1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Ngữ Văn THCS hay lắm

20 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, với đặc trưng là ít có giá trị văn chương, chủ yếu là cung cấp kiến thức, hiểu biết cho người học; đồng thời đây là những vấn đề xã hội vô cùng rộng lớn mà một số học sinh bậc

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Bước vào thế kỉ XXI, khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại mang lại cho con người cuộc sống đầy đủ, hiện đại Song bên cạnh đó là phát sinh rất nhiều hệ lụy, để lại những vấn đề nóng bỏng đang tồn tại cần được giải quyết như: dân số, môi trường, các tệ nạn xã hội, quyền sống con người, chiến tranh hạt nhân… Tất cả các vấn đề trên luôn là nỗi nhức nhối của cả nhân loại

Với chức năng của mình, văn học là con đường ngắn nhất giúp mọi người nhận thức được những vấn đề trên Có lẽ vì vậy mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa những tác phẩm văn bản nhật dụng vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS Đây là những tác phẩm khá hữu ích, cung cấp cho học sinh lượng lớn kiến thức về mọi mặt trong cuộc sống để từ đó hình thành cho các em những kĩ năng sống, cái nhìn đúng đắn về các vấn đề xã hội, góp phần vào việc giảm thiểu những mặt trái của nó, giúp xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn

Tuy nhiên, với đặc trưng là ít có giá trị văn chương, chủ yếu là cung cấp kiến thức, hiểu biết cho người học; đồng thời đây là những vấn đề xã hội vô cùng rộng lớn mà một số học sinh bậc học chưa kịp cập nhật được nên việc dạy

và học dạng văn bản này gặp rất nhiều khó khăn Vì thế mà một số giáo viên ngại dạy những tác phẩm văn bản nhật dụng trong chương trình bậc học hoặc có dạy nhưng chưa thật hiệu quả Là một giáo viên cũng khá tâm huyết với nghề, bản thân tôi luôn trăn trở việc tìm ra cách dạy hệ thống văn bản nhật dụng trong bậc THCS làm sao thật hiệu quả Từ những trăn trở đó, tôi đã thực hiện đề tài:

“Phương pháp dạy và học văn bản nhật dụng bậc Trung học cơ sở ở trường THCS&THPT Như Thanh” nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy văn bản nhật

dụng nói riêng và hiệu quả đối với việc dạy học Ngữ văn nói chung Góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.2 Mục đích nghiên cứu

Bản thân tôi đề xuất một số kinh nghiệm dạy các văn bản nhật dung trong chương trình Ngữ văn THCS nhằm góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học tập của HS đồng thời nâng cao hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên

Góp phần tìm ra phương pháp dạy học và có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn bậc THCS

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

- Phương pháp tích hợp:

Trang 2

- Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý Văn bản Nhật dụng có thể dùng tất

cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản

Thông qua những văn bản nhật dụng này muốn góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúy trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đâu

có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp

Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Văn bản nhật dụng trương chương trình bậc THCS có 13 văn bản và được tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha),văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá), nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê) Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và

ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh không thích học Văn, không chú

trọng việc học Văn kể cả những tác phẩm giàu giàu chất văn chương Qua quá trình tìm hiểu thực tế học tập của học sinh và từ các đồng nghiệp, tôi nhận ra rằng không chỉ những lớp tôi dạy mà hầu như ở tất cả các lớp, thậm chí ở những trường khác nữa cũng có chung tình trạng này Dù thầy cô nhắc nhở thường xuyên, giám sát chặt chẽ thế nhưng khi kiểm tra bài cũ rất nhiều em không học

Trang 3

bài và không soạn bài ở nhà Trong số có soạn bài thì nhiều em soạn để đối phó chứ không vì mục đích học tập

Các tác phẩm văn bản nhật dụng thường khô khan, ít có giá trị văn chương,

là vấn đề xã hội nên đa số học sinh không thích học Ở nhà thì không chuẩn bị bài mới, khi bước vào tiết học thì lúng túng, không hiểu hoặc hiểu không sâu Học xong thì quên ngay những vấn đề đặt ra trong văn bản Vì vậy, khi kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút về văn bản nhật dụng học sinh không trả lời được và làm bài kém

Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên thường gặp nhiều khó khăn, vướng

mắc trong quá trình dạy văn bản nhật dụng Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng, phần chuẩn bị không chu đáo, khoa học dẫn đến bài học không sâu, hấp dẫn và thuyết phục học sinh

Kết quả khảo sát khi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút về tiết “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ở lớp 8A năm học 2015-2016 trường THCS &

THCS Như Thanh như sau:

Lớp

KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢO SÁT

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Tích hợp kiến thức liên môn ở khâu chuẩn bị bài của học sinh và giáo viên.

*Lí do đề xuất: Chuẩn bị bài mới là việc làm thường xuyên và cũng rất

quan trọng của giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học Tuy nhiên đối với văn bản nhật dụng thì lại càng quan trọng hơn Bởi văn bản nhật dụng điểm đầu tiên

và chủ yếu cần nhấn mạnh là “chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản”.Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài: đề cập, bàn luận,

thuyết minh, đánh giá những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng Từ đặc trưng trên của văn bản nhật dụng ta thấy rằng nội dung bài học thường liên quan đến rất nhiều kiến thức của các môn học khác và hiểu biết xã hội Đây là lượng kiến thức rộng lớn

mà với học sinh THCS thì sự hiểu biết về xã hội là rất hạn chế Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc dạy của giáo viên và học của học sinh Vì vậy, khi chuẩn bị bài ở nhà, học sinh cần phải tham thảo trước những kiến thức có liên quan đến tiết học ở nhiều môn học

* Biện pháp thực hiện:

Đối với học sinh: Các em còn phải chuẩn bị tài liệu, tranh ảnh, vidio có

liên quan đến nội dung tiết học Đặc biệt là những kiến thức để phục vụ cho việc học bài mới thì học sinh cần chú trọng hơn Khi đọc những tài hiệu này, học sinh phải ghi chép lại những kiến thức trọng tâm để làm tư liệu tham khảo khi học

Trang 4

bài mới Ngoài ra, tranh ảnh, video luôn là đồ dung trực quan thiết yếu để giúp các em hiểu sâu hơn bài mới

Ví dụ để chuẩn bị cho bài học “Ôn dịch, thuốc lá” giáo viên yêu cầu học

sinh thu thập tư liệu (như kiến thức khoa học, tranh, ảnh, báo chí…) về các bệnh

do thuốc lá gây ra, lấy đó làm kiến thức bổ trợ cần thiết cho tiết học Hay ví dụ tiết 39 - Lớp 8 - Tập I, VB Nhật dụng "Thông tin về ngày trái đất năm 2000", các em cần chuẩn bị kiến thức của các môn học đặc biệt là môn Hoá, Sinh, Địa

lí khi phân tích nguyên nhân, tác hại của bao bì ni- lông… Nếu không chuẩn bị tốt, học sinh sẽ rơi vào tình trạng lúng túng, thiếu hiểu biết hoặc hiểu không sâu

về nội dung bài học

Đối với giáo viên: Chuẩn bị chu đáo, cẩn thận về kiến thức liên quan, đồ

dùng dạy học trực quan đóng vai trò quan trọng cho việc thành công của tiết dạy Ngoài xác định đầy đủ, chính xác mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ

và năng lực cho học sinh, giáo viên phải trang bị cho mình kiến thức mở rộng,

có liên quan hỗ trợ cho bài giảng từ các kênh thông tin như đài, báo Hơn nữa cần chú trọng đến các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, băng đĩa tạo cho giờ dạy hấp dẫn, sinh động, học sinh hứng thú cao trong học tập

Ví dụ khi dạy tiết “Phong cách Hồ Chí Minh” giáo viên cần chuẩn những

kiến thức về cuộc đời hoạt động cách mạng đặc biệt là sự kiện Hồ Chí Minh ra

đi tìm đường cứu nước; tranh ảnh về Bác, những thước phim tư liệu về

Người Khi dạy bài “Ca Huế trên sông Hương” phải có những làn điệu dân ca

Huế, vidio về một đêm ca Huế trên sông Hương đầy thi vị và lãng mạn Nếu có thể, giáo viên còn cho học sinh nghe thêm những làn điệu dân ca các vùng khác như dân ca Nam Bộ, dân ca Bình Trị Thiên, dân ca quan họ Bắc Ninh để các

em thấy được cái chung và cái hay riêng của từng làn điệu

Hoặc thiết kế bài học “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” giáo viên

cần phải chuẩn bị những thước phim quay về các cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới hoặc ngay ở Việt Nam Điều đó sẽ tăng thêm tính thực tế, tin cậy và thu hút sự chú ý của học sinh

* Hiệu quả: Chuẩn bị bài mới theo cách này sẽ giúp cho giáo viên và học

sinh có nền tảng kiến thức cơ bản về vấn đề đặt ra trong tiết học Trên nền tảng kiến thức ấy giáo viên sẽ dạy tốt hơn và học sinh sẽ hiểu sâu hơn nội dung bài học mà quan trọng là góp phần khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt, đơn điệu của văn bản nhật dụng Có thể nói, khâu chuẩn bị bài mới của thầy và trò đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành - bại của tiết học

2.3.2 Đổi mới cách giới thiệu bài mới

*Lí do đề xuất: Giới thiệu bài hay chính là hoạt động Khởi động của một

tiết dạy Nó là cánh cửa mở để giáo viên dẫn dắt học sinh bước vào khám phá thế giới kỳ diệu của văn chương Lời giới thiệu vào bài như là lời mở đầu của

một bài văn, là bước gây dựng "không khí văn" Không khí ấy được duy trì trong

suốt một giờ dạy học văn Mà văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, vì vậy nó cần có sự đồng điệu hòa nhịp Người thầy chính là chiếc cầu nối để cho tâm hồn trẻ thơ các em hòa nhịp với hơi thở của một tác phẩm văn học Từ đó

Trang 5

giúp các em bước đầu biết cảm nhận rồi dần cảm thụ được nội dung tư tưởng của một văn bản, đặc biệt là văn bản nhật dụng với giá trị văn chương không cao Một cách vào bài độc đáo không chỉ khơi gợi được cảm xúc, sự hứng thú say mê của các em đối với một tiết học văn mà nó sẽ để lại trong tâm thức các

em ấn tượng sâu đậm về ý nghĩa từ một tiết học văn bản nhật dụng Thiếu nó bài giảng, nhất là tiết dạy về văn bản nhật dụng trở nên cộc lốc, khô khan, không lôi cuốn được học sinh

* Biện pháp thực hiện: Thông thường, chúng ta giới thiệu bài mới của

một tiết Ngữ văn bằng lời nói theo nhiều cách như: giới thiệu bài bằng cách liên hệ thực tế (từ bản thân học sinh để đi vào tác phẩm) bằng câu hỏi gợi mở tạo tình huống; giới thiệu bài bằng cách so sánh, ôn bài cũ định hướng bài mới;

giới thiệu bài theo phương pháp tích hợp văn học và tập làm văn; giới thiệu bài

theo kiểu khẳng định (đặt vấn đề thẳng vào nội dung bài dạy)

Quan thực tế giảng dạy các văn bản nhật dụng, tôi đã tìm ra cách giới thiệu bài mới cho những tiết dạy văn bản nhật dụng bằng cách trình chiếu những đoạn video hoặc tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài dạy Chẳng hạn khi dạy tiết

“Thông tin về trái đất năm 2000”, tôi chiếu cho học sinh xem một đoạn clip quay

về cảnh rất nhiều người đi chợ sử dụng bao bì ni lông để đựng thức ăn Từ đó cho học sinh phát biểu ngắn gọn về cái lợi và mặt hại đối với môi trường sống và sức khỏe của con người

Hoặc khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” giáo viên trình chiếu những bức ảnh

liên quan đến người hút thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra rồi dẫn vào bài học:

* Hiệu quả: Chính bằng cách giới thiệu bài mới này đã thu hút, tạo sự tò

mò, ham hiểu biết cùng hứng thú học tập cho học sinh Trong đầu các em sẽ đặt ra nhiều câu hỏi và niềm khát khao được khám phá, được giải đáp những câu hỏi đó ngay trong tiết học này Chính điều đó sẽ giúp các em bước vào bài học với một tâm thế vui tươi, tích cực hơn khi tiếp nhận văn bản nhật dụng vốn ít giá trị văn chương

Trang 6

2.3.3 Cung cấp kiến thức lý thuyết cần thiết trước khi dạy tiết văn bản nhật dụng

*Lí do đề xuất: Qua thực tế trong giảng dạy, tôi thấy hầu hết học sinh không

hiểu và nhớ được khái niệm, nội dung và hình thức cùng cách học văn bản nhật dụng, nhất là khi học những văn bản nhật dụng ở khối 7, 8, 9 Điều này sẽ cản trở lớn trong việc tiếp nhận nội dung bài học, bởi chỉ khi nào nắm vững lí thuyết về văn bản nhật dụng thì học sinh mới có thể tiếp thu kiến thức của dạng văn bản này tốt được

* Biện pháp thực hiện: Vậy theo tôi, trước khi học tác phẩm văn bản nhật

dụng ở đầu mỗi khối lớp giáo viên cần phải nhắc lại kiến thức lí thuyết về văn bản nhật dụng Vậy kiến thức đó giáo viên tìm kiếm ở đâu để cung cấp cho học sinh? Ngoài vốn kiến thức ít ỏi về khái niệm văn bản nhật dụng trong tiết học “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” ở lớp 6 thì giáo viên phải cung cấp thêm kiến thức về văn

bản nhật dụng thông qua tiết 134,135 “Tổng kết văn bản nhật dụng” trong chương

trình Ngữ văn 9 Ở tiêt học này, có những phần mang tính lí luận rất cần thiết cho

học sinh trước khi học văn bản nhật dụng như mục “III Phương pháp học văn bản nhật dụng” Thiết nghĩ, đưa mục này vào chương trình Ngữ văn 9 là không sai

nhưng đưa ra phương pháp học khi kết thúc chương trình bậc học THCS là có phần không hợp lí Giáo viên nên cung cấp cho học sinh phương pháp học dạng văn bản bản trong đầu mỗi khối lớp là tốt hơn Đồng thời ta khắc sâu lại khái niệm văn bản nhật dụng cùng khái quát lại nhan đề, nội dung và hình thức của các văn bản nhật dụng đã học; hệ thống hóa những kiến thức đó trong chương trình khối lớp đang học Từ đó giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ và cái cái nhìn tổng thể, sâu sắc hơn những văn bản nhật dụng sắp học

Ví dụ khi dạy chương trình Ngữ văn 7, trước khi dạy văn bản “Cổng trường

mở ra” tôi sẽ thực hiện những nội dung sau để cung cấp kiến thức lí thuyết cho học

sinh ở phần Tìm hiểu chung:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm, đặc trưng của văn bản nhật dụng Sau đó giáo viên chốt lại những kiến thức này

- Giáo viên nêu lại phương pháp học văn bản nhật dung (kiến thức ở chương trình Ngữ văn 9)

- Hệ thống lại những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6 và nêu khái quát về tên văn bản, nội dung và hình thức của những văn bản nhật dụng chưa học ở lớp 7

+ Hệ thống những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6:

1 Cầu Long Biên – chứng

nhân lịch sử

Di tích lịch sử Tự sự, miêu tả và

biểu cảm

2 Động Phong Nha Danh lam thắng cảnh Thuyết minh, miêu tả

3 Bức thư của thủ lĩnh da

đỏ

Quan hệ giữa thiên nhiên

và con người

Nghị luận và biểu cảm

+ Khái quát những văn bản nhật dụng học trong chương trình Ngữ văn 7: bao gồm

“Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “Động Phong Nha”.

Trang 7

* Hiệu quả: Giáo chỉ dành vài phút cung cấp những kiến thức như vậy cho

học sinh trong phần “Tìm hiểu chung” của mỗi tiết dạy văn bản nhật dụng ở các khối lớp nhưng hiệu quả lại vô cùng lớn Điều này giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức lý thuyết, có cái nhìn tổng thể, hệ thống những văn bản đã học và nắm sơ qua những văn bản sắp học trong trương trình, có phương pháp tiếp nhận văn bản phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất

2.3.4 Tích hợp kiến thức các môn khác vào dạy văn bản nhật dụng

*Lí do đề xuất: Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn có mối liên hệ chặt

chẽ tới các môn khoa học khác Chính vì vậy học văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập của môn khác và ngược lại, các môn khác cũng góp phần giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn Thấy được tầm quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn và để phát huy hơn nữa hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa cùng quan điểm tích hợp là vấn đề đang được quan tâm hiện nay Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại

* Biện pháp thực hiện: Kiến thức tích hợp vào dạy các văn bản nhật dụng

có thể lấy từ các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Toán, Lí, Hóa, Sinh… và các hiểu biết xã hội

Ví dụ khi dạy tiết “Thông tin về trái đất năm 2000” giáo viên phải dùng

kiến thức liên môn để thấy được các tác hại của bao bì ni lông và biết cách hạn chế những tác hại đó:

Phân môn Tiếng Việt: Câu chia theo mục đích nói

Môn Hoá học: Để hiểu rõ hơn các tác hại của bao bì ni lông

Môn Sinh học: Thấy được một trong những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ là đất trồng Túi ni lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng Cây trồng trên đó không thể phát triển được

Môn Toán: Học sinh tích hợp thức Toán học: Tìm một số biết giá trị phân

số của nó để thấy được số lượng lớn túi ni lông thải ra môi trường

Môn Lịch sử: Hiểu được lịch sử ra đời của bao ni lông

Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

Môn Âm nhạc: Gửi thông điệp hãy bảo vệ môi trường thông qua bài hát

Ngôi nhà chung của chúng ta nhạc và lời của Huỳnh Phước Liên.

Môn Mĩ thuật: Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường

Ngoài việc tích hợp với các tri thức khác ngoài văn bản ta có thể tích hợp

ngay với đặc trưng thể loại của văn bản nhật dụng đó Khi dạy học văn bản" Phong cách Hồ Chí Minh" cần chú ý đến đặc điểm cấu trúc văn bản là có ý thức

tích hợp đọc văn với đặc trưng của văn bản nghị luận:

- Giáo viên đặt câu hỏi đàm thoại:

? Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" nhằm thể hiện nội dung gì nổi bật

Đó là nội dung nào?

- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi qua máy chiếu:

Trang 8

? Tư tưởng ấy được biểu hiện trong hệ thống gồm ba luận điểm Hãy tách đoạn văn bản theo các luận điểm sau:

- Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

- Bàn luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

? Tại sao đây gọi là một bài văn nghị luận

Vậy là tích hợp khi dạy văn bản nhật dung ta tích hợp theo hai cách chính: Gắn kết đọc - hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản nhật dụng (tích hợp đọc văn với kiến thức liên quan) Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn bản với phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng hiện đại (tích hợp đọc văn với đời sống) Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tích hợp một cách khéo léo, linh hoạt và phù hợp chứ không mang tính gượng ép dễ biến giờ văn thành một giờ một giờ thuyết giảng về bộ môn khác

* Hiệu quả: Việc tích hợp liên môn này giúp học sinh tiết kiệm thời gian

học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những dấu hiệu

cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo từng cách khác nhau

Vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn

2.3.5 Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản

*Lí do đề xuất: Trong phân môn Tập làm văn có 6 phương thức biểu đạt:

Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính - công vụ Thực

tế khi học tập bộ môn Ngữ văn ta thấy rằng, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt Tuy nhiên, trong một văn bản cụ thể, các phương thức ấy sẽ không có vị trí ngang nhau mà tùy thuộc vào mục đích cần đạt mà của người viết xác định phương thức nào là chủ đạo

* Biện pháp thực hiện:

Ví dụ khi dạy văn bản “Mẹ tôi” giáo viên phải xác định được theo phương

thức biểu đạt chính của văn bản này là tự sự Từ việc xác định được phương thức biểu đạt chính như vậy, mọi hoạt động dạy học giáo viên phải khai thác văn bản theo đặc trưng của phương thức tự sự là: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể Với việc xác định đúng phương thức biểu đạt này sẽ góp phần không nhỏ giúp học sinh nhận ra chủ đề của văn bản này là khẳng định vai trò to lớn của người

mẹ đối với mỗi chúng ta

Khi văn bản được tạo theo phương thức thuyết minh như “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 200” nhằm mục đích nhận thức rõ tác hại của bao bì ni lông

ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người thì giáo viên phải tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung ấy của văn bản bằng các dấu hiệu của hình thức một văn bản thuyết minh như tiêu đề bài văn, vai trò của tác giả trong văn bản thuýêt minh, đặc điểm của lời văn thuyết minh

Còn đối với các văn bản nhật dụng được tạo lập bằng phương thực biểu đạt

là nghị luận như “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” giáo viên cần tổ chức

Trang 9

cho học sinh nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và cách lập luận sắc bén, đầy thuyết phục của nhà văn Mác-két về vấn đề cần ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình

Do mục đích trình bày, thảo luận để thuyết phục bạn đọc theo những vấn đề thời sự khoa học, chính trị, xã hội được mọi người quan tâm trong cuộc sống đương thời, nên phương thức biểu đạt phổ biến của các văn bản nhật dụng thường là thuyết minh và nghị luận Nhưng cũng như trong mọi văn bản thông thường khác, điều đó không chỉ thuần tuý một phương thức nghị luận hay thuyết minh mà là sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt

Tuy nhiên, giáo viên cần đến các phương thức biểu đạt khác như tự sự, biểu cảm để khai thác nội dung bài học một cách sâu sắc, toàn diện hơn Chẳng hạn

khi dạy đoạn cuối của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” ta phải

chú ý đến phương thức biểu cảm Đó là thái độ của tác giả đối với việc chống vũ khí hạt nhân, rồi ý tưởng của nhà văn việc mở “một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân” bao gồm những thông điệp gì? Qua đó

ta thấy được tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và phẫn nộ cao độ

* Hiệu quả: Dạy văn bản nhật dụng, giáo viên xác định chính xác phương

thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản thì sẽ có hướng khai thác văn bản một cách hợp lý, hiệu quả; luôn theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám phá nội dung tư tưởng của văn bản

* TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM

Tiết : 40 Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông

- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày

- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giả thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản

2 Kĩ năng:

- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.

- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết

- Kỹ năng qua sát kênh hình để tìm ra kiến thức bài học

- Kỹ năng dùng kiến thức liên môn để giải thích kiến thức môn học

3 Thái độ: HS có thái độ yêu mến môn học, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường

và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống

4 Định hướng phát triển NL được hình thành:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, trình bài suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân

- Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp TV, nhận thức, tự đánh giá

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

Trang 10

1 Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, một số tài liệu các môn học có liên quan, tranh ảnh, máy chiếu

2 Học sinh: Học sinh chuẩn bị theo yêu cầu: Tìm hiểu về nguồn gốc bao bì ni lông, nắm được mặt lợi và hại của nó, tìm hiểu việc sử dụng bao bì ni lông ở địa phương em và một số nới khác…

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định lớp.

2 Bài cũ

? Những thu hoạch của em sau khi ôn tập truyện kí Việt nam

? Em hiểu gì về văn bản nhật dụng, văn bản nhật dụng có thể sử dụng các phương thức biểu đạt nào

3.Tiến trình bài học

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (1) Mục tiêu

- Tạo ra tình huống để lôi cuốn, thu hút học sinh vào tiến trình bài học

- Giúp học sinh có cái nhìn khái quát về những vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết trong tiết học

(2) Phương pháp/Kĩ thuật

- Làm việc cá nhân

(3) Hình thức tổ chức hoạt động

- Nêu và giải quyết tình huống

(4) Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu

Bước 1 Giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh người đi chợ sử

dụng bao bì ni lông hoặc một video về một

số người mắc bệnh hiểm nghèo do sử dụng

loại túi này

- Cho học sinh nêu cảm nhận của mình về

các hình ảnh trên

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời

- GV theo dõi, quan sát, gợi ý để học

sinh để tìm ra kiến thức

Bước 3 Thảo luận, trao đổi, báo cáo

- GV yêu cầu HS trình bày kiến thức đã

tìm ra, nhận xét, bổ sung và dẫn dắt

học sinh vào bài mới

- HS trình bày:

Bước 4 Phương án KTĐG:

Điểu chỉnh:

Ngày đăng: 02/04/2022, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w