1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tác động truyền thông của chính phủ trên mạng xã hội về covid 19 tới sinh viên trên địa bàn hà nội

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để hạn chế tác động của dịch bệnh Covid 19, công tác truyền thông của Chính Phủ là yếu tố rất quan trọng để cho người dân nắm bắt được thông tin cũng như có những biện pháp để phòng chốn

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO

BÀI TẬP NHÓM CUỐI KỲ

MÔN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỀN THÔNGĐỀ TÀI:

Tác Động Truyền Thông Của Chính Phủ Trên Mạng Xã Hội Về Covid-19Tới Sinh Viên Trên Địa Bàn Hà Nội

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Thùy LinhLớp: Truyền thông Marketing K39 A2Nhóm sinh viên :

Hoàng Thu Hường 1957090065

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Trước hết nhóm Ủa Ủa xin được cảm ơn cô giáo bộ môn Nghiên cứu và Đánh giá trong Truyền Thông, cô Lê Thùy Linh, chúng em cảm ơn cô đã đồng hành cùng chúng em trong kỳ học vừa qua Mặc dù là kỳ học online nhiều sóng gió nhưng cô đã cố gắng truyền đạt đầy đủ những kiến thức để chúng em hiểu được và biết cách làm Nghiên cứu và luôn nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn nhóm thực hiện làm bài tập cuối kỳ.

Và cũng cảm ơn các bạn nhóm Ủa Ủa đã cố gắng hết sức để làm bài tập cuối kỳ này mặc dù deadline hơi gấp Mong rằng nhóm sẽ làm việc thật tốt trong những bài tập nhóm sau này.

Hà Nội, ngày 05,tháng 12,năm 2021

Nhóm tác giả khóa luận

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các thông tin, nội dung và số liệu trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ những nguồn tài liệu học thuật uy tín.

Hà Nội, ngày 05,tháng 12,năm 2021

Nhóm tác giả khóa luận

Trang 4

Mục Lục

Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động truyền thông Mạng xã hội của ChínhPhủ về Covid 19 tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội10

1.2 Các hình thức truyền thông của Chính phủ trong thời kỳ Covid-19151.3 Vai trò truyền thông Chính Phủ trong thời kỳ Covid-1918Chương 2: Thực trạng và tác động truyền thông trên Mạng xã hội củaChính Phủ về Covid-19 tới đối tượng sinh viên trên đại bàn Hà Nội272.1 Thực trạng truyền thông của Chính Phủ về Covid 19 trên trangThông tin chính phủ (facebook) tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội272.2 Thực trạng truyền thông của Chính Phủ về Covid 19 trên trang Bộ YTế (zalo) tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội442.3 Đánh giá tác động truyền thông của trang Thông tin Chính Phủ vàBộ Y tế tới nhóm đối tượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội64Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tác động truyền thông của ChínhPhủ trên Mạng xã hội tới đối tượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội.753.1 Giải pháp đối với trang Thông tin Chính Phủ75

Trang 6

Phần Mở Đầu 1 Thông tin nền:

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải chống chọi với đại dịch Covid-19, theo nghiên cứu phải đến năm 2023 chúng ta mới có thể kiểm soát được dịch bệnh Vì thế chúng ta phải có những phương pháp chống dịch, sống chung với dịch Truyền thông là một phương pháp phòng chống dịch hiệu quả.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Chính Phủ đã tiến hành truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng Để truyền thông hiệu quả đến đối tượng sinh viên, truyền thông đến các kênh mạng xã hội, nơi mà nhóm đối tượng này thường sử dụng cụ thể là Facebook và Zalo là một phương tiện truyền thông hiệu quả để thông báo về tính hình dịch bệnh và các cách phòng chống dịch hiệu quả.

2 Lý do lựa chọn đề tài.

Đại dịch Covid-19 đang xảy ra và diễn biến phức tạp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, đời sống xã hội Vào cuối năm 2019, Việt Nam đón nhận làn sóng Covid đầu tiên với tâm điểm là ổ dịch ở Vĩnh Phúc, tới nay là cuối năm 2021, cả nước đã trải qua 4 đợt dịch và chịu nhiều ảnh hưởng, suy giảm về kinh tế, tình trạng thất nghiệp diễn ra nhiều, lạm phát tăng, cùng với đó là các vấn đề xã hội khác

Để hạn chế tác động của dịch bệnh Covid 19, công tác truyền thông của Chính Phủ là yếu tố rất quan trọng để cho người dân nắm bắt được thông tin cũng như có những biện pháp để phòng chống dịch bệnh.

Hà Nội là địa bàn đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, với số ca nhiễm hàng ngày vẫn rất cao Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều trường

Trang 7

đại học, cao đẳng, là nơi sinh viên trên từ nhiều địa phương khác đang theo học tại Hà Nội Vì thế việc truyền thông đến sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giúp sinh viên nắm bắt thông tin và phòng tránh dịch hiệu quả khi trở lại với năm học mới tại Hà Nội.

3 Vấn đề nghiên cứu.

Hiệu quả của việc sử dụng Mạng Xã Hội để truyền thông chống Covid-19 của Chính Phủ đến sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

4 Mục đích nghiên cứu.

Nhóm tác giả lựa chọn đề tài này nhằm nghiên cứu về hiệu quả của truyền thông về covid-19 đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội, cũng như phân tích những nội dung truyền thông và các biểu hiện truyền thông trong thực tế.

5 Câu hỏi nghiên cứu:

Mức độ hiệu quả về truyền thông chống dịch trên MXH? (ít hiệu quả hay rất hiệu quả, hiệu quả nhanh hay chậm, )

Tác động của các thông tin được truyền tải đến cho đối tượng? (tác động thế nào đến nhận thức, thái độ, hành vi, )

Những thông tin tiếp cận đến công chúng đã chính xác chưa, có quá nhiều hay quá ít thông tin được cập nhật, thông tin cập nhật có nhanh chóng, nội dung thông tin có khô khan khó hiểu?

Cách nào để giúp Chính Phủ có thể truyền thông hiệu quả hơn ?

6 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nhiệm vụ thứ nhất, hệ thống hoá các khái niệm và đặc điểm, biểu

hiện về truyền thông trong thời kỳ dịch bệnh

Nhiệm vụ thứ hai, nghiên cứu các tác động truyền thông của chính

phủ trên MXH về Covid-19 đến đối tượng sinh viên, từ đó phân tích và đánh giá hiệu quả của cách tuyên truyền này.

Nhiệm vụ thứ ba, Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện những hạn chế và

phát huy những điểm thực hiện tốt

Trang 8

7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu Truyền thông về Covid-19 của Chính Phủ tới

đối tượng sinh viên học Đại học tại Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành đối với hoạt động

truyền thông của Chính Phủ

Thời gian Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2021Thời điểm khảo sát thực tế Tháng 11/2021Địa điểm: Việt Nam

8 Điểm mới của nghiên cứu.

Đây là công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của truyền thông về Covid-19 tới đối tượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu đánh giá đúng về các vấn đề có liên quan, phân tích và làm rõ nguyên nhân truyền thông có tác hiệu hiệu quả hay chưa hiệu quả đến công chúng mục tiêu.

Kết quả nghiên cứu công trình này cũng phần nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học truyền thông tại Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu tác động và hiệu quả của thông điệp truyền thông.

9 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp các

tài liệu về truyền thông, về truyền thông Mạng Xã Hội, truyền thông chính phủ và các tài liệu liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới.

Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp phân tích nội dung

được sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu: tác động truyền thông của Chính Phủ trên Mạng Xã Hội về Covid-19 tới sinh viên trên Hà Nội được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thu thập dữ liệu theo dõi và thu thập các nội dung được đăng

tải trên trang Thông tin Chính Phủ (Facebook) và Bộ Y tế (zalo) trong

Trang 9

khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2021 Bước 2: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên đánh giá Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên đánh giá và là các nội dung liên quan đến Covid 19 trên hai trang Thông tin Chính Phủ và Bộ Y tế

Bước 3: Xử lý các nội dung lựa chọn Điều tra bảng hỏi

Nội dung bảng hỏi: khảo sát tác động truyền thông về Covid-19 của Chính Phủ tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Phân tích nội dung: Đánh giá mức độ tiếp cận của thông tin đến nhóm công chúng là sinh viên, hiệu quả của những thông tin mang lại cho công chúng.

10.Kết cấu đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động truyền thông Mạng xã hội của Chính Phủ về Covid 19 tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.2 Các hình thức truyền thông của Chính phủ trong thời kỳ Covid-19

1.3 Vai trò truyền thông Chính Phủ trong thời kỳ Covid-19

Chương 2: Thực trạng và tác động truyền thông trên Mạng xã hội của Chính Phủ về Covid-19 tới đối tượng sinh viên trên đại bàn Hà Nội

2.1 Thực trạng truyền thông của Chính Phủ về Covid 19 trên trang Thông tin chính phủ (facebook) tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Trang 10

2.2 Thực trạng truyền thông của Chính Phủ về Covid 19 trên trang Bộ Y Tế (zalo) tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội

2.3 Đánh giá tác động truyền thông của Chính Phủ về Covid 19 trên Mạng xã hội tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tác động truyền thông của Chính Phủ trên Mạng xã hội tới đối tượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động truyền thông Mạng xã hộicủa Chính Phủ về Covid 19 tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm truyền thông.

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan điểm và định nghĩa như:

Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác, và làm cho người khác hiểu được chúng ta (Martin P Andersen 1959 trích theo Frank Dance 1970)

Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John R.Hober -1954).

Truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn (Dean C.Barnlund - 1964).

Truyền thông là một quá trình mà qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên.

Trang 11

Trong cuốn “Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản” do PGS.TS Nguyễn Văn Dũng chủ biên có đưa ra khái niệm đúng với bản chất và mục đích của truyền thông đó là: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hay nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, cộng đồng và xã hội”.

Truyền thông ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp của loài người, do trình độ và điều kiện KT-XH cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

1.1.2 Khái niệm mạng xã hội.

Mạng xã hội (social network) là một hệ điều hành web kết nối các thành viên trên Internet với nhau với nhiều mục đích khác nhau mà không phân biệt địa lý và thời gian Thế giới hiện nay phát triển hàng trăm mạng xã hội khác nhau với sự tham gia của hàng trăm triệu thành viên trên thế giới Những trang mạng xã hội ảo dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với phần lớn các cư dân mạng bởi những tính năng kết nối cộng đồng một cách hoàn hảo Chúng ta không thể bỏ qua những hãng nổi tiếng và thành công nhất như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube, Twitter, Skype, Zalo,… Trong đó, Zalo và Facebook là hai trang mạng xã hội thống lĩnh tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông mạng xã hội (Social Media) là công nghệ dựa trên máy tính tạo điều kiện cho việc chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và thông tin thông qua việc xây dựng các mạng và cộng đồng ảo

Truyền thông mạng xã hội được thiết kế dựa trên nền tảng internet và cung cấp dịch vụ giao tiếp điện tử cho người dùng Nội dung bao gồm thông tin cá nhân, tài liệu, video và hình ảnh Người dùng tham gia truyền thông mạng xã hội thông qua máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh thông qua phần mềm trên web hoặc ứng dụng web.

Trang 12

Truyền thông mạng xã hội ban đầu là phương tiện để tương tác với bạn bè và gia đình nhưng sau đó được các doanh nghiệp chấp nhận tận dụng như một phương thức truyền thông mới và phổ biến để tiếp cận với khách hàng Sức mạnh của truyền thông mạng xã hội là khả năng kết nối và chia sẻ thông tin với bất kỳ ai trên thế giới hoặc cùng lúc với nhiều người.

Trên thế giới, có hơn 3 tỷ người dùng truyền thông mạng xã hội Nó là một nền tảng web luôn thay đổi và không ngừng phát triển.

Truyền thông mạng xã hội có rất nhiều dạng hoạt động được hỗ trợ bởi công nghệ Các hoạt động này bao gồm chia sẻ hình ảnh, blog, trò chơi trực tuyến, mạng xã hội, chia sẻ video, mạng doanh nghiệp, thế giới ảo, viết bài phê bình đánh giá (review), v.v Kể cả các cơ quan nhà nước và các chính trị gia cũng tận dụng truyền thông mạng xã hội để tiếp cận với dân chúng và cử tri Đối với cá nhân, truyền thông mạng xã hội được sử dụng để kết nối người đó với gia đình và bạn bè Một số người sẽ sử dụng nhiều phương tiện truyền thông mạng xã hội khác nhau để kết nối cơ hội nghề nghiệp, tìm người có cùng sở thích, cảm nhận, hiểu thấu và cảm xúc Những người này tham gia vào các hoạt động này là một phần của mạng xã hội ảo.

1.1.3 Hiệu quả truyền thông.

Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” do Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang chủ biên, hiệu quả của truyền thông có thể hiểu là: “việc vận dụng các quy luật, các quy tắc, hình thức, phương thức hoạt động truyền thông giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt mục đích”.

Hoạt động của hệ thống truyền thông luôn chịu sự tác động từ hai phía Phía thứ nhất là các thiết chế xã hội mà các phương tiện truyền thông là công cụ, phía thứ hai là công chúng mục tiêu Mối quan hệ giữa công chúng và chủ thể truyền thông là mối quan hệ chặt chẽ và hai chiều Một mặt, các phương tiện truyền thông thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng Mặt khác, công chúng lại đặt yêu cầu mới đối với hoạt động của các chủ thể truyền thông Sự hình

Trang 13

thành mối quan hệ này thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của bản thân hệ thống truyền thông và công chúng Hiệu quả truyền thông phụ thuộc chặt chẽ vào mối quan hệ đó.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nhận định hiệu quả truyền thông là bất kì sự thay đổi nào đó trong nhận thức, tình cảm, hành vi của công chúng so với trước khi có hoạt động truyền thông Hiệu quả truyền thông cao tức là công chúng phải chú ý đến thông tin, hiểu biết về thông tin, đồng tình với chủ thể truyền thông và hành động theo lời kêu gọi từ thông điệp.

1.1.4 Truyền thông chính phủ.

Chính sách, hay còn gọi là chính sách công là vấn đề quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như với từng địa phương cụ thể Chính sách công được định nghĩa là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định Theo bài báo “The Government Communication Decision Wheel: Toward a Public Relations Model for the Public Sector” thuộc chương 19 của “Journal of Public Relations Research”, Truyền thông chính phủ, hay truyền thông chính sách được hiểu là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin bằng một hệ thống ký hiệu, quy ước nhằm tạo sự liên kết để thay đổi nhận thức và hành vi về chính sách Mục tiêu cốt lõi của truyền thông chính sách là thu hút người dân và những bên liên quan tham gia vào các chu trình chính sách Truyền thông chính sách là kênh bày tỏ sáng kiến chính sách cũng như chính nó cũng áp dụng cho các công cụ quản lý truyền thông

Chương 35 của European Journal of Marketing “Public policy marketing exchange in the public sector” chỉ ra, trong lịch sử, truyền thông chính sách chủ yếu được sử dụng để đạt được các mục tiêu chính trị Trước khi nền dân chủ xuất hiện, truyền thông chính sách chỉ có ý nghĩa tuyên truyền các vấn đề quân sự, đối ngoại và có chức năng thúc đẩy các công dân ngoan ngoãn Với sự ra đời của nền dân chủ, truyền thông chính sách thực hiện chức năng thông báo và

Trang 14

gây ảnh hưởng, nhằm đảm bảo công dân biết quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, xã hội Nhiệm vụ chính của truyền thông chính sách lúc này là định hướng và nâng cao nhận thức của công chúng và thông tin tuyên truyền về mọi hoạt động điều hành xã hội của nhà nước phù hợp với lợi ích người dân Truyền thông chính sách là một phần hành động của chính phủ để thực hiện một chính sách cụ thể; giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân để thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành động đúng pháp luật, cùng tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách

1.1.5 Covid-19.

Theo CDC Việt Nam, COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi một chủng vi-rút được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc Chủng vi-rút này rất dễ gây truyền nhiễm và nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới.

COVID-19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp giống như cảm lạnh, cúm hoặc, viêm phổi, nhưng COVID-19 còn có thể gây hại tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Về tên gọi, vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tên gọi chính thức cho căn bệnh: bệnh vi-rút corona 2019, tên viết tắt là COVID-19 'CO' là viết tắt của 'corona', 'VI' là 'rút', và 'D' là bệnh Chủng vi-rút gây bệnh COVID-19, SARS-CoV-2 là vi-vi-rút corona Từ corona có nghĩa là vương miện và liên quan đến hình dáng mà vi-rút corona có được do các protein hình gai nhọn nhô ra từ chúng.

Cũng theo CDC, hầu hết mọi người mắc bệnh COVID-19 đều có các triệu chứng nhẹ, nhưng một số người có thể bị bệnh nặng Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID Các tình trạng sau khi mắc COVID bao gồm rất nhiều vấn đề sức khỏe mới xuất hiện, xuất hiện trở lại hoặc tiếp diễn mà mọi người có thể gặp phải trong hơn bốn tuần sau khi họ bị nhiễm vi-rút gây ra bệnh COVID-19 lần đầu Những người nhiều tuổi hơn và

Trang 15

những người mắc một số bệnh nền nhất định có khả năng mắc bệnh nặng cao hơn do COVID-19 Vắc-xin ngừa COVID-19 là an toàn và có hiệu quả.

1.2 Các hình thức truyền thông của Chính phủ trong thời kỳ Covid-19

Các hình thức truyền thông chính phủ:

Mạng xã hội: trong thời gian đại dịch, mạng xã hội được xem là “cây cầu” kết

nối giữa mọi người, đặc biệt khi các tỉnh, thành đang triển khai lệnh phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ Những trang mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất tại Việt Nam như Facebook; Zalo, dù trong nhiều trường hợp không phải là một kênh thông tin tuyên truyền chính thống, nhưng trong truyền tải thông tin về phòng, chống dịch đã có những đóng góp không nhỏ qua đó, góp phần quan trọng đang cùng với nhiều phương tiện thông tin đại chúng trở thành kênh khá hữu hiệu trong việc phòng, chống dịch COVID-19 đang trong một diễn biến đáng quan ngại Với ưu thế của mạng xã hội là cập nhật nhanh chóng diễn biến dịch bệnh, vì thế, những thông tin về dịch bệnh đến được với mọi người nhanh hơn, rộng rãi hơn; mọi người kết nối, liên kết với nhau nhiều hơn Từ đó, những câu chuyện đẹp, những hình ảnh cảm động đã được truyền đi nhanh hơn, giúp mọi người vững tin hơn vào sự tử tế của đại bộ phận trong xã hội chúng ta… Thông qua mạng xã hội hình ảnh những “ATM gạo”, các “gian hàng 0 đồng”, “chuyến xe nghĩa tình”, khung avatar đính kèm lời nhắc nhở 5K, thông điệp tri ân tuyến đầu chống dịch, lời kêu gọi cùng nhau cố gắng, cùng hoạt động hết công suất của các nhóm thiện nguyện trong những ngày qua không những chỉ có tác dụng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn mà còn kích thích, nảy nở lòng nhân hậu, bao dung của mọi người Các thông tin về số ca nhiễm, số tiền ủng hộ, số người tử vong vì dịch bệnh, các thông tin liên quan đến vaccine liên tục được cập nhật đã giúp mọi người có hình dung đầy đủ hơn về dịch bệnh Đặc biệt, thông qua mạng xã hội các văn bản chính thống được ban hành được nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời cũng trở thành công cụ đắc lực, một kênh

Trang 16

truyền thông hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19 Đặc biệt, những ngày gần đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng, cũng như người dân tiếp sức, hỗ trợ cho bà con di chuyển bằng xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê đã lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cao cả của người dân Việt Nam Mặt khác, những hình ảnh “biết nói” về tình hình dịch bệnh trên thế giới; hay các thông báo khẩn về truy vết người tiếp xúc các trường hợp F1 của bệnh nhân COVID-19 trong cả nước đều được chia sẻ, cập nhật nhanh chóng.Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là xác nhận độ tin cậy tuyệt đối của mạng xã hội, nhưng bằng cách này, cách khác, những người tham gia mạng xã hội đã ít nhiều góp phần truyền thông mục tiêu phòng, chống dịch COVID-19 đang trở lại và bước vào giai đoạn mới hết sức quan trọng hiện nay.

Vì thế việc chính phủ sử dụng truyền thông trên mạng xã hội là hướng đi phù hợp, nhanh chóng và đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, một cách hiệu quả nhất.

Tin nhắn SMS: Đây là một công cụ truyền thông nhanh chóng và hiệu quả bởi

hầu hết tất cả mọi người dân đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại và có đăng ký sim thông thường Việc Nhắn tin chính là một trong những cách thức mà chính thực hiện để tránh lây lan Covid-19 Cùng với nỗ lực xét nghiệm trên diện rộng, kết hợp theo dõi chặt chẽ và liên hệ giám sát, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nước này đang có dấu hiệu khả quan khi số ca nhiễm mới ngày càng giảm Bộ Y tế và Chính phủ luôn nhanh chóng và tích cực sử dụng hình thức nhắn tin để cung cấp thông tin, cũng như cảnh báo người dân về Covid-19 Nội dung của tin nhắn SMS khuyến cáo mọi người nên hạn chế ra đường, thực hiện nghiêm thông điệp 5K rửa tay thường xuyên với dung dịch diệt khuẩn, mang khẩu trang trong suốt thời gian qua.

Như vậy việc phối hợp thực hiện đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên các hình thức và cả thông qua việc sử dụng tin nhắn

Trang 17

SMS đã mang lại thắng lợi trong cuộc chiến truyền thông phòng, chống dịch và góp phần vào thành tích chung trong việc kiểm soát đại dịch.

Báo chí(báo in, báo mạng điện tử, truyền hình): Báo chí đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến chống dịch Covid-19, đó là, kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên tâm và tin tưởng về hoạt động phòng chống dịch Thông tin của báo chí cơ bản đúng mực, phù hợp, không gây hoang mang, lo lắng cho người dân nhưng cũng không làm dư luận chủ quan, thờ ơ Báo chí cũng kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác phòng chống dịch đồng thời thông tin nhanh về các hoạt động hỗ trợ người dân trong mùa dịch, như điểm phát khẩu trang miễn phí, điểm phát quà cho người nghèo, thủ tục nhận hỗ trợ theo các gói của Chính phủ và địa phương Ngoài ra, báo chí còn kịp thời phản ánh, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ người dân, như các y bác sĩ, lực lượng vũ trang, nhân viên phục vụ ở các điểm cách ly, các tổ chức, cá nhân đã có nhiều sáng kiến trong hoạt động này

Từ đó sẽ giúp người dân nắm rõ chủ trương của Đảng trong phòng, chống dịch bệnh, tiếp cận được tới đa số người dân cả nước, trấn an người dân, giúp người dân tin tưởng về hoạt động chống dịch đồng thời nắm được các cách bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng chống dịch bệnh, sống chung với dịch

Loa phát thanh: tại mỗi phường, xã, quận, huyện trên cả nước đều có các loa,

đài phát thanh được phát mỗi ngày, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, các cách phòng chống dịch và các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước trong công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh

Hình thức này giúp tất cả các đối tượng người dân trên cả nước đều có thể nắm bắt được thông tin, tình hình dịch bệnh cũng như cách phòng chống dịch, đặc

Trang 18

biệt là những người dân ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa không có mạng Internet, truyền hình, thiết bị công nghệ hiện đại

Tuyên truyền, thông tin, cổ động trên các phương tiện trực quan: băng

-rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, phim, ảnh, triển lãm… trên các trục đường chính, chợ dân sinh, siêu thị, bệnh viện, tổ dân phố, khu chung cư, khu lao động, khu công nghiệp, chế xuất…; tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ.

Các hình thức khác

Tổ chức tuyên truyền trên các ấn phẩm sách, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp…

Tuyên truyền thông qua các tọa đàm, hội thảo khoa học, các cuộc gặp gỡ, giao lưu…

1.3 Vai trò truyền thông Chính Phủ trong thời kỳ Covid-191.3.1 Cung cấp thông tin đến tới người dân.

Điều quan trọng nhất là các chính phủ phải cung cấp và cập nhật thông tin kịp thời cho mọi người dân, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng, thông qua cổng thông tin quốc gia, ứng dụng di động hoặc qua các nền tảng mạng xã hội Đánh giá về cổng thông tin quốc gia của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc ngày 25/3/2020 cho thấy: 57% (110 quốc gia) đã đưa một số thông tin về COVID-19, trong khi khoảng 43% (83 quốc gia) đã không cung cấp bất kỳ thông tin nào; một phân tích cụ thể hơn cho thấy đến ngày 8/4/2020, khoảng 86% (167 quốc gia) đã đưa thông tin và hướng dẫn về COVID-19 vào cổng thông tin quốc gia Dạng thông tin cơ bản nhất trên một số cổng thông tin quốc gia cập nhật về tình hình bùng phát dịch bệnh, đưa ra khuyến cáo hạn chế đi lại, hướng dẫn thực hành bảo vệ bản thân và những phản ứng của chính phủ Nâng cao hơn, một số chính phủ xây dựng một cổng thông tin chuyên biệt để thông báo về tình hình

Trang 19

dịch bệnh với tên miền riêng biệt Các chính phủ, với tư cách là người quản lý dữ liệu COVID-19, cũng đã bắt đầu công bố số liệu thống kê về các đợt bùng phát Chúng bao gồm tổng số trường hợp nhiễm, tổng số người chết.v.v Nguồn thông tin đáng tin cậy từ chính phủ giúp công dân đưa ra quyết định phù hợp về thói quen sinh hoạt, xây dựng lòng tin của người dân cũng như cho phép các cơ quan công quyền hành động quyết đoán để làm phẳng đường cong biểu đồ tăng trưởng lây nhiễm.

Thống nhất sử dụng ứng dụng (app) PC-COVID trong phòng, chống dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng kể cả những người không sử dụng các thiết bị thông minh, bảo đảm phủ hết các đối tượng cần thiết.

1.3.2 Truyền thông chính phủ chính là nguồn đối chứng thông tin, chia sẻthông tin, kiểm soát tin giả, tin sai sự thật.

Nguồn thông tin của chính phủ sẽ là nguồn thông tin đáng tin nhất, có độ tin cậy cao nhất và người dân luôn cập nhật các tin tức đầu tiên do chính phủ phát hành Các nguồn thông tin khác như báo chí, kênh thông tin, trang web đưa lại thông tin đều sử dụng các thông tin dựa trên thông tin Chính Phủ Chủ động, kịp thời phản hồi, giải thích, điều chỉnh các thông tin trên mạng xã hội gây tâm lý bi quan, tiêu cực, tạo tâm lý kỳ vọng không có cơ sở; phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch COVID-19.

Trong đại dịch COVID-19, có một làn sóng tin giả và các trò lừa đảo lan truyền trên mạng xã hội Việc lan truyền thông tin sai lệch trong khủng hoảng COVID-19 nghiêm trọng đến mức vấn đề này được coi là một “bệnh dịch” Những người thiếu khách quan hoặc không có kiến thức đầy đủ đã góp phần vào việc lan truyền tin tức giả, gây thêm sự hoang mang trong xã hội Hàng nghìn website lừa đảo và phần mềm độc hại COVID-19 xuất hiện hàng ngày, chẳng hạn như bán mặt nạ y tế giả, bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19 giả, v.v… Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization) đã phân loại đây là vấn đề thứ yếu của bệnh dịch, “có quá nhiều thông tin - một số chính xác và một số không

Trang 20

- khiến mọi người khó tìm được các nguồn thông tin xác thực và hướng dẫn đáng tin cậy khi cần” Để đối phó với vấn nạn trên, một số quốc gia đã triển khai các đơn vị ứng phó tổ chức chiến dịch phối hợp đấu tranh chống lại thông tin sai lệch trực tuyến về COVID-19 Đồng thời Chính phủ có cơ hội thay thế các nguồn không đáng tin cậy bằng cách liên lạc chủ động và nhất quán tới người dân thông qua các kênh thông tin sẵn có của mình.

1.3.3 Truyền tải thông điệp, đường lối, chính sách của Chính Phủ đếnngười dân trong thời gian chống dịch

Việc truyền tải các nội dung này tới người dân là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, khi nắm bắt được những thông tin này, người dân sẽ hiểu được chính quyền đang làm những gì, đang có những kế hoạch, chương trình nào để chống dịch hiệu quả Việc này cũng tăng thêm niềm tin của người dân tới chính quyền.

Các cơ quan truyền thông thuộc Bộ VHTT&DL bám sát chỉ đạo, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan trong công tác truyền thông, làm nổi bật mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của nhân dân của Đảng và Nhà nước; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề; mở diễn đàn tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; kịp thời phản ánh, lan tỏa những tấm gương tốt, hình ảnh đẹp trong cộng đồng, các hành vi ứng xử nhân ái, nghĩa tình, phù hợp; qua đó, tạo tinh thần lạc quan, đoàn kết, ngăn ngừa và phê phán các hành vi cá nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại công tác phòng, chống COVID-19.

1.3.4 Hướng dẫn, định hướng người dân chống dịch

Từ khi dịch bệnh Covid bùng phát trên toàn thế giới, tất cả chính phủ đều có các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ cùng với đó là các hướng dẫn, quy định về phòng chống dịch như thông điệp 5K, ra đường đeo khẩu trang Các phương

Trang 21

pháp này tỏ ra rất nhiều quả và giúp người dân hiểu hơn về dịch bệnh cũng như cách để phòng chống Covid-19 hiệu quả.

Chính phủ xác định chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Nghị quyết nêu: Tổ chức Y tế Thế giới, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường Tuy nhiên, việc bao phủ vaccine, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỉ lệ mắc Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.

Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; diện bao phủ vaccine nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch.

Từ thực tiễn tình hình, ý kiến phân tích của các nhà khoa học, chuyên gia, ý kiến của các địa phương và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Đối với công tác viễn thông, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu thay đổi cách thức và thông điệp gửi đến các thuê bao phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương Tổ chức tốt hoạt động các tổng đài hỗ trợ khai báo y tế, tổng đài trả lời phản ánh của người dân.

1.3.5 Kết nối Chính phủ, các tổ chức với người dân.

Trang 22

Các nhà hoạch định chính sách đã chứng minh sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp, doanh nhân và người dân nói chung trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 là có hiệu quả Các sáng kiến tham gia trực tuyến do chính phủ dẫn đầu có thể giúp mọi người đối phó với khủng hoảng cũng như cải thiện hoạt động của nhà nước Trong tình huống khủng hoảng, việc tiếp cận với các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, đáp ứng nhu cầu của họ và đảm bảo trật tự xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Sự tham gia của các nhóm xã hội dân sự cho phép chính phủ giải quyết các thách thức kinh tế xã hội theo cách hiệu quả hơn mà không bỏ lại ai phía sau Quy hoạch, tổ chức lại một cách khoa học, bài bản các nền tảng, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch hiện có và tích hợp vào một ứng dụng duy nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Các đơn vị nhà nước, các nhà phát triển phần mềm, các tổ chức xã hội và các doanh nhân cùng nhau tìm kiếm các giải pháp mới trong một số vấn đề như: khan hiếm thuốc men và thiết bị bảo hộ y tế, thiếu nguồn nhân lực y tế (ví dụ như trong bệnh viện hoặc kho dự trữ lương thực), hoặc tình trạng sức khỏe tinh thần suy giảm do các giải pháp cách ly xã hội.

Nhiều chính phủ huy động các nền tảng mạng để kết nối với người dân Một số khác hợp tác với những nhân vật có ảnh hưởng (Key opinion leader - KOL) để phổ biến thông tin chính xác về COVID-19 và chống lại những thông tin sai lệch có hại Những chiến dịch này đặc biệt tập trung vào việc tương tác với thanh thiếu niên và trẻ em, những người rất dễ bị ảnh hưởng bởi tin giả và có thể phải chịu hậu quả nặng nề của dịch Covid tác động lên sức khỏe, kinh tế và tinh thần của cha mẹ chúng Ví dụ: Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến với một phiên trao đổi dành riêng cho trẻ em để giúp giảm bớt nỗi sợ hãi Trong COVID-19, dữ liệu mở và kết nối điện tử có thể giúp xây dựng lòng tin của người dân vào các biện pháp ứng phó với khủng hoảng và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội của chính phủ.

Trang 23

1.3.6 Góp phần quảng bá hình ảnh, thể hiện thực lực của Chính Phủ trongchống dịch.

Nhiều người sẽ nghĩ rằng các tổ chức công thường quan liêu, chậm chạp, kém hiệu quả và tham nhũng Việc truyền thông trong thời kỳ covid tới người dân sẽ cải thiện hình ảnh của Chính Phủ bằng cách giúp người dân thông tin, nắm được tình hình dịch bệnh, tình hình tiêm chủng vacxin và các chính sách, hoạch định của chính phủ trong thời kỳ dịch bệnh

Thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới tích cực, kịp thời, góp phần tạo đồng thuận xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển KTXH Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Dân vận và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin trong Nhân dân; kịp thời ngăn chặn thông tin xấu, độc, xử lý nghiêm các vi phạm.

1.3.7 Thiết lập các mối quan hệ đa phương.

Chính phủ các nước thường thiếu khả năng tài chính, nhân lực để phát triển nhanh chóng, hiệu quả các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ người dân trong tình huống khẩn cấp Do đó, xây dựng quan hệ đối tác với các công ty tư nhân về công nghệ, các doanh nhân hoặc các tổ chức trong nước và quốc tế khác là một cách hiệu quả để chính phủ tận dụng các công nghệ hiện có, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng đối với đời sống hàng ngày Theo dõi kinh nghiệm nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường thông tin về diễn biến tích cực trong công tác phòng, chống dịch của Việt Nam gần đây.

Các cơ quan công quyền đã bắt đầu hợp tác với nhiều bên liên quan trong thời kỳ bùng phát COVID-19 Ví dụ: Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra lời kêu gọi hành

Trang 24

động đối với các bên liên quan chính trong ngành và các chuyên gia trí tuệ nhân tạo để phát triển kỹ thuật khai thác và phân tích dữ liệu từ đó giúp cộng đồng khoa học trả lời các câu hỏi có độ ưu tiên cao liên quan đến COVID-19 Nền tảng này có thể giúp tăng tốc độ nghiên cứu và hỗ trợ với hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh trên toàn cầu, bao gồm cả ở các nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế hơn Quan hệ đối tác giữa chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế cũng là yếu tố then chốt để duy trì các dịch vụ cho thông tin liên lạc quan trọng, đảm bảo kết nối tốt hơn Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union - ITU) đã đưa ra một nền tảng hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và các bên liên quan trong ngành đảm bảo rằng dịch vụ mạng di động được duy trì linh hoạt, và dịch vụ viễn thông luôn sẵn sàng cho tất cả mọi người, nhằm hạn chế sự gia tăng khoảng cách số trong cuộc khủng hoảng COVID-19 Ở một số quốc gia, các nhà cung cấp Internet đã cam kết duy trì chất lượng dịch vụ mạng cho các chức năng quan trọng của chính phủ, đặc biệt là bệnh viện và hệ thống tiếp nhận các cuộc gọi khẩn cấp, đồng thời cải thiện việc phổ biến thông tin tới công chúng Theo cách tương tự, Ủy ban Châu u (European Commission - EC) cùng với Cơ quan quản lý truyền thông điện tử Châu u (Body of European Regulators for Electronic Communications – BEREC) đã đưa ra một cơ chế báo cáo đặc biệt để giám sát lưu lượng Internet ở mỗi Quốc gia Thành viên nhằm đảm bảo duy trì kết nối.

Đại dịch Covid-19 cũng đã làm gia tăng căng thẳng chuỗi cung ứng vật tư y tế Nhu cầu về thiết bị y tế tăng theo cấp số nhân, tạo ra tình trạng thiếu hụt, và đội ngũ nhân viên y tế là những người gặp rủi ro lớn nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài Để giải quyết vấn đề này, nhiều công ty tư nhân đã hợp tác với các cơ quan chính phủ để phát triển các ứng dụng y tế giúp người dân, nhân viên bệnh viện và các bác sĩ theo dõi, phân tích, tìm nguồn cung cấp thiết bị y tế quan trọng như máy thở, khẩu trang, găng tay và đồ bảo hộ trong thời gian thực.

Trang 25

Các nền tảng số đã được triển khai giúp theo dõi sự tiếp xúc dựa vào cộng đồng của những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai công nghệ theo dõi liên lạc với ứng dụng Trace Together Các ứng dụng theo dõi địa chỉ liên hệ sử dụng tính năng bluetooth của điện thoại di động để lưu dữ liệu ẩn danh của những người dùng khác mà họ đã tiếp xúc Khi người dùng tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, người dùng sẽ nhận được thông báo và tiến hành kiểm tra, xét nghiệm ngay lập tức Các ứng dụng sáng tạo như ứng dụng này đã được phát triển bởi nhiều công ty tư nhân khác nhau và hỗ trợ chính phủ trong nỗ lực ngăn chặn số lượng người nhiễm gia tăng Cũng có một số lo ngại rằng một số ứng dụng này tiêu tốn năng lượng pin cao, không an toàn về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu Quan hệ đối tác công - tư hiệu quả và kịp thời đặc biệt quan trọng trong thời gian này vì các ứng dụng chỉ có thể cung cấp kết quả chính xác và kịp thời với một tập người dùng đủ lớn Tuy nhiên, cần phải giải quyết những vi phạm tiềm ẩn về quyền riêng tư và những lo ngại về nhân quyền có thể gặp phải Các nhà hoạch định chính sách cần xem xét nguyên tắc giảm thiểu, hạn chế việc thu thập, lưu giữ và chia sẻ dữ liệu cá nhân với những liên kết thực sự cần thiết để ngăn chặn việc lạm dụng giám sát và vi phạm quyền riêng tư.

1.3.8 Đánh giá quá trình đổi mới công nghệ số.

Cuộc khủng hoảng đã khiến các dịch vụ công rơi vào tình trạng căng thẳng, chính phủ được khuyến khích triển khai các công nghệ kỹ thuật số hiệu quả để ngăn chặn sự bùng phát Hầu hết các giải pháp có thể đưa ra thị trường nhanh chóng, mang tính sáng tạo đều xuất phát từ khu vực tư nhân Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã đặt ra nhu cầu về vai trò lãnh đạo của chính phủ trong quá trình phát triển và áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và người máy để đảm bảo cung cấp hiệu quả các dịch vụ công.

Khi các đường dây nóng tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp bị quá tải, thì công nghệ do AI hỗ trợ mang lại hiệu quả thiết yếu cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc

Trang 26

sức khỏe Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, nhiều người đã chuyển sang tự kiểm tra các triệu chứng và truy cập "bác sĩ ảo" thông qua khám bệnh từ xa để được tư vấn y tế Chatbots đa ngôn ngữ là giải pháp trong việc vượt qua rào cản ngôn ngữ, tiếp cận thông tin và giao tiếp với các bác sĩ y tế Công nghệ in 3D đã được áp dụng để giải quyết tình trạng thiếu hụt van thay thế cho các thiết bị vệ sinh và tấm chắn bảo vệ mặt y tế Robot và máy bay không người lái đã mang lại hiệu quả trong việc cung cấp an ninh và vệ sinh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh của nhân viên y tế Các robot tuần tra sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và camera cảm biến nhiệt được triển khai tại các sân bay, địa điểm công cộng để quét đám đông và xác định những người có khả năng bị nhiễm bệnh Robot khử trùng được trang bị đèn tia cực tím để khử trùng bệnh viện và các khu vực bị ô nhiễm Các robot khác giám sát các thông số quan trọng từ các thiết bị y tế hoặc cho phép bệnh nhân giao tiếp từ xa với các y tá Các chính phủ cũng đang sử dụng máy bay không người lái với công nghệ tương tự để giám sát đường phố, cung cấp vật tư y tế hoặc khử trùng không gian công cộng.

Chương 2: Thực trạng và tác động truyền thông trên Mạng xã hộicủa Chính Phủ về Covid-19 tới đối tượng sinh viên trên đại bànHà Nội

2.1 Thực trạng truyền thông của Chính Phủ về Covid 19 trên trang Thôngtin chính phủ (facebook) tới sinh viên trên địa bàn Hà Nội

2.1.1 Xu hướng truyền tải thông tin.

Các dạng thông tin trên trang Thông tin Chính phủ (Facebook).

Trang 27

Bài đăng của trang gồm nhiều loại thông tin liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, dịch bệnh… Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid kéo dài thì trang luôn tích cực cập nhất và truyền tải đến công chúng ba dạng thông tin chính đó là:

Về số ca mắc mới: trang Thông tin Chính phủ luôn cập nhật và tổng hợp các ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam theo từng ngày cụ thể vào buổi chiều tối trong khoảng từ 17h-19h

Ngoài ra, trang cũng cập nhật về số ca mắc mới trên thế giới và thông báo về các loại Virus biến thể.

Hình 2.1 Bản tin bộ y tế về tình hình chống dịch Covid-19 tại Việt Nam ngày 1/12/2021 vào lúc 18:06.

Về tình hình vắc xin: vấn đề này luôn được nhiều người quan tâm vì vậy mà trang Thông tin Chính phủ cũng liên tục cập nhật nhanh, chính xác thông tin tiêm chủng tại nhiều địa phương, tình hình nguồn cung vắc xin của Việt Nam.

Trang 28

Hình 2.2 Thông tin về vaccine Astrazeneca ngày 25/11/2021 vào 19:30

Trang 38

phủ” trên Facebook thường không phải là trang cập nhật nhanh nhất về tình hình dịch bệnh và những ca mắc mới trong ngày vì trang này thường cập nhật thông tin về các ca mắc bệnh theo một khung giờ cố định Khi các thông tin này được đăng tải trên Thông tin chính phủ thì đối tượng sinh viên thường đã cập nhật được từ các trang khác nên sẽ không nhận được lượng tương tác nhiều, ví dụ như trang “ Bộ y tế” trên Zalo thường xuyên cập nhật tin tức về số ca mắc bệnh rất nhanh và gửi thông báo về điện thoại cho sinh viên ngay trong ng, giúp họ có thể cập nhật tình hình dịch bệnh một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Một lý do khác cho việc những bài viết cập nhật tình hình số ca mắc mới trong ngày có lượng tương tác ít nhất là do sinh viên thường chỉ quan tâm đến tình hình dịch bệnh, số ca mắc bệnh tại địa phương mình đang sống, do đó thường theo dõi các bài đăng trên trang thông tin của địa phương Còn trang “ Thông tin chính phủ” thì cập nhật tình hình dịch bệnh trên cả nước, nội dung bài đăng rất dài, khó tìm kiếm thông tin cũng như các thông tin dịch bệnh tại từng địa phương không được chi tiết cụ thể Do đó các bài đăng cập nhật tình hình dịch bệnh trên “Thông tin chính phủ” tại Facebook không nhận được nhiều sự tương tác của sinh viên.

Nguyên nhân tình hình tiêm chủng, cập nhật thông tin về các loại vắc- xin và các thay đổi về chính sách, chủ trương, quyết định mới của Đảng và Nhà nước về tình hình chống dịch là những nội dung được tương tác nhiều trên trang “Thông tin chính phủ” là bởi vì đây là trang thông tin cập nhật nhanh nhất và chính xác nhất những vấn đề này Khác với những thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh hay số ca mắc trong ngày có rất nhiều trang tin tức và các kênh khác nhau cập nhật thường xuyên, thì có rất ít trang đăng đầy đủ, chi tiết và nhanh chóng các thông tin về chính sách, chủ trương chống dịch hay thông tin vắc xin phòng chống Covid như trang thông tin chính phủ trên Facebook Do đó, các bài đăng về những vấn đề này thường có lượt tương tác rất cao.

Trang 39

Những bài viết cập nhật tình hình về vắc- xin, tiêm chủng có lượt tương tác lớn nhất trong tất cả các nội dung được đăng tải trên trang “ Thông tin chính phủ” là bởi vì hiện nay, vấn đề tiêm phòng bệnh và các loại vắc- xin đang là chủ đề nóng, được người dân nói chung và sinh viên nói riêng quan tâm nhiều nhất Do tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài quá lâu, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của mọi người, hơn nữa sinh viên phải học online ở nhà, không được đi học, đi làm thêm, đi chơi cùng bạn bè, nên hầu như sinh viên đều quan tâm đến vấn đề tiêm chủng, vắc xin, để có thể bảo đảm sức khỏe cho bản thân và các hoạt động có thể trở về bình thường Vì lý do đó, những thông tin về vacxin, vấn đề tiêm phòng bệnh được tương tác cao nhất.

2.1.2 Hiệu quả truyền thông của trang thông tin Chính phủ tại Facebook Nhóm đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả truyền thông của trang thông tin

Chính phủ đối với sinh viên tại Hà Nội bằng cách thu thập thông tin từ mẫu hỏi Cụ thể, trong khoảng thời gian 2 ngày từ 29 tháng 11 đến 01 tháng 12, nhóm đã triển khai bảng hỏi online với đối tượng là sinh viên từ năm nhất đến năm cuối của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và thu về được hơn 200 câu trả lời hợp lệ, từ đó rút ra được những tổng kết chung về hiệu quả truyền thông của trang như sau:

Trước hết, qua mẫu hỏi, có thể bước đầu đánh giá được phần lớn sinh viên tại Hà Nội có thói quen sử dụng mạng xã hội hàng ngày với tần suất lớn Dựa theo số liệu thu thập được, có hơn một nửa số người (58.9%) trong tổng số câu trả lời sử dụng mạng xã hội từ 4 đến hơn 8 tiếng một ngày, trong đó chỉ có 6.8% số người trả lời sử dụng mạng xã hội dưới 2 tiếng một ngày Từ đó có thể thấy được, mức độ tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của phần lớn sinh viên tại Hà Nội là rất cao Như vậy, những thông tin được đăng tải trên trang thông

Trang 40

tin Chính phủ tại Facebook sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận hơn đến nhóm công chúng mục tiêu này.

Tiếp theo, qua nghiên cứu, nhóm thấy rằng hầu hết các đối tượng trả lời đều tiếp cận thông tin từ Chính phủ tại trang thông tin trên Facebook và tại tài khoản Zalo Thật vậy, dựa trên tỉ lệ câu trả lời, có đến 94.7% trên tổng số 207 câu trả lời Có thể thấy được, nhu cầu cập nhật thông tin về dịch bệnh của sinh viên tại Hà Nội là vô cùng lớn Trong đó, 5.3% số người trả lời chưa tiếp nhận thông tin từ hai kênh này bởi một số lý do sau: không biết tới hai kênh này (3 người, chiếm 27.3%), cảm thấy không hứng thú với thông tin của hai kênh (45.5%), và 9.5% số người chỉ theo dõi một trong hai kênh Dù vậy, qua những số liệu trên, tỉ lệ sinh viên tiếp nhận thông tin từ hai kênh Chính phủ vẫn chiếm xu thế áp đảo, phần nào đánh giá được hiệu quả của chúng qua tính lan tỏa và sự quan tâm của sinh viên đối với thông tin về dịch bệnh của Chính phủ Tần suất truy cập trang thông tin Chính phủ cao Tỉ lệ những người trả lời truy cập để tiếp nhận thông tin tại trang thông tin Chính phủ tại Facebook ít nhất 1 lần trên một ngày chiếm tới 82.1% Đây là một con số khả quan khi cho thấy được sự quan tâm của sinh viên Hà Nội tới nội dung đăng tải lên trang Họ chủ động tìm đến trang để thu thập những tin mới liên quan đến dịch bệnh, thể hiện được hiệu quả truyền tải thông tin của trang.

Về hiệu quả tác động của trang thông tin Chính phủ trên Facebook tới sinh viên, ta thấy trang này đã tác động rất tốt đến nhận thức và hành vi của sinh viên tại Hà Nội

Có 177 người trên 186 người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tác động tốt từ bình thường đến rất nhiều hành vi tiếp nhận xử lý thông tin truyền tải về Covid-19, trong đó phần lớn người khảo sát đánh giá thông tin có tác động nhiều (42%)

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w