hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng Vì thế em lựa chọn đề tài: “Phân tích lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Dưới đây là bài trình bày tiểu luận về đề tài: “Phân tích lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)”; vì kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình làm bài có thể

Trang 4

còn nhiều sai sót mong thầy, cô thông cảm và góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề xoay quanh Thương mại điện tử, những lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam).

Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Việt Nam

Thời gian: giai đoạn từ 2018 – nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu làm rõ những lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng Vietcombank Từ đó, đưa ra những phương án, giải pháp để phát triển các hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ ở lý luận của đề tài ( các khái niệm về thương mại điện tử, các vấn đề về dịch vụ ngân hàng điện tử, )

Làm rõ thực trạng và những lợi ích, tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng hàng Vietcombank

Đề xuất những phương án, giải pháp phát triển theo các hoạt động mới nhất của thương mại điện tử, đáp ứng mong mỏi của khách hàng

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Tìm, nghiên cứu và phân tích nghiên cứu các tài liệu ( sách, báo, tạp chí, các trang thông tin số, các công trinh nghiên cứu, )

Phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:5.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 5

Đề tài: “Phân tích lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)” là một đề tài vừa có tính khao học, vừa mang tính thực tiễn, góp phần ý nghĩa vào việc nghiên cứu về các hoạt động thương mại điện tử ở nước ta hiện nay Kết quả của việc nghiên cứu đề tài cũng là một căn cứ khách quan và quan trọng để những người nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm cho vấn đề nghiên cứu.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu cũng sẽ là một tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về lĩnh vực này, cũng như các sinh viên, học viên muốn tìm hiểu các vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu.

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử, ngân hàng điện tử và các dịch vụ ngân hàng điện tử

Chương 2: Thực trạng, những lợi ích và tác động của Thương mại điện tử đối với ngân hàng Vietcombank

Chương 3: Định hướng phát triển thương mại điện tử

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1 Tổng quan về thương mại điện tử (Electronic Commerce)1.1 Khái niệm chung về Thương mại điện tử

Thế kỉ XXI được xem là thời đại của công nghệ, nền kinh tế số, trong đó, Thương mại điện tử có vai trò tương đối quan trọng, có vai trò làm then chốt cho sự phát triển Đến nay đã có rất nhiều các quan điểm, các cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử, nhưng tóm lại có các cách hiểu như sau:

Thương mại điện tử, theo nghĩa hẹp, là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet.

Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C); ví dụ như: alibaba.com, amzon.com, eBay.com,

Thương mại điện tử, theo nghĩa rộng,

Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưg được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD): “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.

Theo Ủy ban châu Âu (EC): “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”.

Thương mại điện tử, theo nghĩa chung: “Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là một khái niệm được dùng để mô tả quá trình tiến hành các giao dịch

Trang 7

thương mại thông qua mạng Internet, hoặc các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác”.

Như vậy có thể thấy, phạm vi nghiên cứu của Thương mại điện tử bao trùm lên cả các mô hình và các vấn đề kinh doanh điện tử với mục đích trang bị kiến thức thương mại và kinh doanh điện tử để người học áp dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và tổ chức có liên quan

1.2 Đặc trưng của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử

Thương mại điện tử phụ thuộc vào công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng

Thương mại điện tử phụ thuộc vào mức dộ số hóa của nền kinh tế Thương mại điện tử có tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch

1.3 Lợi ích và những hạn chế của Thương mại điện tử1.3.1 Lợi ích của Thương mại điện tử

Đối với doanh nghiệp

Mở rộng thị trường: với chi phí nhỏ hơn so với các hoạt động thương mại truyền thống, các công ty lơn nhỏ có thể dễ dàng mở rộng thị trường, tìm kiếm và tiếp cận người dùng, đối tác trên toàn cầu.

Cải thiện hệ thống phân phối: giảm lượng hàng hóa lưu khô và độ trễ trong việc phân phối hàng hóa Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bằng các showroom trên mạng.

Vượt giới hạn về thời gian: các hạot động trao đổi, mau bán có thể giao dịch thông qua Website và Internet được thực hiện 24/7

Mô hình kinh doanh mới: đem lại nhiều giá trị mới cho khách hhàn Mô hình của Amazon, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn gaio dịch B2B là điển hình của nhưunxg thành công này.

Trang 8

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và công nghệ, khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất hàng hóa và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

Giảm chi phí cho thông tin liên lạc, chi phí mua sắm,

Ngoài ra còn nhiều lợi ích khác: Nâng cao uy tín, đưa hình ảnh của doanh nghiệp tới mọi phân khúc khách hàng một cách dễ dàng, cải thiệ chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng năng suất,

Đối với người tiêu dùng, xã hội

Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc với các cửa hàng trên toàn cầu

Giá cả sẽ thấp hơn, giao hàng nhanh chóng cả kể đối với các mặt hàng số hóa như: phim, ảnh, phần mềm,

Thông tin phong phú, dễ tìm kiếm, thuận tiện và chất lượng cao

Cộng đồng Thương mại điện tử: cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả

Đáp ứng mọi nhu cầu: cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

Thương mại điện tử sẽ tạo ra môi trường làm việc, mua sắm, giao dịch từ xx nên sẽ giảm việc ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông

Nâng cao mức sống trong xã hội

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn

1.3.2 Hạn chế của Thương mại điện tử

Bên cạnh những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại cho chúng ta thì bên cạnh đó cũng có không ít những hạn chế của nó

Hạn chế về kĩ thuật: chất lượng đường truyền Internet chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các công cụ xây dựng phần mềm còn yếu kém, khó khăn khi kết hợp phần mềm thương mại điện tử với nhưunxg ứng dụng khác,

Trang 9

Hạn chế về thương mại: an ninh và riêng tư là hai cản trở rất lớn về tâm lý người tham gia hoạt động thương mại, nhiều vấn đề về luật và các chính sách chưa được làm rõ, chuyển đổi thói quen mua qua mạng cần có nhiều thời gian, số lượng người tham gia còn chưa đủ lớn, số lượnggian lận ngày một tăng, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư khó khăn,

1.4 Lý luận chung về ngân hàng điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử1.4.1 Khái niệm chung về Ngân hàng điện tử

Thuật ngữ “Ngân hàng điện tử” dường như vẫn chưa được nhiều người biết đến Tuy nhiên, rất nhiều ứng dụng Thương mại điện tử đã và đang phục vụ cho đời sống hàng ngày của mọi người Họ rút tiền từ máy rút tiền tự dộng, thanh toán cho hàng hóa dịch vụ thông qua thẻ tín dụng, kiểm tra số dư tài khoản qua điện thoại hay thiết bị thông minh, tất cả các hoạt động trên đều được gọi là dịch vụ Ngân hàng điện tử Ngày nay, hầu hết các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên toàn cầu càng nhận ra được tầm quan trọng của việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường Ngân hàng điện tử (Electronic Banking, hay được viết tắt là E – Banking) trước đó đã biết đến ở một số quốc gia dưới các dịch vụ do ngân hàng cung cấp như thẻ ATM hay các giao dịch tiến hành qua các thiết bị thông minh Cho đến nay, hầu hết mọi người đã dần hiểu được Ngân hàng điện tử rộng hơn, gắn liền với Internet, có khả năng tăng hiệu quả và tốc độ của hệ thống Ngân hàng, đồng thời đem lại cho người sử dụng vô số những lợi ích và sự tiện lợi trong cuộc sống với chi phí thấp, tiết kiệm thời gian.

Hiểu theo cách đơn gian nhất thì “Ngân hàng điện tử là sự kết hợp hoạt động ngân hàng với internet – là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh liên lạc thông tin và mạng internet”

Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF chỉ ra khái niệm: E – Banking chỉ đơn giản là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng thông qua các kênh lưu thông điện tử.

Trang 10

Cùng với các dịch vụ khác, E – Banking là một bộ phận cấu thành của tài chính điện tử trong xu hướng phát triển, hình thành nên những cách thức kinh doanh mới là Thương mại điện tử Hay nói cách khác, E – Banking chính là sự phát triển của Thương mại điễn tử trong lĩnh vực ngân hàng.

Các ngân hàng hiện nay đang chạy đua với nhau trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng, nâng cao uy tín và hiệu quả công việc Các dịch vụ E – Banking đều được các ngân hàng đưa ra với nhiều hình thức khác nhau tùy vào tốc độ phát triể kinh tế và khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch Ngân hàng.

Tóm lại, Ngân hàng điện tử được hiểu là một loại hình thương mại về tài chính ngân hàng có sự giúp dỡ của công nghệ thông tin, đặc biệt là các thiết bị thông minh và công nghệ mạng Ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử.

1.4.1.1 Các cấp độ của Ngân hàng điện tử

Ở cấp độ thấp nhất, E – Banking không khách nhiều so với giao dịch trên điện thoại hay với cây ATM Bằng cách sử dụng bàn phím số, khách hàng có biết được tình hình tài khoản, hay giao dịch như chuyển tiền,

Ở cấp độ thức hai, Internet đóng vai trò tích cực Lúc này mỗi trang chủ của Ngân hàng được xem như một cửa sổ giao dịch Ngoài việc kiểm tả tài khoản, khách hàng còn có thể sử dụng các dịch vụ như mua hàng, mua hợp đồng,

Ở cấp độ thứ ba, ngân hàng đóng vai trò to lớn, hỗ trợ thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp phát triển Mọi giao dịch như chuyển tiền, mở thư tín dụng cho hợp đồng mua bán giữa nhà xuất nhập khẩu, đều có thể thực hiện trực tuyến Như vậy, việc đưa Thương mại điện tử áp dụng trong lĩnh vực Ngân hàng chính là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào các dịch vụ ngân hàng để giúp các ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới hiện đại hơn, cao cấp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trước các ngân hàng nước ngoài khi ngày một xâm nhập vào Việt Nam Do đó, việc phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng chính là việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

1.4.2 Các dịch vụ điện tử của Ngân hàng Vietcombank

Trang 11

Tổng quan về ngân hàng Vietcombank:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam) – Vietcombank là ngân hàng có truyền thống lâu đời và danh tiếng nhất tại Việt Nam.

Vietcombank được thành lập vào ngày 1/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam) – đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa trong lĩnh vực ngân hàng Hơn 5 thập kỷ hình thành và phát triển, từng bước trưởng thành và lớn mạnh qua từng dấu mốc quan trọng ngân hàng Vietcombank hiện nay là một trong 3 ngân hàng có tổng tài sản cao nhất tại Việt Nam Đồng thời, 3 năm liên tiếp Vietcombank đứng đầu trong top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín do Vietnam Report công bố.

Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Vietcombank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, sẵn sàng vươn mình cùng hệ thống ngân hàng hội nhập với kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và đông đảo khách hàng cá nhân Luôn hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam cso mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả của tập chí The Banker công bố.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w