1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Đổi Mới Sản Phẩm Của Các Doanh Nghiêp Ngành Dệt May Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.pdf

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN Đề tài:

NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIÊPNGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc Thành Lớp học phần: 231SCRE011127 Người thực hiện: Nhóm 9

TTSTên thành viênMã sinh

viênNhiệm vụĐánh giáGV đánhgiá

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM(Lần 1)

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Giảng viên: Nguyễn Đắc Thành

Lớp HP: 231SCRE011127

Nhóm: 9

I.Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Họp online trên Zoom 2 Thời gian: 17/10/2023

II Số thành viên tham gia: 14/14III.Nội dung thảo luận

1 Tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra phương hướng giải quyết đề tài thảo luận 2 Nhóm trưởng phân chia công việc.

IV.Đánh giá chung kết quả cuộc họp:

Các thành viên nhiệt tình, thẳng thắn đưa ra ý kiến trong quá trình thảo luận và nhận nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao.

Hà Nội, Thứ Ba ngày 17 tháng 10 năm 2023

Nhóm trưởng Mai Nguyễn Quỳnh Trang

3

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM(Lần 2)

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Giảng viên: Nguyễn Đắc Thành

Lớp HP: 231SCRE011127

Nhóm: 9

I.Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Họp online trên zoom 2 Thời gian: 12/11/2023

II.Số thành viên tham gia: 14/14III.Nội dung thảo luận

1 Phân chia tiếp các nội dung thảo luận, cùng tìm hiểu và thống nhất ý kiến,, nội dung của bài.

IV.Đánh giá chung kết quả cuộc họp:

Các thành viên tham gia tích cực, đưa ra và đóng góp nhiều ý kiến.

Hà Nội, Thứ Tư ngày 25 tháng 10 năm 2023

Nhóm trưởng Mai Nguyễn Quỳnh Trang

4

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Dệt may được coi là một trong những lĩnh vực chủ chốt của nhiều nền kinh tế, quy mô thương mại của thị trường dệt may toàn cầu Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Chính vì vậy, nhóm 9 sẽ nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng góp các ý kiến để nâng cao chất lượng được sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Vậy sau đây xin mời thầy và các bạn theo dõi bài thảo luận của nhóm 9 Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến giúp chúng em hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn!

5

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1.1.Những nghiên cứu về sự đổi mới 7

1.1.2.Những nghiên cứu vè sự đổi mới sản phẩm 8

1.1.3.Những nghiên cứu về sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam 11

1.1.4.Những nghiên cứu về sự đổi mới sản phẩm các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam 12

1.2.NHỮNGLÝ THUYẾT KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN 13

1.2.1.Lý thuyết phát triển kinh tế (Lý thuyết Schumpeter) 13

1.2.2.Lý thuyết về đổi mới sáng tạo của Kenneth và Ralph 14

1.2.3.Lý thuyết Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (National Innovation System - NIS) 15

1.3.CÁCKHÁI NIỆM LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 20

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 21

2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 21

2.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 21

2.3 M Ô HÌNH NGHIÊN CỨU: 22

2.4 G IẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: 23

2.5 Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23

2.5.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.5.2 Phạm vi nghiên cứu 23

2.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: 23

2.6.2 Phương phương nghiên cứu định lượng: 24

2.6.3 Thu thập dữ liệu: 24

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ 25

3.1 THANG ĐO “NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU” 25

3.2 THANG ĐO “KHÁCH HÀNG” 25

3.3 THANG ĐO “CÔNG NGHỆ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA” 25

3.4 THANG ĐO “ SỨC ÉP THỊ TRƯỜNG ” 26

3.5 THANG ĐO “T ÀI CHÍNH” 26

3.6 THANG ĐO “S Ự ĐỔI MỚI SẢN PHẨM” 27

CHƯƠNG IV: BẢNG HỎI 27

6

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Quốc tế Việt Nam

7

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về sự đổi mới

Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, bắt nguồn từ thực tế về quá trình tìm kiếm sự thay đổi và đón nhận sự thay đổi trong hình thức này hay hình thức khác là một phần không thể thiếu trong lịch sử tiến hóa của nhân loại Vì vậy, có thể lập luận rằng đổi mới sáng tạo đi cùng với khởi đầu sự sống

thông minh trên trái đất này (Ram và cộng sự, 2010).

Joseph Schumpeter (1883-1950) là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực

nghiên cứu này Ông được nhắc đến như là “cha đẻ của khái niệm về đổi mớisáng tạo” Theo quan điểm của Joseph Schumpeter, nếu chỉ nghiên cứu nền

kinh tế thông qua các lăng kính tĩnh, tập trung vào sự phân bố các nguồn lực cho trước là chưa đủ Phát triển kinh tế phải được xem xét như một quá trình thay đổi về chất do đổi mới sáng tạo đem lại Các ví dụ về đổi mới sáng tạo theo quan điểm của Joseph Schumpeter là sản phẩm mới, phương pháp sản xuất mới, nguồn cung ứng mới, việc mở ra các thị trường mới hay các cấu trúc thị trường mới trong một ngành truyền thống.

Schumpeter (1934) chỉ ra đổi mới sáng tạo là sự kết hợp mới của các nguồn lực sẵn có và nó thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua một quá trình vận động liên tục trong đó các công nghệ mới thay thế những công nghệ cũ Khái niệm đổi mới sáng tạo đã dần được phát triển từ những ý tưởng ban đầu của Schumpeter Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về học thuật này và sẽ còn tiếp tục được phát triển hơn nữa để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, hoạt

động sáng tạo của các doanh nghiệp và lực lượng lao động (Anderson và cộngsự, 2004)

Tang (1998) đã thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sáng tạo trong tổ chức và xác định sáu thành phần của đối mới sáng tạo là thông tin và giao tiếp, tri thức và kỹ năng, hành vi/ thái độ và hội nhập, xây dựng và thực hiện dự án, hướng dẫn và hỗ trợ, môi trường bên ngoài Tác giả cũng nhấn mạnh đổi mới sáng tạo là một khái niệm phức tạp Cho đến khác nhau về đổi mới sáng tạo đã được đề xuất.

Xét về góc độ tổ chức, Thompson Crow (1965) định nghĩa: “Đổi mới sáng tạolà tạo ra, chấp nhận và thực hiện ý tưởng, quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụmới” Một định nghĩa tương tự về đổi mới sáng tạo được đề xuất gần đây bởiWest và Anderson (1996): “Đổi mới sáng tạo có thể là ứng dụng hiệu quả cácquy trình và sản phẩm mới hoặc được thiết kế để mang lại lợi ích cho tổ chức

8

Trang 10

và các bên liên quan” Zaltman và cộng sự (1973) mô tả đổi mới sáng tạo như“một quá trình sáng tạo, từ đó hai hay nhiều khái niệm hoặc ý tưởng được kếthợp với nhau theo một phương pháp mới để tạo ra một cấu hình mà trước đâychưa được những người tham gia biết đến”.

Về mức độ mới, Ven và cộng sự (1986) nói rằng, miễn là ý tưởng này được coi là mới đối với những người liên quan thì nó là đổi mới sáng tạo Ủy ban Châu Âu (1995) định nghĩa đổi mới sáng tạo là sản phẩm/ dịch vụ mới (hoặc được làm mới), thị trường mới, phương thức sản xuất mới (bao gồm cả khả năng cung cấp và phân phối mới) và những thay đổi trong quản lý (bao gồm thay đổi mới tổ chức và thay đổi điều kiện làm việc) Tính “mới” cũng gắn liền với sự thay đổi Rogers (2003) cho biết đổi mới sáng tạo là “một ý tưởng, một việcđược thực thi, hoặc một đối tượng được coi là mới bởi một cá nhân hoặc đơn vịsử dụng nó”

Nhìn nhận ở các góc độ khác, Drucker (1985) lập luận: “đổi mới sáng tạo làcông cụ, phương tiện cụ thể để các doanh nghiệp sử dụng nhằm khai thác sựthay đổi như một cơ hội để tạo ra công việc kinh doanh hoặc dịch vụ khác”.Damanpour(1996) cung cấp một định nghĩa được trích dẫn phổ biến: “Đổi mớisáng tạo được hình thành như một phương tiện để thay đổi tổ chức, hoặc là mộtphản ứng với thay đổi trong môi trường bên ngoài hoặc như một hành độnglàm thay đổi môi trường” Đổi mới sáng tạo cũng được định nghĩa là “một quá

trình chuyển đổi các ýtưởng thành những sản phẩm/ dịch vụ, quy trình mới và hữu dụng" (Besant và Tidd 2007) Trong quản lý tri thức, tri thức được coi là quan trọng cho sự đổi mớihoặc thậm chí là một loại đổi mới Plessis (2007) khái

quát “đổi mới sáng tạo là việc tạo ra tri thức và ý tưởng mới nhằm đem lại kếtquả kinh doanh tốt hơn, cải thiện các quy trình, cơ cấu lại tổ chức nội bộ và tạora định hướng thị trường sản phẩm và dịch vụ” Xét về yếu tố công nghệ, đổi

mới sáng tạo là một sản phẩm liên quan đến công nghệ mới (Nord và Tucker, 1987)

Mặc dù có sự đa dạng trong định nghĩa về đổi mới sáng tạo do các nhà nghiên cứu khác nhau tiếp cận đổi mới sáng tạo từ các từ các góc nhìn khác nhau như (kinh tế, kỹ thuật, hành vi ), từ các cấp bậc khác nhau (quốc gia, tổ chức, nhóm, cá nhân) hay các loại hình khác nhau (đổi mới sáng tạo sản phẩm, quy trình, tích lũy, đột phá ), song chung quy lại, đổi mới sáng tạo vẫn bao gồm các thuộc tính và các khía cạnh khác nhau.

1.1.2 Những nghiên cứu vè sự đổi mới sản phẩm

Việc đổi mới sản phẩm đồng nghĩa với việc phát triển và giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới với tác động trực tiếp lên thị trường tiêu thụ nó Cũng có thể phát triển các phiên bản cải tiến của sản phẩm hiện tại, nâng cao chức

9

Trang 20

Nền kinh tế ĐMST là nền kinh tế ở đó yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là ĐMST, chứ không phải là tích lũy vốn Khi đầu tư vào ĐMST, Hoa Kỳ cho ra đời nhiều ngành công nghiệp mới, chu kỳ kinh doanh mới, các công ty mới, nhiều việc làm mới, đem lại cho người dân sự giầu có và thịnh vượng M.Porter, Nhà kinh tế học nổi tiếng, Giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học Harvard, Mỹ, đã đưa ra một mô hình tiến hóa của các nền kinh tế như sau:

Ở giai đoạn lấy ĐMST làm động lực phát triển, nguồn chủ yếu để tạo ra ưu thế cạnh tranh là năng lực ĐMST, thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới ở những công nghệ mũi nhọn Chiến lược này chú trọng đến khởi nghiệp, sự sáng tạo công nghệ và phát triển nội lực Các thể chế và khuyến khích được tạo lập để hỗ trợ ĐMST và khởi nghiệp Ở giai đoạn tăng trưởng dựa vào ĐMST, chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, thông qua sự tăng cường đầu tư cho hoạt động NC&PT, hỗ trợ giáo dục đại học, thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh vốn mạo hiểm (Venture Capital) và điều chỉnh hệ thống pháp quy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở ra các doanh nghiệp công nghệ cao.

NIS đáp ứng được đòi hỏi khách quan của ĐMST và nâng cấp liên tục năng lựccông nghệ: Thế giới ngày nay ngày càng phải đối mặt với những thách thức và

khủng hoảng khó lường đe doạ nghiêm trọng đến sự thịnh vượng và cạnh tranh của các quốc gia Bối cảnh này đã buộc các nước phải tìm ra các nguồn tăng trưởng mới và bền vững hơn Các chính phủ đang tìm kiếm chính sách và hành động có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng và thịnh vượng trong tương lai ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ chính là chìa khoá mở ra nguồn tăng trưởng mới và bền vững cho mọi quốc gia, điều này được thể hiện rõ thông qua tính tất yếu khách quan và những lợi ích mà ĐMST đem lại đó là: Thứ nhất, ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ cùng với ứng dụng tri thức là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết những khó khăn mà toàn cầu đang vấp phải Thứ hai, đầu tư vào ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ là chìa khoá để tạo ra các việc làm và tăng năng suất lao động Thứ ba, ĐMST là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn gốc của nền kinh tế ĐMST Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn

Việc xây dựng và phát triển NIS có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy quá trình ĐMST và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ của quốc gia Cách tư duy này mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia nhằm giải quyết những thách thức lớn

19

Trang 21

về tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn nó góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thế giới.

1.2.3.3 Nội dung chính của phát triển NIS

Thực chất của sự phát triển NIS là liên kết toàn hệ thống, lấy các công ty, các hãng, các doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới như Chính phủ, cơ cấu tổ chức ngành tài chính, hoạt động NC&PT, tổ chức NC&PT, các trường đại học nghiên cứu Đó không phải là một hành động tách biệt, cũng không phải diễn ra theo đường thẳng Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố của quá trình ĐMST Những yếu tố này không tách rời mà tương tác với nhau nhằm thúc đẩy ĐMST công nghệ của quốc gia Với cách tiếp cận này, nội dung trọng tâm của NIS là tạo môi trường chính sách thúc đẩy ĐMST sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, tổ chức, quản lý để gắn các hoạt động NC&PT với thương mại hóa và đem lại các giá trị kinh tế - xã hội, khắc phục vai trò tồn tại tự thân của bất kỳ một yếu tố nào trong hệ thống, đặc biệt là các yếu tố KH&CN

- Một là, xây dựng NIS mang tính hệ thống nhằm thúc đẩy đổi mới sản phẩm, dịch vụ, công nghệ Đây là nội dung mang tính bản chất nhất của cách tiếp cận NIS Nó thể ở tính hệ thống Các yếu tố thuộc NIS bao gồm: Các yếu tố, loại hoạt động (NC&PT, thương mại hóa sản phẩm mới, tạo môi trường văn hóa, các hoạt động giáo dục, đào tạo nhân lực KH&CN; Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN (thông tin, tiêu chuẩn hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ) Các tổ chức: Chính phủ, doanh nghiệp, đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp dân cư có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách và thành quả KH&CN Các chính sách: Công nghiệp, thương mại, KH&CN, tài chính, tiền tệ, môi trường,

Các yếu tố này bao gồm tất cả các nhân tố, các tổ chức và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình ĐMST sản phẩm, ĐMST công nghệ của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường Ở đây, cả một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ thống các tổ chức NC&PT, các doanh nghiệp thuộc cộng đồng sản xuất kinh doanh, các trường đại học, Chính phủ và các yếu tố thị trường mỗi khi có mục tiêu chung sẽ lập tức được huy động và phối kết hợp với nhau một cách linh hoạt để hướng tới tiêu điểm chung là tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng

- Hai là, phát triển NIS nhằm gắn các hoạt động NC&PT với các hoạt động KT-XH, gắn kết giữa các năng lực NC&PT trong nước với các năng lực ĐMST nước ngoài; xây dựng NIS mang tính mở Mục tiêu phát triển NIS không chỉ là thúc đẩy đổi mới sản phẩm, công nghệ mà quan trọng hơn đó là hòa trộn, gắn kết các hoạt động KH&CN với các

20

Trang 22

hoạt động KT-XH Vì thế NIS thể hiện rõ tính mở Sở dĩ có tính mở là vì trong khuôn khổ của NIS, các hoạt động đều cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngành/quốc gia/doanh nghiệp

- Ba là, phát triển NIS nhằm gắn liền khu vực nghiên cứu và sản xuất – các doanh nghiệp - đối tượng trung tâm của phát triển NIS Trên thực tế, những ý tưởng ĐMST có thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong NC&PT, tiếp thị và phổ biến công nghệ mới Thực tế này đã là cơ sở của mô hình đổi mới mang tính liên kết và hệ thống, nhưng lấy doanh nghiệp làm trung tâm liên kết sẽ phù hợp với quan niệm của NIS.

1.3 Các khái niệm lý thuyết có liên quan

-Yếu tố ảnh hưởng (influencing-factors) là những yếu tố có thể ảnh hưởng

đến một số tính năng của đối tượng/mục tiêu nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng có thể được sử dụng làm biến kiểm soát (control variables) để xác đinhj các yếu tố ảnh hưởng chính của một đối tượng.

-Đổi mới sản phẩm (products innvation): Đổi mới sản phẩm đề cập đến

những thay đổi nhằm cải thiện thiết kế, vật liệu, cảm giác, vẻ ngoài, công suất, chức năng và trải nghiệm tổng thể của người dùng Một cải tiến có thể hữu hình, chẳng hạn như một sản phẩm vật chất, hoặc vô hình, như phần mềm hoặc dịch vụ Đổi mới sản phẩm giúp các công ty duy trì sự phù hợp trên thị trường của họ và tiếp tục phát triển và cải thiện theo thời gian Khả năng đổi mới của một công ty được coi là cần thiết cho khả năng tồn tại lâu dài của nó Các công ty cần phải mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn của mình và sáng tạo khi thiết kế sản phẩm mới.

-Tầm quan trọng của việc đổi mới sản phẩm: Các giải pháp mới cho các vấn đề có thể cách mạng hóa hoàn toàn cuộc sống của con người, dẫn đến những cải thiện rộng rãi về chất lượng cuộc sống ở nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau Đầu tiên, đổi mới sản phẩm tốt cho lợi nhuận: Trong trường hợp sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn những doanh nghiệp không đưa ra được sự đổi mới Từ đó gia tăng lợi nhuận và khoảng cách cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

Thứ hai là đa dạng hóa cơ hội đổi mới: Sự đổi mới dẫn đến việc thúc đẩy và mở rộng thị trường, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa phương thức kinh doanh, khả năng tiếp cận khách hàng…

21

Ngày đăng: 09/04/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w