1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những nội dung mới của phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015

158 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NHỮNG NOI DUNG MỚI CUA PHAN CÁC TOI PHAM TRONG BỘ LUAT HÌNH SỰ NAM 2015

Hà Nội - 2016

Trang 2

DANH MỤC CHUYÊN ĐÈ HỘI THẢO.

“Những nội dung mới của Phần các tội phạm trong BLHS năm 2015”

sir ‘Ten chuyên để tham luận “Tác giá

ThS Vũ Hai Anh,

Khoa Pháp luật hình sự,

Trường Đại học Luật Hà Nội.im mới của các tội xâm phạm sức khỏe

của con người trong BLHS 2015

‘TS Lê Thị Diễm Hing.

Khoa Pháp luật hình sự,

“Trường Đại học Luật Ha Nội | Một số điểm mới về các tội xâm phạm tình.

dục trẻ em trong BLHS năm 2015

Những điểm mới của các tội xâm phạm _ |CN Nguyễn Thanh Long,

quyền tự do của con người, quyền tự do ` | Khoa Pháp luật hình sự,

dan chủ của công dân trong BLHS 2015 _| Trường Đại học Luật Hà Nội

“ThS Mai Thị Thanh Nhung,Khoa Pháp luật hình sự,

“Trường Đại học Luật Hà Nội

"Những điểm mới về các tội xâm phạm sở

hữu trong guy định của BLHS năm 2015

"Những điểm mới rong quy định vÈtội |NCS Phạm Tài Tuệ,

"buôn lậu của Bộ luật hình sự năm 2015 so | Khoa Pháp luột hình sự,sánh với Bộ luật hình sự năm 1999 “Trường Đại học Luật Hà Nội

Một số điểm mới của các tội phạm trong lĩnh vực thuế, ngân hằng, bảo hiểm trong

BLHS năm 2015 so sánh với các quy định

‘TS Lê Đăng Doanh,

Khoa Pháp luật hình sự,Đại học Luật Hà Nội

tương ứng của BLHS nam 1999 Trường SN:

5, Lưu Hãi Y

Những quy nh mới của BLS năm 2015 | THS: Lm HA Xến

“đối với nhóm tội phạm về môi trường, eee ae

| “Trường Đại học Luật Hà Nội.

Quy định mới của BLHS 2015 về các tội | TS Nguyễn Tuyết Mai, phạm về ma túy và một số nội dung cần | Khoa Pháp luật hình sự,|e ý khi giển khai áp dụng Trường Đại học Luge Hà Nội

l + Phạm Văn Bau,

Điễm nói củ các tôi xâm phạm an toàn | FS PM leone

giao thông đường bộ trong BLHS 2015 Dê nh cai sa a Trường Đại học Luật Hà Nội.

[RE T Tas ov ras)

TRƯỜNG bạt THÊ NỘI

(Pines SE)

Trang 3

"Những điểm mới trong quy định về các tội PGS.TS Cao Thị Oanh,10 | phạm khác xâm phạm an toàn công cộng _ | Khoa Pháp luật hình sự,

của BLHS năm 2015 Trường Đại học Luật Hà Nội

"Những điểm mới trong quy định về các tội | ThS Đào Phương Thanh, 11 | phạm khác xâm phạm trật tự công cộng | Khoa Pháp luậthình sự,

của BLHS 2015 “Trường Đại học Luật Ha Nội

Điểm mới về tội làm giả con dấu, tài liệu

của co quan, ‘ tas aie a diy | Babs Venton 2 Khoa Pháp luật hình sự,

tài liệu của cơ quan, tổ chức trong quy.

định tại Điều 341 BLHS năm 2015 “Trường Đại học Luật Hà Nội

idm mới và một số bắt cập của các tội

phạm về tham những trong BLHS năm.

Trang 4

"Những điểm mới của các tội xâm phạm quyền ty do của con

3 | người, quyền tự do dan chủ của công dan trong BLHS 2015 21 CN Nguyễn Thành Lon;

| "Những điểm mới về các tội xâm phạm sở hữu trong quy định của.

4 |BLHSnăm2015 ae

| ‘ThS Mai Thị Thanh Nhung

| Những điểm mới trong quy định vẻ tội buôn lậu của Bộ luật hình.

Š _ | sự năm 2015 so sánh với Bộ luật hình sự năm 1999 4

NCS Phạm Tài Tuệ

Một số điểm mới của các tội phạm trong lĩnh vực thuế, ngân.

6 | hang, bảo hiểm trong BLHS năm 2015 so sánh với các quy định | sg tương ứng của BLHS năm 1999

TS, Lê Đăng Doanh. "Những quy định mới của BLHS năm 2015 đối với nhóm tội

7 | phạm về môi trường 66 Thể Lưu Hai Yến

Quy định mới của BLHS 2015 về các tội phạm về ma túy và một

8 | số nội dung cần lưu ý khi triển khai áp dụng 80

‘TS Nguyễn Tuyết Mai

% Điểm mới của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ 7

trong BLHS 2015

ThS Phạm Văn Bau

Trang 5

"Những điểm mới trong quy định về các tội phạm khác xâm phạm.

10 | an toàn công cộng của BLHS năm 2015 14

PGS.TS Cao Thị Oanh

Những điểm mới trong quy định về các tội phạm khác xâm phạm.

11 | gật tự công cộng của BLHS 2015 124

ThS Đào Phương Thanh

Điểm mới về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức;

12 |tôi sử dung con dấu, tải liệu của cơ quan, tổ chức trong quy định | _ 136 tại Điều 341 BLHS năm 2015

TS Hoàng Văn Hing

i Điểm mới và một số bắt cập của các tội phạm về tham những, l8

trong BLHS năm 2015

TS Nguyễn Văn Huong

Trang 6

DIEM MỚI CỦA CÁC TỌI XÂM PHAM SỨC KHỎE CUA CON NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

‘Ths, Vũ Hãi AnhKhoa pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

Qua thực tiễn hon 14 năm thi hành, có thể thấy Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã quy định một cảch tương đối có hệ thống, toàn diện các nguyên tắc, chế định chung của chính sách hình sự, 63 hình sự Hóa được nhiễu hành vi nguy hiểm cao

cho xã hội và xác định hệ thống hình phạt tương đối toàn điện, khoa học, thực sự là

công cụ pháp lý quan trọng góp phn tích cục vào vige đắn tranh chồng và phỏng nga tội phạm) Tuy nhiên, những quy định của BLHS hiện hành cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bit cập Nhiéu quy định chưa có tính khả th, lạc hậu, không còn phủ hợp Một số vẫn

đề mới phát sinh trong nền kinh tế thị tring định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thé

hội nhập quốc tế chua được kịp thời điều chỉnh, kỹ thuật văn bản còn hạn chế Để

khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 27 tháng 11 năm 2015, tại kỳ họp thứ 10, “Quốc hội khóa XII đã ¿hông qua BLHS 2015 BLHS mới ra đồi đã kịp thời tạo hành

lang pháp lý để bảo vệ và thúc đẫy nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyén cạnh tranh Tình mạnh và bình đẳng giữa các thành phần kinh số gớp phẩn hoàn thiện cơ sở pháp lý Trong BLS năm 2015, nhiều quy định được sửa đỗi, bỗ sung cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tẾ, xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính tr, trật ự an toản xã hội, bảo vệ có higu qui các quyển con người, quyền cơ bản của công đâu.Trong đó, các quy định về các tội xâm phạm sức khỏe của con người cũng có một số. thay đối nhất định

Trong BLHS năm 2015, các tội xâm phạm sức khỏe của con người gồm.

7 điều luật được quy định tại Chương XIV - Các tội xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người er Điều 134 đến Điều 140,

1, Về dấu hiệu định tội

Các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong BLHS 2075 nhìn chung đượcquy định cụ thể, rỡ răng, thống nhất về thuật ngữ hơn so với quy định trong BLHS1999,

ˆ Bnhapẻan com vnlpbapztlook- -lap-luttem(22607094ong ket anh bat hinh-u-1999 ơi

Trang 7

Thứ nhất, thuật ngữ “4ÿ lệ thương tật” được quy định trong tắt cả các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong BLHS 1999 được sửa dồi thành “4ý £ tdn dương cơ thé” Việc sửa đỗi này là phù hợp với quy định cba Bộ Y tế về nội dung liên quan.

‘Theo quy định của Bộ Y tế, trong giám định pháp y và giám định pháp y tâm thin đều.

tẩy tỷ lệ tổn thương cơ thé làm căn cứ cuối cùng để xác định tinh trạng của đối tượng cần giám định Điều 1 Thông tự số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 củaBO Y tổ quy định tỷ lệ tổn thương co thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có nêu rõ: “Ty ig tần thương cơ thể bao gồm: tỷ lê tổn hại sức khỏe;

ý lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; t lệ tốn thương cơ thể do thương tích, do bệnh,at", Nhu vay, tỷ lệ thương tật chỉ à một loại tỷ lệ tốn thương cơ thể.

trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xim phạm sức khie của người khác

không chỉ dựa vào tỷ lệ thương tật do hanh vi phạm tội gây ra cho nạn nhân mà còn

dựa vào nhiều loại tỷ lệ khác như tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây ra và các

tỷ lệ tên thương đó được tính theo công thú nhất định do Bộ Y tế bạn hành (Điền 3,

Điều 4 Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bậ Y tế quy.

định tỷ lệ tốn tbương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần) thành tỷ tê tổn thương cơ thể làm căn cứ xác định phạm vi rách nhiệm hình sự

của người có hành vi vi phạm Do đó việc quy định thuật ngữ “Ợ lệ đương td” trong

cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong BLHS 1999 là

không hợp lý.

Thứ hai, đối với Tôi có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của.

người khác, Theo quy định tại Điều 104 BLHS 1999, hành vi cổ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác chỉ cấu thành tội phạm néu tỷ lệ tổn.

thương cơ thé của nạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm: a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Trong Điều 134 BLHS 2015 đã quy định bé sung ba trường hợp và sửa đổi quy định của hai trường hợp trong

Điều 104 BLHS 1999.

- BO sung thứ nhất là trường hop “đùng a-xứ sinyiie (H.SO,J hoặc hóa

chất ngụy hiển khác gây thương tích hoặc gây tin hại cho sức khủe của người thác ”

quy định ti điểm b khoản 1 Điều 134 Quy định mới này phù hợp với tình hình tội êm, trong đó có a-xít bay

lệc truy cứu.

phạm trong thời gian qua Hiện nay, các loại hóa chất nguy

an tràn lan trên thị trường và thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng Khi một _

Trang 8

người có ý định gây án bằng hóa chất sẽ rắt dé dàng mua được Do đó, dùng a-xit để giải quyết mâu thuẫn ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Hanh vi tat a-xít là hành.

xi rắt tần độc, không chi gây ảnh hưởng về mặt hình thé mà còn có tắc động dén tâm lý của nạn nhân Những cuộc đời tươi đẹp, những dự định, những hoài bão phút chốc tan

kiến khi cơ hổ bị gắn chỉ chữ những vết sẹo 18i lõm Những ánh mit thương bại cing lâm họ đau đớn, tâm lý xáo trộn Nhiều nạn nhắn không vượt qua được mặc cảm rất

để nghĩ đến một kết cục tiêu cực!, bởi iẽ không giống như bing bởi những nguyên

nhân khác (điện, lửa), bỏng a-xít thường gây biến dạng cơ thể, khu vực cơ thể bị dính.

-xít thường phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cắt hoại cử để cắt ghép da Tuy nhiên da cất ghép da nhiều lần cũng không thé trả lại hình bài ban đầu cho các nạn nhân bị

tat a-xit

‘Voi quy định tại Điều 104 BLHS 1999, hành vi gây thương tích hoặc ‘gly tốn hại cho sức khỏe của người khác bằng thủ đoạn tat a-xit không được quy định cụ thể trong điều luật Do đó, hành vi nảy nếu xây ra trên thực tế hầu hết sẽ xem xét áp dung tinh tiết “dùng hung khí nguy hiểm", Theo hướng dln tại điểm 3.1 mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 adm 2006 của Hội đồng thẩm phán

TANDTC thi đây là những trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại mục 2 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HDTP ngày 17 tháng 04 năm 2003, Theo 46, hung khí nguy hiểm bao gồm vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm A-xít được xem là một loại phương tiên nguy hiểm Tuy nhiên, việc bổ sung ¿hêm tink đết “ding a-xit sunfurie (IS) hode hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gay tốn hại cho sức khỏe của người khác” trong Điều 134 BLHS 2015 đã tạo cơ sở pháp lý rõ rang, cụ thé đối với một dang bành vi nguy hiểm xây ra phổ biển hiện nay.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc quy định a-xít sunfuric là một tình tiết độc lập so với các hóa chất nguy hiểm khác là điều chưa hợp lý Mặc dù sunfurie được. xem là một trong những loại a-xít mạnh nhất trong số những a-xit phổ thông hiện nay nhưng việc tách loại a-xít này đứng độc lập với a-xit nỏi chung không thể hi

phân hóa mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Iành vi gây thương tích hoc gây

tổn hạt cho sức khỏe của người khác bằng a-xit sunfuric với nồng độ thấp (o-xie

được sự.

sunfuric loãng) chưa hẳn đã nguy hiểm hơn những trường hợp phạm tội bằng thủ đoạn.

sử dụng các loại a-xít khác (như a-xit clobidrie - HCL; a-xit flohydric - HE; a-xítnitj

` foamy cand com, id4honesbeingueinhug.gie:chz-not-dd.agueL388274/

Trang 9

~ nos ) đậm đặc vi đây cũng là những loại a-xít có khả năng ấn màn mạnh Vì vậy,

tác giả cho rằng tinh tiết này nên sửa lại theo hướng “đồng a-xit hoặc hóa chất ngụ hiểm khác gây thương tích hoặc gây tn hai cho sức khỏe của người khác ".

- BS sung thứ hai là ưường hợp “Lợi đụng chức vụ, quyŠn han” quy định tai điểm i khoản 1 Điều 134 Đây là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khóc của người khác nhung không liên quan đến công vụ Người phạm tội sử đụng chức vụ, quyền hạn của mình như điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác.

~ Bố sung thứ ba là trường hợp “pham tội trong thời giam đang chấp

‘hank hình phạt tù hoặc đang bị ap dụng biên pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ số:

cai nghiện bắt buộc ” quy định trong tinh tiết tại điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, BLHS 1999 chỉ quy định trường hợp phạm tội cổ ý gây thương tích hoặc gây tén bại

cho site khöe của người khác trong trường hợp trong thời gian đang bị lạm giữ, tạm

giam hoặc đang bị áp dung biện phap đưa vào cơ sở giáo dục Việc quy định bé sung iu hiệu mới này sẽ bảo dim bao quát được đầy đủ những trường hợp phạm tội dang bi áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhất định, thể hiện ý thức chấp hành pháp luật kém cũng như thái độ cải tạo, rèn luyện không tốt của người vi phạm.

= Sửa đổi thứ nhất là trường hop “Đất với phụ mữ đang có thai ” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 được sửa thành “Đổi với phụ nữ mà

Biết là có thai ” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 Việc sửa đổi này

đâm bảo tinh thông nhất trong việc quy định đấu hiệu tương tự trong các điều luật khác nhau Trong BLHS 1999, tinh tiết phạm tội đếi với phy nữ có thai được quy định

trong cấu thành tội phạm các tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người tà

‘hdc nhau Cụ thé, trong Tội giết người, tình tiết này được quy định là “giết phụ nữ

mà biét là có thai” (điểm b khoản 1 Điều 93 BLHS 1999) nhưng trong Tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác, tin tiết này lại được quy

định là “đối với phụ nữ có thai” Hai cách quy định khác nhau này dẫn đến việc áp

đựng pháp luật giữa cầu thành tội phạm của hai tội là khác nhau Đối với tình tiết “gid

phụ nữ mà biết là có thai” quy định trong Tội giết người, muỗn áp dụng tình tiết này "ngoài việc phải dim bio đấu hiệu về khách quan là nạn nhễn tà phụ nữ đang có thai,

còn phải thỏa mãn dấu hiệu về chủ quan là người phạm tội phải biết rõ người bị minh tước đoạt tính mạng là người đang có thai Với cách quy định về dấu hiệu này trong

Trang 10

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác thi chí cin dấu

hiệu nan nhân là phy nữ đang có thai ma không đời hỏi điều kiện về chủ quan là người phạm tôi có nhận thức được điều đó hay không.

'Việc sửa đổi tình tiết “đối với phụ mữ có thai” thành “đổi với phụ nữ ma it là có thai” vừa đảm bảo tính thống nhất trong việc quy định các dấu hiệu tương đương giữa các điều luật, vừa đăm bảo tinh hợp lý của BLHS, tránh trùng lấp di với

tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS

+ Sửa đỗi thứ hai là trường hợp “dé cán trở người thi hành công vụ hoặc

vì lý do công vụ của nan nhân” quy định tại điễm k khoản 1 Điều 104 BLHS 1999

được sửa chink “đối với người đang thi hành công vụ hoặc vi lý do công vụ của nạn nhân” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 Tương tự như trường bop phạm tội đối với phụ nữ có thai, việc sửa đổi nảy đám bảo tính thống nhất trong việc

“quy định đấu hiệu tương tự trong các điều luật khác nhau Ngoài ra, tình tiết “để cán

trở người thi hành công vụ hoặc và lý do công vụ của nạn nhân” quy định tại điểm k

khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 là không thật chính xác và rõ ràng Tình tiết nay có thể din đến nhiều cách hiểu khác nhau vì hành vi cổ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dé cản trở người thi hành công vụ có thể hiểu cheo cách

thứ nhất là người phạm tại ding bạo lực vật chất trước khi người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ 48 ngăn căn không cho họ thực hiện công vụ đó Nhưng quy định này cũng có thể hiểu theo cách thứ hai là người phạm tội dùng bạo lực vật chất ngăn cân khi một người đang thực hiện công vụ của họ Với cách hiểu thứ nhất (gây thương,

tích trước khi họ thi hành cổng vụ 48 ngăn cản không cho họ thực

giao) thực chất chính là trường hợp phạm tội vì lý do công vp của nạn nhân, Việc quy định tinh tiết nay theo quý định tại điểm ø khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 đảm bảo tinh minh bach, rổ răng, thống nhất trong kỹ thuật lập pháp hình sự,

Thứ ba, đổi với Tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tổn hai cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 BLHS 1999) được sửa đổi thành Tội cổ ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới han phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá rnức cẳn thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS 2015) Theo đó dầu hiệu định tội của tội phạm quy định tại điều 136 BLHS 2015 được bổ sung trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây

n công vụ được.

Trang 11

tổn hại cho sức khỏe của người khác đo vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người

phạm tội Sở di có sự thay đổi này là do trong BLHS 2015 đã bổ sung một số trường

hợp loại trừ trách nhiệm hình sự so với quy định của BLHS 1999, trong đó có trường

hợp gây thiệt hại trong khi bit giữ người phạm tội (Điều 24 BLHS 2013) Theo đó 8 bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội ma không côn cách nào, khác là buộc phải sử dụng vũ lực cẦn thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không

phi là tội phạm Tuy nhiên trường hợp gây thiệt hại do sử dung vũ lực rõ rằng vượt

quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự Tội phạm quy định tại Điều 136 BLHS 2015 được bổ sung nêu tren shính là một trưởng hợp vượt quá mức clin thiết quy định tại khoản 2 Điều 24 BLHS 2015.

Thứ te, đối với Tội hành hạ người khác, bành vĩ khách quan của tội phạm quy định tại Điều 110 BLHS 1999 là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình, Trong BLHS 2015, tội phạm này được bb sung một dạng hành vi khác là làm nhục người lệ

thuộc minh Hành vi làm nhục được hiểu là những hành vi cỏ tinh chát xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác Hình thức biu hiện của hành vi này rất da dang,

6 thể là những lồi nói có tính chất thóa mạ, xi nhục, miệt thị he thấp danh dự, xúc phạm đến nhân phim nina chửi bới, nhạo bang hoặc có thé là những cử chỉ có tính

chất bí i xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác Tác giả cho rằng việc ba sung thêm hành vi khách quan của Tội hành ha người khác là điều phù hợp Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì hành hạ người

khác được biểu là những hành vi đối xử tan ác người lệ thuộc mình làm cho họ dau

đớn về thể xác hoặc tỉnh thin’ Nin vậy, hành hạ người khác không chi gây thiệt hại về thể chất cho nạn nhân mà còn có thé là những hành vì gây ra những thiệt hại về tỉnh thần cho họ Ban chất của những hành vi gây thiệt hại về tỉnh thần cho người lệ thuộc mình chính là những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của họ Vi vậy, nhà

làm luật bé sung hành vi “lầm nhục” trong Điều 140 BLHS 2015 là điều hợp lý.

Ngoài những điểm mới nêu trên, nhiều thuật ngữ trong quy định của các.

tội xâm phạm sức khỏe của con người cũng được sửa đổi như: sim đỗi từ “whidu” thành “hai trở lên”, sửa đổi từ “trẻ em” thành “người dedi 16 tuổi” Đây là bước tiến

mời trong kỹ thuật lập pháp nhằm quy định rõ những định nghĩa ma trước nay vẫn còn chung chung, cin phải được giải thích cụ thé trong các văn bản hướng dẫn ban hành.

"hành vi của người

ˆ Trường Đại bọc Luật Hà Nội, Tử đền giidícb du ng? lo lọc Lad nh Sự sợ tụng làn sự Nb,

Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, SE,

Trang 12

2 VỀ đấu hiệu định khung hình phạt

‘Bén cạnh những thay đối về dấu hiệu định tội thì các tội xâm phạm sức.

khỏe của cơn người cũng có những quy định mới để xác định khung hình phạt áp

Thứ nhất, đối với Tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của

người khác, Diều 134 BLHS 2015 đã được quy định rõ rằng cụ thể hơn so với Điều

104 BLHS 1999 Theo quy định của Điều 104 BLHS 1999, tội này chi gồm 4 khoản với định mức tỷ lệ tổn thương oo thể được chia ra làm bến mức là dưới 11%, từ 11%, én 30%, từ 31% đến 60%, trên 61% hoặc dẫn đến chết người Điều 134 BLHS 2015

tuy vẫn giữ nguyên việc chia định mức tỉ lệ tổn thương oo thể nhưng tội này đã được, tách các mức tỷ ệ tổn thương cơ thể với các mức độ khác nhau thành 7 khoản.

Khoản 1, tỷ lệ tốn thương cơ thể ar 11% đến 30% hoặc đới 11% nhưng thuộc

“một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 134 BLHS

2015 (những điểm mới của khoản 1 đã được phân ích phía trên).

Khoản 2, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong, những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm ø khoản ï Điễu 134 BLHS 2015 (trừ điểm ¢ khoản 1 Điều 134).

"Khoản 3, tý lệ tốn thương cơ thé từ 31% đến 60%.

Khoản 4, tỷ lệ tén thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong

những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm o khoản 1 Bide 134 BLAS 2015 (trừ điểm ¢ khoản { Điểu 134),

Khoản 5, tỷ lệ tin thương cơ thể 61% trở lên (không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoán 6 Điều 134) hoặc dẫn đến chết người

Khoản 6, nhà làm luật không sử dung thuật ngữ “ưng hop đặc diet nghiềm

trọng kháe " mà quy định cụ thé bằng những dấu hiệu chỉ tiết Cụ thé: Dấu hiệu phạm.

tôi trong trường hop đặc biệt nghiêm trọng khác quy định trong khoản 4 Điều 104

BLHS 1999 được thay bằng bai trường hợp cụ thể bên cạnh trường hop làm chết 02

người trở lên.

= Thứ nhất, 1à trường hợp “Gây thương tích hoặc gây tén hại site khỏe cho 02 người trở lồn mà tỷ lệtỗn thương cơ thé của mỗi người 61% trở lên ”

~ Thứ hai, là trường hợp “Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ

lệ ton thương co thé 61% trở lên” Việc bỗ sung tình tiết định khung tầng nặng này là

Trang 13

hop lý, đảm bảo yêu cầu phân hóa tội phạm đối với loại ti phạm này Hành vi gay thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 619 trở lên là.

hành vi đặc biệt nguy hiểm Thiệt hai của bảnh vỉ này gây ra không chỉ là những tổn

thương nghiêm trọng về nhan sắc mà còn là những tổn thương nghiêm trọng vé tỉnh thần cho nạn nhân Hành vi gây thiệt bại trên khuôn mặt của nạn nhân sẽ ảnh hưởngnghiêm trọng đến sóc khỏe, công việo, quan hệ cộng đồng cũng như tâm lý của họ. ‘Tuy nhiên, với cách quy định tại điểm e khoản 6 Diều 134 BLS 2015 có thé dẫn đến nhiều cách hiểu không thống nhất Cách hiểu thứ nhất là gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ xén thương cơ thé trên vũng mặt 61% trở lên Cách hiểu thứ

hai là gay thương tích vào Vùng mặt của người khác (ngoài vùng mật, người phạm tội

còn gây thương tích trên những bộ phận cơ thể khác) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể (bao

gồm cả tỷ lệ tốn thương ving mặt và tý lệ tổn thương trên các bộ phận cơ thể khác)

61% trở lên Do đó, cơ quan có thẳm quyền cần ban hành văn bàn hướng din cụ thể đối với trường hợp phạm tội này để có cách hiểu thống nhất.

"Khoản 7, nhà làm luật bé sung trường hợp phạm tội đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Thứ hai, bỗ sung một số dẫu biệu định khung tăng nặng:

~ BS sung dấu hiệu “gây đương tích hoặc gây tẫn hại cho sức khỏe của ngưởi “khác mà tỷ lệ tén thương cơ thé 61% trở lên” vào khoản 2 của các điều luật: Điều 136,

“Điều 131, Điều 138 và Điều 139 BLHS 2015.

- Bễ sung dấu hiện “gáy thương tích hoặc gây tốn hai gác khỏe cho 02 người trở lên mà tÿ lệ tốn thương cơ thé của mỗi người 61% trở lên" vào khoản 3 của các

điều luật: Điều 136, Điều 138 và Điều 139 BLHS 2015

~ Bổ sung dấu hiệu “phạm dội dẫn đến chết người” vào khoản 3 của Điều 136

BLHS 2015,

- BB sung đấu hiệu “đối với người đưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người giả yeu, ấm đau hoặc người khác không cô khả năng He về” vào khoản 2 Điều

137 BLHS 2015 (Tội gây thương tích hoặc gây tin hai cho sức khỏe của người khác

trong khi thi hành cong vụ) và sửa đổi nội dung tương tự vào điểm a khoản 2 Điều 140

BLHIS 2015 (Tội hành hạ người khác).

~ Bổ sung dấu hiệu “gây rối loạn tâm thân và hành vi của nạn nhân 11% trở.

lên "vào khoản 2 Điều 140 BLHS (Tội bank hạ người khác) ©

Trang 14

Việc bd sung và sửa đổi những dấu hiệu này giủp phân hóa tội phạm cu

thể và rõ ràng hơn quy định trong BLHS 1999, đảm bảo tính thống nhất giữa các dấu.

hiệu trong các điều luật Tuy nhiên tác giả nhận thấy trong các tội xăm phạm sức khỏe

của người khác, riêng Tội cổ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của

người khác trong trạng thải tỉnh thin bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS 2015) có

đấu hiệu định khung hình phạt không thống nhất với các điều luật còn lại Cụ thé, trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người có quy định tình tiết phạm tội dẫn đến chết người thì trường hợp “phạm tội dẫn dén chắt người” được quy định ở khung hình phạt năng hon so với trường hợp “gáy thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tỗn thương cơ thé 61% trở lên” nhưng riéng trong cấu thành tội ham tăng nặng của Tội cổ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác trong trang thái tỉnh thần bị kích động mạnh, hai trường hợp này được nhà làm uột quy định trong cùng một Khung hình phạt (điểm b khoản 2 Điều 135) Mặt khác,

tong cầu thành tội phạm tăng nặng của hằu hết các tội xâm phạm ste khỏe trong

BLHS 2015 đều được bộ sung dấu biệu “géy thương tích hoặc gay tốn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tẫn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” (Điều 136, 138, 139) nhưng Điều 135 và Điều 137 BLHS không được quy định trường hợp

"Để dam bảo tính thông nhất giữa các điều luật, tác giả cho rằng:

sung tình tiết “gáy (hương tích hoặc gây tổn hai sức khỏe cho 02 người trở

lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên ” vào khoản 3 Điều 135 BLHS và chuyển tình tiết “phạm rội dẫn đến chết người" quy định tại điểm b khoản 2 "Điễu 135 xuống khoản 3 của điền luật cũng inh tiết mới được bổ sung.

= BO sung tinh tiết “gay thương tích hoặc gây tốn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thế của mỗi người 61% trở lên” vào khoản 3 Điều 137

3 Về hình phạt

Hân chung hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con

người trong BLHS 2015 được sửa đổi theo hướng tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt

tì theo định hướng cải cách tư pháp Trong 7 điều luật quy định về nhóm tội nay trong BLUS 1999, không có điều luật nào quy định hình phạt tin là hình phạt chính trong

các khung hình phạt áp dụng Nhà làm luật đã quy định bổ sung hình phạt tiền trong

Trang 15

khung hình phạt cơ bản của 04 tội phạm trong BLHS 2015 (khoản 1 các điều: 135,

136, 138 và 139), đồng thời bỏ hình phạt tù trong các khung bình phạt này (tù khoản.

1 Điền 139) Bên cạnh đó, những khung hình phạt vẫn giữ hình phạt th có thời hạn tht

mức phạt ti nhìn chung cũng được giảm xuống,

“Trên đây là một số điểm mới của BLHS năm 2015 so với quy định của BLEIS 1999 về các tội xăm phạm sức khỏe của con người Nhìn chung, những quy định mới

‘nay đã phần nào khắc phục được một số hạn chế trong quy định của BLHS hiện hành, đảm bảo theo định hướng cai cách tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đầu.

anh chống và phòng ngửa tội phạm nói chung, các tôi xâm phạm sức khỏe của con người nói riêng.

°

Trang 16

MOT SỐ DIEM MỚI VE CÁC TOI XÂM PHAM TINH DỤC TRE EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

ThS Lê Thị Diễm Hằng

Khoa pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm.

2013 quy định “rẻ am được Nhà nước, gia đình và xã lội bảo vệ, chăm sóc và giáo due; được tham gia vào các vẫn đề về trẻ em, Nghiém cẩm xâm hai, hành hạ, ngược đãi,

46 mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền tré em” 'Nhận thức được thm quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em — thé bệ tương lai của đất

nước, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã có những thay đổi và bd sung nhằm tạo cơ.

sở pháp IY quan trong để xử lý các hành vi phạm tội đối với trẻ em, trong đó có nhóm

các tội xâm phạm tình dục trẻ em,

1 Một số điểm mới về các tội xâm phạm tình dục tré em trong Bộ luật

Tình sự năm 2015

Céc tội xâm phạm tah đọc tré em được quy định trong BLHS năm 2015 tại các,điều

~ Điều 142 ~ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;

~ Điều 144 ~ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến đưới 16 tuổi:

- Điều 145 ~ Tội giao cầu hoặc thực hiện hành vĩ quan hệ tỉnh dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

~ Điều 146 — Tội dâm ô đối với người dưới 16 t

- Điều 147 ~ Tội sử đụng người đưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dim;

DE nhận thấy, so sánh với BLHS năm 1999, cụm từ “ẻ em” không còn được, sử dụng trong BLHS năm 2015, thay vào đó, nhà làm luật đã chỉ tiết hóa độ tubi của nhóm đối tượng này, đó là “người đới 16 tuổi" Vi dụ như tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) thành tội hiếp dâm người duoi 16 tuổi (Điều 142); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều

114) thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 mdi (Điều 144) Như vậy,BLHS năm 2015 có sự tương thích với Luật trẻ em năm 2016 khi thống nhất độ tuổi

trẻ em là người dưới 16 tuổi Tương tự, chủ thể là người đã thành niên trong các điềuluật cũng được thay thé bằng “người di 1# đối” như tội giao cầu hoặc thực hiện hành. vi quan hệ tinh dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến đưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm.

Trang 17

ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) Việc quy định chỉ tiết độ tuổi của nạn nhân

cũng như người thực hiện tội phạm đã giải quyết được những bắt đồng quan điểm vềkhái niệm “ard emt, “người clueg thành niên", “người da thành niên” trong BLHS năm.

‘Ben cạnh làm rỡ chủ thé và đối tượng tác động, nhà làm luật đã bb suse một số iu hiệu định tội va định khung tăng nặng trong edu thành các tội xâm phạm tỉnh dye trề em, cụ thể:

Tội hiếp dâm người đưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS năm 2015)

= Về tình tit định tội:

¬+ Bên cạnh hành vi giao cấu, BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm tinh tiết “rinse

iện hành vi quan hệ tình dục khác", Không chỉ rong tội phạm này ma còn các tội từ

144 đếp Điều 146, Hiện nay, chưa có văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về

hành vi này Từ trước đến nay, khái niệm “giao edu” mới chỉ được ghỉ nhận trong một văn bản duy nhất là Bán tổng kắt và hướng dẫn đường li xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 320 — HS2 ngày 11/05/1967 của Téa án nhân dân (TAND) tối cao!, Chính quy định này đã dẫn đến cách hiểu chỉ nam giới mới có thé là

chủ thể và nữ giới là nạn nhân của tội hiếp dam, từ đó chưa bao quát được hết các "trường hợp xây ra trong thực như biếp dim đồng giới, hiếp dâm người chuyển giới

‘Vay hiểu thế nào về hai hành vi “giao cấu” và “hành vi quan hệ tình due khác”

theo quy định tại BLHS năm 2015? Cách hiểu các hành vi này, hiện nay vẫn còn nhiều quan điềm Khác nhau Tuy nhiên, theo người nghiên cứu, khái niệm giao cấu sẽ vẫn được hiểu như trong Bản hướng din số 329 — HS2 năm 1967 của TAND tối cao,

nhưng không chỉ là sự tiếp xúe giữa dương vật và âm hộ, mà là sự cọ xát trực tiếp giữa

bộ phận sinh dục của nan nhân và người phạm tội Con khái niệm "lành vi quan bệ

tình dục khác” cần mờ rộng để bao quát hốt những trường hợp có thé xãy ra rong thực

tế như dùng các dụng ey để quan hệ tinh dục và quan hệ tinh dục cia những người

đồng giới Như vậy, hành vi quan hệ tinh dục khác ở đây sẽ bổ sung cho những trường

hợp xây ra trong thục tế mà từ trước đến nay khái niệm giao cẩu chưa bao quát hết

như: đưa dương vat; ding tay, miệng hoặc các dụng cụ hỗ trợ tình dục khác như đồ.

chơi tinh dục đương vật giả vào nhiều bộ phận khác trên cơ thể như migng, hậu

môn nhằm thỏa mãn khoái cảm Cách hiểu này sẽ giải quyết được những vụ án hiếp

` Giao cấu là sự co xát re bp đương vật vào ộ ph sinh de của người hạ (pin mới lớn trẻ vào)i thúc tn vào rong không ự xâm nhập của tong Vat s hay cạn Không lễ có xu tin lay thông

Trang 18

-dim của những người đồng tính, người chuyển giới xây ra trong thời gian gla đây

ay cũng là một nội dung nhà làm luật cin nhanh chúng đa ra văn bán hướng dẫn để

làm rõ những hành vi này.

+ BA sung đối tượng the động “người đưới 13 tuổi" vào tình tiết định đội Theo

đó, hành vị giao cấu với người dưới 13 tuổi không còn là tinh tiết định khung hình Phat mà trở thành tỉnh tiết định tội Đây là một điểm tiến bộ trong BLHS năm 2015

nhằm dim bảo nguyên tắc phân hóa TNHS, đồng thời giải quyết được vấn đề gây

tranh cãi nếu như theo Điều 112 BLHS năm 1999 khi người có thủ đoạn “đừng võ lực,

de doa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trang không thé te vệ được của nạn nhân hoặc “hủ đoạn khác” lại it nguy hiểm hơn hành vi giao cấu, trong nhiều trường hợp còn là

giao cấu thuận tình với người dưới 13 tuổi hoặe nạn nhân nói đối vẻ độ tuổi của

~ Về tinh tiết định khung ting năng:

+ Điểm e khoản 2 Điều 142 đã thay đổi tình tiết “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% dén 6196" tại diém e khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999 thành “pay thương tích hoặc aây tấn hai cho sức khỏe của nạn nhân nd tý lệ tin thương co thể từ 31% đến 6096", tương tự tại điểm d khoản 3 “61% trở lên”, Việc nhà lam luật bỗ sung thêm đấu hiệu “4y daremg tick” đã bao quất được những trưởng hợp xây ra trong thục t tránh nhằm lẫn như chúng ta đã ding lâu nay; đồng thời, tạo sự thống nhất với Điều 134 ~ Tội cổ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại

cho sức khỏe của người khác và Thông tư 20/TT-BYT của Bộ Y tế về quy định tỷ lệ

tốn thương cơ thể sử đụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

+ BS sung tình tiết “gdp zối loạn tâm thần và hành vĩ của nạn nhân từ 11% đến 4596” tại điểm d khoản 2 Điều 142 hoặc tương tự tại điểm đ khoản 3 “46% ở lên” Trong trường hợp này, hành vi của người phạm tội Hoặc gly rối loạn tâm thần, hoặc gay rối loạn hành vi cho nạn nhằn Quy định như vậy đã khắc phục được.

thiếu sót của BLHS năm 1999 khi không bao quát được hậu quả của tội phạm, do nạn

nhân của tội phạm nảy không chỉ bị tổn thương sức khỏe ma còn bị tốn hại về tỉnh.

thần Đặc biệt, Thông tư 20/TT-BYT đã giải quyết được vấn đề mà từ lâu các nhà nghiên cứu đã đặt ra, là làm sao để xác định được những tén thương về tâm thần Day

là một quy định mới mà theo người nghiên cứu đánh giá là kịp thời để có thể xử lí

những hậu quả trong thực tế có thé xây ra

Trang 19

+ Các tinh tiết quy định tại điểm c khoán 3 Điều 112 BLHS năm 1999

“phạm tôi nhiều lân” và điểm d khoản 3°46i với nhiều người" đã được giảm nhẹ "khung hình phạt và chỉ tiết hơn khi được quy định tại Khoản 2 thành “pham rội 02 tần trở lên” (điểm e) và "đối với 02 người trở lên” (điểm g) Sự thay đôi này phù hợp với cách hiểu trước đây của chúng ta mặc dù chưa được làm rõ trong luật, và được thống nhất trong tắt cả các tỉnh tết tương tự tại BLHS năm 2015.

+ Bỗ sung tinh tiết mới “phạm 161 đối với người đưới 10 tuổi" là tình tiếtđịnh khung tăng nặng tại điểm c khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015 với mức hình phạtlà tà 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Việc nhà lm luật quy định tình tiết nay làm. tình tiết định khung tăng nặng là cần thiết, phù hợp: với lý luận cũng như thực tiễn, thể hiện rõ sự phân hóa về độ tuổi của đối tượng tác động khi chủ thé thục hiện hành vi

giao cấu hoặc thực hiện hảnh vi quan hệ tình duc khác với người dưới 13 tuổi ~ một là

người dưởi 19 tudi, hai là người từ đủ 10 tuổi đến dưới 13 tuổi.

L2 Tội cưỡng dâm người từ ad 13 tuỗi đến dưới 16 tuổi (Điêu 144 BLHS

năm 2013)

BLHS năm 2015 đã có những quy định mới vé tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dudi 16 tuổi Nhìn chung, về dấu hiệu định tội, BLHS năm 2015 không có.

quy định khác với BLHS năm 1999, trừ bồ sung thêm trường hợp nạn nhân phải miễn cưỡng “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” bên cạnh hành vi giao cầu và mật số

tinh tiết khung tăng nặng tương tự với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

13 Tại giao chu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình duc Khác với người từ “đã 13 tuẫi dén dưới 16 tubi (Điều 145 BLHS năm 2015)

= Về tình tit định tội:

‘Dau hiệu định tội đối với tội phạm này, ngoài hành vi giao cấu, còn có thể thực.

thiện hành vi quan hệ tinh dục khác, tương tự như các tội phạm trên Bên cạnh đó, nhà làm luật còn quy định chặt chẽ hơn “nếu không thuge trường hợp quo định tại Đi

142 và Điều 144 của Bộ luật này” nhằm đề phòng những trường hợp cũng là hành

giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình đục khác nhưng có thêm những đấu hiệu để có thể định tội Hiếp đâm người đưới 16 tuổi hoặc Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi

đến đưới 16 tuổi.

~ VỀ tink tết định khung tăng năng:

#

Trang 20

Bên cạnh một số tình tiết có sự thay đổi như đã phân tích đối với tội Hiếp dâm.

người đưới 16 tuổi và Cuỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, BLHS năm.

2015 đã bỏ sung tinh tiết “đối với người mà người phạm tôi có trách nhiệm chăm sóc,

ido dục, chữa bệnh" (điểm e khoản 2 Điều 145), Đây là tinh tiết được quy định trong

một số tôi trong nhóm các tội xầm phạm tinh dục trẻ em và đã xảy ra trong thực tế, và 1 một sự bd sung kịp thời nhằm dự liệu hết các trường hợp có thé phát sinh.

~ VỀ hình phạt bỗ sung:

'Nhà làm luật cũng đã quy định thêm hình phạt bổ sung cho tội danh này tại

khoản 4, theo đó, “người phạm tội còn có thể bj cấm chime nhiệm chúc vụ, cẩm hành nghé hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” Quy định này là cần thiết

nhằm hỗ trợ hình phạt chính, thé hiện sự nghiêm khác hơn đối với tội phạm này, đồng, thời tương thích với quy định của các tội xâm phạm tình dục khác.

1.4 Tội dâm 6 đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS năm 2015) = Yề tình tiết định đội:

Nha làm luật đã quy định cụ thể hơn hành vi dâm 6 so với BLHS năm 1999,

theo đó, bành vi dâm 8 này phải “thông shằm mea dich giao cấu hoặc không nhằm

thực hiện hành vi quan hệ tink đục khác” Tuy nhiên, BLHS năm 2015 vẫn chưa làm

18 được khái niệm dâm 6, Từ trade đến nay, chúng ta vẫn hide khái niệm dim ô theo Ban hướng dẫn số 329 ~ HS2 ngày 11/05/1967, là "những hành vi bi ỗi đối với người

khác, tuy không phải là hành vi giao edu nhưng cũng nhằm thỏa mẫn tinh dục của mink hoặc kiêu goi bare măng tink dục người đó được coi là dâm 6” Theo quan điểm

của Bạn soạn thảo BLHS năm 2015 thì "làn vi dâm 6 được coi là hành vi đụng chạmvào những bộ phận nhạy cảm của trẻ em oặc buộc trẻ em dung chạm vào những bộ

phân nhạy cảm của người phạm tột"" Thể nhưng, nếu áp dụng các cách hiểu này trong BLHS năm 2015, sẽ có sự nhằm lẫn giữa hành vi quan hệ dah dục khác với hành vì

dim 8, Những hành vi nào được xem là dâm ð? Liệu còn hành vi dim 6 trẻ em nữa

không nếu ghỉ nhận hành vi quan hệ tinh dục khác trong BLHS 2015? Bay là nhữngccâu hoi cần văn bản hướng dẫn kịp thời 48 tránh sự ty tiện trong thực tiễn áp dụng.

~ VỀ tình tiết định khung hình phạt tống mang:

(hi làm luật đã không sử đụng các tỉnh tiết không rõ rằng như “gây hu gu.nghiêm trọng” hoặc "gây hậu quả rất nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trong” như

ˆ Bang tháo BLES, Bản tuyỄt nh chỉ tt về dr háo BLAS (ata đã), 04/2015, 8 Nội

Trang 21

trong BLHS năm 1999 mà thay vào đó đã bổ sung một số tinh ti

tội có tổ chức” (điềm a khoản 2), “gây rất loạn hoạt động tâm thẫn và hành vi của nan

nhân từ 11% đắn 4536” (điểm đ khoản 2) và “gây rỗi loan hoạt động tâm thần và hank vi của nạn nhân từ 11% đến 4596" (điểm a khoản 3); “lầm nạn nhân tự sát” (điểm b'*hoản 3) Những tinh tiết này có nhiễu điểm tương đồng so với các tội xâm phạm tinhdue khác, là cơ sở pháp lí chỉ tiết khí định khung hình phạt,

1S Toi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục dich khiêu dim (Điều 147 BLES

xăm 2015)

"Đây là một trong những hành vi mới, được hình sự hóa tại BLHS năm 2015 Quy định tội phạm này không chỉ si luật hóa một số công ước quốc tế mà Việt ‘Nam tham gia như Công ớc Liên Hợp Quốc về quyền trở em năm 1989 và Nghị định

thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, Công ước số 182 ~ Công ước nghiêm cẩm ‘va hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tỗi tệ nhất của Tổ chức Lao động quốc tế năm 1999 ; mà còn giúp tạo ca cơ sở pháp lý để giải quyết những.

trường hợp xây ra trong thực tế, đặc biệt khi việc xâm hại tinh dục trẻ em duới nhiều hình thức khác nhau Một số dầu hiệu đáng chú ý tại Điều 147 BLHS năm 2015:

~ Chủ thé và ng nhân của tội phạm:

Khoản 1 Didu 147 quy định chủ thé của tội phạm này phải là người đủ 18 tuổi trở lên, Theo quan điểm người nghiên cứu, quy định như vậy là chinh xác bởi người đã thành niên phát trién đẩy đủ về nhận thức, đủ khả năng để nhận thức được hãnh vi này nguy hiểm cho xã hội, xâm hại rực tiếp đến khách thể được luật hình sự bảo vệ, cụ thé là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.

'Nạn nhân của tội phạm ở đây là người đưới 16 tuổi, theo đúng tinh thin

"sôi dụng các điều luật trước Jiên quan đến xâm phạm tình dục trẻ em, Ý chí của trẻ em ở đây có thể biểu là có thé đồng ý hoặc không đồng ý với hành vi nay, tuy nhiên người

phạm tội đã lợi dụng sự non nét của các em để thực hiện hành vi phạm tội. ~ Mặt khách quan của tội phạm.

“Từ quy định của điều luật, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau;

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, có thể hiểu “người phạm 16% sử đụng

người dưới 16 tuổi vào mục ch thiêu dâm phải lội đã một rong hai yêu l cầu thành

của tội phạm này: Thứ nhất, phải đủ 18 tuổi trở lên và không phân biệt là nam hay nit mà cỏ hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm Thứ

Trang 22

hai, người đó (đủ 18 tuổi trở lên) trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu đâm dưới.

mọi hình thức",

+ Quan điểm thứ bai, didu luật này quy định bai hành vì: thir nhất người

đủ 18 tuổi trở lên có hành vi lôi kéo, dụ đỗ, ép buộc người đưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc người đủ £8 tuổi trở lên có hành vi lôi kéo, dụ đỗ, ép buộc người dui 16 tuổi trực tiếp chúng kiến việc trình diễn khiêu dim đưới mọi hình thức.

Người nghiên cứu đồng tình với quan điểm chứ hai Theo đó, người bị

truy cứu TNHS đối với tội danh này phải bằng thủ đoạn lôi kéo, dụ đỗ ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc cũng thủ đoạn đó khiến người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm Chính những hành vi này mới đảm bảo. được tính nguy hiểm của hành vi, đồng thời bảo vệ được đối tượng mã nhà lâm luật

muốn hướng đến, đó là trẻ em, cụ thể hơn là người dưới 16 tuổi Tuy nhiện, nếu thực sự hiểu theo cách này, thì tên điều luật cũng cẳn cân nhắc, bởi hành vi lôi kéo, dụ dỗ,

ép buộc người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến việc trình điển khiêu dâm có phù hợp.

với tên tội “sử dung người dưới 16 tuổi vào mục dich khiêu dâm” hay không?

Một vấn đề khác cũng edn được nhà làm luật giải thích, đó là hiểu như.

thé não về “tình diễn khiêu dm”, “trục tiếp chứng kiến" và “dưới mọi hình thúc” VỀ khái niệm khiêu dâm, theo Nghị định thư không bắt buộc bé sung Công óc vẻ quyển

trẻ em có thể hiểu “là bắt cứ sự thé điện ndo, dù bằng bắt kỳ phương tiện gì, việc trẻ

em tham gia vào các hoạt động tinh due một cách rõ rang, thật hoặc mô phỏng, hoặc

Sắt kp sự thể hiện nào vỀ những bộ phận sinh đục của trẻ em nhằm cáo mục đích tình

Khai niệm này cũng đã được ghỉ nhận trong một số văn ban pháp luật của Việt iết thi hành đục

Nam như tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định c

một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm “la hành vi dling cứ eit, hành động, ình ảnh, dom thanh gy lách thích ham muốn tình duc” hay “là hành vi đồng hình ảnh,

gon ng, âm thanh, hành động khiêu gợi, kích thích dâm 6, ham mudn tink đục tr

vời truyền thông dao đức, thuần phong mỹ tục dan tậc Việt Nam bao gém: mô tả bộ

Phan sinh dục, khỏa dhân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích

fink dục, mé tả như cầu tình duc, thủ dâm dưới mọi hình thức” (khoản 1 Điều 3 Thông. ‘tr số 09/2010/TT-BVHTTDL, quy định chỉ tiết thì hank một số quy định tại Nghị định

số 75/2010/NĐ-CP ngây 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi Kẹp iho 2015.61508

LÀnG ters T TH VỆ:"ruta bạ woe tất HA

Trang 23

phạm hành chính trong hoạt động văn hóa); tuy nhiên, “trink diễn khiêu dâm)” chưa

được định nghĩa trong bất kì điều ước quốc tế nào Việt Nam tham gia hay văn bản

pháp luật nào của nước ta “Tine tiép chứng kiến” có thể hiểu là người chứng kiến có"mặt ngay tại nơi trình diễn khiêu dâm đó, Tuy nhiên, với sự phát triển vũ bão của công,

=ghệ, nếu việc trình diễn khiêu dâm đó được phát trực tiếp qua mang Internet, qua các

ứng dung video trực tuyến thịnh hành như livestream của Facebook, facctime củaApple thi việc chứng kiến này có được coi là trực tiếp chứng kiến bay không? “Dướimoi hình thức” ở đây là hình thức chứng kiến hay hình thức trình diễn khiêu dâm? Đây

là những câu hỏi được đặt ra cần nhà làm luật đưa ra giải thích để trắnh những cách hiểu khác nhau về nội dung điều luật.

= Đường lỗi xử lí

“Nhà làm luật xây đựng tội phạm này với ba khung hình phạt, ít nhất là 6

tháng tù (khoản 1) đến 12 năm tù (khoản 3) Bên cạnh một số tình tiết định khung tăng nặng đã phân tích trước đó, điều luật con bổ sung một tinh tiết mới đó là “có mục đíchthương mại” (điểm đ khoăn 2) Một người sử đụng người đưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm nhằm thu lợi bắt chính bao gồm tiền hoặc lợi ich vật chất khác thì sẽ phải chịu tinh tiết định khung tăng nặng này Ngoài ra, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bé sung như cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

TH Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ

em trong Bộ luật Hình sự năm 2015

~ Thứ nhất, quy định rõ về "thực hiện hành vi quan hệ tình đục khác" Khác

với việc soạn thảo BLHS của một số nước, đối với Việt Nam, do văn hóa và thuần phong mỹ tục, không quy định chỉ tiết hành vi trong nội dung điều luật Tuy nhiên, hoàn toàn có thể giải thích nội dung này trong văn bản hướng dẫn Theo đó, sau khí nghiên cứu BLHS một số nước, theo quan điểm người nghiên cứu, nên liệt kê rõ rằng các hành vi như trong BLHS Nga, BLHS Singapore” hay BLHS Hoa Kj’, Về khái ệm giao cấu vẫn giữ nguyên theo cách hiểu như Bản tổng kết và hướng dẫn đường, lối xét xử số 329 ~ HS năm 1967, nhưng không chỉ đơn thuần là sự tiếp xúc giữa

dong vật và âm hộ, mà nên khái quát là "sự eọ xát giữa bộ phận sinh dục của người

Ì Điu 133 BLHS Liên bang Nga2 Điệu 376 BLLHS Singapore2 bien 2246 BLHS Hoa Kệ

aFry

Trang 24

ham tội và nạn nhân" Còn hành vi quan hệ tình dục khác có thé được định nghĩa là “hành vi co xát rực tiếp nhằm dem lại cảm giác thỏa mãn tình đục giữa:

~ bộ phận sinh due về miệng hoặc hậu môn; hoặc

- Bộ phận trên cơ thể người hoặc các dung cụ hé trợ tình đục khác và 68 phận sink

đục, miệng hoặc hậu môn”.

= Thứ hai, cẦn quy định rõ về ý chỉ của người phạm tội đố

nhân, đây là một vấn đề được đặt ra từ BLHS năm 1999 nhưng đến BLHS năm 2015 vẫn chưa được làm rõ Mặc dù hiện nay, theo quan điểm của người nghiên cứu cũng

như trong thực tiễn, độ tuôi chính xác của nạn nhân là cơ sở để xác định người thực

hiện hành vi có phạm tội xâm phạm tình đục trẻ em hay không Tuy nhiên, khi nghiên cứu BLHS một số nước, như Nga, Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ, đều quy định rit rõ

vấn đề cần phải biết độ tuổi của nạn nhân của chủ thể các tội phạm này Chính vì vậy,

trong văn bản hướng dẫu thí hành BLHS năm 2015, các nhà làm luật cần hướng dẫn

coy thể, tránh có nhiều cách hiểu như hiện nay Nếu theo quan điểm chủ thể thực hiện

tội phạm edn biết 16 tuổi của nạn nhân, thì nên quy định cụ thé trong luật, ví dụ khoản 1 Điều 145 “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cầu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người biết rõ từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 mỗi.

~ Thứ ba, cần làm rõ thé nào là “trinh diễn khiêu dâm”, "trực tiếp chứng kiến" ‘va “dưới mọi hình thức” theo Điều 147 BLHS năm 2015 — Tội sử dụng người đưới 16 mỗi vào mục đích khiêu đâm Theo quan điểm của người nghiên cứu, từ thực tiễn và kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia, nên quy định “trinh diễn khiêu đâm là “hành vi biểu diễn công Khai, bằng cứ chị hành đẳng, phô bàu cơ thế gáy kích tích ham muốn tình dục người xem”; “trục tiếp chứng kiến dưới mọi hình thức” là “việc "người chứng kiến tận mắt hành vi trình diễn khiêu dâm bắt kễ bằng phương thức nào,

tại nơi tổ chức trình diễn hoặc qua Internet, truyền hình " Đồng thời, nhà làm luật cần thống nhất hành vi khách quan của tội phạm này, cụ thé bằng thủ đoạn lôi kéo, dụ

dỗ, ép buộc người đưới 16 tuổi trinh diễn khiêu đâm hoặc cũng thủ đoạn đó khiến người dưới 16 tuổi trực tiếp chúng kiến việc trình diễn khiêu dâm.

= Thứ te, cần đưa ra giải thích về hành vĩ dâm 0, Nhằm bao quát một số hành vi

số thể xây ra trong thực tế xâm hại đến tình duc trễ em, theo ý kiến của người nghiên cửa, có thể dựa vào khái niệm tại Bản tổng kết và hưởng dẫn số 329 ~ HS2 năm 1967

của TAND tối cao về hành vi này, loại trừ các hành vi phạm tội của các tội phạm xâm.

i của nạn

Trang 25

phạm tỉnh dục khác, theo đó “đếm 6 lồ những hành vi bi di đối với người khảo, ng.

không phải là hành vi giao cầu hoặc hành vi quan hệ tink dục khác, nhưng cũng nhằm

thỏa mãn tình duc của mình hoặc kiêu gợi bản năng tình duc người đó”.

Trang 26

NHUNG DIEM MỚI CUA CAC TOI XÂM PHẠM QUYEN TỰ DO CUA

CON NGƯỜI, QUYEN TỰ DO, DAN CHU CUA CÔNG DAN TRONG BLHS

Nguyễn Thành Long, Khoa pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

Sự phát triển của Hién pháp năm 2013 vẻ quyển con người, quyền cơ

bản của công dân thể hiện sự đổi mới nhận thức trong việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền này của người dân trên thực tế Điều 14 Hiển pháp 2013 quy định: "Ớ

nước Cộng hèu x3 lội chỉ nghĩa Việt Nam, các quyÖn con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kình tế, văn hóa, xã hội được công nhân, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; quyền con người, guyén công dân chỉ có thé bị hạn chế theo quợ định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quắc phòng, an ninh ạ

ông" Sự phát triển, bổ.

“gia, tt te, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng,

sung và đề cao quyền con ngườ, quyền cơ bàn của công dâu trong Hiển pháp 2013 đặt

1a yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành để làm cho các quyền này của người dân được thực hiện trên thực tế Theo đó, Bộ luật hình sự "hải xử lý nghiêm các hành vi xâm bại các quyền con người, quyền cơ bản của công

‘din nêu trên; đồng thoi cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi hệ thống hình phạt theo hướng

để cao hiệu quả phòng ngừa tội pham Để đáp ứng yêu cầu này Bộ luật Hình sự 2015

(BLHS 2015) đã có những sửa đồi, bỗ sung quan trọng đối với nhóm “Tội xâm phạm

quyền tự do cia con người, quyền tự do dân chủ củe công dâu” Bài viết này tập

trung phân tích một số điểm mới cơ bản của BLHS 2015 về các tội xâm phạm quyền

tự do của con người, quyền tự đo đân chủ của công dân.

1 Lý do sửa đỗi bd sung các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dan chủ của công dân

BO luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bỗ sung năm 2009 (BLHS 1999) đã

01 cương riêng (€hương XI) với 09 điều (các điều 123 - 130, 132) 48 quy định VỀ các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dn Các tội phạm nay xâm phạm đến một số quyền tự đo, dân chủ saw đây: quyển bắt khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ; quyển bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín; quyền bau cử, quyển ứng cử;

Trang 27

đuyễn tr do tín ngưỡng tôn giáo; quyền hội họp, lập hội: quyền bình đẳng của phụ nữ; quyền lao động, quyền khiếu nai, ổ cáo, Tuy nhiên, trên tinh thần của Hi

‘nim 2013 thì thấy rằng, các quy định tại chương XII của BLHS 1999 đã bộc lộ một số bắt cập sau đây:

Thứ nhất, các quyền được quy định trong Chương XIII không chi bao gém các ạuyền tự do, din chủ của công dân mà edn các quyền con người được Hiển pháp ghỉ

nhận và bảo vệ Do vay nếu quy định tên Chương XII là "Các tội xâm phạm quyền tựdo, dân chú của công dân” sẽ không phản ánh được hết nội hàm các quy định của điềuluật tại Chương này,

Thứ hai, một số quyền được Hiễn pháp 1992 ghỉ nhận và tiếp tục được kế thừa ở Hiển pháp 2013 như quyền biểu quyết khi nhà nước tưng cầu ý dân, quyền ty do tiếp cân thông tin nhưng chưa có có chế tài hình sự xử lý những tường xâm phạm

pháp mới

các quyền nay.

Thứ ba, chế tài quy định ở các tội xâm phạm ty do của con người, quyền tự do

én chủ của công dân còn quá nhẹ, chưa tương xứng với tầm quan trong và yêu cầu

bảo vệ các quyển con người, quyền công dân.

Chính vì vậy, để khắc phục những han chế bắt cập của BLHS 1999, BLHS 2015 đã có sự sửa đổi, bd sung liên quan đến nhóm tội thuộc Chương XII BLHS 19961,

2 Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chi của công din

3.1 Những điểm mới về hình thức

Thứ nhất, BLHS 1999 quy định về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân bao gồm 9 điều (từ Điều 123-130, Điều 132) Theo đó các khách thé mà tội phạm thuộc nhóm này xâm phạm bao gồm : “quyền bắt khả xâm phạm về thân thé, chỗ ở; quyển bí mật, an toàn the tin, điện thoại, điện tín; quyển bau cứ; quyền ứng cử; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền hội họp, lập hội; quyền bình đẳng của phụ nữ; quyền lao động, khiếu nại tổ cáo” Như vậy, các khách thé ma nhóm tội phạm này xâm ‘hai chỉ có một số khách thé gắn với quyền tự do dân chủ của công dan như quyền được. bầu cử, ứng củ; quyền hội họp, lập hội còn lại là các quyền con người được Hiển pháp công nhận và bảo vệ như quyền bat khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở; quyền bí

"ln thuyết mình chết về dự thảo Bộ lug Hin sự sửa i thắng 0472015

Trang 28

mật cá nhân; quyển tự do tín ngưỡng, tôn giáo Do vậy nếu quy định tên chương là

“Các tội xâm phạm quyền tự đo, dan chủ của công dân” sẽ không phần ánh đầy đủ nội

âm các khách thể bị nhóm tội này xâm hại và được luật hình sự bảo vệ Chính vì thé BLHS 2015 đã điều chỉnh lại lên chương thành “Các tội xâm phạm quyển tự do của

son người, quyển tu do, dân chi của công dân” để bao quát hon các quy định trong,

chương về bảo vệ “quyền tự do con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”.

Thứ hai, BLHS 2015 quy định ¡1 Điều luật đối với nhóm các tội xâm phạm

quyền tự do của con người, quyển tự do dan chủ công dân, tăng 3 Điễu so với BLHS 1999 Sở dt có sự tăng lên về số điều như vậy J2 đo BLHS đã tách tội xâm phạm quyển hỏi họp, lập hội, quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo của công dân (Điều 129 BLHS

1999) thành hai tội danh độc lập: tội xâm phạm quyền hội hop, lập hội của công dân

(Điền 163 BLHS) vá tội xâm phạm quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo của người khác (Điều 164 BLHS); đồng thời bé sung thêm một tội danh mới tội xâm phạm quyền tự

do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cặn thông tin, quyền biểu tinh của công dân.

Thứ ba, 48 đâm bảo tính thống nhất với tên chương cũng như phân biệt rõ hơn các tội xâm phạm đến quyển tự do của con người và các tội xâm phạm quyền tự do,

dân chủ của công dân tên tội danh của một số tội cũng đã được sửa đổi Cụ thể cụm từ

“công dân” ù một số tội được thay bằng cụm từ “sswở¿ khác" (Điễu 158 BLHS), Tên

“Zÿi xâm phạm quyén bình

quyền bình đẳng giới” cho phù hợp khách thé mà tội phạm này xâm hại, đó lá các

quyển liên quan đầu bình đẳng giới.

Ngoài ra thay vi quy định số năm tù bằng chữ thì nay số năm tù đã được quy định thành chữ số, Bên cạnh đó một số nh tiết “phạm tội nhiều lẫn” và “đổi với nhiều = cũng được sửa dỗi thành “phạm tội 02 lần ở lên” và “đối với 02 người trở lên” Về mặt nội dung thì việc sửa đổi này không lâm thay đối quy định hiện hành.

nhưng việc quy định rõ theo hướng này sẽ đảm bảo các quy định của BLHS được hiểu

16 rằng, cụ thé và thống nhất hon,

‘That tee, mô tá tội danh theo hướng liệt kê hành vi phạm tội Nhằm đảm bảo tinh‘minh bạch, rõ rang, thuận tiện trong áp dụng pháp luật hình sự, BLHS 2015 đã thay

đổi cách mô tả tội danh theo hướng liệt kê cụ thể hành vi phạm tội ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS 2015); tôi xăm phạm chỗ ở của người khác

(Điều 158 BLS 2015); tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tự của phụ nit” cũng được sửa thành "Tội xâm phạm

Trang 29

hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tw khác của người khác (Điều 159 BLHS2015); Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái phápluật (Điều 162 BLHS 2015); Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tổ cáo (Điều 166 BLHS

2.2 Những điểm mới nội dung

So với quy định của BLHS 1999, BLHS 2015 có những sửa đi, bổ sungvé mặt nội dung như sau:

Thứ nhất,, BLHS 2015 cụ thể hóa các tình tiết định tội danh Để đáp ứng yêu cầu sửa đổi BLHS đó là phải sửa đổi bổ sung các hành vi phạm tội theo hướng cụ thể, chỉ tiế, rõ rằng minh bạch Do vậy BLHS 2015 đã quy định cu thể hơn các tình tiết

định tội danh theo hướng bổ sung, thêm các hành vi khách quan của tội phạm, các thủ

đoạn phạm tội đối với các cấu thành tội phạm cơ bản của một số tội trong nhóm Cụ

Đối với Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS), BLHS

đã chỉ tiết hóa hành vi “đuổi trái pháp luật người khác khối chỗ ở của ho” và "những

hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bắt khả xâm phạm vẻ chỗ ở của công.

cđân" thành các hành vi cụ thể hơn : "dùng vũ đực, de doa dùng vit lực, gây sức ép về Linh thần hoặc thủ doan trái pháp luật khác buộc người khác phải ri Hỏi chỗ ở hop

pháp của ho”; “ding mọi thi đoạn trái pháp luật nhằm chiém, giữ chỗ ở hoặc cản trởtrải pháp, không cho người đang ở hoặc quản If hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của

ho"; “tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà

hoặc người quản lý hợp pháp”

Đối với Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS), BLHS đã bổ sung thêm các hành vi: “cổ ý lam hue hing, thất lạc hoặc cố ÿ lấp các

thông tin, nội dung của thư tín, điện bảo, telex, fax hoặc văn bản khác của người kháe

được truyền dua bằng mạng bưu chính viễn thông"; “nghe, ghi âm cuộc đầm thoại

trải pháp luật"; “khám xá, thu giữ thự tin, điện tin tái pháp luật"

Đỗ sung các hành vi “ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với

công chit, viên chức"; “sa thải trái pháp luật dối với người lao động “2 “cưỡngdoa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thi

Trang 30

của Tội buộc công chức, viền chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật162 BLHS)

Mô tả cụ thể thủ đoạn phạm tội của Tội xâm phạm quyển hội họp, lập.

bội của công dan (Điễu 163 BLHS): "dùng vũ lực, de dọa dùng vũ lực hoặc các thủdogn Khác ngũn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, họp hội hợp pháp

'Việc mô tả thêm các hành vi tội phạm này không chỉ nhằm đảm bao cho.

công tác áp dụng pháp luật được thuận lợi mà còn đảm bảo cho pháp luật hình sự Việt

'Nam phù hợp hơn so với các công tớc quốc té về báo đảm: các quyén con người, các cguyễn tự do dân chủ của công dân.

Thứ hai, bd sung các khung hình phạt, các tỉnh tiết định khung hình phat và cụ

thể hóa các tình tiết định khung mang tính định tính Xem xét các quy định của BLHS

1999 có thé thấy rất nhiều tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm quyển tự do, dân

chủ công dân chỉ có duy nhất một khung hình phat cơ bản: khung tăng nặng của một

số tội quy định chưa cụ thể, do vậy không đáp ứng nguyên tắc phân hóa trách nhiệm.

hình sự và cá thể hóa trách nhiệm hình sự của BLHS Do vậy, để khắc phục bắt cập hạn chế này thì BLHS 2015 đã

Đỗ sung thêm các cấu thành tăng nặng đối với các tội : Tội bude cần bộ, công chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 168 BLHS);

Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dan (Điều 163 BLHS); Tội xâm phạm

“quyền bình đẳng gi

Bổ sung các tinh tiết định khung hình phạt như ; “đối với người dưới 18 tub, phụ nữ mà biết là có thai, người giả yêu hoặc người không có khả năng tự vệ": “gây rồi loạn tâm thân và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp Maat at [1% đến

45%"; "tra tấn, déi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nan nhân”; "gây rỗi loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp.

luật 469 trở lên” (Điều 157 BLHS); “đối vớt phụ nữ mã biết là có thai’ “8grabï dang muôi con dưới 12 tháng tuổi” (Điều 162 BLAS),

“Cụ thể hóa các đấu hiệu tính định tính "gây hậu quả aghiểm trọng”BLHS 1999 thành các tình đết cụ thé, Trong BLHS 2015 dấu hiệu “gây haw qué

nghiêm trong” quy định ở các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do,an chủ của công dân đã được cụ thể hóa thành các tỉnh ti

gia trái pháp luật chết hoặc tự sát” (Điều 15? BLHS); “làm người bị xâm phạm chỗ it: “lầm người bị bắt, giữ,

Trang 31

ở tự sat"; "gây ảnh hưởng xấu đến an nink, trật tự, an toàn xã hội" (Điều 158 BLHS); “tit 16 các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hướng đồn danh dự, wy tín, nhân phẩm của người khác"; “lam nạn nhân tự sát" (Điều 159 BLHS);

ngày bdu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng câu ý dân" (Điều 160 BLHS); “dẫn đắn phải tổ chức lại việc bau cử hoặc trưng cầu ý dân" (Điều 161 BLHS); "làm người bị

buộc thôi việc, người bị sa thải tự sắt " (Điều 162 BLUS); “gây biểu tình”; “gây ảnh

"hưởng xấu dén an ninh, trật te, an toàn xã hội” (Điều 168 BILHS); “gây biểu tình”; in đến hoãn

“gây ảnh hưởng xâu đến an ninh, trật te, an toàn xã hội " (Điều 164 BLHS).

Thứ ba, bỗ sung thêm các hành vi xâm phạm đến quyên ty do của con người, quyển tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp ghỉ nhận nhưng chưa được BLHS

1999 quy định So với quy định của BLHS 1999, BLHS 2015 đã quy định thêm một

tội danh mới đó là “Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyển biểu tình của công din”; đồng thời bổ sung thêm hành vi xăm phạm: quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân vào tội xâm phạm quyển bầu cử, ứng “cử của công dân và hành vi làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân vào tội lam sai lệch kết quả bau cử Có thể nói quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tỉnh hay quyền biểu quyết kbi nhà nước trơng cầu ý dân là một trong những quyền công dân cơ bản và quan trong được quy định trong Hiển pháp 2013 Do

46 việc bổ sung này nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn bảo vệ các quyền con người,

quyén công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013 đồng thời đảm bảo thực các cam kết quốc tế về quyén con người mà nước ta là thành viên.

Thứ tc, BLHS 2015 điều chỉnh hình phạt theo hướng ting nặng trách nhiệm

hình sự Nhìn chung chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tự do của con

người, quyền tự do dân chủ của công dân quy định tại BLHS 1999 còn nhọ, chưa tương xứng với tim quan trọng của khách thé mà nhóm tội phạm này xâm hại, chưa dip ứng được yêu cầu bio vệ quyền con nguồi, quyền cổng din của BLS Do vậy, a8 im bảo tính rin de và phông ngừa tội phạm, tạo ra cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền con

người, quyển công din, BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung chính sách hình sự theo

hướng ting nặng trích nhiệm hình sự Cụ thé:

Bỏ hình phạt cảnh cáo đối với một số tội (các tội: bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở của người khác; xâm phạm quyền bau cử, quyền. ứng cử, quyền biểu quyết khi Nha nước trưng clu dân ý của công dân; buộc người lao

Trang 32

động, công chức, viên chức thôi việc trái pháp luật; xâm phạm quyền hội hp, lập hội

của công dân; xâm phạm quyển tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; xâm phạm

quyền khiếu nại, tổ cáo) để bảo đảm chính sách xử lý nghiêm khắc hơn đổi với các hành vị xâm phạm quyền tự đo của con người, quyền tự do daa chủ của công dân

Điều chỉnh mức phạt theo hướng nghiêm khắc hơn đối với các tội xâm.

phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân Cụ thé:

~ Nâng mức hình phạt cao nhất (10 năm tờ) đối với tôi bất, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) lên 12 năm tù

~ Nâng mức hình phat cao nhất (03 năm tù) đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS) lên 05 năm rò.

~ Nang mức hình phạt cao nhất (02 năm ti) đối vé

‘an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của

người khác (Điều 159) lên 03 năm I.

= Nâng mức hình phạt cao nhất (01 năm tù) đối với các tội: buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thai người lao động trái pháp luật (Điều 162); xâm phạm quyền hội hop, lập hội của công đân (Điều 163); xăm phạm quyền tự do tin ngưỡng,

tôn giáo của công dân (Điều 164) lên 03 năm tà.

‘BG sung thêm hình phạt tiễn áp dụng là hình phạt chính đối với Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162

tội xâm phạm bí mật hoặc.

'Với việc quy định trách nhiệm hình sự theo bướng nghiêm khắc hơn như

‘Vy tạo cho người áp đụng có điều kiện thuận lợi hon để áp dụng trên thực tế, đảm bảo xử lý nghiêm các tội phạm xâm phạm quyền tự đo của con người, quyền tự do dân chủ ca công dan qua đó có chế tai hợp lý 48 bảo vệ quyền con nguời, quyén công dân,

Trên đây Íá các điểm mới về các tội xâm phạm quyền tự do của con

người, quyển tự do, dân chủ của công đân quy định ở BLHS 2015 Nhân chung các quy định của BLHS 2015 ban hành đã khác phục được cơ bến những bắt cập han chế của BLHS 1999, Tuy nhiên, để cho các quy định của BLUS 2015 có thể thực sự đi vào cuộc sống thì các cơ quan có thẩm quyền cần thiết phải có hướng dẫn cần có giải thích

rõ hơn đối với một số điểm mới liên quan đến nhóm tội này như tình tiết “gay rối loan

lâm thin và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 4596"; "tra

tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giả nan akan”,

Trang 33

và tình tiết “gây réi loạn tâm thần và hành vi của người bị bat, giữ, giam trái pháp luật 469% trở lên" /

&

Trang 34

NHUNG ĐIÊM MỚI VE CÁC TỌI XÂM PHAM SỞ HỮU TRONG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

ThS, Mai Thị Thank NikangKhoa pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

1 Những điểm mới trong quy định về đấu hiệu định tội

So sánh các quy định của Bộ luật hình sự (BLES) năm 2015 với BLHS tăm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 1999) cho thấy,

9/13 tội danh thuộc Chương các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 2015 có sự

thay déi về đầu hiệu đính tội, tập trung vào những điểm sau:

Thứ nhất, BLUHS năm 2015 có bd sung một số loại tài sản là dấu hiệu định tội

~ Một Ji tài sản lã phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia

‘inh họ; ti sản là kỉ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tình thần đối với

người bị hai”;® “đi vật,” “tải sân là đi vật, cổ vat hoặc vật có giá trị lịch sử, văn

hod” Những loại ải sin này có giá tri vật chất đáng kế hoặc không đáng kế nhưng giữ Vai trò quan trọng trong sinh kế của gia đình người bị hại hoặc tải sán đó không chỉ cổ gid trị về vật chất mã còn mang giá trị tinh thần to lớn đối với chủ tài sản, người được thừa kế ®! Từ đó, thiệt hại do hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, Jam he hỏng những,

loại tài sản này cây ra khó hoặc không thé định lượng vé giá trị nói chung Nếu quy.

định lượng hoá một cách đơn thuần thiệt hại về vật chất thì không thé phan ánh đầy đủ

(Bo ie Tôi công hiện chiễn dog ti sin Bika 172) tội Gm cp tà sản (Điều 179), ti in đã chiếm đoạt

tải sản (Di 174, tội lạm dong cn nhiệm chiếm dot ải sin (Điều 175), ội chim g ái phép tà si (in176), dội sĩ dng Eái phép di sn (Điền 177) tội hệ hoại boặ cb ý Hơn hu hông di hn (Dil 128) tội điền

‘rich hiện ply thiệt bụi đế ải sn của Nhà buớc,cơ guan tổ ch; danh ngưiệp (Điu 179) tội vô ÿ ely tiệtbụi nghiệm wong đến gi be (Bid (80)

LÔ Xen: Điễn d khan 1 ede điều 172, T3, 174,175,178 BLES năm 2015,

(Xem: Khoản 1 Điu 176 BLES năm 2015

(©) Xem: Khoản | Điệ 177; khoên Điệu 178 BLS năm 2015

(€) Xem Bạn sen thio Bae lah sự Qía độ), Bán thọ min chí tá vd tháo Bộ rộ hình sự i2 đổ),

SANG), tng 42015, 41

Trang 35

bậu quả của tội phạm Vi vậy, việc b8 sung dấu hiệu định tội là các đối tượng tai san

trên đây không kèm theo việc định lượng.

Trong các đối tượng tải sản nêu trên, một số loại tài sản phải có dấu hiệu định tính là “có giá trị đặc biệt về tỉnh thân” Việc xác định đấu hiệu này trên thực tẾ

không đơn giản và phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ giữa tai sin đó với người bịhại Vi vậy, để áp dung một cách thống nhất, cơ quan nhà nước có thẳm quyền cinsớm ban hành văn bản hướng din cách đánh giá thé nào là “có giá trị đặc biệt về tỉnh

- Hai là tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp BLHS năm 2015 đã mở rộng đối tượng tài sản quy định tại Điều 179 BLHS năm 2015 bao gồm “tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh: nghiệp” mà không chi gibi hạn là “tải sản của hà nước” như quy định tại Điều 144 BLHS năm 1999 Với việc mở rộng đối tượng

tải sin rong quy định này, BLHS năm 2015 hướng dn nguyên tắc xử lí bình đẳng các "hành vi thiểu trích nhiệm gây thiệt hại đến tài sản, bảo vệ quan hệ sở hữu hợp pháp,

i tải sản đó là của Nhà nước, tổ chức hay cá nhân Từ 46, tội danh cũng có sự thay

đổi để phủ hợp với nội dung phản ánh Cụ thé, “tội thiểu trách nhiệm gây thiệt hại

nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước” (Điều 144 BLHS năm 1999) được đối thành

"tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hai đến tài sàn của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” (Điều 179 BLHS năm 2015).

Thứ bal, BLHS năm 2015 có thay đỗi mức định lượng tài sin trong một số ft tôi danh.

Li do thay đổi này không phụ thuộc nhiều vào tinh hình kinh tẾ mã tir việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và chính sách phi "hình sự hoá một số tội phạm thực hiện với lỗi vô ý như: tội thiếu trách nhiệun gây thiệt

hại đến tai sản của Nhà nước, oc quan, tổ chức, doanh nghiệp (khoản 1 Điều 179

BLHS năm 2015), tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (khoản 1 Điều 180 'BLHS năm 2015) Ví dụ: đối với hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tai sản,

mức định lượng tài sản phải có trị giá “từ 100.000.000 đẳng đến dưới 300.000.000

đằng” mới bị truy cứu TNHS (Khoản \ Điều 180 BLHS năm 2015), cao hơn mức “từ năm mươi triệu đồng dén dưới năm trăm triệu đồng" quy định tại khoản 1 Điều 145 BLES năm 1999.

Thứ bs, BLS năm 2015 có sửa đổi, bd sung dầu hiệu định tội khác trong một

©

Trang 36

số tội danh.

~ M6t là bd sung dấu hiệu định tội trong tội lạm dụng tín nhiệm chỉ:

Đấu hiệu “ hoặc bỏ trấn dé chiém đoạt tài sin đó” (điểm a khoản 1

Điều 140 BLHS năm 1999) được sửa thành “ hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dt có điều kiện, khả năng nhưng cổ tink không trả;" (điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS

năm 2015) Xuất phát từ một số trường hợp trên thực tế, nguồi đã nhận được tài sản.

thông qua vay, mượn, thuê bằng các hình (hức hợp đồng hợp pháp và bỏ trấn khi đến "hạn trả lại tài sản nhưng không nhẩm mục đích chiếm đoạt (như trướng hop ho bị chú

nợ cưỡng bức, gây sức ép hành hung, bỏ trốn để tạm lánh vì kinh doanh thua lỗ) Về "bản chất, đây là những trường hợp vi phạm nghĩa vụ trẻ lạ tài sản trong quan hệ dân

sự Tuy nhiên, thực tiễn đã có những vụ án mà vn chứng minh tội phạm trong một số "trường bợp chi dựa vào dấu hiệu “bỏ trốn” của người vay, mượn, thuê tải sản khi đến hạn trả nợ, dẫn đến khả năng hình sự hoá quan hệ din sy.” Từ đó, việc thay đổi dấu hiệu định tội trên nhằm hướng đến góp phần khắc phục vấn để hình sự hoá quan hệ

dân sự cũng như xem xét khé năng chứng minh tội phạm.

Về nội dung thay đổi này, hiện có quan điểm cho rằng, theo quy định

mới tại Điều (75 BLHS năm 2015, những trường hợp vay, mượn, (huê tải sản đến hạn trả thi di “bỏ trốn để chiếm đoạt " cũng không coi là tội phạm Điều nay không hợp.

1 Những trường hợp bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản là những trường hợp phần lớn có thể chứng minh được mục đích chiếm đoạt và cần phải xử lí hình sự.

Quan điểm khác cho rằng quy định dầu hiệu “đồn đời han rd lại tài sin mặc dù cổ điều kiện, kha năng nhưng cổ tinh không trd” có khả năng dẫn đến vide hình sự hóa quan hệ dân sự với lí do trong quan hệ dân sự, nhiều trường hợp người ‘vay, mượn, thuê tài sản dit có khả năng trả lại khi t6i han nhưng đã cố tình không trả;

vì vậy, bên cho vay, thuê, mượn có thể khởi kiện đòi tài sản ra toà én.

“Theo tác giả, quan điểm giữ lại dẫu hiệu “bó srấn để chiếm doge” là phù hợp Vi vấn đề cần khắc phục ở day là năng cao khả năng chứng minh tội phạm trên thực tế để phân biệt với vi phạm pháp luật dân sự Mặt khác, việc bé sung dấu hiệu

() Xen: Dương Thị Hãi Yên, Mớt số bát cập Bh dp dụng áp lui tội om đọng tn nhiện chiến đoạt tt

sản, Top chỉ Kiem st, Viện kiểm sắt nhân dân eo, 28162015, 37,

LÔ) Xem: Binh Văn Qub, Những điển mới sa ội "em dụng tin nhi chi đuợt tồi sản gy định trong Bộ

ue Hình s Tạp Chi To án, Tôn in nhấn in tội ca, sĩ R20 6, 6

© Xem: Đính Van Qué, Những điền núi ca tội "Lam dụng tn nhiệm chiắn doce wt sản" nợ định trong Bộ

ude Hk sự Ti I6)

Trang 37

định tội “đến dời hạn tả lại tài sẵn mặc dù có điều liện, khả năng nhưng cổ tình không tra” có yếu tỗ hợp lí trong việc giải quyết quan hệ pháp luật bình sự giữa Nhà

nước và người phạm tội (không đơn thuần là giải quyết quan hệ dan sự giữa cá nhân‘va cá nhân) khi việc vi phạm nghĩa vụ người phạm tội nhằm tới việc chiếm đoạt tài sản“của người khác Tuy nhiền, việc xác định thế nào là “có đi kiện, khả năng trả lại tài

sản” có thể đưa đến những tinh huống phức tạp Ví dụ: trường hợp người phạm tội đứng tên nhiều tài sản nhưng có tài sản đang được dùng để thực hiện các nghĩa vụ

pháp luật khác nhau như tài sản đang đùng để cẩm cố, thé chấp ) Vấn đề đặt ra làloại ải sản nào được đưa vio *đánh giá điều kiện, khả năng trẻ lại” của người phạmtội? Mặt khác, khi được bên có tài sản yêu cầu trả lại sau bao nhiều lần, thời hạn bao.lâu thi người vay, mượn, thuê tải sản mới được xem là “cổ tình không trả”? Đây cũng

là dấu hiệu cần sớm được hướng dẫn áp dụng một cách cụ thé trong văn bản của cơ quan có thẳm quyền.

~ Hai là bỗ sung dấu hiệu định tội trong tội sử dụng trái phép tải sẵn. Nhin chung, déu hiệu định tội rong tội sử dụng trái phép t

số sự thay đổi cơ bản về nội dung Tuy nhiên, để tránh những trường hợp một hành vi vừa thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm tội này, vừa thoả mãn cấu thành.

tội phạm cơ bản của tội phạm khác (mới được bé sung trong BLHS năm 2015), khoản

1 Điều 177 đã bỗ sung nội dung “nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 BG luật này” Điều 220 BLHS năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về quản lí,

sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng có các dạng hành vi khách quanđược liệt kê là: hành vi của người có lợi dụng chức vụ, quyển hạn vi phạm quy định về

quyết định chủ trương đầu tu; vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tu;

vi phạm quy định về quyết định đầu ur chương trình dự án; vi phạm quy định về tr vấn, thiết kế chương trình, dự án Trong khi đó tại Điều 219 - Tội vi phạm quy định về quan lí, sử dung tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định hành vi khách quan

1à hành vi của người được giao quản i, sử dụng tải sản nhà nước nhưng đã vi phạm

chế độ quản lí, sử dụng tải sản, gây thất thoát lãng phí tài sản.

"Đối chiếu nội dung bổ sung tại Điều 177 với quy định Điều 220 và Điều 219 tác giả thấy rằng, trường hop một hành vi thoả mãn cả hai cầu thành tội phạm cơ

bản không phải là hành vi được liệt kế trong Điều 220 (vì không có sự trùng lặp hoàn

toàn déu hiệu định tội với Điều 177) mà là hành vi khách quan trong Điều 219 BLHS

sản không

6

Trang 38

năm 2015 Từ đó, tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng, quy định bổ sung nêu trên cần loi trừ trường hợp quy định tại Điều 219 chứ không phải tường hợp quy định tại

Điều 220.

Thứ te, BLHS năm 2015 đã bỏ dầu hiệu định tội “gay hậu quả nghiêm trong”

dng thời bỗ sung dấu hiệu “gây ảnh lướng xấu đến an ninh, trật tự, an 1aàn xử Hội"

trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa dao chiếm đoạt tài

sản, tội lạm dụng tin nhiệm chiếm đoạt tài sto,

2 Những điểm mới trong quy định về hình phạt

2.1 Nhãng điểm mới tong quy định về dẫu liệu định khung hình phạt

Thứ nhdt, BLHS năm 2015 cụ thé hoá một số dấu hiệu định khung hình phạt ‘mang tính chất định tính như "gây hậu quả nghiêm trong”, "gây hậu quả rất nghiêm trọng”, "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong” Đây là những đầu hiệu định khung hình phat phổ biến trong các tội xắm phạm sở hữu theo quy định của BLHS năm 1999 (10/13 tội quy định các dấu hiệu nay).

Nhằm dim bảo tinh minh bạch và thống nhất cho việc áp dụng, BLHS năm 2015 đã cụ thé hoá hầu hết các dấu hiệu trên theo hướng:

- Quy định rõ định lượng giá trị tải sản bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại như: “tài

sản trị giá từ 500.000.000 đẳng đến dưới 1.500.000.000 đồng"; “sử dụng ái pép

tài sản oi giá 1.500,000.000 đồng ở ten”)

~ Xác định cụ thể những thiệt hại về tính mang và sức khoẻ của con người (tỉ lệ

tổn thương cơ thể, tốn thương về tâm thần) abu:

-+ *Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 1196 đến 45%"; "gây rốt loạn tâm thần về hank vi của nạn nhân từ 461% trở lên"; “gay rồi loạn tâm thần và hành vị của 02 người trở len mà t lệ của mỗi người 46% trở tens

+ * hoặc gây tốn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên rad tỉ lệ tổn thương cơ thé của mỗi người 31% trở Ieee.

(), Xem: PGS.TS, Cao Thị Oanh — TS LE Đăng Doanh (chủ biên), Binh hớn Khoa học Bổ lu Hn sự nô2015, Nab, Lao động HA Nại 2016 2290,

(©) Lido bay đi ác du biệt nay sẽ được làm rb rong phản tha nhất của tiểu mục 2.1,

(©) Đó li: tội cướp ti sn, ộ bít cóc nhầm chiếm đoạt di ân tội cưỡng đoạt sn, tội ướp gỗ sa, dồi“ng nhiề chiếm đoạ tả ân tội trim cấp hs, tội 03 đảo chiếm đoạt ải sn tội lạm dụng tín nhiền chiếm

og sản ội sử dụng ti hp ải sản ộihuỹ hoại hoặc cá ÿ lạm hư bông is,

(Xem: Dif khoản 2 Điều 177 BLES năm 2015(Xem: Khon 3 Đền 177 BLHS năm 2015

LÊ Xem: Điện h khoản 2, điềm c khoản 3, in khoản 4 Điều 169 BLHS nam 2015, (C).Xem: Điện b hod cíc đều 168,169,171 BLES năm 2015

Trang 39

Việc cụ thé hoá các dấu hiệu định tính nói trên” không chi góp phẩn khắc phục những bit cập trong thực tiễn áp dụng BLHS mà còn đánh déu điểm mới

trong việc hoàn thiện kĩ thuật lập pháp hình sự.

Thứ hai, BUR năm 2015 có bổ sung nhiều dấu hiệu định khung hình phạtmới Đây được xem là một trong những điềm méi cơ bản của BLHS năm 2015 trongquy định các tội xâm: phạm sở hữu Những dấu hiệu định khung hình phạt mới này

‘urge ba sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành, rà soát các quy định BLITS, đó là

~ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi phụ nữ mà biết là có thai, người giả yếu hoặc người không có khả năng tự vệi” lợi dụng thiên ai, dich bệnh/” lợi đụng hoàn cảnh chiến tranh, tinh trạng khẩn cấp; chiém đoạt tài sản là hàng cứu trợ; tài sản là bảo vật quốc gia: gây thiệt hại tài sin là bảo vật quốc gia:” có tính chất chuyên nghiệp;® gây ảnh hưởng xắu đến an ninh, tật ty, an toàn xã hội”? Trong đó, một số khái niệm mới được bổ sung như "người già yếu”"” “người không có khả năng tự vệ”, “anh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” chưa được định nghĩa hoặc giải thích chính thức trong các văn bản pháp init và có khả năng dẫn đến nhiều cách hiểu cũng như áp dung khác nhau Do đó, edn sớm có văn bản hướng dẫn

thông nhất cia co quan có thẩm quyển về các dấu hiệu nay,

= Tải sản tị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, ¢ và d Khoản 1

Điệu nay: raisin tị gi từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc

LÔ) Xăng gi đạh 6 eco bok song LIS nie 2015 nê tên nụ hong nội ng 4ã được giđi gi mạ 3 vã mục 4 Ph I hổng er lên th sổ 022001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC BCA, ĐT ghy25122061 trông dẫn áp ng một doh tí Chương XIV "Các in pam oN” con BLS den

(ham: Bidm eon 2 Dib di, il c Kin 2 id 170; đền gin 2 Điều 171 BLES nam 201.

(xen: Điện cHola 3 các đâu ot 171,172, Í% 7i đẳn on 3 BiB T0 BLES pi 205,

{O Xen: Biển ở oản 4 ek iu 168, 17; đền bin 4 Đâu 70m eV hee 172, 173,174

DLS nin 2015,

(É).Xem: Điểm d khoản 2 Điễu 172 BLHS năm 2015.

(Ô3Xem biệnhthon2 Đi 77 BLAS am 2015, ().Xem: Điểm e khoản 2 Điều 178 PLAS adm 2015. (Ö Xe Bim boi 2 Điệu 15 BLHS nn 2015

O).Xem: Điểm TỚI,đến bin 3 Điệu 1 BLES nam 2015 :g khoản 2 Điều 168, điểm i khoản 2 Điểu 169, điểm đ khoản 2 Điều 170, điểm h khoản 2 Điễu.

(en ny, i "ngờ gi” được i tt là ngưi đồ 70 i ln he Ne ge ca Hiang th pin Tai đa hân đai co ob 200ơNG IĐTP ngày 12572006) và ki iện tnười gái itđược Bi ch là ngoitừ 70 di an hoe ag 60 mùi en tang tường tên đu ấn (heNabi av ỉa Hội đồng thm pn Tok án hân dn co ồ DOUCHE ng 0210200) Trongnies ng gaya cn vn in gi he ĐỀ

((').Xem: Điểm đ khoản 2 Điều 172; điểm e khoàn 2 Điểu 173; điểm ø khoản 2 các Điễu 174, 178 BLHS năm.

thổ

Trang 40

một trong các trường hợp quý định tại một trong cóc điểm a, b, e và d khoản 1 Điệu nảy; ” tài sản tr giá từ 200.000.000 đồng đến đưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một

trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều nay.”

Những đầu biệu định khang hình phot này có chung cách quy định là dẫu hiệu định

lượng tài sản (đưới mức định khung của khung hình phạt đô) kết hợp với một trong các dấu hiệu định tính khác phan ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên như:

+ Dit bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tải sản ma

còn vi phạm; hoặc

+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 chưa được xoá án tích ma còn ví phạm; hoặc đã bị

kết án về tội này chưa được xoá án tích mà côn vi pham; hoặc,

4+ Gây ảnh hưởng xắn đến an ninh, tật tự, an toàn xã hội; hoặc

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

tài sản là kỉ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị

“Cách quy định rên cho thấy, việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của các trường hợp phạm tội khác nhau để xếp vào cùng một khung hình phạt được

xem xét bởi tổng hợp nhiều yếu tổ, đám báo nguyên tắc phãn hoá trách nhiệm hình sự trong từng khung hình phạt của các tội phạm cụ thé

So sánh quy định trên với quy định của BLHS năm 1999 có thể thấy,

BLHS năm năm 1999 chỉ quy định đặc điểm “đỡ bị xứ phạt hành chính hoặc đã bị kẾt án chưa được xoá ân tích mà cồn vi phạm” là dẫu hiệu định tội mà không phải

dấu hiệu định khung hình phạt Trong khoa học pháp lí có quan điểm cho rằng, "đặc.

điển nhân thân tuy được quy định trong luật hình sự nhung trong mọi trường hợp đều không phải là dấu hiệu định tội danh Vì nễu việc xác định hành vi cắu thành tội phạm.phụ thuộc vào một đặc điểm nhân thân bất kì nào đó thì đều có nghĩu đã truy cứu tách nhiệm hình sự vì nhảy hân của chủ thé Điều nãy trái với nguyên the hành vĩ trong luật hình sy Mặt khác, nếu đặc điểm nhân thân nhất định đã được quy định là

(Xem: Điện bKhodn 3 các Dita 172, 73, 174,178 BUIS năm 2015,

LÔ} Xem: il b kin 4 các đến 172, 173,174,178 BLHS nam 2015,LỆ} Xem: Khoản 1 ee đến 172, 173, 174 BLHS nam 2015

(C).Xem: Khon í Bi 178 BLHS nie 2015

LÊ) Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Ho, Sứa dl Bộ ud nh s mhing nn de edn thay đẫ?, Nb Tu pháp, Hà

"Nội 2015, 154

Ngày đăng: 21/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN