1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng nhà báo việt nam thực hiện quy định nêu cao tinh thần nhân văn tôn trọng quyền con người không xâm phạm đời tư làm tổn hại danh dự nhân phẩm lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

46 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với những nghề này, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các quốc gia như đạo đức nhà báo, người thầy giáo, đạo đức người thầy thuốc, đạo đức quan tòa, đạo đức n

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦNBÀI TẬP MÔN PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC

BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG

Đề bài: Thực trạng nhà báo Việt Nam thực hiện quy định “Nêu cao tinhthần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm

tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”(Thời gian khảo sát từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023)

Trang 2

1 MỞ ĐẦU:

Báo chí có một sức ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng, tinh thần và đạo đức của công chúng Nó có vai trò quan trọng là một trong những phương tiện quan trọng để truyền tải thông tin, tạo dựng và định hướng dư luận xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Sinh thời, Bác Hồ căn dặn:

“Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ

khí sắc bén của họ Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báochí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng” và Người cũng dạy: “Có tàimà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việcgì cũng khó” Hiện nay, nhà báo là một trong những nghề đáng quý của

xã hội Thông qua báo chí, không chỉ là để chúng ta tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng mà đó còn là lúc để chúng ta nhìn nhận về một vấn đề của xã hội, đánh giá và giải quyết nó Các nhà báo đã thực hiện tốt chức năng truyền tải thông tin đến người dân một cách khách quan và trung thực nhất, mang đến cho người đọc nhiều chiều về một vấn đề cụ thể Không những vậy, họ còn là tiếng nói của người dân thông qua việc bảo vệ công lý và lẽ phải Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng có không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vun vén lợi ích cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để Một số nhà báo thực hiện hành vi cá nhân, sử dụng ngòi bút của mình để công kích, phân tích phiến diện một chiều về một vấn đề của xã hội; không những vậy, họ còn có những biểu hiện bao che cho nhiều vấn đề mang tính chất “xấu”, không chủ động trong việc tìm hiểu và lên án Thậm chí, họ còn sử dụng chức danh nhà báo như một công cụ để trục lợi, tống tiền và thậm chí và đe dọa các bên có liên quan nhằm mang lại lợi ích cho bản thân Và còn nhiều hơn nữa, những vấn đề xoay quanh việc nhà báo thực hiện việc

Trang 3

hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi, bảo vệ công lý và lẽ phải Luật pháp thì bắt buộc, còn quy định đạo đức nghề nghiệp thì có sự ràng buộc về uy tín, đạo đức, tinh thần Đạo đức và luật pháp không thể tách rời nhau Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp là góp phần xây dựng đạo đức xã hội Những ngọn bút thiếu đạo đức thì không thể góp phần xây đắp nền tảng đạo đức, tinh thần của xã hội Bởi lẽ đó, để đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách trung thực, chính xác và có trách nhiệm, Nhà nước đã ban hành quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động báo chí để bảo đảm cho hoạt động báo chí được thực hiện đúng đắn, tránh những sai lệch, vi phạm pháp luật Việc nghiên cứu và giáo dục đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn là vấn đề cấp thiết cần được thực hiện Bởi đó là nền tảng quan trọng quyết định đến sự thành bại của cả một nền báo chí Đồng thời, nó còn ảnh hưởng, tác động và chi

phối đến dư luận xã hội “Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền

con người Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợiích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” là một trong những điều được quy

định trong 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Đây có thể coi là một chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp.

Trang 4

2 NỘI DUNG:

2.1 Một số vấn đề lí luận về pháp luật và đạo đức nghề báo

2.1.1 Nhận thức chung về đạo đức nghề báo2.1.1.1 Quan niệm chung về đạo đức:

Nghiên cứu về đạo đức của con người, theo Từ điển tiếng Việt, đạo đức được hiểu là “Đạo lý và đức hạnh, là lẽ phải và phép tắc phải noi theo” Đó là cách hiểu theo nghĩa chiết tự của tiếng Việt.

Theo quan niệm của triết học Marx-Lenin: “Đạo đức là một lĩnh vực tinh

thần của đời sống xã hội, có yếu tố tinh thần cốt lõi là ý thức đạo đức,một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm nhữngnguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con ngườitrong quan hệ với người khác và cộng đồng” Theo quan niệm này, đạo

đức được nhìn trong mối quan hệ tư duy biện chứng với các sự vật, hiện tượng xung quanh, là một yếu tố cấu thành hình thái ý thức của xã hội Không chỉ vậy, ở những nơi khác nhau, quan niệm về đạo đức xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau Tại phương Đông, đạo đức có nghĩa là "đạo làm người", bao gồm nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè, anh em, làng xóm, Còn ở phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chữ "mos" trong tiếng Latin, nghĩa là "lề thói", moralis có nghĩa là "thói quen" Như vậy, khi nói đến đạo đức là nói đến các lề thói và các tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa người với người Khái niệm quốc tế của đạo đức là "moral".

Như vậy, có thể hiểu đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực nhằm định hướng con người theo hướng phát triển hài hòa, tốt đẹp với cộng đồng, xã hội Theo đó, mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề, mỗi đối tượng đều có những tiêu chuẩn riêng để đảm bảo con người phát triển nhân cách tốt đẹp đúng

Trang 5

với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình Sau cùng, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội Thích ứng với mỗi một xã hội thì có một đạo đức xã hội tương ứng, để rồi hiểu rằng sự phát sinh, phát triển của đạo đức phụ thuộc vào sự phát triển của phương thức sản xuất

2.1.1.2 Các khái niệm liên quan:

- Đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của

đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, song một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề báo, nghề giáo giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, nghề an ninh, tòa án thì đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng Với những nghề này, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các quốc gia như đạo đức nhà báo, người thầy giáo, đạo đức người thầy thuốc, đạo đức quan tòa, đạo đức nghề báo thì mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử lại đề ra những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng cho người hành nghề ở nước mình.

- Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo: Nghiên cứu về đạo đức nghề

nghiệp của nhà báo, trong công trình nghiên cứu công phu 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới xuất bản năm 2018, Nguyễn

Thị Trường Giang đã quan niệm rằng: “Đạo đức nghề nghiệp của

nhà báo “là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành viứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp” Dựa trên

Trang 6

khái niệm đạo đức nói chung, Nguyễn Thị Trường Giang cho rằng, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cũng nằm trong hệ chuẩn chung đó nhưng lại có thêm màu sắc đặc trưng riêng của ngành nghề là báo chí Theo đó, đạo đức nghề nghiệp sẽ chi phối mọi thái độ và hành vi của nhà báo Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất đó là: đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo…

Người cầm bút có đạo đức phải kiên trì theo đuổi những nguyên tắc báo chí: Trung thực, khách quan, kịp thời và trách nhiệm; đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thể hiện khi tác nghiệp Một nhà báo giỏi, có trách nhiệm với xã hội, với những tác phẩm báo chí chất lượng, ngoài trình độ chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt và có đạo đức nghề nghiệp Đạo đức của nhà báo thể hiện trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Để đạt được hiệu quả thông tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các tiêu chí như: mới, thời sự, cập nhật; chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội, có giá trị giáo dục và nhân văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải đảm nhiệm các chức năng xã hội khác như: định hướng dư luâ xn xã hội; giám sát, quản lý và phản biện xã hội; giáo dục và giải trí Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp

- Các khái niệm khác:

+ Nhà báo: Nhà báo là những người làm công việc đưa tin

chuyên nghiệp, họ có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính đúng của thông tin Nhà báo sẽ đi lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng

Trang 7

hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh…

Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.

Theo quy định của Luật báo chí 2016: “Hoạt động báo chí

là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí,sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tinvà phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trênbáo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điệntử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.”

+ Nhân dân: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh thì nhân dân ta

là bộ phận gồm đông đảo những người thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chủ yếu là những người lao động trong xã hội Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ:

“Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơquan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễnđàn của nhân dân” Trong đó, yếu tố “diễn đàn của nhândân” có nội dung là báo chí phải thể hiện được vai trò là

tiếng nói của nhân dân”.

+ Công chúng: Công chúng không chỉ là một nhóm người ảnh

hưởng đến mọi chính sách, quyết định của một tổ chức, công chúng còn là những người nhìn nhận những vấn đề của tổ chức một cách khách quan Có thể nói rằng, công chúng là những người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức Họ là những người ảnh hưởng đến quá trình vận hành, các chính sách và sự phát triển của tổ chức Trong một vài trường hợp, công chúng còn là những người giúp tổ chức

Trang 8

nhìn nhận và giải quyết vấn đề của tổ chức đó Công chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích thông tin nhất định Về khía cạnh kinh tế, công chúng báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí

Theo đó, viết báo và cung cấp thông tin báo chí, trước tiên cần xác định rõ đối tượng công chúng tiếp nhận Theo Chủ

tịch Hồ Chí Minh, “mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái

tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng Khi viết, khi nói,phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được Làm saocho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêugọi của mình”.

2.1.2 Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp người làm báo:

Đạo đức của người làm báo cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì người làm báo chắc chắn sẽ suy nghĩ và hành động theo quyền lợi cá nhân của mình, bất chấp sự thật và sẵn sàng vượt qua ranh giới những quy chuẩn đạo đức chung của nghề nghiệp đã được quy định Trong quá trình hoạt động, hàng ngày, hàng giờ, những người làm báo đi tìm hiểu, tiếp xúc với con người, nắm bắt và chứng kiến sự kiện, tìm hiểu sự thật để thông tin, tuyên truyền trên các loại hình báo chí phục vụ công chúng Nếu người làm báo thiếu rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, thông tin, tuyên truyền không trung thực, thiếu khách quan và công tâm về sự kiện, sự việc làm cho công chúng hiểu không đúng hoặc có cách nhìn sai lệch về sự kiện, sự việc nào đó sẽ gây nguy hiểm cho xã

Trang 9

hội Thậm chí, người làm báo mà có cái tâm không trong sáng, vụ lợi, dẫn đến bóp méo thông tin, hoặc thêm, bớt bịa đặt làm sai lệch, xuyên tạc, che dấu sự thật sẽ gây ra những tác hại khôn lường Do vậy, thông tin sự thật về sự việc, sự kiện một cách trung thực, khách quan, công tâm là một trong những thuộc tính về đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi tất cả những người làm báo phải đặc biệt giữ gìn Do đó, việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ tạo ra những biến động mạnh mẽ đến lĩnh vực thông tin, tuyên truyền và nhu cầu thông tin của con người như hiện nay.

Thiết nghĩ, một nền báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có uy tín, luôn nhận được sự tin cậy của bạn đọc là mục tiêu hướng tới của bất kỳ nền báo chí nào Và nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí cần nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trước sai phạm, thì mỗi người làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình Hiệu quả của công việc và uy tín của mỗi người làm báo luôn luôn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống Để sự thật luôn được lên tiếng, để đem những điều tốt đẹp đến với bạn đọc,… thì sự tự nhận thức, lòng khát khao hướng đến những giá trị nghề nghiệp đích thực, và cống hiến những gì tốt đẹp nhất mình có được,… luôn phải là nhu cầu tự thân của người làm báo, và vì thế, việc tu dưỡng, rèn luyện theo 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là hết sức quan trọng Mỗi nghề nghiệp cần có những chuẩn mực đạo đức riêng Đạo đức người làm báo đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong xã hội ngày nay Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là tình trạng lan truyền nhanh chóng của tin tức giả mạo và thông tin sai lệch thông qua

Trang 10

mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo càng cần được quan tâm và xem trọng hơn.

“Trong bối cảnh này, người làm báo cần có trách nhiệm đảm bảo thông

tin được cung cấp là đáng tin cậy và có giá trị, giúp người đọc phân biệtđược sự thật và thông tin sai lệch”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói Cũng theo

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng đến ngành báo chí, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung Báo chí đạo đức có thể giúp thúc đẩy sự minh bạch, công bằng và phúc lợi chung, đồng thời kiểm soát quyền lực và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực Vì vậy, tầm quan trọng của đạo đức người làm báo phải được tôn trọng và đề cao trong xã hội ngày nay Cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo sản phẩm báo chí chất lượng và có trách nhiệm.

2.1.3 Một số quan điểm của các nhà báo hiện nay về yêu cầu đạo đứcnghề báo Việt Nam trong tình hình mới:

Với nhà báo Hồ Quang Lợi (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam) nhà báo là một danh xưng nghề nghiệp đáng trân trọng, là sự trao truyền thiêng liêng và quý giá Đạo đức nghề nghiệp quyết định tính chính trực, nhân văn của nghề báo Một nhà báo giỏi đương nhiên phải là nhà báo có đạo đức, không thể trở thành nhà báo giỏi mà không có đạo đức.

Nói về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nhà báo Nguyễn Hữu

Phùng Nguyên (báo Nhân Dân) nghĩ tới câu nói “Thông minh là thiên

phú, còn tử tế là một sự lựa chọn” Dường như, với người làm báo hôm

nay, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng là một sự lựa chọn và nhiều khi là sự lựa chọn khó khăn.

Còn với nhà báo Song Đào (báo điện tử Tổ quốc), một tác phẩm báo chí có sức ảnh hưởng rất lớn Nó có thể mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần

Trang 11

nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm sai lệch nhận thức, suy giảm lòng tin, băng hoại đạo đức thậm chí dẫn đến làm lệch lạc về hành động không chỉ của một cá nhân, một nhóm người mà có thể cả một cộng đồng Vì thế, bản thân mỗi nhà báo phải xác định rõ trách nhiệm xã hội của mình Trong khi đó, nhà báo Phạm Đình Hiệp (báo Hànộimới) thực tế vẫn còn không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo dọa dẫm, sách nhiễu để vụ lợi, vun vén lợi ích cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để Không ít người làm báo bị “bẻ cong” ngòi bút, sa ngã, thậm chí rơi vào vòng lao lý.

Đối với nhà báo Thảo Hương (báo Phụ nữ Thủ đô) với sự phát triển của công nghệ, thời gian qua đã chứng kiến sự bùng nổ của các loại hình báo điện tử và cả mạng xã hội, khiến chưa bao giờ việc lọc thông tin khó như hiện tại Thông tin giả chưa kiểm chứng rất nhiều Cũng do sự cạnh tranh gay gắt của thông tin, cơ chế tự chủ tài chính, gần đây báo chí cũng vướng không ít “điều tiếng” khi chạy theo xu hướng thương mại hóa, giật gân câu khách, thậm chí thông tin sai sự thật Điều đó càng đòi hỏi nhiều hơn yêu cầu nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tăng trách nhiệm xã hội của nhà báo.

2.2 Điều 4 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo:

“Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâmphạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổchức và cá nhân”

2.2.1 Nhà báo cần phải nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền conngười:

Việc khai thác hình ảnh của cá nhân trên báo chí cũng là khâu không thể thiếu để hình thành nên tác phẩm báo chí có chất lượng, đem lại sự trung

Trang 12

thực cho tác phẩm Chính vì vậy, báo chí luôn ưu tiên lựa chọn những hình ảnh thực của nhân vật gắn với sự kiện, vụ việc theo chủ đề mà tác giả thể hiện để đăng phát hơn là ảnh minh họa.

Tuy vậy, đối với người làm báo có trách nhiệm thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào tác phẩm báo chí của mình luôn cân nhắc sao cho việc sử dụng đó không vi phạm quyền về hình ảnh của cá nhân, làm ảnh hưởng tới bí mật đời tư, tâm lý, tinh thần, nhân phẩm, danh dự của họ Đặc biệt, việc sử dụng hình ảnh trẻ em, người chưa thành niên, người yếu thế (nghèo, tàn tật, đồng tính, bị mắc bệnh hiểm nghèo…) buộc nhà báo phải cân nhắc thật kỹ khi đăng phát.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Đỗ Trung Tiến bày tỏ quan điểm, việc đăng phát hình ảnh lên báo chí dù nhằm mục đích bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội, thật sự đấu tranh với những cái xấu nhưng vô tình ảnh hưởng tới nhân thân người có hình ảnh, ảnh hưởng xấu tới người thân của họ, chưa thật sự nhân văn, nhân đạo với người có hình ảnh bị đăng phát thì chủ động dừng lại.

2.2.2 Nhà báo không được phép xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự,nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân:

Việc khai thác hình ảnh của cá nhân trên báo chí cũng là khâu không thể thiếu để hình thành nên tác phẩm báo chí có chất lượng, đem lại sự trung thực cho tác phẩm Chính vì vậy, báo chí luôn ưu tiên lựa chọn những hình ảnh thực của nhân vật gắn với sự kiện, vụ việc theo chủ đề mà tác giả thể hiện để đăng phát hơn là ảnh minh họa.

Do hiện nay pháp luật quy định chưa rõ việc sử dụng hình ảnh cá nhân đăng trên báo chí nên trong trường hợp còn lúng túng khi không biết việc sử dụng hình ảnh có vi phạm hay không thì nhà báo sẽ lấy công cụ đạo đức nghề nghiệp ra soi rọi và đi tới quyết định đăng phát hay dừng lại,

Trang 13

hoặc dùng các hình thức khác cho phù hợp như: chụp sau lưng, vẽ minh họa…

Báo chí có quyền phản ánh và đăng tải những thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, không có nghĩa báo chí có thể đăng tải một cách dửng dưng mọi vấn đề của cuộc sống Trong đó, quyền và nhân phẩm của con người luôn được xem là quan trọng trong quá trình phản ánh thông tin của báo chí Đặc biệt, đối với đối tượng được báo chí phản ánh, những vấn đề liên quan đến danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân rất nhạy cảm Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân của người bị phản ánh mà nó còn ảnh hưởng đến dư luận xã hội, một nhóm đối tượng thậm chí một thế hệ

2.2.3 Thực trạng nhà báo Việt Nam thực hiện Luật Báo chí 2016 gắn với10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp:

Chiều 17/11/2023, tại Hòa Bình, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện luật Báo chí 2016 gắn với 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, thời gian qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ TT-TT triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý báo chí, quản lý hội viên, xây dựng và triển khai thực hiện luật Báo chí 2016 gắn với 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Cùng với các thành tựu, hoạt động báo chí vẫn còn một số tồn tại, bất cập Một số cơ quan báo chí, người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chạy theo thị hiếu tầm thường, tìm cách để thu lợi, kể cả việc làm sai lệch bản chất của sự việc.

Trang 14

Theo thống kê, đến nay đã có 90 trường hợp nhà báo, hội viên, phóng viên vi phạm Trong đó, 75 trường hợp vi phạm pháp luật, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở T.Ư và các địa phương, đơn vị đã xem xét, xử lý đối với hơn 30 trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Đức Lợi cho biết, ý kiến trao đổi của các đại biểu càng cho thấy rõ vai trò, trách nhiệm quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

2.3 Thực trạng nhà báo Việt Nam thực hiện Điều 4 trong Quy địnhđạo đức nghề nghiệp người làm báo:

2.3.1 Những biểu hiện tích cực:

Nhìn chung, thực trạng báo chí Việt Nam hiện nay đang có tinh thần nhân văn cao và quan tâm đến quyền con người Nhiều nhà báo đã sử dụng quyền và nhiệm vụ báo chí của mình, thông qua sự nghiên cứu, quyền lực và phát biểu của mình để lên tiếng các vấn đề liên quan đến nhân quyền Phải khẳng định rằng đại bộ phận Nhà báo Việt Nam đã thực hiện tốt ba tiêu chí: trung thực, khách quan và công tâm Trên thực tế, những năm qua, xuất hiện nhiều nhà báo tiêu biểu, có cống hiến xuất sắc, trở thành tấm gương sáng trong hoạt động nghề nghiệp Nhờ những nhà báo như vậy, một đội hình báo chí vững mạnh như thế, báo chí mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Những lĩnh vực nào trọng yếu, nơi nào khó khăn, gian khổ, cấp bách thì báo chí đều có mặt, và ở đó, rất nhiều nhà báo thể hiện tinh thần dấn thân, tinh thần cống hiến rất đáng cảm phục để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao Báo chí có trách nhiệm bảo vệ công lý và lẽ phải, cho nên nhà báo phải dũng cảm và dấn thân Đã nói

Trang 15

đến báo chí là nói đến tinh thần chiến đấu, đi đến cùng, làm rõ sự thật, bảo vệ sự thật và phải gắn liền với tính nhân văn

Tiêu biểu cho tinh thần nhân văn và tôn trọng quyền con người trong báo chí, trong năm 2022 vừa qua là bộ phim tài liệu “Bẫy” được phát sóng trong khung VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam Tác phẩm đã phơi bày những gì đang xảy đến với lao động Việt Nam bên nước ngoài Nhiều lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc với những lời hứa về một công việc nhẹ nhàng lương cao, nhưng sang đến nơi, họ phải chịu đòn roi, tra tấn Trong quá trình tác nghiệp, ekip đã gặp rất nhiều khó khăn, đó là việc đến tác nghiệp ở bên kia biên giới, làm thế nào để ghi được hình ảnh ở bên trong các tổ chức tội phạm lừa đảo qua mạng và buôn bán người Để ghi lại những hình ảnh bên trong tổ chức tội phạm buôn bán người, bản thân nhà báo Hồ Trí cùng những đồng nghiệp phải đối mặt với những rủi ro rất lớn, đó là cái chết

Từ những mẩu thông tin nhỏ trên mạng xã hội cùng những câu chuyện và mọi thông tin vẫn còn khá mù mờ, ekip sản xuất đã dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó quyết định lên đường dấn thân vào quá trình thực hiện Phim cũng không có đạo diễn, bởi nhân vật không diễn theo sự chỉ đạo của ai Tất cả lựa chọn đều là của họ và nhiệm vụ của phóng viên chỉ là ghi lại sự thật đó

Việc tìm kiếm và tiếp cận được các nhân vật thậm chí còn khó hơn cả việc làm thế nào để quay được những hình ảnh trong phim Bởi vậy công sức làm nên bộ phim không thể tính bằng số người, số ngày, mà bằng số phận con người Dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơ rủi ro rất lớn, những người hành nghề báo vẫn không hề run sợ bỏ cuộc, bởi họ nhận thức được nghĩa vụ của nhà báo là cần lên tiếng cho sự thật, bảo vệ

quyền con người Nhà báo Hồ Trí tâm sự: “Chúng tôi làm vì nghĩ đơn

giản, đó là công việc của mình nên mình muốn làm và phải làm Nghề

Trang 16

báo vốn dĩ hơn người khác ở việc họ biết được sự thật và thậm chí còn lànhững người đầu tiên được chứng kiến sự thật Và khi biết được một sựthật tàn khốc như thế mà không lên tiếng cũng là tội ác”.

Cũng có những lúc, họ cũng mệt mỏi muốn từ bỏ, nhưng lại nhanh chóng

vực dậy tinh thần bằng trách nhiệm với xã hội, với nhân dân: "Thực tế

chúng tôi đã muốn bỏ cuộc không dưới một lần Nhưng rồi tôi nghĩ rằng,nếu chúng ta không tiếp tục, thì ai nói ra sự thật này Chúng ta quá có lỗivới nạn nhân và những người đang giúp sức cho mình Vì vậy, nghỉ mộtlúc rồi cùng bước tiếp Và chúng tôi đã cùng đi cho đến khi phim lênsóng" – PV Hồ Trí cho biết.

Sau khi bộ phim phát sóng, rất nhiều khán giả và các đồng nghiệp đã bày tỏ sự thán phục đến những phóng viên thực hiện bộ phim này khi ghi lại được những hình ảnh bên trong hang ổ của các tổ chức tội phạm Trong số hàng trăm bình luận nhận được, mỗi khán giả lại có trong mình những cảm xúc khác nhau Nhưng đa số đều phải dùng những động từ, tính từ rất mạnh để chia sẻ về suy nghĩ của mình Nhóm chúng em có thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ tham khảo ý kiến khán giả về bộ phim tài liệu “Bẫy” Trong số những kết quả nhận được có quan tâm và biết đến bộ phim này, 100% đều đồng tình với ý kiến cho rằng “Báo chí đã góp phần thực hiện nhiệm vụ nêu cao tinh thần nhân văn qua bộ phim tài liệu Bẫy” Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự thán phục, ngưỡng mộ dành cho các phóng viên đã không ngần ngại xông pha thâm nhập vào đường dây nguy hiểm để thực hiện bộ phim ý nghĩa này.

Mới đây, vào tối ngày 13/9 đã xảy ra vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư mini ở Khương Hạ với số người chết lên tới 56 người và 37 người bị thương Ngay sau khi vụ việc xảy ra, báo chí đã nhanh chóng đưa tin cập nhật tình hình và đồng thời bày tỏ sự thương tiếc tới người thân và gia đình của những nạn nhân xấu số Sau khi vụ hỏa hoạn được

Trang 17

dập tắt, báo chí đã truyền tải thông điệp cảnh báo trong vụ cháy tại Khương Hạ bằng cách đưa ra thông tin chi tiết về nguyên nhân, quy mô, và hậu quả của vụ cháy Những người làm báo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và an toàn trong các tòa nhà Báo chí cũng đã tập trung vào việc nêu bật những hệ lụy và hậu quả của vụ cháy, nhằm cảnh báo công chúng về tình trạng an toàn và cần thiết phải đề cao sự chú ý đến việc phòng cháy chữa cháy Bằng cách này, báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng về an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Không chỉ đưa ra thông tin chi tiết về vụ cháy, tình hình cứu hỏa, mà báo chí cũng chú trọng đưa tin về những nỗ lực của cộng đồng trong việc hỗ trợ các nạn nhân Những bài đăng, tin ngắn, video về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc được phát huy trong tình hình đầy mất mát đã tạo ra sự nhận thức và quyên góp từ cộng đồng để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng Nhờ đó, báo chí đã thể hiện sự quan tâm và lòng nhân ái đối với những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

Trước vụ việc thương tâm này, báo chí cũng đã đăng tải những câu chuyện cá nhân về những người bị ảnh hưởng trong vụ cháy, nhằm tạo ra sự chia sẻ và sự quan tâm từ cộng đồng Thông qua những câu chuyện, báo chí mong muốn gửi thông điệp về sự đau đớn và khó khăn mà những người này đang phải trải qua Việc đăng tải những câu chuyện cá nhân có thể giúp tạo ra sự đồng cảm và sự nhận thức từ phía công chúng, khuyến khích sự hỗ trợ và quan tâm đến những người bị ảnh hưởng Có thể nhắc đến một nạn nhân nhận được nhiều sự quan tâm và xót thương nhất trong vụ cháy đó là bạn nữ sinh D L T H sinh năm 2005 Cách đó không lâu, bạn còn cùng gia đình đến nhập học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chính thức trở thành tân sinh viên của trường, chuyển đến ở với bố và em trai tại căn chung cư mini Vậy mà ngày khai giảng của các tân sinh viên K43 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng là ngày tổ

Trang 18

chức tang lễ của bạn cùng bố và em trai Tại buổi lễ, toàn bộ phần văn nghệ chào mừng cũng được cắt bỏ mà thay vào đó là một phút mặc niệm dành cho những nạn nhân xấu số trong vụ cháy chung cư mini Toàn thể đại biểu, thầy cô, sinh viên Học viện đều hết sức xót thương trước sự ra đi của bạn và gia đình Những bài viết, tin ngắn, video về bạn T H nhanh chóng nhận được sự quan tâm và chia sẻ rất lớn từ mọi người, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Facebook, TikTok, Không chỉ bạn T H mà những câu chuyện thương tâm khác như một bệnh nhi, người duy nhất trong gia đình 4 người, còn sống sót sau vụ cháy, hay những video ghi lại tiếng kêu cứu yếu dần của những người bị kẹt trong vụ cháy, những cuộc gọi cuối cùng về cho gia đình trước tai họa, Tất cả đều nhận được sự quan tâm đến từ tất cả mọi người, qua đó, báo chí mong muốn gửi thông điệp về sự quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội.

Hay quen thuộc hơn với chương trình “Việc tử tế” được phát sóng thường ngày trên kênh truyền hình VTV với những tấm gương sáng về người tốt, việc tốt Thông qua chương trình, những hình ảnh đôi khi tưởng chừng như rất đơn giản và nhỏ bé lại chứa chan tình yêu thương con người vô cùng Việc phát sóng những chương trình ý nghĩa như vậy góp phần giúp báo chí thực hiện nhiệm vụ nêu cao tinh thần nhân văn của mình Những cụ già đơn côi không nơi nương tựa được chăm sóc, những trung tâm việc làm cho người khuyết tật , những hành động và tấm lòng ấy cần được lan tỏa nhiều hơn nữa Và báo chí vẫn đang cố gắng thực hiện điều đó thông qua nhiệm vụ của mình.

Như vậy, trước một sự kiện xảy ra, báo chí có thể thể hiện tinh thần nhân văn, nêu cao quyền con người thông qua nhiều phương diện Thứ nhất,

Trang 19

báo chí đưa sự thật về sự kiện, cập nhật tình hình và mang đến những cảnh báo cho người dân Thứ hai, báo chí có thể qua những hình ảnh, hành động đẹp mang đến cho công chúng những thông điệp nhân văn về tình yêu thương, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, từ đó lan tỏa và khuyến khích những hành động đẹp, tôn vinh những hành động nhân văn và khích lệ sự đoàn kết trong cộng đồng Thứ ba, báo chí cũng có thể chia sẻ những câu chuyện bất hạnh của những người kém may mắn để khơi dậy tinh thần sẻ chia, cảm thông từ phía công chúng

Báo chí thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách tường thuật về các sự kiện và vấn đề quan trọng trong xã hội Vai trò của báo chí là cung cấp thông tin chính xác, đa chiều và khách quan đến công chúng Báo chí có trách nhiệm đảm bảo quyền tự do ngôn luận, kiểm soát quyền lợi của công dân và giám sát hoạt động của các cơ quan chính phủ và tổ chức Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự nhận thức và quan tâm đến các vấn đề nhân văn, như việc đưa tin về những hành động nhân văn của người dân trong các tình huống khó khăn Khi được hỏi về chức

năng của báo chí, nhà báo Tạ Bích Loan nhấn mạnh: “Niềm tin xã hội là

thứ quý giá nhất mà báo chí cần giữ gìn Nếu còn lòng tin của côngchúng, của độc giả thì báo chí còn giá trị; nếu đánh mất niềm tin, lúc đóchúng ta sẽ mất tất cả.”

Thời gian gần trở lại đây, nền tảng mạng xã hội Tiktok ngày càng trở nên phổ biến, trở thành một ứng dụng giải trí mà hầu hết bạn trẻ nào cũng có trong điện thoại của mình Trước sự bùng nổ của Tiktok, Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen group) đã nhanh chóng cập nhật xu hướng, xây dựng một kênh Tiktok cho chương trình “Mái ấm gia đình Việt”, tiếp tục lan tỏa hành trình thiện nguyện cho trẻ em mồ côi “Mái ấm gia đình Việt” là chuyến xe nhân văn tiếp nối chuỗi hành trình thiện nguyện đã giúp đỡ cho hơn 2.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở các mái ấm, nhà mở, trường

Trang 20

giáo dưỡng, làng trẻ em SOS,… do Tập đoàn Hoa Sen tổ chức thường niên hơn 10 năm qua Bắt đầu với phiên bản truyền hình thực tế được phát sóng trên kênh HTV7, chương trình không chỉ là nơi trẻ mồ côi được chở che bằng tình yêu thương mà còn là mái nhà chung – nơi gặp gỡ, gắn kết những trái tim kiên cường chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn, nghịch cảnh Qua 13 tập phát sóng, hàng triệu khán giả đã không thể kiềm lòng, chực trào nước mắt khi xem những thước phim về hoàn cảnh của các em nhỏ mồ côi cha, mẹ vì Covid-19 Không dừng lại ở đó, Tập đoàn muốn tiếp tục mang chương trình ý nghĩa này đến với nhiều người hơn nữa nên đã xây dựng một kênh Tiktok tên “Hoa Sen group” để đăng tải những video của chương trình, kêu gọi tinh thần đoàn kết, tiếp tục phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là ở các bạn trẻ - thế hệ tương lai của đất nước Số tiền thưởng này đã hỗ trợ cho các gia đình bước qua những khó khăn, nâng bước đến trường, chắp cánh cho những ước mơ của các em nhỏ Chỉ sau ba tháng đi vào hoạt động, kênh Tiktok chính thức của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) đã đạt được 100.000 người theo dõi, với hơn 50 triệu lượt xem và hàng triệu lượt thảo luận, tương tác tích cực.

Mỗi một tập phát sóng, mỗi một video Tiktok là một câu chuyện chạm tới trái tim khán giả Đại dịch đi qua, có lẽ những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên là đối tượng chịu nhiều tổn thương, mất mát hơn cả Việt Nam hiện có hơn 4.400 trẻ mồ côi vì COVID-19 và ngoài xã hội vẫn còn hàng trăm ngàn đứa trẻ đang phải chịu cảnh mồ côi, bất hạnh, không nơi nương tựa Thiếu vắng hơi ấm tình thương của mẹ, thiếu cả sự dạy bảo ân cần của cha, các em đã phải học cách tự trưởng thành sớm hơn những đứa trẻ khác để có thể vươn lên nghịch cảnh và bước tiếp trên chính đôi chân của mình Đằng sau những câu chuyện đau lòng của mỗi hoàn cảnh, mảnh đời tại "Mái ấm gia đình Việt", ý chí kiên cường và nghị lực vượt khó của các em nhỏ là điều khiến khán giả và cả những người thực hiện chương trình

Trang 21

phải cảm phục Thấu hiểu nỗi đau, nỗi mất mát của những mảnh đời kém may mắn, "Mái ấm gia đình Việt" đã và đang xoa dịu nỗi đau, hong khô những giọt nước mắt mồ côi và hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Số tiền thưởng của chương trình đã hỗ trợ cho các gia đình bước qua những khó khăn, nâng bước đến trường, chắp cánh cho những ước mơ của các em nhỏ

Có thể thấy, bằng việc kết hợp hai hình thức truyền thông trong báo chí trên các nền tảng truyền hình và mạng xã hội, Tập đoàn Hoa Sen đã thành công trong việc sử dụng báo chí để lan tỏa tinh thần nhân văn, kêu gọi những hành động đẹp Chương trình “Mái ấm gia đình Việt” giúp cho những mảnh đời bất hạnh được xoa dịu và nhận được sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ những con người khắp miền Tổ quốc Đặc biệt, việc sử dụng có hiệu quả nền tảng mạng xã hội Tiktok khiến cho giới trẻ có thể tiếp cận nhiều nội dung ý nghĩa, mang tính nhân đạo nhiều hơn, để từ đó dần hình thành cho mình suy nghĩ, hành động vì xã hội.

Tinh thần nhân văn của báo chí có ảnh hưởng lớn đến xã hội bằng cách truyền tải thông tin, phân tích và đưa ra ý kiến, đòi quyền công dân, và tạo ra ý thức công dân Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tự giác, ý thức và tham gia của mọi người trong xã hội Vì vậy, báo chí cần mang tới nhiều giá trị nhân văn và tôn trọng quyền con người, thực hiện sứ mệnh góp phần xây dựng một xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn.

Mục tiêu tối thượng của báo chí cách mạng là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân và hướng con người tới những giá trị nhân văn trong cuộc sống Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật trong tác nghiệp, người làm báo cũng luôn xuất phát từ góc nhìn nhân văn để tiếp cận và phản ánh các vấn đề, sự việc, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Bởi vậy, không chỉ gần đây, những người làm báo lúc

Trang 22

nào cũng bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng rèn luyện đạo đức lối sống, nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp Mỗi cơ quan báo chí là một cơ quan văn hóa, mỗi người làm báo luôn đề cao các giá trị đạo đức, văn hóa, tinh thần nhân văn trong từng tác phẩm báo chí, trong cuộc sống cũng như hoạt động tác nghiệp của bản thân.

2.3.2 Những biểu hiện vi phạm:

Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt trái đồng thời cũng được bộc lộ Cùng với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì cũng có những góc độ, trường hợp nhất định đã vi phạm quyền này Nhiều nhà báo có được thông tin là đưa, đưa cho hả hê mà không cần biết đằng sau thông tin của mình là sự đổ vỡ của nhiều gia đình, doanh nghiệp, là sự tan vỡ sự nghiệp, danh dự và uy tín cá nhân của con người Chẳng hạn, đối với người dân, thực tế thời gian qua cho thấy, có trường hợp báo chí truyền thông đưa thông tin sai sự thật được đăng tải, trích dẫn rầm rộ tạo thành làn sóng dư luận ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người bị hại, song thông tin đính chính, thông tin xử lý sai phạm hay giải pháp bảo vệ khôi phục quyền lợi của người bị hại lại bị xem nhẹ, không có cơ hội tạo thành làn sóng thông tin như thông tin sai sự thật ban đầu Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí cũng cho thấy, một số cơ quan báo chí, truyền thông không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà chạy theo lợi nhuận với những thông tin giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng; thông tin thiếu chính xác, sai sự thật, làm tổn hại đến lợi ích đất nước, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng cho rằng: Thực tế tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề báo vẫn đang ngày càng gia tăng gây bức xúc trong nhân dân Các vi phạm này tuy chỉ xảy ra ở một số nhỏ ở cơ quan

Trang 23

báo chí, một số nhà báo nhưng cũng làm ảnh hưởng tới uy tín của báo chí và ảnh hưởng tới uy tín người làm báo Nhiều thông tin về cá nhân, đời tư đang được khai thác trên báo chí và mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau, thông tin cá nhân, đời tư được đưa lên mặt báo làm ảnh hưởng tới đời sống và vi phạm quyền riêng tư.

Có thể kể đến vụ việc xảy ra vào ngày 12/8/2022, chuyên mục Tiêu điểm của Chuyển động 24h lên sóng ngày 12/8 trên kênh VTV1 với chủ đề

Những đứa trẻ lớn lên cùng mạng xã hội đã đề cập đến một vấn đề đang

gây xôn xao mạng xã hội lúc đó là vụ việc cô gái mặc áo hở lưng bị quay

lén đăng lên Tiktok BTV Sơn Lâm đã nhại lại câu nói của cô gái “Tìm

tôi à? Looking for me?“

Nội dung này sau khi lên sóng đã nhận về những ý kiến trái chiều của dư luận Nhiều người cho rằng họ không hiểu dụng ý của BTV Sơn Lâm và Chuyển động 24h khi nhái lại hình ảnh của cô gái trên sóng truyền hình quốc gia Một trong những ý kiến trái chiều của công chúng có thể kể đến

như “Tự nhiên thấy tội cho bạn nữ kia ghê Mọi chuyện dường như là

xong rồi giờ VTV lại đăng như thế Giờ bạn ấy xem được video này sẽbuồn đến mức nào nữa.”

Liên hệ với Diệu Linh, người bị quay lén mặc áo hở lưng rồi đăng lên mạng xã hội, cô gái cho biết đã xem chương trình của VTV có đề cập đến mình Cô chia sẻ rằng hiện tại cô đang trong giai đoạn nhạy cảm, phải nhờ thuốc để hỗ trợ ổn định tâm lý Việc VTV đưa lại câu chuyện ồn ào

này dù là vô tình hay cố ý cũng đều khiến cô bị ảnh hưởng: “Mình đang

trong giai đoạn nhạy cảm và chia sẻ thật là phải dùng thuốc an thần,thuốc ngủ mấy hôm nay để trấn an bản thân Vì vậy, kể cả VTV không cóý gì quá đáng thì nó cũng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến mình về mặt tâmlý”.

Liên quan đến vụ việc này, nhóm chúng em đã làm một cuộc khảo sát quy mô nhỏ để tham khảo ý kiến công chúng về việc báo chí thực hiện

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w