1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các biện pháp để nâng cao vị thế thân phận độclập tự chủ của nước da màu trong vai trò làmột nhà quản trị văn hóa toàn cầu

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các biện pháp để nâng cao vị thế, thân phận độc lập, tự chủ của nước da màu trong vai trò là một nhà quản trị văn hóa toàn cầu
Tác giả Dương Hòa Hậu, Nguyễn Thị Diệu Hòa, Lê Cao Hưng, Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Nguyễn Thị Trúc Linh, Lê Nguyễn Minh Phương, Trần Ngọc Quỳnh, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Bùi Minh Trang, Đinh Thị Mỹ Uyên, Phan Thị Yến Vy, Triệu Thị Yến Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Nêu rõ lý do và mục tiêu, phạm vi nghiên cứu (4)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (4)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (5)
  • 1. Giới thiệu (5)
  • 2. Tìm hiểu về vị trí nhà quản trị văn hóa toàn cầu (8)
    • 2.1. Hiểu rõ vai trò (8)
    • 2.2. Nắm vững kiến thức về văn hóa (9)
    • 2.3 Các biện pháp nhà quản trị cần làm để nâng cao vị thế, thân phận độc lập tự chủ của nước da màu (15)
  • 3. Thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng (16)
    • 3.1. Khuyến khích sự đa dạng (16)
    • 3.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và nhân viên trong (17)
    • 3.3. Hỗ trợ phát triển nghệ thuật và văn hóa (18)
  • 4. Khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ (21)
    • 4.1. Tạo cơ hội lãnh đạo: Hỗ trợ và khuyến khích người da màu (21)
    • 4.2. Hỗ trợ kỹ năng tự quản lý: Cung cấp các tài liệu đào tạo và cơ hội phát triển kỹ năng quản lý để thúc đẩy sự tự chủ và độc lập. 19 5. Xây dựng mối quan hệ và liên kết (22)
    • 5.1. Kết nối với cộng đồng (24)
    • 5.2. Hợp tác toàn cầu: Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nhà quản trị văn hóa toàn cầu khác để thúc đẩy mục tiêu chung về sự bình đẳng và đa dạng (26)
  • 6. Kết luận (30)

Nội dung

Để đạt được điều này, tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường và sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của họ luôn là điều cần thiết.Thực tế cho thấy, các nước da màu hiện là những quốc gia đ

Nêu rõ lý do và mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tính cấp thiết của thân phận độc lập và tự chủ của các quốc gia da màu đã luôn là một vấn đề quan trọng trong lịch sử và hiện tại của nhân loại Trải qua nhiều thế kỷ, người da màu đã phải đối mặt với sự bóc lột, đàn áp, kỳ thị và phân biệt chủng tộc từ các quyền lực thống trị Tuy nhiên, họ luôn không ngừng đấu tranh để giành lại quyền tự do, bình đẳng và nhân phẩm của mình Để đạt được điều này, tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường và sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của họ luôn là điều cần thiết.

Thực tế cho thấy, các nước da màu hiện là những quốc gia đang phát triển, với nhiều tiềm năng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, các nước da màu cũng đang đối mặt với nhiều thách thức: bất bình đẳng xã hội, biến đổi khí hậu, các vấn đề chính trị, tội phạm và bạo lực, Để vượt qua những thách thức này, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang hội nhập sâu rộng, đòi hỏi sự chú tâm và nỗ lực từ phía chính phủ các nước da màu và cộng đồng quốc tế để giải quyết và cải thiện tình hình; thông qua đó, chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế Điều này sẽ giúp người da màu bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, sự phát triển của khu vực và toàn cầu

Việc có những nhà quản trị đa dạng về màu da cũng là vấn đề quan trọng để đảm bảo sự đại diện, sự công bằng trong quyết định, đồng thời tạo điều kiện cho môi trường sống, học tập và làm việc một cách tích cực hơn Điều này giúp tăng cường vị thế và độc lập của các quốc gia đó, phản ánh một xu hướng phù hợp với tình hình thế giới hiện tại, khi các quốc gia đang ngày càng chủ động, độc lập trong việc xây dựng và phát triển đất nước của mình

Nhà quản trị văn hóa toàn cầu đóng vai trò trong việc đảm bảo công bằng và cơ hội cho những người da màu, giúp xây dựng một thế giới hòa bình đúng nghĩa Quyết định của họ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự đa dạng về những vấn đề quan trọng của nước da màu Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để nâng cao vị thế, thân phận độc lập, tự chủ của các nước da màu trong vai trò là một nhà quản trị là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn hóa toàn cầu trong việc đảm bảo sự đa dạng văn hóa và xã hội

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Tìm hiểu những kiến thức về văn hóa, lịch sử và tình hình xã hội của các cộng động người da màu. Đánh giá tình hình và xu hướng của các nước da màu trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, những thách thức và cơ hội mà họ đối mặt.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập, tự chủ của các nước da màu, bao gồm cả những yếu tố nội tại và ngoại tại, những lợi ích và rủi ro của việc tham gia vào các liên minh kinh tế, chính trị, quân sự.

Tìm hiểu những kinh nghiệm và bài học của các nước da màu trong việc duy trì và phát huy thân phận độc lập, tự chủ của mình, đặc biệt là những nước đã có những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò và uy tín quốc tế. Đề xuất những giải pháp và chính sách cho các nước da màu nhằm nâng cao vị thế, thân phận độc lập, tự chủ của họ trong bối cảnh mới, góp phần vào sự hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các nước da màu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, như châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh, với sự đa dạng về địa lý, lịch sử, văn hóa, chính trị và kinh tế.

Phạm vi thời gian: Các giai đoạn khác nhau trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự chủ của các nước da màu, từ thời kỳ thuộc địa hóa, giải phóng dân tộc, cho đến thời kỳ hậu thuộc địa hóa, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Phạm vi nghiên cứu nội dung: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các biện pháp nhằm nâng cao vị thế, thân phận độc lập, tự chủ của các nước da màu trên trường quốc tế, bao gồm các biện pháp thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, giáo dục Nghiên cứu này cũng khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ của các nước da màu và xây dựng mối quan hệ kết nối với cộng đồng, hợp tác toàn cầu.

Giới thiệu

Ngày nay, thế giới đang hướng tới sự đa dạng văn hóa và xã hội, vai trò của người da màu ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự thay đổi đó.Những người làm việc trong lĩnh vực quản trị văn hóa toàn cầu có thể đóng một vai trò then chốt trong việc nâng cao vị thế, thân phận độc lập, và tự chủ của những cộng đồng người da màu trên khắp thế giới Từ đó, ta sẽ phân tích được văn hóa và vai trò của văn hóa trong lĩnh vực quản trị văn hóa toàn cầu.

Phạm trù văn hóa bao gồm nhiều mặt, có nội dung hết sức phong phú và có thể được hiểu theo các nghĩa rộng hoặc hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người làm ra; bởi vậy, văn hóa gồm hai mặt cơ bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Cả hai mặt này đều được con người sáng tạo ra ở từng giai đoạn phát triển cụ thể nhất định và cả trong suốt quá trình phát triển rất lâu dài của lịch sử nhân loại Theo nghĩa hẹp, văn hóa được coi là mặt đời sống tinh thần của xã hội; là trình độ phát triển mà con người và xã hội đã đạt được trên các mặt học vấn, khoa học, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức, cách giao tiếp, cách ứng xử trong xã hội giữa con người với con người, giữa con người và xã hội loài người với thiên nhiên, cùng với các thiết chế tương ứng [1]

Qua đó, ta thấy được lịch sử hình thành và quá trình phát triển mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội vào thời kỳ toàn cầu hóa Trước đây, văn hóa của mỗi quốc gia thường khép kín, mang tính “cát cứ”, nhưng bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, “tính mở” của văn hóa được phát huy tối đa do sự mở rộng quy mô sản xuất và giao thương quốc tế Toàn cầu hóa mở rộng đến đâu thì tính chất và cấu trúc văn hóa của mỗi quốc gia sẽ có những biến đổi đến đó Bởi thế, bên cạnh nhận thức về văn hóa của mỗi quốc gia, cần có nhận thức đầy đủ về văn hóa toàn cầu Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, mọi mặt của đời sống xã hội và thế giới đang có những biến động chính trị - xã hội khó lường như hiện nay thì văn hóa chính trị giữ vai trò định hướng Trong điều kiện như vậy, đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì nhất định văn hóa phải thấm vào mọi mặt của đời sống xã hội Đặc biệt, văn hóa phải thấm sâu vào tư duy của những con người đang nắm giữ vai trò quản trị, quản lý, điều hành đất nước một cách sáng tạo và hiệu quả trong các lĩnh vực, như khoa học, văn học và nghệ thuật, nhất là lĩnh vực chính trị với tư cách là văn hóa chính trị; nghĩa là chính trị phải dựa trên nền tảng văn hóa [1] Đến thời đại hiện nay, chính trị dựa trên nền tảng văn hóa sẽ là một sự bảo đảm, một động lực thúc đẩy việc xây dựng xã hội ổn định, dân chủ, tự do, công bằng, nhân văn và phát triển bền vững Xét trong tổng thể, văn hóa chính trị, văn hóa công vụ, văn hóa đạo đức và nền tảng văn hóa nói chung bao giờ cũng là động lực tạo nên sức mạnh, khẳng định sự chính danh của một đảng chính trị đang lãnh đạo và cầm quyền, của một chế độ của dân, do dân, vì dân và bảo đảm cho sự vững bền của chế độ đó Giá trị của nguồn lực văn hóa chính trị này khó có thể đo đếm theo cách thức thông thường mà chỉ có thể đánh giá thông qua những thành quả cụ thể được chế độ chính trị mang lại cho mỗi người dân, cho toàn thể xã hội và bằng sự ổn định, bền vững của chính chế độ, bằng sự hài lòng và niềm tin của người dân.

Như vậy, toàn cầu hóa văn hóa buộc phải hình thành các giá trị toàn cầu, những bộ quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng quốc tế chấp thuận Không chỉ thế, nó còn kết nối cộng đồng quốc tế để cùng nhau giải quyết các hiểm họa sinh thái, môi trường, dịch bệnh Những giá trị chung được thừa nhận trong văn hóa toàn cầu là những vấn đề liên quan đến quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng của con người và từng cộng đồng, quốc gia, dân tộc trên cơ sở hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, toàn cầu hóa văn hóa không đồng nghĩa với đồng nhất văn hóa mà nó đòi hỏi phải tôn trọng đa dạng văn hóa Mọi áp đặt, cưỡng bức hay bá quyền văn hóa đều là sự hủy hoại và tiêu diệt văn hóa Tinh thần nhân văn hiện đại và nguyên lý phát triển vì sự phồn vinh toàn nhân loại phải được coi là nền tảng của toàn cầu hóa, trong đó có toàn cầu hóa văn hóa Đối với chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội, quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, ngoài việc phải đổi mới nhận thức về chức năng của văn hóa, nâng cao nhận thức về vai trò của ngành công nghiệp văn hóa, cần bồi dưỡng kỹ năng, công nghệ quản lý các ngành công nghiệp mới mẻ này Bởi lãnh đạo, quản lý các ngành công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa hiện nay phức tạp hơn nhiều vì chúng vừa thuộc lĩnh vực tinh thần, tư tưởng vừa thuộc lĩnh vực kinh tế, vừa theo yêu cầu của công tác tư tưởng, vừa theo quy luật của kinh tế thị trường Lãnh đạo, quản lý ngành công nghiệp sáng tạo hiện đại đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng phải rất sáng tạo, sử dụng, vận dụng các công nghệ mới và hiện đại vào công việc để mang lại hiệu quả mong muốn, góp phần phát huy vai trò của văn hóa như một nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Suy ra, nhận thức lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa – xã hội, kinh tế và quá trình toàn cầu hóa Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nói chung, đối với phát triển kinh tế nói riêng đã được nhìn nhận một cách toàn diện và thấu đáo hơn Văn hóa được xem là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế Bản chất của văn hóa là sự sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn Vì con người, vì ấm no, hạnh phúc của con người và sự thịnh vượng của quốc gia - đây cũng chính là mục tiêu của phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng.

Phát triển kinh tế bền vững phải hướng tới những giá trị văn hóa, thể hiện qua những chuẩn mực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, bảo đảm cho mọi người đều được thụ hưởng thành quả của phát triển kinh tế, không ai bị bỏ lại phía sau Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nhân chính là những thực tế sinh động của sự thẩm thấu những giá trị văn hóa vào hoạt động kinh tế Với tư cách là động lực của phát triển, văn hóa góp phần tạo dựng môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế Ở đó, con người có điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực sáng tạo, chủ động tham gia tích cực vào đời sống kinh tế Đồng thời, một môi trường văn hóa lành mạnh sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển nền kinh tế thị trường văn minh, đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội 1

Văn hóa không chỉ là động lực gián tiếp mà văn hóa còn là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế Đồng thời, toàn cầu hóa văn hóa không tách rời với toàn cầu hóa kinh tế mà trái lại, gắn liền với sự vận hành của toàn cầu hóa kinh tế và các cam kết quốc tế về những vấn đề khác nhau liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của nhân loại Việc thành lập hệ thống kinh tế xuyên quốc gia, như các tập đoàn sản xuất, lưu thông buôn bán, tài chính tiền tệ quốc tế, đòi hỏi phải thống nhất quy tắc chung giữa các bên tham dự và các bên phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cùng chấp thuận, tuân thủ Sự chấp nhận này dẫn tới việc thiết lập toàn cầu hệ thống thể chế, như thể chế vận hành kinh tế, thể chế pháp lý, các nguyên tắc tương quan và quy tắc công cộng, bao gồm quy phạm pháp luật, ý tưởng kinh tế, quy tắc vận hành, nhân tố giá trị Về bản chất, đó chính là văn hóa hóa thân trong thể chế Bỏ qua toàn cầu hóa ở tầng thể chế thì toàn cầu hóa kinh tế rất khó vận hành Toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và kỹ thuật số, đã khiến cho văn hóa vượt khỏi sự biệt lập của các quốc gia để hình thành mạng lưới văn hóa toàn cầu Đó chính là sự thích ứng của văn hóa trong bối cảnh lịch sử thế giới đương đại

Về mối quan hệ trên là những vấn đề lý luận rất mới, có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu rộng để đảm bảo sự hài hòa trong phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế, vì mục tiêu phát triển bền vững quốc gia Đó cũng là một thách thức lớn cho nhà quản trị để họ có thể thực hiện các điều đó 2

Tìm hiểu về vị trí nhà quản trị văn hóa toàn cầu

Hiểu rõ vai trò

Người làm công việc quản trị văn hóa toàn cầu cần hiểu rõ vai trò của mình trong việc đảm bảo sự đa dạng văn hóa và xã hội Họ phải có kiến thức vững vàng về các giá trị văn hóa khác nhau trên toàn cầu, đồng thời cũng cần hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường công bằng, thúc đẩy sự đa dạng ở mức lãnh đạo và quyết định chiến lược cấp cao .

Công việc của những nhà quản trị văn hóa toàn cầu là thiết lập các chính sách và chiến lược để đảm bảo sự đa dạng văn hóa - xã hội được thể hiện trong các hoạt động và sự kiện quốc tế Họ cũng phải có khả năng làm việc với các tổ chức và cá nhân từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau để đạt được mục tiêu của mình.

1 Hồng Hà (2022, March 25) Phát huy vai trò văn hóa là động lực phát triển kinh tế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

2 Hồng Hà (2022, March 25) Phát huy vai trò văn hóa là động lực phát triển kinh tế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Tạo ra chính sách và luật pháp bảo vệ quyền của người dân da màu: Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong các lĩnh vực như giáo dục, việc làm, hưởng thụ văn hóa và quyền công dân. Đẩy mạnh giáo dục và nhận thức về văn hóa da màu: Đảm bảo rằng kiến thức về lịch sử, truyền thống và đóng góp của người da màu được đưa vào chương trình giảng dạy và tài liệu giáo dục.

Xây dựng và phát triển cộng đồng: Tạo ra các cơ hội để người dân da màu có thể giao lưu, hợp tác và phát triển cùng nhau, từ việc xây dựng các tổ chức cộng đồng đến việc khuyến khích kinh doanh và sự phát triển kinh tế trong cộng đồng.

Thúc đẩy đa dạng và bình đẳng trong các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí: Khuyến khích sự đa dạng trong ngành công nghiệp điện ảnh, âm nhạc, thể thao và các lĩnh vực giải trí khác, đảm bảo rằng người da màu có cơ hội được thể hiện và phát triển tài năng của mình.

Xây dựng mối quan hệ quốc tế và hợp tác với các tổ chức quốc tế: Tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác từ cộng đồng quốc tế, như tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, để nâng cao vị thế và thân phận của người da màu trên sân khấu toàn cầu.

Ngoài ra, người làm công việc quản trị văn hóa toàn cầu còn phải có tầm nhìn xa và khả năng đo lường hiệu quả các chiến lược, chính sách để đảm bảo rằng sự đa dạng văn hóa được thúc đẩy một cách hiệu quả nhất Họ cũng phải có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh và tạo ra các giải pháp sáng tạo để đối phó với những thách thức trong quá trình làm việc.

Nắm vững kiến thức về văn hóa

Để nâng cao vị thế, thân phận độc lập tự chủ của nước da màu, những nhà quản trị văn hóa toàn cầu cần phải hiểu rõ về các khía cạnh văn hóa đa dạng của họ Điều này bao gồm kiến thức về lịch sử, tôn giáo, ẩm thực, giả định và các giá trị của nước da màu Sự hiểu biết đó là cần thiết để có thể tương tác một cách nhạy bén

2.2.1 Tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà các nhà quản trị cần làm là tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau của người da màu

Lịch sử, nguồn gốc, văn hóa

Châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập Trong sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.

Sự phân chia còn có thể thực hiện bằng cách chia châu Phi nói tiếng Pháp với phần còn lại của châu Phi, cụ thể là các cựu thuộc địa của Anh ở miền nam và miền đông châu Phi Một cách phân chia có khuyết điểm khác nữa là sự phân chia thành những người Phi theo lối sống truyền thống với những người có lối sống hoàn toàn hiện đại Những "người truyền thống" đôi khi lại được chia ra thành những người nuôi gia súc và những người làm nông nghiệp.

Ngôn ngữ và tôn giáo

Theo phần lớn các ước tính thì châu Phi có trên cả ngàn ngôn ngữ Có 4 ngữ hệ chính có nguồn gốc bản địa ở châu Phi.

Ngữ hệ Phi-Á là ngữ hệ của khoảng 240 thứ tiếng và 285 triệu người sử dụng trải khắp Bắc Phi, Đông Phi, Sahel và Tây Nam Á.

Ngữ hệ Nin-Sahara bao gồm hơn 100 thứ tiếng được khoảng 30 triệu người sử dụng Các tiếng Nil-Sahara chủ yếu sử dụng ở Tchad, Sudan, Ethiopia, Uganda, Kenya và bắc Tanzania.

Ngữ hệ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và có lẽ là họ ngôn ngữ lớn nhất thế giới khi nói đến như là có nhiều thứ tiếng khác nhau Một điều đáng chú ý trong số đó là các tiếng Bantu được nói nhiều nhất ở khu vực hạ Sahara.

Ngữ hệ Khoisan có số lượng trên 50 thứ tiếng và được khoảng 120.000 người nói ở miền nam châu Phi Nhiều thứ tiếng trong họ ngôn ngữ này đang ở trong tình trạng mai một Người Khoi và San được coi là những cư dân nguyên thủy của vùng này.

Các ngôn ngữ châu Âu cũng có một số ảnh hưởng đáng kể; tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha là các ngôn ngữ chính thức tại một số nước do kết quả của quá trình thực dân hóa Tại Cộng hòa Nam Phi, nơi có một lượng đáng kể người gốc châu Âu sinh sống, thì tiếng Anh và tiếng Afrikaan là ngôn ngữ bản địa của một bộ phận đáng kể dân chúng.

Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba.

Nghệ thuật và ẩm thực

Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi Nghệ thuật có tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khắc 6000 năm tuổi tìm thấy ở Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây dựng tháp Eiffel Tổ hợp các nhà thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó Nhà thờ St George là đại diện, được coi là một kỳ công khác của ngành công trình. Ẩm thực châu Phi là một hòa quyện của nhiều nền ẩm thực khác nhau, từ trong nước đến ngoại nước như Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, Anh, tạo nên một sự đa dạng và phong phú về mùi vị Đa phần người dân ở đây theo đạo Hồi, điều này tác động đến việc lựa chọn thực phẩm, với ưu tiên ít sử dụng thịt heo và thay vào đó là thịt gà, thịt bò, và thịt dê.

Một điểm đặc biệt của ẩm thực châu Phi là việc sử dụng tay để bốc thức ăn, thay vì sử dụng dao và nĩa như một số vùng khác trên thế giới Người dân ở đây thường thực hiện các tập tục ăn uống riêng biệt và mới mẻ đối với những người lần đầu tiên trải nghiệm Trong gia đình, việc giữ ý tứ và duy trì phép lịch sự khi ăn là rất quan trọng Quy tắc này bao gồm việc ăn không quá nhanh hoặc quá chậm, và tuyệt đối không sử dụng tay trái khi ăn hay chạm vào bàn ăn Điều này xuất phát từ quan niệm rằng bàn tay trái nên chỉ được sử dụng cho những công việc vệ sinh, và do đó, nó được coi là không sạch sẽ khi chạm vào thức ăn.

Lịch sử, nguồn gốc, văn hóa

Bởi vì vùng đất khu vực châu Á rộng lớn, dân tộc đông nhiều, tính đa dạng của văn hoá rất mạnh, độ sai biệt rất lớn, cho nên gần như không có "văn hoá châu Á" thống nhất Tất cả tôn giáo mang tính thế giới đều sản sinh ở châu Á, như Cơ Đốc giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo Trước khi mở đầu Cách mạng công nghiệp vào thế kỉ XVIII, bởi vì trung tâm kinh tế của thế giới ở châu Á, cho nên phần lớn thành tựu kĩ thuật của loài người đều sản sinh ở châu Á.

Rất nhiều nhạc cụ ở phương tây và phương đông là có cùng một nguồn gốc, cho nên giống nhau vô cùng, thí dụ như vĩ cầm và nhị hồ (đàn nhị), guitar và đàn tỳ bà, ô-boa và suona, sáo phương đông và phương tây gần giống nhau Thực ra những nhạc cụ này đa số đều là bắt nguồn ở vùng đất Trung Đông Văn hoá của các dân tộc châu Á như Trung Quốc, Arabi và Ấn Độ có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với văn hoá thế giới.

Ngôn ngữ và tôn giáo

Khu vực châu Á là nơi có nhiều ngôn ngữ đa dạng có khả năng phát triển và lan rộng với sự gia tăng của nhập cư và đẩy lùi các rào cản thương mại giữa các quốc gia Một số ngôn ngữ được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: Tiếng Trung phổ thông, tiếng Anh, tiếng Indonesia, tiếng Nhật.

Châu Á là chỗ khởi nguyên của các tôn giáo lớn

Kitô giáo khởi nguyên ở Bethlehem, vùng đất Palestine, Tây Á

Hồi giáo khởi nguyên ở bán đảo Arabi

Phật giáo hình thành ở chỗ tiếp giáp hai nước Ấn Độ và Nepal - vùng đất phía Bắc Á lục địa Ấn Độ Ấn Độ giáo khởi nguyên ở Ấn Độ

Do Thái giáo Đạo giáo

Chính sự đa dạng tộc người và đa dạng trong đời sống tôn giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa trong mỗi quốc gia đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt nhưng vẫn tồn tại một mẫu số chung rất dễ nhận biết của văn hóa khu vực phương Đông.

Các biện pháp nhà quản trị cần làm để nâng cao vị thế, thân phận độc lập tự chủ của nước da màu

thân phận độc lập tự chủ của nước da màu.

Tôn trọng sự khác biệt

Một khi đã hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau, các nhà quản trị cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi người Điều này có nghĩa là chấp nhận và đánh giá cao sự khác biệt về chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, v.v của mỗi cá nhân Các nhà quản trị cần tránh phân biệt đối xử hoặc kỳ thị dựa trên những khác biệt này.

Tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Là một nhà quản trị cần tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập, nơi mọi người cảm thấy được chào đón và tôn trọng, bất kể màu da Nó có thể được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo, sự kiện, v.v nhằm nâng cao nhận thức về sự đa dạng và hòa nhập trong tổ chức.

Cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến cho người da màu

Các nhà quản trị cần cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến cho người da màu Nghĩa là đảm bảo rằng người da màu có cùng cơ hội được đào tạo, phát triển và thăng tiến trong tổ chức như những người thuộc các nhóm khác Họ có thể thực hiện việc này thông qua việc thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về đa dạng và hòa nhập, cũng như giám sát chặt chẽ việc thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu này. Tuyển dụng và giữ chân nhân viên da màu

Các nhà quản trị có thể thực hiện các biện pháp cụ thể để thu hút và giữ chân nhân viên da màu, chẳng hạn như:

‐ Tạo ra các chương trình tuyển dụng và tuyển chọn đa dạng và hòa nhập.

‐ Cung cấp các chế độ phúc lợi và đãi ngộ cạnh tranh.

‐ Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ.

Xây dựng nội quy, quy định của doanh nghiệp về văn hoá

Các doanh nghiệp cần tập trung và đề cao việc quản trị đa văn hoá bằng cách xây dựng hệ thống các nội quy, quy định liên quan đến vấn đề đa văn hoá của doanh nghiệp Những quyết định chiến lược của các doanh nghiệp toàn cầu có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và người lao động đa dạng

‐ Nhân viên phải đảm bảo rằng họ tôn trọng và kính trọng mọi người, không phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tuổi, tính cách, tôn giáo, quốc tịch, thu nhập, hoặc bất kỳ nội dung khác.

‐ Nhân viên cần làm việc cùng nhau để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và đảm bảo rằng tất cả các mối quan hệ làm việc là độc lập và trung thực.

‐ Nhân viên phải cố gắng tôn trọng quyền lợi của nhau và đảm bảo rằng không có bất cứ hành vi nào có thể đe dọa hoặc làm hại một cách trái phép.

‐ Nhân viên cần hợp tác để xây dựng mối quan hệ làm việc tốt và bền vững.

Tóm lại, nhà quản trị toàn cầu không chỉ là về việc phát triển kinh doanh mà còn là về việc tạo ra giá trị xã hội và đảm bảo rằng mọi người, bất kể màu da đểu có cơ hội cạnh tranh công bằng để phát triển và thành công.

Thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng

Khuyến khích sự đa dạng

Đảm bảo rằng văn hóa người da màu được tôn trọng và thúc đẩy trong tổ chức. Tạo điều kiện cho mọi người có thể thể hiện và bảo vệ giá trị của họ. Đa dạng văn hoá người da màu tại nơi làm việc

Các nhóm văn hoá, dân tộc tồn tại trong xã hội có thể dựa trên độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo và nhiều đặc điểm khác Những luật này được đưa ra để bảo vệ nhân viên thuộc các nền văn hóa khác nhau khỏi bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Trong môi trường làm việc hiện đại, các công ty đang chú trọng hơn đến các sáng kiến đa dạng và hòa nhập nhằm tăng cường khả năng thích ứng của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro pháp lý Bất chấp xu hướng này, nhiều công ty vẫn phải vật lộn với vấn đề phân biệt chủng tộc và sắc tộc cũng như hoạch định chính sách.

Lợi ích của đa dạng văn hoá chủng tộc và sắc tộc trong tổ chức

Các công ty ngày càng hiểu rõ giá trị của việc tuyển dụng và giữ chân những nhân viên đa dạng chủng tộc – sắc tộc, vì những nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong khả năng thích ứng, phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh của công ty trong bối cảnh kinh tế hiện đại.

Tuy nhiên, một số công ty không nhận ra lợi ích của việc có lực lượng lao động đa dạng về chủng tộc và sắc tộc Các yếu tố như thành kiến và định kiến đối với các nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc nhất định, dù có cố ý hay vô thức, có thể dẫn đến các hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng.

Lực lượng lao động đa dạng sắc tộc có sự hoạt động tốt hơn lực lượng lao động kém sự đa dạng văn hoá sắc tộc vì trong đám đông đa dạng bản sắc, màu da có sự tồn tại vô hình về nhu cầu thể hiện bản thân, mong muốn khẳng định bản thân mình trong tập thể Giao lưu sự khác biệt về văn hóa trong tổ chức góp phần thúc đẩy động lực phát triển bản thân của họ trong tổ chức.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và nhân viên trong

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Người quản lý, sử dụng nhân sự đóng vai trò là người hỗ trợ và cung cấp kiến thức để cải thiện mối quan hệ giữa người những người lao động da màu của họ Nên liên tục nỗ lực phát triển và thực hiện chính sách văn trong tổ chức Ban quản lý cũng cần được đào tạo để đảm bảo nâng cao nhận thức về phân biệt chủng tộc và đa dạng sắc tộc tại nơi làm việc, đảm bảo rằng chính sách đa dạng sắc tộc được áp dụng hiệu quả trong công ty.

Trách nhiệm của nhân viên

Nhân viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về quyền lợi có một nơi làm việc không có sự phân biệt chủng tộc và hỗ trợ đồng nghiệp của họ khi họ đưa ra khiếu nại Nhân viên có vai trò quan trọng trong việc vận động công ty đưa ra các chính sách mạnh mẽ về đa dạng sắc tộc, đảm bảo rằng tất cả người lao động đều được hưởng cơ hội bình đẳng ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ việc làm, bao gồm khả năng tiếp cận việc làm, đào tạo, thăng chức và nghỉ hưu 3 Đảm bảo văn hóa người da màu được tôn trọng và thúc đẩy trong tổ chức

Tạo ra môi trường làm việc hoặc tổ chức xã hội trong đó những giá trị, quan niệm và đa dạng văn hóa của người da màu được coi trọng và khuyến khích Điều này có thể đạt được bằng cách xây dựng chính sách công bằng, đa dạng và chống kỳ thị, đảm bảo sự tham gia công bằng và cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, không phân biệt về màu da Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường làm việc hòa bình, tôn trọng và đồng thuận cũng là một phần quan trọng trong việc đảm bảo văn hóa người da màu được thúc đẩy trong tổ chức.

1) Tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng sự đa dạng – một môi trường nơi mọi người đều cảm thấy được chào đón và được tôn trọng, bất kể chủng tộc, sắc tộc hay nguồn gốc của họ.

2) Đào tạo về sự đa dạng và hòa nhập – giúp nhân viên hiểu và tôn trọng sự khác biệt Gồm thông tin về các nền văn hóa khác nhau, các vấn đề liên quan đến sự đa dạng và cách xây dựng các mối quan hệ hòa nhập.

3) Tuyển dụng và giữ chân nhân viên đa dạng văn hoá, màu da – Tổ chức nên có các chính sách và thực hành tuyển dụng và giữ chân nhân viên công bằng và không phân biệt đối xử.

3Dyson, E (n.d.) Improving Racial and Ethnic Diversity in the Workplace

4) Thúc đẩy các giá trị đa dạng văn hoá người da màu - trong các hoạt động và chương trình của tổ chức từ quan điểm và kinh nghiệm của người da màu trong các quyết định và quy trình của tổ chức.

5) Tạo ra các cơ hội để nhân viên học hỏi về các nền văn hóa khác.

6) Phát triển các chương trình và dịch vụ hỗ trợ cho nhân viên da màu – chương trình phát triển nghề nghiệp, các nhóm hỗ trợ và các dịch vụ tư vấn.

Tôn trọng và thúc đẩy văn hóa người da màu là trách nhiệm của tất cả mọi người Bằng cách thực hiện các bước cụ thể, các tổ chức có thể tạo ra một môi trường làm việc nơi mọi người đều cảm thấy được chào đón và được tôn trọng.

Hỗ trợ phát triển nghệ thuật và văn hóa

Đầu tư vào các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, và giáo dục có thể giúp thúc đẩy sự đa dạng và thăng tiến vị thế của người da màu

Nuôi dưỡng văn hoá hoà nhập trong doanh nghiệp

Khi các tổ chức nỗ lực phát triển văn hóa đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, mọi người đều được hưởng lợi Một số cách thúc đẩy cảm giác hòa nhập cho nhân viên trong tổ chức

Tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ và tôn vinh di sản văn hóa của họ.

Sáng kiến đa dạng tài trợ.

Thu hút phản hồi từ nhân viên về những ngày lễ/truyền thống/phong tục nào quan trọng nhất đối với họ.

Hợp tác với các nhóm cộng đồng để cung cấp các hoạt động phong phú xoay quanh các chủ đề đa dạng và hòa nhập cho nhân viên ở mọi cấp độ.

Cho nhân viên nghỉ việc để tôn vinh truyền thống văn hóa, tôn giáo 4

Khuyến khích nhân viên nói về chủng tộc

Việc thảo luận rõ ràng về chủng tộc được coi là điều cấm kỵ ở nhiều công ty và thường thì các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn giữ im lặng về vấn đề này Tấm áo choàng im lặng từ trên xuống có xu hướng bao trùm tất cả nhân viên Ellis Cose, tác giả của một số cuốn sách về chủng tộc và chính sách công, viết rằng các chuyên gia da đen trẻ tuổi mong muốn thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo cấp cao thường áp dụng chiến lược giữ im lặng về chủng tộc và bất bình đẳng để tránh bị gắn mác “kẻ kích động”.

4 Strategies to Create a Culture of Inclusion in the Workplace (2021, August 5)

St Catherine University. Đối mặt với thành kiến chủng tộc trong tuyển dụng Đào tạo các nhà quản lý để loại bỏ sự thiên vị chủng tộc trong quá trình tuyển dụng và tuyển dụng của họ Đầu tư vào việc giữ chân các chuyên gia người da màu, một phần bằng cách củng cố thông điệp rằng chủng tộc sẽ không phải là rào cản cho sự thăng tiến.

Thay đổi môi trường nơi làm việc phù hợp với văn hoá da màu

1.Xây dựng không gian làm việc đa dạng màu sắc văn hoá, nghệ thuật về cộng đồng văn hoá da màu: đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghệ thuật, văn hoá sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người da màu tiếp cận và tham gia vào các cuộc giao tiếp với đồng nghiệp trong tổ chức, tạo sự thoải mái, động lực phát triển cho nhân viên

2.Khen thưởng nhân viên da màu có thành tích xuất sắc

3.Tạo ra cơ hội tiếp cận và tham gia: đầu tư vào các chương trình giáo dục nghệ thuật và văn hoá cho người da màu giúp tạo ra cơ hội tiếp cận và tham gia vào các hoạt động này.

4.Xây dựng nhận thức và sự nhạy cảm: đầu tư vào các hoạt động giáo dục và thông tin về nghệ thuật và văn hoá của người da màu giúp xây dựng nhận thức và sự nhạy cảm đối với các vấn đề liên quan đến sự đa dạng và thăng tiến vị thế của người da màu

Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển Không nên đánh giá thấp vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển mà phải coi nó như một yếu tố phức tạp, đa tầng cho sự tăng trưởng và thành công lâu dài.Hơn nữa văn hóa được gắn liền với hội nhập, đây là cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như giữ gìn các mối quan hệ giữa các dân tộc trong cùng một quốc gia.Văn hóa là cơ sở khởi xướng sự hợp tác, giao tiếp giữa con người với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho bình đẳng giới, bình đẳng chủng tộc, bình đẳng tôn giáo, đoàn kết xã hội

Những quan điểm nêu trên đã cho thấy sự quan trọng của việc phát triển văn hóa của các quốc gia này.Vậy nên chính phủ cần phải tăng cường đầu tư vào phát triển văn hóa theo hướng toàn cầu hóa, vừa học hỏi kết hợp từ nhiều văn hóa khác những vẫn đảm bảo được nét văn hóa riêng của quốc gia đó. Điểm mạnh của các quốc gia có dân số là người da màu này là sở hữu nền lịch sử văn hóa đa dạng và đa chiều đến mức văn hóa không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà còn khác nhau từ những vùng trong cùng 1 nước Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có sự đa dạng trong lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật và các yếu tố văn hóa khác Với nền lịch sử lâu đời và văn hóa phong phú du lịch thì việc phát triển văn hóa, nghệ thuật gắn liền với thiết lâ “p mốt quan hệ ngoại giao với bạn bè năm châu là vô cùng thiết thực để đưa văn hóa bản địa tới gần hơn với thế giới Đây là một ví dụ về văn hóa đặc sắc của các nước da màu :

Châu Phi : Châu Phi có sự đa dạng về ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật và tôn giáo Một số quốc gia châu Phi nổi tiếng với văn hóa dân gian, đặc biệt là các loại nhạc cụ và những điệu nhảy truyền thống.

Mỹ La tinh : Văn hóa Mỹ Latinh bao gồm một sự kết hợp độc đáo của tôn giáo, âm nhạc, đồ ăn và lễ hội Văn hóa ở đây chịu sự ảnh hưởng bởi văn hóa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia khác trên vùng này là rất lớn

Các quốc gia khác như Ấn Độ và một số quốc gia khác đều có sự đa dạng lớn về nền ẩm thực, lễ hội cũng như đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và truyền thống văn hóa 5

Trong 10 năm trở lại đây, giáo dục trở thành đề tài đặc biệt quan trọng có ý nghĩa toàn cầu.Đối với các quốc gia da màu, đặc biệt là các vùng châu Phi nhiệt đới, việc nâng cao trình độ giáo dục cho dân chúng là một trong những vấn đề cấp bách, cần thiết và phải có những hành động cụ thể kịp thời.

Các nước này đang nỗ lực để tăng cường hòa nhập giáo dục với các biện pháp riêng phù hợp với hoàn cảnh Hiện tại, các học sinh và gia đình đã bắt đầu sử dụng các công cụ giáo dục để bổ sung cho việc học của các em Trong tương lai, công nghệ có thể tăng hơn nữa khả năng tiếp cận với giáo dục đại học và quốc tế Do vậy, việc khai thác tối ưu sự đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật số sẽ giúp giáo dục các nước da màu tăng độ phủ, linh hoạt và chất lượng hơn.

Khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ

Tạo cơ hội lãnh đạo: Hỗ trợ và khuyến khích người da màu

màu tham gia vào các vai trò quản lý và lãnh đạo trong tổ chức.

Trong một tổ chức, vai trò lãnh đạo và tự chủ là hai yếu tố then chốt để tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả Vai trò lãnh đạo giúp định hướng chiến lược và đưa ra các quyết định quan trọng cho tổ chức trong khi tự chủ giúp tăng cường sự gắn kết và động lực cho các thành viên trong tổ chức Tuy nhiên, việc phát huy vai trò lãnh đạo và tự chủ không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là đối với những người da màu bởi họ thường phải đối mặt với nhiều rào cản và thiệt thòi trong môi trường làm việc.

Môi trường làm việc khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ Để khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ trong tổ chức, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà các thành viên trong tổ chức được khuyến khích chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình, cũng như được lắng nghe và tôn trọng Điều này có thể được đạt được bằng cách tạo ra các cơ hội cho các cuộc họp và thảo luận, nơi mà các thành viên trong tổ chức có thể cùng nhau thảo luận về các vấn đề quan trọng và đưa ra các quyết định quan trọng cho tổ chức Bằng cách này, các thành viên trong tổ chức có thể học hỏi lẫn nhau, cũng như phát huy sự sáng tạo và chủ động của mình Một ví dụ về một tổ chức có môi trường làm việc tích cực và khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ là Google, nơi mà các nhân viên được khuyến khích dành 20% thời gian làm việc của mình cho các dự án cá nhân hoặc nhóm, mà không cần sự giám sát hay phê duyệt của cấp trên Điều này đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo và thành công của Google như Gmail, Google News, Google Maps, Google Translate, và nhiều thứ khác 7

Ngoài ra, tổ chức cũng cần tạo ra một môi trường làm việc công bằng và đa dạng, nơi mà mọi người được đánh giá dựa trên năng lực và kỹ năng , chứ không phải dựa trên màu da của họ Điều này có thể đạt được bằng cách tạo ra các chính sách và quy trình công bằng, đa dạng, nơi mà tất cả các thành viên trong tổ chức được tôn trọng Bằng cách này, người da màu có thể tránh được sự kỳ thị và bất bình đẳng, cũng như được công nhận và thưởng thức cho những đóng góp của mình Một ví dụ về một tổ chức có môi trường làm việc công bằng và đa dạng là Starbucks, nơi mà có

6 Our Mission and Vision (n.d.) Develop Africa.

7 Tạ An Hoàng “Chiến lược quản lý nhân sự của Google - VNOKRs.” Blog OKRs,

31 October 2022. các chính sách như Inclusion Academy, và Partner Networks, nhằm khuyến khích các cuộc đối thoại về sự đa dạng và bao trùm, cung cấp các cơ hội học tập và làm việc cho người da màu, và tạo ra các mạng lưới hỗ trợ và gắn kết cho các nhân viên da màu 8 Phát triển kỹ năng và mở rộng kiến thức thông qua các chương trình đào tạo

Nhằm hướng đến mục tiêu khuyến khích người da màu tham gia vào các vai trò quản lý và lãnh đạo, các tổ chức cũng như các nhà quản trị nhất thiết phải chú trọng đến việc tạo ra các cơ hội cho các nhân viên đa quốc gia phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý của mình Điều này có thể được đạt được bằng cách cung cấp các khóa đào tạo và các chương trình đào tạo khác, nơi mà người da màu có thể học hỏi các kỹ năng quản lý và lãnh đạo cần thiết để phát triển sự nghiệp Bằng cách này, họ có thể nâng cao năng lực và tự tin hơn , cũng như chứng tỏ giá trị của mình cho tổ chức Một ví dụ về một tổ chức có các cơ hội đào tạo và phát triển cho người da màu là Microsoft, nơi mà có các chương trình như LEAP, Aspire, và MACH, nhằm hỗ trợ và đào tạo các ứng viên và nhân viên da màu trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh doanh, và quản lý. Điều này đã giúp Microsoft tăng tỷ lệ người da màu trong các vai trò quản lý và lãnh đạo, cũng như tạo ra một nền văn hóa đa dạng và phong phú 9

Việc khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ trong tổ chức không chỉ tạo ra lợi ích về hiệu suất và phát triển bền vững, mà còn mở ra cơ hội cho mọi người, bao gồm người da màu, để phát triển và thể hiện khả năng lãnh đạo của họ.

Nhìn chung, việc khuyến khích vai trò lãnh đạo và tự chủ, cũng như tạo cơ hội lãnh đạo cho người da màu, mang lại lợi ích không chỉ cho tổ chức mà còn cho xã hội.Điều này yêu cầu sự hợp tác và cam kết của tất cả mọi người trong tổ chức và tạo điều kiện để họ cùng nhau đóng góp vào việc xây dựng một môi trường công bằng và đa dạng Một ví dụ về tổ chức có cam kết này là UNICEF, với các chương trình nhưGeneration Unlimited, Girls’ Education và Child Protection, nhằm hỗ trợ và tôn trọng quyền lợi của người da màu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và phúc lợi xã hội Điều này đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự hòa nhập và hợp tác trong cộng đồng quốc tế.

Hỗ trợ kỹ năng tự quản lý: Cung cấp các tài liệu đào tạo và cơ hội phát triển kỹ năng quản lý để thúc đẩy sự tự chủ và độc lập 19 5 Xây dựng mối quan hệ và liên kết

và cơ hội phát triển kỹ năng quản lý để thúc đẩy sự tự chủ và độc lập.''

Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, văn hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia, dân tộc Người da màu là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng đa văn hóa toàn cầu Tuy nhiên, người da màu vẫn thường phải đối mặt với những thách thức trong việc phát triển và nâng cao vị thế.

8 “Chương trình Chuyên gia cà phê | Công ty Cà phê Starbucks.” Starbucks

9 “Microsoft cam kết thúc đẩy sự Đa dạng và Toàn diện trước những thay đổi toàn cầu – Trang Thông Tin.” Microsoft News, 10 November 2020.

Họ thường bị loại trừ khỏi các vị trí lãnh đạo, cả trong kinh doanh, chính trị và các lĩnh vực khác Điều này dẫn đến một thế giới thiếu đa dạng và không cân bằng.

Việc nâng cao vị trí lãnh đạo toàn cầu cho người da màu là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết Nó sẽ giúp ta tạo ra một thế giới công bằng và bình đẳng hơn, nơi mọi người đều có cơ hội thành công Kỹ năng tự quản lý là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo Nó bao gồm khả năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và ra quyết định Những kỹ năng này là cần thiết để thành công trong bất kỳ vai trò lãnh đạo nào Kỹ năng tự quản lý sẽ giúp người da màu vượt qua những thách thức này và đạt được thành công trong các vị trí lãnh đạo.

Có nhiều lý do khiến cho các chương trình đào tạo và phát triển chuyên biệt cho người da màu là cần thiết Đầu tiên, chúng ta có thể cung cấp cho họ các tài liệu và tài nguyên về kỹ năng tự quản lý, bao gồm cả các bài viết, sách và video hướng dẫn Một trong những cuốn sách tiêu biểu như "The 7 Habits of Highly Effective People" của Stephen Covey, "The Power of Positive Thinking" của Norman Vincent Peale, "The Art of Possibility" của Rosamund Stone Zander và Benjamin Zander, Những cuốn sách này giúp người đọc phát triển các kỹ năng quản lý thời gian, tư duy tích cực và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu Ngoài ra, còn có nhiều khóa học trực tuyến và chương trình đào tạo kỹ năng quản lý khác có thể giúp người da màu phát triển các kỹ năng quản lý và thúc đẩy sự tự chủ và độc lập của mình “

Kỹ năng tự quản lý cho người da màu” của Trung tâm Phát triển Lãnh đạo Phụ nữ, “

Kỹ năng tự quản lý cho người da màu trong môi trường đa dạng” của Tổ chức Quốc tế về Phát triển Nhân lực, “ Kỹ năng tự quản lý cho người da màu trong thời đại công nghệ” của Diễn đàn Toàn cầu về Lãnh đạo, các tài liệu này cung cấp thông tin hướng dẫn về cách phát triển các kỹ năng tự quản lý cần thiết để thành công trong các vị trí lãnh đạo Bên cạnh đó còn góp phần giúp người da màu vượt qua những thách thức và kỳ thị mà họ phải đối mặt, cung cấp các kỹ năng cần thiết để người da màu đối phó với phân biệt đối xử và thành công trong môi trường làm việc cạnh tranh.

Sự tự chủ và độc lập là những yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ cá nhân nào, đặc biệt là đối với những người da màu Khi người da màu có sự tự chủ và độc lập, họ có thể đưa ra quyết định của riêng mình, theo đuổi mục tiêu của riêng mình và tạo ra sự khác biệt trong thế giới Các chương trình về cơ hội phát triển kỹ năng tự quản lý có thể thúc đẩy sự tự chủ và độc lập cho người da màu là cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong các vị trí lãnh đạo Có rất nhiều chương trình về cơ hội phát triển kỹ năng tự quản lý, bao gồm các chương trình đào tạo và phát triển, chương trình cố vấn và mentor, và các mạng lưới, cộng đồng Các chương trình đào tạo và phát triển có thể giúp người da màu phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong các vị trí lãnh đạo, bao gồm lãnh đạo, quản lý,giao tiếp, thuyết trình Nổi bật hơn cả là chương trình “ Black Women Lead” của The

Executive Leadership Council- chương trình này cung cấp đào tạo và phát triển cho phụ nữ da màu trong các vị trí lãnh đạo Chương trình này thường tập trung vào các chủ đề cụ thể, chẳng hạn như cách thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và ra quyết định Hay chương trình “ 100 Black Men of America” là chương trình cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp và lãnh đạo cho nam giới da màu Nó giúp người da màu học hỏi từ những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm Các cố vấn có thể cung cấp lời khuyên và hỗ trợ, giúp người da màu phát triển sự tự tin và khả năng lãnh đạo của họ Bên cạnh đó các mạng lưới và cộng đồng có thể cung cấp sự hỗ trợ và động lực cho người da màu trong quá trình phát triển sự nghiệp- chương trình “ National Urban League” là chương trình cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp và lãnh đạo cho người da màu Các mạng lưới và cộng đồng này có thể giúp người da màu kết nối với những người khác có cùng mục tiêu và giá trị Như vậy việc cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển chuyên biệt cho người da màu là một cách quan trọng để nâng cao vị trí lãnh đạo toàn cầu cho họ Các chương trình này có thế giúp người da màu phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong các vị trí lãnh đạo và đóng góp cho thế giới.

Việc nâng cao vị trí lãnh đạo toàn cầu cho người da màu là một quá trình lâu dài và cần có sự nỗ lực chung của tất cả mọi người Tuy nhiên, hỗ trợ kỹ năng tự quản lý cho người da màu là một mục tiêu quan trọng cần đạt được để tạo ra một thế giới công bằng và bình đẳng hơn.

5 Xây dựng mối quan hệ và liên kết

Kết nối với cộng đồng

5.1.1 Kết nối quốc tế cho sự hòa nhập và công bằng' Để nâng cao vị thế và thân phận độc lập của người da màu trên toàn thế giới, nhà quản trị văn hóa toàn cầu cần phải chú trọng trong việc xây dựng mạng lưới quốc tế Đầu tiên, tạo mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ, nhóm chính trị, và cá nhân ủng hộ mục tiêu công bằng Mạng lưới này giúp chia sẻ thông tin và kinh nghiệm bằng cách thúc đẩy sự đổi mới và chia sẻ kiến thức, tạo ra những giải pháp tiến bộ và bền vững cho các vấn đề mà cộng đồng người da màu đang đối mặt.

Ngoài ra, họ có thể thông qua nghệ thuật, văn hóa, truyền thông để tôn vinh đa dạng văn hóa và ngôn ngữ của người da màu Hỗ trợ cho các dự án và chương trình giáo dục đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, cung cấp tài liệu và giúp đỡ tài chính để đảm bảo tiếp cận rộng rãi tới nhân loại Tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị để đóng góp vào quyết định quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của người da màu Hợp tác với tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và UNESCO để thúc đẩy quy định quốc tế về vấn đề người da màu Có như vậy nhà quản trị mới có thể tạo ra những thay đổi tích cực và xóa bỏ định kiến, cách đối xử bất công với nước da màu 10

Kết nối và hợp tác với cộng đồng là chìa khóa để tạo sự công bằng, tôn trọng, đóng góp vào vị thế và độc lập, tự chủ của họ trong xã hội Việc kết nối quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hoà nhập và công bằng cho cộng đồng người da màu Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc tạo ra các cơ hội giáo dục và nghề nghiệp cho người da màu thông qua hợp tác quốc tế không chỉ là cần thiết mà còn là bước quan trọng để đảm bảo mức sống và phát triển bền vững có thể giúp họ ngày càng thăng tiến hơn. Đứng dưới góc nhìn của một nhà quản trị văn hóa toàn cầu ta có thể thấy rằng để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và mang lại sự thay đổi trong đất nước, đầu tiên cần phải thu hút và kêu gọi sự quan tâm của mọi người Phân biệt chủng tộc đã và đang khắc sâu và khó có thể thay đổi triệt để, chính vì vậy, cần tất cả chúng ta cùng chung tay để vượt qua nó Tất cả chúng ta đều mang trong mình trọng trách từng bước giải quyết vấn đề này.

5.1.2 Liên kết mối quan hệ với cộng đồng người da màu'

Nhà quản trị văn hóa toàn cầu sẽ tạo các liên kết và mối quan hệ với cộng đồng người da màu để hiểu rõ họ hơn và hỗ trợ trong việc nâng cao vị thế của họ bằng cách sử dụng các nền tảng mạng xã hội hay tạo ra các diễn đàn, sự kết nối trực tuyến để chia sẻ thông tin về các vấn đề quan trọng đối với cộng đồng người da màu. Ủng hộ trong việc kinh doanh của những nước da màu giúp họ tự tin hơn trong công việc từ đó để họ nhìn nhận lại cuộc sống xung quanh và tích cực cố gắng thay đổi, làm cho xã hội ngày một giàu mạnh, tốt đẹp hơn.

Những hỗ trợ thay đổi cộng đồng, giúp gắn kết với nước da màu hơn

Bất kể là thời gian, tiền bạc hay cả hai, thì nhà quản trị vẫn sẽ luôn miệt mài làm việc để mang đến sự thay đổi trong khu vực cũng như trên toàn cầu Có những cải cách chính sách không chỉ hành động để nâng cao vị thế của người da màu mà còn là chấm dứt tình trạng phân biệt màu da, mang lại sự thay đổi, kết thúc sự bất bình đẳng sắc tộc.

Giải quyết các khó khăn của chống phân biệt chủng tộc Phân loại, tổ chức và tạo ra các công cụ, nguồn lực, không gian thảo luận được thiết kế để đáp ứng được 4 mục tiêu mà nhà quản trị đưa ra, bao gồm nuôi dưỡng khả năng phục hồi của trẻ da

10Michael Sidwell và Supreet Mahanti, UNICEF (2021, October 20) Nói chuyện với trẻ về phân biệt chủng tộc UNICEF Retrieved November 11, 2023 màu, đồng cảm, giáo dục trẻ nhận thức nghiêm túc về sự bất bình đẳng sắc tộc, ủng hộ các phong trào đấu tranh đòi công bằng sắc tộc. Đồ quyên tặng tới quỹ quyên góp chống lại những cuộc đấu tranh pháp lý nổi bật, bảo vệ người bầu cử khắp nơi trên thế giới, đề ra các giải pháp cho bình đẳng công bằng màu da Qua các vụ kiện tụng, bào chữa của luật sư, sự giáo dục, cố gắng mang lại những thay đổi để loại dần sự khác biệt và nâng cao tính dân chủ.

Những buổi đối thoại đầy nhọc nhằn

Học cách trở thành một đồng minh có ích yêu cầu nhà quản trị cần có những buổi nói chuyện không mấy dễ chịu với những người bạn da màu của mình Biết cách lắng nghe - thậm chí ngay khi họ trải lòng về những điều mang tính nhạy cảm - là bước đi đầu tiên trong quá trình tiến gần tới sự thay đổi lâu dài.

Như một nhà hoạt động đã từng nói, không phân biệt chủng tộc là chưa đủ. Thay vào đó, bạn nên tích cực chống phân biệt Khi điều này xảy ra, bạn sẽ cần bước đi những bước đầu tiên để thay đổi xã hội và nền kinh tế trong một xã hội đầy rẫy sự phân biệt.

Góp một phần công sức, thời gian, năng lượng vào các cuộc biểu tình Để đòi lại quyền công bằng cho những nước da màu, giúp họ nâng cao thân phận độc lập, tự chủ, thì khi có sự góp mặt của nhà quản trị văn hóa toàn cầu có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn tới công chúng 11

Hợp tác toàn cầu: Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nhà quản trị văn hóa toàn cầu khác để thúc đẩy mục tiêu chung về sự bình đẳng và đa dạng

nhà quản trị văn hóa toàn cầu khác để thúc đẩy mục tiêu chung về sự bình đẳng và đa dạng.

5.2.1 Phân biệt chủng tộc và Tác động của Xu thế Toàn cầu hoá Kinh tế

Trong khi phần lớn các nghiên cứu và nghiên cứu về phân biệt chủng tộc trong suốt nửa thế kỷ qua đã tập trung vào "phân biệt chủng tộc trắng" trong thế giới phương Tây, các ghi chép lịch sử về thực tiễn xã hội dựa trên chủng tộc có thể được tìm thấy trên toàn cầu Do đó, phân biệt chủng tộc có thể được định nghĩa rộng rãi để bao hàm những định kiến và hành vi phân biệt đối xử cá nhân và nhóm dẫn đến lợi thế về vật chất và văn hóa được trao cho đa số hoặc một nhóm xã hội thống trị Cái gọi là

"phân biệt chủng tộc trắng" tập trung vào các xã hội trong đó dân số da trắng chiếm đa số hoặc nhóm xã hội thống trị Trong các nghiên cứu về các xã hội đa số da trắng này,

11 Gordon, S G (2020, September 1) How to Support Black Lives Matter and Communities of Color.Verywell Mind. tổng hợp các lợi thế về vật chất và văn hóa thường được gọi là " đặc quyền da trắng". Quan hệ chủng tộc và chủng tộc là những lĩnh vực nghiên cứu nổi bật trong xã hội học và kinh tế Phần lớn các tài liệu xã hội học tập trung vào phân biệt chủng tộc trắng, kết quả của các hành động phân biệt chủng tộc thường được đo lường bằng sự bất bình đẳng về thu nhập, của cải, giá trị ròng và khả năng tiếp cận các tài nguyên văn hóa khác (như giáo dục), giữa các nhóm chủng tộc, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với những chính sách cấm vận kinh tế Vào tháng 12 năm 1960, sau các sự kiện liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái ở một số nơi trên thế giới, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án "tất cả các biểu hiện và thực hành thù hận chủng tộc, tôn giáo và quốc gia" là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và kêu gọi chính phủ của tất cả các quốc gia "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tất cả các biểu hiện của hận thù chủng tộc, tôn giáo và quốc gia”.Từ đó, khái niệm hợp tác toàn cầu hóa đa sắc tộc được áp dụng rộng rãi hơn trên thế giới.

Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới sự hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hoá kinh tế, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu là: Xu thế toàn cầu hoá kinh tế trước hết bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, lẽ dĩ nhiên sự hợp tác toàn cầu hóa này được áp dụng với tất cả các chủng tộc da màu lẫn da trắng trên thế giới Xu thế toàn cầu hoá kinh tế chịu sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Sự phát triển của các công nghệ cao( công nghệ sinh học, công nghệ viễn thông ) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đã đưa loài người từ văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, đã tạo thành kinh tế tri thức, kỹ thuật số, hình thành mạng máy tính toàn cầu( Internet), phá vỡ hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia trên thế giới và thúc đẩy các nước quan hệ, hợp tác với nhau Cuối cùng là sự phát triển và bành trướng của các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia, lực lượng chi phối toàn cầu hoá Chính những nguyên nhân trên đã đặt các quốc gia, phát triển cũng như đang phát triển, đứng trước thách thức về tụt hậu Do đó các quốc gia đều đặt ưu tiên cho phát triển kinh tế Trong đó, yêu cầu về mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ngày nay đã trở thành một nhiệm vụ chủ yếu.

5.2.2 Hợp tác toàn cầu về kinh tế đa sắc tộc - hội nhập kinh tế Quốc tế

Trên thế giới có rất nhiều tài liệu viết về khái niệm hội nhập kinh tế Quốc tế.Giáo sư về kinh tế học quốc tế thuộc đại học Tổng hợp Giôn Hốp- kin, Oa- sinh- tơnD.C, Giêm Ri- đen đã định nghĩa: “Hội nhập là tự do thương mại, không phải chỉ đơn giản là bản thân thương mại”

Về mặt lý luận, các vấn đề kinh tế không chỉ mang các đặc trưng của kinh tế đơn thuần, mà luôn gắn với một hệ thống của chính trị là nền tảng của tư tưởng của nó Về mặt thực tiễn, rõ ràng ở quốc gia nào cũng vậy, người ta chỉ chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia đó được bảo đảm Các lợi ích này không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế Nó luôn được xác định gồm cả lợi ích chính trị của mỗi quốc gia Cho nên, bất cứ hiệp định song phương giữa hai quốc gia nào cũng luôn có điều khoản loại trừ các yếu tố gây hại đến an ninh quốc gia mỗi nước Với cách tiếp cận trên, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế, của nước ta hiện nay không chỉ là quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được thể hiện trong bản thân hệ thống chính các thương mại, chính sách phát triển kinh tế đã và đang được Đảng, Nhà nước định hướng

Với các nguyên tắc trên, nước “đi sau” như nước ta sẽ có nhiều thuận lợi, nhất là trong việc học hỏi các kinh nghiệm của các nước “đi trước”, nhưng cũng sẽ phải chịu rất nhiều khó khăn thách thức mà quan trọng hàng đầu là việc bảo hộ nền sản xuất trong nước và các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp quốc doanh mới “chân ướt, chân ráo” bước vào nền kinh tế thị trường

Trên vị thế là một nhà quản trị văn hóa toàn cầu, luận án của nhóm đề ra các phương án hướng đến việc nâng cao vị thế và độc lập tự chủ cho các nước da màu như sau:

Nghiên cứu và phân tích các chính sách kinh tế, chiến lược hợp tác quốc tế hiện đang áp dụng Đề xuất thỏa thuận thương mại mới hỗ trợ các nước da màu, đảm bảo tính công bằng trong quá trình đàm phán và thực hiện các hiệp định

Tạo ra một liên minh kinh tế giữa các quốc gia da màu, tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; xây dựng mạng lưới hợp tác nhằm tăng cường giao lưu học hỏi, tạo điều kiện xây dựng xã hội bình đẳng cho cộng động người da màu

Phát triển các biện pháp phát triển doanh nghiệp nội địa và xã hội nói chung

Tạo quỹ nghiên cứu và hỗ trợ cộng đồng người da màu, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu địa phương

5.2.3 Hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

20 năm sau cuộc chiến khốc liệt, quan hệ Mỹ - Việt Nam mới được bình thường hóa Sự kiện này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam đổi mới kinh tế thành công, mở cánh cửa toàn diện ra thế giới Nhưng trước khi đến được đoạn kết này, hai nước đã phải trải hành trình rất dài, đầy màu xám của khác biệt, chiến tranh, hận thù và cấm vận…

13/07/2001, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được ký kết, một hiệp định rất có lợi đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhưng trước đó Mỹ định dùng áp lực này nhằm thông qua “đạo luật nhân quyền”, một sự can thiệp thô bạo vào nền chính trị của nước ta Cũng như lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hoá cũng chịu tác động bởi quá trình toàn cầu hoá kinh tế

Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu quốc tế, tăng thêm mối liên hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia Do đó, nó cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu về văn hoá, khoa học giữa các quốc gia, dân tộc tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn hoá nhân loại, bổ sung cho nhau tạo điều kiện hiện đại hoá văn hoá

Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế trong điều kiện do thế lực tư bản chi phối lại tạo nguy cơ làm mai một bản sắc dân tộc, Trên thế giới, chủ nghĩa đế quốc nhất là

Mỹ dựa trên sức mạnh kinh tế của mình đang muốn toàn cầu hoá văn hoá, thậm chí là

Mỹ hoá Người ta tuyên truyền về lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ, còn các kênh truyền thông Mỹ thì phủ khắp hành tinh, phim ảnh Hollywood của Mỹ được phủ khắp toàn cầu , thậm chí đồ ăn thức uống Mỹ ( Mcdonald's, Coca Cola ) lan tràn khắp nơi .

Mỹ muốn áp đặt giá trị, lợi ích văn hoá, lối sống của mình cho toàn cầu

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w