1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị quyết số 28/NQ-TW Hội nghị Trung ương 7 khoá XII

140 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ae TRUONG DAI HOC LUẬT HÀ NỘI = 2» KHOA PHÁP LUẬT KINH TẺ car ụ

HOÀN THIEN PHAP LUAT VE BẢO HIẾM XÃ HỘI BAT BUỘC THEO NGHỊ QUYET SO 28-NQ/TW

HỘI NGHỊ TRUNG UONG 7 KHOA XII

Hà Nội - 2019

Trang 2

Tran Thị Thuý Lâm

3 | Pháp luật một SỐ quôc gia về bảo hiểm xã hội bắt buộc và những bài học 28

kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Hiền Phương

4 | Sửa đôi, hoàn hiện quy định pháp luật vê chê độ bao hiêm xã hội ôm đau 55

Doan Xuân Trường

5 | Sửa doi, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiém thai san 66

_ Nguyễn Tiến Dũng

6 | Kiên nghị sửa đôi một sô quy định vê chê độ bao hiêm tai nạn lao động, 82

bệnh nghề nghiệp trong Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015

D6 Thị Dung

7 | Pháp luật vê bảo hiêm hưu trí bat buộc và hướng hoàn thiện theo nghị 93

quyết số 28

Tran Thị Thuý Lâm

8 | Nguôn tai chính thực hiện bảo hiém xã hội bat buộc 110

Nguyễn Hữu Chí

9 | Hoàn thiện pháp luật vé xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong 125 lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tinh thần nghị quyết số

28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khoá XII

Hà Thị Hoa Phượng

Trang 3

Chuyên dé 1:

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HIẾM XA HOI BAT BUỘC VA SU DIEU CHINH CUA PHAP LUAT

DO THI DUNG!

1 Bảo hiểm xã hội bat buộc

1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mục đích của người lao động (NLD) khi tham gia quan hệ lao động là

nhằm mang lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình Tuy nhiên trong

quá trình lao động, do nhiều nguyên nhân từ điều kiện lao động, môi trường làm việc, dẫn đến bị 6m dau, tai nạn, bệnh tật Khi đó, họ không thé đi làm và không có thu nhập để bảo đảm đời sống hàng ngày, đồng thời cũng không có tiền chi trả những chi phí tăng thêm cho nhu cầu bồi dưỡng, chăm sóc sức

khoẻ Chính vi thế, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bao đảm nguồn thu nhập ổn định trong những trường hợp rủi ro từ quá trình lao động là nhu cầu thiết yêu của NLD.

Khi mới hình thành tại Đức vào năm 1883, BHXH được thực hiện

mang tính bắt buộc đối với NLD tham gia quan hệ lao động với các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, bảo hiểm tuổi già Với những ưu điểm trong việc bảo hiểm thu nhập cho NLD không may gặp rủi ro trong quá trình lao động nên BHXH được phát triển dần sang các quốc gia Châu Âu Đến khoảng đầu thế kỷ XX, BHXH được mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành

một trong các quyền con người Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948 đã khang dinh: “Tat ca moi người với tu cach là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH” Dé đảm bảo quyền lợi co bản cho NLD trên

toàn thế giới và an toàn xã hội, ngày 04/06/1952, Tổ chức lao động quốc tế

(ILO) đã ban hành Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội Đến nay, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà mỗi quốc gia

thực hiện chính sách BHXH khác nhau, song điểm chung là đều ghi nhận ! Tiến sĩ, Giảng viên chính ;

Bộ môn Luật Lao động, Khoa Pháp luật Kinh tê, Dai học Luật Ha Nội

Trang 4

BHXH bao gồm hai hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Trong

đó BHXH bắt buộc là loại hình BHXH quan trọng, áp dụng đối với NLD tham gia quan hệ lao động và các chế độ bao gồm cả BHXH ngắn hạn và

BHXH dài hạn.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, “BHXH bắt buộc là loại

hình BHXH chủ yếu bắt buộc áp dụng đối với một số đối tượng theo quy định

của pháp luật”.? Với mục đích nhằm bảo vệ thu nhập cho NLD khi họ gặp rủi ro trong và sau quá trình lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động, từ đó

làm giảm hoặc mat thu nhập, nên phạm vi đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc

ngày càng mở rộng.

Ở Việt Nam hiện nay, khái nệm BHXH bắt buộc được quy định tại

khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc

là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động

phải tham gia” Mặc dù khái niệm này nhẫn mạnh được tính chất bắt buộc

quan trọng nhất của BHXH bắt buộc là về chủ thể tham gia (NLĐ và

NSDLĐ), song chưa đề cập tính chất bắt buộc về mức phí đóng, chế độ

Từ phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm BHXH bắt buộc như sau:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà NLĐ và NSDLĐ phải

tham gia, có trách nhiệm đóng phí vào quỹ BHXH dé NLD và chủ thê khác

được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.

So với BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc có đặc trưng là tính bắt

buộc Tinh chất bắt buộc của BHXH thé hiện qua các khía cạnh sau đây:

Về doi tượng tham gia: Đôi tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLD và

NSDLĐ Người lao động, khi có thu nhập ổn định từ tiền lương, họ phải có trách nhiệm tích luỹ bằng việc đóng góp một khoản tiền vào quỹ BHXH để

khi bị giảm hoặc mat thu nhập được bảo đảm đời sống Người sử dung lao

động là bên sử dụng sức lao động cua NLD nên phải có trách nhiệm đôi với

? Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999,

Trang 5

NLD (sức lao động) khi họ gặp rủi ro trong và sau quá trình lao động Trách

nhiệm này được thực hiện thông qua việc NSDLD phải trích một tỷ lệ nhất

định từ lợi nhuận của mình dé đóng BHXH cho NLD hưởng Trong khi đó

đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ là NLĐ Người lao động này phần

lớn không tham gia quan hệ lao động hoặc có tham gia quan hệ lao động

nhưng đã được NSDLD trả tiền BHXH vào lương hàng tháng.

Về mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của NLD và NSDLD được pháp luật quy định cụ thé Theo đó, NLD va NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bat

buộc phải tuân theo, không có sự thoả thuận mức phí và phương thức đóng

phí như bảo hiểm dân sự và cũng không được lựa chọn mức phí và phương thức đóng như BHXH tự nguyện Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt

buộc được nhà nước quy định trên cơ sở cân đối giữa mức đóng và mức hưởng, giữa số lượng người tham gia với số lượng người thụ hưởng, đồng

thời bảo dam sự thuận tiện trong quan lý các hoạt động trích nộp quỹ và chi

trả các chế độ nhằm bảo đảm an toàn về tài chính cho quỹ BHXH.

Về chế độ BHXH: Các ché độ BHXH bắt buộc đều do pháp luật quy định Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà các chế độ

BHXH bắt buộc được quy định khác nhau Tuy nhiên, khi đã tham gia BHXH

bắt buộc thì NLĐ sẽ phải tham gia các chế độ BHXH theo quy định chứ không lựa chọn như BHXH tự nguyện Các chế độ BHXH bắt buộc thông

thường bao gồm: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động,

bệnh nghé nghiệp, chế độ bảo hiểm tuổi già/hưu trí và chế độ tử tuất Dé được

hưởng các chế độ này, đối tượng hưởng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện

quy định.

1.2 Y nghĩa của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội bắt buộc góp phần ổn định đời sống của

NLD tham gia quan hệ lao động Trong quá trình lao động, NLD phải đối mặt

với nhiêu rủi ro như ôm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, rôi sau quá trình lao

Trang 6

động là tuổi già, khả năng lao động suy giảm, bị chết Khi nay, NLD sẽ không có thu nhập do không thể đi làm, từ đó ảnh hưởng đến đời sống vật chất và

tinh thần của họ và gia đình Nếu NLD tham gia BHXH bắt buộc, họ sẽ được

quỹ BHXH trả một khoản trợ cấp nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bi mat, giúp bảo đảm 6n định đời sống của NLD và gia đình họ Từ đó tạo cho NLD tâm lý yên tâm trong quá trình làm việc, phát huy tinh than sáng tạo dé nâng cao năng suất, hiệu qua lao động.

Thứ hai, BHXH bắt buộc góp phan thực hiện công bằng xã hội Ban chất của BHXH là việc chia sẻ những rủi ro, tương trợ cộng đồng giữa NSDLĐ va NLD, và ngay cả những NLD với nhau theo nguyên tắc “lay số đông bù số ít” Thông qua việc tham gia BHXH bắt buộc, rủi ro trong quá

trình lao động của NLD sẽ được NSDLD và nhiều NLD cùng chia sẻ Bởi sự phân phối trong BHXH bắt buộc là sự chuyền dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu

hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyên dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người

tuôi già, suy giảm hoặc hết khả năng lao động Ở các nước phát triển và đang phát triển, trong điều kiện kinh tế thị trường, khi sự bất bình đăng về thu nhập

tăng cao, chính phủ các nước đều đưa ra các chính sách để giảm dần khoảng

cách giàu, nghèo Trong đó, chính sách BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng là một trong những chính sách tạo sự bình dang cho NLD, góp phan

thực hiện công bằng xã hội.

Thứ ba, BHXH bắt buộc góp phần bảo đảm ASXH của đất nước BHXH bắt buộc là một trong những chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia nhằm 6n định đời sống NLD, là tiền đề thúc day tăng trưởng kinh tế

và góp phần bảo đảm an sinh xã hội Khi tham gia BHXH bắt buộc, NLĐ

được bảo đảm thu nhập không chỉ khi gặp rủi ro mà cả khi về già, suy giảm

khả năng lao động Từ đó, làm giảm gánh nặng cho nhà nước thông qua cácchê độ trợ câp xã hội mà nhà nước phải thực hiện Đôi với nhiêu quôc gia,

Trang 7

BHXH bắt buộc được xem là trụ cột trong hệ thông an sinh xã hội, là nòng cốt dé phát triển các bộ phận khác của hệ thống an sinh xã hội.

2 Điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc 2.1 Khái niệm pháp luật BHXH bắt buộc

Xuất phat từ nhu cầu nhằm đảm bảo thu nhập khi NLD bị suy giảm hoặc hết khả năng lao động hoặc chết mà BHXH bắt buộc xuất hiện như một tất yếu khách quan Hiện nay, BHXH bắt buộc được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Ở mỗi quốc gia khác nhau, có điều kiện kinh tế xã hội

khác nhau thì chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc cũng có những điểm

khác nhau Dù vậy, loại hình BHXH bắt buộc luôn là loại hình được nhà nước xây dựng trên cơ sở bắt buộc của người tham gia, bang cách đóng một ty lệ

nhất định từ tiền lương/doanh thu của mình vào quỹ BHXH để đối tượng

hưởng chế độ BHXH bắt buộc theo quy định, nhằm giảm bớt những khó khăn khi NLD gặp rủi ro do ốm dau, thai san, tai nan lao dong, bénh nghé nghiép,

tudi gia hoac chết Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một chính sách xã hội của

quốc gia nhưng đồng thời cũng là công cụ của Nhà nước nhằm tham gia vào

việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý giữa NLD với NSDLD, giữa những NLD với nhau, giúp thực hiện an sinh xã hội lâu dài và bền vững,

góp phần đảm bảo sự ôn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ở Việt Nam, pháp luật BHXH bat buộc ra đời từ khi thành lập nước năm

1945 Từ đó đến nay, các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện Theo đó, pháp luật BHXH bắt buộc điều chỉnh những

quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động BHXH bắt buộc trong đó bao gồm các

quy định về đối tượng tham gia, mức phí và phương thức đóng, chế độ hưởng bảo hiểm cho đến quy định về thủ tục thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc, xử

phạt vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu pháp luật BHXH bắt buộc là hệ

thống những quy định do Nhà nước ban hành, quy định về đối tượng tham gia

Trang 8

BHXH bắt buộc, mức phí và phương thức đóng phí, các chế độ BHXH bắt

buộc, quản lý nhà nước và van đề khác về BHXH bắt buộc.

2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những hình thức của BHXH, do vậy việc quy định và thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc chung của BHXH Ngoài ra, do BHXH bắt buộc có những đặc trưng riêng, nên phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiễn lương của người lao động: Nguyên tắc này dựa trên cơ sở đối tượng của BHXH bắt

buộc là thu nhập của NLD Do NLD tham gia BHXH bắt buộc thuộc những

đối tượng có quan hệ lao động, nên có thu nhập ôn định từ tiền lương hàng tháng Ngoài ra, còn xuất phát từ tính ôn định của tiền lương làm căn cứ trích

đóng BHXH bắt buộc Đó là mức tiền lương này do nhà nước quy định cứng

hoặc quy định mức sàn nhằm bảo đảm đời sống cho NLD và gia đình họ, vi

thế dựa vào mức tiền lương tháng dé trích nộp BHXH bắt buộc cũng tạo cơ sở

cho việc quản lý BHXH thuận tiện và 6n định.

Ngoài ra, đối với một số đối tượng không có tiền lương hàng tháng thì có thể căn cứ vào một mức tiền lương chung nào đó do pháp luật quy định

làm căn cứ đóng phí BHXH.

- Mức hưởng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian

đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia: Thời gian đóng

BHXH bắt buộc là khoảng thời gian được tính từ khi NLĐ bắt đầu đóng BHXH bắt buộc cho đến khi dừng đóng Trường hop NLD đóng BHXH bat buộc không liên tục thì thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ là

tong thời gian đã đóng BHXH Khi NLD có thời gian đóng BHXH bắt buộc lâu hơn thì sẽ được hưởng quyên lợi nhiều hơn so với trường hợp ngược lại.

Ngoài ra, mức hưởng BHXH bắt buộc còn tính trên cơ sở mức phí đóng vào

quỹ BHXH Theo đó, NLD có mức tiền lương cao hon, thì họ được hưởng

mức trợ cấp cấp cao hơn trường hợp ngược lại.

Trang 9

Sở dĩ pháp luật BHXH bắt buộc chú trọng nguyên tắc này, bởi xuất phát từ sự công bằng xã hội giữa đóng góp và hưởng thụ BHXH bắt buộc.

Đồng thời bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHXH Nếu NLD đóng góp

trong thời gian và mức phí đóng khác nhau mà cùng được hưởng quyền lợi như nhau sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn về tài chính của quỹ, đồng thời không bảo đảm công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ vì thế sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ

- Quỹ BHXH được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phan và được quản lý tập trung, thống nhất: Việc phân chia quỹ BHXH thành các quỹ thành phan dựa trên các đặc trưng hoạt động của từng quỹ về đối tượng tham

gia, thời gian hưởng chế độ, quyền lợi hưởng, nhằm mục đích là vừa bảo

đảm an toàn tài chính cho quỹ và vừa bảo đảm quỹ sử dụng đúng mục đích.

Theo quy định của pháp luật các quốc gia, quỹ BHXH bao giờ cũng được chia

thành các quỹ thành phần, và được hạch toán độc lập, đồng thời hoàn toàn

độc lập với ngân sách nhà nước Ở nhiều quốc gia, quỹ BHXH bắt buộc được chia thành hai loại quỹ: quỹ BHXH ngắn hạn và quỹ BHXH dài hạn Một số

quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, chia quỹ BHXH thành các quỹ thành

phân: quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu

trí và tử tuất Việc quản lý quỹ BHXH thông thường do nhà nước tổ chức

thực hiện và trực tiếp quản lý.

- Việc thực hiện BHXH bắt buộc phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đây đủ quyên lợi của người tham gia Khi NLD tham gia đóng phí BHXH bắt buộc gặp rủi ro, đủ điều kiện quy định đều được BHXH thanh toán các quyền lợi Thủ tục thực hiện BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng

phải nhanh chóng, thuận tiện, nhằm bảo đảm ngay khoản trợ cấp thay tiền

lương hoặc bù đắp vào tiền lương hàng tháng dé NLD và gia đình họ được bảo đảm đời sống hàng ngày Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích của

BHXH, nhu cầu cấp thiết của NLD khi gặp rủi ro.

2.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trang 10

Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của BHXH bắt buộc nên pháp luật các quốc

gia đều quy định cụ thể nội dung pháp luật về BHXH bắt buộc Theo đó bao gồm các nội dung cơ bản như: Đối tượng tham gia; mức phí và phương thức đóng phí; các chế độ BHXH bắt buộc, thủ tục thực hiện, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc.

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được hiểu là cá nhân, tô chức

tham gia đóng phí BHXH bắt buộc để bảo hiểm thu nhập cho NLĐ trong trường hop NLD gặp rủi ro trong va sau quá trình lao động.

Hiện nay, theo quy định chung của nhiều quốc gia, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm NLĐ và NSDLĐ Ví dụ ở Đức, theo quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về vấn đề việc làm, quyền lợi an sinh xã hội (tháng

7/2013), NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện tất cả các khoản đóng góp vào quỹ BHXH Ở Hoa kỳ, nguồn tài chính thực hiện BHXH bắt buộc được hình thành từ sự đóng góp của NLD và NSDLD Ở Liên Bang Nga, tại Điều 4 Luật

về những cơ sở của bảo hiểm xã hội bắt buộc đã nêu ra 9 nguyên tắc, trong đó

có nguyên tắc về tính bắt buộc trong việc nộp phí BHXH của NLD và các đơn

vị sử dụng lao động.

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là cá nhân NLĐ có quan hệ

lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp

luật Việc tham gia BHXH bắt buộc vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của NLD Bởi vậy, khi còn trẻ khoẻ, có thu nhập, họ phải trích một khoản tiền trong thu

nhập của mình đóng vào quỹ BHXH để khi bị giảm hoặc mất thu nhập họ

được quỹ này chỉ trả các chế độ Nếu NLĐ không tham gia đóng phí thì đương nhiên sẽ không được hưởng các quyền lợi BHXH Tuỳ vào điều kiện

kinh tế - xã hội mà các quốc gia quy định phạm vi NLD thuộc đối tượng tham

gia BHXH bắt buộc khác nhau.

3 European commission (July 2013), Employment, Social Affairs & Inclusion - Your Social Security Right in

4 Trần Hoang Hải, Lê Thị Thuy Hương, Pháp luật an sinh xã hội - kinh nghiệm cua một số nước đối với ViệtNam, Nxb Chính trị Quốc gia -Sự thật, Hà Nội, 201 1, tr 253, 254.

Trang 11

Người sử dụng lao động là đối tượng tham gia đặc biệt của BHXH, bởi

vì họ tham gia đóng phí BHXH không phải cho mình hưởng mà cho NLD (họsử dụng) hưởng Bởi, NSDLD là bên sử dụng sức lao động cua NLD Trong

quá trình sử dụng, sức lao động này có thé bị gián đoạn vi NLD ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến NLD không có thu nhập để bảo đảm đời sống hàng ngày Vì thế NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm chia sẻ rủi ro bằng cách đóng vào quỹ BHXH, dé quỹ BHXH chi trả chế độ

cho NLD, giúp NLD yên tâm làm việc, tăng năng suất, chất lượng lao động,

góp phan tăng cao doanh thu, lợi nhuận.

- Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc là mức tiền do pháp luật quy định, theo đó các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (NLD va NSDLĐ) phải nộp vào quỹ

Trong thực tế, mức đóng BHXH được xác định trên cơ sở cân đối giữa quyền lợi NLĐ, trách nhiệm của NSDLĐ, lợi ích của nhà nước, đồng thời mức đóng BHXH phải dam bảo nguyên tắc cân bằng thu chi, lay số đông bù

số Ít và có dự phòng Với yêu cầu đặt ra như vậy nên quỹ BHXH không phải

là một quỹ chung mà bao gồm các quỹ thành phần Nhiều quốc gia có kinh nghiệm về BHXH bắt buộc như Đức, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, đều căn cứ vào thời gian NLD hưởng chế độ dé chia quỹ BHXH thành hai loại: quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn (như quỹ 6m dau, thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp) và quỹ bảo hiểm dài hạn (quỹ hưu trí và tử tuất) Theo đó, trách

nhiệm đóng vào các quỹ ngắn han chủ yếu là NSDLD, còn các quỹ dài hạn

đều do NLD va NSDLĐ cùng đóng góp Mức đóng góp của các bên vào các quỹ này được xác định dựa vào tỷ lệ trích nộp tính trên mức tiền lương tháng của NLĐ hoặc mức lương cô định nào đó tuỳ vào quy định của từng quốc gia.

Mức đóng của người lao động: Do NLĐ chỉ đóng vào quỹ dài hạn để

bảo đảm thu nhập cho mình khi hết tuổi lao động, thương tật hoặc chết, trong

khi đó quỹ này rất lớn do nhiều NLĐ tham gia, thời gian hưởng lâu đài (trung

Trang 12

bình từ 10 năm trở lên), vì vậy pháp luật các quốc gia phải tính toán mức

đóng và cân đối quỹ chặt chẽ dé có thé thực hiện chi trả đủ cho tất ca NLD hưởng chế độ Thông thường, mức đóng này được xác định trên cơ sở chức năng, vai trò của tiền lương và mặt bằng chung về tiền lương của NLĐ ở các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, số lượng người tham gia đóng quỹ và nguồn kết dư của quỹ Ở Đức, NLD chi đóng cho quỹ hưu trí, mức đóng chung của mọi NLĐ là 9,35% tiền lương hàng tháng cho 3 chế độ: hưu trí, tàn tật và tử tuat.5 Ở Hoa Kỳ, từ năm 1995, NLD phải khẩu trừ 7,65% tiền lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tuôi già, tử tuất và tàn tật Ở Trung Quốc, theo

quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2010, mức đóng của NLĐ vào quỹ

hưu trí là 8% tiền lương, tiền công.

Mức đóng của người sử dụng lao động: NSDLĐ tham gia đóng vào tat

cả các quỹ thành phần của quỹ BHXH Trên cơ sở tính toán về trách nhiệm xã

hội của NSDLD đối với rủi ro của NLD trong và sau quá trình lao động, tư

cách tài sản và sự cân đối trong thu chi các quỹ thành phan, sự phát triển kinh

tế xã hội của đất nước, pháp luật các quốc gia quy định cụ thể mức đóng này Ở Đức, mức đóng của NSDLD vào từng quỹ được quy định bằng 9,35% tính

trên tong quỹ tiền lương của NLD trong đơn vị cho quỹ hưu trí (gồm hưu trí,

tàn tật và tử tuất); băng 7,3% vào quỹ khám chữa bệnh (bảo hiểm ốm đau);

băng 1,27% vào quỹ bảo hiểm chăm sóc dài hạn (bảo hiểm chăm sóc ôm đau

dai ngày) va bằng 1,25% vào quỹ bảo hiểm tai nan lao động.” Ở Hoa Kỳ, NSDLĐ đóng bang mức của NLD là 7,65% lương chưa trừ thuế của NLD Ở Trung Quốc, NSDLĐ đóng băng 20% cho chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 1% cho chế độ bảo hiểm thai sản.

Š Ở Đức, quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các quỹ thành phan là: bảo hiểm hưu tri (gồm hưu trí, tàn tật và tử

tuất); bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm chăm sóc ốm dau dài ngày; bảo hiểm thất nghiệp (gồm chế độ thất nghiệpvà cơ quan giới thiệu việc làm); bảo hiểm tai nạn lao động Xem: http://nguoilambao.vn/viet-nam-va-duc-chia-se-kinh-nghiem-ve-tai-chinh-bhxh-va-huu-tri-n7611.html, truy cập ngày 12/11/2019.

® Social Insurance Law of the People’s Republic of China 2010, Chapter 7, Article 57-58.

7 http://nguoilambao.vn/viet-nam-va-duc-chia-se-kinh-nghiem-ve-tai-chinh-bhxh-va-huu-tri-n7611.html, truy

cập ngày 4/1 1/2019.

8 Luật Bảo hiểm xã hội Trung Quốc năm 2010.

Trang 13

Phương thức đóng BHXH bắt buộc được hiểu là cách thức các bên tham gia BHXH bắt buộc nộp tiền vào quỹ BHXH Để bảo đảm thuận lợi

trong khâu trích tiền lương của NLD, trích từ lợi nhuận của NSDLĐ, cũng

như công tác thu nộp của tổ chức BHXH, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia quy định cụ thé van dé này.

Theo Khuyến nghị số 67 về an ninh thu nhập (năm 1944) của ILO, ngoài trách nhiệm bắt buộc đóng BHXH cho NLD, NSDLĐ: “Phải chịu trách nhiệm thu thập các khoản đóng góp đối với tất cả những người lao động làm việc cho mình và được khẩu trừ các khoản tién mà họ phải trả từ tiền thù lao

của họ vào thời điểm thanh toán” Như vậy, NSDLD có trách nhiệm thay mặt NLD trong đơn vị mình đóng BHXH theo định kỳ cùng với phan đóng

góp của mình cho tổ chức BHXH.

Trên cơ sở Khuyến nghị của ILO, các quốc gia đều quy định cụ thé trách nhiệm đóng và phương thức đóng BHXH Ở Trung Quốc, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2010, thì NSDLĐ phải khai báo và thực hiện

thanh toán day đủ tiền đóng BHXH hang tháng theo quy định.!? Trường hợp

NSDLD không đóng hoặc đóng không đủ thì co quan BHXH có thé gửi yêu

cầu đến các ngân hàng hoặc các tô chức tài chính noi NSDLĐ mở tài khoản để đòi thanh toán số tiền phải đóng trên thực té.'' Ở Đức, hang tháng,

NSDLD sẽ trích một ty lệ phan trăm trong thu nhập của NLD rồi khấu trừ vào

tiền lương của họ trước khi trả lương cho NLĐ để nộp vào quỹ BHXH 2.3 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các chế độ BHXH bắt buộc được hiểu là hệ thống các quy định của pháp luật về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng và quyên lợi hưởng đối với

NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro trong và sau tham gia quan hệ lao động.

Theo quy định của ILO, hệ thống BHXH gồm 9 chế độ: chăm sóc y tế, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp thất

° R067- Income Security Recommendation,1994 (No.67), Article 18.

!9 Social Insurance Law of the People’s Republic of China 2010, Chapter 7, Article 60.!! Social Insurance Law of the People’s Republic of China 2010, Chapter 10, Article 81-82-83.

Trang 14

nghiệp, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tudi già, trợ cấp tiền tuất và trợ cấp gia đình.

Tuy nhiên, ILO cũng khuyến nghị tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia tham gia công ước mà hệ thông BHXH bắt buộc có các chế độ phù hợp, nhưng ít nhất phải thực hiện 3 chế độ, trong đó phải có một trong 5 chế độ: trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp tuổi gia; tro cap tai nan lao động, bệnh nghề

nghiệp; trợ cấp tàn tật và trợ cấp tuất !?

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam quy định BHXH bắt buộc có 5 chế độ: 6m đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp, hưu trí và tử tuất.

- Chế độ 6m dau

Chế độ ốm đau là một trong ba chế độ BHXH bắt buộc (cùng với tai

nạn lao động và hưu tri) ra đời sớm nhất.!3 Ngay từ những năm 50 của thé ky XIX, một số Bang của nước Đức đã hỗ trợ Chính phủ thiết lập quỹ ốm đau

cho những công nhân tham gia đóng bắt buộc Đối tượng tham gia bảo hiểm

ốm đau ngày càng được mở rộng vào những năm tiếp theo và được luật hoá

vào nam 1883 dưới thời Thủ tướng Bismark.

Tổ chức lao động quốc tế, ngoài Công ước số 102 quy định các tiêu

chuẩn tối thiểu chung về an sinh xã hội, còn ban hành một số công ước về bảo

hiểm ốm đau như Công ước số 130 về chế độ 6m đau và chăm sóc y tế (năm 1969); Khuyến nghị số 134 về chế độ 6m đau va chăm sóc y tế (năm 1969) Trên cơ sở các quy định của ILO, các quốc gia xây dựng chế độ ốm đau và quy định cụ thé về phạm vi đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, các quyền lợi hưởng tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia mình.

- Chế độ thai sản

Cùng với chế độ ốm đau, chế độ thai sản được pháp luật quốc tế và các

quốc gia trên thế giới chú trọng Nếu như chế độ ốm đau được thiết kế chủ

yếu dé bảo đảm thu nhập cho NLD tham gia BHXH phải nghỉ việc do bị ốm

!? Công ước só 102 năm 1952 về quy phạm tối thiểu an toàn xã hội của IIO.

13 Trân Hoàng Hải, Lê Thị Thuý Hương, Pháp luật an sinh xã hội - kinh nghiệm của một số nước đôi với Việt

Nam, Nxb Chính tri Quoc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.52, 53.

Trang 15

đau hoặc tai nạn rủi ro, thì chế độ thai sản được xây dựng dựa vào những đặc

điểm về giới tính và chức năng sinh đẻ, nuôi con của NLD.

Do đặc thù về giới, liên quan đến chức năng sinh đẻ và nuôi con nên trước đây bảo hiểm thai sản chỉ áp dụng đối với lao động nữ Trong hau hết các công ước về bảo đảm cho lao động nữ, ILO đều quy định bảo vệ lao động

nữ trong thời kỳ thai sản.! Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, nhu cầu được

bảo vệ trong thực hiện thiên chức nuôi con, trách nhiệm đối với gia đình

không chỉ riêng lao động nữ Vi vậy, đến năm 1981, ILO ban hành Công ước

số 156 về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những lao động có trách nhiệm gia đình, nhằm tăng cường trách nhiệm gia đình của lao động nam ké cả trong trường hop sinh con và nuôi con.'Š

Từ quy định này, đến nay nhiều quốc gia trên thế giới như Thụy Điền,

Anh, Bulgari, quy định bảo hiểm thai sản áp dụng đối với cả lao động nam

và lao động nữ Ở Bulgari, bảo hiểm thai sản áp dụng cho cả cha và mẹ, ngoài

ra, ông, bà cũng có thể xin nghỉ thay cho mẹ để chăm sóc cháu Ở Nga, đối

tượng áp dụng bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ, bao gồm: phụ nữ

đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phụ nữ bị mắt việc làm do tổ chức,

cơ quan, đơn vị của họ chấm dứt hoạt động trong thời gian 12 tháng trước

ngày họ được công nhận là người thất nghiệp theo quy định của pháp luật; phụ nữ đang làm việc trong quân đội theo hợp đồng trên lãnh thé Liên bang

Nga hoặc quốc gia khác; phụ nữ tạm ngừng làm việc dé đi học nghề !

Dé được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải có đủ điều kiện quy định Theo đó, tùy từng trường hop NLD có thé được hưởng một trong các chế

độ khám thai, say thai, sinh con, nuôi con nuôi so sinh,

- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

'4 Công ước số 3 về bảo vệ thai sản năm 1919, Công ước số 103 về bảo vệ thai sản năm 1952, Khuyến nghịsố 191 về bảo vệ thai sản năm 1952, Công ước số 183 về bảo vệ bà mẹ năm 2000.

!5 Điều 1 Công ước số 156 về bình đắng co may và đối xử với lao động nam và nữ: những lao động có trách

nhiệm gia đình năm 1981 của ILO.

‘6 Nguyễn Lan Hương, Co sở quy định chế độ thai sản đối với lao động nữ: kinh nghiệm quốc tế và khuyếnnghị đối với Việt Nam, Tham luận tại Văn phòng quốc hội, Hà Nội, tháng 6/2011.

Trang 16

Trong quá trình lao động, do những lý do từ khách quan, điều kiện lao

động, môi trường làm việc, thiết bị máy, hoá chất, luôn tiềm ân nguy cơ gây ra tai nạn hoặc bệnh tật đối với NLD Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhu cầu của người lao động thay đổi một cách cơ bản kèm theo là sự tăng lên đáng ké về chi phí chữa trị và đảm bảo đời sống hằng ngày khi ho

không thể đi làm và không có lương Vì thế, các quốc gia trên thế giới đều

xác định bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong các chế độ BHXH bắt buộc Mục đích nhằm bù dap hoặc thay thé thu nhập từ lao động

của NLD khi bi tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp mà bị giảm hoặc mat kha

năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hiện nay, các quốc gia có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này như Đức, Hàn Quốc, Singapore, quy định nguồn chi trả chế độ cho người lao

động từ quỹ bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động đóng phí Một số

quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, thì chế độ đối với người lao động bi tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chi trả từ 2 nguồn: quỹ bảo hiểm xã hội

(do người sử dụng lao động đóng phí) và người sử dụng lao động trực tiếp trả từ nguồn thu của họ Theo đó, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm

thanh toán các khoản viện phí, thuốc men và trả lương cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ việc điều trị (từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ôn định) Còn quỹ BHXH đảm bảo các quyên lợi từ khi người lao

động điều trị 6n định và các chỉ phí hỗ trợ khác như hỗ trợ chuyên đôi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại

làm việc, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp Chế độ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp tuỳ thuộc kết quả giám định, mức suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm và có tính đủ các loại chi phí thiết yêu nhằm bù dap thiệt hại cho

người lao động và gia đình họ khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp Tuỳ từng trường hợp mà người lao động có thê được hưởng một hoặc

nhiều chế độ.

Trang 17

- Chế độ hưu trí:

Chế độ hưu trí luôn được các quốc gia xác định là chế độ BHXH mang

tính trụ cột trong hệ thống BHXH, bởi lẽ đây là chế độ bảo hiểm có sự tham

gia của nhiều NLD và số kinh phí sử dụng chi trả cho chế độ chiếm phan lớn nguồn quỹ BHXH Tổ chức lao động quốc tế, trong Công uớc số 102 năm 1952 gọi chế độ hưu trí là trợ cấp tuổi già Theo đó, ILO cho rang đây là chế độ quan trọng nhất trong các chế độ an sinh xã hội Công ước số 102 nêu rõ: “Tro cấp tuổi già phải là chế độ chi trả định kỳ, trừ một số truờng hop hy hữu thì các quỹ dự phòng quốc gia thực hiện việc chỉ trả một lần” Ở hầu hết các quốc gia, chế độ hưu trí do nhà nước tổ chức thực hiện trên cơ sở pháp luật và các đối tượng NLD và NSDLD bắt buộc tham gia Theo đó, chế độ hưu trí bao gồm các quy định về đối tượng tham gia, điều kiện hưởng và mức trợ cấp

cho những người tham gia BHXH khi đã hết tuổi lao động hoặc không tham

gia BHXH nữa.

Hiện nay một số quốc gia có nền kinh tế phát triển đã thực hiện trợ cấp

hưu trí phổ thông cho tất cả mọi NLĐ trong xã hội bằng việc quy định một

hình thức tham gia duy nhất là bắt buộc đối với mọi NLĐ Một số nước khác

chỉ giới hạn trong những NLD tham gia BHXH khi họ đáp ứng được những

điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.

Dé được hưởng chế độ hưu trí, NLD phải có đủ có 2 yếu tố quan trọng đó là tuổi đời và thời gian đóng BHXH Thông thường mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào tình trạng mất khả năng lao động, tiền lương hằng tháng khi

NLD còn dang đi làm và tuôi thọ bình quân của NLD và điều kiện kinh tế - xã

hội của đất nước trong từng thời kì Tại Thụy Điền, cách tính trợ cấp hưu trí dựa vào trên khoản tiền tích lũy được trong hai tài khoản: tài khoản cá nhân

do Chính phủ thay mặt cá nhân đó quản lý, duy trì chiếm 16% và tài khoản cá

nhân thông thường do cá nhân quản lý chiếm 2,5% Tại Trung Quốc, chế độ

hưu trí đối với NLD được thực hiện trên cơ sở thiết lập quỹ cộng đồng và tài

khoản cá nhân của NLĐ nhằm giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với NLĐ khi cao

Trang 18

tuổi hết khả năng lao động Trường hợp nguồn quỹ này thiếu hụt thì chính quyền các cấp có thé trợ cấp theo quy định.!

- Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất (tử: chết, tuất: nuôi dưỡng) là chế độ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho thân nhân NLD khi NLD chất.

Nếu như các chế độ BHXH khác đều do người trực tiếp tham gia BHXH hưởng chế độ thì chế độ tử tuất lại đành cho thân nhân của NLD Thân nhân của NLĐ hưởng chế độ tử tuất thông thường là những người không có

khả năng lao động hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào NLD, bao

gồm: con (con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công

nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai), vợ hoặc

chồng (kết hôn hợp pháp), cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc

mẹ chồng và thành viên khác Khi NLD chết, họ không thể bảo đảm được đời

sống hằng ngày Bởi vậy, chế độ tử tuất sẽ giúp thân nhân NLĐ mai táng

NLD và góp phần nuôi dưỡng những người mà khi còn sống NLD có trách

nhiệm nuôi dưỡng.

Theo quy định của pháp luật các quốc gia, chế độ tử tuất gồm 2 chế độ: trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất Ở mỗi chế độ, tùy vào nội dung và ý nghĩa

của nó mà pháp luật quy định điều kiện hưởng và mức trợ cấp khác nhau 2.4 Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đề bảo đảm cho các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc được thực thi trên thực tế và đúng mục đích đặt ra, pháp luật các quốc gia đều quy định chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm Trường hợp cá nhân, tô chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định pháp luật về BHXH bắt buộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của

pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

! Ủy ban các van đề xã hội của Quốc hội, Pháp luật bảo hiểm xã hội một số nước trên thé giới, Nxb Tư pháp,

Hà Nội, 2005.

Trang 19

Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc thông thường gồm các nhóm hành vi như: nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH (trốn

đóng, nợ tiền đóng, chiếm dụng tiền đóng ); nhóm hành vi vi phạm về

quyền lợi, chế độ hưởng BHXH bắt buộc (giả mạo, gian lận hồ sơ trong việc thực hiện chi trả chế độ BHXH bắt buộc, chi trả chế độ sai mục đích, "'

nhóm hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý và thực hiện BHXH bắt buộc (gây

khó khăn hoặc cản trở dẫn đến thiệt hại về lợi ích hợp pháp của NSDLD và NLD; sử dụng cơ sở dữ liệu trái quy định, cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật, ) Khi vi phạm các hành vi này, cá nhân hoặc tô chức vi phạm sẽ bị phạt tiền, hoặc bị áp dụng các biện pháp pháp lý khác Trường hợp đủ dấu hiệu cau thành tội phạm thì cá nhân, t6 chức có hành vi vi phạm có thé phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật các quốc gia.

- Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trường hợp giữa các bên quan hệ BHXH bắt buộc xâm phạm đến

quyền và lợi ích của nhau về BHXH bắt buộc thì có thể phát sinh tranh chap Tranh chấp về BHXH bắt buộc là tranh chấp liên quan đến quyên, nghĩa vụ va trách nhiệm thực hiện BHXH bắt buộc giữa các chủ thể trong quan hệ BHXH bắt buộc Gồm: NLD hoặc NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc và cơ quan BHXH trong thu phi, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cho NLD hoặc than nhân của NLĐ Khi tranh chấp về BHXH bắt buộc phát sinh, tùy theo pháp

luật các quốc gia mà quy định cụ thể nguyên tắc, phương thức, thâm quyền và trình tự thủ tục giải quyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Tài liệu tham khảo pháp luật lao độngnước ngoài, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2010.

2 Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thuý Hương, Pháp luật an sinh xã hội - kinh

nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,

Hà Nội, 2011.

Trang 20

3 Nguyễn Lan Hương, Cơ sở quy định chế độ thai sản đối với lao động nữ: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam, Tham luận tại Văn phòng quốc hội, Hà Nội, tháng 6/2011.

4 Nguyễn Hiền Phương, Pháp luật an sinh xã hội - Những vấn dé lý luận và

thực tiên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010.

5 Trường Đại học Luật Ha Nội, Giáo trinh luật an sinh xã hội, Nxb Tư pháp,Hà Nội, 2014.

6 Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999 re Uy ban các van dé xã hội của Quốc hội, Pháp luật bảo hiểm xã hội một số

nước trên thể giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.

8 European commission (July 2013), Employment, Social Affairs & Inclusion- Your Social Security Right in Germany.

9 http://nguoilambao.vn/viet-nam-va-duc-chia-se-kinh-nghiem-ve-tai-chinh-bhxh-va-huu-tri-n7611.html.

Trang 21

Chuyên dé 2:

NGHỊ QUYET SO 28/NQ-TW VA NHUNG VAN DE ĐẶT RA DOI VỚI VIỆC HOAN THIEN PHAP LUAT BHXH BAT BUOC

TRAN THI THUY LAM! 1 Nội dung cơ ban của Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách BHXH

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ

đạo xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiễn bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thê hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta Các cấp, các ngành, các tô chức chính trị -xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và đạt được nhiều kết quả quan trọng Hệ thống pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độ hưu tri, tử tuất, 6m đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước

khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự

bao đảm thay thế, hoặc bù đắp một phan thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải

những rủi ro trong cuộc sống.

Quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa các thé hệ tham gia bảo hiểm xã hội Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, số người được hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên.

Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội từng bước được đổi mới, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy được vai trò, tính hiệu quả trong xây dựng, tô chức 1 Phó Giáo sư, Tiến Sĩ

Trưởng bộ môn Bộ môn Luật Lao động, Đại học Luật Hà Nội

Trang 22

thực hiện chính sách và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được nâng lên; việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động có nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội van còn nhiều hạn chế, bất cập Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hóa dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng: độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng nhanh Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội chậm được khắc phục Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mat cân đối trong dai hạn.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yêu Nhận thức của một bộ phận người lao động, người sử dụng lao động về vai trò, mục đích, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội chưa đầy đủ Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử ly vi phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội còn bat cập Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa thật sự tạo được sự tin cậy dé thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

1.1 Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu 1.1.1.Quan điểm chỉ đạo

(1) Bao hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bang xã hội, bảo đảm 6n định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.

(2) Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đăng: chia sẻ và bền vững.

Trang 23

(3) Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, 6n định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đôi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội dé mọi công dân đều được bao đảm an sinh xã hội.

(4) Phát triển hệ thống tô chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cô niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thê tham gia bảo hiểm xã hội.

(5) Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

1.1.2 Mục tiêu * Muc tiêu tổng quát

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình dang, chia sẻ và bền vững Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm

xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

* Muc tiêu cụ thé

Giai doan đến năm 2021:Phan dau đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội Giai đoạn đến năm 2025: Phan đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuôi tham gia bảo hiểm xã hội Giai đoạn đến năm 2030:Phan dau đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm

xã hội

1.2 Nội dung cải cách

Thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách dé mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn, điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mỗi tương quan với

Trang 24

tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo

hướng chia sẻ.

- Xây dựng hệ thong bảo hiểm xã hội da tang

+Trợ cấp hưu trí xã hội: Ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hang tháng Có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm dé các đối tượng này có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dan độ tuôi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng

của ngân sách.

+Bảo hiểm xã hội cơ bản, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 6m đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của người

lao động và người sử dụng lao động.

+Bảo hiểm hưu trí b6 sung là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.

- Sửa đổi quy định về diéu kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu đề hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác

-Cai cách trong xây dựng và tô chức thực hiện chính sách nhằm củng cỗ niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội

Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng tham gia; tăng cường sự chia sẻ giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm khắc phục bất hợp lý, chênh lệch quá lớn về mức hưởng Đây mạnh

cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá các quy trình, thủ

tục đăng ký, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo

hiểm xã hội theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dan

và doanh nghiệp.

Trang 25

- Sửa đổi, khắc phục các bat hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của

người lao động

Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyên lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyên lợi nêu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Sửa đổi các quy định dé khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn, từng bước tăng tuéi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.

-Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động: bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đắng giới; cân

đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình

lao động và giữa các ngành nghé, lĩnh vực.

Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuôi so với tuéi nghỉ hưu chung.

- Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội dé đạt mục tiêu mở rộng điện bao phủ bảo hiểm xã hội

Sửa đổi quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bang khoảng 70% tong tiền lương và các khoản thu nhập khác có tinh chất lương của

người lao động dé khắc phục tình trạng tron đóng, đóng không đủ bảo hiểm xã hội, anh

hưởng đến khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động.

Nghiên cứu điều chỉnh tỉ lệ đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo hướng hài hoà quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Trang 26

- _ Điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ dé đạt tỉ lệ hưởng lương hưu toi da phù hop với thông lệ quốc tế

Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luy, bao dam khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng - hưởng, công băng và chia sẻ phù hợp.

10 Đa dạng hóa danh mục, cơ cầu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả

Tăng cường công tác đánh giá, dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội; đa dạng hóa danh mục, cơ cau đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhất là trái phiếu chính phủ

dài hạn; nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng

bước và có lộ trình đầu tư một phan tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững.

2.Những vẫn đề đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật BHXH bắt buộc theo Nghị quyết số 28/NQ-TW

-Thứ nhất, Xây dựng, phát triển hệ thong chính sách BHXH nói chung, BHXH bắt buộc nói riêng linh hoạt, da dạng, da tang, hiện đại phù hop với xu hướng hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ toàn dân và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế

- xã hội cua Việt Nam

Xây dựng BHXH đa tầng là một xu thế mới trong cải cách BHXH của nhiều quốc gia Tuy nhiên đây là một khái niệm mới và thực tế, trên thế giới chưa có khái niệm thống nhất về BHXH đa tầng Một số tổ chức quốc tế mới đưa ra các khái niệm như hệ thống hưu trí đa trụ cột của WB hoặc hệ thống hưu trí đa tầng của OECD, sàn ASXH của ILO dé khuyến nghị các quốc gia xây dựng hệ thống chính sách ASXH nói chung và BHXH nói riêng Tuy nhiên trên cơ sở các mô hình đó và trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, hệ thống BHXH đa tầng được phát triển theo hướng sau:

Tang 1 là tang trợ cấp hưu trí xã hội Trong đó, NSNN cung cấp một khoản bảo đảm về thu nhập cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hang

Trang 27

tháng Có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm dé các đối tượng này có mức hưởng cao hơn Đồng thời, với lộ trình mở rộng bao phủ bằng cách điều chỉnh giảm dan độ tuổi hưởng lương hưu xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trong từng thời kỳ.

Tang thứ hai là BHXH cơ bản: Bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Trong đó, BHXH bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, TNLD-BNN, 6m dau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của NLĐ và người SDLĐ

Tang thứ ba là tang BHHT bồ sung: Là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người SDLD va NLD có thêm lựa chọn tham gia đóng góp đề được hưởng mức lương hưu cao hơn.

Như vậy, khi thực hiện hệ thống BHXH đa tầng sẽ giúp bao phủ đối tượng tham gia đến mọi người dân và họ được tiếp cận chính sách BHXH một cách toàn diện, day đủ các chế độ va tiễn tới moi người cao tuổi đều có lương hưu hoặc từ

NSNN, hoặc từ quỹ BHXH.

Đề thực hiện được hệ thống BHXH đa tầng chúng ta cần phải có những đôi mới trong việc mở rộng đối tượng tham gia và có những sửa đổi về chế độ BHXH, đặc biệt là đối với chế độ BHXH hưu trí Chế độ bảo hiểm hưu trí cần sửa đổi theo hướng: quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tac đóng - hưởng, công bang, bình đăng, chia sẻ và bền vững Bên cạnh đó cần có sự quy định linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động, điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế.

-Thứ hai, bảo đảm và kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình dang nhưng đặc biệt chi ý đến nguyên tac chia sẻ và bên vững trong BHXH bat buộc.

Trong BHXH có hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đóng - hưởng theo hướng công bằng và bình đăng và nguyên tắc chia sẻ, tương trợ giữa những người tham gia

Trang 28

BHXH Tuy nhiên, trong pháp luật BHXH bắt buộc Việt Nam hiện hành, hai nguyên tắc này mới được thực hiện một cách tương đối hợp lí đối với chế độ bảo hiểm ngắn hạn như chế độ 6m đau, thai sản, tai nạn lao động Trong các chế độ BHXH dài hạn (chế độ hưu trí và tử tuất) việc thực hiện hai nguyên tắc này chưa được thực sự hợp lí Với cách quy định của pháp luật hiện hành, trong chế độ BHXH dài hạn có lẽ hướng đến nhiều đến nguyên tac đóng hưởng, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thé tham gia bảo hiểm Điều này cũng rất đáng khuyến khích Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ BHXH dài hạn của chúng ta đang có nguy cơ không đảm bảo được sự cân đối giữa thu và chi thì chúng ta cần phải tính đến nguyên tắc chia sẻ nhiều hơn trong các chế độ này để nhiều người cùng được hưởng BHXH Điều này cũng là phù hợp với mục tiêu của ASXH cũng như bản chất của BHXH Theo quy định của luật BHXH hiện nay tỉ lệ lương hưu cao nhất của chúng ta là 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH Tỉ lệ này là cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực Tỉ lệ hưởng lương hưu trung bình trên thế giới là khoảng 50%, 30 quốc gia khu vực OECD tỉ lệ này là 60%, các nước khu vực Đông Á/Thái Bình Dương là 47% và các nước Nam Á là 52% Một số nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc là 46%, các nước Tây Âu là 41%.2) Vì vậy, thiết nghĩ dé tăng cường nguyên tắc chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm, có thể quy định tỉ lệ lương hưu tối đa ở mức thấp hon và hạ thấp điều kiện về số năm đóng BHXH dé hưởng chế độ hưu trí để nhiều NLD cùng có thé hưởng BHXH Đồng thời bên cạnh đó cũng hướng tới sự chia sẻ giữa những người tham gia BHXH có mức lương cao với người có mức lương thấp dé thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí.

- Thứ ba, xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện BHXH tinh gọn, hiệu qua phù hợp với xu thé phát triển và hội nhập quốc tế.

Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0,sự dịch chuyên LD tự do trong khu vực và thế giới ngày càng lớn đang đặt ra rất nhiều thách thức cho các tô chức an sinh xã hội trong đó có tổ chức BHXH Lao động (LD) ngắn hạn sẽ nhiều hon LD dài () Báo cáo số 776/BC-BTC của Bộ tài chính ngày 18/7/2017 về rà soát đề xuất hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã

hội, bảo hiêm that nghiệp, bao hiêm y tê thực hiện các giải pháp ho trợ, mở Ong đôi tượng tham gia BHXH, bảohiém that nghiệp, bảo hiêm y tê.

Trang 29

hạn Lao động trong thời kỳ mới không đơn thuần là LD làm việc trong các doanh nghiệp mà là rất nhiều người LD làm việc tự do Vì thế, tat cả các cơ chế về bảo hiểm đều phải nghiên cứu và thay đổi thích hợp Chính vì vậy cần tạo lập hệ thong BHXH

chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn và hiệu quả, ứng dung công nghệ thông tin mới

trong quản lý, xử lý, tác nghiệp về BHXH Cải cách thủ tục hành chính dé người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ BHXH Xử lý nghiêm mọi biểu hiện, hành vi gây phiền hà, khó khăn cho người dân, doanh

nghiệp trong quá trình tham gia, thụ hưởng BHXH.

-Thứ tư, Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXHndi chung, BHXH bắt buộc nói riêng.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH cũng là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHXH Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH cần phải thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về BHXH, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác BHXH, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật Đồng thời, tổ chức tốt cơ sở đữ liệu về BHXH, xây dựng bộ

tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ

quan BHXH Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH, gian lận, trục lợi BHXH.

Trang 30

Chuyên đề 3:

PHÁP LUẬT MOT SO QUOC GIA VE BẢO HIẾM XÃ HOI BAT BUỘC

VA NHUNG BAI HOC KINH NGHIEM CHO VIET NAM

NGUYEN HIẾN PHƯƠNG! Bảo hiểm xã hội ngay từ khi ra đời cho đến nay đã luôn giữ vai trò vô cùng

quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia nói riêng và sự ôn định phat triển của mỗi quốc gia khi thức hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn về thu nhập cho

người lao động Cũng chính vì vậy, pháp luật bảo hiểm xã hội được hau hết các quốc gia chú trọng quy định và tô chức thực hiện Trên phương diện pháp luật quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế ILO đã ban hành những quy định tối thiểu về Bảo hiểm xã hội từ những năm 1952 với Công ước 102 Cho đến nay, cùng với

sự phát triển của quan hệ lao động cũng như nhận thức về BHXH và ASXH nên

ILO đã có nhiều những thay đổi trong định hướng phát triển về BHXH đối với các quốc gia trên thé giới hướng tới thiết lập hệ thống BHXH mà ở đó mọi đối tượng đều được bảo vệ.

Ở mỗi quốc gia, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, trình độ kinh tế - xã hội khác

nhau mà hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội nói có đối tượng tham gia,

chế độ đóng góp, đối tượng thụ hưởng, chế độ thụ hưởng và cách thức tô chức, quản lý khác nhau Trong thời gian 20 trở lại đây, rất nhiều quốc gia đã có những cải cách trong quy định và thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc Việc tham khảo

kinh nghiệm của điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia phát triển cũng như

những quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm lao động gần gũi với Việt Nam là yêu cầu nhằm đưa ra những bài học giá trị trong quá trình cải cách hệ

thong bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới.

1 Pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt buộc tại một số quốc gia

! Phó Giáo sư, Tiến Sĩ

Viện phó Viện Luật So sánh, Đại học Luật Hà Nội

Trang 31

Trong hệ thong ASXH, BHXH ra đời từ những năm 1850 dưới thời Thủ

tướng Bismark ở Đức với mô hình quỹ bảo hiểm ốm đau và mở rộng, phát triển dan với hệ thống các chế độ trợ cấp Đến năm 1948 Tuyên ngôn nhân quyền của

LHQ đã ghi nhận quyền hưởng BHXH là quyền cơ bản của con người và cho đến

năm 1952, công ước 102 của ILO ngày 28/6/1952 đã quy định 9 chế độ trợ cấp với quy phạm tối thiểu cho các quốc gia thực hiện bao gồm chế độ chăm sóc y tế, ốm đau, thai sản, thất nghiệp, tai nạn lao động — bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia

đình, tàn tật, tiền tuất và tuổi già.

Cũng vẫn trên cơ sở đó nhưng gần đây, trước những biến động kinh tế thế giới và những tác động tự nhiên xã hội như xu hướng già hoá dân số, bình đắng

trong hưởng thụ nhắm tới đối tượng yếu thé cũng như sự dịch chuyên cơ cấu lao

động mà LHQ đưa ra sang kiến về sàn ASXH với yêu cầu cơ bản cho việc đảm bảo thu nhập lao động? Cũng theo đó, việc thiết lập chế độ bảo hiểm xã hội đa tang nhằm bao phủ toàn bộ người lao động được khuyến cáo như một trong những giải pháp mà các quốc gia trên thế giới tổ chức thực hiện.

Việc tô chức thực hiện BHXH ở các quốc gia tập trung vào việc thiết lập và ngày càng mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội quản lý rủi ro thu nhập, quy định các hình thức tham gia bao gồm bắt buộc và tự nguyện đối với từng nhóm đối tượng phù hợp và tổ chức và quản lý tài chính và thực hiện BHXH Do vậy việc nghiên cứu về BHXH bắt buộc ở các quốc gia tập trung chủ yếu vào việc

nghiên cứu hệ thống các chế độ BHXH, trong mối tương quan với BHXH tự nguyện và cả hệ thống ASXH quốc gia cũng như tô chức tài chính và thực hiện mới đảm bảo có những đánh giá toàn diện, khách quan về BHXH bắt buộc Những

cải cách gần đây trong pháp luật BHXH bắt buộc ở các quốc gia cũng là những nội dung được chú trọng nhằm đưa đến những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.1 Pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Đức

?TS Đặng Kim Chung, “Sàn ASXH của Liên hiệp quốc va khả năng vận dụng vào Việt Nam”Viện Khoa học lao động và xã hội, tài liệu Bộ lao động Thương binh và xã hội, 11/2013.

Trang 32

Đức là nước có lịch sử phát triển BHXH sớm nhất, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XIX Quá trình ra đời và phát triển cảu BHXH Đức được đánh dấu bởi những mốc thời gian quan trọng như:

- 1883, 1884, 1885 ban hành luật bảo hiểm 6m đau, tai nạn, tàn tat và tuổi

- 1911 quy định hình thức tham gia BHXH bắt buộc với các chế độ hiện có và bổ sung thêm tro cấp mat người nuôi dưỡng.

- 1927 ban hành Luật BH thất nghiệp.

- 1957 cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí và lần lượt có các cải cách chính

vào những năm 1972, 1992, 2004.

Cho đến nay, qua hang trăm năm tô chức và thực hiện BHXH ở quốc gia

này được thực hiện với 3 hệ thống: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và Bảo

hiểm tư nhân Một trong những đặc thù trong hệ thống BHXH của Đức là có sự phân chia ra việc quan ly và thực hiện các chế độ BHXH với quỹ độc lập cho từng

chế độ hoặc nhóm chế độ Không có các tô chức BHXH thực hiện cùng lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tô chức chỉ chịu trách nhiệm cho một số chế độ nhất định với các mô hình quỹ độc lập Do đó, người lao động có thể tham gia vào các

hệ thống BHXH khác nhau.

Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chủ yếu là người lao động những các quỹ thường được triển khai với từng nhóm theo đặc thù nghề nghiệp hay tình trạng sức khoẻ, thu nhập cụ thé như nhóm đối tượng công nhân mỏ, lao động

ngành hang hải, người sản xuất nông nghiệp, thương nhân, ngư dân, công chức, nghề cứu hộ, biệt đội chuyên về tình trạng khan cấp Có thé thấy việc quy định

BHXH bắt buộc bao quát toàn bộ người lao động ở Đức, song các đôi tượng khác

nhau có đặc điểm khác nhau về nghé nghiệp, thu nhập lại tham gia với các quỹ

khác nhau Điều này xuất phát từ đặc điểm phát triên BHXH của Đức khi từng

3 Tham khảo: OECD, World social protection report, 2017 tại địa chỉ

https://www.ssa.gov/policy/docs/progdesc/ssptw/2018-2019/europe/germany.html, truy cập15/11/2019.

Trang 33

bước mở rộng phạm vi bao quát đối tượng người lao động với tổ chức và quản lý

quỹ khác nhau theo lịch sử.

Cũng do đặc điểm hình thành mà hiện nay Đức có rất nhiều loại quỹ BHXH bắt buộc khác nhau như đã từng đề cập, các quỹ này cũng có mức đóng khác nhau đối với từng nhóm đối tượng cụ thê nhưng phô biến là mức đóng ngang nhau giữa người lao động và giới chủ (riêng BH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do chủ sử dụng đảm bảo 100%) Sự tài trợ của nhà nước ban đầu ở một vài quỹ thì

nay, sau nhiều lần cải cách BHXH trở nên không phổ biến Quan điểm chung là tài chính thực hiện BHXH phát huy tối đa năng lực (tự bảo hiểm) của công dân

trong thực hiện BHXH.

Các chế độ BHXH bắt buộc ở Đức khá toàn diện nhưng có nét đặc thù riêng Ví dụ, chế độ BH ốm đau được thiết lập bao gồm cả chăm sóc y tẾ, trợ cấp ốm dau và tan tật Toàn bộ dân cư ở Đức đều tham gia chế độ này theo một trong các hình thức khác nhau như bắt buộc, tự nguyện (về mức tham gia và quyền lợi) hoặc bảo hiểm tư nhân Mức đóng góp quỹ BH ốm đau được quy định ngang nhau

cho giới chủ và người lao động chủ sử dụng lao động và người lao động (mức

đóng 50/50) đóng góp trực tiếp từ lương của người lao động và chuyên số tiền đó đến quỹ.

Quy BH ốm đau được chi cho 5 nội dung chủ yếu là:

(i) Công tác phòng bệnh: tư van sức khoẻ, phòng bệnh nha khoa, bệnh phụ nữ, chân đoán bệnh theo tuổi tác và giới tính.

(ii) Chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng: Chi phí thuốc chữa bệnh

và vật tư y tế, Thuốc điều trị hỗ trợ (người hưởng thanh toán 10% và chỉ áp dụng với người lớn), Các bộ phận thay thế, phục hồi chức năng, chỉnh hình, điều trị nội trú, chỉ định chăm sóc tại nhà nếu neo đơn, có con nhỏ hoặc người khuyết tật cần

hỗ trợ,

(iii) Trợ cấp 6m dau: trợ cấp suy giảm lao động do ốm đau với mức trợ cấp 80% thu nhập sau thuế, nếu con nhỏ dưới 8 tudi 6m dau được trợ cấp 5 ngay/Icon/1 năm Mức hưởng có sự phối với NSDLD trong đó 6 tuần đầu do

Trang 34

NSDLD trả trợ cấp 100% thu nhập và từ tuần thứ 7 mức hưởng là 80% thu nhập

sau thuế do quỹ ốm đau chỉ trả.

(iv) Trợ cấp thai sản: chăm sóc y tế va trợ cấp tài chính trước và sau khi

(v) Chi cho quản lý quỹ và tổ chức thực hiện.

Trong các hệ thống BHXH tại Đức, chế độ bảo hiểm chăm sóc dài hạn là chế độ mới được thiết lập vào năm 1995 và là chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với

người lao động và bao trùm lên toàn bộ người dân Chế độ bảo hiểm này bắt nguồn

từ thực tiễn già hóa dân SỐ, SỰ tăng dần về tuôi thọ trung bình của người dân tại quốc gia này và nhu cau bức thiết về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho việc chăm sóc lâu dài Mức đóng góp bảo hiểm chăm sóc dài hạn được điều chỉnh theo từng giai đoạn cho phù hợp với hoàn cảnh kinh

tế xã hội Từ 1/1/2005, những người có trách nhiệm đóng góp mà không có con, không kể vì nguyên nhân gì được yêu cầu đóng thêm 0.25%, tăng đóng góp để

chia sẻ trách nhiệm Đây là quyết định của Hội đồng Liên bang đưa ra với mức

đóng giữa những người có trách nhiệm đóng góp và những người không có con.

Với những người được nhận từ bảo hiểm thất nghiệp hoặc trợ cấp chi phí sống,

việc đóng góp được chi trả bởi Cơ quan việc làm của Bang Với người được nhận

bảo hiểm thất nghiệp, việc chi trả do Co quan Việc làm cua bang hoặc các nhà cung cấp được ủy quyền thuộc bang, thành phố đó Với những người nhận các trợ cấp phúc lợi khác dé đảm bảo chi phí cho cuộc sống sẽ do cơ quan dich vụ phúc

lợi chi trả Việc đóng góp của những người nghỉ hưu được trích từ khoản hưu của

họ và việc đóng góp đối với những người tự làm việc (self-employement) được

chi bởi chính khoản thu nhập của họ.

Đối tượng hưởng của bảo hiểm chăm sóc dài hạn này những người cần được chăm sóc và họ phải chứng minh cần chăm sóc đặc biệt Gói hưởng lợi của bảo hiểm này hướng đến những chi phí cho tập huấn tình nguyện và người thân về chăm sóc đặc biệt; chăm sóc ngày đêm như vệ sinh, ăn uống di chuyén ; giúp đỡ y tế và kỹ thuật; cơ sở chăm sóc hỗ trợ các hình thức tự chăm sóc Đây là chế

độ bảo hiêm bắt buộc mới được thức hiện ở Đức và nhăm tới việc bao phủ mọi

Trang 35

đối tượng trước những nguy cơ rủi ro về tài chính và nhân viên khi cần người

chăm sóc dai hạn.

- Về chế độ BH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được áp dụng bắt buộc đối với mọi người lao động Đặc biệt nhất là đối tượng trẻ em độ tuổi đi học cũng thuộc đối tượng hưởng khi gặp rủi ro tai nạn khi trong hoạt động học tập và

loại trừ đối tượng hưởng là công chức nhà nước Tai nạn lao động được hưởng BH là tai nạn xảy ra trong lao dong sản xuất, trên đường đi làm và trong khi học

tại trường Đây là nét độc đáo của Đức khi xác định học sinh, sinh viên bị tai nạn

trong hoạt động học tập với quan điểm coi học tập là một công việc xã hội phân công, có tầm quan trọng ngang tầm với các công việc khác trong xã hội.

Tài chính thực hiện BH TNLD do người sử dụng lao động dam bảo thựchiện Mức đóng góp cho giới chủ căn cứ vào mức trả lương công nhân và mức độ

rủi ro mà doanh nghiệp được xếp hang Các quyền lợi hưởng trợ cấp này gồm chi phí cho biện pháp phòng ngừa TNLĐ và BNN, điều trị vết thương và BNN, chi

phí phục hồi chức năng và hỗ trợ phương tiện sinh hoạt, trợ cấp suy giảm khả

năng lao động và thân nhân nếu NLD chết.

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Đức cũng quy định rất sớm với chế độ thất

nghiệp, từ 1927 và dan hoàn thiện Cho đến nay, BH thất nghiệp ở Đức được quy

định bắt buộc đối với mọi NLD theo Luật Liên bang về đảm bảo việc làm và Luật BH thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do NSDLĐ và

NLD đóng góp ngang nhau, chiếm 4,3% thu nhập của NLD Đây được coi là mức

đóng tương đối cao, đôi lại quyền lợi hưởng của NLD thất nghiệp cũng rat lớn.

Mức hưởng là 63% thu nhập/tháng và 68% thu nhập/tháng nếu có 1 con trở lên

và thời gian hưởng trợ cấp tối đa tới 312 ngày Đã từng có thời điểm mức trợ cấp

quá cao dẫn tới tình trạng người dân thiếu động lực đi làm và nảy sinh tình trạng

mong thất nghiệp dé được hưởng quyên lợi từ quỹ bởi đi làm thu nhập thấp hơn cả thất nghiệp Cho đến nay, mặc dù mức hưởng vẫn cao những Đức đã tiễn hành

nhiều biện pháp quản lý lao động và phối kết hợp khá tốt với chính sách việc làm,

giải quyết việc làm khiến vẫn đề trục lợi bảo hiểm đã giảm tải Cụ thể những đối

tượng hưởng BH thất nghiệp khi được trưng dụng làm các công việc có tính phố

Trang 36

thông, lao động công ích như cào tuyết, chăm sóc cây hoa, đường phố, bãi xe công

cộng hay hỗ trợ chăm sóc người giả, trẻ em không được quyên từ chối, nếu không họ có thể bị cắt trợ cấp bởi lập luận cho rằng đó là việc làm họ có thê đảm đương Từ đó NLD phải tích cực tìm kiếm việc làm phù hop năng lực của mình thay vì chờ hưởng hưởng trợ cấp và bị huy động việc làm do cơ quan việc làm

huy động.

- Chế độ bảo hiểm tuổi già ở Đức là chế độ được thiết kế nhiều tang như:

Huu trí cá nhân (gồm các đối tượng do Nhà nước hỗ trợ và nhà nước không hỗ

trợ); Hưu trí theo việc làm mà cụ thé đối với ngoài khu vực công thì là bảo hiểm tự nguyện, khu vực khác thì là bắt buộc; Hưu trí phổ quát bắt buộc áp dụng cho công chức Hiện nay, do nhu cầu cải cách bảo hiểm hưu trí tăng cao nên Đức đang nghiên cứu nhiều giải pháp phù hợp để phát triển an sinh xã hội và đảm bảo

thu nhập tuổi già Xu hướng tới là quyên lợi hưu trí bắt buộc sẽ giảm và hưu trí tự nguyện bồ sung sẽ phát triển nhằm phát huy sự chủ động của công dân đối với thu

nhập tuôi già.

Đức cũng giống rất nhiều nước Châu Âu khác phải đối mặt với việc đảm bảo quyền lợi người hưởng hưu trí và an toàn bền vững về tài chính Hiện nay tuôi

nghỉ hưu ở Đức là 65 tuổi và năm 2012, Quốc hội Đức đã thông qua cải cách về

luật lao động, theo đó tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 tuổi bat đầu từ 2020 đến 2030 Tuy nhiên những điều tra kỹ thuật của Đức cho thấy việc tăng lên 67 tuôi dường như chưa giảm tải được nhiều áp lực lên hệ thống BHHT khi già hoá dân số ở Đức tăng cao và tỷ lệ sinh lại giảm!.

1.2 Pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Thụy Điển

Thụy Điển là quốc gia theo nền kinh tế thị trường dân chủ với việc xác định vai trò quan trọng của nha nước trong quy định và tô chức thực hiện BHXH Theo

đuôi mô hình nhà nước phúc lợi do vậy các chế độ hưởng an sinh xã hội chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây được đánh giá là mô hình “thân thiện với việc

* Xem thêm tai địa chỉ https://dantri.com.vn/viec-lam/nuoc-duc-dau-dau-voi-bai-toan-tang-tuoi-huu-20191028075737348.htm, truy cập 15/11/2019

Trang 37

làm” có nghĩa là đảm bảo việc làm cho mọi người và bảo vệ thu nhập là trọng yếu

trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia Tuy nhiên, trước những yêu cầu của phát triển kinh tế và tác động tự nhiên, xã hội, đặc biệt những tác động khủng khoảng kinh tế thế giới những năm 1990 khiến Thuy điển đã có những cải cách lớn về

ASXH Những cải cách lớn tính đến là vào năm 1997 -1999 khi Nhà nước đã “thắt chặt” chi phí phúc lợi cho chỉ tiêu an sinh, hướng tới chú trọng cơ chế đóng góp Các chế độ ốm đau, thai sản được thiết lập cùng với cơ chế bảo hiểm y té nhu một yêu cau bắt buộc tham gia của công dân với sự điều tiết và hỗ trợ lớn từ nhà nước Mặc dù vẫn tôn chỉ thiết lập mô hình nhà nước phúc lợi nhưng gần đây hơn nữa, Thụy Điền lại có những rà soát về đối tượng dé điều chỉnh chế độ phúc lợi

và cả hệ thống ASXH nói chung, BHXH nói riêng Theo đó, Bảo hiểm xã hội bắt

buộc ở Thụy điển thực hiện với 3 chế độ cơ bản gồm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm

tai nạn lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

- Chế độ Bảo hiểm hưu trí của Thụy Điển được hình thành vào năm 1947,

sửa đổi năm 1960 và vận hành theo cơ chế đóng góp — hưởng (pay as you go) Cho đến 1999 cùng với những cải cách ở Châu Âu, BHHT của Thuy điển được thiết kế gồm 3 nội dung:

(1) Huu trí theo thu nhập theo phương thức tài chính toa thu — toa chi

(ii) Huu trí thưởng theo phương thức lập quỹ đầu tư cá nhân (tài khoan cá

(11) Huu trí bảo hành hay còn gọi là sự đảm bao cơ bản cho mọi công dân

Thụy Điền áp dụng với đối tượng có điều kiện kinh tế nghèo khó được đảm bảo từ thuế.

Ở quỹ (i) và (ii) bao trùm mọi đối tượng người lao động tham gia, bao gồm

cả lao động tự do Trong hệ thống hưu trí của Thụy Điền, trợ cấp hưu trí của mỗi

người lao động sẽ dựa trên khoản tiền được tích lũy được trong hai tài khoản cá

nhân riêng biệt: Tài khoản danh nghĩa do Chính phủ thay mặt cá nhân đó quản lý,

> Tham khảo: Đại học Luật Hà Nội, Các văn bản pháp luật lao động của Thụy Điển, NXBCông an nhân dân, 2011.

Trang 38

duy trì với mức đóng 16% lương tháng vào quỹ (i) va Tài khoản cá nhân thông

thường do cá nhân quản lý với mức đóng là 2,5% lương tháng, tổng đóng góp phí bảo hiểm hưu trí là 18,5% tiền lương/tháng Ngoài hệ thống hưu trí nhà nước, hau

hết người lao động Thụy Điền tham gia vào một chương trình hưu trí tư nhân theo

nghề nghiệp Trong chương trình này, người lao động có thê đóng từ 2% đến 4.5% phan thu nhập của họ vào một tài khoản cá nhân Ngoài ra, dé đảm bảo trợ cấp hưu trí đủ sống cho tat cả người dân, Chính phủ Thụy Dién đã xây dựng và thực

hiện chương trình lưới an toàn xã hội Với lưới an toàn này, mức độ thay thế thu

nhập đạt mức tương đối cao, 90% thu nhập của các hộ gia đình già ở Thụy Điển xuất phát từ các quỹ lương hưu công cộng và các lợi ích khác.

- Về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, Thụy Điền là một quốc gia sớm áp dụng dé độ bảo hiểm tai nạn lao động (được đưa vào Luật lần đầu năm 1901).

Theo đó, bồi thường tai nạn lao động là trách nhiệm của giới chủ Đến năm 1916,

bảo hiểm tai nạn không còn là chế độ tự nguyện, mà được quy định như một hình thức bảo hiểm bắt buộc Sau nhiều lần điều chỉnh (1962, 1976 và 1991) dé theo

kip với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đến nay bảo hiểm tai nạn lao động trở

thành một chế độ bảo hiểm bắt buộc nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội của

Thụy Điện Khi mới ra đời, chế độ bảo hiểm tai nạn chỉ được áp dụng ở những lĩnh vực sản xuất công nghiệp và ngành nghề có độ rủi ro cao Cùng với sự phát

triển, bảo hiểm tai nạn lao động ngày càng được mở rộng ra ở tất cả các ngành

nghề và cho mọi loại hình lao động Hiện nay, toàn bộ lao động (người lao động làm công ăn lương, tư nhân) đều tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động Người lao động không phải đóng phí tham gia bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải

dong 0.68% của bảng lương và một phần nhỏ được nhà nước bồ sung từ các quỹ.

Quy định này áp dụng đối với cả những người lao động làm tự chủ (đóng 0.68%

tổng thu nhập).

k Nguyễn Quang Thuần, Bùi Nhật Quang (201 1), Mô hình phát triển xã hội của một số nướcphát trién Châu Âu: Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, tr.369.

Trang 39

Bảo hiểm tai nạn lao động được quản lý, tô chức và giám sát thực hiện theo hệ thống từ trung ương, đại điện là Cơ quan bảo hiểm xã hội quốc gia, vùng và

địa phương Khi có tai nạn lao động xảy ra thì người có trách nhiệm phải báo ngaycho người sử dụng lao động và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ báo cáo

cho cơ quan BHXH Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được áp dụng nhằm mục dich là bù đắp những mat mát về thu nhập, chi phí chăm sóc sức khỏe, y tế, trợ cấp cho người sống phụ thuộc và hỗ trợ mai táng phí trong trường hợp tử vong Người được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động sẽ được hưởng trợ cấp hàng năm Tùy theo mức độ thương tật mà người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động có thé được hưởng những mức chi trả quyền lợi khác nhau.

- Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp Tai Thụy Điển, mặc dù ra đời muộn hơn

các chính sách bảo hiểm khác, Luật về bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng năm

1934 và luật hiện hành được đưa vào thực hiện từ năm 1998, nhưng chế độ BHTN

là một công cụ quan trọng cho chính sách thị trường lao động tích cực Với chínhsách này, thi trường xem việc đảm bảo việc làm còn quan trọng và có ý nghĩa hon

cả hỗ trợ tiền bạc cho người lao động Chính vì vậy, sự hỗ trợ tài chính được thực hiện với điều kiện rất khắt khe Người thất nghiệp chỉ nhận được trợ cấp khi họ

không thé tìm được việc làm hoặc xã hội không tạo được việc làm cho họ và đáp ứng những điều kiện: (i) Phải là những người không có việc làm và đăng ký tìm

việc làm tại cơ quan dich vụ việc làm của nhà nước; (11) Họ phải là người có kha

năng và mong muốn chấp nhận một việc làm thích hợp với ít nhất 3h/ngày, trung bình 17h/tuan, đối với trường hợp thất nghiệp tự nguyện hoặc không thực hiện công việc hay từ chối công việc thích hop, chờ kết quả dao tạo chỉ được hưởng

trợ cấp từ 20 đến 60 ngày; (iii) Người lao động phải làm việc tối thiểu 6 tháng (tối thiêu 70h/tháng) và ít nhất 450h trong 6 tháng liên tục trong năm kê từ ngày thất

nghiệp; (iv) Người nhận bảo hiểm thất nghiệp phải là thành viên của quỹ thất

nghiệp trong vòng 12 tháng.

Điểm đặc thù trong chế độ BHTN kẻ cả là sinh viên, những người chưa đáp

ứng được điều kiện dé hưởng chế độ và những người đã đăng ký tìm việc tối thiểu

90 ngày trong vòng 10 tháng ké từ khi kết thúc học tập cũng được tham gia bảo

Trang 40

hiểm thất nghiệp Ngoài ra, để bao phủ hết những đối tượng có nguy cơ thất nghiệp và không còn thu nhập, chính phủ Thụy Điển có cơ chế chăm sóc đặc biệt

đối với tất cả các thành viên không thuộc các công đoàn quản lý Ngoài các chế độ BHTN theo luật, các công đoàn còn cung cấp một số loại hình bảo hiểm mang

tính bỗ sung thu nhập khác Hiện nay, có khoản 80% những người lao động làm

công ăn lương tại Thụy Điền tham gia vào các quỹ BHTN Quốc gia này chi trả các chế độ BHTN tương đối hào phóng Với chế độ trợ cấp thất nghiệp cơ bản,

người thất nghiệp được hưởng mức trợ cấp có định tối đa là 320 SEK/ngày, được

nhận trợ cấp trong 300 ngày và được theo trả 5 ngày/tuần” Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp có sự tham gia của các Công đoàn dựa trên cơ sở cung cấp của Chính phủ và đóng góp của người sử dụng lao động Hiện nay có tới 38 quỹ bảo hiểm đang hoạt động và chịu sự giám sát của Ban BHTN quốc gia Đây cũng là nét đặc

trưng rất đặc biệt của việc thực hiện BH thất nghiệp của Thụy Điển so với một số

quốc gia trên thế giới với vai trò của Công đoàn.

1.3 Pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Nhật bản.

Nhật Bản là quốc gia được hình thành từ 4 hòn đảo chính với 47 đơn vị hành chính địa phương tương đương cấp tỉnh Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dân số đông và rủi ro từ tự nhiên, kinh tế, xã hội nhiều khiến ASXH và BHXH

Nhật Bản được chú trọng thực hiện từ khá sớm với những nét đặc thù riêng Các

chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Nhật Bản được thiết lập với 2 nội dung chính:

bảo hiểm xã hội (bao gồm 2 chế độ bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế) và bảo hiểm lao động (bao gồm bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động) Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội

quản lý và tô chức thực hiện, Bảo hiểm việc làm do cơ quan bảo đảm việc làm

của Chính phủ tô chức thực hiện, Bảo hiểm tai nạn lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện Hệ thống cơ quan BHXH của Nhật bản bao gồm cơ quan

Trung ương, 47 cơ quan địa phương và các văn phòng, chi nhánh có trách nhiệm

L Nguyễn Văn Chiều, Bảo hiểm xã hội ở Thụy điển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 11-2013.

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w