Như vậy, khác với việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cd sở, khi hòa giải được tổ chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên tranh chấp không có quyền lựa chọn người đứng ra hỗ trợ giúp đỡ
Trang 1hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải 6 cơ sở”.Trong cùng điều luật này, biện pháp “tự hòa giải” và biện pháp
“hòa giải” đã trở thành hai phương thức giải quyết tranh chấpđất đai
Trước hết, “tự hòa giải” là một biện pháp giải quyết tranhchấp đất đai mà các bên tranh chấp tự bàn bạc, trao đối, thỏathuận để đi đến thống nhất một giải pháp nào đó nhằm loại
trừ các mâu thuẫn, xung đột giữa các bên Trường hợp, các
bên tranh chấp không thể “tự hòa giải” được hoặc “tự hòa giải”không thành thì “hòa giải” là hình thức giải quyết tranh chấptiếp theo mà các bên tranh chấp đất đai lựa chọn Với vai trò của
một chủ thể trung gian, người đứng ra tổ chức hòa giải có tráchnhiệm giúp đỡ các bên tìm kiếm những giải pháp thích hợp choviệc giải quyết mâu thuẫn nhằm loại trừ tranh chấp Điểm khácbiệt giữa hai biện pháp giải quyết nói trên là, có sự tham gia hoặc không có sự tham gia của bên trung gian, độc lập, không
có quyền và lợi ích liên quan đến một trong các bên tranh chấp.Đối với biện pháp hòa giải, một tiêu chí quan trọng cần phải đạtđược ở vai trò hòa giải là chủ thể này phải cùng được các bêntranh chấp lựa chọn hoặc chấp nhận Thông thường, việc hòagiải phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm, sựhiểu biết và có uy tín trồng cộng đồng Điều này rất quan trọng
ở một biện pháp giải quyết tranh chấp được dựa trên cơ sở tôn trọng sự tự nguyện, tự quyết định của các bên tranh chấp, tôntrọng đạo lý trưyền thống của người Việt Nam, giữ gìn tình làngnghĩa xóm, bao dam sự bình yên cho cuộc sống.
Về kinh tế, hòa giải thành sẽ giảm thiểu được những thiệthại ca về vật chất lẫn tinh thần cho các bên tranh chấp, tiết
kiệm được những chi phí trong quá trình thực hiện tố tụng,giảm gánh nặng cho ngành Tòa án và Ủy ban nhân dân các cấp
Nếu hòa giải không thành, một phương thức giải quyết tranh
Trang 2Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
chấp tiếp theo đã được quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đấtđai: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải
được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức
việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong
quá trình thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ
chức xã hội khác Như vậy, khác với việc hòa giải tranh chấp đất
đai ở cd sở, khi hòa giải được tổ chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã,
các bên tranh chấp không có quyền lựa chọn người đứng ra hỗ
trợ giúp đỡ mình để tìm ra những giải pháp cho việc giải quyết
các mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp, mà chịu sự bố trí, sắp xếp
và tổ chức thực hiện việc hòa giải của chính quyền dia phương
Với sự chủ trì của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức thành viên của
Mặt trận là những chủ thể do pháp luật quy định Mặc dù vậy, các chủ thể được pháp luật chỉ định, vẫn chỉ giữ vai trò hướng
dẫn, tư vấn, giúp đỡ, tuyên truyền, thuyết phục các bên tìm ragiải pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp chứ không cóquyền quyết định hoặc áp đặt bất kỳ điều gì nhằm ràng buộc
các bên tranh chấp Sự thỏa thuận giữa các bên có thể đạt được
hoặc không đạt được đều do các bên tranh chấp tự quyết định
mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể có trách nhiệm tổ
chức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã Với bản chất của hòa
giai là tôn trọng sự tự nguyện, tự quyết định của các bên tranh
- chấp, khi các bên không đạt được hoặc đạt được với nhau sự
thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp thi Uy ban nhân dân
cấp xã lập biên bản hòa giải không thành hoặc hòa giải thành,
có chữ ký của các bên và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã Biên bản hòa giải chính là căn cứ để các bên tranh chấp thực
Trang 3hiện quyền khởi kiện tại các cơ quan có thẩm quyền Trườnghợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người
sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải
đến Phòng Tài nguyên và Môi trường, đối với tranh chấp đất đaigiữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến
Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác Trong
trường hợp này, biên bản hòa giải thành chính là căn cứ để cơ
quan tà1 nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp
quyết định công nhận việc thay đổi hiện trạng sử dụng đất vàcấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Có thể nói, hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân
dân cấp xã vừa mang tính chất của một biện pháp hòa giả1 “tiền
tố tụng” - vừa được sử dụng làm căn cứ cho việc ra quyết địnhcông nhận sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất của Ủy ban nhândân cấp có thẩm quyền, trong trường hợp hòa giải thành Quyết
định này có hiệu lực thi hành, mà các bên tranh chấp khôngcần phải thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặcyêu cầu Ủy ban nhân dân có thầm quyển giải quyết tranh chấp.
Đây chính là điểm khác biệt tạo nên một sắc thái đặc thù trong
‘hoat động hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp
xã Tuy nhiên, trong trường hợp đã hòa giải thành nhưng không
có thay đổi về hiện trạng sử dụng đất thì không có bất kỳ căn
cứ nào để ràng buộc, để bảo đảm các bên cam kết sẽ thực hiệncác thỏa thuận của mình Chính sự hạn chế này mà đã có rấtnhiều quan điểm cho rằng, không nên quy định việc tổ chức hòagiải tại xã là một thủ tục bắt buộc, bởi nó gây nên sự phiền hà
về mặt thời gian và công sức cho các bên tổ chức hòa giải tranh chấp mà hiệu quả không nhiều, kể cả trong trường hợp đã hòagiải thành nhưng một trong các bên tranh chấp đột ngột thay
đổi về sự thỏa thuận của mình Tuy nhiên, cũng không thể phủ
nhận uu thế của việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
Trang 4Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
Đó là giữ gìn được tinh làng nghĩa xóm, bao đảm ổn định trật
tự xã hội, giảm thiểu được sự phiền hà cho các bên Hơn nữa,đây là một hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên phải
tự nguyện thực hiện theo phương án đã được thong nhất, thỏathuận Với tiêu chí chi phối, xuyên suốt là tôn trọng quyền tựquyết của các bên tranh chấp thì pháp luật cũng khó có thể canthiệp sâu hơn những quy định nói trên.
Khác với biện pháp “tự hòa giải” và “hòa giải” ở cơ sở, chỉ hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, được Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp thực hiện thì, hòa giải được thực hiệntại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp là một thủ
tục mà các bên tranh chấp phải tiến hành trước khi thực hiện
quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dan hoặc yêu cầu Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại điều 202 Luật Đất đai 2013 vàkhoản 1 Điều 88 của Nghị định số số 43/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đấtđai, Uy ban nhân dan cấp xã có trách nhiệm sau:
Thứ nhất: thẩm tra, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân_ phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có lên quan docác bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất vàhiện trạng sử dụng đất;
Thứ hai: thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã (xã, phường,thị trấn) gồm có: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
là Chủ tịch Hội đồng: đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã,
phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;trưởng thôn, ấp đối với khu vực nõng thôn; đại diện của một
số hộ dan sinh sống lâu đời tại xã, phường, thi trấn biết rõ vềnguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa
Trang 5chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn Tùy từng trường hợp
cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Thứ ba: tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của cácbên tranh chấp, thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp vàngười có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dâncấp xã (phường, thị trấn) được thực hiện trong thời hạn không
quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranhchấp đất đai Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ
ký của các bên và có xác nhận việc hòa giải thành hoặc hòa giải
không thành của Uy ban nhân dân cấp xã nơi đã tổ chức việc
hòa giải Mặc dù, Chính phủ đã có quy định về Hội đồng hòa giải cấp xã như đã nói ở trên, để giúp cho Uy ban nhân dân cấp
xã thực hiện hòa giải bắt buộc, song qua quá trình thực hiệnquy định này từ năm 1993, việc thực hiện hòa giải, phần lớn làchỉ mang tính chất thủ tục Trên thực tế có tới bốn loại hòa giảitranh chấp đất đai, đó là, tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở, hòa giảibắt buộc do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, được coi là hìnhthức hòa giải “tiền tố tụng” và hòa giải do Tòa 4n nhân dân thực
hiện, “hòa giải” trong quá trình thực hiện trình tự tố tụng Dovậy, cần có một giải pháp hữu hiệu hơn nữa để nâng cao vai trò
và giá trị của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Hiện nay, quá trình thực hiện việc hòa giải ở cơ sở theo quyđịnh tại Điều 202 của Luật Đất đai 2013 đã gặp phải một số bấtcập, đó là: Trưởng hợp các bên thỏa thuận phương án giải quyết
tranh chấp, nhưng sau đó một trong các bên lại thay đối không
thực hiện Vì pháp luật không quy định về việc ràng buộc tráchnhiệm của các bên đối với thỏa thuận mà họ đã đã đạt được khi
Trang 6Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất tranh chấp, dẫn đến kết quả hòa giải không có ý
nghĩa về mặt pháp lý Để khắc phục tình trạng này, nên chăngcần có quy định bao dam sự kết nối giữa các quy định về hòa giảitranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã với quyết địnhgiải quyết tranh chấp tai Uy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và
công tác xét xử của Tòa án nhân dân Có thể quy định cho các bên
tranh chấp được quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp công nhận kết quả hòa giải tại Ủy ban nhân
dân cấp xã sau khi vụ việc tranh chấp đã được hòa giải thành, đãđược lập thành biên bản, có chữ ký của các bên tranh chấp và cóxác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202Luật Đất đai 2013 với những sửa đổi quan trọng so với Luật Đấtdai 2003 trước đây là: nâng thời hạn hòa giải tranh chấp đất dai
6 cấp xã từ 30 ngày lên 45 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp
xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và quyđịnh rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc thực hiện kếtqua hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp khi có sự thay
đổi ranh giới thửa đất hoặc có thay đổi về người sử dụng đất.Nhìn chung, quy định mới có nhiều điểm tiến bộ Tuy nhiên,những điểm mới này chưa thể khắc phục triệt để những vướngmắc đã và đang gặp phải trong quá aug giai quyét tranh chapđất đai tại Tòa án thời gian qua
Thứ nhất, về việc không quy định thời gian hòa giải tranhchấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được trừ vào thời hiệukhởi kiện:
Khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quyđịnh những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án trong đó có tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài
Trang 7sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thìkhông áp dụng về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự Tuy nhiên,tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người
sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai Vìvậy, tranh chấp đất đai không chỉ bao gồm tranh chấp về quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà còn nhiều dạng tranhchấp khác, ví dụ, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinhtrong quá trình sử dụng đất; tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Do đó, quy định của Luật Đất đai 2013 về hòa giải tranh
chấp đất đai vẫn chưa khắc phục được bất cập về thời gian tiến
hành hòa giải với quy định về thời hiệu khởi kiện của đương sựtrong thời gian qua Bởi vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 202Luật Đất đai 2013 thì “Tranh chấp đất dai mà các bên tranh chấpkhông hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhần dân cấp xã nơi
có đất tranh chấp để hòa giải” (giữ nguyên quy định tại khoản 2
Điều 135 Luật Đất đai 2003) Trong khi đó, việc hòa giải tranh
chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải có thời gian
đủ dài để mang lại hiệu quả tối đa trong công tác hòa giải và như
vậy, Luật Dat đai 2013 đã tăng thời gian này từ 30 ngày lên 45 ngày,
Uy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức hòa giải kể từ ngày nhận
được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, việc tăng thời
hạn này giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã có đủ thời gian để thực
hiện hoạt động hòa giải một cách tốt nhất; có khoảng thời gian
đủ dài để các bên trong tranh chấp có thể dễ dàng bỏ qua những
bat đồng, mâu thuẫn để gìn giữ tình làng nghĩa xóm, gìn giữ sự
ổn định trật tự tại cấp cơ sở - nền móng của trật tự xã hội Song,
về góc độ nào đó, việc tăng thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai
tại Ủy ban nhân dân cấp xã lại làm ảnh hưởng tới quyền lợi của
các bên trong tranh chấp Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 |Luật Dat đai 2013 (tương tự quy định tại Điều 136 Luật Dat dai 2003)khi một bên hoặc các bên trong tranh chấp không nhất trí với kết
Trang 8Bình luận chế định quan lý nhà nước về đất đai
quả hòa giải thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyếttrong trường hợp có 1 trong các loại giấy tờ được quy định tạicác khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất dai 2013 Như vậy, giai
đoạn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hòa giải không được trừ
vào thời hiệu khởi kiện, dẫn đến nhiều trường hợp sau khi tiếnhành hoà giải 6 Uy ban nhân dan cấp xã không thành, đương sựgửi đơn đến Tòa án thì đã hết thời hiệu khởi kiện, làm thiệt hạiquyền lợi chính đáng của đương sự.
Thứ hai, hiện pháp luật đất dai chưa có sự xác định nhữngtranh chấp đất đai nào phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân
cấp xã, điều này đã thể hiện sự bất cập trong thời gian qua.Theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải đượcthì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đểhòa giải” Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ củangười sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đấtdai” (giữ nguyên quy định của khoản 26 Điều 4 Luật Đất dai 2008).Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 166, Điều 167 Luật Đấtđai 2013 thì quyền của người sử dụng đất rất rộng bao gồm cácquyền chung (đáng lưu ý là quyền được Nhà nước bảo hộ khi bịngười khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai củamình tại khoản 5 Điều 166) và các quyền cụ thể (quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất)
Như vậy, quyền của người sử dụng đất là rất rộng, cho nên
ở Luật Đất đai 2013 chưa có quy định về giới hạn loại tranhchấp nào về quyền sử dụng đất, về nghĩa vụ của người sử dụngđất phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nên về nguyêntắc, khi có tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người
sử dụng đất đều phải qua hòa giải tại Uy ban nhân dân cấp xã,
Trang 9bất kể là tranh chấp việc ai có quyền sử dụng thửa đất, tranhchấp các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp
về hôn nhân và gia đình có việc phân chia quyền sử dụng đấtcủa vợ chồng, chia di sản thừa kế về quyền sử dụng dat
Tuy nhiên, khoản 3 và khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụngdân sự 2015 lại phân định rất rõ giữa tranh chấp về quyền sửdụng đất và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về thừa kế tài sản khi quyđịnh thẩm quyền về vụ việc của Tòa án Hơn nữa, hiện nay, tronglĩnh vực pháp luật về đất đai tổn tai hai thuật ngữ là “tranh chấpliên quan đến dat dai” và “tranh chấp đất đai” Day là hai thuậtngữ có nội hàm khác nhau, trong đó, tranh chấp hiên quan đếnđất đai có phạm vi rộng hơn, bao gém tranh chấp về các quan hệhợp đồng, quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế mà quyền sử dụngđất là loại tài sản thuộc đối tượng của quan hệ pháp luật đó;tranh chấp giữa những người sử dụng đất trực tiếp tham giaquan hệ đất đai và cả những chủ thể không trực tiếp tham giacũng có thể có những tranh chấp liên quan tới đất đai trong tranh
chấp đó Còn tranh chấp đất đai có phạm vi hep hơn, là tranhchấp giữa các bên tham gia trong quan hệ đất đai Thêm vào đó,
các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng, quan hệ thừa kế
và quan hệ sở hữu là rất phức tạp Do đó, với trình độ của cán bộ
cấp xã, khó có thể xác định được một hợp đồng có hiệu lực hay hợpđồng vô hiệu; khó xác định diện, hàng thừa kế, quan hệ tài sảnchung Mặt khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa thuận
của các đương sự Vậy kbi hòa giải đương sự thỏa thuận để thực
hiện một hợp đồng lẽ ra phải bị tuyên bố vô hiệu, hoặc thỏa thuậnđược việc chia thừa kế, nhưng bỏ sót những người lẽ ra phải đượchưởng thừa kế, xác định không đúng di sản thừa kế thì cần bộcấp xã khó có khả năng nhận biết Nếu giao các loại tranh chấp
này cho Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải rất có thể sẽ vi phạm
Trang 10Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
pháp luật; có thể làm thiệt hại hơn nữa về quyền và lợi ích của các bên tham gia tranh chấp; thậm chí có thể làm cho hậu quả của vấn đề còn xấu hơn trong tương lai Vì vậy, để tháo gỡ vướng
mắc này, việc phân loại các tranh chấp về đất đai để hoạt độnghòa giải đạt hiệu quả cao, để không làm tốn kém thời gian vàtiền bac của các bên liên quan thì hoặc tiếp tục xem xét sửa đổiĐiều 202 Luật Đất đai 2013 hoặc làm rõ nội hàm tranh chấp đấtđai ở các văn bản dưới luật để xác định những tranh chấp đất
đai nào phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nhữngtranh chấp đất đai nào không phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân
dân cấp xã Ví dụ, các tranh chấp về giao dịch liên quan đếnquyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ ánhôn nhân và gia đình thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại Ủy
ban nhân dân cấp xã
Thứ ba, về thành phần những người tiến hành, tham gia
hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Theo quy định tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tạiđịa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối
hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức
thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác ” Quy địnhnày nhìn chung giữ nguyên như quy định tại khoản 2 Điều 135 LuậtĐất đai 2003 Tuy nhiên, các thành viên Mặt trận và các tổ chức
xã hội là những ai thì pháp luật đất dai chưa có quy định, thậmchí quy định về các thành viên Mặt trận như Luật Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cũng chưa thực sự rõ ràng Bên cạnh đó,khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định “Tranh chấp đấtđai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải” Tuy
nhiên, các bên này bao gồm những ai? Chỉ cần nguyên đơn, bịđơn hay cần có thêm tất ca những người liên quan? Do chưa có
Trang 11hướng dẫn cụ thể nên dễ dẫn đến tùy tiện trong việc áp dụng
mà hậu quả của nó có thể sau hòa giải để tiếp tục giải quyết
tranh chấp tại Tòa án thì ở đây biên bản hòa giải không đượcchấp nhận Vì vậy, vụ việc không được thụ lý, thậm chí nếu thụ
lý thì khi tiếp tục xét xử ở cấp phúc thẩm thì đây lại là lý do choviệc hủy án sơ thẩm
Thực tiễn, đã xây ra trường hợp, lúc ban đầu do chỉ nguyênđơn khởi kiện bị đơn, trước đó Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành
hòa giải giữa 02 chủ thể này Trơng quá trình giải quyết vụ án,khi phát sinh thêm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thìTòa án tạm đình chỉ giải quyết để hòa giải lại Sau khi tiếp tục
giải quyết vụ án, Tòa án lại tiếp tục tạm đình chỉ chờ hòa giảilại khi phát sinh thêm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quankhác Cứ thế, vụ án kéo dài nhưng việc hòa giải lại không có
gì khác với lần trước, chỉ khác là hồ sơ sẽ có thêm biên bản hòagiải mới và vụ án kéo dài anh hưởng đến quyền lợi của các bên;
các cơ quan có thẩm quyền tốn công sức, chi phí không dang có
Vì vậy, để khắc phục cách hiểu, áp dụng khác nhau, cần tiếp tụcnghiên cứu sửa đổi Điều 202 Luật Đất đai 2013, hoặc làm rõ vấn
đề này ở các văn bản dưới luật theo hướng quy định rõ thànhphần các chức danh tiến hành hòa giải và thành phần các bêntranh chấp tham gia hòa giải theo yêu cầu của nguyên đơn nếuxét thấy đủ cơ sở; và khi hồ sơ đã chuyển sang Tòa án thụ lý thì
không được hòa giải lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thứ tư, về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành
tại Uy ban nhân dân cấp xã: Theo khoản 5 Điều 202 Luật Dat
đai 2013 thì: “Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thayđổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhândân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môitrường đối vói trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và
Trang 12Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
Môi trường đối với các trường hợp khác Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đối ranh giới thửađất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nha 6 và tài san khác gắn liền với đất” Đây là quy địnhkhắc phục hạn chế các quy định tại Điều 135 Luật Đất đai 2003
về việc thi hành những trường hợp hòa giải thành tại Ủy ban
nhân dân cấp xã mà có thay đổi ranh giới thửa đất, chủ sử dụng
đất Bởi vì, thực tiễn hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thờigian qua cho thấy, nhiều vụ việc tranh chấp đất đai sau khi đã
được cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhiều phương pháp và hòa
giải thành công, nhưng sau đó một trong các bên tranh chấp lạigửi đơn yêu cầu giải quyết và các cấp chính quyền phải tiếp tụchòa giải, giải quyết lại vụ việc nên ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước nó! chung.
Xét về bản chất, tranh chấp đất đai là một dang tranh chấpdân sự và nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận tự nguyện phảiđược đặt lên hàng đầu Cho nên, quy định như khoản 5 Điều 202Luật Đất đai 2013 được xem là sự tôn trọng thỏa thuận giữa cácbên Tuy nhiên, quy định này lại không loại trừ những trườnghop thỏa thuận của các bên trong biên bản hòa giải vi phạm pháp
luật, đạo đức xã hội là chưa phù hợp Thêm vào đó, việc chưa có
cơ chế đánh giá tính hợp pháp của biên bản hòa giải thành tại
Uy ban nhân dân cấp xã dé đưa ra thi hành cũng sẽ gây ra nhiều
hậu quả không hay về sau Bởi vì, năng lực chuyên môn của cán
bộ tử pháp xã (cũng như thành phần các cơ quan tham gia hòa giải) là có giới hạn nên họ sẽ khó biết những thỏa thuận nào là vi
phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội Nếu những thỏa thuận trái pháp luật, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác (chưa tham gia hòa giải) sẽ kéo theo hệ lụy là phát sinh
thêm tranh chấp mà việc khắc phục hậu quả không phải lúc nào
Trang 13cũng đơn giản như giải quyết tranh chấp ban đầu Trong khi đó,theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tung dân sự 2015,Tòa án chỉ ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận giữacác đương sự khi Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự thỏathuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận đókhông trái pháp luật, đạo đức xã hội Hơn nữa, phạm vi của hòa
giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục hành chính, thủ tục
hòa giải ngoài tố tụng Mục đích chủ yếu của hòa giải là hướngdẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện.giai quyết với nhau những vi phạm pháp luật, những tranh chấp,những bất đồng, mâu thuẫn nhằm mục đích giữ gin sự đoàn kếttrong nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảođảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư Vì vậy, nên
sửa đối, bổ sung khoản 5 Điều 209 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Sau khi các bên hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng vềranh giới, người sử dụng đất thì một trong các bên tiếp tục yêucầu Tòa án xem xét công nhận sự thỏa thuận của các bên theoquy định của pháp luật tế tung dân su” Từ đó, việc điều chỉnhranh giới thửa đất, người sử dụng đất sẽ bảo đảm tính pháp lý và
có cơ chế bảo dam thực thi thỏa thuận này
2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Một giai đoạn tiếp theo trong quá trình giải quyết tranh
chấp đất đai là giải quyết bằng con đường Tòa án hoặc tại Ủyban nhân dân các cấp và chỉ có thể được tiến hành khi một bên
có đơn khởi kiện đến Tòa án hoặc đơn yêu cầu Úy ban nhân dângiai quyết và đơn này đã được thụ lý
Luật Đất đai 2013 thực sự đã có những bước tiến bộ đáng
kékhi mở rộng thẩm quyền cho hệ thống Tòa án nhân dân trong
hoạt động giải quyết tranh chấp đất dai Sự thay đổi này có giátrị quan trọng trong việc tháo gỡ những bất cập từ những quy
Trang 14Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
định của pháp luật về hoạt động giải qu$ết tranh chấp đất dai
và những bế tắc trên con đường chủ động tìm kiếm các giải pháp
hữu hiệu nhằm bảo đảm những lợi ích của các chủ thể có phátsinh tranh chấp trong quá trình sử dụng đất
Theo quy định cửa Luật Đất đai 2003, thì thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai của Tòa án chỉ giới han trong phạm vicác tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Còn những tranh chấp mà người sử dụng đấtkhông có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không cócác giấy tờ theo quy định nói trên thì cũng không có quyền lựachọn cơ quan giải quyết nào khác ngoài Ủy ban nhân và cơ quanquản lý nhà nước về tài nguyên, môi trưởng Rõ ràng, quy địnhnhư vậy đã làm hạn chế quyền lựa chọn phương án giải quyếttranh chấp của người sử dụng đất, vừa tạo nên áp lực đối vớicác cơ quan hành chính nhà nước Không những thế, còn gópphần giảm thiểu yếu tố minh bạch trong quan hệ quản lý nhànước về đất đai, trong hoạt động giải quyết tranh chấp Bởi, Ủy
ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là những
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, có quyền quyết định giaođất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất Do vậy, điều không thể phủ nhận là,khi trao trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất dai cho hệ thống
cơ quan này sẽ khó tránh khói tình trạng “vừa đá bóng, vừa
thối còi”, thiếu đi yếu tố khách quan cần thiết Hơn nữa, sau
khi Ủy ban nhân dân có thẩm quyển đã giải quyết tranh chấp
đất đai mà đương sự không đồng ý với quyết định đó thì chỉ còn
quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh (đối với tranh
chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau)hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết (đối với
tranh chấp giữa các chủ thể còn lai) và cấp thứ hai là cấp quyết
Trang 15định cuối cùng Thực tế cho thấy, các tranh chấp về đất đai khá
phức tạp, đặc biệt là với các tranh chấp mà đương sự không có
Giấy chứng nhận Do đó, việc giải quyết tranh chấp tại cơ quanhành chính còn nhiều bất cập do khối lượng công việc lớn, trình
độ pháp luật của một số cán bộ thực hiện việc giải quyết tranhchấp còn hạn chế Đó chính là một trong những nguyên nhân:dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài về đất đaitrong nhiều năm qua
Những hạn chế trên đã được khắc phục bằng các quy địnhtại Luật Đất đai 2013 Tại khoản 1 Điều 203 quy định: Tranhchấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này vàtranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dângiải quyết Những loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 vàkhoản 5 điều 50 Luat Dat đai 2008 vẫn được giữ nguyên trong quyđịnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013
và bổ sung thêm một số trường hợp sau:
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 thang 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
- Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình,đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy địnhtại khoản 3 Điều 131 của Luật bao gồm: cộng đồng dân cư đượcNhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tổn bảnsắc văn hóa dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dan tộc;cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sửdụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng kếthợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản,
không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác Với điều
Trang 16Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
kiện những loại đất nói trên không có tranh chấp, được Ủy ban
nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng
dân cư và đất không có tranh chấp
Như vậy, việc phân định thẩm quyển giải quyết tranh chấp
về đất đai không chỉ đơn thuần căn cứ vào hai yếu tố là: tính pháp
lý của việc sử dụng đất, trong đó, nếu đương sự có giấy tờ về quyền
sử dụng đất thì vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
nếu đương sự không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì vụ việc
thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền và tình trạng có hay không có tranh chấp về tài sản gắnlién với đất Nếu tài san gắn liền với đất tranh chấp thì thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án như quy định tại Luật Đất đai
năm 2003 trước đây - mà việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh
chấp còn được quyết định bởi sự lựa chọn của các bên tranh chấp
Do đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án cũng
đã được xác định đối với trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụngđất và cho mở rộng cả những trường hợp thuộc đối tượng sẽ đượcNhà nước ưu tiên cấp Giấy chứng nhận như các quy định nói trên
Tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2003 quy định:Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình.thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự Tuy nhiên, để hạn chế những phiền toái khôngđáng có, đối với những tranh chấp đất đai mà đương sự không ˆ
có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ quyđịnh tại Điều 100 Luật Đất đai thì cần phải yêu cầu đương sự
cam kết là chỉ khởi kiện tại Tòa án nhân dân mà không đề nghị
Trang 17Ủy ban nhân dan giải quyết tranh chấp đất đai để tránh trườnghợp cùng một vụ việc cả hai cơ quan cùng thụ lý hồ sơ và giảiquyết tranh chấp.
Tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Trường
hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất daiđược thực hiện như sau:
Thứ nhất, tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì cóquyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặckhởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về
tế tụng hành chính;
Thứ hai, tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ
sơ tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì
có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườnghoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật
về tố tụng hành chính
Do có sự khác nhau rất lớn giữa cơ chế, trình tự, thu tụcgiải quyêt tranh chấp đất đai theo thẩm quyền cua Tòa án và
theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân nên trong thực tiễn khó
tránh khỏi những bất cập không thể giải quyết như đã phântích ở trên Hơn nữa, khi giải quyết tranh chấp đất đai, có địaphương vẫn nhầm lẫn với giải quyết khiếu nại về đất đai và đãgiải quyết theo trình tự giải quyết khiếu nại Điều này đã hạnchế việc bảo vệ quyền lợi cho các đương sự và các chủ thể có liên
quan Nên chăng, khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án và Ủy
ban nhân dân cần căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác
Trang 18Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
định thẩm quyển giải quyết tranh chấp và thực hiện theo đúng
trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định
Có thể thấy, so với Luật Đất đai 2003 thì thẩm quyền giảiquyết tranh chấp đất đai của Tòa án theo Luật Đất đai 2013được mở rộng hơn nhiều, với wu thế là, mọi bất đồng không dànxếp được đều có thể được giải quyết tại cơ quan tài phán Quyđịnh này được kỳ vọng là sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
người dân trong giải quyết tranh chấp đất đai, giảm thiểu áp lực đối với Ủy ban nhân dân, ổn định trật tự xã hội, góp phần
quan trọng trong việc hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện
tố cáo kéo dài trong lĩnh vực quản lý đất đai
Như vậy, so với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 về cơbản kế thừa được những giá trị truyền thống đã được xã hội ghinhận, quy định và thực hiện trong các điều luật, đặc biệt là nhữngquy định về điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai.Đáng chú ý là sự đề cao vai trò của cộng đồng, của chính quyền cấp
cơ sở trong hòa giải tranh chấp đất đai và coi đó là hoạt động không
thể thiếu trước khi tiến hành các thủ tục tư phấp tại cơ quan tài
phán Thông qua đó mà nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo
đảm yếu tố dân chủ trong quá trình thực thi pháp luật của côngchúng Đối với các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấpđất đai, thẩm quyền của Tòa án nhân dân được mở rộng từ sự bảo
đảm quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp cho cácđương sự, loại trừ sự áp đặt từ chính hệ thống pháp luật
Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
được coi là sự thay đổi mang tính chất mở đường cho những tiến
bộ tiếp theo trong những nỗ lực của Nhà nước nhằm tôn trọng
và bảo vệ quyền sử dụng đất với ghi nhận là quyền tài sản củangười sử dụng đất đã được chính thức quy định tại Hiến pháp
năm 2013.
Trang 19NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở MỘT SÓ QUÓC GIA, VUNG LANH THO TRONG KHU VỰC VÀ TREN THE GIỚI -
KINH NGHIEM THỰC TIEN CHO VIET NAM
PGS TS Nguyén Quang Tuyén
1, MO HINH VA NOI DUNG QUAN LY NHA NƯỚC
VỀ ĐẤT DAI Ở MỘT số QUỐC GIA, VUNG LANH THO
TRONG KHU VUC VA TREN THE GIỚI
1.1 Diéu tra vé ban chat dat dai
1.1.1 Thuy Dién
Điều tra về sử dung đất ở Thuy Điển thuộc trách nhiệm
của một số co quan chính phú khác nhau, được thực hiện trongcác khoảng thời gian và mức độ chi tiết khác nhau Cùng vớicác mô tả về phương pháp thực hiện, kết quả thường được công
bố trên trang thông tin của cơ quan thống kê tương ứng Tuynhiên, kết quả từ các nguồn nêu trên được cơ quan thống kê của
Thụy Điển định kỳ biên soạn thành một phần của “Thống kê của Thụy Điển” chính thức.
Báo cáo về “sử dụng đất tại Thụy Điển” cung cấp thông tin
về việc sử dụng đất nói chung và được chia thành 8 phân loại
sử dụng đất khác nhau, bao gồm đất nông nghiệp, đất rừng, đấtxây dựng, đất sân Golf và sườn núi trượt tuyết, hầm mỏ, đầmlầy và vũng bùn, đồng cỏ tự nhiên và cây thạch lam, đất đá trần
Trang 20Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
và các loại đất khác, và nước Đất xây dựng lại tiếp tục chia nhỏthành các phân loại sau đây: đất ở lâu dài, đất nhà nghỉ dưỡngcuối tuần và các kỳ nghỉ lễ, đất công nghiệp, đất thương mại,đất cơ sở dịch vụ công cộng và thư giãn, giao thông vận tải, các
cơ sở lắp đặt kỹ thuật, và các loại đất xây dựng khác
Ngoài ra, còn có loại đất khác được điều tra là những loại
mà không thể đưa vào phân loại sử dụng nào được trình bày
ở trên Vi dụ, “các vị trf có phan đất xây dung cũng như đấtrừng Đất đai trong “Vườn quốc gia” thường là đất rừng, vũngbùn hoặc bãi đá trần Ví dụ, về loại sử dụng đất đặc biệt đượcgiám sắt bao gồm được các vùng, vùng nhỏ, đất tập trung chonghi dưỡng cuối tuần và các kỳ nghỉ, và của các nơi làm việc bênngoài địa phương, công viên quốc gia, những vùng núi cao, đấtchăn thả tuần lộc, các đảo, và các trạm năng lượng gió, vùng rủi
ro và khu tiếng ồn
1.1.2 Trung Quốc
Có 2 văn bản luật chính điều chỉnh về điều tra đất đai:Luật về quan lý đất đai, ban hành năm 1986 và văn bản quyđịnh việc thi hành Luật quan lý đất dai.
Luật quản lý đất đai nêu rõ: “Hệ thống điều tra đất đai sẽđược thiết lập trong ca nuéc Điều tra đất đai được tiến hànhbởi các co quan hành chính quản lý về đất đai trực thuộc chínhquyền địa phương ở các cấp, cùng với các co quan khác có liênquan cùng cấp Chủ sở hữu đất đai hoặc người sử dụng đất sẽ phối hợp trong quá trình điều tra, và cung cấp các thông tin và
dữ hiệu hên quan”.
Kết quả của cuộc điều tra đất đai liên quan đến hiện trạng
sử dụng đất sẽ được công bố rộng rãi tới người dân sau khi đãđược chính quyền địa phương kiểm tra tính chính xác và đượcchính quyền địa phương cấp cao hơn phê duyệt Đối với kết quả
Trang 21điều tra toàn quốc, kết quả sẽ được công bố rộng rãi sau khi đượcHội đồng Nhà nước phê duyệt Các quy định về điều tra đất đai
sẽ do Cơ quan hành chính phụ trách đất đai thuộc Hội đồngNhà nước, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng
1.1.3 Rumani
Việc quản lý sản phẩm đo đạc ban dé địa chính bởi Cơ quan
Địa chính và Đăng ký đất đai quốc gia Rumani Để quản lý tốt
sản phẩm và thông nhất trên toàn quốc, Cơ quan Địa chính và
Đăng ký đất đai quéc gia Rumani thực hiện các công việc sau: i)
- Ban hành quy định về Quy phạm kỹ thuật đo vẽ lập bản đồ trênphạm vi cả nước; ii) Cấp giấy phép hoạt động đo đạc lập bản đồđịa chính cho tổ chức và cá nhân; iii) Tổ chức kiểm tra, đánh giá
chất lượng sản phẩm Hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính ở
Rumani do các đơn vị tư nhân thực hiện.
Để thực hiện việc đo đạc thống nhất, Chính phủ đầu tư các
nội dung sau: i) Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia; ii) Xây dựng hệthống lưới tọa độ thống nhất trên phạm vi ca nước phục vụ chocông tác đo vẽ thửa đất; iii) Thiết kế và xây dựng mô hình cơ sử
di liệu thống nhất từ trung ương
1.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.2.1 Hàn Quốc
Để quản lý tài nguyên đất, Hàn Quốc quy định việc lập
quy hoạch sử dụng đất ở theo các cấp sau: Quy hoạch sử dụngđất cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tĩnh, quy hoạch sửdụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quyhoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản Kỳ quy hoạch đối với cấpquốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đôthị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm Sau 5 năm sẽtiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát
Trang 22Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
triển và thị trường Quy hoạch sử dụng đất là nền tang, căn cứcho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng đô
thị, Quy hoạch sử dụng đất chỉ khoanh định các khu vực chức
năng: đất đô thị, đất để phát triển đô thị, đất nông nghiệp, đất
bảo tồn thiên nhiên Trên cơ sở các khu chức năng sẽ lập quyhoạch sử dung đất chi tiết để triển khai thực hiện.
Quy hoạch sử dung đất được thực hiện từ tổng thể tới chi
tiết Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứtrên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấphuyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh Quyhoạch cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Giao thông vàHàng hải phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp tinh do tinhphê duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch
sử dụng đất đô thị cơ bản do Tỉnh trưởng phê duyệt Quốc hộikhông can thiệp vào quá trình xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
Quá trình lập quy hoạch sẽ lấy ý kiến của nhân dân theo
hình thức nghị viện nhân dân Sau khi quy hoạch được phê
duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân Trách nhiệm
thực hiện quy hoạch giao cho chính quyền Chính quyền cấpnào chịu trách nhiệm lập quy hoạch cấp đó và trong đó có chi rõtrách nhiệm cá nhân trước pháp luật về quy hoạch Nhà nước cóchính sách bao dam tinh khả thi của quy hoạch, ví dụ: hỗ trợ đốivới các khu vực bảo tồn, các khu vực cần bảo vệ như miễn thuế,không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, được hỗ trợ đời sống
1.2.2 Trung Quốc
1.2.2.1 Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất các cấp được xây dựng dựa trêncác nguyên tắc sau: 1) Phải bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu hađất canh tác; ii) sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu qua sửdụng cao nhất; 11) Bao đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích
Trang 23sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương;iv) Tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiênnhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả
nước; v) Tăng cường kiểm soát vĩ mô của Nhà nước đối với việc
sử dụng đất
1.8.2.2 Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải xácđịnh được 15 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm sau:
i) Nhóm các chỉ tiêu phải bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt:gồm 06 chỉ tiêu (đất canh tác, đất lúa nước phải bảo vệ vĩnh cửu,
đất phát triển đô thị, đất xây dựng, đất bổ sung cho đất canh tác
bị chuyển mục đích sang đất xây dựng, đất khai thác mỏ) Các
chỉ tiêu nêu trên được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia và được phân bổ cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ tiếp đến từng huyện, quận và quy hoạch của cấp huyện phân bổ tiếp đến
từng xã.
ii) Nhóm các chỉ tiêu được thực hiện linh hoạt (có thể thayđổi giữa các loại chỉ tiêu cùng nhóm trong quá trình thực hiện):thuộc nhóm này gồm 09 chỉ tiêu (đất trồng cây ăn quả, đất rừng,đất trồng cỏ, đất xây dựng, đất hầm mỏ, đất công nghiệp, đất
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, diện tích đất tăng thêmcho xây dựng, đất thương mại - dịch vụ)
Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt,Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh Trên cơ sở đó, các
tỉnh giao chỉ tiêu này cho từng huyện, xã để thực hiện.
1.2.2.3 Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất
i) Bộ Dat đai và Tài nguyên quốc gia: Tổ chức lập và thực
Trang 24Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
hiện quy hoạch đất đai quốc gia, quy hoạch tổng thể sử dụngđất và các quy hoạch chuyên ngành khác; tham gia vào việcthẩm tra quy hoạch tổng thể đô thị trình Quốc vụ viện phê
chuẩn, chỉ đạo và thẩm tra quy hoạch tổng thể sử dụng đất
của địa phương
ii) Cơ quan quản lý đất đai thuộc Uy ban nhân dân cấp
tỉnh: Tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất đai quốc gia, quyhoạch tổng thể sử dụng đất và các hạng mục chuyên ngànhkhác trong khu vực hành chính của mình; tham gia vào việcthẩm định quy hoạch tổng thể đô thị trình Quốc vụ viện, Ủy bannhân dân cấp tỉnh phê duyệt, chỉ đạo và thẩm định quy hoạchtổng thể sử dụng đất của thành phố (thuộc tỉnh - sau đây gọi là
“thị xã”) huyện.
iii) Cơ quan quan lý đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện: Căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất của cấp trên,
tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất và cácquy hoạch chuyên ngành có liên quan trong khu vực hành chính
của mình.
1v) Phòng Tài nguyên đất đai cấp xã (thị trấn): Căn cũ vàoquy hoạch tổng thể sử dụng đất của cấp trên tham gia vào việc lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất trong khu vựchành chính của mình, hợp tác và hỗ trợ làm tốt công tác lấy ýkiến quần chúng đối với quy hoạch
1.2.2.4 Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đấtChính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,các tinh, thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố thuộctỉnh nhưng có trên 1 triệu dân (như: Nam Ninh, Quảng Châu) các đặc khu kinh tế (như: Thâm Quyến, Chu Hải) Ủy ban nhân dân cấp tinh phê duyệt quy hoạch sử dung đất của các đơn vịhành chính cấp huyện và quy hoạch sử dụng đất của cấp xã
Trang 25Sơ đồ thẩm quyền phê duyệt
Cơ quan chịu
Phòng Dat dai
va Tai nguyén Ỷ :
CAP XA, THI TRAN
Trang 26Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
i) Các giải pháp chủ yếu để bảo vệ đất nông nghiệp
- Trong quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia phải xác địnhđược diện tích đất canh tác cần phải bảo vệ nghiêm ngặt theoquy định của Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canhtác cơ bản (chiếm 80% tổng diện tích canh tác) có chất lượng tốt
nhất cần được duy trì vĩnh cửu và không được phép chuyển đổi
muc dich sử dụng dưới bất cứ lý do gì
- Hàng năm, Chính phủ công bố kế hoạch sử dụng đất củatừng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó chỉ chophép từng địa phương được sử dụng một số diện tích đất canhtác nhất định cho mục đích xây dựng theo đúng quy hoạch sử
dụng đất đã được xét duyệt Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và
Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch sử dụng đất đến
từng đơn vị xã để thực hiện
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất canh tác sang sử dụngvào các mục đích phi nông nghiệp phải được phê duyệt tại cấp
tỉnh và Chính phủ cài
- Trong kế hoạch sử dụng đất tại mỗi địa phương phải xác
định cụ thể điện tích đất canh tác được khai thắc mới để bù đắp cho diện tích đất canh tác phải chuyển mục đích sang đất xây
dựng: các biện pháp để kế hoạch khả thi.
- Hàng năm, ngành tài nguyên và đất đai tổ chức các đoànkiểm tra, giám sát việc bảo vệ quỹ đất canh tác tại từng địa
Trang 27phương Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bị vi phạmthì tùy từng mức độ vi phạm mà người đứng đầu địa phương sẽ
bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự,đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi (kể cả trường hợp đã đầu tư) người
vi phạm phải nộp khoản tién đầu tư để tạo ra diện tích đất nôngnghiệp mới bù đắp vào phần diện tích bị mất
1) Các giải pháp chủ yếu để sử dụng đất tiết kiệm
- Không giao đất ở trực tiếp cho người dân để xây dựng nhà
ở Các dự án phát triển nhà ở chỉ được phép xây dựng nhà ở caotầng với mật độ theo quy định
- Quy định suất đầu tư tối thiểu làm cơ sở khi xét duyệt các
dự án đầu tư và kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư trong quátrình triển khai thực hiện dự án (tỉnh Quảng Tây không giaođất để làm sân golf hoặc xây nhà ở dạng biệt thự)
- Chỉ cho phép sử dụng đất vào mục đích sản xuất trong
các khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt mà không giaođất cho các cơ sở sản xuất riêng lẻ nhằm khai thác tối đa cáccông trình kết cấu hạ tang Trường hợp đặc biệt (không thé bốtrí trong khu, cụm công nghiệp) thì mới giao đất cho dự án có vị
trí ngoài khu công nghiệp.
quyết định của Ủy ban được tất cả các cơ quan quy hoạch thuộc
Bang thực hiện Sơ đồ quy hoạch phát triển theo Luật 172, sau
khi được Ủy ban phê duyệt, sẽ được đăng báo và mọi công trình
Trang 28Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
xây dựng phát triển đều phải tuân theo Sơ đồ quy hoạch này Sơ
đồ quy hoạch được xây dựng công khai để lấy các ý kiến đóng gópcủa các cơ quan, tổ chức, nhân dân trong quá trình hoàn chỉnh
Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ rất quan trọng, kếthợp việc quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên đất thông quaviệc sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển đất theo quy định của
Luật 172 Cơ quan tư vấn và chịu trách nhiệm quản lý là VụQuy hoạch Đô thị và Nông thôn của Bộ Nhà cửa và Chính quyềnđịa phương.
Theo Kế hoạch Malaysia lần thứ 7 (1996 - 2000) đến cuốinăm 1996, tất cả các địa phương của Bán đảo Malaysia đã lậpxong quy hoạch cho vùng lãnh thổ của mình Kết thúc Kế hoạch
Malaysia lần thứ 7, mỗi địa phương của Malaysia sẽ có ít nhất
là một sơ đồ quy hoạch riêng của địa phương mình
Luật 172 được tăng cudng và cập nhật năm 1995 (LuatA933) đặc biệt chú trọng đến bao vệ môi trường trước ảnh hưởngcủa sự phát triển Các sửa đổi, bổ sung bao gồm việc bảo vệ vàtrồng mới cây xanh, bảo tồn cảnh quan, tạo ra các môi trườngkhông gian thoáng đãng và phải đệ trình các báo cáo đề xuất
phát triển trong tất cả các đơn xin phép quy hoạch.
1.2.4 Thụy Điển
Quá trình lập quy hoạch quốc gia của Thụy Điển bao gồm hai
bước Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụngđất từ các ngành khác nhau của Chính phủ và từ các mức độ phâncấp quản lý khác nhau, chính quyền địa phương, khu vực và chínhquyền trung ương Mỗi lĩnh vực sử dụng đất (nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện, bảo vệ môitrường và văn hóa) được tham vấn về các nhu cầu sử dụng đất ưutiên Các nhu cầu sử dụng đất này sẽ được biên soạn và lợi ích cạnhtranh giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau sẽ được xác định
Trang 29Bước thứ hai của quá trình lập quy hoạch là tham vấn các thànhphố về ưu tiên của họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất.Những nhu cầu sử dụng đất cụ thể được xác định chính là quantâm cua địa phương, khu vực hoặc quéc gia và được bảo vệ tronghoạt động quy hoạch sử dụng đất tiếp đó do thành phố thực hiện.Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chínhphủ trung ương và Quốc hội để quyết định trong các trường hợpđang có xung đột giữa lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực boặc địa phương hoặc có sự cạnh tranh giữa các lợi ích quốc gia khác nhau.Chính quyền trung ương thông qua Chính quyền vùng quản lý
để bảo vệ các lợi ích quốc gia đã được xác định trong quy hoạch sử
dụng đất sau đó của địa phương
1.2.5 Hà Lan
So với nhiều nước Tây Au khác thi Ha Lan đã bắt đầu côngviệc quy hoạch đô thị và nông thôn từ rất sớm Luật Quy hoạch không gian cua Hà Lan ra đời vào năm 1965 và đã trai qua 2lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1986 và 1994 Lần đầu tiên,
Hà Lan có một cơ sở pháp lý riêng cho công tác quy hoạch (trướcđây quy hoạch nằm trong Luật Nhà cửa 1901) quy định vai trò
và trách nhiệm cua 3 cấp hành chính: Trung ương, tinh và địaphương (huyện) Cục Kế hoạch Nhà nước của Chính phủ đượcđổi tên thành Cơ quan Quy hoạch không gian Nhà nước
Một số tham số chính trong công tác quy hoạch được xácđịnh như sau:
- Tham số kỹ thuật: Cac kha năng về đất dai và môi trường(chất lượng đất, đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng, các khảnăng cải thiện với bên ngoài,
- Tham số kinh tế: Tiềm năng phát triển kinh tế dựa trênhiện trạng cơ sở các ngành kinh tế, các động lực thúc đẩy phát
triển mới,
Trang 30Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
- Tham số văn hoá - xã hội: Tăng cường văn hoá vùng vàquốc gia, gìn giữ các công trình văn hoá, nghệ thuật, bảo tồn cáctruyền thống văn hoá
- Các giá trị và tiêu chuẩn xã hội: Chúng ảnh hưởng tới
các quyết sách văn hoá - xã hội, xác định ưu tiên phát triển đôthị hay nông thôn và quyết định các chính sách là đài hạn hay
ngắn hạn
- Tham số môi trường: Mức độ ô nhiễm nước và đất, không khi Trước khi lập quy hoạch, nhất thiết phải tiến hành khảosát, đánh giá các tham số trên đây
Tại trung ương, quyền quyết định thuộc về Nghị viện và
Chính phủ Giúp việc cho các cơ quan này có Ủy ban Quy hoạchKhông gian Nhà nước, Cơ quan Quy hoạch không gian Nhànước và Hội đồng tư vấn quy hoạch không gian Tại cấp tỉnh,
thẩm quyền thuộc về Hội đồng tỉnh và Ban chấp hành Hội đồng
tỉnh với các co quan chuyên môn giúp việc là Ủy ban Quy hoạch
không gian của tỉnh và Cơ quan Quy hoạch không gian củatỉnh Cấp địa phương có Hội đồng huyện và Ban chấp hành Hộiđồng huyện cùng Phòng Quy hoạch của huyện
- Quy hoạch sử dụng đất
Cơ quan địa chính đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền
quản lý và đăng ký trong những trường hợp phức tạp, khi quyền
và lợi ích của các bên có liên quan trong quá trình quy hoạch sửdụng đất cần được bảo đảm
Phòng Quy hoạch cấp huyện chỉ có ở các huyện lớn Cáchuyện khác thuê các chuyên gia tư vấn tư nhân thực hiện cáccông việc quy hoạch như khảo sát, tư vấn và lập kế hoạch
Huyện có 02 loại sơ đồ dùng cho chính sách quy hoạch là: Sơ đồ
bố trí tổ chức và Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất
Trang 311i) Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất: Gần như mỗi quyết địnhcủa huyện về công tác quy hoạch đều liên quan đến sơ đồ này.Đây cũng là cơ sở để huyện xem xét cấp giấy phép xây dựng nhàcửa Sơ đồ gồm:
- Mô tả về các khu vực sử dụng đất dự định trong sơ dé,
mục đích của từng khu, khi cần thiết phải có thêm mô tả về cách
thức thực hiện để đạt được các mục đích này
- Một hoặc nhiều bản đồ thể hiện các khu vực quy hoạch
- Thuyết minh ý đồ và kết quả các nghiên cứu khảo sát, ýkiến tư vấn và các thủ tục cần thiết của sơ dé
Huyện thưởng thực thi một “chính sách đất đai tích cực” cónghĩa là thu mua đất, xây dựng hạ tầng và đưa vào phát triển
Trang 32Binh luận chế định quan lý nha nước về đất dai
Khi huyện cần đất để tiến hành một dự án, có thể các chủ sở
hữu đất từ chối không bán lại đất Trong trường hợp này, huyện
có thể cưỡng chế thu mua đất (theo quy định của Luật Cưỡngchế thu mua) Nói chung, trên thực tế việc cưỡng chế mua ít khixây ra Huyện sẽ đề xuất giá mua lại đất dựa trên giá đất phảitrả khi cưỡng chế Giá này vào khoảng 2 lần giá trị hiện tại của
đất vi còn được tính thêm cả chi phí di chuyển, mất hoa lợi
Huyện có quyền thu mua đất với giá trước khi công bố quy
hoạch Điều này đã được quy định trong Luật Giá đất có thể
dựa theo giá thị trường, giá thoả thuận hoặc do Toà án quyết
định Nếu huyện tạo ra các dịch vụ hoặc xây cơ sở hạ tầng, nhờ
đó các chủ liên quan được hưởng lợi thì huyện có quyền đòi hỏicác chủ sở hữu phải trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí choviệc phát triển dịch vụ và hạ tầng
1.2.6 Hoa Ky
Bộ trưởng Bộ Nội vu cùng với sự tham gia cua công chúngphải thống nhất các thuật ngữ và điều kiện trong đạo luật này,
từ đó phát triển, duy trì và duyệt lại khi tích hợp các kế hoạch
sử dụng đất ở các vùng hay diện tích sử dụng đất công Cần
phát triển kế hoạch sử dụng đất công mà không cần tính tới việc
đất đai trước đó đã được phân loại, thu hồi, dành riêng hoặc chỉcho một hoặc nhiều lợi ích khác
Trong việc phát triển và duyệt lại kế hoạch sử dụng đất,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cần phối hợp kế hoạch sử dụng đấtthuộc hệ thống rừng quốc gia với quy hoạch sử dụng đất và các
chương trình quản lý đành cho các tộc người An Độ, cùng với các
quy hoạch khác, xét đến chính sách ủng hộ cho các chương trìnhquản lý tài nguyên đất thuộc bộ lạc
Trong việc phát triển và duyệt lại kế hoạch sử dụng
đất, nên:
Trang 331) Sử dung và tuân theo việc sử dụng cân đối va hài hòa cũng như duy trì sản lượng liên tục;
11) Su dung cách tiếp cận đa ngành mang tính hệ thống cósuy xét tích hợp các yếu tố vật lý, sinh học, kinh tế và các khoa
học khác;
iii) Ưu tiên chon lựa và bao vệ các diện tích có lợi ích môitrường thiết yếu;
1v) Dựa vào sự đánh giá sẵn có trong bản tóm tắt về đất
công, tài nguyên di kém cũng như các ý nghĩa khác;
v) Xem xét việc sử dụng hiện tại và tiém năng sử dụng đất công;
vi) Xem xét tính khan hiếm tương đối của các giá trị liênquan và sự sẵn sàng của các phương thức lựa chọn (bao gồm cảtái chế) cũng như nơi nhận thức rõ được những giá trị đó;
vii) Cân nhắc ích lợi dài han so với ích lợi ngắn hạn;
viii) Tạo ra sự tuân thủ các luật về kiểm soát 6 nhiễm cóthé áp dụng bao gồm không khí, nước, tiếng ồn và các tiêu chuẩn
ô nhiễm khác hoặc các kế hoạch thực hiện của Liên bang; và
1x) Trong điều kiện phù hợp với các luật quy định về quản
lý đất công, phối hợp kiểm kê sử dụng đất, quy hoạch và cáchoạt động quản lý đất công cùng với quy hoạch sử dụng đất và các chương trình quản lý của các bộ và cơ quan Liên bang, chính quyền các bang và địa phương.
Bất kỳ sự phân loại đất công hay kế hoạch sử dụng đất công nào có hiệu lực vào ngày ban hành đạo luật này đều phải được xem xét lại trong quá trình quy hoạch sử dụng đất được tiếnhành trong mục này, và mọi loại đất công bất kể việc phân loại rasao đều phải tính vào mọi kế hoạch sử dụng đất được phát triển
Trang 34Bình luận chế định quan lý nhà nước về đất dai
theo mục này Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể sửa chữa hoặc hủy bất
kỳ phân loại nào cho phù hợp với kế hoạch sử dụng đất như trên
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể đưa ra các quyết định quản lý
để triển khai các kế hoạch sử dụng đất đã phát triển hoặc sửa
đổi lại trong mục này tuân theo những điều sau:
i) Những quyết định đó bao gồm (nhưng không giới han) ởviệc loại trừ (loại bé hoàn toàn) một hoặc nhiều hơn một quyềnhoa lợi cơ bản hoặc chính yếu (principal or major uses) thông
qua một quyết định quản lý nằm dưới sự phê duyệt lại, sửa chữa
và thậm chí hủy bỏ liên quan đến kế hoạch sử dụng đất bởi Bộtrưởng hoặc đại diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
ii) Bất cứ quyết định hay hành động quản lý nào di theo mộtquyết định quan lý loại trừ (loại bé hoàn toàn) một hoặc nhiềuquyền hoa lợi cơ bản hoặc chính yếu trong hai hoặc nhiều năm từmột trăm nghìn mẫu trở lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ cần báo cáo tới
Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Nếu trong vòng 90 ngày, kể từ
ngày đưa ra thông báo Œrừ những ngày nghị viện nghỉ làm hon
ba ngày liên tiếp) Quốc hội sẽ tiếp nhận một giải pháp nhất trí về việc không tần thành các hành động hay quyết định quản lý, sau
đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ nhanh chóng hủy bỏ các hành độnghay quyết định quản lý đó Nếu trong khoảng thời gian 90 ngàynói trên, Ủy ban tìm kiếm giải pháp không báo cáo muộn nhất
là 30 ngày làm việc sau khi được chuyển giao, cần giải tán Ủy
ban, không cho xem xét giải pháp đó sâu hơn nữa hoặc giải tan
Ủy ban không cho xem xét thêm bất cứ giải pháp nào khác cho
các hành động hay quyết định đã nêu Kiến nghị về việc giải
tán có thể do cá nhân ủng hộ một giải pháp, và cần được ban
đặc quyền (ngoại trừ việc kiến nghị không được đưa ra sau khi
Uy ban đã báo cáo về giải pháp đó) và cần giới hạn việc tranh cãi
trong thời gian tối đa là một gid, nhằm chia đều giữa bên ung hộ
và bên phản đối giải pháp Không nên đưa vào trình tự sửa đổi
Trang 35kiến nghị nhằm xem xét lại việc bỏ phiếu tán thành hay khôngtán thành bản kiến nghị Trường hợp bản kiến nghị giải tán đượcchấp thuận hoặc không chấp thuận, sẽ không lập kiến nghị cácgiải pháp khác về cùng hành động hay quyết định quản lý Khi
Ủy ban tái lập, hoặc bị giải tán không cho xem xét sâu hơn một
giải pháp, vẫn cần đưa vào trình tự (bat kể việc một bản kiếnnghị trước đó cho cùng một vấn để không được thông qua) đi đếnviệc cân nhắc giải pháp Bản kiến nghị cần được ban đặc quyền
và không thể có bàn cãi Không nên đưa việc sửa đổi kiến nghịvào trật tự, và không nên tạo ra tiền lệ dẫn tới việc xem xét lạimức bỏ phiếu tán thành hay không tán thành kiến nghị
iii) Có thé sử dụng việc thu hồi nêu trong mục 204 trongđạo luật này để thực hiện các quyết định quan lý, nhưng cần bdhoặc phục hồi đất công khỏi Luật Mô 1872 (Mining Law of 1872)
đã sửa đối trong (R.S 2318-2352; 30 U.S.C 21 et seq.) hoặc
chuyển tới một Bộ, vụ hoặc cơ quan khác chỉ bằng hành động thu hồi thực hiện theo mục 204 hoặc các hành động khác theo luật: Từ đó chỉ ra rằng, không gì trong mục này có thể ngăn một
công ty sở hữu chính phủ toàn bộ khỏi việc bị thu hồi và giữ cácquyền giông như một công dân theo Luật Mo 1872.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cần tạo cơ hội cho công chúng thamgia và thông qua quy định xây dựng các thủ tục bao gồm cả việclắng nghe công chúng khi phù hợp nhằm tạo đủ sự chú ý chochính quyền Liên bang, bang và khu vực cũng như tạo cơ hộiphê bình và tham gia vào việc lập kế hoạch và chương trình liênquan đến quản lý đất công
1.3.7 Canada
Canada là một liên bang có 10 tỉnh, trong đó mỗi tỉnh cóđộc quyền về đất đai và tài nguyên, do đó Chính phủ trung ươngkhông có vai trò trong việc lập quy hoạch sử dụng đất Mỗi tỉnh
Trang 36Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
đều có hệ thống quy hoạch riêng Các hệ thống này có sự khácbiệt, nhưng nguyên tắc là khá giống nhau
Thành phế và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch
phát triển (như quy hoạch tổng thể) và các quy hoạch vùng (zoningplan) Các chính quyền cấp tỉnh xây dựng khuôn khổ pháp lýcho việc lập kế hoạch và quy hoạch, đóng vai trò hoạch địnhchính sách và giám sát Trong trường hợp tỉnh có sự quan tâm mạnh mẽ trong một vấn đề, tỉnh sẽ quy định các hoạt động mộtcách trực tiếp Ví dụ như bảo vệ đất nông nghiệp Thông thườngchính quyền cấp tỉnh kiểm soắt trực tiếp việc phân chia đất đai
Công tác quy hoạch sử dụng đất được điều chỉnh bởi cácquy định pháp luật của cơ quan lập pháp tỉnh, với một đạo luật đặc biệt cho thành phố thủ đô và một Luat Quy hoạch cho 200thành phố còn lại Theo Luật Quy hoạch chính quyền tỉnh xâydựng chính sách sử dụng đất, khu quy hoạch hoặc mỗi thành
phố lập kế hoạch phát triển, và các thành phố xây dựng bản quy
hoạch đất đai (zoning by law) trong đó bao gầm kế hoạch chi tiết
và các quy định về sử dụng đất và các tiêu chuẩn phát triển
Quá trình tư vấn và phê duyệt kế hoạch phát triển đượcthiết kế để bảo đảm phối hợp với các kế hoạch của các bộ và cơquan khác Thứ nhất, kế hoạch phát triển phải tuân thủ cácchính sách chính thức của tỉnh, mà một số trong đó bảo vệ lợiích của các Bộ khác Thứ hai, các cơ quan khác phải được thamvấn trong quá trình chuẩn bị kế hoạch Thứ ba, nếu họ khôngđồng ý với một kế hoạch phát triển được đề xuất, họ có thể khiếu
nại đến một hội đồng đặc biệt Thứ tư, Chủ tịch Chính quyền địaphương phải phê duyệt kế hoạch, và thường kế hoạch sẽ khôngđược phê duyệt nếu có phản đối từ một cơ quan chính quyềnkhác Trong thực tế, xung đột giữa chính quyền địa phương vàcác cd quan khác trong nhiều trường hợp được giải quyết bằng -thỏa thuận trong quá trình tham vấn và thực hiện.
Trang 37(Tinh) đất cấp tinh Không có thủ tục được quy định cụ thé.
Khu vực Do các khu quy hoạch và thành phố cùng
(hai hay chuẩn bị.
nhiều hơn Chiến 1
khu - quy |" | Tham khảo ý kiến Chủ tịch Chính quyển
hoạch hoặc vung địa phương: Hop công khai; Được phê chuẩnthành phố) bằng nghị quyết của khu quy hoạch hoặc
Do khu quy hoạch hay thành phố chuẩn bị.
Khu quy Nghiên cứu và khao sát; Tham vấn với các
hoạch hay | Kế hoạch | Bộ; Họp công khai; Trình Bộ trưởng phê
một thành | phattrién | duyệt; Kế hoạch phát triển phải phù hợp
Họp công khai; Phê duyệt cuối cùng bằng
_ | Bản quy | nghị quyết Hội đồng thành phố; Những Thành phố z : se 2 wn oy x «at + as pas ger
hoạch đất dai | người phan đối có thé khiêu nại với hội đồng
khu quy hoạch hoặc một hội đồng đặc biệt của tỉnh; Bản quy hoạch đất đai phải phù
hợp với kế hoạch phát triển.
Trang 38Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
Đối với kỳ quy hoạch, Luật Quy hoạch không quy địnhkhoảng thời gian này (cho đến năm 2005, khoảng thời gian này
là 05 năm, ma đã được chứng minh là không thực tế.) Sau khixem xét, Hội đồng có thể thay đổi kế hoạch, nhưng phải đi quacác thủ tục phê duyệt quy định ở trên.
Lưu ý rằng, kế hoạch phát triển không hết hạn sau một
khoảng thời gian mà vẫn có hiệu lực cho đến khi được thay thếbằng một kế hoạch mới
1.2.8 Úc
Công tác quy hoạch sử dụng đất của Úc được quy địnhtrong pháp luật về đất đai, nhà ở, nhà chung cư, pháp luật vềngân hàng và thế chấp tài sản liên quan đến đất đai Quy hoạch
sử dụng đất được lồng ghép trong quy hoạch tổng thể phát triểnđịa phương và quy hoạch xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đượcduyệt có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội:
Quy hoạch sử dụng đất, cùng với quy hoạch hệ thống hạtầng (cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường, ) được tích hợpđồng bộ trên nền bản đồ địa chính và khai thác phục vụ chocông tác quản lý đất đai nói chung, cụ thể như: cung cấp thôngtin, cấp giấy chứng nhận,
1.8 Đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất
Công tác quản lý nhà nước, bao gồm công tác đăng ký quyền
sở hữu đất đai và các địch vụ liên quan đến đất đai do cơ quanquản lý đất đai của các Bang giữ nhiệm vụ chủ trì Các cd quan
này đều phát triển theo hướng sử dụng một phần đầu tư của chínhquyền bang và chuyển dan sang cơ chế tự trang trải chi phi
Robert Richard Torrens là người lần đầu tiên đưa ra kháiniệm về Hệ thống đăng ký bằng khoán vào năm 1857 tại Bang
Trang 39Nam Úc, sau này được biết đến là Hệ thống Torren Robert
Richard Torrens, sau đó đã góp phần đưa hệ thống này vào áp
dụng tại các Bang khác của Úc và New Zealand, và các nướckhác trên thế giới như Ai Len, Anh
Ban đầu Giấy chứng nhận được cấp thành 02 bản, 01bản giữ lại Văn phòng đăng ký và 01 bản giao chủ sở hữu giữ
Từ năm 1990, việc cấp Giấy chứng nhận dần chuyển sang
dạng số Bản gốc của Giấy chứng nhận được lưu giữ trong hệthống máy tính và bản giấy được cấp cho chủ sở hữu Ngày
nay, tại Văn phòng Giấy chứng nhận, người mua có thể kiểm
tra Giấy chứng nhận của bất động sản mà mình đang có nhucầu mua
Những đặc điểm chủ yếu của Hệ thống Đăng ký đất đai và
bất động sản của Uc, bao gồm:
- Giấy chứng nhận được bảo đảm bởi Nhà nước
- Hệ thống đăng ky đơn giản, an toàn và tiện lợi
- Mỗi trang của sổ đăng ký là một tài liệu duy nhất đặc
trưng cho hề sơ hiện hữu về quyền và lợi ích được đăng ký và dự
phòng cho đăng ký biến động lâu dài
- Giấy chứng nhận đất là một văn bản được trình bày dễ
hiểu cho công chúng.
- Sơ đồ trích lục thửa đất bằng khoán có thể dễ dàng kiểm
tra, tham khảo
- Giá thành của hệ thống hợp lý, tiết kiệm được chi phí vàthời gian xây dựng
- Hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông
tin hiện đại, dễ dàng cập nhật, tra cứu cũng như phát triển đáp
ứng yêu cầu quản lý và sử dụng
Trang 40Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
1.3.2 Anh
Hệ thống đăng ký đất đai của Anh là hệ thống đăng ký batđộng sản (đất đai và tài sản khác gắn liền với đất) tổ chức đăng kýtheo một hệ thống thống nhất có Văn phòng chính tại Luân Đôn
và 14 văn phòng khác phân theo khu vực (địa hạt) phân bổ đồngđều trên toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Anh và Xứ Wales Mọi hoạtđộng của hệ thống đăng ký hoàn toàn trên hệ thống máy tính nốimạng theo một hệ thống thống nhất (máy làm việc không kết nối
với INTERNET, chỉ nối mạng nội bộ dé bảo mật dữ liệu)
Cơ sở của đăng ký được quy định rất chặt chẽ trong LuậtĐăng ký đất đai (Land Registration Act) được sửa đổi và banhành mới vào năm 2002, có hướng dẫn chi tiết vào năm 2003(Registration Rules) và được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung vàonăm 2009 Trước năm 2002, Văn phòng đăng ky đất dai hoạtđộng theo địa hạt Bất động sẵn thuộc địa hạt nào thì đăng ký
tại Văn phòng thuộc địa hạt đó Tuy nhiên, từ khi có Luật Đăng
ký mới (năm 2002) và khi hệ thống đăng ký hoạt động theo hệthống đăng ký điện tử thì khách hành có thể lựa chọn bất kỳVăn phòng đăng ký nào trên lãnh thổ Anh
Một điểm nổi bật trong Luật Đất đai và Luật Đăng ký có
quy định rất chặt chẽ về đăng ký, bất kỳ người nào sở hữu đấtđai và bất động sản trên lãnh thổ Anh đều phải đăng ký tạiVăn phòng đăng ký đất đai; Nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữuhợp pháp của chủ sở hữu có tên trong hệ thống đăng ký Chođến năm 1994, Anh đã chuyển toàn bộ hệ thống đăng ký từ hệthống đăng ký thủ công trên giấy sang hệ thống đăng ký tựđộng trên máy tính nối mang, dùng dữ liệu số Dữ liệu số là dữ liệu có tính pháp lý nếu dữ liệu đó do Văn phòng đăng ký đấtđai cung cấp Điều này được quy định cụ thể trong Luật Đăng
ký và Luật Đất đai.