Còn có thầy cô chỉ ghi tiết, bài học lên bảng sau đóvào các nội dung chính của bài học và các em ghi hết nội dung bài học vào vở…- Kết quả của thực trạng: Học sinh cảm thấy không hứng th
Mô t ả gi ải pháp trướ c khi t ạ o ra sáng ki ế n
-Qua khảo sát thực tế giờ dạy của các thầy cô trườngTHCS Doãn Khuê (20 giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn), phiếu điều tra với các câu hỏi:
1 Thầy (cô) cho biết hoạt động khởi động chứa nội dung gì?
2 Việc áp dụng hoạt động khởi động trong giảng dạy (Thường xuyên, bình thường, thi thoảng, không bao giờ?)
3 Tổ chức hoạt động như thếnào cho hiệu quả?
4 Học sinh có hứng thú như thế nào trong việc thầy cô sử dụng hoạt động khởi động?
- Kết quả khảo sát cho thấy: đa số các thầy cô có thực hiện hoạt động khởi động nhưng chỉ được tiến hành trong các giờhội giảng, dạy học chủ đề, dạy học minh họa, nghiên cứu bài học Các thầy cô dành thời gian tập trung cung cấp và giảng dạy kiến thức mới nhiều hơn còn việc định hướng vào bài học chỉ là sơ qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên quan chỉ mang tính chất giới thiệu bài học Ngoài ra còn một số thầy cô gặp khó khăn không biết khởi động bài dạy như thếnào cho hấp dẫn, vừa huy động kiến thức vốn có, kiến thức thực tế vừa tạo ra mâu thuẫn kiến thức cho học sinh để kích thích các em tìm ra kiến thức mới Còn có thầy cô chỉghi tiết, bài học lên bảng sau đó vào các nội dung chính của bài học và các em ghi hết nội dung bài học vào vở…
- Kết quả của thực trạng: Học sinh cảm thấy không hứng thú với môn học làm cho tiết học trởnên nhàm chán, nặng nề; không kích thích được tư duy sáng tạo, độc lập, suy nghĩ, mạnh dạn trong hoạt động nhóm, học sinh không chờ đón tiết học, chất lượng dạy học không cao Giáo viên không nâng cao được trình độ chuyên môn làm giảm sự tin yêu, uy tín đối với học sinh.
- Nguyên nhân của thực trạng:
+ Nhiều giáo viên chưa quan tâm chú ý đến chủ trương đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
+ Việc soạn bài có hoạt động khởi động mất nhiều thời gian, cần huy động nhiều nguồn kiến thức, tìm tòi tài liệu nên giáo viên ngại không thực hiện.
+ Công việc giảng dạy khá bận rộn nên chưa có thời gian đầu tư vào phương pháp giảng dạy.
+ Việc sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, nhất là trong việc tải, cắt xén các nội dung có liên quan đến bài học cho phù hợp với dung lượng thời gian và kiến thức.
+ Chính vì lẽ đó, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn luôn trăn trở và tìm ra giải pháp dạy học hoạt động khởi động một cách có hiệu quả nhằm tạo hứng thú cho các em.
Mô t ả gi ả i pháp sau khi có sáng ki ế n
Phương pháp thiết lập trò chơi trong hoạt động khởi động: 1 Trò chơi ghép hình qua văn bản “BẦY CHIM CHÌA VÔI”
- Hình thức này giáo viên sửdụng bằng cách tổchức các trò chơi nhanh như: Đuổi hình bắt chữ, giải các ô chữ, trò chơi nhanh như chớp, trò chơi phá băng, trò chơi mảnh ghép… Với việc lựa chọn hình thức làm cho tiết học trở nên sinh động, cuốn hút tất cả các đối tượng học sinh trong lớp nhằm giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tựtin, khả năng nhanhnhạy, sựsáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên… trong tiết học môn Ngữ văn các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên qua đến kiến thức của các tiết học trước như học sinh sẽ được tái hiện kiến thức hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề đểgiáo viên dẫn vào bài học một cách hấp dẫn.
-Có thể nói khi giáo viên sử dụng hoạt động này thì ngay phần khởi động đã tạo hứng thú, niềm say mê của học sinh trong cả tiết học Rất nhiều trò chơi có thể thiết lập từ kiến thức của bài học trước và dẫn dắt các em vào nội dung kiến thức của bài mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hài hòa Đồng thời cũng phát huy tính tự giác của các em Bản chất của phương pháp này là dựa vào hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi đã chuyển tải nội dung của bài học.
-Phương pháp trò chơi có ưu và hạn chế như sau:
+ Ưu điểm: Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sựchú ý của các em đối với bài học; làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng trong giờ học, nhất là những giờ học có khái niệm thể loại, đặc trưng văn học mới; trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽtạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác của học sinh.
+ Hạn chế: Khó củng cốkiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống; học sinh dễsa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến thông điệp của bài học; thời gian dành cho hoạt động này chiếm nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến các phần nội dung cơ bản của bài học.
- Khi sửdụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý một sốnội dung sau:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học, hình thức chơi phải đa dạng giúp học sinh thay đổi được hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với hoạt động vận động; luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễthực hiện
+ Cần đưa ra cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường tính tự giác, chủ động của một số học sinh ít phát biểu ý kiến trong giờhọc; tổchức chơi vào thời gian thích hợp của bài học đểvừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung vào các nội dung khác của bài học có hiệu quả…
- Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi thường sử dụng các trò chơi như: hỏi nhanh đáp nhanh, đoán ý đồng đội, trò chơi mảnh ghép…
2.1.1 Trò chơi ghép hình qua văn bản “BẦY CHIM CHÌA VÔI” a Mục tiêu
HS xác định được nội dung chính của bài đọc-hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động. b Nội dung
GVtổ chức cho học sinh chơi trò chơi xem hình ảnh và đọc tên các loài chim.
HStrả lời các câu hỏi.
GVkết nối với nội dung của văn bản đọc-hiểu. c Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. d Tổ chức thực hiện
HS lắng nghe âm thanh tiếng chim, quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân để dự đoán câu trả lời dựa vào thông tin của câu hỏi.
- GV chốt đáp án và công bố đội giành chiến thắngvà kết nối vào nội dung đọc- hiểu văn bản
Sau khi hình ảnh cuối cùng của phần khởi động, học sinh trảlời “chim chìa vôi" giáo viên dẫn vào bài học “BẦY CHIM CHÌA VÔI”
2.1.2 Trò chơi lậ t mi ế ng ghép bài “GẶP LÁ CƠM NẾP” Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn hiểu biết nhất định, vừa có sựnhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻtrong lớp học và tạo tình huống có vấn đềsẽtìm hiểu trong nội dung bài học. a Mục tiêu
Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về tri thức Ngữ văn và giới thiệu được tên bài học. b Nội dung
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc - hiểu.
HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức tìm hiểu qua hình ảnh với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học c Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. d Tổchức thực hiện
- HS trảlời câu hỏi và cho biết bức tranh ẩn dấu sau mỗi câu hỏi là gì ?
- Sau khi bức tranh được lật mởtoàn bộcho học sinh nêu cảm nhận vềbức tranh
- Nhận xét câu trảlời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
Câu 1: Tác giả bài thơ “ Đồng giao mùa xuân” là ai ? Đáp án: Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: Kể tên các thể loại thơ em đã học ở lớp 6 ? Đáp án:- Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
-Thơ 7 chữ: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
-Thơ lục bát: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 3: Ý nghĩa của bài “Đồng dao mùa xuân”? Đáp án: Khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ.
Câu 4: Thái độ, tình cảm của nhà thơ với người lính được nhắc tới trong bài thơ
“ Đồng dao mùa xuân”? Đáp án: Nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh.
Kết nối vào nội dung đọc - hiểu văn bản (Giáo viên chiếu bức tranh).
Bức tranh trong phần trò chơi kiểm tra bài cũ gợi cho em biết về món ăn nào? Và tình cảm của nhân vật trữ tình được như thế nào qua bài thơ?
HS: Bức tranh giúp em liên tưởng đến món xôi- món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam Đồng thời qua bài thơ là tình cảm của người con (người lính) đối với người mẹ kính yêu và tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
2.1.3 Trò chơi “Nhìntranhđoánchữ” quabài “ TRI THỨC NGỮ VĂN” a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý, tạo sự kết nối HS với chủ đềbài học. b Nội dung:HS nhìn tranh đoán chữ, chia sẻ suy nghĩ, GV kết nối vào bài học. c Sản phẩm: Gọi đúng tên bức tranh, những suy nghĩ, chia sẻ của bản thân. d Tổ chức thực hiện
- GV sử dụng kĩ thuật tổ chức cho HS chơi trò chơi “NHÌN TRANH ĐOÁN CHỮ”
Bước 1: GV phổ biến luật chơi: Có 7 dòng chữ hàng ngang tương ứng với tên gọi của 7 bức tranh Lớp sẽ chia thành bảy nhóm, bốc thăm vào hình số nào sẽ đoán chữ tương ứng với hình đó Sau khi tìm chính xác tên gọi của 7 bức tranh, sẽ hiện ra ô chữ hàng dọc Đội nào đoán ra trước ô chữ hàng dọc, sẽ được thưởng giải đặc biệt là một cuốn sổ tay.
Bước 2.Hs chia nhóm sau đó thực hiện trò chơi.
Bước 3.Gv làm trọng tài, tuyên dương phát thưởng.
Hình 4: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
Hình 7: KÉO CO Ô CHỮ HÀNG DỌC:TUỔI THƠ
GV sử dụng KT đặt câu hỏi
Sử dụng các bài tập hay, câu hỏi tình huống trong phần khởi động
Việc sử dụng các bài tập hay, câu hỏi tình huống, các câu hỏi trong phần khởi động tạo tínhtích cực, trong đó giáo viên đưa ra những nội dung tri thức văn được cấu trúc dưới dạng bài tập, câu hỏi mà khi học sinh giải quyết bài tập ấy nhằm củng cố, chiếm lĩnh tri thức văn, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập Ngữ văn Xây dựng tình huống học tập Ngữ văn đặt ra vấn đề đối với giáo viên, người dạy phải khơi dậy sự ham thích học tập, tính chủ động sáng tạo của người học, phải làm sao cho người học chú ý lắng nghe, tiếp nhận mâu thuẫn của tình huống như là những mâu thuẫn nội tâm của chính bản thân mình và có nhu cầu giải quyết nó Điều đó cũng có nghĩa là người học phải tự mình vượt qua các khó khăn về nhận thức, đưa ra những giả thuyết,điều chỉnh lại toàn bộ tri thức đã có để tìm ra lời giải, thu được tri thức mới cho bản
K hởi động bài học bằng các câu chuyện, châm ngôn cuộc sống
2.3.1 Sử dụng bài tập hay có liên quan đến nội dung của bài “TRỞ GIÓ” a Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình Dẫn dắt vào bài mới. b Nội dung:HS chia sẻ suy nghĩ. c Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d Tổ chức thực hiện
-Giáo viên chiếu videotrên ti vi, HS quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
2.4 Khởi động bài học bằng các câu chuyện, châm ngôn cuộc sống
Có thể là truyện dân gian, trong nước, nước ngoài, các câu chuyện về Bác Hồ khi thiết kế hoạt động khởi động cho các bài dạy môn Ngữ Văn tạo sự hấp dẫn cho bài học.
2.4.1 S ử d ụng thông điệ p châm ngôn cu ộ c s ố ng qua bài “ NÓI VỚI CON” a Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữliệu của phần khởi động. b Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem video? Em cảm nhận được điều gì qua bức thông điệp trên? c Sản phẩm: Câu trảlời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. d Tổchức thực hiện
GV kết nối vào nội dung đọc- hiểu văn bản.
GV nhận xét, dẫn vào bài: Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay Bài thơ “ Nói v ớ i con ” của nhà thơ
Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình Điều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
M ộ t s ố lưu ý khi thự c hi ệ n ho ạt độ ng kh ởi độ ng
- Chúng ta biết rằng việc tạo hứng thú cho học sinh với bài học ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng Bởi thông qua hoạt động khởi động giáo viên sẽ kiểm tra quá trình học sinh nắm bài cũ cũng như thiết lập mối quan hệthân thiện giữa giáo viên và học sinh Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:
-Vấn đề định lượng thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học Tùy vào nội dung bài học để giáo viên định lượng thời gian Đối với các bài học dạy theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, giáo viên có thể tổ chức hoạt động khởi động trong vòng 8 -10phút Đối với bài học theo từng tiết, giáo viên nên tổ chức hoạt động khởi động4- 6 phút Tránh tình trạng khởi động qua nhiều thời gian, nhằm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnhtri thức, kĩ năng Hoặc khởi động rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với bài học Mặt khác khởi động quá phấn khích cũng làm cho học sinh khó tập trung trở lại bài học.
-Vấn đề kĩ thuật thiết kế hoạt động khởi động: Khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần đảm bảo trong khởi động bao quát được nội dung bài học giáo viên có thể lựa chọn một số kịch bản phù hợp như kịch bản dựa trên vấn đề: loại kịch bản này là lí tưởng cho các tình huống mà người học phải tích hợp kiến thức lí thuyết và thực hành của họ để giải quyết một vấn đề Là loại kịch bản giúp người học phân tích vấn đề, tìm kiếm dữ liệu, thông tin, lập luận logic và ra quyết định giải quyết vấn đề; kịch bản dựa trên tình huống: trong loại kịch bản này, người học được khám phá các vấn đề dễ hiểu cách thức chúng ảnh hưởng đến việc ra quyết định; kịch bản suy đoán: trong kịch bản này, người học phải dự đoán kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên kiến thức và suy luận của họ; kịch bản dựa trên các trò chơi như được hiển nhiên từ tên gọi của kịch bản này, các kịch bản này liên quan đến việc sử dụng các trò chơi như công cụ học tập Từ đó giáo viên sẽ khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết một cách nhẹ nhàng, sinh động.
- Vấn đề cách tiến hành hoạt động: để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích trên, người dạy có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau Lựa chọn cách thức như thế nào phụ thuộc vào từng bài học, đối tượng học sinh tùy thuộc vào sở trường giáo viên, một nội dung có thể triển khai các cách thức khác nhau miễn sao làm sao cho phù hợp có hiệu quả nên tránh sự trùng lặp một kiểu vào bài gây sự nhàm chán Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hoạt động giáo viên phải luôn giữ tâm thái vui vẻ, thoải mái, gần gũi thân thiện với học sinh để tạo giờ dạy có hiệu quả và thuyết phục người học.
-Vấn đề đặt và sử dụng câu hỏi hay tình huống khởi động: Vấn đề này suy đoán kết quả của việc học Muốn vậy câu hỏi cần có nhiều mức độ như nhận biết thông hiểu vận dụng.Các câu hỏi cần phải có câu dễ, câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học đòi hỏi học sinh phải tư duy phải chủ động khai thác kiến thức mới giáo viên phải biết cách sử dụng câu hỏi đóng câu hỏi mở Do đó, nếu trong hoạt động khởi động,nếu giáo viên đưa ra được tình huống khó thì vẫn có thể hấp dẫn học sinh, kích thích trí tò mò của học sinh để mỗi học sinh nhận thấy được sự chuyển biến trong việc cảm thụ văn học của bản thân.
K ế ho ạ ch bài d ạ y minh h ọ a
Văn bản: CHUYỆN CƠM HẾN.
- Hoàng Ph ủ Ng ọ c Tườ ng -
- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản
-Xác định được hiện tượng chính xuyên suốt văn bản.
-Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Chuyện cơm hến”.
-Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
-Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp.
Yêu nước thể hiện qua việc yêu quý những món ăn của quê hương và trân trọng giá trị văn hóa của quê hương.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình b Nội dung: GV hỏi, HS trả lời c Sản phẩm: Câu trả lời của HS d Tổchức thực hiện
- HS xem videovà ghi lại vào phiếu học tập một số món ăn được giới thiệu trong video Trong các món ăn đó em đã thưởng thức món nào chưa? Cảm nhận của em về món ăn đó.
HS xem video và ghi lại một số món ăn được giới thiệu trong video vào phiếu học tập, trả lời câuhỏi.
GVchỉ định cá nhân học sinh trả lời câu hỏi.
-Kết nối vào nội dung đọc-hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a Mục tiêu
- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản
-Xác định được hiện tượng chính xuyên suốt văn bản.
-Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Chuyện cơm hến”.
- Nhận biết và phân tích được cái tôi trữ tình của tác giả, thông điệp thể hiện trong văn bản”. b Nội dung
GV chia nhóm đôi, HS trả lời miệng để tìm hiểu về tác giả, phiếu học tập, HS làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản.
HSdựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV. c Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d Tổchức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chia nhóm ( phiếu học tập số 1)
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn
? Văn bản “Chuyện cơm hến” thuộc thể loại gì?
? Văn bản “Chuyện cơm hến” viết về đề tài gì?
? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết hiện tượng chính xuyên suốt văn bản là gì?
? Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi kể thứ mấy?
? Nội dung chính của mỗi phần?
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937.
- Quê quán: Quảng Trị, sống và làm việc nhiều năm ở Huế.
- Sáng tác của ông toát lên cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế Trong mảng tản văn, nhà văn thể hiện vốn văn hoá sâu rộng, cách tiếp cận đời sống độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi công dân giàu trách nhiệm với xã hội…
2 Tác phẩm a.Đọc b Tìm hiểu chung
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm.
Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV: Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mụcsau.
- Chia nhóm, GV giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi
-Đề tài: viết về món ăn đặc sản
-Ngôi kể: ngôi thứ nhất
-Giọng điệu: kết hợp giọng điệu hài ước và trữ tình.
- Hiện tượng chính trong văn bản: món cơm hến trong cuộc sống đời thường của người Huế.
II Suy ngẫm và phản hồi
1.Giới thiệu về món cơm hến
-Những nguyên liệu chính: ruột hến, cơm nguội, bún tàu, măng khô, rau sống, thịt heo.
-> những thứ đơn giản, dễ kiếm, có thể được tận dụng lại.
- Gia vị: da heo, tóp mỡ, ớt tương, ớt dầm nước mắm, ớt
* GV gợi ý bằng cách chiếu hình ảnh của món cơm hến lên màn hình.
Nhóm 1: ? Trong văn bản, nhà văn đã giới thiệu nguyên liệu của món cơm hến là gì? Em có nhận xét gì về những nguyên liệu dùng làm món cơm hến?
Nhóm 2: ? Món cơm hến hướng đến những đối tượng nào? Em có nhận xét gì về đối tượng thưởng thức?
Nhóm 3: ? Món cơm hến thường được bán ở đâu? Giá thành như thế nào? Em có nhận xét gì về món cơm hến?
- HSQuan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).
-GVhướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt là đoạn văn: “Mặt hến này… mỗi thứ một ít”.
3.Báo cáo, thảo luận màu, muối, mẻ, đậu phộng, ruốc, bánh tráng, vị tinh…
-> nguyên liệu rẻ, dễ kiếm, có thể dùng nguyên liệu thừa sau khi chế biến các món ăn hằng ngày.
- Nơi bán: bán rong trên đường phố.
-Người thưởng thức: mọi người, cả người giàu và người nghèo
=> Cơm hến là một món ăn bình dân.
2 Đặc điểm của phong cách người Huế thể hiện qua món
GV: -Yêu cầu HS trình bày.
-Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
- HS: Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
-Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
* Nhiệm vụ 1: cặp đôi/ HS trả lời miệng.
GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn văn từ
“Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt …đến …bền bỉ theo bước chân người.
Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi Nhận xét về thái độ của người dân Huế với món ăn đặc sản của địa phương.
Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em bằng câu hỏi gợi mở: Nhận xét về thái độ của người Huế đối với đặc sản của địa phương qua hình ảnh của chị bán hàng, lời nói của chị, thái độ của chị…). cơm hến
- Khẩu vị: người Huế thích ăn cay Trong cơm hến có tới 3 loại ớt: ớt tương, ớt dầm mắm, ớt màu.
-> món cơm hến tiêu biểu cho phong cách ăn cay dễ sợ, cay trào nước mắt của người Huế.
- Chị bán hàng: dáng gầy mỏng manh, chiếc áo đài đen cũ kĩ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh; gánh cơm hến rẻ nhưng vẫn đủ vị, tỉ mỉ, cầu kì
-> hình ảnh của người bán hàng nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn tươm tất, giữ cốt cách của người cố đô Chị bán hàng mưu sinh đi liền với niềm vui được tiếp nối truyền thống.
-Gia vị thứ mười lăm “bếp lửa”: + là một gia vị đặc biệt để tạo nên vị đặc trưng cho bát cơm hến.
+ Vị của lửa, vị của sự ấp iu, của tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa.
* Nhiệm vụ 2: Phát phiếu học tập số 3 và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
GV: quan sát hoạt động của học sinh, hỗ trợ khi cần thiết.
-Yêu cầu HS trình bày.
-Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung của tiết họcsau.
=> Người Huế luôn cố gắng để giữ gìn và phát triển món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, để khi nhắc đến cơm hến là mọi người đều nhớ đến Huế.
Hoạt động 3: Luyện tập a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b.Nội dung:HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao. c.Sản phẩm:Đáp án đúng của bài tập. d.Tổ chức thực hiện
1.Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS/ cá nhân HS đứng dậy trả lời.
?Nêu cảm nhận của em về món cơm hến qua phần 1, 2 đã phân tích.
GV:Hướng dẫn chỉ ra đặc trưng thể loại tản văn thể hiện trong văn bản “Chuyện cơm hến”.
HS:Chỉ ra đặc trưng thể loại tản văn thể hiện trong văn bản “Chuyện cơm hến”.
-GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
-HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
GV đánh giá bài làm của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. b.Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c.Sản phẩm:Phần giới thiệu về đặc sản địa phương của học sinh. d Tổ chức thực hiện
Câu 1: Em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý, trân trọng những món ăn đặc sản của quê hương?
Câu 2: Hãy giới thiệu một món ăn đặc sản của vùng đất em đang sinh sống.
GVhướng dẫn HS xác định nhiệm vụ.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ câu trả lời.
GVhướng dẫn các em cách nộp sản phẩm: trả lời ngắn (câu hỏi 1).
HSnộp sản phẩm cho GV qua hệ thống Padlet mà GV đã hướng dẫn.
-Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
-Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.
+ Giao phiếu học tập và yêu cầu HS đọc lướt, đọc theo thể văn bản “Hội lồng tồng” của Trần Quốc Vượng-Lê Văn Hảo-Dương Tất Từ.
Ngay phần khởi động đã tạo hứng thú, niềm say mê của học sinh trong cả tiết học Rất nhiều trò chơi có thể thiết lập từ kiến thức của bài học trước và dẫn dắt các em vào nội dung kiến thức của bài mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hài hòa Đồng thời cũng phát huy tính tự giác của các em.
Hi ệ u qu ả v ề m ặ t xã h ộ i
a Giá trịlàm lợi cho môi trường: b Giá trịlàm lợi cho an toàn lao động:
Giá trịlàm lợi khác: Hiệu quả củasáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường: Bằng những hoạt động khác nhau (qua dạy và học bộ môn Ngữ văn và qua các hoạt động đan xen…) các em có hứng thú học tập môn Ngữ văn. Trong các giờ học các em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, soạn bài đầy đủ, đặc biệt phần Viết kết nối đọc các em viết rất tốt.
Sau đây là kết quả cụ thể ở bài kiểm tra kết thúc chủ đề 2, Ngữ văn 7-tập I năm học 2022- 2023 qua việc kiểm tra đánh giá ở hai lớp 7A và 7B sau khi dạy xong văn bản “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm và “Gặp lá cơm nếp” (Thanh Thảo) với nội dung “Cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua hai bài thơ trên”.
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
Kết quả thi đại trà coi chéo chấm chung học kì 2 năm học 2022- 2023 do Phòng Giáo dục & đào tạo huyện Nghĩa Hưng tổ chức: Môn Ngữ Văn 7 của trường THCS Doãn Khuê xếp thứ 7/24 trường THCS trong huyện; trong đó môn Ngữ Văn lớp 7A có 47/47 HS (100%) có kết quả thi từ 5,0 -10 xếp chung thứ 11/63 lớp trong huyện, vượt 12 bậc so với kết quả bàn giao đầu năm; môn Ngữ Văn lớp 7B có 30/43 HS (69,8%) có kết quảthi từ5,0 -10 xếp chung thứ41/63 lớp trong huyện.
Bảng thống kê chất lượng HKII năm học 2022- 2023 theo lớp của Phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng
Kết quả điểm thi cuối nămcoi chéo chấm chung học kì 2 năm học 2022- 2023 và cơ cấu giải HSG môn Ngữ văn 7 do Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghĩa Hưng công bố số điểm khá và giỏi của HS khối 7 môn Ngữ văn của Trường THCS DoãnKhuê, cụ thể là:
Bảng thống kê kết quảthi cuối năm HS lớp 7 trường THCS Doãn Khuê năm học 2022-2023 của Phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng
Niềm vui của học sinh lớp 7A nhận giấy chứng nhận Học sinh giỏi môn Ngữ văn trong ngày tổng kết năm học 2022-2023.
Phần thưởng cuối nămhọc 2022- 2023 do cô giáo dạy Ngữ văntrao tặng cho HS có thành tích tốt.
Kh ả năng áp dụ ng và ph ạ m vi ảnh hưở ng c ủ a SKKN
Tôi nghĩ rằng muốn nâng cao hiệu quả của đề tài nghiên cứu cần đảm bảo các yêu cầu: Giáo viên áp dụng rộng rãi qua các tiết dạy môn Ngữ văn; dạy học theo phương pháp tích hợp, dạy học giúp học sinh hòa nhập cuộc sống để các em thêm yêu quý môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động khởi động qua các văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” đã được áp dụng sau gần một năm học đã đạt được một số thành công nhất định Việc
“đầu xuôi, đuôi lọt”đãphát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học, tôi nhận thấy việc đổi mới hoạt động dạy học là cần thiết Trong đó hoạt động khởi động cần được quan tâm đầu tư đổi mới đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và tạo tâm lý tích cực cho học sinh ngay từ đầu mỗi tiết học Với việc vận dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ môn Ngữ văn cùng với quá trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy đề tài có hiệu quả