1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế số tại việt nam thực trạng và giải pháp thúc đẩy

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Số Tại Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp Thúc Đẩy
Tác giả Phạm Thị Thu Thanh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Việc áp dụng công nghệ số trong hoạt động kinh tế còn giúp giải quyết hiệu quả những “bài toán" nan giải trong phát triển kinh tế như ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo, cạn kiệt ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM:

Trang 2

1.3 Điều kiện phát triển 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM 8

2.1 Tăng trưởng kinh tế số tại Việt Nam 8

2.2 Những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam 10

2.3 Những hạn chế, thách thức đặt ra cho Việt Nam để phát triển kinh tế số 15 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI

Trang 3

Blurred content of page 3

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Khung khái niệm về kinh tế số theo phạm vi 4 Hình 2.1 Mức tăng trưởng nền kinh tế số Việt Nam giai đoạn 2019-2022 và dự báo tới năm 2030 Nguồn: báo cáo E-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company 8 Hình 2.2 Tăng trưởng của các lĩnh vực trong nền kinh tế số Việt Nam giai đoạn 2019-2022 và dự báo tới năm 2030 9 Hình 2.3 Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin - điện tử, viễn thông tại Việt Nam giai đoạn 2018-2021 14 Hình 2.4 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam các năm 2018-2022 (Đơn vị: %) 15

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, phát triển kinh tế số đang là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm và đẩy mạnh Kinh tế số được xem là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, không chỉ giúp cải thiện năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, mà còn là “bệ phóng" cho tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, gia tăng hàm lượng sử dụng tri thức nhiều hơn là khai thác tài nguyên Cùng với đó, chi phí tham gia vào kinh tế số thấp hơn, nên giúp mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho nhiều chủ thể trong nền kinh tế Ngoài ra, quá trình chuyển giao công nghệ số giúp góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôn Việc áp dụng công nghệ số trong hoạt động kinh tế còn giúp giải quyết hiệu quả những “bài toán" nan giải trong phát triển kinh tế như ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo, cạn kiệt nguồn lực,

Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam trong nhiều năm qua đã có những nỗ lực và triển khai những hàng động thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số Việc phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, nhưng thực tế vẫn đặt ra một số vấn đề còn tồn tại, đòi hỏi Việt Nam cần có sự quyết tâm và những giải pháp hữu ích hơn Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế số tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp thúc đẩy” làm đề tài tiểu luận môn “Phương pháp Nghiên cứu Khoa học".

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế số, vận dụng vào thực tiễn đánh giá hiện trạng tạo lập điều kiện phát triển kinh tế số và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và tạo điều kiện cho nền kinh tế số Việt Nam phát triển trong thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các điều kiện phát triển nền kinh tế số ở một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam

Phân tích thực trạng và những vật đề đặt ra trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế số ở Việt Nam

1

Trang 6

Blurred content of page 6

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ1.1 Khái niệm

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những tác động mang tính đột phá, sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu, tần suất sử dụng thuật ngữ kinh tế số (digital economy) đã gia tăng vào thời gian gần đây, kéo theo sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số

Nhóm chuyên gia kinh tế số Oxford cho rằng: "Kinh tế số là mô •t nền kinh tế vâ •n hành chủ yếu dựa trên công nghê • số”, đặc biê •t là các giao dịch điê •n tử tiến hành thông qua Internet Ba thành phần chính trong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh số và thương mại điện tử 1

R.Bukht và R Heeks đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về Kinh tế số bằng cách đề xuất hệ thống “Khung khái niệm về Kinh tế số” Khung khái niệm này chỉ ra ba phạm vi là Kinh tế số lõi (Core Digital Economy), Kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và Kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy) (xem ở hình 1.1) 2

- Kinh tế số lõi, bao gồm: Chế tạo phần cứng, Phần mềm và tư vấn Công

nghệ thông tin, Dịch vụ thông tin và Truyền thông

- Kinh tế số phạm vi hẹp, bao gồm: các vấn đề về dịch vụ số, kinh tế hạ tầng.- Kinh tế số phạm vi rộng (Kinh tế số hóa), bao gồm: kinh doanh điện tử,

thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, nông nghiệp chính xác, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng Đây cũng là khái niệm được sử dụng rộng rãi hiện nay.

1 TS Đoàn Thục Quyên (05/11/2022), “Phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới”, Tạp chí Tài chính, Phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới - Tạp chí Tài chính (tapchitaichinh.vn), truy cập ngày 08/04/2023

2 Rumana Bukht, Richard Heeks (2017), “Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy” (Tạm dịch: Định nghĩa, khái niệm hóa và đo lường kinh tế số), Trung tâm Tin học Phát triển, Viện Phát triển Toàn cầu, SEED, truy cập ngày 08/04/2023

3

Trang 8

Hình 1.1 Khung khái niệm về kinh tế số theo phạm vi.

Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động 3

Ngoài ra, còn rất nhiều ý kiến khác nữa về định nghĩa của kinh tế số Với sự thâm nhập càng càng sâu của nhân tố “số hoá" vào nền kinh tế như hiện nay, thì việc phân định rạch ròi kinh tế số là không đơn giản Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, nền kinh tế số bao gồm tất cả doanh nghiệp, dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số hoặc các thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.

1.2 Vai trò

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quXc gia Kinh tế số được xem

là một trong những trụ cột quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia nói chung, và tạo ra sự năng động cho thị trường thị trường thương mại điện tử nói riêng Sự phát triển của kinh tế số đã và đang tác động sâu sắc tới các nền kinh tế trên toàn cầu, tạo ra bước đột phá cho các quốc gia Cụ thể, nhờ nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế số, một số quốc gia đã biến nó thành viên gạch nền trong chiến lược hồi phục và tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn, kinh tế số của Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng những năm gần đây, trở

3 Phạm Việt Dũng (06/09/2019), “Kinh tế số - cơ hội bứt phá cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, Kinh tế số - cơ hội “bứt phá” cho Việt Nam - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn), truy cập ngày 08/04/2023

4

Trang 9

Blurred content of page 9

Trang 10

của sản phẩm Việc số hóa đã giúp giảm các khâu phân phối trung gian, kết nối trực tiếp cung cầu thông qua nền tảng kỹ thuật số, giúp tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất Sức lao động của con người dần được thay thế bằng máy móc Khi công nghệ tiến bộ, lao động giá rẻ không còn là lợi thế quốc gia Thế giới đã và đang chứng kiến sự bứt phá của hàng loạt các công nghệ mới, giúp cho không gian cũng như thời gian lao động để tạo ra sản phẩm giảm đi đáng kể.

1.3 Điều kiện phát tri`n

Thứ nhất, ban hành các th` chế, chính sách, chương trình hành độngtạo điều kiện thuan lYi đ` kinh tế sX có th` phát tri`n Luật và các chính sách sẽ tạo ra các hành lang pháp lý, hỗ trợ các chủ thể tham gia thị trường của kinh tế số được bảo đảm về quyền lợi Các chính sách là điều kiện quan trọng để có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế số Chẳng hạn, các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp tạo ra người lao động tham gia vào nền kinh tế số, đáp ứng nhu cầu của thị trường Ngoài ra còn có các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế số, chính sách thúc đẩy giao dịch th ơng mại điện tử, v.v… Cácƣ thể chế, chính sách, chương trình hành động, và luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế số của đất nước giúp tạo ra các hành lang pháp lý có đủ khả năng kích thích kinh tế số phát triển, cũng điều hướng nhận thức và hành vi của các chủ thể tham gia nền kinh tế số.

Thứ hai, hạ tầng sX đưYc xem là nền tảng mang tính quyết định đếnkết quả của sự chuy`n đổi từ mô hình truyền thXng sang mô hình sX Nếu trước đây hạ tầng viễn thông được xem là hạ tầng vật lý (hạ tầng cứng là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông), để phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông như gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người; thì nay hạ tầng số là hạ tầng quan trọng để tạo lập, kết nối và duy trì dòng dữ liệu của nền kinh tế số, bao gồm cả hạ tầng vật lý (hạ tầng viễn thông băng rộng, các trung tâm dữ liệu) và hạ tầng mềm (điện toán đám mây, kết nối IoT) với tốc độ cao, băng rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số Trước đây, hệ sinh thái số chỉ đơn giản là các trang mạng xã hội, v.v Nhưng ngày nay, hệ sinh thái số không đơn thuần chỉ còn là các trang mạng xã hội, mà nó đã được mở rộng là cả các đám mây điện toán, thị trường thương mại điện tử, v.v… Các loại hình kinh doanh truyền thống luôn bị giới hạn bởi một khu vực địa lý mà nó có thể phục vụ, trong khi thương mại điện tử có thể giải quyết được vấn đề đó.

Thứ ba, sự phát tri`n của nền kinh tế sX đòi hỏi nguồn nhân lực sXphát tri`n tương ứng đ` tri`n khai, tổ chức, thực hiện và van hành nền kinh

6

Trang 11

tế một cách hiệu quả Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2025,

máy móc và con người sẽ có thời gian làm việc tương đương, máy móc sẽ thay thế vị trí của con người khiến mất đi 85 triệu việc làm Sự phát triển của nền6

kinh tế số sẽ mang lại những thay đổi mạnh mẽ cho thị trường lao động, vừa làm mất đi những công việc nhưng cũng sẽ tạo ra những công việc mới, đặc biệt trong những ngành cần sự bổ trợ tương hỗ giữa công nghệ hiện đại và lao động có tay nghề Để đáp ứng được những yêu cầu công việc trong nền kinh tế số, người lao động cần chuẩn bị những kỹ năng và năng lực phù hợp với nhu cầu công việc trong tương lai, đặc biệt ở những quốc gia có năng suất lao động thấp và chủ yếu dựa vào gia công, lắp ráp như Việt Nam Do đó, việc nắm bắt được thực trạng nguồn nhân lực, từ đó chuẩn bị tốt nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam là rất cần thiết.

6 Weforum (2020), “Recession and Automation Changes Our Future of Work, But There are Jobs Coming, Report Says” (Tạm dịch: Suy thoái kinh tế và tự động hóa thay đổi tương lai việc làm”),

https://www.weforum.org/press/2020/10/recession-and-automation-changes-our-future-of-work-but-there-are-jobs-coming-report-says-52c5162fce/, truy cập ngày 08/04/2023

7

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w