1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quyền lực chính trị của nhân dân ta giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

26 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền lực chính trị của nhân dân ta. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân
Tác giả Lớp
Người hướng dẫn Giảng viên
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Ý nghĩa thực tiễnKết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có chung đề tài hoặc liên quan về quyền lực chính trị của nhân dân và những giải pháp

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

“Quyền lực chính trị của nhân dân ta Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộc

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5

6 Kết cấu 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LỰC CHÍNHTRỊ CỦA NHÂN DÂN 6

1.1 Khái niệm quyền lực chính trị của nhân dân 6

1.1.1 Quyền lực chính trị 6

1.1.2 Quyền lực chính trị của nhân dân 7

1.2 Đặc trưng của quyền lực chính trị của nhân dân 8

1.3 Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ THỰC THI QUYỀNLỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 11

2.1 Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân 11

2.2 Thực trạng thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta 13

2.2.1 Những thành tựu chủ yếu trong thực thi quyền lực chính trị của nhândân 14

2.2.2 Những hạn chế ảnh hưởng đến thực trạng thực thi quyền lực chính trịcủa nhân dân 16

2.2.3 Những khó khăn, thử thách trong thực thi quyền lực chính trị củanhân dân 18

CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊTHUỘC VỀ NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 19

2

Trang 3

3.1 Tính tất yếu tăng cường đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân là một giá trị xã hội to lớn, là thành quả đấu tranh của nhân dân nhằm hướng tới xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ Trong đó, nhân dân vừa là chủ thể, vừa là người thực thi quyền lực chính trị Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc ủy quyền cho các đại biểu của mình và giám sát đại biểu đó trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước Nhân dân làm chủ bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua các đại biểu, các cơ quan dân cử và các đoàn thể của dân

Việc làm sáng tỏ lý luận về quyền lực chính trị của nhân dân góp phần quan trọng giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là vấn đề bào đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Với tính cấp thiết của đề tài, tôi quyết định chọn “Quyền lực chính trịcủa nhân dân ta Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền lực chính trị thuộcvề nhân dân” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Chính trị học.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tiểu luận nhằm mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về quyền lực chính trị của nhân dân ta, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ

4

Trang 5

Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền lực chính trị của nhân dân ta.

Thứ hai, nêu lên thực trạng tổ chức và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ta hiện nay.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quyền lực chính trị của nhân dân ta và những giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quyền lực chính trị của nhân dân dưới góc độ chính trị học và một số quy định về quyền lực chính trị của nhân dân được quy định trong Hiếp pháp Việt Nam và những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân trong thời gian tới.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quyền lực chính trị của nhân dân Bên cạnh đó, tiểu luận còn dựa trên một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài quyền lực chính trị của nhân dân và những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân trong thời gian tới.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

5

Trang 6

Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp tại liệu, thu thấp, đánh giá các tài liệu,…

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của tiểu luận góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề quyền lực chính trị của nhân dân, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân trong thời gian tới.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có chung đề tài hoặc liên quan về quyền lực chính trị của nhân dân và những giải pháp nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân trong thời gian tới Đồng thời, tiểu luận còn góp phần cung cấp thêm những thông tin bổ ích mang tính định hướng cá nhân về quyền lực chính trị của nhân dân, từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở nước ta.

6 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận được kếu cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền lực chính trị của nhân dân Chương 2: thực trạng tổ chức và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay

Chương 3: Tăng cường đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân ở nước ta hiện nay

6

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LỰCCHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN

1.1 Khái niệm quyền lực chính trị của nhân dân

1.1.1 Quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau, tiêu biểu là các khái niệm như: quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạng cho mục đích chính trị; là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại; là quyền lực của một hay một nhóm liên minh giai cấp; là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực luợng xã hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình; là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, thể hiện khả năng của một giai cấp nhằm thực hiện lợi ích khách quan của mình Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo bực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.

Quyền lực chính trị còn được biểu hiện là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp để thực hiện sự thống nhất trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền, cơ bản bằng quyền lực nhà nước; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp của mình và bảo đảm mức độ nhất định sự công bằng xã hội.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyền lực chính trị là quyền quyết định, định đoạt những vấn đề, công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chính đảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo;

7

Trang 8

định đoạt, điều khiển bộ máy nhà nước; xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội trong một quốc gia và quan hệ chính trị - kinh tế - ngoại giao với các nước khác cúng như tổ chức quốc tế khi vực và thế giới, bảo đảm chiều hướng phát triển quốc gia phù hợp với lý tưởng giai cấp.

Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu, quyền lực chính trị là quyền lực được thực hiện trong những lĩnh vực nhất định vì mục tiêu chính trị; là việc sử dụng sức mạnh của một giai cấp hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội nhằm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình - chủ yếu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

1.2 Quyền lực chính trị của nhân dân

Quyền lực chính trị của nhân dân thể hiện trước hết ở vai trò lãnh đạo của Đảng Đảng là chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là tổ chức lãnh đạo nhân dân xây dựng nên nhà nước của dân, do dân, vì dân Với ý nghĩa ấy, Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cầm quyền có nghĩa là nhân dân cầm quyền Ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn trăn trở với sứ mệnh cầm quyền của Đảng Theo Người, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo toàn dân xây dựng xã hội mới nhưng Đảng phải lấy dân làm gốc Quyền lực của Đảng phải do dân ủy thác Như vậy, nhân dân là nguồn gốc của quyền lực chính trị.

Quyền lực chính trị của nhân dân theo quan điểm Hồ Chí Minh là mọi lợi ích và quyền hạn trong nước đều của dân, chính quyền và đoàn thể là do nhân dân tổ chức nên, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, dân là chủ, Chính phủ là “công bộc” của dân.

8

Trang 9

Mặt khác, theo quan điểm mác-xít, quyền lực chính trị của nhân dân thể hiện trong các luận điểm về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản – vớ việc giai cấp vô sản, nóng cốt là giai cấp nhân dân và người lao động dưới dự lãnh đạo của chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân giành lấy chính quyền và trở thành gia cấp cầm quyền, gia cấp thống trị trong xã hội Theo đó, quyền lực chính trị của giai cấp công nhân cũng có nghĩa là quyền lực chính trị của nhân dân lao động, giai cấp công nhân cầm quyền cũng có nghĩa là nhân dân lao động cầm quyền.

Tóm lại, quyền lực chính trị của nhân dân là sức mạnh có tổ chức của toàn dân, trước hết là giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong việc làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện các quyền và lợi ích của mọi công dân.

1.2 Đặc trưng của quyền lực chính trị của nhân dân

Đặc trưng của quyền lực chính trị của nhân dân thể hiện ở tính khách quan, tính giai cấp và tính nhân dân.

Tính khách quan của quyền lực chính trị của nhân dân, theo quan điểm

mác-xít, bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan của sự phát triển của lịch sử nói chung và của chính trị nói riêng Sự phát triển của xã hội mà cốt lõi là sự phát triển của sản xuất, lực lượng sản xuất không chỉ làm xuất hiện giai cấp và chính trị, làm cho quyền lực xã hội – quyền lực công chuyển thành quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước với nghĩa của mội giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định mà còn làm cho quyền lực ấy trở thành quyền lực chính trị của nhân dân hay quyền làm chủ của nhân dân.

Theo đó, sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng xã hội kiểu mới – nhà nươc của dân trên nền tảng của liên minh công-nông-trí thức Khi xã hội không còn mâu thuẫn đối kháng

9

Trang 10

nên hai chức năng công quyền và thống trị giai cấp của nhà nước thông nhất với nhau, thậm chí đồng nhất với nhau và quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước trở thành quyền lực của nhân dân – quyền làm chủ của nhân dân

Tính giai cấp của quyền lực chính trị của nhân dân thể hiện rõ ở chỗ

quyền lực chính trị của nhân dân mang bản chất của giai cấp cầm quyền Về bản chất, quyền lực chính trị của nhân dân vẫn mang tính giai cấp của giai cấp cầm quyền nhưng đã trở thành quyền lực chính trị của nhân dân và do vậy, quyền lực chính trị của nhân dân mang tính nhân dân và tính nhân dân này thống nhất với tính giai cấp của quyền lực chính trị Trong xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất về lợi ích giũa giai cấp công nhâ và nhân dân lao động tạo ra bản chất mới – bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của quyền lực chính trị.

Tính nhân dân của quyền lực chính trị của nhân dân xuất hiện khi giai

cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, xã lập địa vị thống trị trong xã hội và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước của mình Quyền lực chính trị của nhân dân, nhất là khi nó trở thành quyền lực nhà nước, là việc sử dụng sức mạng của nhân dân chống lại kẻ thù Quyền lực chính trị của nhân dân thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước hay nhà nước của nhân dân Quyền lực chính trị của nhân dân thể hiện thành hệ thống thể chế chính trị của hân dân Đó là hệ thống các thiết chế tổ chức với các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội của nhân dân Quyền lực chính trị của nhân dân còn là quyền lực của nhân dân với tư cách là công dân.

1.3 Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân

Trong giai đoạn hiện nay, quyền lực chính trị của nhân dân từng bước được xác lập trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

10

Trang 11

Trên lĩnh vực chính trị: Quyền lực của nhân dân được đảm bảo trước hết bởi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Nhà nước đó bầu ra, được dân ủy quyền quản lý, điều hành đất nước Nhà nước là công cụ thực hiện quyền lực chính đáng của nhân dân Người dân có quyền kiểm tra, giám át hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước; tham gia vào công việc nhà nước, thảo luận, góp ý vào các vấn đề lớn của đất nước, thông qua trưng cầu dân ý, đóng góp ý kiến vào xây dựng Hiến pháp, pháp luật, Dưới sư lãnh đạo của Đảng, tất cả người dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội theo quy định của pháp luật Trên lĩnh vực kinh tế: quyền lực của nhân dân được đảm bảo thông qua cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mọi người dân đều có quyền sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như tư nhân; liên kết giữa các thành phần kinh tế; kết hợp kế hoạc phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với phát huy quyền chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, người dân; có quyền làm giàu chính đáng, có quyền sở hữu, kể cả sở hữu tư nhân và được pháp luật bảo vệ.

Trên lĩnh vực xã hội; Quyền con người, quyền được bảo vệ về mặt xã hội của mọi công dân được bảo đảm, khắc phục dân sự khác biệt giữa các cấp, tầng lớp xã hội, các vùng, miền đất nước, từng bước giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bất công thực sự tự do, hạnh phúc Nhà nước thi hành các chính sách xã hội rộng rãi đáp ứng nhu cầu của nhân dân về giáo dục, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, trợ cấp cho những bộ phận dân cư, nhóm xã hội yếu thế,…

Trên lĩnh vực văn hóa: Nhân dân là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa và là đối tượng hưởng thụ các thành quả văn hóa Việc thực hiện quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực văn hóa đòi hỏi phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vai trò chủ đạo của thế giới quan Mác-Lênin, thực hiện

11

Trang 12

dân chủ hóa trên lĩnh vực văn hóa, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo văn hóa trong nhân dân Nhà nước phải có chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú, sống động nền văn hóa dân tộc Thông qua đó, người dân có điều kiện nâng cao học vấn, tiếp thu được những tri thức mới, đời sống tinh thần được nâng cao, mọi người đều hướng tới chân, thiện, mỹ, tích cực đấu tranh tiêu diệt cái xấu, cái ác, cái bảo thủ lạc hậu trong xã hội.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ THỰC THIQUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA 2.1 Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân

Trên thực tế, quyền lực chính trị của nhân dân rất rộng, do đó họ khhong thể thương xuyên và trực tiếp thực hiện và không phải bất cứ công việc gì của đời sống xã hội cũng có thể đưa ra trước cộng đồng bàn bạc, quyết định, vì vậy phải có các cơ quan hoạt động thường xuyên, thay mặt nhân dân thực hiện Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là hai phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Dân chủ đại diện chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo mọi điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân Cơ chế vận hành nhằm bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân ở nước ta hiện nay là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Nhân dân trao quyền lực của mình cho Đảng, hay nói cách khác, Đảng được nhân dân ủy quyền lãnh đạo đất nước (được quy định trong Hiến pháp) Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, bằng công tác tư tưởng,

12

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w