1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần tập đoàn lộc trời

38 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần tập đoàn lộc trời
Trường học trường đại học
Chuyên ngành quản trị kinh doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố việt nam
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Để có thể thực hiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả thì một vấn đề quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp là xây dựng cho mình một cơ cấ

Trang 2

Ự Ệ

Đ

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

ấm điể

Trang 4

Hình 1 Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến

Hình 2 Mô hình cơ cấu tổ chức chức năng

Hình 3 Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng

Hình 4 Mô hình cơ cấu ma trận

h cơ cấu tổ chức chương trình mục tiêu

Hình 6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Hình 7 Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc (LPR)

Bảng 1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Bảng 2 Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Bảng 3 Số lao động bình quân Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Đứng trước xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tự do hóa thương mại và mở cửa nền kinh tế Đặc biệt là

kể từ khi chúng ta đã gia nhập WTO (2007) và sắp tới sẽ là TPP thì những thay đổi mới

mẻ về môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ mở ra nó vừa là những thách thức cũng vừa là những cơ hội để doanh nghiệp phát triển

Để phát triển doanh nghiệp linh hoạt theo sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế hiện nay, vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhằm quản trị hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một giải pháp hữu hiệu Một doanh nghiệp, ngay từ khi mới thành lập cho đến các giai đoạn phát triển, thì cơ cấu tổ chức luôn đóng vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp đó Để có thể thực hiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả thì một vấn đề quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp là xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt mà vẫn đảm bảo tính khoa học, hợp lý, mang lại hiệu quả hoạt động kinh

tế cao phù hợp với điều kiện đặc trưng của doanh nghiệp đó

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đồng thời muốn đóng góp cho hoạt động của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, nên nhóm em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cụ thể mà bạn biết, chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời” làm đề tài tiểu luận của mình

Đối tượng nghiên cứu

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý thuyết về hiện trạng, bài tiểu luận này đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh chiến lược của Công ty Xác định khung lý thuyết cho việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trên cơ sở này, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của Công ty để đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức của Công ty

Trang 6

Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với thực tiễn nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾ 1.1 Một số khái niệm cơ bản về tổ chức

1.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức

Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt Tổ chức có thể được định nghĩa với tư cách một hệ thống gồm nhiều người cùng làm việc vì mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định (danh từ tổ chức) Hoặc nó cũng có thể định nghĩa tổ chức với

ý nghĩa là một hoạt động (động từ tổ chức)

Tổ chức: Là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những hình

thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục tiêu chung

Cơ cấu tổ chức: Là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối liên hệ và

quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu chung đã xác định

Như vậy, nói đến cơ cấu tổ chức là nói đến các chức danh cho các bộ phận, phòng ban, vị trí công việc; nói đến các quy định về chi tiêu ngân sách là vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về tài chính của các vị trí trong tổ chức; là nói đến việc cụ thể hóa công việc trong tổ chức bằng các bản mô tả và phân tích công việc; là nói đến việc đặt chức danh cho các vị trí công việc riêng biệt và sự mô tả chi tiết các mối quan hệ qua lại giữa từng

bộ phận và từng chức danh, đảm bảo tổ chức vận hành thông suốt

Các khâu quản trị (theo chiều ngang) là các bộ phận chức năng của đơn vị quản

lý như: phòng, ban xưởng, phân xưởng,… của đơn vị quản trị

Các cấp quản trị (hàng dọc) bao gồm quản trị viên cao cấp, cấp trung gian và

cấp cơ sở

Trang 8

Chức năng tổ chức đóng vai trò trung tâm trong quá trình quản lý Một khi kế hoạch đã được xác lập, nhà quản lý phải làm rõ các công việc cần thực hiện và mối quan

hệ giữa chúng; quyết định ai làm việc gì và bằng gì, ai báo cáo cho ai, phối hợp hoạt động như thế nào

Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức

Những nguyên tắc tổ chức quản trị chủ yếu đó là:

Nguyên tắc thống nhất chỉ huy:

Theo nguyên tắc này, mỗi người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo.Điều này giúp cho người nhân viên thực thi công việc một cách thuận lợi, tránh tình trạng” trống đánh xuôi kèn thổi ngược”

Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu:

Bộ máy của doanh nghiệp phải phù hợp với mục tiêu Việc ra rời mục tiêu của tổ chức thì bộ máy hoạt động kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả

Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối:

Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị với nhau Sự cân đối sẽ tạo sự ổn định trong doanh nghiệp và phải có sự cân đối trong

mô hình tổ chức doanh nghiệp nói chung

Nguyên tắc linh hoạt:

Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức

Nguyên tắc hiệu quả:

Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí

Các mô hình cơ cấu tổ chức quản trị phổ biến

1.3.1 Cơ cấu tổ chức trực tuyến

Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại Với mô hình quản lý doanh nghiệp này thì mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành

và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên

Chúng ta có thể tham khảo mô hình dưới đây:

Trang 9

Hình 1 Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến

Ưu điểm:

● Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức nhanh nhạy linh hoạt hơn với sự biến đổi của môi trường kinh doanh phức tạp như hiện tại

● Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong tổ chức đi theo 1 mục tiêu chung

Nhược điểm:

● Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản

lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn

● Với những đặc điểm trên thì mô hình quản lý doanh nghiệp này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.1.3.2 Cơ cấ ổ ứ ức năng

Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản

lý được tách riêng do một bộ phận một cơ quan đảm nhận Đặc điểm nổi bật nhất của

mô hình này là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình

Chúng ta có thể tham khảo mô hình dưới đây:

Trang 10

Hình 2 Mô hình cơ cấu tổ chức chức năng

Ưu điểm:

● Đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng cho mọi nhân viên trong bộ phận

● Trách nhiệm của mọi công nhân và tất cả các bộ phận được cố định, giúp cho trách nhiệm giải trình trở nên chính xác đối với công việc của họ

● Mỗi người quản lý là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và phải thực hiện một số lượng giới hạn các chức năng Vì vậy, chuyên môn hóa hoàn toàn sẽ là một phần của cơ cấu chức năng

● Chuyên viên có ít cơ hội được đào tạo một cách toàn diện, nên khó để lên được các vị trí quản lý cấp cao Chính vì vậy lộ trình thăng tiến của họ sẽ khó khăn trong quá trình phát triển sự nghiệp và họ có thể bỏ qua các mục tiêu do tổ chức thiết lập

Trang 11

1.3.3 Cơ cấ ự ế ức năng

Do cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến và cơ cấu quản lý theo chức năng

có những ưu nhược điểm riêng nên hiện nay nhiều doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn kiểu cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là một kiểu cơ cấu quản lý kết hợp

Hình 3 Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng

Về nguyên tắc, trong hệ thống trực tuyến chức năng, quan hệ quản lý trực tuyến

từ trên xuống dưới vẫn tồn tại, vẫn có các phòng ban chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm

vi doanh nghiệp Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách.Để giúp cho người quản lý ra các quyết định đúng đắn, có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch, quản lý nhân sự, marketing, tài chính kế toán, quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất

Ưu điểm:

● Đây được xem là kiểu cơ cấu có nhiều ưu điểm nhất so với hai cơ cấu đã nêu trên

vì nó đã tận dụng được nhiều ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của 2 cơ cấu đã nêu trên, thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn

Trang 12

● Quyền hạn trách nhiệm được phân rõ ràng, là điều kiện tốt để nhà quản trị có nhiều năng lực thể hiện khả năng của mình.

Nhược điểm:

Người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng Ngoài ra mỗi khi các người lãnh đạo các bộ phận chức năng có nhiều ý kiến khác nhau, đến nỗi người lãnh đạo doanh nghiệp phải họp hành nhiều, tranh luận căng thẳng không ra được những quyết định có hiệu quả mong muốn Vì thế, người lãnh đạo sử dụng các bộ phận tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ là một cán bộ trợ lý nào đó Nó giống như cơ cấu tham mưu trong quân đội Nhờ đó, người lãnh đạo lợi dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia, có thể tiếp cận thường xuyên với họ, không cần hình thành một cơ cấu tổ chức phức tạp của các bộ môn thực hiện các chức năng quản lý

1.3.4 Cơ cấ ậ

Vào cuối những năm 50, một số công ty, hãng đã sử dụng cơ cấu quản lý ma trận.Kiểu tổ chức này áp dụng để thiết kế cơ cấu cho toàn bộ hệ thống, cũng như để thành lập cơ cấu bên trong hệ thống hoặc các bộ phận

Hình 4 Mô hình cơ cấu ma trận

Đặc điểm của cơ cấu này là ngoài những người lãnh đạo theo tuyến và các bộ phận chức năng, còn có những người lãnh đạo đề án hay sản phẩm, phối hợp hoạt động của các bộ phận thực hiện một dự thảo nào đó.Trong cơ cấu này mỗi nhân viên (hoặc

Trang 13

bộ phận của bộ phận trực tuyến được gắn với việc thực hiện một đề án hoặc một sản phẩm nhất định Đồng thời mỗi một nhân viên của bộ phận chức năng cũng được gắn

ới một đề án hoặc sản phẩm nhất định Sau khi hoàn thành đề án, những nhân viên trong các bộ phận thực hiện đề án hay sản phẩm không chịu sự lãnh đạo của người lãnh đạo theo đề án ấy nữa, mà trở về đơn vị trực tuyến hay chức năng cũ của mình

Cơ cấu đề á ma trận: Đặc điểm cơ cấu này là người lãnh đạo lập ra nhóm đặc biệt chịu sự lãnh đạo trực tiếp của mình để thực hiện chương trình của đề án được phê chuẩn Những người thực hiện bên ngoài tham gia vào công việc theo những hợp đồng hay nghĩa vụ được phân giao Nhóm đề án được bảo đảm về nhân viên, những nguồn tài chính và vật chất cần thiết Sau khi thực hiện đề án, nhóm này giải tán Người lãnh đạo đề án chịu trách nhiệm hoàn toàn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Quản trị theo

đề án thường được áp dụng trong những điều kiện có sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc về kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Cơ cấu chức năng ma trận: Trong cơ cấu này bộ phận mới được tạo thành có vai trò kiểm tra và thúc đẩy các bộ phận sản xuất sản phẩm của mình, chịu trách nhiệ

về chất lượng của sản phẩm hay công trình.Để sản xuất sản phẩm mới doanh nghiệp thành lập bộ phận sản xuất mới Bộ phận sản xuất mới này được cung cấp các nguồn tài chính và vật chất

Ưu điểm:

● Định hướng theo kết quả cuối cùng

● Kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản trị và chuyên gia

● Tạo ra các nhà quản trị có thể thích ứng với các lĩnh vực quản trị khác nhau

● Tập chung nguồn lực vào khâu xung yếu

● Cho phép cùng lúc thực hiện nhiều dự án, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau

● Đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động Việc hình thành

và giải thể dễ dàng, nhanh chóng; Ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiệu quảNhược điểm:

● Có sự mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức

● Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và các bộ phận

● Cơ cấu này đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn;

● Phạm vi ứng dụng còn hạn chế vì đòi hỏi một trình độ nhất định;

Trang 14

● Quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị có thể trùng lặp nhau tạo ra các xung đột và khoảng cách trong nỗ lực giữa các cá nhân và đơn vị.

● thường chỉ áp dụng để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn mà thôi

Cơ cấu ma trận còn được áp dụng rộng rãi ở các viện nghiên cứu và các trường đại học

1.3.5 Cơ cấ ổ ức chương trình ụ

Ngoài bốn kiểu cơ cấu tổ chức nói trên, còn có cơ cấu theo chương trình – mục

Cơ cấu tổ chức này được hình thành để chuyên môn quản trị việc thực hiện một nhiệm vụ riêng, một công trình, một đề án riêng và có nhiều cơ quan tổ chức tham gia Khi chương trình – mục tiêu đã hoàn thành thì tổ chức được giải thể Các doanh nghiệp,

cá nhân tham gia vào tổ chức này trở về vị trí cũ

Mỗi công trình, chương trình rất khác nhau về tính chất kinh tế và kỹ thuật, do

đó cơ cấu tổ chức cũng sẽ có nhiều dạng khác nhau Sau đây là sơ đồ minh họa một cơ cấu tổ chức theo chương trình – mục tiêu phổ biến

Hình 5 Mô hình cơ cấu tổ chức chương trình mục tiêu

Trang 15

1.4 Các tiêu chí đánh giá đối với cơ cấu tổ chức quản trị

Tính tối ưu: Trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con người

để thực hiện các hoạt động cần thiết Giữa các khâu và các cấp quản lý đều thiết lập mối liên hệ hợp lý với số lượng cấp quản trị ít nhất trong doanh nghiệp Cho nên cơ cấu tổ chức quản lý mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ sản xuất

Tính linh hoạt: Được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như bên ngoài môi trường Thật vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệphải chịu ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp,

có yếu tố khách quan và cả yếu tố chủ quan Chính vì vậy, doanh nghiệp phải luôn ứng phó với nhiều tình huống phức tạp, rất khác nhau, do đó đòi hỏi cơ cấu

tổ chức quản trị phải có tính linh hoạt

Tính ổn định tương đối: Yêu cầu này dường như mâu thuẫn với tính linh hoạt, song không thể xem nhẹ, bởi lẽ sự vững bền của cơ cấu tổ chức đảm bảo cho hiệu lực quản lý điều hành trong tình huống bình thường Sự thay đổi tuỳ tiện cơ cấ

tổ chức diễn ra nhiều lần sẽ gây hậu quả tiêu cực, cả về nề nếp hoạt động cũng như về tâm lý những người trong bộ máy; làm giảm hiệu lực, kỷ cương của bộ máy Mỗi lần thay đổi cơ cấu tổ chức là một lần xáo trộn, không dễ lấy lại sự ổn định trong thời gian ngắn

Độ tin cậy cao: Sự điều hành, phối hợp và kiểm tra mọi hoạt động trong doanh nghiệp đòi hỏi thông tin phải được cung cấp chính xác và kịp thời Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo được tính tin cậy cao của các thông tin đó.Tính tin cậy còn thể hiện

ở chỗ mọi bộ phận đều hiểu rõ và làm đúng chức năng của mình (không sót, không trùng nhau), sử dụng đúng quyền hạn và có khả năng chịu trách nhiệm

Trang 16

Muốn vậy, cơ cấu tổ chức quản lý phải xác định rõ vị trí từng bộ phận cấu thành trong cả hệ thống với các mối quan hệ dọc ngang để không gây vướng mắc, chồng chéo, cản trở lẫn nhau; tạo được mối liên kết gắn bó của tổ chức.Tính kinh tế: Có bộ máy là phải có chi phí để “nuôi” nó Chi phí quản lý cao sẽ đội giá thành lên khiến hiệu quả kinh tế bị giảm sút Tính kinh tế của cơ cấu tổ chức quản lý thể hiện ở sự tinh gọn của bộ máy quản lý (theo nguyên tắc “vừa đủ”) và hiệu suất làm việc của nó (không chỉ phụ thuộc vào chất lượng cán bộ

mà còn do sự hợp lý của cơ cấu tổ chức) Tính kinh tế cũng có nghĩa là tính hiệu quả của bộ máy, thể hiện qua tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu về, mặc dù khó đánh giá bằng số liệu

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

CỦA TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Tập đoàn Lộc Trời – tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học, lúa gạo, cà phê

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

Tên viết tắt: Tập đoàn Lộc Trời

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số : 1600192619

Vốn điều lệ : 805.933.400.000 đồng

ốn đầu tư của chủ sở hữu : 3.033.198.838.336 đồng

Địa chỉ : 23 Hà Hoàng Hổ, Phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang Điện thoại liên lạc : 028 7305 6999

Mã cổ phiếu : LTG

SỨ MỆNH: Hiện thực hóa những ước vọng của nông dân, nâng cao vị thế và chất lượng cuộc sống của người nông dân, góp phần xây dựng những vùng nông thôn đáng sống”

Mang lại cuộc sống sung túc cho nhân viên, đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài hạn

Trang 18

ị ử ể

THÀNH LẬP CÔNG TY

Thành lập Công ty Dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang

Mở chi nhánh tại TP.HCM vào năm 1994 và mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả nước, quy mô và doanh số không ngừng tăng lên

THÀNH LẬP NGÀNH GIỐNG

Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Giống đi vào hoạt động, AGPPS chính thức nghiên cứu và kinh doanh hạt giống đầy tiềm năng Từng bước trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành kinh doanh hạt giống tại Việt Nam Xây dựng Nhà máy Châu Thành và Nhà máy Lê Minh Xuân

TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC

Sau 06 năm hoạt động, AGPPS đã tăng trưởng vượt bậc, đạt doanh thu 600 tỷ đồng

ĐẠT DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG

Công ty vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động Năm 2002, ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động

CỔ PHẦN HÓA

Công ty thực hiện cổ phần hoá vào năm với số vốn điều lệ 150 tỷ đồng

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NÔNG DÂN RA ĐỒNG

Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” được triển khai Trọng tâm của chương trình là Lực lượng 3 Cùng với hơn 800 kỹ sư, Cùng ăn Cùng ở Cùng làm với bà con

Tổ chức Guinness Việt Nam đã chính thức công nhận “Lực lượng 3 Cùng” của Tập đoàn Lộc Trời là Lực lượng cùng nông dân ra đồng lớn nhất ở Việt Nam

Trang 19

XÂY DỰNG NGÀNH LƯƠNG THỰC

Khởi động ngành Lương thực, những cánh đồng mẫu lớn đầu tiên được xây dựng trên khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chuỗi giá trị lúa gạo đầu tiên của Việt Nam từng bước được định hình

XÂY DỰNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP ĐỊNH THÀNH

Đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành Công ty hiện đang có quan hệ hợp tác chiến lược rộng rãi và chặt chẽ với nhiều tập đoàn, viện, trường trong nước và quốc tế

PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CHO NÔNG DÂN

Chính thức tăng vốn điều lệ lên 652,05 tỷ đồng

Phát hành cổ phiếu cho người nông dân Đẩy mạnh chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững

Dẫn đầu trong việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo

ĐỔI TÊN THÀNH TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI

Ngày 23/08/2015, AGPPS chính thức đổi tên thành Tập đoàn Lộc Trời Bắt đầu một cuộc chuyển hoá lịch sử với sứ mệnh phụng sự người dân và xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững hàng đầu khu vực

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Lộc Trời tự hào là 1 trong 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes Việt Nam xếp hạng

Ngày 24/07/2017, chính thức đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM, trở thành Tập đoàn nông nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường

ĐỔI MỚI ĐÓN ĐẦU CƠ HỘI & THÁCH THỨC

Ngày 30/10/2018, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông”, đóng góp tiêu biểu vào sự nghiệp phát triển nông thôn

, Giống gạo thơm Lộc Trời 28 đạt giải nhất tại Hội nghịThương mại Gạo Năm Châu lần thứ 5 tại Trung Quốc giữa Hiệp Hội Gạo Năm Châu và các nhà kinh doanh gạo Trung Quốc

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w