1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp nghiên cứu khoa học những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI--- ----Bộ môn : Phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc ThànhNhóm : 02Mã lớp học phần : 23_ SCRE0111_ 17Đề tàiNh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- 

Bộ môn : Phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc ThànhNhóm : 02

Mã lớp học phần : 23_ SCRE0111_ 17

Đề tài

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trìnhsản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt mayniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

PAGE \*

LỜI NÓI ĐẦU

Dệt may được coi là một trong những lĩnh vực chủ chốt của nhiều nền kinh tế, quy mô thương mại của thị trường dệt may toàn cầu Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Chính vì vậy, nhóm 2 sẽ nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng góp các ý kiến để nâng cao chất lượng được sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Vậy sau đây xin mời thầy và các bạn theo dõi bài thảo luận của nhóm 2 Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến giúp chúng em hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn!

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 5

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 6

1.2 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 7

1.2.1 Khái niệm sự đổi mới 7

1.2.2 Quy trình sản xuất 8

1.2.3 Đổi mới quy trình sản xuất 8

1.2.4 Ngành dệt may 8

1.3.Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 8

1.3.1 Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao 8

1.3.2 Lý thuyết tri thức tổ chức 9

1.3.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức 9

CHƯƠNG II THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 10

2.2 Câu hỏi nghiên cứu 10

2.3 Mô hình nghiên cứu 11

2.4 Giả thuyết nghiên cứu 11

2.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

2.5.1.Đối tượng nghiên cứu 12

2.5.2 Phạm vi nghiên cứu 12

Trang 4

PAGE \*

2.6 Phương pháp nghiên cứu 12

2.6.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng 12

2.6.2 Thu thập dữ liệu 12

CHƯƠNG III XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ 3.1 Thang đo "Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất" 13

3.2 Thang đo "Tài chính " 13

3.3 Thang đo "Cơ sở vật chất " 14

3.4 Thang đo "Khách hàng" 14

3.5 Thang đo "Sức ép thị trường" 15

3.6 Thang đo "Sự đổi mới quy trình sản xuất" 15

CHƯƠNG IV BẢNG HỎI Bảng hỏi khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam16

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Một trong những quy trình sản xuất dệt may 8

Hình 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Thang đo "Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất" 13

Bảng 2: Thang đo "Tài chính" 13

Bảng 3: Thang đo "Cơ sở vật chất" 14

Bảng 4: Thang đo "Khách hàng" 14

Bảng 5: Thang đo "Sức ép thị trường" 15

Bảng 6: Thang đo "Sự đổi mới quy trình sản xuất" 16

Trang 5

3 R&D Bộ phận nghiên cứu và phát triển

tuyến tính

Nội

Trang 6

PAGE \*

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước:

-Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013) , Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu đã được thực hiện bởi Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân vào năm 2013 nhằm phân tích tình hình đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm nhận thức và văn hóa về đổi mới sáng tạo, kết quả đổi mới sáng tạo, hình thức đổi mới sáng tạo và năng lực nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách lấy mẫu nghiên cứu bao gồm 583 doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang, TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt, những địa điểm đã được đào tạo nâng cao về nhận thức sáng tạo, các doanh nghiệp được khảo sát thuộc 6 nhóm lĩnh vực kinh doanh sau: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, vật liệu xây dựng, dịch vụ và cơ khí kỹ thuật và dữ liệu Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc và bảng hỏi, các bảng hỏi được hoàn thành trong vòng 3 ngày cho đến 2 tuần sau cuộc phỏng vấn để đảm bảo những thông tin mới được cập nhật đầy đủ Sau đó dữ liệu được các nhà nghiên cứu xử lí và phân tích qua phần mềm SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có nhận thức khá rõ về vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động này Ngoài ra, đổi mới sáng tạo hiện nay chủ yếu mang tính cải tiến, với rất ít doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoàn toàn đổi mới với thị trường Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) Điều này là do các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, ngân sách dành cho đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chưa cao, sự hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và các trường đại học chưa tốt Hạn chế của bài nghiên cứu là chưa phổ quát hết các khía cạnh của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam, như chưa đi sâu vào nghiên cứu quy trình tổ chức và quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, đồng thời chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư cho đổi mới sáng tạo Ngoài ra, nghiên cứu còn tồn tại sai số do đối tượng phỏng vấn có cách hiểu khác nhau về đổi mới sáng tạo Do vậy, hướng nghiên cứu trong tương lai có thể là: so sánh hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau; nghiên cứu trường hợp điển hình doanh nghiệp tự phát triển sản phẩm (từ lúc có ý tưởng kinh doanh tới khi thương mại hóa); nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; tìm mối liên hệ giữa các phong cách lãnh đạo với khả năng đổi mới

Trang 7

PAGE \*

sáng tạo của nhân viên Nhóm tác giả tham khảo nguồn tài liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu

-Hòa, Nguyễn Định, Thành, Vũ Ba, Mai, Vũ Thanh, Tùng, Lê Vân,Quyên, Huỳnh Võ Thức (2020) Knowledge sharing influence on innovation: A case of textile and garment enterprises in Vietnam (Tạm dịch: Anh hưởng của chia sẻ kiến thức đối với đổi mới sáng tạo: Trường hợp của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam) Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 245 nhân viên tại 20 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của chia sẻ kiến thức đến đổi mới sáng tạo Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu thí điểm và phương pháp định lượng Nghiên cứu thí điểm kiểm tra bảng hỏi đối với những người được hỏi Phương pháp định lượng áp dụng phân tích SEM để đo lường ảnh hưởng của việc chia sẻ kiến thức đối với đổi mới Kết quả nghiên cứu xác định được 8 yếu tố tác động tích cực đến việc chia sẻ kiến thức: khen thưởng, làm việc theo nhóm, hỗ trợ quản lý, niềm vui chia sẻ kiến thức, giao tiếp, tin tưởng, cam kết và công nghệ thông tin Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chia sẻ kiến thức ảnh hưởng đến sự đổi mới doanh nghiệp Chia sẻ kiến thức đề cập đến việc nhân viên trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi họ làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ và phát triển tổ chức Nghiên cứu cho thấy việc chia sẻ kiến thức giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc, đổi mới sáng tạo giúp tổ chức phát triển bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu mẫu thuận tiện nên khả năng khái quát hóa cho tổng thể không cao Nghiên cứu chỉ thực hiện tại 20 doanh nghiệp dệt may có tổ chức công đoàn nên chưa ra được cái nhìn tổng quát về toàn cảnh ngành dệt may Nhóm tác giả tham khảo sự tác động của yếu tố Chia sẻ kiến thức và các biến quan sát tác động đến chia sẻ kiến thức để tiến hành xây dựng mô hình giả thuyết và bảng hỏi.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài:

-Rosa Puertas Medina, M Luisa Marti Selva, Consuelo Calafat Marzal (2019) , “ An analysis of innovation in textile companies: An efficiency approach” (Tạm dịch: Phân tích đổi mới sáng tạo trong các công nghiệp dệt may: Một cách tiếp cận hiệu quả) đã nói lên tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo cũng như mối quan hệ giữa đổi mới và tăng trưởng kinh doanh Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu về mức độ hiệu quả của đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp dệt may Tây Ban Nha để xác định mức độ cạnh tranh của họ; đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích các yếu tố quyết định hiệu quả và xác định tầm quan trọng của các quy trình đổi mới đối với các doanh nghiệp Nghiên cứu cho thấy rằng trong nhóm các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất là những doanh nghiệp tham gia vào sự đổi mới quy trình Có thể thấy rằng các hướng dẫn đầu tư vào đổi mới công

Trang 8

PAGE \*

nghệ và phi công nghệ thể hiện một cam kết lớn trong cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp Tuy nhiên lĩnh vực dệt may chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó nhu cầu cấp bách là tăng quy mô của các doanh nghiệp Tác giả cũng khẳng định trong quá trình toàn cầu hóa, sự đổi mới nên được coi là một yếu tố chính cho sự sống còn của các doanh nghiệp Hạn chế của nghiên cứu này là sử dụng các dữ liệu định lượng chưa có tính cập nhật (từ năm 2010), có thể có rất nhiều thay đổi ở thời điểm hiện tại Do đó hướng nghiên cứu trong tương lai là nghiên cứu cần hướng tới những tài liệu mới hơn, cập nhật hơn Nhóm tác giả tham khảo nguồn tài liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở lí thuyết cho bài nghiên cứu

-Richard M Walkera (2013) , Internal and external antecedents of process innovation (Tạm dịch: Tiền đề bên trong và bên ngoài của quá trình đổi mới) Bài báo sử dụng nghiên cứu định lượng để nghiên cứu về tiền đề của những đổi mới trong chính quyền địa phương Nghiên cứu cho thấy các tiền đề nội bộ như: quy mô tổ chức, nguồn lực, năng lực quản trị và học hỏi của tổ chức ảnh hưởng đến sự đổi mới của tổ chức Nguồn lực cung cấp cho tổ chức khả năng đổi mới, chịu chi phí đổi mới và thực nghiệm Năng lực quản trị của các lãnh đạo liên quan tích cực đến việc áp dụng đổi mới vì họ cung cấp sự lãnh đạo, hỗ trợ và điều phối cần thiết để đổi mới thành công Việc học hỏi của tổ chức mang lại những ý tưởng đổi mới Nghiên cứu cũng cho thấy tiền đề bên ngoài có thể tạo cơ hội hoặc đặt ra những hạn chế với việc áp dụng đổi mới Ba tiền đề bên ngoài ảnh hưởng đến đổi mới của tổ chức là nhu cầu, sự giàu có và đô thị hóa Các tổ chức có động cơ đổi mới để đáp ứng nhu cầu dịch vụ cơ bản Việc áp dụng đổi mới sẽ dề dàng hơn nếu môi trường bên ngoài rộng rãi hơn vì các hộ gia đình giàu có hơn Tiền đề bên ngoài cũng tạo ra những hạn chế cho sự đổi mới của tổ chức Tổ chức không thể duy trì đổi mới khi đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng bởi vì việc áp dụng nó gây gián đoạn Hướng nghiên cứu trong tương lai về tiền đề của việc năng lực đổi mới có khả năng đến từ các nguồn lực thiếu hụt Nhóm tác giả tham khảo sự tác động của các yếu tố Nguồn lực vật chất, Năng lực quản trị và học hỏi của tổ chức và Nhu cầu thị trường để xây dựng mô hình nghiên cứu

1.2 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản1.2.1 Khái niệm sự đổi mới

- Đổi mới là một từ bắt nguồn từ “nova” gốc Latin nghĩa là “mới” Đó là một ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo, trí tưởng tượng mới dưới góc nhìn thiết bị hoặc phương pháp Sự đổi mới được xem là ứng dụng của các giải pháp tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu mới, nhu cầu không được chứng minh hoặc nhu cầu của thị trường hiện có Sự đổi mới thông qua việc cung cấp các sản phẩm, quy trình, dịch vụ công nghệ hoặc mô hình kinh doanh hiệu quả hơn được cung cấp cho thị trường, chính phủ, xã hội.

Trang 9

PAGE \*

1.2.2 Quy trình sản xuất

- Quy trình sản xuất là một chuỗi các hoạt động được thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Quy trình này bao gồm các bước từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra chất lượng, đóng gói vầ vận chuyển sản phẩm đến khách hàng cuối cùng Quy trình sản xuất có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cụ thể của khách hàng

1.2.3 Đổi mới quy trình sản xuất

- Đổi mới quy trình sản xuất là quá trình áp dụng các phương pháp mới hoặc cải tiến quy trình sản xuất hiện có để tăng cường hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất Đổi mới quy trình sản xuất có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ mới, tự động hóa quy trình, cải thiện quy trình làm việc và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và tài nguyên.

1.2.4 Ngành dệt may

- Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và phát triển trên toàn cầu Nó liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm may mặc từ các loại vải và sợi Ngành dệt may có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia và đóng góp vào việc tạo ra việc làm và xuất khẩu

Hình 1 Một trong những quy

trình

sản xuất dệt may1.3 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao

Lý thuyết lãnh đạo cấp cao (Mason và Hambrick, 1984) là một lý thuyết quản lý

cho rằng tầm nhìn và hành vi của các nhà lãnh cấp cao của một doanh nghiệp có thể có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó Điều này liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các nghiên cứu đã đề ra nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, trong đó, phong cách lãnh đạo doanh nghiệp/nghiệp chủ (Entrepreneurial leadership) có ảnh hưởng lớn đến quy

Trang 10

PAGE \*

trình đổi mới sáng tạo, đổi mới quy trình sản xuất Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức và dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung qua việc đổi mới, tận dụng cơ hội tốt và quan trọng là sẵn sàng đối mặt và tối ưu hóa rủi ro gặp phải cởi mở trong học tập là một trong những phẩm chất quan trọng của lãnh đạo nghiệp chủ Giống như các doanh nhân, các nhà lãnh đạo nghiệp chủ được tạo ra chứ không phải được sinh ra Đó là cơ bắp có thể phát triển theo thời gian và luyện tập (Nan Langowitz) Vì thế, lãnh đạo nghiệp chủ có ý nghĩa rất lớn đối với việc sáng tạo đổi mới Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, việc nghiên cứu về lý thuyết lãnh đạo có một vai trò không nhỏ trong quá trình đổi mới sáng tạo nói chung và sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may nói riêng.

1.3.2 Lý thuyết tri thức tổ chức

Lý thuyết tri thức tổ chức cho rằng kiến thức là một nguồn lực quan trọng, khan hiếm và không ngừng phát triển trong một doanh nghiệp (Grant R.M., 1996), việc sở hữu các nguồn lực dựa trên tri thức, được gọi là “vốn trí tuệ”, là điều không thể thiếu trong môi trường kinh doanh, có tầm ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới quy trình trong doanh nghiệp (Kengatharan, Navaneethakrishnan, 2019) Các nghiên cứu chỉ ra rằng “vốn trí tuệ” là nhân tố quan trọng, có tác động lớn đến đổi mới sáng tạo nói riêng và kết quả của doanh nghiệp nói chung (Subramaniam, Youndt, 2005) “vốn trí tuệ” còn đóng vai trò là nền tảng giúp các doanh nghiệp xác định và nắm bắt triệt để những cơ hội, là kim chỉ nam hướng tới thành công và đổi mới (Teece, 2007) Nghiên cứu của Murovec và Prodan nhấn mạnh rằng, để đổi mới thành công, “vốn trí tuệ” cần phải đa dạng, tức cần tiếp thu kiến thức cả cũ lẫn mới, cả trong lẫn ngoài Tầm quan trọng của việc tiếp thu và khai thác kiến thức từ ngoài càng được nhấn mạnh là quan trọng trong quá trình đổi mới, đặc biệt là trong mô hình đổi mới sáng tạo mở Các doanh nghiệp dệt may trong nước cần nghiên cứu, cập nhật và tiếp thu những kiến thức, công nghệ mới nhất để đạt được đổi mới, từ đó có được những bước phát triển vượt bậc.

1.3.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức

Được phát triển bới Chris Agris và Donald Schon vào những năm 70, Lý thuyết

học hỏi tổ chức xoay quanh khả năng học hỏi, tiếp nhận xử lý thông tin, cũng như học hỏi và đưa ra giải pháp từ những sai số và vướng mắc từ doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định tác động đến công cuộc đổi mới quy trình Khi một ý tưởng hay sản phẩm được đưa ra, sẽ phải phản ánh, thông qua sự phản ánh cả quá trình và kết quả mà việc học hỏi sẽ diễn ra, dẫn đến việc đổi mới sáng tạo (Ivan Andreev, 2023) Lý thuyết học hỏi tổ chức cho thấy rằng các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể cải thiện quá trình đổi mới của mình bằng cách tích cực học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy văn hóa học hỏi và đổi mới liên tục, đồng thời khuyến khích thử nghiệm và chấp nhận đối mặt rủi ro Điều này giúp thúc đẩy

Trang 11

PAGE \*

các doanh nghiệp nêu trên trong công cuộc cạnh tranh và đảm bảo cho đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp.

CHƯƠNG II THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng sự đổi mới quy trình

sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra kết luận, hàm ý để nâng cao chất lượng đổi mới của các DN ngành dệt may về sản phẩm và vị trí trên TTCK.

- Mục tiêu cụ thể :

 Xác định mức độ đổi mới hiện nay trong quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

 Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

 Xác định những thách thức và cơ hội mà các DN gặp phải trong nỗ lực đổi mới, như tình trạng thiếu lao động, chi phí nguyên vật liệu và cạnh tranh.

 Tìm ra yếu tố chủ chốt tác động đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may, đưa ra kết luận và hàm ý để các DN nêu trên có phương hướng và mục tiêu rõ ràng trong việc đổi mới.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu:

*Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới quy

trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam?

*Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

- Yếu tố nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố khách hàng có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố cạnh tranh doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

Trang 12

Hình 2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam Trong đó:

- Biến độc lập: nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất, tài chính, cơ sở vật chất, khách hàng, cạnh tranh doanh nghiệp

- Biến phụ thuộc: Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

2.4 Giả thuyết nghiên cứu

• Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố ''Nhận thức về đổi mới quy trình'' ảnh hưởng cùng

chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

• Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố ''Tài chính'' ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam • Giả thuyết 3(H3): Yếu tố ''Cơ sở vật chất'' ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh

nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK

Việt Nam

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w