1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn ngữ văn thcs

118 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 6 đáp ứng các yêu cầu cần đạt trong CTGDPT mới
Tác giả Nhóm Bộ Môn Ngữ Văn
Trường học Trường THCS Nam Định (Tên trường cụ thể không được cung cấp)
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 8,07 MB

Nội dung

Tuy nhiên, các đợt tập huấn với quy mô lớn, thời gian tập huấn ngắn nên chưa đáp ứng đủ được nhu cầu học tập của giáo viên, đặc biệt là khâu thực hành sư phạm.Trước bối cảnh đó, đánh giá

Trang 1

3 Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướngChính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng và ban hành chương trìnhgiáo dục phổ thông (CTGDPT) mới CTGDPT mới được áp dụng bắt đầu đối với cấpTHCS từ năm học 2021-2022 với mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện,vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân Pháttriển phẩm chất và năng lực người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọngtrang bị kiến thức, kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề Để áp dụng thànhcông chương trình mới, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Nam Định, Sở GD&ĐT Nam Định

đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ giáo viên thực hiện triển khai chương trình GDPT mới

Để thực hiện CTGDPT mới thì đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tốquan trọng nhất quyết định thành công của công cuộc đổi mới Do vậy việc đào tạo,bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho CTGDPT mới là nhiệm vụ cấp bách cần được thựchiện ngay trước, trong năm học 2021-2022, 2022 – 2023 Việc tổ chức các buổi sinhhoạt chuyên môn để rút kinh nghiệm, chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện CTGDPTmới đối với các trường THCS cần được thực hiện trong suốt và sau mỗi năm học

Sở GD&ĐT Nam Định đã tổ chức các buổi tập huấn các Modul, các khóa bồidưỡng chuyên môn, tập huấn xây dựng ma trận, bảng mô tả, đề và đáp án cho giáoviên THCS trên địa bàn tỉnh Nam Định Tuy nhiên, các đợt tập huấn với quy mô lớn,thời gian tập huấn ngắn nên chưa đáp ứng đủ được nhu cầu học tập của giáo viên, đặcbiệt là khâu thực hành sư phạm

Trước bối cảnh đó, đánh giá được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng giáoviên, nhóm bộ môn Ngữ văn nói riêng và các nhóm bộ môn khác của trường chúngtôi nói chung đã tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích chương trìnhGDPT tổng thể và chương trình môn Ngữ văn (Modul 1) ; nghiên cứu và thực hành

sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh(Moldul 2); nghiên cứu và sử dụng các phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá họcsinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Modul 3); lập kế hoạch giáodục và kế hoạch bài dạy với các hoạt động học tập tích cực theo hướng phát triểnphẩm chất năng lực học sinh (Modunl 4); nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thôngtin cho hoạt động học hướng tới phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Modunl 9)

Từ đó, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 6 đáp ứng các yêu cầu cần đạt trong CTGDPTmới nhằm giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình thực hiệnCTGDPT mới

Trang 3

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1 Giải pháp 1 Lựa chọn và sử dụng phương pháp/ kỹ thuật dạy học truyền thống

để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn

1.1.1. Mô tả

Chương trình Ngữ văn 2018 chú ý đến tính chất công cụ và thẩm mĩ - nhân văn; chú trọng mục tiêu và giải pháp giúp HS phát triển toàn diện các phẩm chất vànăng lực; kết hợp phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợptác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) với phát triển các năng lực đặc thù (năng lực ngônngữ, năng lực văn học, …); kết hợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất.Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong cáctác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn giúp HS hìnhthành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cốt lõi để học tập tốt cácmôn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, và để học suốt đời Các kĩ năng đượcphát triển trong môn Ngữ văn, với chức năng của môn học công cụ, giúp HS học cácmôn khác thuận lợi, hiệu quả hơn; ngược lại nội dung giáo dục của các môn học kháccũng cung cấp thêm dữ liệu để môn Ngữ văn khai thác Tuy nhiên, trong quá trình dạy học của giáo viên vẫn còn thiên về truyền thụ kiến hàn lâm, vẫn thiên về trang bịcho học sinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, học sinh ra sức học ghi nhớ kiến thức, thậmchí là học thuộc theo mẫu

Các GV đa phần đều công tác tương đối lâu năm nên chủ yếu vẫn quen vớiphương pháp dạy học truyền thống Các lớp bồi dưỡng tập trung do Sở GD&ĐT,Phòng GD&ĐT tổ chức hàng năm về cơ bản mới chỉ bồi dưỡng lý thuyết về cácphương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và về việc xây dựng ma trận đề kiểm tra đánhgiá; do thời gian tập huấn ngắn nên việc thực hành, phân tích ưu điểm, nhược điểm,điều kiện, thời gian áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học để giáo viên hiểu rõcòn hạn chế Đa phần các GV khi cần thiết mới tự tìm hiểu thông qua các thông tintrên mạng và trao đổi với đồng nghiệp

Giáo viên thiết kế giáo án và xây dựng bài giảng dựa trên nội dung chủ yếu làsách giáo khoa, sách giáo viên với các yêu cầu cần đạt của mỗi bài về: kiến thức thuầntúy ít gắn với thực tiễn, thiên về phân tích văn bản mà chưa chú ý đến đặc trưng thểloại, thậm chí nhiều giáo viên khi đưa ra mục tiêu bài học còn chưa đúng với các yêucầu cần đạt được nêu trong thông tư 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 vềChương trình giáo dục phổ thông

Thực hiện đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS

đã được áp dụng rất rộng rãi nhưng việc dạy học phát triển năng lực HS đối với GVcòn nhiều bỡ ngỡ và hầu như chưa có khái niệm đánh giá năng lực theo các thành tốcủa năng lực Trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học giáo viên chưa biết cách

Trang 4

1.1.2.Ưu điểm

- Với việc thực hiện giải pháp trên đã đảm bảo về nội dung: việc lựa chọn nộidung dễ dàng, không tốn nhiều thời gian của giáo viên

-Có sự đổi mới về phương pháp dạy học, bên cạnh việc trang bị kiến thức đã chú

ý rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh

-Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học, giáo viên đã có phần vận dụng,liên hệ thực tế

1.1.3.Nhược điểm

-Khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn củahọc sinh còn hạn chế

-Giờ học thiếu hấp dẫn, gây nhàm chán

- Học sinh tiếp thu kiến thức một các thụ động, nắm kiến thức không sâu, chưachú trọng rèn kĩ năng nghe nói, nhiều học sinh vẫn chưa biết cách đọc hiểu mở rộng

văn bản theo đặc trưng thể loại và không rèn các kỹ năng làm việc với các nguồn trithức (kỹ năng tìm kiếm thông tin với sách giáo khoa, phương tiện trực quan, với máy

vi tính, với băng hình, với internet, …) Do đó chưa thực sự rèn được đầy đủ các kỹnăng đọc – hiểu, kỹ năng nghe - nói…cho học sinh

-Giờ dạy chủ yếu là kiến thức lí thuyết, thiên về hỏi – đáp, phân tích từng phầnvăn bản mà chưa chú trọng vào việc giúp học sinh nhận ra đặc trưng thể loại qua từngvăn bản; mang tính chất đọc chép chưa đáp ứng được mục tiêu căn bản là hình thành

và phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh

1.2 Giải pháp 2: Lựa chọn và sử dụng phương pháp, công cụ đánh giá truyềnthống

1.2.1.Mô tả

Trang 5

-Hiện nay đa phần giáo viên vẫn đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, học sinh phải thực hiện các bài kiểm tra, dùng điểm số ở cácbài kiểm tra để đánh giá học sinh về mặt học tập

-Công cụ đánh giá chủ yếu được giáo viên sử dụng là các câu hỏi, bài tập Câuhỏi, bài tập có hai hình thức tự luận và trắc nghiệm, nội dung các câu hỏi, bài tập chủyếu xoay quanh kiến thức học sinh đã học, có một phần ít vận dụng kiến thức vàomột số tình huống hoặc ứng dụng cụ thể Thông qua các bài tập và câu hỏi học sinhghi nhớ được kiến thức và hình thành kỹ năng giải bài tập

-Giáo viên dễ dàng biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập

1.2.3.Nhược điểm:

- Với phương pháp, công cụ đánh giá truyền thống chưa đánh giá được kỹ năngnghe – nói, chưa đánh giá được đầy đủ năng lực, phẩm chất của người học

-Nặng tính hàn lâm, câu hỏi đôi khi vu vơ, chưa bám sát đặc trưng thể loại, chưa

có kết nối hợp lí giữa vấn đề đặt ra trong văn bản đọc với thực tiễn cuộc sống, ít liên

hệ thực tiễn, tình huống thực tế vì vậy hạn chế trong việc hình thành các năng lực,phẩm chất của học sinh

2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1 Vấn đề cần giải quyết

Khi CTGDPT mới được áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với cấp THCS, không

ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạyhọc phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Làm thế nào để lựa chọn,

sử dụng các phương pháp/kỹ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, nănglực học sinh THCS môn Ngữ văn trong CTGDPT 2018? Làm thế nào để lựa chọn, sửdụng các phương pháp/công cụ đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh một cách phù hợp và hiệu quả? Đây chính là những vấn

đề chúng tôi sẽ chia sẻ trong sáng kiến này giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảotrong quá trình thực hiện CTGDPT mới

2.2 Các bước thực hiện giải pháp

2.2 1 Nghiên cứu chương trình giáo dục tổng thể, chương trình môn Ngữ văn.

Trang 6

* Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục tổng thể

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúphọc sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đãhọc vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách vàđời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tíchcực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm củaĐảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và pháttriển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam,đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xâydựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiếntrên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại vềkhoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam,các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng nhưcác sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hộibình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắngnghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn,phát triển bền vững và phồn vinh

Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lựcngười học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiếtthực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩnăng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớphọc dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổchức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phươngpháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt đượcmục tiêu đó

Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học,cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trìnhgiáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:

-Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dụccốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và tráchnhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện củađịa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường vớigia đình, chính quyền và xã hội

- Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêucầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp

Trang 7

giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điềukiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trongthực hiện chương trình

-Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trìnhthực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế

* Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúphọc sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đãhọc vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách vàđời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tíchcực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển nhữngyếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩmchất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộngđồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất,năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theocác chuẩn mựqc chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực

để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngànhnghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghềhoặc tham gia vào cuộc sống lao động

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triểnnhững phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cáchcông dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệpphù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục họclên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với nhữngđổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

*Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh nhữngphẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những nănglực cốt lõi sau:

-Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các mônhọc và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

-Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một

số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,

Trang 8

*Chương trình môn Ngữ Văn

- Mục tiêu của chương trình:

Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần thực hiện mục tiêu của giáodục phổ thông giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thànhngười học tích cực, tự tin, có năng lực học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp

và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cóvăn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sựnghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng côngnghiệp mới

-Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu

Cùng với các môn khoa học khác, môn Ngữ văn hình thành và phát triển các phẩmchất chủ yếu đã được nêu trong CTGDPT tổng thể bao gồm:

-Yêu cầu cần đạt về năng lực chung

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảngcho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Các nănglực chung được hình thành và phát triển thông qua các môn học bao gồm: năng lực

CÁC

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Yêu

nước

Nhân ái

Chămchỉ

Trung

thực

Trách

nhiệm

Trang 9

và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết tiếpnhận các kiểu văn bản đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độtrong giao tiếp Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khảnăng nhận biết, nhận xét, đánh giá văn bản; biết thu thập, phân tích làm rõ thông tin,

ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiệntượng dưới những góc nhìn khác nhau Qua môn Ngữ văn, HS được rèn luyện để trởthành người học tích cực độc lập, sáng tạo trong tiếp nhận và tạo lập văn bản

-Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Môn Ngữ văn có ưu thế hình thành và phát triển cho học sinh năng lực thẩm mĩ

và năng lực ngôn ngữ Những biểu hiện cụ thể của năng lực đặc thù môn Ngữ vănđược trình bày trong bảng sau:

triển vừa thông qua thực

tiễn giao tiếp của học

sinh với tư cách người

bản ngữ vừa thông qua

việc vận dụng các kiến

thức cơ bản về tiếng

Việt để giao tiếp hiệu

– Đọc trôi chảy, hiểu đúng các văn bản thuộc nhữngkiểu, loại khác nhau với nội dung và hình thức biểu đạt

có độ phức tạp tăng dần qua từng lớp học, cấp học;nhận biết, phân tích, đánh giá được nội dung và đặc

điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với nhữngtrải nghiệm cuộc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử,

xã hội, tư tưởng, … để đọc hiểu các văn bản; có thói

quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc Từ đó biết chuyển

hóađược những gì đã đọc thành giá trị sống

– Viết được những kiểu văn bản khác nhau với nộidung và hình thức biểu đạt có độ phức tạp tăng dần qua từng lớp học, cấp học; bảo đảm các yêu cầu về chính tả,

từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, yêu cầu vềđặc điểm của kiểu văn bản ; biết thể hiện các ý tưởng,thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạchlạc và thuyết phục

Trang 10

quả trong các tình

huống cụ thể – Nói rõ ràng, mạch lạc, thể hiện rõ các ý tưởng, thôngtin, quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá

nhânmột cách thuyết phục, có tính đến quan điểm củangười khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độcầu thị và văn hoá thảo luận, tranh luận phù hợp; thểhiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranhluận

– Hiểu được ý kiến người khác trong giao tiếp thôngthường; nắm bắt được những thông tin quan trọng từcác bài thuyết trình, các cuộc đối thoại, thảo luận, tranhluận, có phản hồi linh hoạt và phù hợp; nhận biết, phântích, đánh giá được cách mà người nói biểu đạt ý tưởng,cảm xúc và thuyết phục người nghe

2 Năng lực văn học

* Khái niệm: Năng lực

văn học, một biểu hiện

của năng lực thẩm mĩ, là

khả năng tiếp nhận và

tạo lập văn bản văn học

Khả năng tiếp nhận văn

bản văn học được thể

hiện qua việc vận dụng

kiến thức văn học và

kinh nghiệm cá nhân

vào việc đọc, giải mã,

kiến tạo nghĩa và đánh

giá văn bản văn học

Khả năng tạo lập văn

– Biết đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết, lý giải,phân tích và đánh giá những đặc sắc về hình thức biểuđạt, trên cơ sở đó tiếp nhận một cách hợp lí và sáng tạonội dung (nghĩa, ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng),những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn bản (cái đẹp, cái

bi, cái hài, cái cao cả, )

– Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí

giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của tác phẩmvăn học đối với người đọc; bước đầu tạo ra được một

số sản phẩm có tính văn học– Có khả năng tưởng tượng và liên tưởng, có cảm xúc trước những hình ảnh cao đẹp về thiên nhiên, con người,cuộc sống trong văn học; làm chủ được tình cảm, cóhành vi ứng xử phù hợp trước các tình huống trong đờisống; vận dụng những điều đã học để hoàn thiện về nhâncách và sống một cuộc sống có ý nghĩa

Chương trình môn Ngữ văn sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêucầu cần đạt về năng lực của người học

Trang 11

Yêu cầu cần đạt = Động từ chỉ hoạt động + «được» + Nội dung/kiến thức

Ví dụ 1: Nhận ra (nhận biết) được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lờingười kể chuyện và lời nhân vật

Nhận ra (chỉ ra, nhận

biết)

(Nhận biết về hình thức,

nội dung văn bản)

được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện,

lời người kể chuyện và lời nhân vật (Ví dụ:Chỉ ra lời nhân vật trong văn bản trên…)

Ví dụ 2: Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hànhđộng, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật

Phân tích (nêu, nhận

xét, giải thích)

(Tìm hiểu nội dung,

hình thức văn bản)

được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử

chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.(Ví dụ: nhận xét gì về nhân vật Kiều Phươngqua những chi tiết trên…)

Ví dụ 3: Vận dụng những kiến thức đã học về nội dung văn bản để trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra

Trình bày

(Vận dụng kiến thức- kĩ

năng đã học)

được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản

gợi ra (Ví dụ: Em rút ra bài học nào cho bản thân từ văn bản trên…)

Các động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trườnghợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể Trong bảng tổng hợpdưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng một số từngữ Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm trađánh giá, giáo viên cần dựa vào yêu cầu cần đạt để thiết kế kế hoạch bài dạy và tổchức các hoạt động, vận dụng phương pháp phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm

vụ cụ thể giao cho học sinh

-Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người

kể chuyện và lời nhân vật

-Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôithứ ba

Trang 12

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngônngữ văn bản

-Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng

âm, các thành phần của câu trong văn bản

2 Văn bản thơ (thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả)

- Nêuđược ấn tượng chung về văn bản

-Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát

-Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ

- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữvăn bản

-Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồngâm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

3 Văn bản kí (hồi kí và du kí)

- Ch ỉ ra được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, dựng chân dung con

người trong kí

- Nh ận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất trong kí.

- Nh ận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn

ngữ văn bản

- Nh ận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng

âm, các thành phần của câu

4 Văn bản nghị luận:

-Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

-Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận

-Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng

âm, các thành phần của câu

5 Văn bản thông tin:

-Nhận biết được các chi tiết trong văn bản

- Nhận biết được cách thức mô tả vấn đề, tường thuật lại sự kiện trongvăn bản thông tin

-Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian

và theo quan hệ nhân quả

-Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng

âm, các thành phần của câu

II Viết

1 Kể lại một trải nghiệm của bản thân

-Xác định được kiểu bài tự sự, trải nghiệm cần kể

-Xác định được bố cục bài văn và các sự việc chính trong trải nghiệm

2 Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

-Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể

Trang 13

-Xác định được bố cục bài văn và các sự việc chính cần kể

3 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

-Xác định được kiểu bài miêu tả và đối tượng miêu tả: cảnh sinh hoạt

-Xác định được bố cục bài văn và trình tự miêu tả

4 Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm

-Xác định được kiểu bài nghị luận và vấn đề xã hội được bàn luận

-Xác định được yêu cầu của đề, nêu được vấn đề của đời sống

5 Thuyết minh thuật lại một sự kiện

-Xác định được kiểu bài và sự kiện cần thuyết minh

-Xác định được bố cục bài văn và sự kiện sẽ thuật lại

Hiểu I Đọc hiểu

1 Văn bản truyện (truyện ngắn, truyện đồng thoại, truyện cổ tích

-truyền thuyết

-Tóm tắt được cốt truyện

- Nêuđược chủ đề của văn bản

- Phân tíchđược tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngônngữ, giọng điệu

- Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kểchuyện

- Phân tíchđược đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hànhđộng, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật

- Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông

dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công

dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản

2 Văn bản thơ (thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả)

- Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tìnhtrong bài thơ

-Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh,biện pháp tu từ

-Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ

3 Văn bản kí (hồi kí và du kí)

- Nêu được chủ đề của văn bản

- Phân tíchđược tác dụng của giọng kể, ngôi kể, cách ghi chép về conngười, sự việc

-Phân tích, lí giải được vai trò của cái người kể chuyện, người quan sátghi chép trong hồi kí hoặc du kí

Trang 14

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thôngdụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy,dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản

4 Văn bản nghị luận:

-Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiềuđoạn

-Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thôngdụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy,dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản

5 Văn bản thông tin:

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bảncủa văn bản

-Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin cónhiều đoạn

- Trình bàyđược tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ

tự và dấu đầu dòng trong văn bản

- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản thuật lại một sựkiện với mục đích của nó

-Giải thích được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hìnhảnh, số liệu, )

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thôngdụng; công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trongvăn bản

II Viết

1 Kể lại một trải nghiệm của bản thân

- Trình bàyđược các sự việc theo diễn biến có địa điểm, thời gian, cácnhân vật, sự việc, hành động, ngôn ngữ

-Sử dụng ngôi thứ nhất để kể

-Thể hiện được cảm xúc trước sự việc được kể

2 Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

-Giới thiệu được nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- Trình bàycác sự việc chính trong truyện theo trình tự hợp lí

3 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

-Lựa chọn được các chi tiết tiêu biểu của cảnh sinh hoạt

-Tái hiện được các đặc điểm của cảnh sinh hoạt: không gian, thời gian, các hoạt động của con người…

4 Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm

Trang 15

5 Thuyết minh thuật lại một sự kiện

-Trình bày được diễn biến theo trình tự hợp lí Chú ý các chi tiết tiêubiểu, đặc sắc của sự kiện

-Sử dụng các từ ngữ phù hợp khi tường thuật

Vận

dụng I Đọc hiểu- Trình bàyđược bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra

- Trình bàyđược điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản

-Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp trong thơ

- Th ể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với

những vấn đề được đặt ra trong văn bản

- Rút rađược những bài học từ nội dung văn bản

-Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc cách thức truyềntải thông tin trong văn bản

-Thể hiện được ý nghĩa nhân văn qua câu chuyện được kể

2 Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Vận dụng:

-Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về câu chuyện vừa kể

-Sử dụng ngôn từ phù hợp khi kể lại câu chuyện

-Lựa chọn các chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách mạchlạc, logic

Vận dụng cao:

-Sáng tạo trong cách kể chuyện: lời kể, vận dụng các biện pháp tu từ, mang dấu ấn cá nhân

Trang 16

-Nêu được cảm nghĩ của bản thân về cảnh sinh hoạt.

- Sử dụng các từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách sinhđộng, rõ ràng

-Lựa chọn chi tiết hợp lí, dùng từ sáng tạo, chọn được điểm nhấn để làmnổi bật đối tượng miêu tả

Vận dụng cao:

-Sáng tạo trong cách miêu tả: ngôn ngữ giàu hình ảnh, vận dụng các biệnpháp tu từ, mang dấu ấn cá nhân

-Có những phát hiện mới mẻ, sâu sắc về cảnh sinh hoạt được tả

4 Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm

-Sử dụng hợp lí và hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm

-Nêu được vai trò, ý nghĩa, tác động của sự kiện với đời sống

Với việc phân tích các YCCĐ ở trên cho phép giáo viên xác định được nội hàmcủa phần nội dung, bao gồm kiến thức, kĩ năng gắn liền với các hoạt động mà HS cần

“thực hiện được”, “làm được” Đây là cơ sở giúp người giáo vên lựa chọn và tự xâydựng được các nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học của chủ đề/ bài học

chất, năng lực học sinh trong môn Ngữ văn

a Định hướng chung về phương pháp kỹ thuật dạy học phát triển phẩmchất, năng lực học sinh môn Ngữ văn

-Thực hiện yêu cầu kết hợp nội môn (cả kiến thức và kỹ năng), tích hợp liênmôn và tích hợp các nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân

Trang 17

sử dụng các phương tiện cho HS.

-Tăng cường phát huy tính tích cực, tự lực của HS; dành nhiều thời gian cho

HS nghiên cứu SGK và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận,bảo vệ kết quả học tập để HS biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu vàmức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

- Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợpvới mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể Tùy theo yêucầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong mộtchủ đề Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, ) được sửdụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Tăng cường sử dụngcác phương pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (dạyhọc thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy họcdựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá, cùng những kỹ thuật dạy họcphù hợp)

-Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Ngữvăn Coi trọng sử dụng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết

bị dạy học được trang bị; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy học

b Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủyếu và năng lực chung

-Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu: Môn Ngữ văn

là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả 5 phẩm chất chủyếu cho HS ở tất cả các cấp học Các phẩm chất này được môn Ngữ văn hình thành

và phát triển cho HS chủ yếu thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượngnghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học Từ việc hướng dẫn đọc hiểu cácvăn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho HS cơ hội khám phá bản thân và thếgiới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sốngtâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tìnhyêu đối với quê hương, đất nước, con người; tình yêu tiếng Việt và văn học, ý thức

về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoáViệt Nam; giúp HS thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với đời sống conngười, có thói quen và nhu cầu đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá của

Trang 18

nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một công dân

toàn cầu

-Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Môn Ngữ văn hình thành, phát triển các kĩ năng đọc,viết, nói và nghe Đây là công cụ quan trọng để học sinh học các môn học khác và tựhọc Năng lực tự học và tự chủ được hình thành thông qua việc HS biết tự tìm kiếm,đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khácnhau; biết lưu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp

Thông qua đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ vănmang lại cho học sinh những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, học sinh phát triển đượcvốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng củabản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan tronghọc tập và đời sống Môn Ngữ văn cũng giúp người học có khả năng suy ngẫm vềbản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạotrong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Qua việc tổ cức cácphương pháp dạy học, học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung,kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữcảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đềtrong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủđộng, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp

Cũng qua môn Ngữ văn, học sinh phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu vàđồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoágiải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khảnăng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động dạy học, môn Ngữ văn hình thành ở HS khả năng đánhgiá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồnthông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynhhướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng

cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dướinhững góc nhìn khác nhau

Môn Ngữ văn đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người đọc tích cực, chủđộng, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩa cho văn bản.Khi viết, học sinh cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởngmột cách sáng tạo Qua việc học Ngữ văn, nhất là đọc và viết về văn học, học sinh cóđược khả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn,biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh

Trang 19

c Định hướng về phương pháp, kĩ thuật hình thành, phát triển năng lực của

HS trong môn Ngữ văn

Mục tiêu chủ yếu của môn Ngữ văn là phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lựcvăn học với các thành phần năng lực đọc, viết, nói và nghe thông qua các YCCĐ Vìvậy khi thiết kế các hoạt động dạy học cho một chủ đề hoặc một nội dung cụ thể, giáoviên cần lựa chọn những phương pháp, kỹ thuật sao cho phù hợp với mục tiêu (đápứng sự phát triển các thành phần năng lực thông qua việc đảm bảo học sinh đạt đượcYCCĐ đối với mỗi chủ đề dạy học) và nội dung dạy học (ứng với các loại nội dungkiến thức)

* Định hướng về phương pháp dạy đọc:

Việc dạy đọc văn bản nói chung được thực hiện theo những định hướng cụ thểsau:

-Yêu cầu HS đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức củavăn bản, từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản; tổ

chức cho HS tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thôngđiệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,… được gửi gắm trong văn bản;hướng dẫn HS liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử,văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân của HS… để hiểu sâu hơngiá trị của văn bản, biết vạn dụng chuyển hoá những giá trị ấy thành niềm tin và hành

vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày

-Hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động đọc hiểu theo 3 giai đoạn của quy trìnhđọc: trước khi đọc – trong khi đọc – sau khi đọc Sau đây là một số định hướng vềphương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học:

Quy trình đọc Định hướng về phương pháp,

kỹ thuật và hình thức dạy học thuật và hình thứcPhương pháp, kỹ

dạy học

- Trước khi đọc: xác

định mục đích đọc; bổ

sung tri thức nền (nếu

thiếu), trải nghiệm những

tình huống có liên quan

đến nội dung VB; quan

sát tổng thể VB dự đoán

về nội dung đọc;…

Để phát triển năng lực đọc vănbản cho HS thì phương pháp, kỹthuật và hình thức dạy học cầnđược lựa chọn và sử dụng theođịnh hướng:

- Tạo điều kiện để HS tham giathực hiện hoạt động học tập vìphẩm, chất năng lực chỉ đượchình thành và phát triển qua việctham gia các hoạt động Vai tròcủa người GV không phải là đọcthay, hiểu thay, diễn giải VB thay

-PP đóng vai

-PP trò chơi

- Trong khi đọc: HS

được tổ chức đọc trực

tiếp VB, tìm hiểu các chú

thích, nhận diện bố cục/

Trang 20

- Hướng HS đến việc không chỉgiải mã mà còn sử dụng kiến thứcnền của mình để kiến tạo nghĩacho VB.

- Tạo điều kiện để HS tương tácvới VB, trao đổi, thảo luận vớinhững người đọc khác là bạn học

và GV để khám phá những cáchnhìn khác nhau về VB và vềnhững vấn đề của cuộc sóng do

VB gợi lên Từ đó, giúp HSkhông chỉ hiểu VB mà còn hình thành, phát triển, kĩ năng đọc VB

* Hình thức dạyhọc: cá nhân, cặpđôi, nhóm, dạy họctrên lớp, dạy học ởnhà, dạy học trảinghiệm…

nhiệm vụ thực tiễn hoặc

có liên quan trực tiếp đến

có cách dạy đọc văn bản phù hợp

* Định hướng về phương pháp dạy viết:

Quy trình viết Định hướng về phương

đoạn văn, viết

Để phát triển năng lực viết cho

HS thì phương pháp, kỹ thuật

và hình thức dạy học cần đượclựa chọn và sử dụng theo địnhhướng:

- Tạo điều kiện để HS thựchành các kỹ thuật viết tích cực,thực hành các bài tập đa dạng

-Tạo điều kiện để HS phân tíchmẫu các kiểu VB; rèn luyện

* PPDH:

-Dạy học theo mẫu

-Dạy viết dựa trên tiến trình

-PP đàm thoại gợi mở

-Dạy học giải quyết vấn đề

-Dạy học hợp tác

* KTDH:

-Bảng 4 ô vuông;

- KWL

Trang 21

* Định hướng về phương pháp dạy nói và nghe:

+ Tạo điều kiện cho HS quan sát, phân tích

mẫu, thực hành nói

+ Tạo điều kiện cho HS luyện tập tìm hiểu cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình

và cách thức trình bày, thảo luận, tranh luận

trước nhóm, tổ, lớp, cách dùng các phương tiệnnghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bàymiệng

+ Tạo điều kiện cho HS hình dung mình làngười nghe để hiểu mong muốn, nhu cầu củangười nghe và có cách nói thích hợp

+ Tạo điều kiện để HS rèn cách nắm bắt đượcnội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quanđiểm, ý định của người nói, cách kiểm tranhững thông tin chưa rõ, cách hợp tác, giảiquyết vấn đề với thái độ tích cực Rèn thái độnghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọngnhững ý kiến khác biệt Đối với nói nghe tươngtác, tạo điều kiện cho HS biết đặt câu hỏi đểhiểu nội dung nghe, cách nói theo lượt lời tronghội thoại

* PPDH:

- Dạy học theomẫu

- Đàm thoại gợimở

- DH giải quyếtvấn đề

-DH hợp tác

-Đóng vai

DH dựa trên dựán

ở nhà, dạy họctrải nghiệm…

d Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh trong môn Ngữ văn chúng tôi thường áp dụng:

d.1 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:

Áp dụng PPDH giải quyết vấn đề (kĩ thuật để hình thành năng lực giải quyết vấn đề,năng lực ngôn ngữ cho HS, giúp HS qua việc hiểu văn bản, biết kết nối những kiếnthức đã học với thực tiễn

Ví dụ: Ngữ liệu đọc hiểu: văn bản truyền thuyết Thánh Gióng

Trang 22

-Lí do chọn sử dụng dạy học giải quyết vấn đề:

+ Việc sử dụng dạy học giải quyết vấn đề ở hoạt động này là phù hợp với trình độnhận thức của HS Đến giai đoạn này của bài học, HS đã có những hiểu biết cơ bản

về truyền thuyết Thánh Gióng; đồng thời HS cũng có những hiểu biết thực tế về hộikhỏe Phù Đổng tại trường, địa phương mình Vì vậy, GV có cơ sở thiết kế tình huống

có vấn đề để tạo hứng thú tìm hiểu cho HS ở hoạt động này của bài học

+ Trong tình huống này của bài học, dạy học giải quyết vấn đề được sử dụng kết hợpvới PP trực quan PP trực quan được dùng để trình chiếu cho HS xem những hình ảnhliênquan đến hội khỏe Phù Đổng, từ đó để đặt HS vào tình huống có vấn đề, giúp

HS có hứng thú tìm hiểu điều mình chưa rõ Sau đó GV dùng hệ thống câu hỏi gợi

mở để hướng dẫn HS giải quyết vấn đề

+ Thời gian: 15 phút, đủ để HS suy nghĩ và giải quyết tình huống có vấn đề do GVđặt ra

+ Xuất phát từ một mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới

- Danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương của

Thánh Gióng do Hùng Vương ban cho sau

chiến công đánh đuổi giặc Ân

Tên gọi của hội thao trong nhàtrường phổ thông là Hội khỏePhù Đổng

-Đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng: Sức

mạnh phi thường, yêu nước sâu nặng, dũng

cảm

Truyện truyền thuyết dân gian

Một hoạt động liên quan đếnviệc rèn luyện thân thể trongnhà trường lại được đặt tên liên

quan đến truyền thuyết Thánh Gióng.

+ Tạo được hứng thú cho HS: một hoạt động thường niên trong nhà trường - gần gũivới đời sống

Trang 23

+ Gắn với mục đích và nội dung dạy học (giúp HS có ý thức tìm hiểu truyền thốngcủa quê hương, nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đãđọc gợi ra), vừa sức với HS

* Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

HS đề xuất giả thuyết và phương án giải quyết vấn đề Nếu HS gặp khó khăn, GV cóthể hỗ trợ HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi hướngdẫn như sau:

+ Chữ “Phù Đổng” gợi cho em liên tưởng đến điều gì về truyền thuyết Thánh

Gióng vừa học?

+ Nhân vật Thánh Gióng có đặc điểm gì?

+ Qua nhân vật Thánh Gióng, nhân dân đã thể hiện quan niệm và ước mơ gì về

người anh hùng?

+ Em rút ra được bài học gì từ truyền thuyết Thánh Gióng vừa học

+ Từ bài học ấy, em hiểu ý nghĩa của tên gọi Hội khỏe Phù Đổng như thế nào?

* Bước 3: Thực hiện kế hoạch

HS tiến hành trả lời các câu hỏi gợi ý, từ đó giải quyết được vấn đề thông qua việcrút ra được ý nghĩa của hội thi:

+ Gợi nhắc đến nhân vật anh hùng Thánh Gióng trong truyền thuyết

+ Lấy sức mạnh phi thường và chiến công lừng lẫy của Thánh Gióng như một tấmgương để thế hệ sau nỗ lực phấn đấu

+ Thể hiện sự mong mỏi thế hệ trẻ tiếp nối và phát huy

* Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận

-GV đánh giá theo các mức độ sau

Yêu cầu chung

HS thể hiện những hiểu biết của bản thân về hoạt động mang tính

truyền thống (hoạt động khơi gợi ý thức giữ gìn, phát huy truyềnthống) này và nêu nguyên nhân để cho thấy tác động của VB đối vớisuy nghĩ, nhận thức của bản thân (như 1 đại diện của thế hệ trẻ).Câu hỏi

HS nêu đượcmột trong ba ý nghĩa

HS nêu được hai

trong ba ý nghĩa

HS nêu được ba ý nghĩa Khuyến

khích HS sáng tạo, chấp nhận các ýnghĩa mới hợp lí

-GV cũng chấp nhận nếu HS có những sáng tạo vượt ngoài đáp án của mình

Với việc sử dụng dạy học giải quyến vấn đề ở hoạt động này, GV đã tạo cơ hội để

HS thông qua việc tham gia giải quyết vấn đề để hình thành ý thức tìm hiểu truyềnthống của quê hương và thông qua đó Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử

của cá nhân do VB đã đọc gợi ra.

Trang 24

d.2 Phương pháp dạy học hợp tác

-Đây là PPDH phổ biến, hỗ trợ đắc lực cho GV tổ chức hoạt động dạy học ở cả bốn

kĩ năng đọc – viết – nói và nghe từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, nănglực văn học và năng lực ngôn ngữ cho HS,…

- Hình thức tổ chức dạy học hợp tác phổ biến trong dạy học Ngữ văn là thảo luậnnhóm

+ Ví dụ về dạy học hợp tác:

Ngữ liệu đọc hiểu Văn bản “Bức tranh của em gái tôi”

-Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động luyện tập

-Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Nhận biết được chủ đề VB và nhận biếtđược một số yếu tố của truyện ngắn như cốt truyện, nhân vật, chủ đề, ngôi kể, lờinói, hành động, ý nghĩ… của nhân vật…

-Lí do chọn sử dụng dạy học hợp tác:

+ Dạy học hợp tác phù hợp dùng trong dạy đọc để phát triển NL đọc VB cho HS.+ Cơ sở vật chất: Phòng học có đủ không gian để cho HS hợp tác làm việc theo nhómnhỏ

+ Nhiệm vụ học tập: Đây là nhiệm vụ mang tính khái quát, từ truyện ngắn Bức tranhcủa em gái tôi, HS phải khái quát những đặc điểm của truyện ngắn (chủ đề, cốt truyện,nhân vật…) nên khá khó và cần sự hợp tác làm việc của các HS Hoạt động này cũng

là hoạt động trọng tâm, giúp HS biết cách tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loạinên cần thiết sử dụng các PP mà HS phải tham gia thực hiện để có thể tự khám phá,hiểu sâu, nhớ lâu

+ Thời gian: 20 phút, đủ để HS hợp tác làm việc theo nhóm

-Cách thức tổ chức:

+ Sử dụng kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm giúp HS thảo luận và vẽ được sơ

đồ tư duy và khái quát được các đặc điểm của truyện ngắn

+ Thành lập nhóm: Mỗi nhóm có khoảng từ 4-6 HS, vừa đủ để các em có thể tập hợplàm việc với nhau mà không mất nhiều thời gian di chuyển Đồng thời phù hợp vớinhiệm vụ, tạo điều kiện cho mọi HS trong nhóm đều có cơ hội tham gia đóng góp

+ Chuẩn bị: GV chia nhóm, phân công công việc cho các thành viên nhóm để đảm

bảo mọi HS đều có cơ hội tham gia; chuẩn bị giấy A1, rubric đánh giá kết quả

Nội dung

Phần thông tinHS chỉ nêu 1/3 đặc điểm

của truyện ngắn thể hiệnqua tác phẩm

HS chỉ nêu 2/3 đặc

điểm của truyện ngắnthể hiện qua tác phẩm

HS nêu được 3 đặc điểm

của truyện ngắn thể hiệnquatác phẩm

Trang 25

Phần hình

thức Sơ đồ của HS chưa có sự thể hiện ý lớn, nhỏ,

chưa biết dùng từ khóa,hình ảnh

Sơ đồ của HS có sựthể hiện ý lớn, nhỏ

Vài từ khóa, hình ảnhchưa phù hợp

Sơ đồ của HS có sự thểhiện ý lớn, nhỏ Từ khóa,hình ảnh phù hợp

HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm

+ Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm HS từ truyện ngắn Bức tranh của em gái

tôi khái quát lên những đặc điểm của thể loại truyền thuyết và thể hiện dưới dạng sơ

đồ tư duy trên giấy A0

+ Thực hiện nhiệm vụ: HS hợp tác làm việc theo nhóm Trong khi các nhóm làmviệc, GV quan sát, hướng dẫn HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (cách dùngnhánh, nét thể hiện ý chính, ý phụ, cách chọn từ khóa, hình ảnh,…), hỗ trợ khuyếnkhích các HS chưa chủ động tham gia

+ Trình bày kết quả: GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả; tổ chức cho cácnhóm nhận xét lẫn nhau; bổ sung, chốt các ý

+ Đánh giá: Dựa trên các góp ý, GV hướng dẫn các nhóm còn lại tự nhận xét sảnphẩm của nhóm mình và tự rút ra những gì cần điều chỉnh, bổ sung cho tốt hơn GVnhận xét, đánh giá dựa trên rubric đã chuẩn bị

Với việc sử dụng PPDH này, thay vì thuyết giảng như truyền thống, thông qua việc

sử dụng dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy như trên, GV tổ chức hoạtđộng để HS tham gia chủ động Qua việc thực hiện thành công các hoạt động này,

HS sẽ phát triển NL nhận biết được chủ đề, cốt truyện, nhân vật của thể loại truyệnngắn

d.3 Phương pháp dạy học dựa trên dự án

-Đây là phương pháp dạy học phát huy tối đa tích cực chủ động của HS, từ đó hìnhthành, phát triển ở HS hầu hết các năng lực hcung và đặc thù: năng lực hợp tác, tựhọc và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ…, đòi hỏi

HS huy động kiến thức – kĩ năng ở nhiều lĩnh vực, nhiều môn học để giải quyết vấnđề

-Ví dụ về PPDH dựa trên dự án: Bài 8, chủ đề nghị luận xã hội

-Phần nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Tìm hiểu, điều tra tình thình ô nhiễm nguồn nước ở địa phương và nêu ý kiến của em

về vấn đề đó (kết nối với văn bản Khan hiếm nước ngọt)

Thực hiện 1 tiết dạy học

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án:

1 Giáo viên chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:

-Công tác tổ chức:

+ Nh óm 1: Xây dựng kịch bản chương trình, lên danh sách khách mời và viết giấy

mời, chuẩn bị trang thiết bị (máy tính, máy chiếu, kê, xếp bàn ghế), trang trí…

Trang 26

+ Nh óm 2: Dẫn chương trình: viết lời dẫn, xây dựng các câu hỏi giao lưu với khán

giả giữa các báo cáo, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ

Mỗi nhóm lại chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện các yêu cầu của dự án:

+ Nh óm 1: Ghi lại các hình ảnh và phỏng vấn điều tra về tình hình ô nhiễm nguồn

nước ở địa phương em

+ Nh óm 2: Tìm hiểu các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm đó ở địa

phương

+ Nhóm 3: Đề xuất các giải pháp mà HS có thể làm để góp phần cải thiện tình trạng

ô nhiễm ở địa phương

GV hướng dẫn lập kế hoạch nhóm trong thời gian thực hiện dự án

Giáo viên giải đáp những thắc mắc từ phía học sinh (cách tổ chức, nội dung triểnkhai, tài liệu bổ sung…) GV hẹn lịch gặp tiếp theo

+ Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (Trong tuần 1- đầu tuần 2)

Học sinh làm việc theo nhóm được phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứngvới 3 câu hỏi nội dung đã đặt ra Cụ thể:

- Công tác tổ chức: Lên kịch bản chương trình và thiết kế giấy mời (kết hợp cùngnhóm tuyên truyền trình bày trên Word hoặc Powerpoint)

-Sưu tầm các tài liệu về nội dung bài học (ảnh, Video Clip, số liệu thống kê ) và đềxuất 3 nội dung sẽ trình bày trong tiết luyện nói và nghe

-Nhóm dẫn chương trình viết lời dẫn xây dựng các câu hỏi giao lưu với khán giả giữacác báo cáo)

Giáo viên theo dõi, đôn đốc học sinh, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện Các nhómtrao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc trung gian (công tác tổ chức)

đã thực hiện được

Giáo viên gặp học sinh theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ học sinh về côngnghệ

+ Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án (tuần 2)

1 Học sinh trình bày dự án trong tiết học với các vai:

-Ban tổ chức chương trình

- Các báo cáo viên

-Người tham gia buổi ngoại khóa

-Khách mời là: Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên trong tổ văn, giáo viên chủnhiệm, giáo viên bộ môn, đại diện phụ huynh

Trang 27

+ Dưới dạng file (Word)

+ Báo cáo trình chiếu trong tiết học bằng phần mềm Power Point (Mỗi nhóm không quá 20 sile)

2 Giáo viên trong Ban tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm

Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đónggóp tích cực

Giáo viên tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung, đánh giáquá trình làm việc thực hiện dự án của từng nhóm, đánh giá kết quả học tập

Như vậy, sau hoạt động dạy học dựa trên dự án, GV tạo cơ hội để HS chủ động kiếntạo tri thức, hình thành kĩ năng và vận dụng tổng hòa các yếu tố đó để hoàn thành các sản phẩm học tập của dự án

d.4 PPDH đàm thoại gợi mở:

-Mặc dù đây là một PPDH đã phổ biến từ lâu nhưng không thể phủ nhận những ưuđiểm của nó trong quá trình dạy học, chẳng hạn như phát huy được tính tích cực củangười học trong quá trình trả lời câu hỏi; tạo không khí sinh động, sôi nổi cho lớp họchoặc giúp GV và HS thu được thông tin phản hồi về quá trình học tập để kịp thời điềuchỉnh hoạt động dạy và học Những ưu điểm ấy lại càng được thể hiện nhiều hơntrong giờ học môn Ngữ văn, đặc biệt là giờ đọc hiểu VB vì đó vốn dĩ là những cuộcđối thoại, thương lượng giữa bạn đọc – HS với VB, với GV và với những HS khác

Do vậy, đây là PPDH phù hợp để tạo cơ hội cho HS phát triển các NL chung như NL

tự chủ và tự học, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo và những NL đặc

thùnhư NL ngôn ngữ và NL văn học thông qua việc hỏi và trả lời những câu hỏi liên

quan đến quá trình tiếp nhận và tạo lập VB văn học

Ví dụ: PPDH đàm thoại gợi mở

-Phần: Đọc

-Thể loại: Truyền thuyết

-Ngữ liệu chọn: Truyền thuyết Thánh Gióng

-Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động khám phá kiến thức

-Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Nhận biết được chủ đề của VB

-Lí do chọn sử dụng PP đàm thoại gợi mở:

+ Ở hoạt động trước đó, GV đã sử dụng dạy học hợp tác kết hợp với phiếu học tập;

vì vậy, ở hoạt động này, GV lựa chọn PP đàm thoại gợi mở để thay đổi không khí lớphọc, tạo động lực học tập cho HS

Trang 28

+ Nhiệm vụ học tập ở hoạt động này vừa sức với trình độ HS và có sự kế thừa từnhững nội dung dạy học trước đó Dựa trên những gì đã tìm hiểu về cốt truyện vànhân vật ở những hoạt động trước đó, đến hoạt động này HS có thể dễ dàng đưa ranhững nhận xét về hành động của người anh hùng làng Gióng sau cuộc chiến; trên cơ

sở đó nhận ra thái độ và quan niệm của nhân dân đối với người anh hùng Đồng thờiđây cũng là nhiệm vụ học tập tạo cơ hội phát triển tư duy khái quát, đánh giá cho HSdựa trên những cứ liệu đã phân tích trước đó Do vậy, có thể nói nhiệm vụ học tập ởhoạt động này đã được chuẩn bị đầy đủ cả về mặt dữ liệu lẫn mức độ nhận thức từnhững hoạt động trước đó Vì thế, việc sử dụng PP đàm thoại gợi mở ở hoạt độngdạy học này là phù hợp vì sẽ không tốn quá nhiều thời gian

+ Thời gian dành cho hoạt động này là 10 phút, đủ để HS suy nghĩ, trao đổi và tìm

ra câu trả lời

-Cách thức tổ chức hoạt động

+ Sử dụng PP đàm thoại gợi mở theo hình thức dạy học cá nhân

+ Chuẩn bị:

GV chuẩn bị câu hỏi:

(1) Em nhận xét gì về những hành động của người anh hùng sau cuộc chiến?

GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả

+ Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi chính (có thể kết hợp trình chiếu) và gọi HS trảlời, tùy tình hình cụ thể để đưa ra những câu hỏi gợi mở phù hợp

+ Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của GV.+ Trình bày kết quả: GV gọi 2 – 3 HS bất kì để trả lời GV tổ chức cho các HSkhác nhận xét, từ đó thu thập thông tin tập trung vào các nội dung sau:

Nhận xét về những hành động sau cuộc chiến của người anh hùng: Bấtngờ Nguyên nhân:

Chưa được ban thưởng đã bay về trời

Hoàn thành xong nhiệm vụ là bay về trời chứ không cần bất kì sự ghi nhận/ vinhdanh nào

Thái độ và quan niệm của nhân dân đối với người anh hùng chống giặc

ngoại xâm:

Ngợi ca, tôn vinh những người yêu nước, dũng cảm, không màng danh lợi

Trang 29

+ Đánh giá: Dựa trên kết quả trả lời và góp ý của các cá nhân, GV nhận xét, đánhgiá câu trả lời của HS dựa trên rubric đã chuẩn bị và hướng dẫn HS những gì cầnđiều chỉnh, bổ sung

câu hỏi chính nhưng sơ

- Trong môn Ngữ văn, PP đóng vai được thực hiện theo một số hình thức hoạt độngsau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể một VB văn họcthành kịch bản sân khấu; vào vai để xử lí một tình huống giao tiếp giả định; trình bày một vấn đề, một ý kiến (ở cả dạng viết và nói) từ các góc nhìn khác nhau

+ Ví dụ về PPDH đóng vai

-Phần: Đọc

-Thể loại: Cổ tích

-Ngữ liệu chọn: Cổ tích Thạch Sanh

-Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động khám phá kiến thức

-Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhânvật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật

-Lí do chọn sử dụng PP đóng vai:

+ Ở hoạt động này, khi sử dụng dạy học hợp tác để hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật

Thạch Sanh, GV có thể sử dụng kết hợp PP đóng vai ở bước hướng dẫn HS báo cáo

kết quả thực hiện nhiệm vụ Việc lựa chọn sử dụng PP đóng vai ở bước này của hoạtđộng dạy học có thể giúp HS thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú và động lựccho HS khi các em được báo cáo kết quả học tập theo một hình thức khác với cáchlàm quen thuộc

+ Nội dung dạy học này phù hợp với PP đóng vai Ở nội dung dạy học này, khi sửdụng PP đóng vai, HS có điều kiện hóa thân vào một vai "giả định" để trình bày suynghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật từ góc nhìn của vai mà họ đảm nhận Vìvậy, GV không chỉ kiểm tra, đánh giá được kết quả HS đọc hiểu nhân vật trong truyện

Trang 30

GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả hoạt động.

+ Giao nhiệm vụ: (Bước 1: GV lựa chọn tình huống và cung cấp thông tin về vai

diễn) GV cung cấp thông tin, vai "giả định" cho HS: Sau khi thảo luận nhóm để trảlời các câu hỏi/ hoàn thành phiếu học tập thì sẽ trình bày kết quả hoạt động nhómbằng hình thức đóng vai Thánh Gióng để lí giải hành động bay về trời sau khi chiếnthắng giặc Ân với cả lớp GV xác định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện hoạtđộng và mục đích thực hiện

+ Thực hiện nhiệm vụ: (Bước 2: HS làm quen và tập đóng vai)

HS hợp tác làm việc theo nhóm để làm quen với tình huống và vai được đảm nhận:

GV có thể mô tả rõ hơn về vai diễn, tổ chức cho HS tự phân vai, thảo luận về cách thứcthể hiện vai

HS luyện tập đóng vai

Các nhóm được hướng dẫn để xác định các tiêu chí quan sát vai diễn và nhận nhiệm

vụ quan sát, nhận xét, đánh giá cho các vai diễn

+ Trình bày kết quả: (Bước 3: HS đóng vai) HS diễn vai do mình đảm nhận và

những HS khác không trực tiếp tham gia đóng vai sẽ thực hiện việc quan sát

+ Đánh giá: (Bước 4: GV và HS thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận) HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả trình diễn của mình Trên cơ sở đó, GV hướngdẫn HS rút ra các kiến thức về nhân vật Thạch Sanh và những kinh nghiệm từ hoạtđộng GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS dựa trên rubric đã chuẩn bị.Như vậy, thông qua việc sử dụng PP đóng vai kết hợp với dạy học hợp tác, GV tổchức hoạt động để HS chủ động tham gia và qua đó phát triển NL giao tiếp và hợp

tác, NL nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cửchỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật

d.6.Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình

PPDH này không tập trung vào sản phẩm cuối cùng là bài viết hoàn chỉnh của HS,

mà chú trọng vào các hoạt động của HS trong từng bước của quy trình viết Theo

đó, HS được trải nghiệm toàn bộ quá trình hoàn thành một VB, học hỏi, rút kinhnghiệm để hình thành các kĩ năng cần thiết ở từng bước

Trang 31

-Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động thực hành viết theo quy trình.

-Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích

-Lí do lựa chọn sử dụng PP dạy viết dựa trên tiến trình:

+ Nhiệm vụ học tập phù hợp: đây là hoạt động thực hành, có tính chất tổng hợp; HSphải triển khai bài viết theo từng bước trong quy trình viết

+ Thời gian phù hợp: linh hoạt; HS có thể làm ở lớp hoặc ở nhà

-Cách thức tổ chức hoạt động: Sử dụng PP dạy viết dựa trên tiến trình kết hợp với

kĩ thuật bảng 4 ô vuông, HS làm việc cá nhân

+ Chuẩn bị: (Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung dạy viết + Bước 2: Chuẩn bị)

GV xác định đề bài để hướng dẫn HS thực hành viết theo quy trình: Hãy viết mộtbài văn kể lại một truyện cổ tích mà em biết ngoài truyện “Thạch Sanh” em đãđược đọc

GV xây dựng các hoạt động học và thiết kế các công cụ cần thiết để hướng dẫn HSthực hành viết theo quy trình, cụ thể như sau:

Để hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết, GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi

Để hướng dẫn HS lập dàn ý, GV chuẩn bị kĩ bảng bốn ô vuông (xem ví dụ trìnhbày ở kĩ thuật bảng bốn ô vuông)

Để hướng dẫn HS viết bài, tự xem lại và chỉnh sửa, GV cung cấp cho HS bảngcâu hỏi hướng dẫn HS tự kiểm tra bài văn tự sự

Phiếu học tập

Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị trước khi viết bài văn

tự sự (Kể lại một truyện cổ tích)

1. Em viết bài văn này để làm gì?

2. Ai là người kể? Nếu em là người kể, em sẽ tự xưng hô trong bài văn như thế nào?

3.Truyện em sẽ kể có tên là gì? Đó là truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào?

4. Mở đầu truyện, em dự định giới thiệu những gì?

5.Tóm tắt những sự kiện chính mà em sẽ kể trong phần diễn biến của truyện

6. Truyện em sẽ kể có kết thúc như thế nào?

7.Truyện em sẽ kể có những sự kiện/ chi tiết nào mang tính chất hoang

đường, kì ảo? Những sự kiện/ chi tiết ấy sẽ xuất hiện ở phần nào (mở đầu/ diễnbiến/ kết thúc) trongtruyện?

Trang 32

Phiếu học tập

Câu hỏi hướng dẫn tự kiểm tra bài văn tự sự (Kể lại một truyện cổ tích)

Đọc lại bài văn của em, tự kiểm tra bài văn bằng cách tự trả lời các câu hỏi sau đây;sau đó tiến hành chỉnh sửa bài văn (nếu cần)

Về việc đảm bảo nội dung và hình thức của một truyện cổ tích:

1 Truyện được em kể lại có phù hợp với đề bài (kể lại một truyện cổ tích) không?

2 Ngôi kể trong bài văn của em có thống nhất không?

3 Cách mở đầu truyện có gây ấn tượng không? Nếu không, em sẽ điều chỉnh nhưthế nào để phần mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc hơn?

4 Các sự kiện và chi tiết trong bài văn có tập trung thể hiện ngoại hình, lời nói,hành động của nhân vật trong truyện cổ tích không?

5 Truyện của em có các chi tiết hoang đường/ kì ảo không? Các chi tiết này đã được

kể một cách sinh động, hấp dẫn chưa? Nếu chưa, em sẽ điều chỉnh thế nào?

6 Em muốn bổ sung thêm sự kiện/ chi tiết nào? Tại sao?

7 Những câu văn/ đoạn văn nào trong bài em có thể bỏ bớt? Tại sao?

8 Bài văn của em có được tổ chức theo cấu trúc của VB tự sự (có các phần mở đầu,

diễn biến, kết thúc) một cách rõ ràng không?

9 Em có sử dụng các phương thức biểu đạt khác như miêu tả và biểu cảm để làm

cho lời kể sinh động không?

Về việc đảm bảo hình thức của một bài văn nói chung:

10 Các đoạn văn trong bài có được trình bày một cách rõ ràng không? Các đoạn

văn có được tách một cách hợp lí không?

11 Bài văn của em có lỗi chính tả, viết câu không? Nếu có, hãy sửa lại cho đúng

+ Giao nhiệm vụ: (Bước 3: Hướng dẫn HS viết theo quy trình) GV nêu đề bài và

cung cấp các câu hỏi và phiếu học tập để hướng dẫn HS viết theo quy trình

+ Thực hiện nhiệm vụ: (Bước 3: Hướng dẫn HS viết theo quy trình) HS lần lượtthực hiện từng bước của quy trình viết, trả lời các câu hỏi và hoàn thành các phiếuhọc tập của GV

+ Trình bày kết quả: (Bước 4: Trình bày sản phẩm học tập và đánh giá) GV gọi1-2 HS trình bày kết quả viết bài; bao gồm cả dàn ý và bài viết hoàn chỉnh

+ Đánh giá: (Bước 4: Trình bày sản phẩm học tập và đánh giá) Dựa trên phản hồi của các HS và câu hỏi hướng dẫn kiểm tra bài viết, GV đánh giá kết quả bài làm của

HS và hướng dẫn HS những gì cần điều chỉnh, bổ sung

Có thể thấy, thông qua việc sử dụng PP dạy viết dựa trên tiến trình, GV tổ chức hoạtđộng để HS chủ động tham gia vào từng bước trong quy trình viết; qua đó phát triển

NL viết bài văn kể lại một truyện cổ tích

d.7 Phương pháp dạy học theo mẫu

Trang 33

Đây là PP thường được dùng trong dạy tiếng Việt, viết, nói và nghe Trong dạy họcđọc hiểu, GV cũng có thể sử dụng PP này để dạy kĩ thuật, chiến thuật đọc cho HS.+ Ví dụ về PPDH theo mẫu

-Phần: Viết

-Thể loại: Cổ tích

-Ngữ liệu chọn: Thạch Sanh

-Hoạt động sử dụng PP phân tích mẫu: Hoạt động khám phá kiến thức

-Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ: Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích.

-Lí do lựa chọn sử dụng PP dạy học theo mẫu (mức độ phân tích mẫu)

+ Nhiệm vụ học tập phù hợp: Trong hoạt động này, HS tìm hiểu đặc điểm cấu trúccủa kiểu VB tự sự, cụ thể là truyện cổ tích Như vậy, cổ tích Thạch Sanh (HS đã đọc)được xem như VB mẫu mà từ đó, cùng với các câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu của

GV, HS tự khái quát lên đặc điểm cơ bản của một VB tự sự và những đặc điểm riêngcần chú ý về cấu trúc của một truyền thuyết

+ Thời gian học tập phù hợp: Thời gian dành cho hoạt động này là 15 phút, phù hợp

để HS xem lại VB, trả lời các câu hỏi phân tích mẫu và khái quát được kiến thức vềđặc điểm cấu trúc kiểu VB cần viết

-Tổ chức hoạt động:

+ GV sử dụng PP phân tích mẫu kết hợp với dạy học hợp tác

+ Chuẩn bị: (Bước 1: Xác định mục đích sử dụng PP dạy học theo mẫu + Bước 2: Lựa chọn mẫu và cách trình bày mẫu/ cách cung cấp mẫu cho HS + Bước 3:

Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS phân tích mẫu theo định hướng củabài học)

Mẫu được chọn ở đây là cổ tích Thạch Sanh VB này có thể được in để phát cho HShoặc được trình bày sẵn trong SGK

GV chuẩn bị câu hỏi/ phiếu học tập để hướng dẫn HS phân tích mẫu:

Truyện cổ tích thường được kể theo ngôi kể nào?

Phần mở đầu của truyện cổ tích thường giới thiệu những điều gì? Cách giới thiệu như thế nào?

Khi kể truyện cổ tích, người kể thường kể về những kiểu nhân vật nào, có đặc điểmgì? Phần kết thúc của truyện cổ tích thường kết thúc như thế nào?

Bên cạnh những sự việc kể về cuộc đời số phận của nhân vật, người kể còn lồng ghépvào truyện những yếu tố có tính chất như thế nào để làm cho truyện hấp dẫn hơn?Thái độ của nhân dân về đối tượng, câu chuyện được kể trong truyện cổ tích có đượcthể hiện một cách trực tiếp bằng lời kể trong truyện không? Nếu có thì những lời kể

đó thường xuất hiện ở phần nào của truyện?

Em hãy khái quát về bố cục của một truyện cổ tích

Trang 34

+ Giao nhiệm vụ: (Bước 4: Hướng dẫn HS phân tích mẫu theo định hướng củabài học) GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc lại VB Thạch Sanh và thảo luận, trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu

+ Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm, ghi chép lại kết quả thảo luận củanhóm

+ Trình bày kết quả: GV mời 1-2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp; các nhóm cònlại lắng nghe

-Đặc điểm cấu trúc kiểu VB tự sự - truyện cổ tích:

Ngôi kể: Thường là ngôi thứ ba.

Phần mở đầu: Thường giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật

Phần diễn biến: Thường kể một chuỗi các sự việc xoay quanh nhân vật chính,được sắp xếp theo một trình tự nhất định Nhân vật chính thường được tập trung thểhiện qua: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ

Phần kết thúc: Thường kể về kết cục cuộc đời của các nhân vật chính diện vàphản diện

Có các chi tiết chứa đựng yếu tố hoang đường kì ảo

Như vậy, với việc dùng PP phân tích mẫu, GV đã tổ chức để HS rút ra được nhữngđặc điểm cơ bản về cấu trúc của kiểu VB tự sự, cụ thể là truyện cổ tích; kiến thức nàygiúp HS định hướng rõ ràng về hình thức của bài văn sẽ viết; góp phần hướng đếnYCCĐ: Viếtđược bài văn kể lại một truyện cổ tích

d.8 Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Trong dạy học Ngữ văn, tôi thường sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp với

DH hợp tác, PP đàm thoại gợi mở, DH giải quyết vấn đề, DH dựa trên dự án để HStrình bày tóm tắt kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm

+ Ví dụ về việc áp dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy

-Phần: Đọc

-Thể loại: Truyền thuyết

-Ngữ liệu chọn: Bức tranh của em gái tôi

-Hoạt động sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy: Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Nhận biết được chủ đề của VB và Nhậnbiết được một số yếu tố của truyện truyện ngắn như: cốt truyện, sự việc chính, nhânvật và đặc điểm của nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật

Trang 35

-Lí do chọn sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy:

+ Kĩ thuật sơ đồ tư duy được sử dụng kết hợp với dạy học hợp tác là phù hợp vì kĩthuật sơ đồ tư duy có thể dùng kết hợp với một số PP trong đó có dạy học hợp tác đểdạy đọc cho HS Ở đây, sơ đồ tư duy được xem là sản phẩm học tập để đánh giá kếtquả hợp tác giữa các thành viên trong nhóm

+ Nội dung dạy học: Đây là nội dung dạy học ở hoạt động luyện tập nên đòi hỏi HSphải biết hệ thống hóa và tóm tắt các kiến thức từ những hoạt động học trước đó.Trong trường hợp này, HS phải hệ thống hóa và tóm tắt được những đặc điểm củatruyền thuyết thông qua một ngữ liệu cụ thể (truyện ngắn) Vì vậy, việc sử dụng kĩthuật sơ đồ tư duy ở nội dung dạy học này là phù hợp Dựa trên sản phẩm sơ đồ tưduy của HS, GV có thể đánh giá được mức độ đạt các YCCĐ đã đặt ra

+ Thời gian: 15 phút, đủ để HS thực hiện hoạt động

+ GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả và tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫnnhau

+ GV bổ sung, GV lưu ý HS về cách trình bày sơ đồ tư duy

Với việc tổ chức dạy học bằng kĩ thuật sơ đồ tư duy, HS có cơ hội để thể hiện được

NL Nhận biết được chủ đề của VB và Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắnthông qua việc tạo lập sơ đồ tư duy để tóm tắt những vấn đề nổi bật về đặc điểm củatruyện ngắn thể hiện qua ngữ liệu Bức tranh của em gái tôi

d.9 Kĩ thuật KWL

-Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tậptrong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết

và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập Trong và sau quá trình học tập,

HS sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vàobảng

Trang 36

Trong môn Ngữ văn, kĩ thuật KWL đặc biệt phù hợp để khơi gợi, kích hoạtkiến thức nền Vì vậy, GV có thể sử dụng kĩ thuật này ở giai đoạn trước khi đọc ở giờhọc đọc, hoặc ở những giờ học sinh tìm hiểu về đặc điểm của các kiểu văn bản khihọc viết hoặc cách thức trình bày một vấn đề cụ thể khi học nói và nghe

+) Ví dụ về Kĩ thuật KWL

-Phần: Đọc

-Thể loại: Truyện cổ tích

-Ngữ liệu chọn: Thạch Sanh

-Hoạt động sử dụng kĩ thuật KWL: Hoạt động Khởi động

-Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Nêu được ấn tượng chung về VB; nhận biếtđược các chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm

-Lí do chọn sử dụng kĩ thuật KWL:

+ Kĩ thuật KWL được sử dụng trong dạy đọc là phù hợp, có thể dùng kết hợp với một

số PP, KTDH để dạy đọc cho HS Kĩ thuật KWL được thực hiện theo hình thức cánhânnhằm kích hoạt kiến thức nền tức là những gì HS đã biết liên quan đến nội dungsắp học, đồng thời xây dựng mục đích đọc, tạo hứng thú đọc cho HS Vì vậy, kĩ thuậtnày phù hợp với mục tiêu của hoạt động khởi động

+ Nội dung dạy học: Thạch Sanh là một câu chuyện cổ tích cũng khá quen thuộc với

HS nên HS có thể đã biết ít nhiều, thuận lợi cho việc thực hiện phần K và W trongbảng KWL

+ Thời gian thực hiện hoạt động: Nếu không có thời gian trên lớp, GV cho HS chuẩn

bị phần K và W tại nhà, vì vậy thời gian cũng phù hợp để HS trao đổi, thảo luận các

ý của cột K và W tại lớp

-Tổ chức hoạt động

+ Ở buổi học trước, GV phát phiếu KWL cho HS và hướng dẫn các em thực hiệnphần K và W tại nhà Trong phiếu GV đã có sẵn một số câu hỏi gợi ý cho phần K vàW

K(Những điều em đã biết liên

quan đến VB)

W(Những điều em muốn biết thêm

về VB)

L(Những điều em đãhọc được về VB)

loại truyện Cổ tích nói chung?

+ Trong hoạt động khởi động đầu giờ học, GV tổ chức cho HS trao đổi về nội dungcủa cột K và W trên phiếu KWL đã chuẩn bị ở nhà

+ GV có thể sử dụng thêm câu hỏi gợi mở để dẫn dắt và hướng HS nêu các điều em

đã biết, muốn biết về tác phẩm và các kiến thức nền cần kích hoạt, ghi nhận các ý

Trang 37

-Hoạt động: Thực hành viết theo quy trình, bước tìm ý và lập dàn ý.

-Mục tiêu: Hướng đến YCCĐ: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết

-Lí do sử dụng kĩ thuật bảng bốn ô vuông:

Kĩ thuật bảng bốn ô vuông có thể dùng kết hợp với một số PP, KTDH để dạy viết cho

HS Trong trường hợp cụ thể này thì đây là nhiệm vụ đòi hỏi HS phải xác định rõ các

sự kiện, chi tiết trong một VB tự sự Bảng bốn ô vuông, với các ô vuông được sắpxếp liên tiếp, bao quanh ô chứa chủ đề bài viết; giúp HS xây dựng được một hệ thốngcácsự kiện, chi tiết một cách logic; tránh bị trùng lặp

.-Tổ chức hoạt động: GV sử dụng kĩ thuật bảng bốn ô vuông

+ GV ra đề viết: Hãy viết một bài văn kể lại một truyền thuyết mà em biết (ngoàitruyền thuyết “Thánh Gióng” em đã được đọc)

+ GV hướng dẫn sử dụng bảng bốn ô vuông ở bước tìm ý và lập dàn ý:

Phát phiếu học tập có bốn ô vuông hoặc yêu cầu HS tự vẽ vào vở

Hướng dẫn HS viết tên truyền thuyết sẽ kể vào ô vuông ở giữa; dùng bút màu đỏviết các nội dung sau vào các ô: ô 1: mở đầu; ô 2: diễn biến; ô 3: kết thúc; ô 4: tháiđộ/ quan điểm của nhân dân; dùng bút màu xanh lần lượt viết một cách ngắn gọn (viếtcụm từ/ câu ngắn) các sự kiện, chi tiết của từng phần vào các ô tương ứng; có thểdùng bút highlight để tô màu các yếu tố kì ảo

Nhận xét sản phẩm của HS hoặc hướng dẫn HS kiểm tra, nhận xét sản phẩm củanhau

Hướng dẫn HS điều chỉnh, hoàn thành dàn ý với hình thức bảng bốn ô vuông

Kể lại truyện truyền thuyết…

3 Kết thúc:…

4 Thái độ/quan điểm của nhân dân…

Trang 38

2.2.3 Nghiên cứu các phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá nhằm phát triểnphẩm chất, năng lưc học sinh trong môn Ngữ văn

* Định hướng chung

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời,

có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ củahọc sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí

và phát triể̉n chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chấtlượng giáo dục

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quyđịnh trong Chương trình tổng thể và chương trình môn học Phạm vi đánh giá là toàn

bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Ngữ văn Đánh giá dựa trêncác minh chứng là quá trình rèn luyện, học tập và các sản phẩm trong quá trình họctập của học sinh

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượngthông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trêndiện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế

Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quảđánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá

và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp

Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức Việc đánh giá trên diện rộng

ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặccấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí cáchoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi,từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhànước, gia đình học sinh và xã hội Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chứcnăng và yêu cầu chính sau:

– Đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và phương pháp dạy học

– Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giátrị cho học sinh tự điều chỉnh quá trình học; cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy

Trang 39

học; cho cán bộ quản lí nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho

gia đình để giám sát, giúp đỡ học sinh

– Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh được chú ý và xem đó là biệnpháp rèn luyện năng lực như tự học, tư duy phê phán; hình thành phẩm chất chămhọc, vượt khó, tự chủ, tự tin,…

– Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính vớiđánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tínhđược phản hồi kịp thời, chính xác

– Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất

– Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức vàthực tiễn Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực học sinh

* Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Ngữ văn

Đánh giá trong dạy học Ngữ văn cần bám sát các yêu cầu về đổi mới đánh giánêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhưng nội dung, phương thứcđánh giá cần phù hợp với đặc điểm môn học Ngữ văn nói chung, và đặc điểm mônhọc này ở cấp THCS nói riêng Cụ thể cần chú ý một số điểm sau:

+ Đánh giá kết quả phẩm chất và năng lực ở môn Ngữ văn cần xuất phát từ các phẩmchất và năng lực của môn học này, nhất là các năng lực chuyên môn (năng lực ngônngữ và năng lực văn học) Căn cứ vào các biểu hiện của các phẩm chất và năng lực

mà xác định nội dung và hình thức đánh giá cho phù hợp

+ Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp, thểhiện ở các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Năng lực văn học là khả năng đọc văn bảnvăn học; cảm thụ, phân tích, đánh giá văn học; tư duy hình tượng; xúc cảm thẩm mĩ

và định hướng thị hiếu lành mạnh, góp phần hoàn thiện nhân cách Đánh giá nănglực ngôn ngữ và năng lực văn học đều phải thông qua các hoạt động đọc, viết, nói vànghe

+ Đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cảđịnh tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tậpnghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt vềnăng lực đối với mỗi cấp lớp Cần xây dựng được câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng,

dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra quan trọng (cuối kì, cuối cấp) cần yêu cầu HS vậndụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới

+ Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc HS được bộc

lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học của chính mình, khôngvay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo Hạn chế tối đatính chủ quan của người đánh giá HS cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắmvững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩmchất, năng lực này

Trang 40

Trong môn Ngữ văn THCS, GV đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặcthù và sự tiến bộ của HS thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe

-Đánh giá hoạt động đọc hiểu

Tập trung vào yêu cầu HS hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý địnhcủa người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về kiểuloại văn bản và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khácnhau; bước đầu giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sựtác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đượcđặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống

-Đánh giá hoạt động viết

Viết văn bản: Tập trung vào yêu cầu HS tạo lập các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểucảm, các yếu tố của văn bản nghị luận, một số kiểu loại văn bản thuyết minh, nhậtdụng Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kếtcấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày

- Đánh giá hoạt động nói và nghe

Tập trung vào yêu cầu HS nói đúng chủ đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động củangười nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nóithích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện côngnghệ hỗ trợ Đối với kĩ năng nghe, yêu cầu HS nắm bắt nội dung do người khác nói;nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn

đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọngngười nói; biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt

Đánh giá phẩm chất

Tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ,tình cảm của HS khi đọc, viết, nói và nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thôngqua quan sát, ghi chép, nhận xét…

*Một số hình thức kiểm tra, đánh giá

Môn Ngữ văn sử dụng các hình thức đánh giá sau:

– Đánh giá thông qua bài viết: bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài luận, bảnghỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWL

– Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn, thuyết trình,

– Đánh giá thông qua quan sát: quá trình HS học tập như chuẩn bị bài, tham gia vàobài học như ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với thầy cô, với cácbạn trong giờ học Ngữ văn Việc quan sát bao gồm cả quan sát hành động cũng nhưthái độ, cảm xúc của HS Quan sát sản phẩm là quan sát các sản phẩm HS tạo ra tronggiờ học Ngữ văn như: Các tài liệu liên quan tới bài học như sách tham khảo, tác phẩm,các tranh ảnh, video, phim, các ghi chép đọc mở rộng của HS, các phiếu bài tâp, bàiluận, các bài nghiên cứu, các sản phẩm đóng vai, sân khấu hoá, các sản phẩm tronghoạt động liên ngành như tranh, tượng Công cụ quan sát GV có thể sử dụng trong

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w