1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học quảng bá hình ảnh đất nước việt nam qua sự kiện army games

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nắm vững tinh thần đó, đất nước ta vẫn tiếp tục chinh chiến trên mặt trận Hội thao Army Games giai đoạn 2020 - 2022 làm rạng danh Tổ quốc.Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu tr

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

-

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023 QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM

QUA HỘI THAO QUÂN SỰ QUỐC TẾ ARMY GAMES TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Quang Tùng

Nhóm thực hiện đề tài: Lê Trần Hương Giang (Chủ nhiệm)

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan: Đề tài nghiên cứu khoa học “Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES từ năm 2020 đến nay” do chính nhóm nghiên cứu viết và biên tập Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học chưa được công bố trong các công trình khác

Nhóm chúng tôi xin cam đoan sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa Quan hệ Quốc tế và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nếu có bất kỳ vấn đề gì

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cho nhóm thực hiện nghiên cứu khoa học này Nhóm xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quan hệ quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm hoàn thành công trình.

Dù nhóm đã cố gắng hoàn thiện với tất cả sự nỗ lực và cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự góp ý, đánh giá từ các thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa

Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

Chủ nhiệm đề tài

Lê Trần Hương Giang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA HỘI THAO QUÂN SỰ QUỐC TẾ ARMY GAMES TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY 9

1.1 Một số lý luận về quảng bá hình ảnh quốc gia 9

1.2 Truyền thống quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam 17

1.3 Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES 20

1.4 Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY GAMES: 23

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA HỘI THAO QUÂN SỰ ARMY GAMES TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY 26

2.1 Những yếu tố đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc tế 26

2.2 Khảo sát mức độ phổ biến và hiệu quả của Army Games trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam 27

2.2.1 Mức độ phổ biến của Army Games: 27

2.2.2 Đánh giá mức độ hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua Army

2.4.1 Tăng cường nhận diện và quảng bá văn hoá 48

2.4.2 Tạo ảnh hưởng tích cực đến hợp tác quốc tế 59

Tiểu kết chương 2 63

CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA SỰ KIỆN QUÂN SỰ NÓI CHUNG VÀ ARMY GAMES NÓI RIÊNG 64

3.1. Cơ hội mới mở ra cho Việt Nam qua việc tham gia Army Games 64

3.1.1 Tạo đà cho ngành du lịch và kinh tế 64

3.1.2 Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng 65

3.1.3 Tăng cường thể hiện trách nhiệm hợp tác quốc tế 66

3.1.4 Bàn đạp mở ra cơ hội dài hạn, tiếp tục chinh chiến các đấu trường quốc tế khác 67

Trang 5

3.2 Những thách thức trong hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia qua Army

Games nói riêng, sự kiện thể thao quân sự nói chung 68

3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia qua cuộc thi thể thao quân sự quốc tế 77

Phụ lục 3 Phiếu khảo sát mức độ phổ biến của Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games đối với công chúng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam 101

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương Việt Nam luôn tự hào với bốn nghìn năm lịch sử vẻ vang, được bạn bè quốc tế là một dân tộc anh hùng từ trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy sáng lòa, mưu trí, sáng tạo, bất khuất và hình ảnh ấy trong giai đoạn hiện nay là một đất nước ổn định, an toàn, năng động, phát triển với sự tăng trưởng vượt bậc Điều này đã khẳng định trong “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020” được Bộ Chính trị thông qua Kết luận số 16 – KL/TW ngày 14/2/2012 khẳng định tầm quan trọng trong công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam

Những năm trở lại đây, dấu ấn tích cực của Việt Nam trên hành trình đối mới và hội nhập quốc tế ngày càng rõ nét khi chủ động cùng các quốc gia khác trình diễn vẻ đẹp, sức mạnh của mình trên các sân chơi tầm cỡ thế giới Nổi bật phải nhắc đến Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games do Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chủ trì, được xây dựng như biểu tượng của tinh thần hòa bình, hữu nghị Sân chơi này tạo cơ hội để quân đội các nước có thể thỏa sức thể hiện năng lực tác chiến và khả năng vận hành khí tài cũng như học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau Army Games đang dần trở thành công cụ quảng bá hình ảnh quốc gia hữu hiệu đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, không những nâng cao vị thế quân đội đất nước mà còn lan tỏa bản sắc dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho giới trẻ

Để vị thế Việt Nam tiếp tục tăng cao trên trường quốc tế, hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước phải là quá trình phát triển không ngừng, ngay cả khi gặp phải những vấn đề khủng hoảng toàn cầu như đại dịch Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia, một quốc gia đoàn kết, vững mạnh kiên cường, có thể sánh vai với các cường

Trang 7

quốc năm châu Nắm vững tinh thần đó, đất nước ta vẫn tiếp tục chinh chiến trên mặt trận Hội thao Army Games giai đoạn 2020 - 2022 làm rạng danh Tổ quốc.

Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên, đề tài “Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua Hội thao quân sự quốc tế Army Games từ năm 2020 đến nay” được triển khai nhằm bước đầu tìm hiểu hoạt động hội thao quân sự

thường niên và những thành tựu, hạn chế đối với việc quảng bá hình ảnh đất nước Trên cơ sở đó, đóng góp thêm những kinh nghiệm để đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao hình ảnh quốc gia

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước, đặc biệt trải qua giai đoạn dịch bệnh COVID 19 khiến mọi hoạt động đã -hoàn toàn bị ngưng trệ Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước không chỉ được đặc biệt nhấn mạnh vào giai đoạn này mà đây luôn là hoạt động đã và đang được rất nhiều học giả đưa ra nghiên cứu và bàn luận Cụ thể có thể kể đến các tác phẩm, công trình tiêu biểu như:

2.1 Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài :

To develop country image and nation brand strategy to attract foreign direct investment (FDI): An example from central asia: Kyrgyzstan, (2002) (Phát triển chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu đất nước để thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Trường hợp Trung Á: Cưrơgưxtan của tác giả Tunca và Elif Asude Công trình nghiên cứu tập trung vào quảng bá hình ảnh đất nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại Cưrơgưxtan Nghiên cứu đã đi sâu phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu, bên cạnh những cơ hội, thách thức trong vấn đề thu hút vốn ở Cưrơgưxtan và từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hình ảnh đất nước ở Cưrơgưxtan nói riêng và các đất nước khác nói chung

Trang 8

The Marketing of nations: A strategic approach to building national wealth, (1997) (Tiếp thị đất nước: Một cách tiếp cận chiến lược để xây dựng thịnh vượng đất nước) của đồng tác giả Philip Kotler, Somkid Jatusripitak và Suvit Masesincee Cuốn sách giúp cho các nhà quản lý, các chiến lược gia, các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách từng bước đưa ra cách thức xây dựng hình ảnh đất nước để phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Với nhiều ví dụ ở nhiều nước phát triển và cả đang phát triển, các tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng hợp toàn diện về cả chiều sâu và chiều rộng về các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nhất mạnh là kinh tế ở tất cả các đất nước

Ngoài ra còn một số tài liệu tiêu biểu khác của các tác giả nước ngoài như Marketing a country: Promotion as tool for attracting foreign investment, (2001), (Tiếp thị một đất nước: Khi quảng bá là một công cụ thu hút đầu tư nước ngoài) của tác giả Louis T.Wel và Alvin G.Wint, hay cuốn sách How brands become icons (Hành trình biến thương hiệu thành biểu tượng), tác giả Douglas B Holt,

2.2 Các công trình của các học giả trong nước:

Bên cạnh những tài liệu nước ngoài, vấn đề quảng bá hình ảnh đất nước cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước đặt ra bàn luận, phân tích với nhiều khía cạnh cụ thể với nhiều tham luận, công trình nghiên cứu như:

Hai bài tham luận Tạo dựng hình ảnh đất nước con người của PGS.TS Phạm Minh Sơn và Vận dụng mô hình MECGRISPR trong tiếp thị hình ảnh quốc gia của Phan Tất Thứ, Chủ tịch Công ty TNHH Kỹ năng Việt trong cuốn kỷ yếu hội thảo Quan hệ công chúng - Lý luận và thực tiễn (2007), NXB Chính trị Quốc gia Hai bài tham luận đã đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề quảng bá hình ảnh quốc gia, trong đó có liên hệ đến trường hợp cụ thể là Việt Nam Các tác giả đã chỉ ra sự phức tạp, nhiều mặt của tạo dựng hình ảnh đất nước, cũng như đi sâu phân tích những thách thức và thời cơ đối với sự phát triển của Việt Nam

Trang 9

trong xu thế tạo dựng hình ảnh đất nước trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và đề ra những phương hướng có tính nguyên tắc để Việt Nam chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế Mặc dù chỉ hướng đến nghiên cứu riêng biệt nhưng trong công trình nghiên cứu của hai tác giả đã đưa ra những thông tin quan trong trong vấn đề đưa luồng thông tin hai chiều trong cũng như ngoài nước.

Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học Quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (2018) của Lê Hoàng Diễm Linh, người hướng dẫn PGS.TS Phạm Minh Sơn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Bài nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa, chỉ ra những thực trạng với thành công và hạn chế trong hoạt động này Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm nâng cao hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam trước những cơ hội, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Đồng thời các bài viết, bài báo như Chiến lược xây dựng hình ảnh - Điểm đến du lịch Việt Nam (2010) của tác giả Ma Quỳnh Hương, Cần làm gì để quảng bá hình ảnh Việt Nam? (2018) tác giả Lê Thúy Hành, cũng đã chỉ ra những khía cạnh phân tích mới về vấn đề quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện nay

Đánh giá những vấn đề đã được giải quyết và nội dung cần tiếp tục nghiên cứu:

Qua thu thập và phân tích đánh giá một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã đề xuất, tiếp cận nghiên cứu lý luận và thực tiễn chung hoặc từng phần, từng mảng vấn đề trên nhiều lĩnh vực, có rút ra các điểm mạnh, điểm yếu Tuy nhiên vì một số tài liệu về quảng bá còn khá tập trung vào lý luận, xa rời thực tiễn, hay những bài học kinh nghiệm không còn phù hợp vì đã được đặt ra, bàn luận và nghiên cứu trong thời gian trước, cũng như chưa gắn đến một hoạt động cụ thể để cải thiện và nâng cao trong giai đoạn hiện tại với nhiều hoạt động đối ngoại quốc tế mới

Trang 10

Điển hình là Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games được xem là sự kiện đối ngoại quốc phòng quan trọng bậc nhất trên thế giới, Việt Nam là thành viên lần đầu tham gia vào năm 2020 và liên tiếp 2 năm sau đó năm 2021, năm 2022 trở thành một trong 11 nước (2021), 12 nước (2022) chủ nhà tham gia đăng cai tổ chức cuộc thi này Sự tham gia của Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội thao Army Games góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế về hình ảnh, uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng, của Việt Nam nói chung trong hội nhập quốc tế

Nhận thấy những điểm mới trong đối ngoại thông qua hoạt động quốc tế, đặc biệt là hoạt động quốc phòng, cũng như nhấn mạnh quảng bá và xây dựng hình ảnh quốc gia là quá trình phát triển không ngừng, nghiên cứu cũng vì thế mà cần sự bổ sung, điều chỉnh lại các mục tiêu cũng như đổi mới tư duy sáng tạo Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả trước, cũng như đúc kết những kinh nghiệm bổ sung, gợi ý giá trị, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu về “Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games từ năm 2020 đến nay”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là việc quảng bá hình ảnh Việt Nam qua Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games từ năm 2020 đến nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về phạm vi nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ở phương diện lịch sử, văn hoá, tiềm năng quân sự và tinh thần yêu

Trang 11

chuộng hoà bình, hội nhập thế giới qua sự kiện Army Games được tổ chức từ năm 2020 đến nay

Về giới hạn thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu việc quảng bá hình ảnh Việt Nam qua sự kiện Army Games được tổ chức vào năm 2020, 2021 và 2022.

Về giới hạn không gian, đề tài nghiên cứu hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và nước đăng cai thi đấu từ năm 2020 đến nay.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games qua ba năm 2020, 2021, 2022, đề tài tập trung làm rõ những tác động, ảnh hưởng của sự kiện này mang lại cho Việt Nam những gì về mặt ngoại giao, quảng bá hình ảnh đất nước qua quân đội; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như khuyến nghị để nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước Việt có hiệu quả hơn

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ các cơ sở lý thuyết, vấn đến lý luận về quảng bá hình ảnh quốc gia qua Hội thao Quân sự Army Games trong ba năm trở lại đây (2020 đến 2022)

- Phân tích thực trạng việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua sự kiện Army Games từ năm 2020 đến nay

- Rút ra bài học kinh nghiệm; từ đó đề xuất các phương hướng, chính sách trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia phù hợp trong các sự kiện quân sự

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận, sử dụng hệ thống các luận điểm làm cơ sở, có chức

năng làm nền tảng cho các luận điểm trong bài nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp anket)

6 Đóng góp mới của đề tài

Đây là đề tài khoa học sinh viên đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về quảng bá hình ảnh đất nước qua một sự kiện về quân sự như Army Games trong những năm gần đây (từ năm 2020) Đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt tập trung vào Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games được tổ chức tại Nga

Việc chú trọng vào các sự kiện quân sự là điểm nổi bật của đề tài bên cạnh những đóng góp về đường lối quảng bá hình ảnh thương hiệu đất nước Cập nhật kịp thời về mặt thời gian, đánh giá đúng tình hình quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và hình ảnh quân đội Việt Nam nói riêng trong giai đoạn những năm gần đây sẽ là đóng góp quan trọng cho quá trình hoạch định đường lối, xây dựng cách thức quảng bá trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến về chính trị cũng như quân sự

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

7.1 Ý nghĩa lý luận:

- Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về việc quảng bá hình ảnh Việt Nam qua sự kiện Army Games từ năm 2020 đến nay

- Nội dung của đề tài có thể góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan về truyền thông quốc tế nói chung và quảng bá hình ảnh Việt Nam

Trang 13

đến với bạn bè quốc tế nói riêng, đặc biệt là thông qua hội thao quân sự quốc tế

7.2 Ý nghĩa thực tiễn:

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam qua công tác truyền thông tại Army Games từ năm 2020 đến nay

- Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Truyền thông quốc tế cũng như cho những ai quan tâm về chủ đề quảng bá hình ảnh Việt Nam qua các sự kiện ngoại giao quân sự như Army Games

8 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quảng bá hình ảnh Việt Nam qua

Hội thao Quân sự Army Games từ năm 2020 đến nay

Chương 2: Thực trạng quảng bá hình ảnh quốc gia qua Hội thao Quân sự

Quốc tế Army Games từ năm 2020 đến nay.

Chương 3: Kinh nghiệm và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường

quảng bá hình ảnh Việt Nam qua sự kiện quân sự nói chung và Army Games nói riêng

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA HỘI THAO QUÂN SỰ ARMY GAMES

TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

1.1 Một số lý luận về quảng bá hình ảnh quốc gia

1.1.1 Khái niệm quảng bá:

Cho đến nay, thuật ngữ “quảng bá” đã được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các bài báo, các tài liệu nghiên cứu, gắn liền với các vấn đề như quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu Song vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, thống nhất về quảng bá.

Quảng bá là một từ Hán Việt được ghép từ chữ “quảng” có nghĩa là rộng lớn và từ “bá” có nghĩa là làm lan rộng Vì vậy, ta có thể hiểu “quảng bá” có nghĩa là tuyên truyền rộng rãi

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin” Ngoài ra, trong cuốn PR - Kiến thức và Đạo đức nghề nghiệp, PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng nhận định quảng bá là “những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức”

Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát, quảng bá là hoạt động truyền bá rộng rãi hình ảnh của một cá nhân, tổ chức, quốc gia tới một đối tượng nào đó nhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ thể quảng bá mong muốn

1.1.2 Khái niệm hình ảnh quốc gia và quảng bá hình ảnh quốc gia

1.1.2.1 Hình ảnh quốc gia

Hình ảnh được coi là một kênh giao tiếp với nhiều lợi thế hơn so với các kênh khác Hình ảnh mang đến cho người nhận những thông tin trực tiếp mà không cần dịch sang ngôn ngữ khác Khi giới thiệu về một đất nước nào đó, phương pháp giới thiệu hình ảnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn là việc sử dụng ngôn ngữ Hình ảnh trực tiếp đến với người nhận qua giác quan và dường như nó đã

Trang 15

vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, và cả sự khác biệt về địa lý để đến với mọi người.

Về khái niệm hình ảnh quốc gia, ông Hoàng Tuấn Anh – ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho nhận định: “Hình ảnh quốc gia là những hình liên tưởng của người nước ngoài về quốc gia đó về chính sách kinh tế, chính trị, đầu tư, đặc tính sản phẩm, bản sắc và tính cách con người… của đất nước đó.”

Theo Philip Kotler và David Gertner thì hình ảnh đất nước có thể được hiểu là: “Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc gia” Hình ảnh của một quốc gia được phản ánh bởi nhận thức về con người, văn hóa, mức độ phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm, sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh, v.v Hình ảnh ấy ít được biết đến có thể là do phân loại loại quốc gia: một quốc gia châu Phi đang phát triển, một quốc gia châu Á đang phát triển, một quốc gia Mỹ Latinh đang phát triển, một quốc gia công nghiệp hóa.

Do vậy, xét theo theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên tưởng đến đất nước đó Còn xét theo nghĩa rộng hơn, hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó

1.1.2.2 Quảng bá hình ảnh quốc gia

Mỗi một quốc gia đều sở hữu một “thương hiệu” độc đáo của riêng mình, được đặc trưng bởi nét khác biệt trong con mắt của cộng đồng quốc tế, dù quốc gia đó mạnh hay yếu, hiện đại hay lạc hậu, phát triển hay không phát triển Tuy nhiên, hình ảnh đất nước không phải là bất biến, mà nó vẫn có thể thay đổi song song với sự tiến bộ của lịch sử và con người Do đó, mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước đòi hỏi một chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước riêng và đặc thù phù hợp

Trang 16

Xây dựng thương hiệu quốc gia là tổng hợp toàn diện các hoạt động lý luận và thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy được những thế mạnh, những nét đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người, ), đồng thời khắc phục và xóa dần những hạn chế và bất lợi của quốc gia đó Đặc biệt quan trọng là vai trò của người dân khi họ chính là những “sứ giả” mang trọng trách kết nối văn hóa, thể hiện hình ảnh ấn tượng về đất nước trong trái tim bạn bè quốc tế.

Quảng bá, tuyên truyền hình ảnh quốc gia từ lâu đã trở thành một “mũi nhọn” trong chiến lược xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại của nhiều nước trên thế giới Nếu thực hiện hiệu quả sẽ gia tăng sức mạnh mềm cho đất nước, góp phần đưa nền kinh tế vào quỹ đạo phát triển, hội nhập quốc tế Ngược lại, nếu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì uy tín, vị thế của quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến quan hệ đối ngoại Vì vậy, dù cách thức, con đường triển khai của các nước có khác nhau, song mọi nỗ lực tạo dựng hình ảnh quốc gia vừa phải phục vụ lợi ích quốc gia, vừa phải phù hợp với mong muốn của cộng đồng quốc tế

Thứ nhất, “nam châm” thu hút các dòng đầu tư nước ngoài và tăng xuất khẩu, du lịch nội địa Những thông tin, ấn tượng về đất nước, con người với bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống sẽ được truyền tải thông qua ngoại giao văn hóa, từ đó lan tỏa rộng rãi dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.

Thứ hai, chuyển đổi nhận thức, những định kiến và tạo dựng niềm tin trong quan hệ quốc tế, cho phép các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận, hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự Niềm tin là nền tảng cho mọi mối quan hệ Thiết lập lòng tin càng vững chãi, thì càng chinh phục được nhân tâm, càng nuôi dưỡng sự thiện cảm, cải thiện mối quan hệ ngoại giao và hóa giải những xung đột, tạo tiền đề cho tăng cường hợp quốc tế

Trang 17

Thứ ba, một quá trình đa chiều, cần sự tương tác, học hỏi, giao lưu Hiểu biết và tôn trọng nét khác biệt lẫn nhau là cơ sở thúc đẩy trao đổi, chia sẻ, hợp tác, giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, góp phần phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.2.3 Về Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Việc Quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam phải tuân theo Nghị định 72/2015/NĐ-CP về Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại, đặc biệt chú ý tại điều 3 chương I và điều 8 chương II trong ghị định.N

• Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại

Thứ nhất, tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại.

Thứ hai, bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt Nam; bảo vệ bí mật nhà nước

Thứ ba, không kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.

Thứ tư, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng như các chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đã được phê duyệt; không đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam

Trang 18

Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài qua các hình thức sau đây:

a) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài b) Sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài c) Các sản phẩm báo chí của phương tiện thông tin đại chúng d) Các sự kiện do Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài tổ chức đ) Các sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài.

e) Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việc cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại.

Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng nhận thức rõ và sâu sắc hơn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa và ngoại giao văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Trong thời gian qua, việc xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào đời sống quốc tế Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu: nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam, giới thiệu rộng rãi hình ảnh quốc gia Việt Nam trên toàn thế giới, văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa quốc tế Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 10-9-2021, của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam”, nhấn mạnh phải tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới nhiều hình thức.

Trang 19

Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua các phương thức quảng bá như thông tin tuyên truyền đối ngoại; hợp tác quốc tế trong tổ chức các sự kiện văn hóa, sản xuất các sản phẩm văn hóa; xây dựng các cơ sở, công trình văn hóa, lịch sử; giao lưu văn hóa, giáo dục, trao đổi các đoàn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các hoạt động văn hóa thông qua cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở nên gần gũi hơn đối với người dân các nước sở tại Mối quan tâm tìm hiểu về Việt Nam từ phía các nước trên thế giới ngày càng được khẳng định và thúc đẩy rộng rãi hơn, có chiều sâu hơn và mang tính thực tiễn hơn Thông tin về Việt Nam đã được giới thiệu nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người dân các nước Qua đó, bạn bè quốc tế, nhất là các nước có ít thông tin về Việt Nam, có thể hiểu rõ, hiểu đúng về Việt Nam, tin tưởng vào đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam, đánh giá đúng những tiềm năng, lợi thế và sự đóng góp của Việt Nam vào tiến trình phát triển chung của khu vực, thế giới.

1.1.3 Vai trò của sự kiện thể thao quốc tế trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh tiếng và hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng như một chiến lược sức mạnh mềm trong môi trường quốc tế nhiều biến đổi Các sự kiện quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước Những sự kiện liên quốc gia như hội chợ thương mại, triển lãm nghệ thuật, các hội nghị quốc tế, giải đấu thể thao, hay các sự kiện mang tính liên quốc gia

Trang 20

tương tự có thể tạo cơ hội để quốc gia thể hiện những khía cạnh tích cực, đa dạng và hấp dẫn của nền văn hoá, kinh tế, xã hội và môi trường của họ

Các sự kiện, cuộc thi quốc tế góp phần thúc đẩy quảng bá hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, thu hút đối tác kinh tế - thương mại hấp dẫn, đầu tư và thúc đẩy giao dịch thương mại Có thể kể đến như: Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair), triển lãm công nghệ tiêu dùng lớn nhất thế giới - Consumer Electronics Show (CES), Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Các hội chợ thương mại hay triển lãm có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tiềm năng kinh doanh của quốc gia với thế giới

Sự phong phú, đa dạng trong di sản văn hoá, nghệ thuật âm nhạc và thời trang có thể được phô bày qua các sự kiện nghệ thuật và văn hoá quốc tế Các tuần lễ thời quan quốc tế trên thế giới, các giải Nobel văn học danh giá, các liên hoan phim quốc tế (Sundance Film Festival, Berlin International Film Festival, ) là các sự kiện văn hoá - nghệ thuật với sân chơi lành mạnh, giúp tạo dấu ấn sâu sắc về bản sắc quốc gia và thu hút được sự chú ý từ các nền văn hoá khác Bên cạnh đó, các sự kiện quốc tế cung cấp một cơ hội tốt để quốc gia thể hiện vai trò ngoại giao cũng như khả năng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong các vấn đề quan trọng như hoà bình, môi trường, phát triển bền vững

Quân sự từ lâu đã là một yếu tố không thể tách rời khi nói đến sức mạnh cứng của một quốc gia Bên cạnh việc đóng vai trò tất yếu trong hợp tác quốc tế, an ninh toàn cầu, thúc đẩy hòa bình ổn định thì các sự kiện về quân sự, đặc biệt là sự kiện thể thao quân sự đã trở thành một dạng sức mạnh mềm mới trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia Có thể nói các sự kiện thể thao quân sự, vừa là một dạng của ngoại giao văn hoá - một dạng “sức mạnh mềm”, nhưng cũng vừa là một dạng của đối ngoại và hợp tác quốc phòng - một yếu tố “sức mạnh cứng” mà một quốc gia có thể nắm giữ

Sự kiện thể thao quân sự là cơ hội để quốc gia thể hiện khả năng, thành tựu và giá trị sức mạnh quân sự của mình với các nước trong khu vực và thế

Trang 21

giới Bên cạnh đó giúp thúc đẩy tinh thần đoàn kết và sự tự hào, tạo dấu ấn về vai trò an ninh và quốc phòng của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế Có thể thấy các cuộc thi thể thao quân sự quốc tế đã góp phần không nhỏ đến hiệu quả quảng bá thương hiệu quốc gia của cả nước chủ trì (host country) và các nước tham gia

Military World Games, cuộc thi thể thao được tổ chức bởi Liên đoàn Thể thao quân sự quốc tế (CISM) dành riêng cho các vận động viên quân đội Trong MWG 2019, nước chủ nhà Trung Quốc đã tận dụng cơ hội tạo dấu ấn về sự phát triển địa vị quốc gia, đồng thời thể hiện sự hỗ trợ và thân thiện trong việc chào đón các đội tuyển từ các quốc gia tham gia

European Military Sports Championships (Giải vô địch thể thao quân sự châu Âu), tổ chức bởi CISM cũng là một ví điển hình cho việc một cuộc thi thể thao quân sự có thể giúp thúc đẩy hình ảnh đất nước như thế nào Trong các lần tham gia European Military Sports Championships, đội tuyển quân đội thể thao của Bồ Đào Nha đã giành nhiều thành tích cao trong các giải đấu, thể hiện rằng họ đã đầu tư vào việc xây dựng một hệ thống đào tạo thể thao chất lượng cho vận động viên quân đội Điều này bao gồm việc cung cấp huấn luyện chuyên nghiệp, phát triển kỹ năng và năng lực quân đội

Trong Army Games, nước chủ nhà Nga tổ chức các cuộc thi về xe tăng, bắn súng, các trận đấu mô phỏng về chiến tranh Những hoạt động này không chỉ thể hiện khả năng quân sự của Nga mà còn tạo cơ hội cho các quốc gia tham gia thể hiện tinh thần đối đầu và trao đổi kinh nghiệm về quân đội Điều này giúp Nga tạo dấu ấn về sự mạnh mẽ, hợp tác và khả năng tổ chức của Nga trong việc tổ chức các sự kiện quân sự mang tính quốc tế.

Là cuộc thi thể thao quân sự đầu tiên mang tính quốc tế mà Việt Nam tham dự, Army Games bên cạnh việc thể hiện sự cầu tiến, cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia, cũng là một dịp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam thể hiện tiềm năng quân sự của mình với bạn bè quốc tế một cách thiện chí, không

Trang 22

mang tính bạo lực như nhiều người thường nghĩ về khi nhắc đến vấn đề quân sự

1.2 Truyền thống quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Khi hòa bình lập lại, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và khôi phục đất nước từ những hậu quả nặng nề của chiến tranh Đồng thời, Quân đội ta đã cùng toàn dân tiếp tục đánh thắng hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, Ngày nay, đất nước bước vào thời kì đổi mới, Quân đội hân dân Việt Nam vẫn vững vàng N tay súng bảo vệ mỗi tấc đất, khoảng trời, vùng biển của đất nước ta, gìn giữ hòa bình và đóng góp vào thành tựu chung của dân tộc Trải qua quá trình hình thành và phát triển gian nan những hào hùng, mỗi quân nhân đứng trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam đều mang trong mình những phẩm chất tuyệt đẹp của người lính nhân dân, làm nên truyền thống vẻ vang của Quân đội ta

• Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, vì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Quân đội ấy không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu chiến đấu giành và giữ độc lập dân tộc, đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động Đó cũng chính là mục tiêu cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam Chính vì lý do ấy, ngay sau khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã hòa mình vào cuộc chiến chung, cùng toàn dân tộc chiến đấu giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh cách mạng.

• Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

Trang 23

Trên nền tảng tư duy chiến lược, chiến thuật linh hoạt và mềm dẻo, mưu lược và táo bạo trong chỉ đạo, nhanh nhạy trong thực hành tác chiến từng trận đánh, đã tôi luyện nên truyền thống biết đánh, biết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam ta Bên cạnh đó, từ lịch sử hơn 4000 năm với biết bao cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước, đã hình thành nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng mà Quân đội nhân dân Việt nam là lực lượng kế thừa rõ nét nhất Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội Cụ Hồ được thể hiện sâu sắc trong mọi cuộc chiến, mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam, kết hợp cùng tinh thần biết đánh, biết thắng đã làm nên biết bao chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

• Gắn bó máu thịt với nhân dân

Quân đội ta từ khi thành lập tới nay luôn được nhân dân thương yêu, đùm bọc, che chở để lớn mạnh không ngừng Chính nhân dân là cội nguồn sức mạnh của quân đội, giúp quân đội chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù Đồng thời, quân đội luôn thể hiện rõ tình thần "hiếu với dân", sẵn sàng xả thân chiến đấu, hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân bất kể hiểm nguy, gian khổ.

• Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh

Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và dân tộc ta, là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội ta Đoàn kết nội bộ quân đội dựa trên cơ sở sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đường lối, nguyên tắc, nhiệm vụ cách mạng của Đảng Kỷ luật tự giác, nghiêm minh là truyền thống tốt đẹp, một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội ta Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân của Đảng, từ sự nhất trí về đường lối, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng, phấn đấu của quân đội Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong chấp hành chỉ thị của cấp trên ở bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trang 24

• Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất

nước, tôn trọng và bảo vệ của công

Quân đội ta vững mạnh như ngày ngày hôm nay, ngoài yếu tố được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, còn nhờ chính tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường Truyền thống ấy làm cho quân đội ta vững mạnh từ sâu bên trong, không phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào, luôn hiên ngang trước mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn của cách mạng và đất nước Truyền thống ấy tôi luyện mỗi quân nhân luôn phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động, sản xuất và công tác Từ đó, làm nên vẻ đẹp trung thực, cần kiệm, liêm chính, độc lập của mỗi quân nhân, góp phần xây dựng quân đội và đất nước vững bền.

o Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế

Là lực lượng vũ trang nòng cốt, nguyện trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng của Đảng, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thể hiện tinh thần đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế Chính truyền thống ấy đã giúp Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế cao cả với cách mạng Campuchia, sẻ chia, giúp đỡ anh em dân tộc Lào, thắt chặt tình đoàn kết với Cuba, nối rộng vòng tay anh em cách mạng trên toàn thế giới Đặc biệt, trong Hội thao quốc tế Army Games, Quân đội nhân dân Việt Nam một lần nữa khẳng định tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung.

Quân đội nhân dân Việt Nam hằng năm đều tổ chức các cuộc thi, các hội thao quân sự cấp đơn vị, nhằm giúp các chiến sĩ có cơ hội thử thách bản thân, cạnh tranh lành mạnh trong quân khu Hằng năm, Việt Nam cũng chủ động tổ chức các hội thao quân sự trong khu vực ASEAN, điển hình là “Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN” AARM Với các thành tích xuất sắc - đã đạt được của huấn luyện viên và vận động viên tại Giải bắn súng quân dụng, Quân đội đã góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến quyết thắng, tôn vinh hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.

Mặc dù đã có sự “cọ sát” khi tham gia cuộc thi quân sự trong khu vực ASEAN, tuy nhiên chúng ta chỉ có cơ hội thi đấu một nội dung là bắn súng

Trang 25

trường Đến Hội thao quân sự quốc tế “Army Games”, nội dung các môn thi phải phối hợp kỹ năng lại với nhau, giới hạn về thời gian cũng như là sự chuẩn chỉ trong từng động tác Các môn thi có mức độ khó hơn rất nhiều so với huấn luyện thông thường Môn thi xe tăng hành tiếng, là môn thi kết hợp nhiều kỹ năng với các nội dung như chạy, vượt chướng ngại vật, vừa đi vừa bắn, Hay trong nội dung Kinh tuyến sẽ chấm cả động tác, tác phong thực hiện: Tại vị trí bảo vệ vị trí nạp đạn, nếu kíp xe và trong kíp xe, lái xe và pháo thủ phải xuống từ cuối xe, giơ tay thu xong mới bắt đầu thao tác,

Với muôn ngàn khó khăn và thử thách khi tham dự Hội thao Quốc tế Army Games, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã kiên cường thể hiện truyền thống lâu đời quyết chiến quyết thắng và nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng Army Games hoàn thành phù hợp với mục đích của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tham gia một cuộc thi quân sự có quy mô lớn Đây là một sân chơi bình đẳng, đa dạng, phong phú các môn thi đấu đặc trưng quân sự, không những không phân biệt hệ thống chính trị và văn hóa mà còn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội các nước tham gia, hiểu biết thêm về đất nước, con người của các quốc gia đăng cai đồng tổ chức Có thể thấy rõ điều đó qua các hoạt động giao lưu, hữu nghị, các nhà văn hóa được tổ chức tại từng cuộc thi, cuộc thi Văn hóa quân sự, các nghi thức, nghi lễ quân đội mỗi nước Các nước tham gia đều tận dụng cơ hội này để quảng bá hình ảnh, đất nước mình qua các kênh thông tin đại chúng một cách mạnh mẽ nhất Army Games cũng là một dịp để các nước quảng bá sức mạnh công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là hệ thống vũ khí mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, hệ thống điều khiển tự động, hệ thống rô bốt thông minh Hơn hết, đây là cơ hội để Quân đội Nhân dân Việt Nam thử nghiệm và đánh giá trình độ tác chiến chuyên nghiệp của các nước trên toàn thế giới.

1.3 Hội thao Quân sự Quốc ARMY GAtế MES:

Hội thao Quân sự quốc tế (tiếng Nga: Армейские международные игры, tiếng Anh: International Army Games - gọi tắt là Army Games) là sự kiện thể thao quân sự toàn cầu thường niên của Bộ Quốc phòng Nga chủ trì

Trang 26

chính dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Sergei Shoigu nhằm tạo ra một sân chơi quốc tế để các quốc gia có thể thi đấu và trình diễn kỹ năng quân sự của mình Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 8/2015, tính đến nay đã tổ chức 8 lần và tạo nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có tới hơn 30 quốc gia tham gia tranh tài với nhiều nội dung thi đấu trong hai tuần để dành vị trí danh dự về thành tích Do tính chất quân sự vốn có, sự kiện này còn có tên gọi không chính thức là Thế vận hội chiến tranh (tiếng Anh: War Olympics) Bên cạnh khu vực diễn ra cuộc thi, Hội thao quân sự quốc tế còn bao gồm một công viên giải trí quân sự, một trạm tuyển quân sự và cửa hàng lưu niệm, biến nơi đây trở thành một “lễ hội về cuộc sống, giá trị và trang thiết bị quân sự”, là cầu nối khoảng cách dân - quân

Sáng kiến thành lập Army Games được phát triển từ một giải vô địch biathlon xe tăng quốc tế vào năm 2013, trong đó các đội từ Armenia, Belarus, Kazakhstan và Nga tham gia Việc phê duyệt các cuộc thi giữa các đội xe tăng đã thành công vào năm 2014, cùng với giải vô địch thế giới môn phối hợp xe tăng, các cuộc thi dành cho phi công quân sự "Aviadarts" đã được tổ chức Những người tham gia là các đội đến từ 12 quốc gia Lần đầu tiên trong số họ có những người lính đến từ Angola, Venezuela, Ấn Độ, Trung Quốc, Kuwait, Kyrgyzstan, Mông Cổ và Serbia

Kể từ năm 2015, Nga không ngừng mở rộng các cuộc thi cả về lượng lẫn về chất Tính đến thời điểm năm 2021, các đơn vị lực lượng vũ trang thi đấu trong 36 sự kiện và thử thách quân sự đa dạng như Xe tăng hành tiến Tank Biathlon, Xạ thủ bắn tỉa, Bếp dã chiến, Đột kích Suvorov (vượt chướng ngại vật cho xe tăng), Trinh sát quân sự xuất sắc, Đổ bộ đường biển, Pháo thủ giỏi, Mũi tên không quân Aviadarts, Người bạn trung thành (huấn luyện chó nghiệp vụ), Tiếp sức quân y, Thợ quân khí giỏi, Tầng sâu (thi lặn), Chim ưng săn mồi (săn máy bay không người lái) và bổ sung mới nhất là Đội quân văn hóa (thi nghệ thuật), Kinh tuyến

Trang 27

Mặc dù các cuộc thi này không được phân loại rõ ràng là một cuộc thi thể thao, nhưng bầu không khí mang lại có đầy đủ các yếu tố của một sự kiện thể thao quy mô lớn Như một Trung tá Israel đã tuyên bố: “Chúng tôi không thể hiện sức mạnh, chúng tôi thể hiện trình độ huấn luyện chiến đấu của mình, không chỉ Nga mà tất cả các quốc gia tham gia Army Games Các đội chỉ đơn giản là vui vẻ thực hiện nhiệm vụ và đại diện cho quốc gia của họ Không có bất kỳ ẩn ý quân sự nào - chỉ có thể thao”.

Vào dịp kỷ niệm 5 năm của Army Games năm 2019, sự phổ biến của Thế vận hội đã đạt được trên phạm vị toàn cầu: lần đầu tiên, các cuộc thi được tổ chức ở Ấn Độ, Mông Cổ và Uzbekistan Đã có 39 bang cử 223 đội tham gia các cuộc thi quốc tế Khán giả truyền hình đã vượt quá hai tỷ người và hơn một triệu người tham dự ngồi trên khán đài của các cuộc thi Army Games đã thực sự thu hút sự chú ý của công chúng và truyền thông quốc tế, khắc họa hình ảnh mạnh mẽ của quân đội và khả năng quân sự tài tình của các quốc gia thi đấu

Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia từ cơ quan quốc phòng của các nước tham gia, cuộc thi là cơ hội duy nhất để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng quân sự và thúc đẩy quan hệ quốc tế Tất cả các bên tham gia đều có mối liên hệ quân sự với Nga Ví dụ, Cuba, Nicaragua và Venezuela là những quốc gia duy nhất tham gia từ khu vực châu Mỹ, và cả ba đều đã đồng ý tăng cường hợp tác chiến lược với Nga trong những năm gần đây Phần lớn các quốc gia tham gia đến từ châu Á và châu Phi, có quan hệ quân sự song phương tích cực với Nga

Vào tháng 1/2020, Defense Post đưa tin "Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu đã mời 'quân đội từ 90 quốc gia gồm cả các nước NATO'" tham gia Army Games năm 2020 Bằng cách tổ chức các cuộc thi này và mời các quốc gia thành viên NATO, Bộ Quốc phòng Nga thể hiện mong muốn mở rộng các liên minh quốc tế và chứng minh Nga "không bị quốc tế cô lập" Mặc dù Hy Lạp là quốc gia NATO đầu tiên và duy nhất, tham gia vào năm 2018, nhưng Nga khẳng định rằng các nước NATO khác đều được chào đón

Trang 28

Ngoài ra, Army Games còn được gọi là “hội chợ vũ khí” với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí của Nga Bằng việc tổ chức các cuộc thi và trình diễn các loại vũ khí hiện đại, Nga tạo điều kiện để trưng bày và quảng bá các sản phẩm quốc phòng của mình, tăng khả năng tiếp thị và thu hút các thỏa thuận mua bán vũ khí với các quốc gia khác Ví dụ về một hợp đồng trị giá 80 triệu đô la (xe tăng T 72B1) được ký kết tại các cuộc thi giữa lực lượng vũ trang -Nicaragua và lực lượng vũ trang Liên bang Nga

Nhìn chung, Hội thao quân sự quốc tế trở thành một màn trình diễn hấp dẫn kết hợp giữa quân đội, thể thao, giải trí và quyền lực mềm, lôi kéo sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới Bất chấp tình hình địa chính trị phức tạp trên thế giới, Nga vẫn là điểm đến cho sự phát triển hợp tác trong các lĩnh vực quân sự quốc phòng và an ninh-

1.4 Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự Quốc ARMY tế GAMES:

Army Games được tổ chức đầu tiên vào năm 2015 nhưng đến năm 2018, Việt Nam cùng Algeria, Myanmar, Pakistan, Sudan, Philippines mới chính thức tham gia Dù gặp phải vô số khó khăn, song các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam đã nỗ lực hết mình và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế Trước khi sang Nga để chuẩn bị cho kỳ thi, hầu như đoàn Việt Nam không có thông tin về nội dung, thể lệ hay trang thiết bị thi đấu Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu tham gia Army Games với ba nội dung thi: Bếp dã chiến, tiếp sức quân y và Xe tăng hành tiến Dù không đạt được thành tích cao nhưng các đội Việt Nam tham gia thi đấu tại Army Games đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, giao lưu học hỏi, nâng cao tình hữu nghị và đặc biệt là rút ra các bài học kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho các lần sau

Từ bài học kinh nghiệm rút ra sau khi tham dự Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2018, đến năm 2019, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các đội tuyển của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công và tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế và giới truyền thông Việc các đội tuyển Quân

Trang 29

Đội Nhân dân Việt Nam tham gia Army Games 2019 là một trong những hoạt động đối ngoại quốc phòng quan trọng, trở thành điểm nhấn trong khuôn khổ Năm chéo Việt Nga 2019 2020.-

Army Games 2020 không chỉ là sân chơi quân sự, là nơi phô diễn các loại vũ khí trang bị hiện đại mà với hàng trăm khoa mục thi đấu khác nhau, trong điều ki n tác chiến hiện đại, chiến tranh công nghệ cao và khắệ c nghiệt nhất, Army Games như một cuộc diễn tập quy mô lớn ở gần điều kiện chiến đấu thực tế nhất để thử nghiệm và đánh giá không chỉ v khí tài quân sự, mà ề còn thể hi n kỹ năng, trình độ tác chiến vệ à sự sáng t o của các đội tuyển tham ạ gia Đây cũng là dịp Quân đội Nhân dân Việt Nam có thêm cơ hội cọ xát thực tế, nâng cao phương pháp huấn luyện, sử dụng các loại trang bị, vũ khí hiện đại của mình và quân đội các nước trên thế giới có nền quốc phòng hiện đại, tiên tiến Trước và trong quá trình thi đấu, đội tuyển Việt Nam gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, tin thắng lợi vẫn liên tiếp được gửi về, minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, thống nhất và ý chí quyết tâm cao của đội tuyển Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Army Games 2021 ở 15/34 môn thi, đồng thời lần đầu tiên trong lịch sử cuộc thi tổ chức đăng cai hai môn thi trong nước Trong bối cảnh dịch Covid-19, hai nội dung thi đấu “Xạ thủ bắn tỉa” và “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Army Games 2021 do Việt Nam đăng cai được chuẩn bị kỹ càng, đủ điều kiện, đảm bảo cho các tuyển thủ quân đổi bước vào thi đấu Với các môn thi đội tuyển Việt Nam đã từng tham gia, đoàn Việt Nam đều có thành tích cao hơn hoặc bằng năm ngoái Tại Army Games 2021, Đoàn QĐND Việt Nam xếp thứ 7/42 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Hội thao

Năm 2022, cùng với việc đăng cai tổ chức cuộc thi “Vùng tai nạn” tại Việt Nam, đoàn đội tuyển Việt Nam còn tham gia thi đấu ở một số nội dung khách như: Xe tăng hành tiến, Đội quân văn hóa, Tiếp sức quân y, Đột phá đặc biệt, Môi trường an toàn, Bếp dã chiến, Kỹ năng thành thục, Xạ thủ chiến thuật

Trang 30

và Kinh tuyến Cũng trong thời gian diễn ra các nội dung thi đấu trong khuôn khổ Army Games, đoàn đại biểu cấp cao do Thượng tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự quốc tế Army 2022 và Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow - lần thứ thứ 10 Army Games 2022 một lần nữa khẳng định vị thế quân sự của Việt Nam đang ngày một tăng cao trên trường quốc tế

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã chỉ ra một số vấn đề lý luận của vấn đề quảng bá hình ảnh quốc gia, bao gồm khái niệm quảng bá, hình ảnh quốc gia và quảng bá hình ảnh quốc gia; vai trò của sự kiện thể thao quốc tế trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia; Truyền thống quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Hội thao quân sự Quốc tế Army Games và sự tham gia của Việt Nam trong những ngày đầu Đây là những cơ sở, nền tảng giúp triển khai tiếp những nội dung của hai chương tiếp theo trong nghiên cứu.

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM QUA HỘI THAO QUÂN SỰ ARMY GAMES TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

2.1 Những yếu tố đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc tế:

Việc đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc tế có thể được đánh giá thông qua nhiều yếu tố

- Thành công trong cơ cấu tổ chức: khả năng tổ chức một sự kiện quốc

tế một cách suôn sẻ, hiệu quả và chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng Sự kiện nên được tổ chức đúng hẹn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và an toàn với các quốc gia tham gia

- Sự tham gia của các quốc gia khác: Mức độ quan tâm và tham gia của

các quốc gia khác trong sự kiện là một chỉ số cho thấy tầm quan trọng và hấp dẫn của sự kiện đối với cộng đồng quốc tế

- Tầm ảnh hưởng truyền thông: Sự kiện có khả năng tạo được sự quan

tâm và tiếng vang lớn trong truyền thông quốc tế hay không, sự lan truyền thông tin tích cực về sự kiện và về quốc gia đang tổ chức là các yếu tố quan trọng Hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua sự kiện quốc tế còn phụ thuộc vào khả năng tạo ấn tượng lâu dài, tạo nhận thức tích cực về quốc gia trong tương lai Các bài viết tích cực, những câu chuyện tôn vinh thành tựu và khía cạnh độc đáo của quốc gia sẽ giúp cho việc quảng bá hình ảnh có tích cực hơn Bên cạnh đó, việc tận dụng các nền tảng số hóa, đánh giá sự tương tác và phạm vi bao phủ của sự kiện trên các trang thông tin cũng giúp tiếp cận một tầng lớn hơn khán giả toàn cầu

- Tạo dấu ấn độc đáo: Các sự kiện có thể tạo dấu ấn độc đáo qua các hoạt

động đặc biệt, diễn biến không gian sự kiện, và các yếu tố gây ấn tượng

Trang 32

mạnh mẽ cho người tham gia và người xem Nếu tạo được ấn tượng tốt có thể phát triển hơn trong vấn đề tương tác và hợp tác tích cực với các quốc gia khác, góp phần vào việc nâng cao hình ảnh quốc gia trên phạm vi toàn cầu

- Phù hợp với thông điệp quốc gia: Sự kiện cần phản ánh đúng các giá

trị, thông điệp và hình ảnh quốc gia mà quốc gia đó muốn truyền tải tới cộng đồng quốc tế Bên cạnh đó, việc đánh giá cách thông điệp được truyền tải trong suốt sự kiện liên quan đến hình ảnh mà quốc gia mong muốn được trình hiện trước quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng Sự nhất quán trong thông điệp đảm bảo rằng hình ảnh được thể hiện tương thích với các giá trị và mục tiêu của quốc gia

Việc đánh giá hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc tế, đặc biệt là sự kiện thể thao quân sự là một quá trình đa chiều, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo rằng sự kiện đạt được mục tiêu quảng bá và tạo dấu ấn tích cực cho quốc gia

2.2 Khảo sát mức độ phổ biến và hiệu quả của Army Games trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam

Để đo lường mức độ phổ biến của chương trình Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games, từ đó đưa ra những đánh giá chung về tính phổ biến cũng như tính hiệu quả của hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam qua Hội thao từ năm 2020 đến nay, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên hơn 500 người hiện đang sinh sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và thu được kết quả như sau:

2.2.1 Mức độ phổ biến của Army Games:

Trên tổng số 512 người tham gia khảo sát có hơn 65% người biết tới Hội thao quân sự quốc tế Army Games Đồng thời, trong số 337 người tham gia khảo sát biết đến Hội thao, có trên 67% số người đánh giá “Đây là sự kiện lớn được nhiều người quan tâm” là lý do khiến họ biết đến sự kiện

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w