Nhiệm vụ này đã được cụ thê hoá trong Nghị quyết Đại hộiĐảng XI đó là “Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng an ninh ” và chỉ rõ “Chủ động, tích cực và có tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
HOÀNG VIỆT HÙNG
CƠ CHE HOP TÁC QUOC PHÒNG ASEAN
VA SU THAM GIA CUA VIET NAM
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Toàn Thang
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kếtluận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác./.
TAC GIA LUẬN VAN
Hoang Việt Hùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Toàn Thắng - Phó Viện trưởng
Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã hướng dẫn tôi hoànthành luận văn này Tôi cũng xin cảm ơn các Thay/Cé, bạn bè, đồng nghiệp vagia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Log —
Hoàng Việt Hùng
Trang 4Hội nghị Tu lệnh lục quân các nước ASEAN
(ASEAN Chiefs of Army Multilateral Meeting)
Hội nghị không chính thức Tư lệnh Quốc phòng các nướcASEAN
(ASEAN Chiefs of Defence Forces Infomal Meeting)
Hội nghị những người đứng đầu ngành Quân y các nước ASEAN
(ASEAN Chiefs Military Medicine Conference)
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN(ASEAN Defence Ministers Meeting)
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng(ASEAN Defence Ministers Meeting Plus)
Hội nghị quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN(ASEAN Defence Senior Officials Meeting)
Hội nghị Tư lệnh Hải quan ASEAN
(ASEAN Navy Chiefs’ Meeting)
Diễn đàn hợp tác kinh tế chau A — Thai Bình Dương
(Asia Pacific Economic Cooperation Forum)
Cộng đồng chính trị - An ninh ASEAN(ASEAN Political — Security Community)
Dién dan khu vuc ASEAN
(ASEAN Regional Forum)Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
Trang 5(Association of Southeast Asia Nations)
ASEM Hội nghị A - Âu
(Asia — Europe Meeting) CBM Các biện pháp xây dựng lòng tin
(Confident Building Measures)
COC Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông
(Code of Conduct in the South China Sea)
CITC Chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia
(Counter — terrorism and Trasnational Crime)
DOC Tuyên bồ về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(Declaration on Conduct of Paties in the South China Sea)
DR Giam nhe thién tai
(Disaster Relief)
EAS Cấp cao Đông A
(East Asia Summit)
EEC Céng déng kinh té Chau Au
(European Economic Community)
EU Lién minh Chau Au
(European Union)
HADR H6 tro nhan dao va giam nhe thién tai
(Human Assistance & Disaster Relief)
ISG Nhóm hỗ trợ giữa ki của ARF
(Inter — sessional Support Group) ISM Cuộc họp giữa kì của ARF
(Inter — sessional Meeting)
NADI Cuộc họp kênh II của các Viện nghiên cứu quốc phòng
ASEAN
Trang 6Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á
(Treaty of Amity and Cooperation)
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
(United Nations Convention on the Law of the Sea) Nhom lam viéc
(Working Group)Tuyén bố về khu vực hòa bình, tự do, trung lập(Zone of Peace, Freedom and Neutrality)
Trang 72 Tình hình nghiên cứu đề tài ¿s2 5x2 +x£E2E£E£EExerxrxerxerxrrerree 2
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài - 4
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài ¿- 2 2 + x£ s+E££E££E££EeExerxerxerxerxee 5
5 Những dong gop khóa hoc của THÂN VỀ N:oeneanaiaiaaaadrittiuagtogilisgaiasusnaa S
8< 1 8 6 ẽố ố ốẽ.ẽ 3
CHUONG 1: KHÁI QUÁT VE ASEAN VA CƠ CHE HỢP TÁC 7
QUOC PHONG ASE.AAN 6t tk cv HE T111 1111111111111 crk 7
Pe YÌ DU vài Ki TYa cao na uchhuanhanannnaunuasadssasÐbnSSixốN SRuistuarai 71.1.1 Quá trình hình thành và phát trÌỂH s5 5e ©se©ss+xececxezxerred 7
Lode CCGG HOTU FIG TA susgkix ieacdocncssarsanmne secaincmmraemntacanias peiemecieinaie 13
1.1.3 Vai trò của ASEAN đối với khu vực và quốc té cecceccescesseseessesesseeseesven lã1.2 Khái quát về cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN .:-.:-s- l61.2.1 Định nghĩa và đặc na —x= = 161.2.2 Các nhân tô chính tác động đến cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN 191.2.3 Cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc phòng ASEAN 231.2.4 Nguyên tắc hợp tác quốc phòng ASEAN - +2 s+cs+csreerxee 251.2.5 Nội dung hop tác quốc phòng ASEAN vsescescsscesseseesessessessessessessessesseees 2]1.2.6 Cách thức hop tác quốc phòng ASEAN - - scs+sece+r+xerveei 32
1.2.7 Vai trò của hợp tác quốc phòng ASEAN đối với khu vực và trên thế
ẤT acc eee 76c 1L Ha ee eae aDCHUONG 2: THỰC TIEN HỢP TAC QUOC PHONG ASEAN 372.1 Hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ của các nước ASEAN 372.1.1 Hợp tac giữa các nước thành viên ASEAN cssccsssccesscesssccssccessccessees 37
Trang 8RAE BSTMIN TIE uaa.gáseiolslbldSissexessssoansdooasstsssesdrffisiBaaEuglCUE6130828%6 47
2.2 Hop tác quốc phòng giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực 52
2.2.1 Hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ -. -+-cc©ceecesxerxeee 522.2.2 Hop tác trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) 582.2.3 Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN + l ccccecccccceecce 61
2.3 Những thành tựu và hạn chế trong cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN 65
Ä 5 Ì, CRN CBE Lao haeeeeensseeseamisrrrsivseolikiSSÔ SIỐNHEg000gồ 65
2.3.2 Những bạn chế và nguyen HÌHÂN sivesswccnssenssnsvesnessesrnivigeiaveiesencgnveseoneen 68
CHƯƠNG 3: TRIEN VỌNG CUA CO CHE HỢP TÁC QUOC PHÒNG
ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CUA VIỆT NAM -5-©5 753.1 Triển vọng của cơ chế hop tác quốc phòng ASEAN - - Kê
3.2 Sự tham Việt Nam trong xây dựng và triển khai cơ chế hợp tác quốc
POE 21H H pica Bee yes khác ga tui 140 káxasguanuureixeoraesottianassee<fgkẨbsxaliieul3EfDa.Jias23488 803.2.1 Chủ trương của Dang và Nhà nước trong hội nhập khu vực va quốc tế
VE quốc phòng AN HỈHÌ - + + + StStce+tékrtekrkerkererkerkekerkrrkrrerrrrrrrree 80
3.2.2 Những dong góp của Việt Nam trong quá trình xây dung va triển khai
cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEANN -. +- + cv 5+ecerexererxeei 83
3.3 Một số gợi ý cho Việt Nam nhằm thúc đây sự tham gia vào cơ chế hợp tác
u06 PHONE A SEAN cccez5eieesssesseorkiiltdgu52x600054346805833880814148600880110860Rg 89
BP TOU AIN fea ẻ.ẻẻẻ "sẽ 92PAL LIEU THAM KHẨU á.saaaeaanndirnutiitratsrdgaurraiiadtsrsldtlgnieounnanae 94
Trang 9LUẬN VĂN THẠC SỸ
CƠ CHE HỢP TAC QUOC PHÒNG ASEAN VA
SU THAM GIA CUA VIET NAM
MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Những năm gần đây, tình hình thế giới luôn có nhiều diễn biễn phức tạp,chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo và những thách thức an ninh mới
đang ngày càng gia tăng, đe dọa trực tiếp môi trường an ninh của không chỉ một
quốc gia, một khu vực mà còn cả thế giới Đông Nam Á là một khu vực pháttriển rất năng động nhưng cũng tồn tại nhiều van dé an ninh nhạy cảm, đặc biệtkhi khu vực này trở thành nơi tập trung lợi ích và cạnh tranh quyết liệt giữa cáccường quốc Trong bối cảnh đó, hợp tác quốc phòng đã và đang trở thành nhucầu thiết yếu cả các quốc gia trên thế giơi nói chung và của ASEAN nói riêng.Trên thực tế, các nước ASEAN đã luôn coi trọng và có nhiều nỗ lực trong thúcđây hợp tác quốc phòng nhằm hướng tới xây dựng một môi trường hòa bình, én
định của từng quốc gia thành viên va của toàn khu vực
Đối với Việt Nam, hợp tác quốc phòng nói chung và hợp tác quốc phòng
trong khuôn khô ASEAN nói riêng đã trở thành một trong những nhiệm vụ quantrọng trong công tác đối ngoại quốc phòng của Quân đội Nhân dân Việt Namthời kỳ đổi mới Nhiệm vụ này đã được cụ thê hoá trong Nghị quyết Đại hộiĐảng XI đó là “Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc
phòng an ninh ” và chỉ rõ “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước
xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác,tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-
Thái Bình Dương” Có thê nói, tăng cường đóng góp vào nỗ lực chung củaASEAN trong hợp tác quốc phòng là một chủ trương rất đúng, bởi xu thế quan
hệ quốc tế hiện nay buộc phải gắn tương lai của mình vào ngôi nhà chung
ASEAN.
Trang 10Với tinh thần đó, việc nghiên cứu, nam vững và tham gia có hiệu quả vào
Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiếtthực đối với Việt Nam Đây có thể được xem là cơ sở để chúng ta có cái nhìnsâu sắc hơn về hoạt động hợp tác trong nội khối cũng như đối với các đối tácbên ngoài Nghiên cứu về hợp tác quốc phòng ASEAN còn giúp các nhà hoạchđịnh chính sách hợp tác quốc phòng - an ninh của quốc gia, đảm bảo phù hợpvới xu thế của khu vực và thời đại, từ đó phát huy vai trò là thành viên tích cựccủa tô chức, đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng cơ chế hợp tác quốc phòngASEAN hiệu quả hơn.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Cơ chế hợp tác quốcphòng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ASEAN trên trường quốc tế, việcnghiên cứu về ASEAN đã trở thành một trong những chủ đề giành được nhiều
ưu tiên của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Qua nghiên cứu và tìm hiểu
các đề tài, công trình khoa học, luận văn, luận án có liên quan, tác giả nhận thấynghiên cứu về ASEAN nói chung và các cơ chế hợp tác của ASEAN nói riêng,
mặc dù gần đây cũng được nhiều học giả trong và ngoài nước ưu tiên nghiêncứu song việc đi sâu nghiên cứu về một cơ chế cụ thể của ASEAN vẫn còn khámới và chưa được nhiều người khai thác, nghiên cứu Hiện nay, có một số côngtrình, thành tựu nghiên cứu chính thức về các nội dung liên quan đến lĩnh vực
này như:
Trong hệ thống cơ sở sữ liệu này, phải kể đến một số ấn phẩm nghiên cứu
mang tính tổng hợp và học thuật cao như: “Việt Nam trong ASEAN - nhìn lại vàhướng tới” của tác giả Trần Khánh (Nxb Khoa học - xã hội 2006); “Việt Nam -
ASEAN quan hệ đa phương và song phương” của Giáo sư Vũ Dương Ninh(Nxb Chính trị Quốc Gia, 2005); “Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và
phát trién bền vững” của Giáo sư Nguyễn Duy Quý (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Trang 11Nội, 2001); “Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng Việt Nam” của
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006);
“Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 tới nay, Thành tựu, vấn đề và triểnvọng” của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn HữuCát (Nxb Chính trị Quốc gia, 2012); “Constructing a Security Commuinity in
Southeast Asia: ASEAN and the Problem of Regional Order” của tac giả Amitav Acharya (Nxb Routlege Printers, London, 2001); “Southeast Asia: the
Long Road Ahead” của tác giả Lim Chong Yah - Giáo su kinh tế hoc, Dai họcCông nghệ Nanyang, Singapore Ngoài ra còn có thé liệt kê một số bai viết vềASEAN và hợp tác ASEAN như; “Hợp tác quốc phòng ASEAN và tiến trìnhhiện thực hóa hợp cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng(ADMM+)” của Thượng tướng Nguyễn Chi Vịnh (Tạp chí Kiến thức Quốcphòng toàn dân, sô 7/2010); “Cơ chế hợp tác an ninh tại Đông Á: Thực trạng vàTriển vọng” của tác giả Bùi Trường Giang (Tạp chí Những van đề kinh tế, chínhtrị thế giới, số 9/2008); “Vấn đề xây dựng các thể chế ở khu vực và vài trò củaASEAN” của tác giả Nguyễn Trường An (Tạp chí nghiên cứu Quốc tế - Họcviện Ngoại giao, số 79 - tháng 12/2009); “Tổng quan an ninh con người ở ĐôngNam Á” của tác giả Hà Anh Tuấn (Tạp chí Ngiên cứu Quốc tế - Học viện Ngoạigiao số 74 - tháng 9/2008); “Hợp tác Quốc phòng ASEAN - nhìn từ góc độ đối
phó với các thách thức an ninh phi truyền thống” của tác giả Nguyễn Thị Hằng(Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 9/2010); “Đây mạnh hợp tác Quốc phòngcủa Việt Nam trong tiến trình xây dựng Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN”
của Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3- tháng
3/2012); “Chinese Assertiveness and U.S Rebalancing: Congfrontation in the
South China Sea?” của Giáo su Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng
Ot-xtrây-li-a (Tai liệu tham luận tại Hội thảo thường niên Hội nghiên cứu chau A,
tháng 3/2013); “ADMM+8: Adding Flesh to a New Regional Architecture” của
tác giả Tan Sang Chye (tạp chí RSIS, số 131, tháng 10/2010)
Trang 12Trong số các công trình trên, vấn đề hợp tác quốc phòng ASEAN mớichỉ đề cập đến một cách chung chung hoặc phiến diện trên từng mặt, từng sựkiện cụ thể, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về toàn bộ cơ chếhợp tác quốc phòng của ASEAN, đặc biệt chưa từng có công trình mang tính
hệ thống về sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác quốc phòngASEAN Do vậy, tác giả chủ định tập trung nghiên cứu, tổng hợp và phân
tích tình hình hợp tác quốc phòng của ASEAN và đánh giá về sự tham gia
của Việt Nam với hy vọng sẽ đóng góp một phan vào lĩnh vực nghiên cứuASEAN để có cái nhìn hệ thống va đầy đủ hơn về lĩnh vực này
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Mục dich
Mục đích chính của dé tai là làm rõ nội dung cơ chế hợp tác quốc phòng
ASEAN; đánh giá đúng thực tiễn thực hiện cơ chế này ở ASEAN, những thành
tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chếhợp tác quốc phòng ASEAN; Làm rõ vai trò của Việt Nam trong cơ chế này với
tư cách là thành viên của ASEAN và đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường sựtham gia có hiệu quả của Việt Nam trong cơ chế này
3.2 Nhiệm vụ
Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Thứ nhất: khái quát cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN và các nhân tố
chủ yếu tác động đến hợp tác quốc phòng của ASEAN
- Thứ hai: tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng hợp tác quốc phòng
của ASEAN theo các bình diện khu vực và quốc tế và nhận định về xu
hướng hợp tác thời gian tới.
- Thứ ba: trên cơ sở thực tiễn hợp tác quốc phòng của ASEAN, đánh
giá tình hình và mức độ tham gia của Việt Nam và đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác quốc phòng
ASEAN ở gian đoạn tiếp theo
Trang 133.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế hợp tác quốc phòng củaASEAN
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về cơ chế hợp tác quốc phòngtrong khuôn khổ của ASEAN và ASEAN + ké từ khi ASEAN thành lập cho đến
nay.
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin về thời đại, về quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, đồng thời cũngtuân thủ theo quan điểm của Đảng và nước ta trong việc đánh giá tình hình quốc
tế, khu vực và xu thế vận động của các mối quan hệ quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên các phương pháp lịch sử,
logic, tổng hợp, thống kê, phân tích Ngoài ra, cũng sử dụng một số phươngpháp khác như: so sánh, dự báo khoa học làm phương pháp bổ trợ trong quá
trình nghiên cứu.
5 Những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đóng góp những nội dung khoa học sau đây:
Một là, làm rõ khái niệm và đặc điểm và các nhân tố tác động đến việchình thành và phát triển của cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN; vai trò của cơ
chế này đối với việc duy trì hoà bình và an ninh khu vực, quốc tế; phân tích,bình luận quá trình triển khai cơ chế này tại ASEAN
Hai là, phân tích đánh giá triển vọng hợp tác quốc phòng giữa các nước
ASEAN trong thời gian tới Phân tích, đánh giá quá trình tham gia của Việt Nam
vào cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN, đồng thời đưa ra một số gợi ý cho Việt
Nam để tăng cường hơn nữa vị trí và vai trò của Việt Nam trong cơ chế này với
tư cách là một thành viên tích cực của ASEAN;
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các
bạn sinh viên, học viên tìm hiểu về ASEAN mà cụ thể là cơ chế hợp tác quốc
Trang 14phòng ASEAN Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiêncứu, giảng dạy cho các môn học có liên quan đến chính trị an ninh quốc tế và
khu vực.
Đối với các đối tượng làm công tác nghiên cứu, tham mưu trong các cơ
quan nhà nước, đặc biệt là trong Quân đội sẽ có cái nhìn tương đối tông thé bứctranh về hợp tác quốc phòng ASEAN, từ đó tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan
mình những vấn đề quan trọng, nhạy cảm liên quan đến quốc phòng, an ninh củađất nước, hợp tác quốc tế và đối ngoại về quốc phòng
6 Kết cầu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm có 3 Chương, cụ thé:
Chương 1: Khái quát về ASEAN và cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN;
Chương 2: Thực tiễn hợp tác quốc phòng ASEAN;
Chương 3: Triển vọng hợp tác quốc phòng ASEAN và sự tham gia của ViệtNam.
Trang 15CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE ASEAN VA CƠ CHE
HOP TAC QUOC PHONG ASEAN
1.1 Khái quátvề ASEAN
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.L1 Qua trình hình thành
Kết thúc chiến tranh thế giới II, Đông Nam Á phải đối mặt với hậu quảnặng nề của chế độ thực dân Bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hìnhphương Tây bị bỏ ngỏ, cộng thêm việc trải qua hàng nghìn năm bị thống trị nênmối quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á gần như không được thiết lập Bên
cạnh đó, với vị thế địa - chính trị là cầu nối giữa An Độ Dương và Đại Tây
Dương, Đông Nam A khiến hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ, đại diện cho haiphe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa luôn muốn có được tầm ảnh hưởng vớicác quốc gia trong khu vực này Điều đó khiến nội bộ Đông Nam Á có sự phânhóa về chính trị rõ nét khi những nước này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ hệthống lưỡng cực của thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh Đặc biệt, do sự kếtthúc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân cũ, vai trò và uy tín của Mỹ, Anh bị suygiảm đã tạo ra “khoảng trống quyền lực” của các quốc gia phương Tây trong
khu vực.' Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia đều không muốn rơi vào tình thé lệthuộc như trước kia nên muốn tạo một khoảng cách an toàn cho mình dé không
bị kéo sâu vào cuộc chiến tranh hai cực cũng như tránh không để cho phong tràogiải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở khu vực thành các cuộc nội chiến” Conđường khôn ngoan và duy nhất trong bối cảnh này là các quốc gia Đông Nam Á
cần phải liên kết với nhau trong một tổ chức khu vực dé lấp đi “khoảng trống
quyền lực” hiện đang tồn tại trong khu vực và tự quyết định vận mệnh của chính
quôc gia, dân tộc mình.
' Xem: Shaun Narine (2002), Explaining ASEAN: Regionalism in Southeast ASIA, Lynne Rienner Publisher, Inc,
UK, tr.9 -11.
? Vũ Dương Ninh (2009), ASEAN thập niên đầu thé ky XXI, Tập Chuyên đề I: Nghiên cứu quốc tế — Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr 58 — 73.
Trang 16Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam A, nhiều tôchức khu vực đã được hình thành như Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO)
ra đời năm 1954, Hiệp hội Đông Nam A (Association of Southeast Asia - ASA)
thành lập năm 1961, MAPHILINDO thành lập năm 1963 Ngoài ra còn có một
số tổ chức khác như “Hội đồng Châu A Thái Bình Dương” (ASPAC), “Hiệp hộiĐông Nam A vì hợp tác khu vực” (SEAARC)’, nhưng tất cả những tô chứcnày đều không thành công bởi nhiều lí do, trong đó có sự can thiệp từ các cườngquốc bên ngoài, không dung hòa được lợi ích dẫn đến những bất đồng giữa các
thành viên hay hoạt động lỏng lẻo, không có tính đại diện cho khu vực ASA,
MAPHILINDO hay SEATO đều thất bại song nhu cầu về một tô chức hợp táckhu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á chưa bao giờ kết thúc mà ngày càng mạnh
mẽ hơn, đặc biệt khi chủ nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát
triển Sự xuất hiện của nhiều tổ chức khu vực như Liên đoàn A Rap (1950), Tổchức các nước Trung Mỹ OCAS (1951), Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC(1957), Tổ chức thống nhất Châu Phi — OAU (1963) không chi là minh chứngthực tế cho những lợi ích mà liên kết khu vực đem lại mà còn là bài học kinhnghiệm quý báu cho chính các nước Đông Nam Á trong quá trình xây dựng một
tổ chức quốc tế phù hợp với những đặc thù của khu vực này
Trong bối cảnh đó, ngày 08/8/1967, 5 quốc gia là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore và Philippines đã thông qua một văn kiện có ý nghĩa lịch
sử đối với khu vực với tên gọi là Tuyên bố Băng Cốc, khai sinh ra Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ASEAN ra đời là kết quả tất yếu từ nhữngnhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhằm bảo vệ nền độc lập, hòa bình non trẻtrước sự can thiệp từ bên ngoài, từ nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước trên
cơ sở tận dụng những lợi thế mà chủ nghĩa khu vực đem lại và là thắng lợi của
tinh than hoà giải, hoà hợp giữa các quốc gia trong khu vực
3 Xem: Singh L.P: The Politics of Economic Cooperation in Asia “A study of Asian International
Organization”, Chapter I, Columbia, Missouri, 1966, tr 23, 25
* Xem: Nguyễn Tran Qué (Chủ bién),(2005), 35 năm ASEAN — Hop tác và phát triển, Nxb Khoa học — Xã hội;
H 2005, tr.22 - 25.
Trang 171.1.1.2 Quá trình phát triển
Sau khi thành lập, trong những năm đầu hợp tác, do những nguyên nhânkhác nhau cả về khách quan và chủ quan như bối cảnh lịch sử trong khu vực,
hoàn cảnh hiện tại của mỗi nước, ASEAN gần như chưa tiễn hành hoạt động
nào đáng kể với tư cách là một tổ chức quốc tế, ngoại trừ việc thông qua Tuyên
bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality) về khu vực hoà bình,
tự do, trung lập tại Kuala Lumpur ngày 17/11/1971 mặc dù trong tuyên bố thànhlập, các nước thành viên đều thé hiện rõ quan điểm và mong muốn ASEAN sẽ làmột tổ chức hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Hội nghị cấp cao ASEANlần thứ nhất năm 1976 tại Indonesia với hai văn kiện được thông qua là Tuyên
bố Bali và Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) chính là dấumốc đầu tiên, và được xem là công cụ pháp lý để xác lập mối quan hệ giữa cácquốc gia một cách rõ ràng Mục đích của việc kí kết TAC là nhằm duy trì hoàbình vĩnh viễn, thúc đây tình đoàn kết, thân thiện, hợp tác lâu bền và chặt chẽ
giữa các nước thành viên ASEAN thay vì chỉ như một “liên minh chính trị lỏng
lẻo” trong những năm đầu Đây cũng chính là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạtđộng hợp tác quốc phòng của ASEAN, thể hiện sự trưởng thành về mặt chính trịcủa ASEAN khi bước đầu thể chế hoá được các cam kết chính trị trong nhữngtuyên bố trước đó, tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý trong việc tuân thủ và thựchiện các cam kết của ASEAN
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư năm 1992 tại Singapore đánh dấu
bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của tổ chức này Tình hình chính trịdần ôn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN tập trung vào mục tiêu phát
triển kinh tế Bên cạnh đó, các mô hình liên kết kinh tế khu vực đang ngày càng
trở nên phố biến; sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ những nền kinh tế lớntrong khu vực và thế giới cũng như nhu cầu nội tại bức thiết trong việc tìm kiếm
và liên kết thị trường, trước hết là các thị trường láng giềng kề cận của mỗi quốcgia thành viên đã thúc day ASEAN chuyền trọng tâm hợp tác từ chính trị sang
kinh tế Sự ra đời của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) là một bước
Trang 18ngoặt trong lĩnh vực kinh tế bởi những kết quả đạt được từ AFTA đã thúc đâyquá trình liên kết kinh tế của ASEAN cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo thuậnloi dé ASEAN mở rộng sang nhiều lĩnh vực quan trọng khác như đầu tư, dịch
vụ, sở hữu trí tuệ Những khuôn khổ hợp tác kinh tế này đã tạo ra mối quan hệ
qua lại và sự ràng buộc, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa giữa kinh tế với chính trị và
giữa các quốc gia thành viên, từ đó, tăng cường sự kết dính giữa các thành viêntrong Hiệp hội, tạo tiền đề cho các khuôn khổ hợp tác chính trị - an ninhASEAN sau này, trong đó có cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN
Trong quá trình phát triển của ASEAN, sẽ là một thiếu sót lớn nếu khôngnhắc đến tiến trình mở rộng từ ASEAN 6 trở thành ASEAN 10 với sự gia nhậpcủa Việt Nam năm 1995, tiếp đó là Lào, Myanmar năm 1997 và sau cùng là
Campuchia năm 1999 Sự gia nhập của những quốc gia này đánh dấu sự phát
triển vượt bậc của ASEAN, từ một “tổ chức quốc tế trong khu vực” trở thànhmột “tổ chức quốc tế khu vực”, phát triển theo mô hình liên kết khu vực hiện
đại, mô hình của sự “thống nhất trong đa dạng” Từ đây, tất cả các quốc giaĐông Nam A, dù khác nhau về thé chế, trình độ, tốc độ phát triển kinh tế đềuhợp tác dưới một mái nhà chung ASEAN để cùng chia sẻ, giải quyết những vấn
đề chung của tô chức
Một dấu mốc vô cùng quan trọng trong việc vừa hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động của ASEAN vừa xây dựng nền tảng pháp lý cho việc hình
thành những liên kết ở cấp độ cao hơn giữa các thành viên trong hiệp hội là sựkiện thông qua Hiến chương ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18diễn ra tại Singapore năm 2007 Bao gồm 46 điều khoản chính, chia thành 12chương, chưa ké phụ lục, nội dung của Hiến chương đã bao quát tất cả những
vấn đề cơ bản, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của một tổ chức quốc tế từ mục
tiêu, nguyên tắc hoạt động, cơ chế ra quyết định, cơ cấu tổ chức cho tới quy chếthành viên, quan hệ đối ngoại cũng như những nội dung về giải quyết tranh chấp
và các vấn đề mang tính chất thủ tục Với Hiến chương, tất cả nguyên tắc, luật lệ
và hành xử của ASEAN từ trước đến nay đã được pháp điển hóa một cách có hệ
Trang 19thống trong một văn kiện pháp lý duy nhất, thay vì quy định rải rác trong nhiềuvăn kiện khác nhau, đồng thời được cập nhật nhiều nội dung pháp lý mới, phùhợp với định hướng, mục tiêu phát triển của ASEAN cũng như những thay đổitrong bối cảnh khu vực và quốc tế Hiến chương ASEAN chính là cơ sở pháp lýcao nhất, là khung pháp lý trong việc xây dựng các thỏa thuận điều chỉnh quan
hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của ASEAN Bên cạnh đó, nguyên tắc thừanhận giá trị ưu tiên thi hành của các quy định của Hiến chương so với các vănkiện khác của ASEAN nếu có sự khác biệt góp phần đảm bảo sự thống nhấttrong toàn bộ hoạt động của các thiết chế và quốc gia thành viên trong việc xâydựng và thực thi các cam kết của Hiệp hội - không xung đột với những quy địnhnền tảng của Hiến chương - cũng như đảm bảo sự thống nhất của hệ thống phápluật ASEAN Việc ký kết Hiến chương thể hiện tầm nhìn, quyết tâm chính trịmạnh mẽ của các nước ASEAN trong việc xây dựng một nền tảng pháp lý vữngchắc và toàn diện như các tổ chức quốc tế khác
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN hình thành, đánh dấu sự trưởngthành của ASEAN ở một cấp độ mới, liên kết cao hơn cả về nội dung và cơ chếvận hành, hiện thực hoá được ý tưởng về một Cộng đồng ASEAN được đưa ra
tại Hội nghị cấp cao không chính thức của ASEAN năm 1997 và được ghi nhận
trong Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 Theo đó, Cộng đồng ASEAN đượcthiết kế với ba trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC), Cộng đồng kinh
tế (AEC) và Cộng đồng văn hoá - xã hội (ASCC), gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫnnhau nhằm đảm bảo hoà bình lâu dài, én định và thịnh vượng chung cho khuvực Việc hình thành Cộng đồng ASEAN là sự tiếp nối những thành tựu hợp táctương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của ASEAN trong hơn bốn thập kỷ
phát triển, đồng thời tiếp tục mở rộng và nâng cấp các liên kết sẵn có của Hiệphội Cộng đồng ASEAN ra đời đã tạo ra một khuôn khổ thể chế mới có tính tổngthể và thống nhất cho ASEAN trên tất cả các phương diện, từ thiết chế, cơ sở
pháp lý cho đến cơ chế vận hành Mặc dù về thực chất, các thiết chế của Cộngđồng ASEAN không phải là các cơ quan hoàn toàn mới mà chủ yếu chỉ là sự sắp
Trang 20xếp lại để đặt trong cùng một Cộng đồng với tên gọi khác và quy định cụ thể
mối quan hệ giữa các cơ quan, nhưng sự hình thành AC đã tạo ra một khuôn khổ
thiết chế thống nhất cho các hoạt động hợp tác của ASEAN theo nguyên tắcphân công, phối hợp giữa các thiết chế trong một cộng đồng và giữa ba trụ cộtcủa Cộng đồng với nhau Bên cạnh đó, thay vì thực hiện theo những cơ chế pháp
lý tách biệt như trước kia, các chương trình hợp tác trong từng lĩnh vực chính trị
- an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội của ASEAN đều được đặt trong khuôn khổpháp lý chung của từng cộng đồng tương ứng là APSC, AEC hay ASCC, từ đóđảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động, đồng thời nó cũng thúc đây sự tácđộng qua lại giữa các nội dung liên kết trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vựcvới nhau, từ đó đây nhanh tiến trình liên kết nội khối của ASEAN Ngoài ra, donhiều khuôn khổ pháp lý trước đó đã tỏ ra chật hẹp và không còn phù hợp nênASEAN đã nâng cấp liên kết lên một mức độ cao hơn với nhiều văn bản pháp lý
đã được ký kết, tạo thành một khuôn khổ pháp lý mới, điều chỉnh toàn diệnnhững nội dung liên kết của ASEAN và thay thế cho những quy định trước đókhông còn phù hợp.
Có thể thấy răng, trong quá trình phát triển của mình, thành công lớn nhấtcủa ASEAN là đã tạo ra được một sân chơi chung cho các quốc gia thành viên
và thiết lập lên những luật chơi phù hợp với đặc thù của khu vực, mang lạinhững lợi ích thiết thực cho từng thành viên trong tiến trình hội nhập Những
bước tiến trong lĩnh vực kinh tế - thương mại đã mở ra cho ASEAN cánh cửa
hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Trong lĩnh vực văn hoá — xã hội, các nướcthành viên đã và đang cùng nhau tạo dựng nên bản sắc riêng của ASEAN và hợp
tác dé giải quyết các vấn đề xã hội nổi cộm của khu vực Trong lĩnh vực chínhtrị - an ninh, thông qua những hoạt động của mình, ASEAN đã tạo ra những
khuôn khổ, cơ chế hợp tác không chỉ cho các quốc gia thành viên mà còn cho
những quốc gia khác bên ngoài khu vực tham gia, có chung mục đích xây dựng
một nền hoà bình vĩnh viễn, qua đó khẳng định được vai trò và vị thế củaASEAN với khu vực và toàn cầu
Trang 211.1.2 Các nội dung hợp tác
Ngay từ trong mục tiêu và tôn chỉ của Hiệp hội đề cập tới trong Tuyên bố
thành lập ASEAN (Tuyên bố Băng Cốc), dù không trực diện, song các nhà lãnh
dao ASEAN đã truyền đi thông điệp rang ASEAN sẽ là một tổ chức quốc tế hợp
tác toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh, văn hoá - xã hội Dovậy, trong các khuôn khổ hợp tác cụ thé sau này, ASEAN cũng phân chia theocác nội dung hợp tác đã được thống nhất trước đó
Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, mặc dù thời gian đầu khi mới thành lập,kinh tế chưa phải là nội dung trọng tâm trong các chương trình nghị sự của cácnhà lãnh đạo ASEAN song đó lại là chiến lược của ASEAN để đạt được mụctiêu của mình Qua các giai đoạn phát triển trong tiến trình hội nhập khu vực vàtoàn cầu, nội dung hợp tác kinh tế ngày càng được ASEAN chú trọng, nhiềusáng kiến, chương trình, kế hoạch đã được ASEAN triển khai như thành lập Khuvực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), kí hàngloạt các thoả thuận hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực cụ thể như thương mạiđiện tử, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động, hải quan, và gần đây nhất là xây dựng
thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong đó có sự lưu chuyển tự do
của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính
cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đây sự thịnh vượng chung cho cả
khu vực và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu
Mặt khác, ASEAN tích cực tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với
các đối tác bên ngoài, nhất là việc đàm phán thiết lập các khu vực thương mại tự
do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, An Độ, Australia, New zealand,
Về chính trị - an ninh, đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp tác nổi trội
và là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và 6n định ở khu vực Các nội dunghợp tác này được ASEAN triển khai ngày từ giai đoạn đầu triển khai hoạt động.ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảođảm hòa bình và an ninh khu vực, như : Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do
Trang 22và Trung lập (ZOPEAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam A (TAC) năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối
quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN vàcác đối tác bên ngoài”; Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt
nhân (SEANWEZ) năm 1995; Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở
Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ởBiển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ôn định trên Biển Đông ASEAN
cũng khởi xướng thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo khuôn khổ
thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác vềcác vấn đề chính trị-an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương ASEAN cũng tích cực
đây mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn
khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức anninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, ô nhiễm môitrường, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, dịch bệnh,
Những khuôn khổ này cũng chính là cơ sở cho hoạt động hợp tác quốcphòng trong ASEAN Đặc biệt khi Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN hình
thành vào ngày 31/12/2015, với tư cách là một trụ cột trong Cộng đồng ASEAN,
nội dung hợp tác chính trị - an ninh nói chung và hợp tác quốc phòng ASEAN
nói riêng đã phát huy được sức mạnh và vai trò trong tạo lập, gìn giữ môi trường
hoà bình, an ninh cho khu vực, đối phó với các thánh thức an ninh phi truyềnthống đang nỗi lên như là mối de doa cho khu vực và toàn cau
Về văn hoá - xã hội, các nội dung hợp tác xoay quanh các vấn đề hiện cácquốc gia thành viên rất quan tâm và hiện là những vấn đề xã hội nổi cộm củakhu vực như van đề phúc lợi xã hội, nhân quyên, chênh lệch khoảng cách pháttriển Các nội dung hợp tác này đang ngày càng được mở rộng với rất nhiềuchương trình/dự án khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo,
khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ
và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch , hỗ trợ cho các nước thành viên nâng cao
” Tính đến nay đã có 35 nước tham gia TAC (tham khảo http://agreement.asean.org/agreement/detail/60.html,
truy cập ngày 25/6/2017)
Trang 23tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợptác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC)
Thông qua quan hệ đối ngoại, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗtrợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh quốc phòng vàphát triển của Hiệp hội; đồng thời góp phần quan trọng thúc đây và kết nối cácmối liên kết khu vực đa tầng nac ở khu vực Chau A - Thái Binh Duong
1.1.3 Vai trò của ASEAN đối với khu vực và quốc tế
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ASEAN trong gần năm thập kỉ qua
đã được minh chứng bằng những đóng góp của ASEAN cho sự phát triển chungcủa khu vực và toàn cầu, qua đó thấy được vai trò quan trọng của ASEAN đốivới khu vực và toàn cầu
Thứ nhất, là một tô chức quốc tế khu vực với nhiều lợi thế so sánh, với
nguồn nhân lực déi dào, GDP trên 2500 tỷ USD”, ASEAN có đóng góp rất lớn
cho GDP toàn cầu và hiện đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước
ngoài.
Thứ hai, trong các liên kết khu vực hiện nay, ASEAN đóng vai trò là chủthé khởi xướng thành lập và thúc day sự phát triển của một số khuôn khổ hợp tác
liên kết khu vực như ARF, APEC, ADMM+, ASEAN +1, ASEAN +3, Cấp cao
Đông A (EAS) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và địnhhình các chuân mực ứng xử giúp ngăn ngừa xung đột, ứng phó với các thách
” Xem http://asean.org/asean-gdp-grows-by-46/ truy cập ngày 27/6/2017
Trang 24thức an ninh phi truyền thống, góp phần duy trì hoà bình và an ninh khu vực.Trong tất cả các khuôn khổ hợp tác đó, ASEAN luôn giữ vai trò là người chủ trì,dẫn dắt theo các nguyên tắc hoạt động của ASEAN, đề ra “luật chơi” cởi mở vàlinh hoạt, xác định các nội dung thảo luận trong các chương trình nghị sự, đặcbiệt thu hút được sự tham gia của các nước, nhất là các nước lớn, cùng tham gia,cùng đóng góp cho những vấn đề thuộc lợi ích chung của khu vực Các khuôn
khổ hợp tác đa phương này đã tạo thành nền tảng quan trọng cho việc định hình
cấu trúc hợp tác đa phương, da tầng nắc ở khu vực giai đoạn hiện nay và trong
tương lai.
Thứ ba, ASEAN đóng vai trò là trung gian trong sự cạnh tranh ảnh hưởng
của các nước lớn, điển hình là giữa Trung Quốc và Mĩ và là trung tâm trong cácliên kết khu vực mà ASEAN đã kiến tạo nên ASEAN đã áp dụng chính
“Phương cách ASEAN” trong việc điều phối quan hệ giữa các nước trong cácdiễn đàn đa phương, đồng thời xử lý khôn khéo các vấn đề phát sinh trong quan
hệ giữa ASEAN với các nước lớn Vai trò này được các nước lớn ủng hộ, kiếntạo nên cấu trúc hợp tác đa phương ở khu vực Sự ủng hộ này sẽ tạo động lực đểASEAN đây mạnh hợp tác và liên kết nội khối, tiếp tục mở rộng quan hệ đối
ngoại và thúc đây liên kết khu vực, khẳng định vai trò trung tâm mà ASEAN
theo đuổi ở khu vực
1.2 Khai quát về co chế hợp tác quốc phòng ASEAN
1.2.1 Định nghĩa và đặc điểm
Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động như chủ nghĩakhủng bố gia tăng, thiên tai, dịch bệnh bùng phát, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải,tội phạm xuyên quốc gia diễn biến khó lường nên việc hợp tác giữa các quốcgia là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng Do đó, đểđối phó một cách có hiệu quả những thách thức an ninh quốc phòng, vấn đề đặt
ra đối với mỗi quốc gia đơn lẻ nói chung, mỗi quốc gia thành viên ASEAN nóiriêng là can phải xây dựng các cơ chê hợp tác quôc phòng có hiệu quả.
Trang 25quá trình thực hiện" Trong quá trình các chủ thể thực hiện hợp tác trong một
lĩnh vực cụ thể, cơ chế hợp tác có thể được hiểu là tổng thể các cách thức, biệnpháp, nguyên tắc thực hiện, nội dung thiết chế được các chủ thé thống nhất vàcùng nhau thực hiện Do đó, trong lĩnh vực quốc phòng, cơ chế hợp tác quốcphòng có thể được hiểu là tổng thể các cách thức, biện pháp, nguyên tắc thựchiện và nội dung thiết chế mang tính ràng buộc được các quốc gia thống nhất vàcùng nhau thực hiện để giữ gìn, dam bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực quốcphòng, đồng thời duy trì hòa bình, én định của chung của các quốc gia cùng hợp
tác cũng như của mỗi quốc gia
Đối với khu vực ASEAN, cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN được hiểu
là tổng thể các cách thức, biện pháp, nguyên tắc thực hiện và nội dung thiết chế
mang tính ràng buộc được các quốc gia ASEAN thống nhất và cùng nhau thựchiện để giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thờiduy trì hòa bình, 6n định của mỗi quốc gia thành viên cũng như toàn Hiệp hội
Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN bao gồm cơ chế hợp tác songphương, hợp tác đa phương; cơ chế hợp tác chính thức và hợp tác phi chínhthức; cơ chế hợp tác quốc phòng giữa các thành viên ASEAN và cơ chế hợp tácquốc phòng mở rộng giữa ASEAN với các đối tác ngoài khu vực (ASEAN*) vớicác hình thức phong phú như chia sẻ thông tin, diễn tập chung, hợp tác về đào
tạo, huấn luyện, tuần tra chung trên biển và trên đất liền, giúp đỡ nhau trong việcnâng cao năng lực quản lý biên giới, hợp tác về công nghiệp quốc phòng, năng
lực của các lực lượng quốc phòng
Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN có những đặc điểm sau: (i) Phươngcách vận hành độc đáo, nhấn mạnh tính độc lập và khác biệt giữa các nước
Trọng tâm của phơng cách vận hành của ASEAN là hiệp thương, đồng thuận,
Trang 26độc lập chủ quyền và không can thiệp, coi trọng sự bình đẳng trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Phương cách ASEAN đượcxây dựng trên nền tảng văn hóa phương Đông, coi trọng sự đoàn kết và phồnvinh của tập thể cộng đồng hơn là lợi ích và quan điểm của từng cá thể, coi trọng
sự khoan dung hơn là sự trừng phạt, do đó, phương cách này có tính chất lỏnglẻo bởi các nguyên tắc đều không bắt buộc, dễ dẫn đến việc thụ động và chậmtrễ trong việc giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn hoặc tranh chấp giữa các quốcgia thành viên; (ii) Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN mang tính chất dan xen,rộng mở trên cơ sở hợp tác đa dạng Trước hết, hợp tác quốc phòng ASEANđược thực hiện đan xen giữa các cơ chế chính thức và không chính thức, giữasong phương và đa phương, giữa nội khối và ngoại khối và phát triển khá mạnhtrong thời gian gần đây, đặc biệt từ khi ADMM ra đời Ngoài các cơ chế chínhthức như ARF, ADMM, ASEAN đã mở ra các kênh không chính thức về hợptác quốc phòng trong ASEAN Bên cạnh đó, với tư cách là một chủ thể trongquan hệ quốc tế, ASEAN không chỉ tiến hành hợp tác quốc phòng nội khối màcòn hợp tác với các nước, các tô chức liên quan thông qua hợp tác song phươngvới cơ chế ASEAN +1 và hợp tác đa phương với cơ chế ASEAN + 3 cũng nhưcác diễn đàn, hội nghị đa phương khác nhằm xây dựng Cộng đồng chính trị - an
ninh ASEAN Đồng thời, hợp tác quốc phòng ASEAN luôn mở rộng cho cácbên đối tác đối thoại của ASEAN tham gia, chẳng hạn như trong các cuộc diễn
tập, tập trận trong khuân khổ hợp tác quân sự song phương và đa phương, luôn
có sự tham gia của các đối tác đối thoại của ASEAN như Mỹ, Australia ; (iii)Không phải là liên minh quân sự với nhiều lý do, thứ nhất là sức ảnh hưởngchính trị, thực lực kinh tế và khả năng quân sự của ASEAN không đủ để xây
dựng một liên minh an ninh quân sự nên vẫn cần phải dựa vào sự giúp đỡ của
các cường quốc quân sự bên ngoài khu vực; giữa các nước vẫn chưa có sự hiểubiết và tin cậy đầy đủ, do đó, cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN có thể sẽ dừng
lại ở mức độ đối thoại, hiệp thương trong khoảng thời gian tương đối dài, khó cóthê đạt được tiến triển mang tính thực chất; thứ hai là quan niệm hợp tác an ninh
Trang 27đa phương và một loạt văn kiện của ASEAN đã quyết định thuộc tính phi liênminh quân sự của ASEAN, dién hình là quy định trong Tuyên bố Bali 2: “Cộng
đồng chính trị - an ninh ASEAN không phải là một liên minh quân sự hoặc hiệp
định phòng thủ, giữa các nước ASEAN chỉ có thé giải quyết những bat đồng khuvực thông qua các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng
vũ lực”."
Với những diễn biến khó lường trong bối cảnh tình hình thế giới và khu
vực, với sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng an ninh của các cường quốc và sự
xuất hiện ngày càng nhiều các mối đe dọa an ninh mới, cơ chế hợp tác quốc
phòng ASEAN được coi là công cụ quan trọng làm tăng khả năng của lực lượng
quốc phòng của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc bảo đảm an ninhcủa quốc gia Bên cạnh đó, cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN cũng tạo cơ sở
để các quốc gia thành viên cùng nhau phối hợp bảo vệ hòa bình, ổn định khuvực nói riêng và góp phần ngăn chặn các nguy cơ bat ôn, khủng bó, chiến tranh,hướng tới xây dựng một khu vực hòa bình, 6n định, phát triển bền vững và thịnh
vuong.
1.2.2 Các nhân tô chính tác động đến cơ chế hop tác quốc phòng ASEAN
Trước những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực những năm gần
đây, cùng với việc thúc đây hợp tác kinh tế, chính trị, quan hệ hợp tác quốcphòng ngày càng được ASEAN coi trọng Hợp tác quốc phòng của ASEAN đã
và đang gặt hái nhiều thành công do những nhân tố tích cực đem lại, nhưng cũngđồng thời phải đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế do sự khác biệt về ý thức
hệ, cấu trúc chính trị xã hội, trình độ phát triển của các quốc gia thành viên Các
nhân tô chính tác động đến cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN bao gồm:
1.2.2.1 Các nhân tổ bên trong
Một là xuất phát từ nhu cầu hòa bình, 6n định và mở rộng hợp tác dé phát
triển của ASEAN Đây được coi là nhân tố cơ bản, quan trọng hàng đầu thúcđây hợp tác quốc phòng trong nội khối ASEAN cũng như với các đối tác bên
7 Xem Tuyên bố Bali 2
Trang 28ngoài Để đảm bảo hòa bình trong khu vực, ASEAN cần phải xây dựng một khuvực hòa bình tự do và trung lập ở khu vực Đông Nam Á Nội dung này đượcHội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 tại Singapore năm 1993 thảo luận vàquyết định
Trong những năm gần đây, xu thế hợp tác quốc phòng trở thành nhu cầunội tại của ASEAN và của các quốc gia thành viên nhằm hướng tới bảo đảm anninh chung và sự phát triển ôn định của mỗi quốc gia Sự phát triển của các nềnkinh tế trong khu vực đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, trong bối cảnh nhữngthách thức an ninh phi truyền thống và những vấn đề toàn cầu đang nổi lên nhưnguy cơ chiến tranh hạt nhân, tình trạng phân hóa giàu nghèo, xung đột tôn giáo,tội phạm xuyên quốc gia, nạn khan hiếm lương thực thực phẩm, ô nhiễm môitrường Những nguy cơ này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốcphòng của mỗi quốc gia, trong khi không một quốc gia nào có thé tự giải quyếttất cả các vấn đề trên Điều này đã khiến các quốc gia ASEAN ngày càng giatăng nhu cầu hợp tác, gắn kết, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng
Hai là tính đa dạng và khác biệt trong ASEAN Tính đa dạng và thậm chí
khác biệt về trình độ phát triển, thể chế chính trị, truyền thống văn hóa xã hội và
lợi ích quốc gia, dân tộc đã khiến cho các quốc gia thành viên khó thống nhấtvới nhau về mặt lợi ích, dễ xảy ra các xung đột sắc tộc, chính trị, tôn giáo vàtiềm an nguy cơ cao về khủng bố quốc tế, ảnh hưởng đến sự đoàn kết và sức quy
tụ bên trong của ASEAN Điều này khiến cho sự thống nhất về hợp tác quốcphòng ASEAN khó có thể đạt được mức độ hợp tác cao Bên cạnh đó, xuất phát
từ truyền thống lịch sử hoặc lợi ích địa chính trị khác nhau nên mỗi nước thànhviên ASEAN đều có chính sách an ninh riêng, một số nước có quan hệ an ninhgần gũi với các nước ngoài khu vực nên tạo điều kiện cho sự can thiệp quân sựcủa nước ngoài Những vấn đề này có thể phát triển thành điểm xung đột mớitrong nội bộ ASEAN, trong khi lợi ích chung và lợi ích quốc gia khó có thể điều
tiết đã cản trở việc hợp tác phát triển, khiến cho hợp tác quốc phòng ASEAN bịhạn chê vê mức độ và tâng nâc trong nhiêu năm qua Ngoài ra, các lực lượng vũ
Trang 29trang giữa các nước thiếu khả năng điều tiết và hợp tác, không đáp ứng đủ nhucầu triển khai hành động quân sự đa phương nên hạn chế việc hợp tác an ninh đaphương trong khu vực và một số quốc gia ASEAN ngày càng dựa vào hợp tác
an ninh với các nước ngoài khu vực, từ đó cản trở những nỗ lực của các nước
ASEAN trong hợp tác an ninh đa phương.
1.2.2.2 Các nhân tô bên ngoài
Một là sự ảnh hưởng của tình hình thé giới và khu vực Trong xu thé toàncầu hóa kinh tế, tình hình thế giới biến động phức tạp, cục diện quốc tế mới xuấthiện với sự nồi lên của chủ nghĩa dân túy, xu hướng bao lực bắt nguồn từ sự điềuchỉnh chính sách chủ yếu của các nước lớn như Mỹ, chủ nghĩa khủng bố lan sang
nhiều quốc gia và khu vực Bên cạnh đó, các cuộc chiến tranh lớn nhỏ, xung đột
khu vực, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc và tôn giáo liên tiếp xảy ra Thế giới đangđứng trước một giai đoạn đầy thử thách, một thế giới ngày càng giàu có với nềnkhoa học công nghệ phát triển như vũ bão nhưng hòa bình và thịnh vượng cho tất
cả vẫn là điều xa vời Bạo lực, khủng bố tiếp diễn chưa có giải pháp, sự đối đầugiữa các nước lớn chưa được tháo gỡ, không nỗi lên tín hiệu hòa giải khả quannao cho các điểm nóng, chủ nghĩa hoài nghi, biệt lập trỗi dậy đe dọa sự liên kết vàhợp tác trong các van đề toàn cầu Bất ôn kéo dài và sự bat lực trước xung đột và
khủng hoảng dễ dẫn tới thái độ cực đoan, quay lưng lại với những giá trị co bảnnhất mà thế giới đã xây dựng và tôn vinh trong hàng thập kỷ qua, đó là sự gắn kết,
lòng khoan dung, những quan điểm truyền thống về lợi ích chung và trách nhiệmđạo đức Do đó, dé đảm bao lợi ích va phát triển quốc gia, xu thế chính giữa cácquốc gia là vừa hợp tác, vừa đấu tranh và dần thúc đây hợp tác toàn diện
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tập trung nhiều lợi ích của cácnước lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, EU, An Ðộ), đồng thời cũng là điểm
nóng của các vấn đề chính trị an ninh (vấn đề bán đảo Triều Tiên, Biển
Đông ), mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ vẫn chưa được giảiquyết nên tình trạng mat ôn định chính trị vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, tác
động trực tiêp về nhiêu mặt dén các quôc gia trong thời gian gân đây nên
Trang 30ASEAN van tiếp tục bị phân hóa sâu sắc khi chịu sự tác động bởi các nước lớn
Do vậy, sự tin cậy giữa các quốc gia, một trong những nhân tố cơ bản để tăngcường hợp tác và liên kết khu vực cũng giảm đi đáng kể Trong khi đó, tình hìnhtranh chấp chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Đông có những diễn biếnphức tạp, việc tắng cường hiện diện của hải quân các nước ở các khu vực trên đã
gây ra nguy cơ tăng khả năng xung đột quân sự giữa các bên có liên quan Do
đó, việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin nhất là trên lĩnh vựcquốc phòng- an ninh để tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, đảm
bảo an ninh khu vực, tránh bị các nước lớn can thiệp, gây áp lực, đồng thời duytrì và thúc đây xu thế hòa bình và hợp tác trong khu vực trở thành nhu cầu bức
thiết của các quốc gia ASEAN
Hai là sự tác động của các nước lớn Trong quá trình tồn tại và phát triển,ASEAN luôn chịu sự tác động của các nước lớn Sự tác động đó đem lại choASEAN những cơ hội phát triển song cũng không ít những thách thức, đặc biệt
thé hiện rõ trên lĩnh vực an ninh quốc phòng Do vị trí địa - chiến lược của mình,ASEAN là một trong những trọng điểm mà các nước lớn tích cực can dự thông
qua việc phát triển các mối quan hệ toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế và
an ninh quốc phòng nhằm xây dựng và phát triển ảnh hưởng của mình, đồng
thời triển khai chiến lược quân sự ở khu vực Trên thực tế, các nước lớn vàASEAN đã tạo ra mối quan hệ ảnh hưởng đan xen, mang tính cạnh tranh mạnh
mẽ Về khía cạnh tích cực, việc này sẽ làm cho các cường quốc đóng vai trò là
lực lượng ngăn chặn các hành động phá vỡ môi trường an ninh hoà bình, én
dinh & khu vuc, han ché su ap đặt hoặc kha nang xâm lược của các nước lớn
khác đối với khu vực ASEAN Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể, các nước lớn
9
A
có thê “thỏa hiệp” để phân chia lợi ích ở khu vực trên cơ sở chia sẻ hoặc loại bỏ
lợi ích của các nước thuộc khu vực này ASEAN là một trong những điểm nóng
trong cuộc đấu tranh giữa bao vây ngăn chặn với chống bao vây ngăn chặn của
Mỹ và Trung Quốc và là nhân tố quan trọng trong sự tranh giành ảnh hưởng
giữa Trung Quốc với các nước lớn khác như Nhật Ban, Nga, Ấn Độ, EU , nên
Trang 31hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực của ASEAN luôn chịu tac động từ những
động thái chiến lược khu vực của Mỹ, Trung Quốc và các nước khác
1.2.3 Cơ sở pháp lý cho hoạt động hop tác quốc phòng ASEAN
Cơ sở pháp lý của cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN được quy địnhtrong rất nhiều văn kiện pháp lý của ASEAN, từ các Tuyên bố hợp tác chính trị
an ninh, các Hiệp ước về hợp tác quốc phòng, an ninh, các Tuyên bố chung tạicác kỳ Hội nghị quốc phòng đến văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất củaASEAN hiện nay là Hiến chương ASEAN Cụ thể:
Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động hợp tác quốc phòng ASEAN phải
kế đến là Tuyên bố thiết lập Khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở ĐôngNam A (ZOPFAN) năm 1971 ZOPFAN được xem cơ sở pháp lý quan trọng
để các nước ASEAN vận dụng và thiết lập cơ chế hợp tác quốc phòng chotừng quốc gia và khu vực trong giai đoạn đầu mới thành lập tổ chức Trongbối cảnh tình hình Đông Nam Á có những những thay đổi mang tính chiếnlược, đặc biệt khi Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương cùng với
sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã làm xuất hiện “khoảngtrống quyền lực” trong khu vực Ngay lập tức, một số cường quốc trong vàngoài khu vực đã day mạnh hoạt động nhằm lấp đi “khoảng trống quyền lực”
do Mỹ và các nước phương Tây dé lại Trong bối cảnh đó, ZOPFAN đượckhởi xướng và được coi là sáng kiến chung của ASEAN nhằm thể hiện rõquan điểm của ASEAN là đứng cách đều và cân bằng quyền lực giữa các
nước lớn ZOPFAN được xem là cơ chế kiểm soát xung đột cho TAC, hướngdẫn và xác định rõ các mối quan hệ giữa các quốc gia trong khối và giữaASEAN với các nước bên ngoài ZOPFAN là văn kiện đầu tiên nêu rõ tinh
thần của Hiệp hội về các biện pháp kiểm soát quốc gia trong phạm vi khu vực
và ngoài khu vực Như vậy, việc thống nhất Tuyên bố về một khu vực Hòa
bình, Tự do và Trung lập cho thấy mối quan tâm hàng đầu của các quốc giathành viên ASEAN lúc đó là xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình,
Trang 32tự do và trung lập, tránh chịu sự tác động, chi phối từ bên ngoài và quyết tâm
giải quyết các van dé còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 17 tổ chức vào tháng 7năm 1984 đã nhất trí thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á,
coi đây là một minh chứng cho “Khu vực hòa bình, tự do và trung lập”
(ZOPFAN) Sự đồng thuận trong việc thiết lập khu vực không có vũ khí hạtnhân tại Đông Nam Á chính là cơ sở quan trọng hàng đầu để những người đứngđầu Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN thống nhất ký kết Hiệp ước khuvực Đông Nam A không vĩ khí hạt nhân (SEANWFZ) tại Hội nghị thượngđỉnh ASEAN lần thứ 5, tháng 12 năm 1995 tại Băng Cốc Với các quốc gia
thành viên ASEAN, Hiệp ước SEANWFTZ chính là sự cụ thé hóa các nội dungcủa Tuyên bố ZOPFAN trong việc việc tái khang định quyết tâm đảm bảo một
“khu vực hòa bình, tự do và trung lập” và hoàn toàn không có vũ khí hạt nhântại Đông Nam Á và là cơ sở cho các hoạt động hợp tác quốc phòng ASEAN sau
này Dé thực hiện SEANWFTZ, ASEAN đã thành lập Hội đồng khu vực Đông
Nam Á không có vũ khí hạt nhân Tất cả các quốc gia tham gia ký kết Hiệp ướcnày đều là thành viên đương nhiên của Hội đồng Hội đồng có nhiệm vụ giám
sát việc thực hiện Hiệp ước và đảm bảo sự tuân thủ các điều khoản đó Như vậy,Hiệp ước SEANWFTZ chính là co sở pháp lý dé các quốc gia ASEAN đóng góp
vào việc tăng cường an ninh của các nước trong khu vực và hướng tới việc tăng
cường hòa bình và an ninh quốc tế
Một trong những văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN là cơ sở và
định hướng cho hoạt động hợp tác quốc phòng ASEAN phải kế đến là Hiến
chương ASEAN Đây là văn kiện đóng vai trò là cơ sở pháp lý nền tảng, mang
tính định hướng cho các văn kiện khác trong đó có các văn kiện thuộc lĩnh vực
hợp tác quốc phòng an ninh Một trong các mục đích của ASEAN mà Hiến
chương đưa ra là “Duy tri và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng
cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực Duy trì
Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loạt vũ khí hủy
Trang 33diệt khác Dam bảo rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được
sống hòa bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dânchu và hòa họp ` #Trên tinh thần đó, một loạt các văn kiện về hợp tác quốcphòng đã hình thành, quy định trực tiếp và cụ thể về cơ chế hợp tác quốc phòngcủa ASEAN.
Ngoài ra, Tuyên bố chung và các văn kiện quy định cụ thể được đưa ra
trong các kì Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) cũng có ảnhhưởng trực tiếp đến Cơ chế hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN như: Tàiliệu về việc sử dụng các nguồn lực quân và lực lượng quân sự vào các hoạt động
hỗ trợ nhân đạo (được Hội nghị ADMM lần thứ tư năm 2010 thông qua), Tàiliệu về Hợp tác giữa các cơ sở quốc phòng ASEAN và các tô chức xã hội dân sự
về các vấn đề an ninh phi truyền thống (được thông qua tại Hội nghị ADMM lầnthứ tư năm 2010), Tài liệu khái niệm đề ra các nguyên tắc và thể thức chung cho
việc thành lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)được Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (thông qua tại Hội nghị ADMM-
2 tổ chức tai Singapore năm 2007), Tài liệu ADMM+ về Nguyên tắc kết nạpthành viên (được Hội nghị ADMM-3 thông qua), Tài liệu “ADMM+: Cơ cấu vaThanh phan” và Tài liệu “ADMM+: Thể thức và Thủ tục” (được Bộ trưởng
Quốc phòng các nước ASEAN thông qua tại Hội nghị ADMM-4 tổ chức tại Ha
Nội) Đây chính là những văn kiện hướng dẫn cơ chế hợp tác chỉ tiết, có tínhchất như là nguồn luật bổ sung cho việc tuân thủ Hiến chương và các Hiệp ước
về hợp tác quốc phòng trong khu vực ASEAN, tạo ra bước đột phá cho việc xâydựng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN và đi đến hoàn thiện cơ chế phốihợp quốc phòng giữa các quốc gia ASEAN và giữa quốc gia ASEAN với cácquốc gia ngoài khu vực
1.2.4 Nguyên tắc hợp tác quốc phòng ASEAN
Với các văn bản pháp lý nêu trên, có thể xác định hợp tác quốc phòng củaASEAN sẽ tuân theo những nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội như tham van và
® Xem Điều 1 Hiến chương ASEAN
Trang 34đề về dam bảo an ninh - quốc phòng và duy trì, 6n định hòa bình của khu vực.Các quyết định về các vấn đề về hợp tác quốc phòng chỉ được coi là của quyếtđịnh của ASEAN khi không có quốc gia thành viên nào bác bỏ Việc áp dụngnguyên tắc này khi quyết định những vấn đề phức tạp, quan trọng trong ASEANđòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài, đôi khi không thé đạt được thống nhất cuốicùng, bởi lẽ các quốc gia thành viên ASEAN có sự khác biệt về chính trị, vănhóa, trình độ phát triển kinh tế Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc đồng thuậnđảm bảo được lợi ích của tất cả các nước thành viên Đây cũng chính là nguyêntắc bao trùm trong các cuộc họp và quá trình hoạt động của ASEAN, được ápdụng ở mọi cấp và mọi vẫn đề của ASEAN.
Thứ hai, nguyên tắc bình dang được quy định tại Điều 2 và Điều 5 củaHiến chương, thể hiện ở việc các nước ASEAN dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèođều bình dang trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyên lợi trong lĩnhvực hợp tác quốc phòng, bảo đảm an ninh, an toàn và duy trì hoà bình, én định
của các quốc gia cùng hợp tác nói chung, của các quốc gia thành viên nói riêng
Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 của Hiến chương và
trước đó cũng là một nội dung cơ bản của TAC Theo đó, các bên cùng tôn trọng
độc lập, chủ quyền, bình dang, toàn vẹn lãnh thổ, và không can thiệp vào côngviệc nội bộ của nhau, cùng nhau hợp tác một cách có hiệu quả trong việc đảm
? Xem điểm g Điều 2 Hiến chương ASEAN
Trang 35bảo an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia cũng như duy trì hòa bình, ôn định
chung của khu vực.
Thứ tư, nguyên tắc đối thoại an ninh đa phương được quy định tại Điều 22của Hiến chương và cũng là một trong những nội dung quan trọng của TAC Nộidung của nguyên tắc này là các quốc gia ASEAN cùng nhau giải quyết các bấtđồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thân thiện và không sử dụng hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực.
Các nguyên tắc nêu trên thể hiện rõ mục tiêu hợp tác quốc phòng củaASEAN trong quan hệ nội khối cũng như quan hệ với các tổ chức, quốc gia bênngoài của ASEAN là vì hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thé, trên cơ sở tôn trọngđối tác quan hệ, quyết tâm không can thiệp và không chịu chi phối Nhữngnguyên tắc này đã và đang phát huy hiệu quả, thúc day hiểu biết lẫn nhau giữacác quốc gia thành viên, đồng thời giúp duy trì và củng cố môi trường hòa bình,
ồn định trong khu vực và trên thế giới
1.2.5 Nội dung hợp tác quốc phòng ASEAN
Nội dung hợp tác quốc phòng ASEAN bao gồm các nội dung cốt lõi nhưxây dựng lòng tin giữa các quốc gia và ngoại giao phòng ngừa, ứng phó với cácthảm họa, thiên tai và hợp tác để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền
thống
1.2.5.1 Xây dung lòng tin và ngoại giao phòng ngừa
Xây dựng lòng tin là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong
hợp tác quốc phòng ASEAN Việc tổ chức các cuộc họp cấp Bộ trưởng quốcphòng, Tư lệnh quân đội, Tư lệnh các quân chủng và tình báo như Hội nghị Bộtrưởng quốc phòng các quốc gia ASEAN (ADMM) và kèm theo nó là Hội nghị
hẹp Bộ trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat), Cuộc họp các quan chức
quốc phòng cao cấp ASEAN và Cuộc họp Nhóm làm việc của Cuộc họp cácquan chức quốc phòng cao cấp (ADSOM WG) chuẩn bị cho ADMM cùng các
cuộc họp của các khuân khổ hợp tác quốc phòng ngoài ASEAN đã góp phan đâymạnh chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và tinh báo, tăng cường xây dựng
Trang 36lòng tin và thúc day hợp tác giữa các quốc gia Bên cạnh đó, ASEAN đã thôngqua Chương trình hành động nhằm thúc đây sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốcgia ASEAN thông qua một số nội dung như: (i) chia sẻ thông tin chiến lượcthông qua việc đưa ra các hướng dẫn tự nguyện hoặc trao đổi thông tin về chínhsách an ninh, quốc phòng quốc gia; (ii) tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề
về các van đề và thách thức an ninh quốc phòng: (iii) chia sẻ các thông tin chiếnlược về các vấn đề an ninh khu vực và quốc tẾ.; (iv) xuất bản và trao đổi nhữngđánh giá về an ninh quốc phòng, sách trắng về quốc phòng và những thông tinchiến lược tương tự
Ngoại giao phòng ngừa với bản chất là ngăn ngừa xung đột được các quốc
gia ASEAN triệt để áp dụng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản trong quan hệquốc tế Những yếu tố cấu thành chủ yếu của ngoại giao phòng ngừa được bao
hàm ngay trong tên gọi của thuật ngữ, đó là việc sử dụng các biện pháp ngoạigiao, phi cưỡng chế, phi quân sự, là những nỗ lực phán đoán và phòng ngừa
xung đột Ngoại giao phòng ngừa được coi là bước tiếp nối của các hoạt động
xây dựng lòng tin và là bước kế tiếp của gìn giữ hòa bình.”
1.2.5.2 Hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa
Hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa là một hoạt động trong khuôn khổ hợptác quốc phòng, quân sự các nước ASEAN Đặc biệt, hiện nay, trước tác độngcủa biến đổi khí hậu toàn cầu, hoạt động này càng có ý nghĩa quan trọng ở khuvực Những năm qua, thảm họa thiên tai trên thế giới nói chung và trong khuvực Đông Nam Á nói riêng đã liên tiếp xảy ra với quy mô ngày càng lớn, gâyhậu quả nghiêm trọng, vượt khỏi khả năng phòng chống, khắc phục của từng
quốc gia, buộc các nước phải hợp tác chặt chẽ với nhau
Hiệp định về Quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp ASEAN(AADMER) được các nước thành viên ký kết ngày 26/7/2005 là cơ sở pháp lýcho các nước thành viên ASEAN triển khai hợp tác về hỗ trợ nhân đạo và cứu
'° Xem: Nguyễn Minh Ngoại giao phòng ngừa và phương cách ASEAN, (17/7/2010),
phuong-cach-ASEAN aspx
Trang 37trợ thảm họa trên các lĩnh vực hợp tác Trên cơ sở đó, Trung tam Điều phối
ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong xử lý thảm hoạ (AHA) đã được thiết lập để tạođiều kiện cho các nước tăng cường phối hợp và hợp tác; đồng thời, cũng là kênhchính thức phối hợp với các tổ chức của Liên hợp quốc cũng như các tổ chứcquốc tế liên quan trong hoạt động ứng phó với các thảm họa Một Quy trình hoạtđộng chuẩn cho những thỏa thuận Dự phòng ASEAN về cứu trợ thảm họa vàphản ứng khẩn cấp (SASOP) đã được xây dựng để hướng dẫn các quốc gia triểnkhai các hoạt động cụ thể ứng phó thảm hoạ và tình huống khẩn cấp trong khu
vực ASEAN đã đưa hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa vào các
chương trình hợp tác như một lĩnh vực ưu tiên, bởi tính nhân đạo và cấp thiếttrong bối cảnh thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra; đồng thời, phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực quân sự, quốc phòng Đây là bước tiến mới,thé hiện chiều sâu hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN trên lĩnh vực này ''Điều đó được thé hiện rõ nét khi Quy trình hoạt động chuẩn đã đề cập day đủ,khái quát các nguyên tắc về cung cấp và tiếp nhận sự giúp đỡ về nguồn lực quân
sự trong thiên tai, thảm họa; vai trò của nước trợ giúp, nước bị ảnh hưởng trong
sử dụng nguồn lực quân sự, nhận dạng phương tiện, hướng dẫn về trợ giúp y tế,công tác quá cảnh, phối hợp quân sự, quân - dân sự, thiết lập các cơ chế phối
hợp, chia sẻ thông tin, phổ biến kinh nghiệm và cùng nhau hành động dé cónhững biện pháp đối phó, khắc phục kịp thời trong mọi tình huống Vì thế, hỗtrợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa là lĩnh vực quan trọng, cấp thiết và nhận được
sự quan tâm, chia sẻ của tất cả quốc gia thành viên Nhằm tăng cường khả nănghợp tác và đối phó với những thảm họa nghiêm trọng đối với con người, đời
sông hay môi trường, trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với khả năng của từng quốcgia va tình hình cụ thé, mỗi quốc gia có thé hỗ trợ cho quốc gia thành viên khác
'! Xem: Đại tá N guyén Thành Đồng, “Đôi nét về hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa của Quân đội
các nước ASEAN”, Tạp chí Quéc phòng toàn dân, tại hoat-dong-ho-tro-nhan-dao-cuu-tro-tham-hoa-cua-quan-doi-cac-nuoc-asean/8302.html truy cập ngày
http://tapchiqptd.vn/vi/binh-luan-phe-phan/doi-net-ve-9/7/2017
Trang 38bao gồm cả việc trợ giúp về cơ sở hạ tang, giải cứu, dịch vụ y tế, triển khai côngviệc, chỗ ở và quân nhu ”
Không chỉ cam kết bằng văn bản, quân đội các nước ASEAN còn triển
khai các cuộc diễn tập trên thực địa (AHX) tại Indonesia năm 2011 và diễn tập
sa bàn tại Brunei năm 2013, thông qua sáng kiến thành lập Nhóm thường trựccủa quân đội các nước ASEAN năm 2015 tại Malaysia , qua đó cung cấp
nhiều cứ liệu quan trọng để cụ thê hóa hơn nữa về SOP trong hỗ trợ nhân đạo,cứu trợ thảm họa Việc cụ thé hóa Quy trình đã được tiến hành một cách toàn
diện, có trọng tâm, trọng điểm Trong đó, trọng tâm là cụ thể hóa cách thức phốihợp hoạt động của lục quân các nước ASEAN trong 05 giai đoạn, gồm: đánh giá
và lập kế hoạch; triển khai lực lượng; tiễn hành các hoạt động hỗ trợ nhân đạo,cứu trợ thảm họa; chuyển giao nhiệm vụ; rút lực lượng Ngoài ra, ASEAN còn
tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi và đề xuất các giải pháp hợp tác giữa các
cơ sở quốc phòng và tổ chức xã hội dân sự về an ninh phi truyền thống có liênquan đến hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khu vực
Ngoài ra, để đảm bảo phản ứng hiệu quả với tình huống khẩn cấp, mỗiquốc gia thành viên sẽ triển khai hoạt động hỗ trợ khi nhận được yêu cầu củaquốc gia thành viên khác trong thời gian nhất định là 30 ngày đầu tiên sau khi
xảy ra thảm họa hoặc do quốc gia yêu cầu quyết định hoặc do Cơ quan nhânquyền ASEAN đề nghị và được chấp thuận Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệncác hoạt động hỗ trợ, lực lượng quân sự của các quốc gia hỗ trợ sẽ mặc quânphục của quốc gia mình và không được mang theo vũ khí trong thời gian thực
hiện các hoạt động hỗ trợ, trừ khi được cho phép Quốc gia nhận hỗ trợ sẽ có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các lực lượng hỗ trợ tại quốc gia mình Tất cả
hoạt động hỗ trợ phải được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là nhân đạo
và tôn trọng chủ quyền của quốc gia
Tuy nhiên, để đối phó có hiệu quả với thiên tai, thảm họa, các quốc giakhông chỉ giúp đỡ lẫn nhau đơn thuần bằng vật chất, nhân lực mà cần phải hợp
! Xem: Mục 14 Tài liệu về việc sử dụng các nguồn lực và lực lượng quân sự vào các hoạt động hỗ trợ nhân đạo
và cứu trợ thảm họa, nguồn: http://www.asean.org/images/archive/document/18471-d.pdf
Trang 39tác toàn diện, thông qua các cơ chế sẵn có của ASEAN để triển khai hoặc thiết
lập các cơ chế mới nếu cần thiết Đồng thời, ASEAN cũng cần tranh thủ sự hỗtrợ từ các đối tác đối thoại của ASEAN và từ các tổ chức quốc tế như Liên hợpquốc, Ngân hàng phát triển châu A (ADB), Ngân hang thé giới (WB) trongviệc ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của thiên tai, thảm hoa
1.2.5.3 Hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống
Hop tác dé đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống luôn lànội dung được ASEAN đặc biệt quan tâm Trong bối cảnh cấu trúc khu vựcđang tiếp tục vận động và chịu ảnh hưởng lớn từ cạnh tranh địa chiến lược giữacác cường quốc; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, an ninh, an toàn và tự do hànghải, hàng không trực tiếp tác động đến môi trường, an ninh khu vực, hoạt độngkinh tế của người dân, những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gaygắt, phức tạp hơn, trong đó nổi lên van đề khủng bố quốc tế, cướp biển, an ninh
năng lượng, an ninh công nghệ thông tin, thảm họa thiên tai Do đó, nhiều hoạt
động hợp tác quốc phòng đã được tiến hành giữa các cơ quan quốc phòng củacác quốc gia thành viên như trao đổi thông tin trực tiếp, thông qua các cuộc hộinghị, phối hợp tuân tra trên biển, thiết lập được dây nóng giữa hải quân các quốcgia, hợp tác tuần tra giữa một số quốc gia trong khu vực như Indonesia,Malaysia và Singapore; giữa Việt Nam và Thái Lan trong thời gian qua đã đánh
dau mức độ phát triển thực tế yêu cầu hợp tác cùng giải quyết các thách thức an
ninh trong khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường năng lực của cơ quan quốc phòng ASEAN
đồng thời thúc đây cơ chế phối hợp quốc phòng ASEAN với các tô chức và thựcthé khác trong van đề an ninh phi truyền thông, không chỉ phối hợp trong phạm
vi các quốc gia thành viên, ASEAN còn hợp tác với các tổ chức dân sự xã hội(CSOs) Theo đó, nội dung có thể bao gồm nhiều hoạt động như các hoạt động
trao đối, đối thoại, thiết lập kênh liên lạc giữa các cơ sở quốc phòng ASEAN với
CSOs thông qua các cơ quan quốc phòng của quốc gia; xác định và chọn lọc
những hoạt động hiệu quả của các CSOs tại mỗi quốc gia thành viên cũng như
Trang 40khu vực để tiến hành phối hợp, qua đó tạo điều kiện cho việc đưa ra các phảnứng cần thiết đối với các thách thức an ninh phi truyền thống trong khu vực; mờicác CSOs tham dự các hội nghị quốc phòng ASEAN, tìm kiếm các cơ chế thíchhợp dé trao đổi thông tin và tăng cường năng lực cho các cơ quan quốc phòngcủa ASEAN và xây dựng các cơ chế phối hợp hiệu quả để tận dụng những sự hỗtrợ quốc tế trong các vấn đề an ninh phi truyền thống
1.2.6 Cách thức hợp tác quốc phòng ASEAN
Hợp tác quốc phòng ASEAN ngày càng được các quốc gia thành viêncũng như toàn Hiệp hội chú trọng và nỗ lực triển khai theo nhiều cách thức dưới
nhiều cấp độ trong thực tế Hợp tác quốc phòng của ASEAN có thể được thực
hiện thông qua các kênh hợp tác như song phương hoặc đa phương; theo kênhchính thức và phi chính thức cả trong nội khối ASEAN và giữa ASEAN với cácđối tác bên ngoài
Trước hết, trên cơ sở các bên tham gia hợp tác quốc phòng, hợp tác quốc
phòng ASEAN có thể được thực hiện theo cách thức song phương hoặc đaphương Với cách thức hợp tác song phương, nhiều quốc gia ASEAN đã đây
mạnh hợp tác quốc phòng song phương với nhiều quốc gia trong và ngoàiASEAN, chẳng hạn như việc đây mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và
Malaysia trên biển, hợp tác hải quân, không quân, đào tạo, trao đổi và chia sẻkinh nghiệm cấp Bộ trưởng Quốc phòng ”; hay hop tác quốc phòng giữa Việt
Nam và Nhật Bản trong khuân khổ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Hai bên
đã tiến hành các cuộc đối thoại chính sách quốc phòng, trao đổi giữa các viện
nghiên cứu, tổ chức giao lưu, tham van giữa 3 quân chủng dé tăng hợp tác thựcchất, sự tin cậy lẫn nhau, nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cứu hộ, cứu
nạn trên bién; hợp tác giữa các lực lượng thực thi luật pháp trên biển, Việt Nam
sẵn sàng tiếp nhận tàu hải quân Nhật Bản vào thăm viếng các cảng của ViệtNam, cũng như sử dụng dịch vụ hậu cần, kỹ thuật tại Cảng quốc tế Cam Ranh
° Xem: Ngọc Hưng, Viét Nam và Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng, (22/3/2017),
phong-502660
http://www.qdnd.vn/chinh-tri/doi-ngoai-doi-ngoai-quoc-phong/viet-nam-va-malaysia-thuc-day-hop-tac-quoc-'* Xem: Bùi Hùng, Việt Dũng, Tang cường hợp tác quốc phòng Việt Nam va Nhật Bản, (29/11/2016),