- BÌNH LUẬN CHEDINH
QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DAI_ TR0NGLUẬT ĐẤTĐAI 2013
Trang 2Mã số: TPC/K - 17 - 04
1382-2017/CXBIPH/01-113/TP
Trang 3TS TRẦN QUANG HUY
(Chủ biên)
BÌNH LUAN
CHE ĐỊNH
QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DAI
_ or BÀ NỘI ed ty 9
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
Trang 4CHỦ BIÊN:
TS Trần Quang Huy
TẬP THẺ TÁC GIẢ
TS Trần Quang Huy Chương 3, 15
PGS.TS Nguyén Thi Nga Chương 2, 5, 12, 13
PGS TS Nguyén Quang Tuyén Chương 1, 16 |
TS Nguyén Thi Dung Chương 11, Chương 14
mục 1 và 2.2.
TS Nguyễn Thị Hồng Nhung Chương 9
TS Phạm Thu Thủy Chương 4, 6
ThS Đỗ Xuân Trọng Chương 10, Chương 14
mục 2.1.
ThS Lê Thị Ngọc Mai Chương 7, 8
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ quốc
gia nào Ngay từ khi loài người biết chăn nuôi, trồng trọt, thì
vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản bởi nó phát triển
song song với những tiến bộ của nền khoa học, kỹ thuật, kinh
tế, xã hội, chính tri Khi xã hội càng phát triển thì đất đai càng
giữ vị trí quan trọng như Các Mác đã khẳng định: “Lao động là
cha Dat là mẹ san sinh ra của cải vật chất” Boi lẽ, đất đai là tu
liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai
thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có quá trình lao động nào điễn ra và không có sự tồn tại của xã hội loài người.
Không những vậy, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng
đất ngày càng lớn trong khi đất đai lại có hạn, điều đó đã làm cho quan hệ giữa con người với đất dai ngày càng trở nên phức tạp Do đó, việc quản lý nhà nước đối với đất đai luôn là mục tiêu quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất, bảo đảm việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
Nhìn nhận rõ vấn đề tất yếu khách quan nêu trên, Đảng
và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và các luật có liên quan với nhiều thay đổi trong quan lý nhà nước về dat dai.
Theo đó, từ việc thực hiện Luật Dat đai 1987, Luật Dat đai
1993 qua hai lần sửa đổi (1998, 2001) và Luật Dat đai 2003, trên cơ sở tổng kết, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình áp
dụng pháp luật, những vướng mắc nảy sinh, từ sự phan hồi của
các cơ quan, các tổ chức và của người dan trong quá trình thực thi pháp luật , các văn bản ban hành sau có những điểm tiến
Trang 6Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
bộ và thay đổi hợp lý hơn các văn bản trước đó Đến Luật Đất đai 2003, công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào nề nếp, công tác quy hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộ ở mọi cấp mọi ngành, việc phân bổ quỹ đất đáp ứng cơ bản cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đã tương thích với cơ cấu kinh tế - xã hội, quỹ đất nông nghiệp cơ ban đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực quốc gia, đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, phát triển kết cấu hạ
tầng từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, các quyền
của người sử dụng đất ngày càng được mở rộng Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất đã tạo được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ Chính sách tài
chính từng bước được hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thi
trường, đưa đất đai trở thành nguồn nội lực lớn, nguồn vốn để phát triển đất nước Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai được củng cố, mở rộng, đặc biệt là ở cơ sở, cán bộ làm công tác quản lý đất đai được tăng cường; cải cách
thủ tục hành chính về đất đai được quan tâm, đẩy mạnh; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai được các ngành, các
cấp quan tâm, tình trạng khiếu kiện về đất đai từng bước được hạn chế, góp phần bao dam an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Song, trong quá trình thi hành pháp luật đất đai vẫn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc Chủ trương, chính sách và pháp
luật đất đai còn một số nội dung chưa rõ, chưa phù hợp, một số nội dung là điểm nghẽn lớn trong quá trình bao dam lợi ích của
Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, đặc biệt là vấn đề thu hồi
đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế Các quy định về giá đất một số nơi còn khiên cưỡng và chưa phù hợp với quy luật thị trường Hệ thống pháp luật đất đai còn cổng kềnh, thiếu đồng bộ, nhiều điểm chưa thông nhất trong hệ thống pháp luật đất
đai và chưa tương thích với nhiều luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tu
Trang 7Lời giới thiệu
Nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và
để khắc phục những tổn tại nói trên, ngày 29/11/2013, Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua gồm 14 chương và 212
điều, có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/7/2014 là một trong những
đạo luật quan trọng nhằm góp phần ổn định kinh tế - xã hội,
xây dựng các quan hệ đất đai mới trên nền tảng của chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai, đưa các quan hệ đất đai lên một tầm cao mới của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Đạo luật này đã được hàng triệu đồng bào cả nước đóng góp ý kiến, được các bộ ngành trung ương, các cơ quan nhà nước tai
địa phương thảo luận tại hàng nghìn cuộc họp, hội thảo khoa
học nhằm hoàn thiện các chế định cơ bản của Luật Đất đai Luật Đất đai 2013 được đánh giá là đã có những thay đối cơ
bản về chất, trong đó, chế định quản lý nhà nước đối với đất
đai cũng là một trong những nội dung được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa
trong gia1 đoạn hiện nay.
Để góp phần tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai thi hành các quy định của Luật Dat dai 2013, tang cường công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến người làm công tac quan lý nhà nước, đến người sử dụng đất,
nhóm tác giả đã nghiên cứu, biên soạn cuốn: “Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai trong Luật Đất đai 2013”.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
Thay mặt nhóm tác giả TS Trần Quang Huy
Trang 8Chương 1
TONG QUAN CÁC VAN DE VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐÓI VỚI DAT DAI, CAC NỘI DUNG CƠ BAN
TRONG QUAN LY NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI ĐÁT ĐAI
PGS TS Nguyễn Quang Tuyến
1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC DOI VỚI DAT DAI
1.1 Khái niệm quan lý nha nước
Nhà nước là một trong những phát minh vĩ đại của con
người được tạo ra nhằm quản lý xã hội theo một trật tự chung
thống nhất Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng nhất của Nhà nước là chức năng quản lý xã hội hay còn được gọi là
chức năng quản lý nhà nước Khái niệm quản lý nhà nước được
khoa học quan lý và khoa hoe pháp lý tìm hiểu và nhận dang:
Theo Thuật ngữ Hành chính: “Quản lý nhà nước là thuật ngũ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và
đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.
Theo Từ điển Luật hoc: “Quản ly nhà nước: Chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước
1 Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006,
tr 633, 634.
Trang 9Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
bao dam mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường 161 nhất định
do Nhà nước định ra Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục
tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn
bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp
đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất Theo nghĩa
hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản ly hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Quá trình quản lý nhà nước bắt đầu từ việc xác định mục
tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kỳquan lý, liên tục nổi tiếp nhau Quan lý xuất hiện trong mọi tổ
chức, tập thể có hoạt động chung.
Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhần có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quan ly Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản ly nhà nước Đối
tượng quan lý nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một
quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.Quan lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ
một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng
dân cư mang tính tự quản”.
Theo Từ điển Giải thích từ ngữ Luật hoc!: “Quan lý nhà nước: Tác động của chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu
' Ty diển Giải thích tử ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 1999, tr 96.
Trang 10Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản ly NN đổi với đất dai bằng pháp luật tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức
năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước
Tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quan ly nha nước Bằng pháp luật, Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ
chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến
hành hoạt động quan ly nhà nước”;
Theo Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam!: “Quản lý nha
nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước”.
Từ những khái niệm về quản lý nhà nước trên, có thể nhận
dạng những đặc trưng cơ bản của loại hình quản lý này như sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở
quyền lực nhà nước Điều này có nghĩa là hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhân
danh quyền lực nhà nước (quyền lực công) nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước
do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ẩn
định và phát triển xã hội theo mục tiêu được xác định trước;
Thứ hai, chủ thể của quản lý nhà nước là các tổ chức hay
cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động
tới đối tượng quản lý Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà
nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được Nhà nước ủy
quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước;
Thứ ba, khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý
nhà nước Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định;
` Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001,
tr 11.
Trang 11Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
Thứ tư, pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước Bằng pháp luật, Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước;
Thứ năm, quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng
đồng dân cư mang tính tự quản.
1.2 Khái niệm quản lý nhà nước đổi với đất đai
1.2.1 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với dat dai Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho dù xác lập mô hình sở
hữu tư nhân về đất đai hay sở hữu nhà nước/sở hữu toàn dân về
đất đai hoặc đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai thì Nhà
nước đều thực hiện việc quản lý đối với đất đai Điều này xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, như đã đề cập, Nhà nước là một tổ chức chính trị - quyền lực được con người thiết lập nên để thay mặt xã hội
quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội theo một trật tự chung Đất đai là một lĩnh vực của đời sống xã hội - thuộc đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước Vì vậy, Nhà nước phải _
quan lý đất dai :
Thứ hai, Nha nước là tổ chức chính trị - quyền lực trong hệ thống chính trị song khác với các tổ chức trong hệ thống
chính tri, Nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau đây: i) Nhà nước
có quyền ban hành pháp luật được sử dụng làm phương tiện chủ
yếu để quản lý xã hội; ii) Nhà nước có quyền thu thuế; iii) Nhà
nước có bộ máy cơ quan nhà nước, có đội ngũ công chức, viên
chức nhà nước để thực hiện chức năng quản lý; iv) Nhà nước có quân đội, cảnh sát, tòa An thực thi chính sách, pháp luật
Trang 12Chương 1 Tổng quan các van dé về quản ly NN đối với đất dai
và cưỡng chế việc tuân thủ chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành v.v Do đó, quản lý nhà nước là một phương thức quản lý xã hội hiệu quả nhất được sử dụng để quản lý đất đai - một trong những tài sản quý giá nhất của con người.
Thứ ba, do đất đai có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với con người trên nhiều phương diện i) Dat đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra Dat đai là tặng vật của tự nhiên ban cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
không gì có thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp; ii) Dat đai là địa bàn phân bố các khu dân cư; xây dựng
các cơ sở văn hóa, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; 11) Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống; 1v)
Đất đai là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước; v)
Đất đai là lãnh thổ quốc gia, là yếu tố tiên quyết, cơ bản và quan
trọng để xác lập chủ quyền quốc gia Do đó, đất đai phải thuộc
đối tượng quản lý của Nhà nước vì các mục đích chung của xã hội Thứ tư, xét về nguồn gốc phát sinh, đất đai không do con
người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra và có trước con người Đất đai là tặng vật của tự nhiên ban cho con người Đất đai cố định về
vị trí địa lý, không di dời được; bị giới hạn bởi không gian, diện
tích và có xu hướng giảm sút về diện tích; trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng lên do sự bùng nổ dân
số Chính sự mất cân đối, bất tương thích giữa “cung” và “cầu”
về đất đai đặt ra yêu cầu Nhà nước phải quản lý chặt chẽ đất
đai để đất đai được sử dụng đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và
đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước đôi với đất dai
Quản lý nhà nước đối với đất đai là một thuật ngữ được sử
dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật đất đai Tuy nhiên,
Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013, trong phần giải thích
Trang 13Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
thuật ngữ lại không đề cập đến khái niệm này Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm về quản lý nhà nước nói chung, chúng ta có thể đưa ra quan niệm về quản lý nhà nước đối với đất đai như sau: Quản lý nhà nước đối với đất đai là hoạt động của các cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng
và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai.
Bên cạnh những đặc điểm của quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với đất đai còn mang một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước về đất đai tiếp cận và vận hành trên quan điểm quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững - đây là quan điểm được thừa nhận rộng rãi trên thế giới đặt trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người Điều này có nghĩa là quan ly đất đai không chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế của đất đai (khai thác, sử dụng các thuộc tính có ích của đất đai nhằm mang lại lợi ích vật chất/kinh tế cho con người) mà còn chú trọng đến việc bảo vệ, bồi bổ đất đai (khía cạnh đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống) Hay nói cách khác, trong chiến lược, chính sách quản lý đất đai, quy hoạch đất đai phải lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường: thực hiện quá trình “sinh thái hóa”
trong quan lý đất dai.
Thứ hai, đất dai là điều kiện vat chất, là nền tang, địa ban
cho sự vận hành của nhiều ngành kinh tế Do đó, quản lý nhà nước
về đất đai mang tính chất quản lý tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực Trong quản lý đất đai, Nhà nước vừa sử dụng các công cụ chính
sách, luật pháp vừa sử dụng công cụ kinh tế (thuế, phí, lệ phí, tiền
Trang 14Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản ly NN đổi với dat đai
sử dụng dat ) vừa sử dụng công cụ kỹ thuật (định mức, tiêu chuẩn
kỹ thuật trong đo đạc, quan trắc, lập quy hoạch sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính, xác định mốc giới, tọa độ gốc ) vừa sử dụng biện
pháp tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức
cộng đồng về việc bảo vệ đất đai, sử dụng có hiệu qua, tiết kiệm
đất đai v.v Trong quan lý đất dai, Nhà nước sử dụng phương thức quan lý, cách thức tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực kết hợp giữa quản lý chuyên môn, chuyên sâu của từng lĩnh vực (quản lý tài
nguyên đất, quản lý tài nguyên nước, quản lý tài nguyên khoáng sản ) với quan lý tổng hợp đa lĩnh vực (quan lý tài nguyên mỗi
trường; quan lý đất đai, xây dựng, giao thông, đô thị; quan lý đất đai với quan lý vùng, quan lý khu vực ).
Thứ ba, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước về đất đai hướng tới việc xây dựng
một nền quản trị đất đai hiện đại Đây là quá trình chuyển từ nền quản lý đất đai mang tính mệnh lệnh hành chính, chú trọng đến việc tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý va coi trong lợi ích của Nhà nước, của xã hội sang nền quản lý đất đai mang
tính phục vụ Theo đó, Nhà nước là một tổ chức cung cấp các
dich vụ công về đất dai đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời, chú
trọng giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của xã hội với lợi
ích của người sử dụng đất và lợi ích của nhà đầu tư.
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm hướng tới một nền quản trị đất đai hiện đại phải đạt được các tiêu chí cơ bản sau đây: 1)
Công khai, minh bạch, thống nhất và tính có thể dự đoán trong
hoạt động quan lý đất đai; ii) Tính liêm chính và trách nhiệm
giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; iii) Tính
hiệu quả của quan lý nhà nước về đất đai; iv) Phân quyền mạnh
mẽ cho chính quyền các địa phương trong quản lý đất đai; v) _ Tinh công bằng trong quản lý đất dai; vi) An ninh pháp lý va
Trang 15Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
thực thi pháp luật Quản trị đất đai tốt đòi hỏi phải có khung
pháp lý thống nhất và rõ ràng; hệ thống tư pháp phải công bằng và minh bạch, cũng như việc thực thi pháp luật phổ biến để bảo
vệ các quyền sử dụng đất; vii) Sự tham gia của người dân và
cộng đồng trong quản lý đất dai
Thứ tư, do điều kiện chiến tranh kéo dài, đất đai ở nước
ta có nguồn gốc lịch sử phức tạp và trải qua nhiều biến động.
Mặt khác, chính sách, pháp luật về đất dai lại không nhất quán và thường xuyên sửa đối, bổ sung qua các thời kỳ Do đó, Nhà nước muốn quản lý đất đai thì phải thực hiện tốt công tác điều
tra, quy hoạch, đo đạc xác định rõ ràng ranh giới, diện tích,
nguồn gốc sử dụng cũng như xác lập đầy đủ hồ sơ pháp lý của
từng thửa đất Các thông tin này phải được lưu trữ đưới dạng “số hóa” không chỉ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đối với đất đai mà còn được công bố công khai trước công chúng và bảo đảm cho các nhà đầu tư, người đân truy cập dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện để tìm hiểu thông tin về đất đai khi có nhu
cầu sử dụng đất Quản lý nhà nước về đất đai không thể thiếu
việc quản lý hồ sơ, tình trạng pháp lý ban đầu của đất đai.
Thứ năm, quan ly nhà nước về đất đai là một lĩnh vực quản lý vừa mang tính chất vĩ mô (thể hiện ở việc hoạch định
chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện) vừa mang tính chất vi mô (quản
lý từng thửa đất nhằm sử dụng đất đúng quy hoạch, đúng mục
đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao) Nó đồi hỏi Nhà nước trong quá trình quản lý đất đai phải có những biện pháp điều
hành, xử lý nhanh chóng, dứt điểm v.v trong từng thời điểm,
từng tình huống cụ thể.
Thứ sáu, thị trường bất động sản (trong đó có thị trườngđất dai) cùng với thị trường vốn, thị trường lao động và thị
Trang 16Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đối với đất đai
trường khoa học - công nghệ là những thị trường “đầu vào” của
quá trình sản xuất - kinh doanh Quản lý nhà nước về đất đai có mối quan hệ khăng khít với các lĩnh vực quân lý nhà nước về vốn, quan lý nhà nước về thị trường lao động, quan lý nhà
nước về khoa học - công nghệ Việc quản lý tốt thị trường đất đai không chỉ góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường mà
còn có tác động tích cực đến việc quản lý các lĩnh vực vốn, sức
lao động và khoa học - công nghệ ở nước ta.
Thứ bảy, do đất đai có tính đặc thù là cố định về vị trí địa lý, không di dời được và bị giới hạn bởi không gian, diện tích
nên quản lý nhà nước về đất đai gắn bó chặt chẽ với quản lý nhà
nước về mặt lãnh thổ giữa các cấp đơn vị hành chính Nó khác
với quân lý tài nguyên nước ở chỗ quản lý tài nguyên nước là quản lý theo lưu vực các sông, hồ không phụ thuộc vào địa giới
hành chính các tỉnh, huyện, xã Mặt khác, chính đặc trưng này
dẫn đến đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai là
người sử dụng đất (bao gồm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) ở
các địa phương, giữa các vùng, miền có tâm lý, thị hiếu, sở thích, trình độ nhận thức không giống nhau trong sử dụng đất.
1.2.3 Vai trò của Nhà nước trong quản lý đất dai Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng
các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân
quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng,
bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tếquốc dân” (Điều 52) Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc
lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế
-xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng Để khắc phục các điểm hạn chế của nền kinh tế thị trường trong hoạt động quản
lý đất đai, không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước.
i
Trang 17Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
Nhà nước có hai chức năng cơ ban: (i) Chức năng điều khiển (duy trì và trọng tài đối với tất cả các hoạt động của quản lý đất dai); (ii) Chức năng phát triển (thông qua các hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng, chính sách, pháp luật
nhằm phân phối đất đai một cách hợp lý cho các nhu cầu phát
triển đất nước ) Để thực hiện được chức năng của mình, Nhà
nước sử dụng hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô điều khiển,
tác động vào lĩnh vực đất đai như công cụ pháp luật, công cụ tài
chính, thuế, quy hoạch v.v nhằm giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai cũng như xử lý tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái Vai trò của Nhà nước trong quan lý đất đai được thể hiện
trên những phương điện chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước xác lập khung pháp lý cho hoạt động
quản lý đất đai.
Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 quy định Nhà nước
giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài Hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất trong
thời hạn sử dụng đất Quy định này ra đời tạo cơ sở pháp lý choviệc quản lý đất đai dựa trên sự công nhận quyền của người
sử dụng đất Tiếp đó, Luật Đất đai 2003 ra đời thay thế Luật
Đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai 1998 và năm 2001; Pháp lệnh về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam 1994 với quy
định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu” (khoản 1 Điều 5) và “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai” (khoản 1 Điều 6) đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta Hiến pháp 2013
-Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới
tao nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, quy định: “Đất đai,
Trang 18Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đối với đất đai tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà
nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dan do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quan lý” (Điều 53)
đã khẳng định một lần nữa vai trò của Nhà nước trong quản lý
đất đai Thể chế hóa quy định này của Hiến pháp 2013, Luật
Đất đai 2013 được ban hành thay thế Luật Đất đai 2003 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” (Điều 4)
tiếp tục tái khẳng định vai trò của Nhà nước trong quản lý đất
đai Như vậy, có thể thấy rằng thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý đất đai bằng việc ban hành Hiến pháp và các đạo luật đất đai quy định về vai trò của Nhà nước thống nhất quản lý đất dai.
Thứ hai, Nhà nước xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, thực hiện đăng ký đất đai nhằm quản lý cỗ hiệu quả
đất dai.
Để quản lý đất đai bền vững, Nhà nước ta rất quan tâm
đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chỉ là công cụ giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả mà còn phát huy vai trò của đất đai với tư cách là nguồn lực, nguồn von to lớn dé phát triển đất nước Nó là sự định hướng chiến lược cho quá trình quan lý và sử dụng
đất trong tương lai.
Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng gắn với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước và của từng địa
phương bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả
đi đôi với việc bảo vệ mỗi trường sinh thái Hơn nữa, việc xây
Trang 19Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
dựng quy hoạch sử dụng đất phải gắn với quy hoạch xây dựng,
quy boạch phát triển không gian đô thị, quy hoạch mạng lưới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế vùng Quy hoạch sử dụng đất chỉ ra việc sử dụng đất để xây dựng nhà ở, xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật như đường giao thông, mạng lưới điện, điện thoại, hệ
thống cấp, thoát nước, vỉa hè, cây xanh ; đất sử dụng để xây
dựng hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, siêu thị, công
viên, các co sở dịch vụ công cộng ; đất sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội v.v Bên cạnh tính định hướng về mặt chiến lược, tính phát triển tổng thể, quy hoạch sử dụng đất còn thể hiện tính chi tiết, cụ thể về từng khu đất, về từng 16 đất của từng khu vực, về từng khu đô thị mới, về từng dự án nhà ở Trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, các ngành, các địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất sử dụng vào mục đích xây dựng
nhà ở hoặc phát triển bất động sản theo tiêu chuẩn xây dựng và
phù hợp với quy hoạch;
Do đất đai là tài sản cố định về vị trí và không di chuyển được thuộc sở hữu toàn dan nên đối tượng của giao địch trên
thị trường không phải là bản thân đất đai mà là các quyền đối
với đất đai (quyền sử dụng đất) Vì vậy, việc đăng ký quyền su dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng Hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là khâu “đóng gói” đất đai - trước khi cung cấp sản phẩm hàng hóa bất động san ra thị trường Thông qua
hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất giúp Nhà nước nắm được hiện trạng sử dụng đất và các biến động về đất đai trong quá
trình sử dụng Mặt khác, thông qua hoạt động này, người sử dung đất sẽ được pháp luật bao hộ quyền và lợi ích hợp pháp về dat dai;
Trang 20Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản ly NN đối với đất dai
Thứ ba, Nhà nước thành lập các tổ chức dịch vụ công về đất đai cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất dai; đồng thời, xác lập mô
hình “một cửa” và góp phần cải cách thủ tục hành chính về đất dai.
Tổ chức dịch vụ công về đất đai với mô hình Văn phòng
-đăng ký quyền sử dụng đất ra đời cùng với việc ban hành Luật
ất đai 2003 Qua tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 cho
thấy đã phát huy được vai trò tích cực: “Sau gần 07 năm thực
hiện Luật Đất dai 2003, sự hình thành hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, cùng với sự quan tâm chỉ đạo
và hỗ trợ kinh phí của Trung ương, sự quan tâm đầu tư kinh
phí của các địa phương mà việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đẩy mạnh Kết quả đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa
chính đạt 74,9% tổng diện tích tự nhiên và đã cấp Giấy chứng nhận đất sản xuất nông nghiệp đạt 85% tổng diện tích, đất
lâm nghiệp đạt 86,3% diện tích, đất ở nông thôn đạt 82,1% diện tích, đất ở đô thị đạt 63,5%, đất chuyên dùng đạt 54,9%
diện tích, đất cơ sở tôn giáo đạt 81,6% diện tích Trong đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài san khác gắn liền với đất trong hơn 01 năm qua, ca nước đã cấp được 1.348.152 giấy với diện tích 898.030 ha Kết quả
đó đã góp phần giải quyết những vấn đề tôn tại trong quản lý
và sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai; tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc
bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất; nâng cao
nhận thức, hiểu biết pháp luật đất đai của người dân” Dé phát huy hơn nữa vai trò tích cực của tổ chức dịch vụ công về
! Xem Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo số 193 ngày 06/9/2012 tổng kết
thi hành Luật Đất dai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất dai).
Trang 21Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
đất đai, thu gọn đầu mối và tránh sự chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ, Luật Đất đai 2013 quy định Văn phòng đăng ký đấtđa1 được xây dựng theo mô hình “một cấp” (Văn phòng đăng ký
đất đai được tổ chức ở cấp tỉnh; cấp huyện có chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) thay thế Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất đang tồn tại được xây dựng theo mô hình “hai cấp”
(cấp tỉnh và cấp huyện).
Thứ tư, Nhà nước quản lý hoạt động định giá đất.
Trên thực tế, việc xác định giá đất là công việc rất khó
khăn và phức tạp Giá đất không chi phụ thuộc vào các yếu
tố vật chất như vị trí, địa điểm, diện tích, kích thước, mức độ
hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, quan hệ cung - cầu
trên thị trường mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố phi vật chất như tâm lý, thị hiếu của người dân, hướng đất và vấn đề phong thủy v.v Vì vậy, việc xác định giá đất phải do tổ chức, cá nhân chuyên môn có đủ năng lực và điều kiện thực hiện Tuy
nhiên để hoạt động định giá đất tuân thủ đúng pháp luật và
được quản lý chặt chẽ, Nhà nước tiến hành thực thi các biện
pháp sau đây:
- Nhà nước quy định các nguyên tắc, phương pháp xác
định giá đất và ban hành khung giá đất; quy định tiêu chuẩn, điều kiện của thẩm định giá viên; quy định nội dung chương
trình đào tạo, cấp chứng chỉ về định giá đất, đạo đức nghềnghiệp của chuyên gia định giá đất; quan lý hoạt động định
giá đất;
- Nhà nước ban hành quy định về cơ chế thành lập và hoạt
động của các tổ chức tư vấn về giá đất;
- Nhà nước ban hành các chính sách về giá đất, bảo hộ hoạt
động của các tổ chức định giá đất nói riêng và định giá bất động sản nói chung v.v.
Trang 22Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đổi với đất đai
Giá đất do Nhà nước xác định được sử dụng làm căn cứ để
xử lý mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong quan hệ đất đai.
Thứ năm, thực hiện các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường đất dai.
Vai trò của Nhà nước đối với quản lý đất đai còn được thể
hiện trên phương diện ban hành và thực thi các chính sách vi
mô nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường
đất đai, cụ thé:
- Nhà nước ban hành các chính sách tài chính về đất đai
như phí và lệ phí về đất đai, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập
từ chuyển nhượng bất động sản v.v nhằm giải quyết mối quan
hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân sử dụng
đất, bảo đảm sự công bằng xã hội trong sử dụng đất;
- Nhà nước ban hành các chính sách về kích cầu nhằm duy
trì, thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường đất đai
khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng Các chính sách
kích cầu bao gồm: chính sách miễn, giảm tiền thuê đất; chính
sách giảm lãi suất, nới lỏng các điều kiện cho vay đầu tư bất
động sản; chính sách ưu đãi cho vay để mua nhà ở vào mục đích
tiêu dùng v.v;
- Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản (trong đó có đất dai) thông qua sự hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ;
miễn, giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản; thực thi các chính sách về nâng cao nang lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng v.v nhằm hỗ trợ và thúc
Trang 23Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản nói chung và thị
trường đất đai nói riêng vv
-1.3 Các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai 1.3.1 Các cơ quan quan lý nhà nước đôi với đất đai
có thẩm quyền chung
a) Chính phủ
Hiến pháp 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo
- công tác trước Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
nước” (Điều 94).
Như vậy, Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (trong đó có quản lý nhà nước về đất đai) Trong lĩnh vực đất đai, Luật Đất đai 2013 quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong
phạm vi cả nước” (khoản 1 Điều 23) Chính phủ thay mặt Nhà
nước trực tiếp thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.
b) Ủy ban nhân dân các cấp
Hiến pháp 2013 quy định: “1 Ủy ban nhân dân ở cấp chính
quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2 Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp va
pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội
Trang 24Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đối với đất đai đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao” (Điều 114).
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội, quốc phòng, an ninh v.v ở địa phương (trong đó có quan
lý nhà nước về đất dai) Trong lĩnh vực đất đai, Luật Dat đai 2013
quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định
tại Luật này” (khoản 3 Điều 23) Ủy ban nhân dân thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất dai và quan lý đất
đai trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền do pháp luật
quy định.
1.3.2 Các cơ quan quản lý nhà nước đổi với đất đai
có thẩm quyền riêng
a) Bộ Tài nguyên và Môi trưởng
Luật Đất đai 2018 quy định: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý
nhà nước về đất dai” (khoản 2 Điều 28) Nhu vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu, trực
- tiếp giúp Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về
đất đai Đây là cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền chuyên
môn (hay thẩm quyển riêng) được tổ chức ở cấp trung ương.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ
Luật Đất đai 2013 quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quan lý nhà nước về đất dai, theo đó: “Bộ,
cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quan ly nha nước về đất dai” (khoản 2 Điều 23) Như vậy, các bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành được
Trang 25Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
phân công có liên quan đến đất đai có trách nhiệm giúp Chính
phủ trong quản lý nhà nước về đất đai c) Co quan quan lý đất đai
Theo Điều 24, Điều 25 Luật Dat đai 2013, cơ quan quan lý
đất dai ở nước ta, bao gồm:
i) Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
ii) Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tinh; tổ chức dich vụ công về đất đai được thành lập
và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
11) Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chínhtheo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
1v) Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách
nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai
tại địa phương.
1.3.3 Một số ý kiến bình luận về cơ quan quản lý đấtđai theo Luật Đất dai 2013
Tìm hiểu các quy định của Luật Đất đai 2013 về cơ quan
quan lý đất dai, chúng ta có thé rút ra một số nội dung dang chú
ý sau đây:
Thứ nhất, hệ thống cơ quan quản lý đất đai được xác lập
dựa trên nguyên tắc cơ bản là quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời, mỗi lĩnh vực quản lý được giao cho một đơn vị đầu
mối chịu trách nhiệm Bởi lẽ, đất đai là địa ban, cơ sở, nền tang
cho nhiều nganh kinh tế tồn tại, hoạt động Trong quản lý đất
Trang 26Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quan lý NN đối với đất đai
đai có nhiều “vùng giao thoa”, “vùng chồng lấn” với các lĩnh vực quản lý của các ngành khác Mặt khác, trên thực tế rất khó bóc
tách một cách rach roi giữa quan lý đất đai với quan lý các tài
nguyên thiên nhiên khác gắn liền với đất Việc bóc tách này làm
cho quản lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và kém
hiệu quả Trong khi xu hướng trên thế giới là thực hiện việc quản
lý tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền
vững, long ghép, gắn kết giữa việc khai thác đất đai dưới góc độ
kinh tế với bảo vệ đất đai với tư cách là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Tuy nhiên, để “cá thể hóa” trách
nhiệm quản lý theo nguyên tắc “một lĩnh vực phân công cho một
cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện” thì giao nhiệm vụ quản lý đất đai cho một cơ quan cụ thể Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập với chức năng quan lý nhà nước da ngành, đa lĩnh vực Theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2018
của Chính phú, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với 7 lĩnh vực: i) Quan lý tài nguyên đất;
ii) Quản lý tài nguyên nước; iii) Quản lý địa chất và tài nguyên khoáng sản; 1v) Quản lý môi trường; v) Quản lý về khí tượng,
thủy văn; vi) Do vẽ bản đồ; vii) Quan lý tổng hợp và thống nhất
về biển và hai đảo Trong Bộ Tài nguyên và Môi trường thành
lập 4 tổng cục có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quản lý nhà nước về các lĩnh vực cụ thể Theo đó, Tổng cục Quan lý đất đai chịu trách nhiệm quan lý nhà nước về đất dai;
Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường, biển và hải đảo; Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý nhà nước
về địa chất và khoáng san trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, thành lập tổ chức dịch vụ công về đất đai bên
cạnh cơ quan quan lý đất dai có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
Trang 27Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
về thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; quản lý hồ sơ địa
chính, cơ sở dữ liệu về đất dai; cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu Sự ra đời tổ chức này đã xác lập mô hình “một cửa” trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và
góp phần cải cách thủ tục hành chính về đất đai.
‘Thi ba, hệ thống cơ quan quan lý đất đai được củng cố,
kiện toàn và thành lập thống nhất ở các cấp đơn vị hành chính có
nhiệm vụ giúp Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thống nhất
quản lý nhà nước về đất đai trong cả nước và từng địa phương Thứ tư, củng cố đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, theo đó,
cán bộ địa chính cấp xã là công chức cấp cơ sở hưởng lương từ
ngân sách nhà nước và có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp
xã quản lý đất đai ở cơ sở.
2 CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN LÝ NHÀ
NƯỚC DOI VỚI DAT DAI
2.1 Nội dung quản ly nhà nước đối với dat đai theo Luật Đất đai 2013
Luật Đất đai 2013 quy định nội dung quản lý nhà nước đối
với đất đai tại Điều 22, theo đó, nội dung quan lý nhà nước về ©
đất đai bao gồm các vấn đề cụ thể sau:
i) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
ii) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hề sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
iii) Khảo sát, đo đạc, lập ban dé địa chính, bản đề hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra,
đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
iv) Quan lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat.
Trang 28Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đổi với đất đai
v) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất.
vi) Quan lý việc béi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu
hồi đất.
vii) Dang ký đất đai, lập và quan lý hé sơ địa chính,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn hiển với đất.
vii) Thống kê, kiểm kê đất dai.
ix) Xây dựng hệ thống thông tin đất dai.
x) Quan lý tài chính về đất đai và giá đất.
x1) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
xii) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc
chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm
pháp luật về đất dai.
xin) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất dai.
xiv) Giải quyết tranh chấp về dat đai; giải quyết khiếu nai,
tố cáo trong quản lý và su dụng đất dai.
xv) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.2 Bình luận nội dung quần lý nhà nước về đất đai Tìm hiểu nội dung quản lý nhà nước về đất đai trong Luật
Đất đai 2013, chúng tôi có một số bình luận sau đây:
Thứ nhất, về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, cơ quan
quản lý đất đai ở trung ương (bao gồm Chính phủ, Bộ Tài nguyên
và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan) ban hành văn bản
Trang 29Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
quy phạm pháp luật dưới dạng nghị định, quyết định, chỉ thị,
thông tư để hướng dẫn, quy định chi tiết Luật Đất dai 2013 Cơ quan quan lý đất đai ở địa phương (bao gồm Uy ban nhân
dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường ) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng quyết định, chỉ thị để tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyển ở trung ương ban hành tại địa phương mình.
Thứ hai, về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý
hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính Theo quy định
của Hiến pháp 2013, việc xác định địa giới hành chính thì: Quốc hội thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính
-kinh tế đặc biệt; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành
lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đề
địa chính do Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức
thực hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nội vụ
và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ
địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính.
Thứ ba, việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất chủ yếu do cơ quan quan lý đất đai ở trung ương và cơ quan quan lý đất đai cấp tỉnh thực hiện Bởi lẽ, đây là nội dung quản lý đất đai
vừa mang tính pháp ly vừa mang tính kỹ thuật nghiệp vu Dé
thực hiện nội dung quản lý này đòi hỏi phải có hệ thống trang
thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại và đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản.
Trang 30Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đối với đất đai
Do đó, dường như cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh mới có đủ điều kiện đáp ứng yêu
cầu này.
Thứ tư, về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo Luật Đất đai 2013, việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là quyền của đại điện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai do Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và Ủy
ban nhân dân các cấp thực hiện Trong khi đó, quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung quản lý nhà nước
về đất đai do cơ quan quan ly đất đai (bao gồm Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý đất đai có thẩm
quyền riêng) thực hiện |
Tương tự, quyết định trao quyền sử dụng đất thông qua
việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Quyết định thu hồi đất là quyền của đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 59,
Điều 66 Luật Đất đai 2013 Trong khi đó, quản lý việc giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất là nội dung
quản lý nhà nước về đất đai do cơ quan quản lý đất đai (bao gồm
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý đất đai
có thẩm quyền riêng) thực hiện.
Thứ năm, về đăng ký đất dai, lập và quan lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai Đây là
một nội dung quản lý nhà nước về đất đai vừa mang tính pháp lý vừa mang tính chuyên môn, nghiệp vụ Thông qua việc thực hiện
nội dung này, Nhà nước nắm được hiện trạng sử dụng đất và sự biến động đất đai trong quá trình sử dụng Hoạt động này xác lập
Trang 31Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
hồ sơ, tình trạng pháp lý ban đầu của đất đai và tạo cơ sở để xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai.
Thứ sáu, về xây dựng hệ thống thông tin đất đai Đây là một điểm còn hạn chế của quản lý nhà nước đối với đất đai ở nước ta Trong nhiều năm, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai thống nhất
trong cả nước Tén tại này tạo điều kiện cho tình trạng nhũng
nhiễu, tiêu cực hoành hành Do tính công khai, minh bạch thấp nên lĩnh vực đất đai là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ tham nhũng cao nhất Việc thiếu hệ thống thông tin đất đai thống nhất, chuẩn xác đã tác động tiêu cực đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta Luật Đất đai 2013 bổ sung một nội dung quan lý nhà nước về đất đai là xây dựng hệ thống thống tin đất dai.
Thứ bảy, về quản lý tài chính về đất đai và giá đất Theo
Điều 13 Luật Đất đai 2013, quyết định giá đất, quyết định chính
sách tài chính về đất đai là việc Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai Trong khi đó, việc quản lý tài chính về đất đai và giá đất lại thuộc trách nhiệm quản
lý nhà nước về đất đai Thông qua hoạt động này, Nhà nước thực hiện việc quân lý các nguồn thu từ đất đai và bảo đâm sử
dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, tránh thất thoát, lãngphí, tham nhũng Việc quản lý giá đất hướng vào việc bao dam
giá đất do Nhà nước xác định phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, tránh tình trạng
giá đất do Nhà nước xác định quá cao hoặc quá thấp so với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường sẽ dẫn đến hậu qua là lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử
dụng đất bị thiệt hại.
Thứ tám, quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử
dụng đất là một phương thức để Nhà nước thực hiện quyền đại
Trang 32Chương 1 Tổng quan các vấn đề về quản lý NN đối với đất đai
diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai Song, quản lý, giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thuộc trách nhiệm của Nhà nước nhằm bao dam tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật về vấn đề này |
Thứ chín, về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh
giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Muốn xử lý vi phạm pháp luật về đất đai thì trước tiên phải phát hiện vi phạm pháp luật đất
đai Điều này chỉ được thực hiện thông qua thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra, kiểm tra đất đai do các cơ quan quản lý nhà nước về
đất đai thực hiện theo mối “quan hệ bên trong” - co quan quản
lý cấp trên thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp dưới Tuy
nhiên, do cơ cấu tổ chức, thanh tra trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước và chỉ có chức năng phát hiện, tham mưu về cách thức xử lý vi phạm pháp luật đất đai nên hiệu quả của hoạt động này
đạt thấp Đó là chưa kể một số nơi còn tình trạng bao che, xử lý
qua loa, hình thức giữa các cơ quan quản ly nhà nước Luật Dat
đai 2013 bổ sung quy định về giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Đây là việc giám sát của người dân “từ bên
ngoài” nhìn vào, đánh giá hoạt động quản lý đất đai của các cơ
quan công quyền Nếu thực hiện tốt hoạt động này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quan lý nhà nước về đất dai.
Thứ mười, về phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nhằm thay đổi, nâng '
cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; trên cơ sở đó, con
người sẽ có hành động đúng đắn, tuân thủ pháp luật Hệ thống
pháp luật đất đai là hệ thống pháp luật đồ sộ với nhiều văn bản
quy phạm pháp luật do các cơ quan khác nhau ban hành Hơn
nữa, các văn bản pháp luật này lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên gây khó khăn cho việc cập nhật về nội dung Vì vậy,
Trang 33Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng Hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất khi các cơ quan
nhà nước tiến hành, bởi lẽ, Nhà nước có đầy đủ các điều kiện
để tuyên truyền và áp dụng pháp luật đất đai đi vào cuộc sống.
Thứ mười một, về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Đất đai là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và liên quan trực tiếp đến lợi ích của mọi thành viên trong xã hội Trong quản lý đất đai,
việc áp dụng các quy định của pháp luật đất đai khó tránh khỏi
những sai sót, những quyết định xử lý mang tính cảm tính, chủ
quan Do đó, quy định giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai là một
nội dung quản lý đất đai nhằm tao cơ hội dé cơ quan nhà nước
xem xét lại việc áp dụng pháp luật đất đai hoặc xử lý các tình huống nay sinh trong quá trình quan lý dat đai có đúng pháp
luật không.
Thứ mười hai, về quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Dịch vụ công về đất đai do các tổ chức dịch vụ của Nhà nước thực hiện Để bảo đảm hoạt động của các tổ chức này đúng pháp
luật thì Nhà nước phải quan lý Việc quan lý chặt chẽ hoạt động dịch vụ công nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, của tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Trang 34-Chương 2
BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH
VE QUY HOẠCH, KE HOẠCH SỬ DUNG DAT
PGS TS Nguyên Thị Nga
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà
nước về đất đai, góp phần tích cực vào việc phát huy tiềm năng
đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và chuyển đổi cơ cấu lao động thông qua chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống cho nhân dân Luật Đất đai qua các thời kỳ,
từ Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003
mỗi lần ban hành, sửa đổi đều dành nhiều quy định về vấn dé
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Vì vậy, trong những năm gần
đây, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nâng lên đáng kể, là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, hiện thực hóa các mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước Theo đó, quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp, bảo
vệ quỹ đất trồng lúa, bảo đảm mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước, có dự trữ chiến lược và xuất khẩu; công tác bảo vệ
và phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng: bước đầu đáp ứng nhu cầu đất để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển đô thị; tạo nguồn lực quan trọng cho phát
Trang 35Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua đấu giá, thu tiền
khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện
tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát
triển kinh tế - xã hội vừa bảo đảm yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
Song song với những kết quả đã đạt được, Luật Đất đai 2003 cũng phải đối mặt với những hạn chế trong việc thực hiện
các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Có thể kể đến
một số bất cập như: chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chưa có tầm nhìn xa trong dự báo Việc lập, tổ chức triển khai và giám sát
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm
đúng mức; việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập;
quy hoạch sử dụng đất được lập theo đơn vị hành chính chưa
bảo đảm tính kết nối liên vùng, chưa phát huy được thế mạnh của từng vùng và bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng; quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian mà mới chỉ chú ý đến việc phân bổ các
chỉ tiêu loại đất.
Trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất vẫn còn vấn đề tồn tai, yếu kém, bức xúc như: việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sai
mục đích, kém hiệu quả, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng
đất còn tùy tiện, vi phạm pháp luật còn xảy ra ở một số nơi Quy
hoạch sử dụng đất phục vụ chính trang đô thị, khu dân cư nông thôn, đường giao thông chưa tạo được quỹ đất có giá trị cao hai bên
đường, xung quanh khu vực đất thu hồi để đấu giá tăng nguồn thu
bù đắp chi phí bồi thường, xây dựng công trình công cộng.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do:
- Luật còn quy định chung về nguyên tắc, căn cứ và nội dung
Trang 36Chương 2 Bình luận các quy định về quy hoạch
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các cấp, do đó chưa thể hiện tính vĩ mô, định hướng của quy hoạch cấp trên và tính chi tiết,
cụ thể của quy hoạch cấp dưới Quy định nội dung về kế hoạch
sử dụng đất chưa cụ thể trong khi kế hoạch sử dụng đất cần phải
chi tiết hoá quy hoạch sử dụng đất để làm căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm của các địa phương Việc quy định thời điểm lập và thời hạn hoàn thành việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm cuối của kỳ quy
hoạch trước đó đối với ca 04 cấp gây khó khăn, áp lực cho các địa
phương về nhân lực, vật lực, thời gian, tiến độ để thực hiện Mặc
dù Luật đã quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng còn thiếu những chế tài đủ mạnh để
xử lý các trường hợp vi phạm Nhận thức về vai trò và vi trí của
quy hoạch sử dụng đất mặc dù đã được nâng lên nhưng còn hạn
chế, chưa đầy đủ, chưa thống nhất, dẫn đến sự phối hợp giữa các
ngành, các cấp, các đơn vị và địa phương còn hạn chế.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự nghiêm túc, chưa
thường xuyên và chưa đi vào thực chất, đặc biệt là việc quản lý,
sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt Một
số địa phương mới chỉ chú trọng đến công tác lập quy hoạch,
chưa chú trọng đến công tác quản lý và tổ chức triển khai đưa
quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống Một số địa phương thực hiện
chưa đúng và chưa đầy đủ quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất vẫn còn mang tính hình thức và chưa đầy đủ nên việc tiếp cận thông tin của nhân dân còn bị hạn chế.
Trước thực trạng nêu trên, Luật Đất đai 2013 ra đời đã có nhiều sự thay đổi quan trọng về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất Có thể nhận thấy qua những nội dung cơ bản sau đây:
Trang 37Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
Thứ nhất, về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nhằm khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực
sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những
khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới
luật quy định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các
cấp trong việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực,
địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Luật Đất đai 2013 bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể gồm những nguyên tắc sau:
- Khoản 3 Điều 35 quy định “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bao dam tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh
tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã” Việc bổ sung nguyên tắc này
trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp bao dam tính
đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; xử lý tốt mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế
hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương khắc phục một cách cơ bản những bất cập về quy hoạch trong Luật Dat đai 2013.
- Điểm đáng chú ý trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được bổ sung mới trên tỉnh thân tổng kết và đúc rút
kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện quy hoạch thời gian qua có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo đảm quỹ đất nông nghiệp cho
đối tượng lao động nông nghiệp và bao dam an ninh lương thực Theo đó tại khoản 7 Điều 35 quy định: “Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công
Trang 38Chương 2 Bình luận các quy định về quy hoạch
cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường” Đây là sự đối
mới quan trọng và có ý nghĩa bởi thực tế qua 10 năm thực hiện
Luật Đất đai 2003 cho thấy, đã để lại nhiều hậu quả trong khâu
quy hoạch sử dụng đất, trong đó diện tích đất trồng lúa, diện tích
đất canh tác bị thu hẹp nghiêm trọng Vì vậy, quy định nguyên tắc này là việc cần thiết và mang tính cấp bách Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy, trong nguyên tắc lập quy hoạch
sử dụng đất có điểm nêu rõ: “Phải bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu
ha đất canh tác”; còn trong giải pháp để bảo vệ đất nông nghiệp,
Trung Quốc chỉ cụ thể: “Trong quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc
gia phải xác định được diện tích đất canh tác cần phải bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canh tác cơ bản (chiếm 80% tổng diện tích canh tác)
có chất lượng tốt nhất cần được duy trì vĩnh cửu và không được
phép chuyển đổi mục đích sử dụng dưới bất cứ lý do gi” Vi vậy, quy định này trong Luật Đất đai 2013 là thực sự cần thiết bởi xuất phát điểm của kinh tế Việt Nam là từ nền văn minh lúa nước, ngay cả hiện nay khi sự nghiệp công nghiệp hóa đã gần cơ
bản hoàn thành thì tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn đang chiếm tỉ lệ rất lớn Đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa vẫn là nguồn
sống, nguồn việc làm của người nông dân Do đó, bảo vệ đất nông
nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa trở thành nguyên tắc trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một sự thay đổi đáng ghi
nhận Tuy nhiên, để nguyên tắc này được hiện thực hóa một cách
cụ thể và có hiệu quả trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rất cần được hướng dẫn một cách chi tiết về chỉ tiêu, định mức đất
nông nghiệp cần bảo vệ để khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, các cơ quan chức năng phải chú trọng tới yếu tố này.
1 Theo “Báo cáo kinh nghiệm nước ngoài về quan ly và pháp luật đất da?’ của
Trang 39Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai
- Một nội dung mới trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai 2013 cũng được quan tâm là tính thống nhất và phù hợp giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành Theo đó, khoản 8 Điều 35 quy định: “Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bao dam phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” Nguyén tắc này ra đời nếu được tổ chức thực thi nghiêm túc trên thực tế sẽ khắc phục được những bất cập và tồn tại của quy hoạch sử
dụng đất chồng chéo và không thống nhất với quy hoạch ngành,
lĩnh vực trong thời gian trước đây Cụ thể, một trong những nổi
cộm mà công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thể hiện rõ trong thời gian qua là thiếu đi tính liên kết và thống nhất của
quy hoạch ngành với quy hoạch tổng thể Theo đó, quy hoạch,
kế hoạch sử đụng đất của ngành, lĩnh vực thường phụ thuộc vào phần lớn khả năng và năng lực tài chính của ngành và lĩnh vực, cũng như mục tiêu và chiến lược đặt ra của ngành và lĩnh vực thuộc mình quản lý mà quên đi quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất tổng thể.
Thứ hai, về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nếu như trong Luật Đất đai 2003, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phân cho 04 cấp theo đơn vị hành chính
(quốc gia, tỉnh, huyện và xã) và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng và cho mục đích an ninh Việc phân chia
hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đơn vị hành chính
như Luật Dat dai 2003 đã bộc lộ nhiều hạn chế như chưa bao dam
tính kết nối liên vùng, liên tỉnh; quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian mà mới chỉ chú ý việc phân bổ các chỉ tiêu loại đất và chưa gắn giữa bản
đồ và thực địa Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã là
Trang 40Chương 2 Bình luận các quy định về quy hoạch
chưa phù hợp do với khối lượng lớn (hơn 11.000 xã) đòi hỏi kinh phí
lớn trong khi kinh phí đưa về xã lại không đáp ứng được nên triển
khai trên thực tế chưa hiệu quả.
Chính vì vậy, trong Luật Đất đai 2013 hệ thống quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được quy định lại bao gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia có nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có nội dung khoanh vùng
sử dụng đất theo chức năng sử dụng.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có nội dung liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng đất, các khu vực chuyển mục đích sử dụng đất, của cấp xã.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dung đất an ninh.
Nhu vậy, có thể thấy, Luật Đất đai 2013 đã lồng ghép quy
hoạch sử dụng đất của cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của cấp huyện, một mặt, bao dam tính tập trung, thống
nhất, song mặt khác, cũng bao đảm tính chặt chẽ và khả thì của kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Thứ ba, về kỳ kếhoạch sử dụng dat
Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, kế thừa Luật Đất đai
2003, Luật Đất đai 2013 vẫn quy định kỳ kế hoạch là 5 năm Tuy nhiên, đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm bảo