1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị liên hệ thực tiễn qua quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên thì với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như hiện nay thì cần chú trọng hơn nữa thay đổi và thích ứng hai hoạt động này sao cho theo kịp với thế giới.Vì vậy, việc nghiên cứu đề

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

-TIỂU LUẬNMÔN: CHÍNH TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN QUA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lưu Văn ThắngSinh viên: Nguyễn Thị A

Mã số sinh viên: 2151070345Lớp:

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 3

I Tính cấp thiết của đề tài 3

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

IV Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 4

NỘI DUNG 5

I Một số khái niệm về chính trị, kinh tế 5

1 Chính trị 5

2 Kinh tế 7

II Mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế theo chủ nghĩa Mác – Lê nin 8

1 Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế cô đọng lại 9

2 Chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế 14

III Liên hệ thực tiễn về mối quan hệ qua quá trình phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 17

1 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 17

2 Hạn chế trong mối quan hệ giữa nền chính trị và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 19

3 Phương hướng đảm bảo mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 20

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của đề tài

Có thể thấy, từ khi nhà nước ra đời, chính trị và kinh tế đã luôn là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau và với cả tình hình phát triển của đất nước Mối quan hệ này được hình thành và kế thừa như một vị trí vững chắc để quyết định tới sự vận động của mọi xã hội Trải qua nhiều hình thái nhà nước thì ở mỗi một chế độ chính trị sẽ luôn có một nền kinh tế tồn tại thích hợp với thể chế chính trị đó Nếu mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế ổn định thì lẽ đương nhiên các loại hoạt động khác sẽ diễn ra một cách dễ dàng Sau hơn 30 năm đổi mới, mô hình kinh tế kết hợp với chính trị đã từng bước được xác lập, phát huy tốt nhiệm vụ của mình Tuy nhiên thì với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như hiện nay thì cần chú trọng hơn nữa thay đổi và thích ứng hai hoạt động này sao cho theo kịp với thế giới.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, liên hệ thực tiễn qua quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là hợp lí và cấp thiết bởi đề tài này không chỉ mang tính lý luận khô khan mà còn cần ứng dụng phù hợp.

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, để từ đó liên hệ thực tiễn qua quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Tìm hiểu một số khái niệm về kinh tế, chính trị

+ Đưa ra mối quan hệ kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin

+ Liên hệ qua quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Trang 4

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, liên hệ thực tiễn qua quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam, từ khi ra đời cho đến ngày nay

IV Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Với bản thân, sau khi nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về sự liên quan, gắn bó của kinh tế và chính trị Đây là một đề tài hết sức thực tế, đem đến cho em cái nhìn dễ dàng hơn về bộ môn chính trị học cũng như tự đánh giá, việc nắm chắc được nội dung sẽ giúp em nhìn nhận về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng đất nước ngày nay.

Trang 5

NỘI DUNG I Một số khái niệm về chính trị, kinh tế1 Chính trị

Có thể nói trải qua từng thời kì cũng như sự khác nhau về vị trí, khu vực mà hình thành nên nhiều quan điểm về chính trị.

* Phương Tây

- Cổ đại:

+ Platon: Chính trị là nghệ thuật cung đình.

+ Arixtot: Chính trị là khoa học lãnh đạo con người là khoa học kiến trúc xã hội và con người là động vật chính trị.

- Trung đại: trong vòng 5 thế kỉ thì họ cho rằng chính trị là quyền lực của thượng đế, của chúa trời,

- Cận-hiện đại:

+ Max Weber: (Nhà xã hội học Đức đầu thế kỷ XX) chính trị là khát vọng tham gia quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia.

+ Quan điểm của Mỹ: (VHCT Mỹ): Chính trị là tìm kiếm giải pháp để thực hiện phân phối các lợi ích Bánh lợi ích có hạn mà lòng tham thì vô đáy ai cũng muốn nên diễn ra cuộc đấu tranh giành lấynó vì thế ai mạnh thì được nhiều, muốn xã hội ổn định thì phải chia bớt bánh lợi ích cho các giai cấp khác.

+ Harold Laswell: Là ai lấy được cái gì khi nào, nơi nào và bằng cách nào

+ Tư sản: Chính trị là một “Nhà hát” có vở diễn, nghệ sỹ, người xem, cách bày trí sân khấu, nhà phê bình.

* Phương Đông

- Cổ đại (VIII TCN – III TCN)

+ Khổng Tử: Chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo, chính danh

Trang 6

+ Mặc Tử: Kiêm ái

+ Hàn Phi Tử: coi trọng Hình - Danh - Cận đại ( XIX SCN – nay )

+ Trung Quốc: Chính trị là xắp đặt lo liệu quản lý để xã hội có kỷ cương nền nếp

Tôn Trung Sơn cho rằng chính là việc của dân chúng, trị là quản lý -> Chính trị là quản lý việc của dân chúng

Mao Trạch Đông: Chính trị là chiến tranh mà không có sự đổ máu Và ngược lại

+ Nhật Bản: Chính trị là khát vọng là hoạt động tìm kiếm những khả năng áp đặt quyền lực chính trị

+ Việt Nam: Chính trị là hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành và duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước, duy trì ổn định, trật tự xã hội.

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chính trị: + Chính trị là lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác

+ Chính trị là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp.

+ Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc Nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước.

+ Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về mặt kinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.

+ Chính trị giống đại số hơn số học và càng giống toán học cao cấp hơn là toán học sơ cấp.

+ Chính trị là một khoa học và là một nghệ thuật.

=> Từ tất cả quan điểm đó có thể xác định rằng Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia với vấn

Trang 7

đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thoả mãn lợi ích.

Dưới góc độ quan hệ với kinh tế thì chính trị thực chất là quan hệ vềlợi ích, là vấn đề định hướng, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

2 Kinh tế

Cũng giống như chính trị thì kinh tế cũng có cho mình nhiều định nghĩa khác nhau

- Theo tiếng Hy Lạp là “oikonomike” (nghệ thuật quản lý kinh tế gia đình) còn theo La tinh là “economic” (tính hiệu quả, tiết kiệm).

- Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin thì kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là nguồn gốc của mọi biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị 1

- Kinh tế là một phạm trù khoa học và có thể hình dung cụ thể qua những nội dung

+ Là tổng hòa các quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo thành cơ sở kinh tế của một xã hội nhất định Nền tảng kinh tế được tạo bởi các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quan lý sản xuất, quan hệ phân phối.

+ Là yếu tố quyết định mọi biến đổi xã hội, mọi đảo lộn chính trị Những điều này là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế.

+ Kinh tế, trong mỗi một chế độ xã hội, là nền kinh tế quốc dân, với đầy đủ nội dung của nó.

=> Tóm lại thực chất của kinh tế là lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế và

sự phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với mỗi thành viên tham gia các

Trang 8

quá trình sản xuất và tái sản xuất cũng như lợi ích của mỗi tập đoàn, giaicấp và các nhóm xã hội.

Từ khái niệm về kinh tế và chính trị, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa hai hoạt động này là mối quan hệ cơ bản hàng đầu của đời sống xã hội Ở trong đời sống chính trị, quyền lực nhà nước được giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện xử lí các quan hệ kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế Giai cấp cầm quyền có thể thay đổi hệ thống quan hệ kinh tế khi đã chắc chắn về quyền lực của nhà nước và dễ dàng trở thành nền tảng của hệ thống chính trị, thực hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền với mục tiêu phát triển xã hội toàn diện.

II Mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế theo chủ nghĩa Mác – Lê nin

Là những người bắt rễ lý luận cho mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã xem xét, cân nhắc kĩ và giải quyết những vấn đề bắt nguồn từ sự liên quan này Dưới góc quan sát của các nhà chính trị học theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì, ta có thể thấy vị trí của kinh tế - chính trị giống như cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Kinh tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định quá trình hình thành lịch sử chính trị Đồng thời thì kiến trúc thượng tầng – chính trị có cho mình có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với hạ tầng cơ sở Kinh tế thay đổi đồng nghĩa dẫn đến sự thay đổi của chính trị hay có thể coi kinh tế là nội dung và chính trị là hình thức Và mâu thuẫn của kinh tế suy cho cùng quyết định mâu thuẫn trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng Dựa trên cơ sở nghiên cứu của C.Mác và Ăng-ghen, Lê-nin đã phát triển sâu hơn và ứng dụng lý luận vào thực tế ngay từ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và tổng kết về bản chất của quan hệ chính trị với kinh tế gồm hai nội dung:

Trang 9

- Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế , chính trị là kinh tế cô2

đọng lại 3

- Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế 4

1 Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế cô đọng lại

- Trước hết chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế có nghĩa điều quan trọng nhất trong mối quan hệ này là kinh tế là cái quyết định Có rất nhiều biểu hiện của kinh tế và trong số đó thì chính trị được coi là ưu tiên nhất Chính trị khác với những yếu tố khác là nó không trực tiếp nêu lên các hiện tượng kinh tế riêng lẻ mà tập trung vào sự logic khách quan của kinh tế

- Đầu tiên kinh tế quyết định chính trị Tương ứng với một hình thái kinh

tế thì tồn tại một nhà nước chính trị Kinh tế đã tạo ra chính trị với tư cách là một chế độ bao gồm: thể chế chính trị, công cụ, phương tiện để thỏa mãn nhu cầu, mục đích chính trị Một điều dễ dàng nhận ra khi nghiên cứu về mối quan hệ này là chính trị có được nhờ sự ra đời, tồn tại và từng bước phát triển của kinh tế Sự diễn ra của các hoạt động kinh tế với những đòi hỏi khách quan của sự biến đổi góp phần tạo dựng sự bền vững cho sợi dây liên kết này.

+ Trong lịch sử phát triển của loài người từ khi ra đời cho đến ngày nay thì tồn tại 5 hình thái kinh tế tương ứng với 5 kiểu nhà nước: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và cộng sản chủ nghĩa

Cộng sản nguyên thủy: tự cung tự cấp, kinh tế thời kỳ này là tất cả mọi người có một sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và công cụ lao động Với cơ sở kinh tế như trên thì xã hội cộng sản nguyên thủy vẫn chưa có sự xuất hiện của giai cấp nên Nhà nước chưa được thiết lập

2[8, tr.349] 3[8, tr.147]

Trang 10

Chiếm hữu nô lệ: Đến thời kỳ này con người đã tiến hóa và khôn ngoan hơn, của cải dư thừa tương đối dẫn đến việc chế độ công hữu được thay đổi thành chế độ tư hữu Chính mâu thuẫn về kinh tế đã mở ra một xã hội đầu tiên có nhà nước – nhà nước chủ nô với sự tồn tại của hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ

Nhà nước phong kiến: Đây là nhà nước ra đời sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy Khác với chế độ bóc lột bằng sức lao động thì cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ.

Tư bản chủ nghĩa: nhà nước tư bản ra đời với sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất hàng hóa Cơ sở quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận đã xây dựng nên hệ thống kinh tế.

Cộng sản chủ nghĩa: có thể thấy đây là hình thái nhà nước phát triển cao và hoàn thiện nhất Xã hội chủ nghĩa được hình thành theo nguyên tắc phân phối theo lao động: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” và nền kinh tế mang tính xã hội hóa tương ứng với nền dân chủ cộng sản.

+ Xã hội từ trước tới nay phát triển luôn tồn tại song song và lúc nào cũng hướng tới sự hoàn thiện trên nhiều phương diện Bởi thế mà nếu kinh tế mang tính thứ nhất thì chính trị chắc chắn là đứng cạnh đó Trình độ phát triển kinh tế quy định trình độ phát triển của chính trị Người lao động và công cụ lao động càng phát triển thì trình độ chính trị càng phát triển

+ Sự tập trung của chính trị chủ yếu ở tư duy chính trị, đường lối chính trị và thể chế chính trị Là một lĩnh vực mang tính chính xác, thực hiện công việc thông qua quyền lực và sự thực thi các quy định thì chính trị phản ánh kinh tế một cách khách quan hướng tới một xã hội công bằng khi không chú trọng vào những nhu cầu mang tính cá nhân mà quan tâm nhiều hơn đến những đòi hỏi thể hiện tính cộng đồng như xã hội, dân tộc, quốc gia

Trang 11

+ Những yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất (tư liệu sản xuất và người lao động) hay quan hệ sản xuất đều là những vấn đề ảnh hưởng lớn đến kinh tế, được chính trị khái quát và chỉ ra Bên cạnh đó thì những xu hướng biến động, phát triển trong kinh tế trên thế giới, rồi căn cứ vào đó tìm ra thời cơ hội phù hợp để thực thi, áp dụng vào các hoạt động kinh tế để hướng tới những lợi ích tốt nhất.

+ Nếu xét về cơ sở tạo nên mối quan hệ gắn bó này có thể kể đến nguyên nhân khách quan của các hiện tượng chính trị đó chính là các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối và điều này còn được C.Mác khẳng định: Để tìm ra những nguyên nhân biến đổi xã hội, những đảo lộn chính trị, không thể tìm trong đầu óc người ta mà phải tìm trong những biến đổi của phương thức sản xuất và phương thức trao đổi, phải thông qua đầu óc để phát hiện ra chúng ở trong những điều kiện vật chất hiện có của sản xuất, phải lấy những điều kiện kinh tế và những tiến triển của những điều kiện ấy để giải thích chính trị và lịch sử chứ không phải ngược lại 5

- Chính trị không ngoài mục đích nào khác là hướng vào sự phát triển của kinh tế

+ Với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, hệ thống chính trị sử dụng

những đường lối và chiến lược phát triển phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế Các căn cứ khoa học cũng như việc phân tích đúng thực trạng kinh tế xã hội lúc bấy giờ sẽ giúp cho nhà nước xác định rõ mục tiêu và phương án tối ưu nhất Có một sự qua lại nhất định rằng khi kinh tế phát triển thì chủ trương đường lối mà Đảng và Nhà nước đó đang thực hiện là đúng đắn, có thể tồn tại lâu dài để phát triển cao hơn và ngược lại Nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử loài người thì có lẽ phần nào ta hiểu được tại sao lại xuất hiện nhiều kiểu nhà nước Việc xuất hiện của các nhà nước mới, kế tiếp nhau là biểu hiện cho sự kế thừa khi chế độ cũ không còn khả năng để tiếp tục tạo dựng xã hội

5[2, 44] C.Mác và Ph Ăng-ghen; Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.19, tr164-166, t.20,

Trang 12

tr.42-hay tìm ra hướng đi đúng cho sự phát triển kinh tế Xây dựng chính trị chính là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế.

VD: Ở Nga sau 7 năm chiến tranh liên tục, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng Kéo theo đó là tình hình chính trị không ổn định Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, tạo nhiều áp lực lên nhân dân Nhà nước Nga Xô viết đã quyết định đổi mới nền kinh tế, thay thế chính sách cộng sản thời chiến bằng chính sách “kinh tế mới NEP” do Lê-nin khởi xướng (3/1921) Đặc điểm của chính sách NEP là nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước, thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực, phục hồi công nghiệp nặng, phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị với nông thôn,… Sự thay đổi chính sách kinh tế đã giúp Liên xô vượt qua khó khăn, khôi phục và hoàn thành chế độ chính trị.

Còn ở Mĩ, 10/1929 rơi vào khủng hoảng kinh tế tài chính nặng ở các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp Để đưa đất nước trở lại bình thường, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện “chính sách mới”, với các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, tăng cường vai trò của nhà nước trong kiểm soát và điều tiết nền kinh tế Sự thay đổi này không chỉ phục hồi kinh tế mà còn giúp cho nước Mĩ duy trì nền dân chủ tư sản

+ Kinh tế là gốc là thước đo tính hợp lý của chính trị Nhìn vào một nền chính trị của một quốc gia, ta có thể biết được con đường kinh tế mà nước đó đang định hướng Trách nhiệm của chính trị giống như mang trong mình đặc tính quy định bản chất và chế độ kinh tế - của quan hệ sản xuất thống trị, thể hiện cụ thể qua vai trò của đảng cầm quyền, của nhà nước cai trị kết hợp cùng hệ thống pháp luật Trong mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế thì một trong hai yếu tố mà biến đổi sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố còn lại Biến đổi phát triển kinh tế là nguồn gốc sâu xa của mọi biến đổi về xã hội và đảo lộn chính trị.

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w