Là bởi nhịp điệu thời gian gấp gáp, bởi đề cao giá trị cá nhân, bởi tư duy duy lí và đầu óc thực tiễn nên người phương Tây thích ăn theo suất riêng, cơ cấu bữa ăn cũng nghiêng về đạm độn
Trang 1Văn hóa sinh hoạt vật chất là một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của bất kỳ dân tộc nào Đối với người Việt, văn hóa sinh hoạt vật chất có một nét đặc điểm rất riêng, đậm chất văn hóa nông nghiệp từ xa xưa Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia cực kỳ ấn tượng trong mắt nhân dân nói riêng và toàn thế giới nói chung về ẩm thực, trang phục, kiến trúc và giao thông.
Văn hoá phương Đông dựa vào nền sản xuất nông nghiệp nhìn chung quan tâm đến cảhai khía cạnh của ẩm thực đó là cái ăn và cách ăn Văn hoá phương Tây chủ yếu dựa vào văn minh du mục, thương mại mà sau này là văn minh công nghiệp với những đặc điểm riêng lại
Trang 2ưu tiên lựa chọn vấn đề hàng đầu là cái ăn, sau đó mới đến cách ăn Là bởi nhịp điệu thời gian gấp gáp, bởi đề cao giá trị cá nhân, bởi tư duy duy lí và đầu óc thực tiễn nên người phương Tây thích ăn theo suất riêng, cơ cấu bữa ăn cũng nghiêng về đạm động vật, cách chế biến thức ăn cũng phù hợp với lối sống hiện đại của văn minh công nghiệp
Người Việt Nam lựa chọn như thế nào để tạo dựng nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực? - đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ
Có người cho rằng người Việt chỉ quan tâm đến ý nghĩa thực dụng của sự sinh tồn, chỉquan tâm đến cái ăn, đến nội dung mà quên mất văn hoá lối ăn, bỏ qua hình thức Trong thực
tế thì sự lựa chọn của người Việt thông minh và linh hoạt hơn nhiều
Một mặt người Việt rất coi trọng cái ăn: “Có thực mới vực được đạo”, “ Đói thì thèm thịt, thèm xôi - Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi bề”
Nhưng mặt khác người Việt lại tự cân bằng một cách hài hoà cho quan niệm trên bằngnhững lời giáo lí: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,
“Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”
->Cái ngon mà người Việt cảm nhận là ngon ở cái tình cái nghĩa, là ở thái độ ứng xử
có văn hoá trong cách ăn, chứ không phải cái ngon ở mâm cao cỗ đầy hay từ sơn hào hải vị, cao lương
Văn hóa ẩm thực Việt Nam chịu ảnh hưởng về phong tục, tập quán, thói quen, địa lý, điều kiện khí hậu và đặc biệt là quan niệm của con người Chạy dọc theo đất nước hình chữ S
từ Bắc đến Nam với 63 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em, Việt Nam được đánh giá là quốc gia
có nền văn hóa ẩm thực độc đáo, hoang dã nhưng lại vô cùng tinh tế không thua kém các nước trên thế giới
Người Việt Nam ta sống đồng thuận, hài hoà với tự nhiên Là một cộng đồng dân cưsống dựa vào phương thức sản xuất lúa nước là chủ yếu, người Việt tận dụng tối đa đặc điểmmôi trường tự nhiên để xây dựng đời sống văn hoá vật chất
Văn hoá cây trồng thấm sâu vào từng thành tố văn hoá vật chất để người Việt nâng cái
ăn, cái ở, cái mặc, cái phương tiện đi lại lên hàng văn hoá: văn hóa ẩm thực, văn hoá trangphục, văn hóa kiến trúc, văn hoá giao thông
->> Cái đời thường đã trở thành triết lí môi trường – triết lí sống thể hiện mối quan hệ giữavăn hoá với môi trường của người Việt Nam
* Cơ c Āu, mô hình
Xét về cơ cấu, mô hình bữa ăn hằng ngày của người Việt gồm ba thành tố cơ bản: cơm, rau,
cá Đây là sự kết hợp của ba sắc thái văn hóa: văn hóa đồng bằng, văn hoá núi và văn hoábiển Văn hóa đồng bằng ra đời sau nhưng lại định hình thành bản sắc văn hóa Việt bởi cơmkhông chỉ là thức ăn, cái ăn mà còn là bữa ăn của người Việt
- Phân loại các nhóm thực phẩm trong ẩm thực Viê kt
❖ Thực vâ kt: gạo-rau quả- gia vị
cơ cấu bữa ăn nghiêng về văn hoá cây trồng mà quan trọng nhất chính là sản phẩm của câylúa: hạt gạo
Việt Nam thuộc một đất nước công nghiệp, chính vì vậy mà tại đây được xem là mộttrong những đất nước sản xuất gạo lớn nhất trên thế giới ->>Đối với nét văn hoá ẩm thực
Trang 3Việt Nam từ xưa thì gạo chính là nguyên liệu chính không thể thiếu, được sử dụng trongnhững món ăn của người Việt.
Có hai loại: gạo nếp và gạo tẻ, nhưng người Việt không sử dụng gạo nếp trong bữa ănthường nhật Gạo nếp chỉ được sử dụng vào những dịp giỗ Tết để tạo nên sắc thái linh thiêngcho không gian tâm linh Hương thơm của lúa nếp đã trở thành biểu tượng của nền văn minhđất Việt: “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng – Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong – Màu dântộc sáng bừng trên giấy điệp”
Trong đời thường, người Việt dùng gạo tẻ, ngoài cơm, người Việt còn sử dụng củ mài
và các thứ sản phẩm được gọi là lương thực như sắn, khoai, ngô
Cơm đã không còn chỉ một thành tố trong bữa ăn mà chỉ chính bữa ăn của người Việt,người ta gọi đó là bữa cơm, nó có ý nghĩa mật thiết và sâu sắc tới mức người Việt coi “Cơm
tẻ mẹ ruột” Và khi người phụ nữ Việt Nam khiêm nhường tự nhận “Chàng ơi giận thiếp màchỉ – Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng” thì hạt gạo, hạt cơm không chỉ bao chứa một lớpnghĩa đơn thuần là văn hóa sinh hoạt vật chất
Cơm là sản phẩm từ gạo, cái hạt gạo đã làm nên vóc dáng và hình hài đất nước: “hạtgạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng, đất nước có từ ngày đó” Cái hạt gạo làm nênbát cơm là hạt ngọc của đất, là mồ hôi nước mắt của con người, là sự biến đổi kỳ diệu của laođộng làm nên phẩm chất và giá trị văn hóa: “bàn tay ta làm nên tất cả - có sức người sỏi đácũng thành cơm”
“Cơm không rau như đau không thuốc”
Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là rau, đây là thức ăn khôngthể thiếu, bởi không chỉ giúp con người no bụng mà còn tạo nên sự khỏe khoắn, lành mạnhRau sắng, măng đắng và nhất là rau muống những thứ cây trồng được sử dụng quen thuộc tớimức trong nỗi nhớ của người con xa quê chỉ còn hình ảnh: “Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớcanh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Văn hóa thực vật thể hiện rõ đặc trưng của mình trong cơ cấu bữa ăn của người Việtkhi cơm và rau đều là sản phẩm của cây trồng trên đất
Cách ăn rau của người Việt cũng thể hiện sự lựa chọn riêng, nhưng đa phần ngườiViệt rất thích ăn theo lối “canh tập tàng thì ngon”, ăn nhiều loại rau cùng một lúc
Cách chế biến của người Việt nghiêng về rau luộc hoặc nấu canh, phù hợp với khí hậunóng ẩm của Việt Nam Mỗi một loài rau gắn với một vùng quê, với một mùa vụ nhưng nhìnchung trong cái ăn của người Việt để duy trì sự sống không thể không có rau xanh
❖ Đô kng vâ kt: thuỷ hải sản-thịt
Văn hóa biển và sông nước có mặt trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Cá trong bữa
ăn của người Việt không hẳn là cá, mà là các sản phẩm từ văn hóa sông nước, văn hoá biển
Có thể đó là các nhuyễn thể, tôm, cua, mực, trai, hến, sò nhưng cơ bản là cá nhỏđánh bắt từ suối, ao, hồ Từ cá người Việt đã tạo nên một sản phẩm làm nên nét độc đáo trong
ẩm thực Việt Nam, đó chính là nước mắm Từ biển các diêm dân sẽ làm nên hạt muối mặn
mà để kết nối hai miền văn hóa núi cao và biển rộng thành sự hợp nhất hài hòa đầy triết lý:
“tay bưng chén muối đĩa gừng - gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
❖ Đồ uống: rượu, nước chè, nước vối
Nói đến ẩm thực là nói đến hai thành tố riêng biệt: ẩm là uống, thực mới là đồ ăn
Trang 4Đồ uống của Việt Nam khá phong phú: bắt đầu từ những thứ đơn giản như là nướcsuối, nước giếng, nước vối đến những thứ đồ uống cao cấp vốn xưa kia xa lạ với đời sống củangười Việt, nhưng ngày nay lại rất quen thuộc: cafe, cacao, sinh tố Người Việt biết uống trà,uống rượu từ ngày xưa Và cái thú uống trà, uống rượu của người Việt cũng lắm công phu,cũng thể hiện sự tinh tế trong quan niệm : “ Rượu ngon, bạn hiền nghìn chén thiếu – Ngườikhông tri kỷ nửa câu thừa”
Tuy nhiên nền sản xuất kinh tế tiểu nông với những tảo tần, lam lũ của người nôngdân đã khiến thú thưởng trà, ngắm trăng, làm thơ trở thành nghệ thuật tao nhã, thưởng thứccái đẹp của các nho sĩ, các tạo nhân mà không phổ biến sâu rộng trong đời sống bình dân.Cho nên uống trà, uống rượu nên chăng xem xét như nét riêng của phong tục – lối sống, màkhông xem là đối tượng của văn hoá ẩm thực
2 Văn hoá lối ăn ca ngưi Việt
2.1 Tính tổng hợp
+Tổng hợp nhiều ch Āt, nhiều vị: được tạo nên từ nhiều nguyên liệu bổ sung lẫn nhau để cho
ta những món ăn có đủ: Đạm - béo - bột - khoáng, mà còn tạo nên những hương vị độc đáonhư: Mặn - béo - chua - cay - ngọt lại có nhiều màu sắc bắt mắt
Dù là bình dân, đơn giản như xôi ngô, ốc nấu,… hay cầu kì như bánh chưng, nem ránhay - tất cả được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu Các món xào, nấu, ninh, tần, hấp, nộm của
ta bao giờ cũng có thịt, cá, rau, quả, củ, đậu, lạc rất ít khi chỉ có thịt không Từng ấy thứtổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta những món ăn có đủ mọi chất : chất đạm,chất béo, chất bột, chất khoáng, chất nước; nó không những có giá trị dinh dưỡng cao còn tạonên một hương vị vừa độc đáo ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị :mặn -béo
Trang 5-chua -cay -ngọt, lại vừa có cái đẹp hài hòa của đủ ngũ sắc: đen-đỏ-xanh-trắng-vàng.
Ví như nem rán có vỏ bọc là bánh đa làm từ gạo với nhân gồm thịt hoặc tôm, cua, vàrau độn là giá đỗ, su hào, đu đủ hoặc củ đậu thái nhỏ, cũng có thể là miến dong Một mónquà sáng bình dân như xôi ngô không chỉ chứa gạo nếp, ngô, đỗ, mà còn được rắc muối lạc,rưới nước mỡ trộn hành phi mỡ; ở miền Nam nó được rắc thêm đường, cùi dừa
+Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn.
Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món : cơm, canh, rau,dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn Bất
kì bát cơm nào, miếng cơm nào cũng đã là kết quả tổng hợp rồi : trong một miếng ăn đã cóthể có đủ cả cơm- canh-rau-thịt Điều này khác hẳn cách ăn lần lượt đưa ra từng món củangười phương Tây - ăn hết món này mới đưa ra món tiếp theo
+Tính tổng hợp trong nghệ thuật chế biến: là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: Rau này
với rau khác, rau với các loại gia vị, rau quả với cá tôm…
Việt Nam ảnh hưởng nhiều về văn hóa Trung Hoa, vì thế ảnh hưởng của ẩm thựcTrung Quốc đến Việt Nam là không còn xa lạ Theo đó, triết lý Phật giáo được thể hiện rõ néttrong ẩm thực Việt Nam qua ngũ hành
Ngũ hành trong âm dương được liên tưởng đến 5 hương vị cơ bản cay (kim), chua(mộc), mặn (thủy), ngọt (thổ) và đắng (hỏa) để tạo nên sự đặc sắc Và mỗi món ăn trong ẩmthực Việt Nam phải hòa quyện giữa các yếu tố đó ->> Chính vậy, đó là lý do vì sao hầu hết
Trang 6các món ăn Việt Nam đều có kết cấu tương phản nhau.
Với sự hòa quyện tinh tế của các loại rau thơm, rau tươi, thịt và cách sử dụng gia vị cóchọn lọc, món ăn Việt Nam không những không giống bất kỳ món ăn nào ở Đông Nam Á màcòn được coi là một trong những nền ẩm thực lành mạnh nhất trên thế giới
Sự cân bằng này có nghĩa là hầu hết các món ăn truyền thống của Việt Nam sử dụngnhiều loại thảo mộc và gia vị để mang lại hương vị khác biệt cho các thành phần chính củamón ăn
-> Ăn uống của người Việt Nam mang tính hài hòa âm dương: người Việt tuân thủ nghiêmngặt luật âm dương để chế biến thức ăn trong bữa ăn của mình Chẳng hạn, gừng (tínhdương) đi kèm với (tính âm) như bí đao, rau cải, cải bắp, Hay rau răm đi với trứng vịtlộn Như vậy, cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thiên về thực vật, ít mỡ, ngon miệng, bổdưỡng, hài hòa âm dương
2.2 Tính cộng đồng
Người Việt đặc biệt coi trọng tính cộng đồng trong văn hoá lối ăn mà biểu hiện trướctiên là ở quan niệm của người Việt về bữa ăn Bữa ăn có ý nghĩa thiêng liêng đối với ngườiViệt, nên người ta có ý thức rất rõ về việc tập hợp đầy đủ các thành viên, đợi chờ nhau chođến khi tất cả mọi người đều quây quần thì bữa ăn mới bắt đầu
+ Người Việt thích ăn chung: Bữa ăn là sự sum họp, vừa ăn vừa truyện trò trao đổi,chia sẻ cho nhau những tâm tư tình cảm Trong bữa ăn, con cháu sẽ có cơ hội bày tỏ lònghiếu thảo với ông bà cha mẹ, người lớn bày tỏ sự quan tâm với trẻ thơ bằng cách gắp chonhau những miếng ngon, chan chứa vị ngọt lành
Trang 7->Bữa ăn chứa đựng tình nghĩa: Tình nghĩa giữa những người đang sống với nhau,giữa những người đang sống với người đã khuất Khi đó, người sống vẫn mời cơm người đãkhuất cứ như một sự chia sẻ.
-> Trong bữa ăn mỗi người đều cố tạo dựng một không khí đầm ấm, người ta quantâm chăm sóc cho nhau từng miếng ăn, từng lời nói cử chỉ, người ta tránh nhất là sự tranh cãiđụng độ trong bữa ăn
+Tính cộng đồng chi phối cả cách tổ chức ba ăn, cả trong sự lựa chọn không gian ba ăn, trong văn hoá lối ăn.
Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì aicũng ăn và ai cũng chấm Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước đo sự ý tứ, sự dạy
dỗ, gia phong của con người trong việc ăn uống Bát nước chấm của người Việt là trung tâmđoàn kết, nó được đặt ở giữa mâm cơm tạo nên sắc màu và hương vị đậm đà trong bữa cơmgia đình Nhiều món ăn rất đơn giản thậm chí nhạt nhẽo lại trở thành hấp dẫn là nhờ ở bátnước chấm được pha chế khéo léo
Khi lấy cơm, nên lấy vừa phải “lưng bát”, bát cơm lấy xong phải gọn, đẹp không toetoét, không dính cơm vào miệng hay bên ngoài bát Nồi cơm sau khi xới cũng thể hiện sựtrách nhiệm với người sau: nồi cơm phải được đánh tơi, đánh bông cơm, lấy vào bát xongphải xới gọn lại không để cơm trong nồi vón thành mảng, thành cục, hơn thế nữa không bao
Trang 8giờ vét sạch nồi cơm khi người khác còn ăn.
Với bát nước chấm, thường được để giữa mâm hoặc gần món ăn dùng loại nước chấm
đó để mọi người chấm chung Khi chấm phải gọn, sạch, không rơi rớt và phải dùng bát ăn đểđón đỡ phía dưới, sau đó đặt nhẹ thức ăn vào bát của mình, tuyệt đối không gắp thức ăn,chấm thức ăn xong đưa thẳng vào miệng
+Tính cộng đồng thể hiện ở cách sắp xếp vị trí, chỗ ngồi cho các thành viên trong gia đình Một điều tưởng đơn giản nhưng lại thể hiện rất rõ sự cộng cảm, cộng đồng và lối
ứng xử tinh tế của người Việt
Các thành viên thường ngồi theo thứ bậc nhưng khi có khách thì lòng hiếu khách củangười Việt sẽ thể hiện rõ: chủ nhà và khách sẽ ngồi gần cửa sổ hoặc ngồi ở phòng khách, phụ
nữ và trẻ em ngồi mâm riêng Còn ngày thường thì vị trí chỗ ngồi không quy định rõ màmang tính dân chủ bình đẳng bởi mâm cơm của người Việt thường là mâm tròn, ngồi trênchiếu hoặc ngồi ở hiên nhà, tương thông với thiên nhiên thoáng đãng
Vào bữa người phụ nữ (người mẹ, người chị hay cô con dâu ) sẽ là người ngồi bêncạnh nồi để lấy cơm cho mọi người Trước khi ăn người Việt truyền thống đều đợi người lớn
ra ý cho phép và người dưới phải mời người trên xong tất cả mới cầm bát cơm lên.-> Đây không phải là thứ luật tục mang ý nghĩa coi thường phụ nữ mà là phẩm chất
hy sinh bao dung của người mẹ trong gia đình, lấy hạnh phúc của chồng của con làm thước
đo cho hạnh phúc chính mình
+Tính cộng đồng còn thể hiện trong việc chế biến các món ăn một cách tổng hợp.
Người Việt thường ít khi ăn một món đơn nhất mà thường ăn các món cùng nhau.Cách bài trí món ăn ra đĩa cũng phải ngon mắt rồi mới tới ngon miệng Các gia vị đi kèmmón ăn cũng làm nên nét độc đáo cho ẩm thực Việt Nam Hành tím, tỏi cần thiết với các mónthịt và rau xanh Khi dùng, sẽ thái hành ra từng lát mỏng, còn tỏi phải giã hoặc đập dập dùngtẩm ướp nguyên liệu trong giai đoạn sơ chế hoặc xào nấu Hành lá khiến món ăn dậy mùi.Riềng và sả giúp giò heo ngon, thịt hon bắt mắt, kích thích vị giác Các món từ đặc sản đếnbình dân, truyền thống hay hiện đại của người Việt không thể thiếu gia vị đi kèm Nghệ thuật
sử dụng gia vị còn tạo nét chấm phá ấn tượng trong văn hóa ẩm thực vùng miền
Trang 92.3 Tính biện chứng linh hoạt
+ Đặc sắc trong văn hoá ẩm thực ca ngưi Việt thể hiện rõ qua tính năng động, linh hoạt ca ngưi Việt khi sử dụng các nguyên liệu và các dụng cụ để chế biến, bày biện ba ăn.
Cơ cấu bữa ăn truyền thống là cơm rau cá, nhưng không phải lúc nào trong mâm cơmcũng bắt buộc có đủ 3 thành phần này
Cơm có thể được thay thế bằng ngô khoai sắn, rau có thể được thay thế bằng củ quả, cá cũng
có thể được thay thế bằng các sản phẩm khác Người ta có thể ăn cơm, có thể thay bữa cơmbằng cháo, bún, bánh, phở Trong lĩnh vực này, tài trí của người Việt Nam thể hiện rất linhhoạt
Trang 10Nói đến ẩm thực Việt Nam phải nhắc đến phở, bún, hủ tiếu Đây là những món ănđược chế biến từ gạo gắn bó lâu đời với người Việt Chỉ từ nguyên liệu cơ bản là gạo, ông bàxưa đã tạo ra nhiều loại sợi gạo với hình dáng, kích thước và mùi vị khác nhau với đặc trưngkhông thể nhầm lẫn Từng loại sợi gạo lại được người dân địa phương kết hợp với các loạithành phần, nước dùng và gia vị khác nhau, tạo nên những biến tấu thú vị của loại thực phẩmnày Mỗi miếng ăn ngon đều nhắc nhở con người phải biết học hỏi, khám phá và sáng tạo, bởikhông chỉ biết thưởng thức mà còn phải biết đánh giá đúng cái ngon cái lạ cái hấp dẫn củamón ăn, biết cách thức chế biến và ý nghĩa văn hoá trong nghệ thuật thưởng thức ấy.
+ Tính linh hoạt được thể hiện trong dụng cụ ăn, ngưi Việt Nam truyền thống chỉ dùng một thứ dụng cụ là đôi đũa - vừa được sử dụng để xào n Āu vừa gắp thức ăn.
Trong khi người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, thìa, dĩa, mỗi dụng cụ có mộtchức năng riêng Đôi đũa được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau: xào, nấu, Gắp, xé, trong bữa ăn
Văn học dân gian Việt Nam còn lưu lại nhiều câu khá thú vị về hình tượng đôi đũa phản ánhchiều sâu của triết lý nhân sinh Trong suy nghĩ, nói năng, hành xử thì cần phải rành mạch,thẳng thắn cho “ra đầu ra đũa”, “đến đầu đến đũa” Trong đối nhân xử thế, nhìn nhận sự việc,đánh giá con người không được hồ đồ “vơ đũa cả nắm”
-> Đôi đũa là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, nó không chỉ có mặt trong ẩm
Trang 11thực đời thường, nó có mặt trong đời sống tâm linh Khi người thân ra đi, bát cơm cúngkhông thể thiếu đôi đũa cắm thẳng để kết nối âm dương Trên bàn thờ Tổ tiên, đôi đũa cũng
có mặt như một sự thành kính, thành tâm của con cháu Sử dụng đôi đũa là cả một nghệ thuật,tinh tế và sâu sắc Chỉ nhìn cách một người sử dụng đôi đũa trong giao tiếp, người ta có thểđoán định được trình độ văn hóa của người ấy, không phải ở phương diện học thức mà lànhận thức và ứng xử
+Trong c Āu trúc ẩm thực Việt Nam tồn tại hai dạng thức, đó là ẩm thực cung đình vốn dành cho bậc vua chúa và ẩm thực bình dân dành cho ngưi lao động.
Ngày xưa, ẩm thực cung đình của các bâ kc Vua chúa Viê kt Nam đều hướng đến nhữngmón ăn hiếm hoi, khó kiếm được gọi là cao lương m‚ vị hay sơn hào hải vị: bào ngư, hảisâm, da tê, yến sào,
Mă kc dù, Cái tài của người Việt trong ẩm thực cung đình rất đáng được ghi nhận,nhưng ẩm thực cung đình không đại diện cho ẩm thực Việt Nam, mà tinh hoa của ẩm thựcViệt Nam được thể hiện chính là ở ẩm thực bình dân Chính ẩm thực bình dân mới có sự kếthợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa cao sang và bình dị, giữa sự cầu kì và giảnđơn Có những món ăn bình dân đã trở thành đặc sản của văn hoá vùng miền, được dâng lêncung vua phủ chúa cũng trở thành cao lương mĩ vị Và ngược lại ở chốn làng quê xưa, bữa ăncủa người Việt không phải lúc nào cũng thanh đạm Vào dịp giỗ Tết hay lễ hội, người Việtcũng tự thưởng cho mình những mâm cỗ vừa giàu giá trị dinh dưỡng, vừa thể hiện hết cái tàihoa, cái khéo léo trong cách chế biến và trình bày một bữa ăn
=>> Nhng chuẩn mực trong ẩm thực Việt
Trang 123 Vai trò của văn hóa ẩm thực truyền thống
Văn hóa ẩm thực truyền thống ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng và đóng góp tích cực vàocuộc sống của người dân Việt Nam từ nhiều khía cạnh khác nhau:
1 Đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất của người dân Việt Nam: Ẩm thực là nhu cầu thiết yếu của con người, vì vậy, đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất của người dân Việt Nam Những món ăn truyền thống như phở, bánh chưng, bánh tét, nem rán, bún chả, cơm tấm, món xôi, etc đều được xem là những thức ăn cơbản, đơn giản và phong phú, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho người dân
2 Giữ gìn và truyền lại giá trị văn hóa của đất nước: Ẩm thực Việt Nam là một phần không thể thiếu của văn hóa Việt Nam, góp phần giữ gìn và truyền lại giá trị văn hóa của đất nước đến các thế hệ sau Qua các món ăn truyền thống, ta có thể tìm hiểu được về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh của người Việt Nam
3 Tạo nên sự đa dạng và phong phú trong ẩm thực Việt Nam: Với nhiều dân tộc, miền đất khác nhau, ẩm thực Việt Nam đã tạo ra sự đa dạng và phong phú trong cách chế biến và cách sử dụng các nguyên liệu Những món ăn truyền thống được tạo ra từ các nguyên liệu tự nhiên như gạo, bắp, đậu, thịt, cá, rau củ, trái cây, etc được kết hợp mộtcách sáng tạo để tạo ra những món ăn đậm chất văn hóa Việt Nam
4 Góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam: Văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngành du lịch của đất nước Những món
ăn đặc trưng như phở, bún chả, bánh xèo, bánh mì, etc đã trở thành những đặc sản được khách du lịch yêu thích
KẾT LUẬN
II Văn hóa trang phục
1 Quan niệm về trang phục (Phạm Hiền)
Khái niệm: Trang phục là khái niệm chỉ các loại đồ mặc như áo quần, đồ đội như mũ
khăn nón, đồ đi như giày dép guốc, những trang phục phụ như khăn quàng, thắt lưng cùngvới các đồ trang sức
Chức năng: Nhằm bảo vệ thân thể con người và để làm đẹp cho con người Đặc điểm: Trang phục của từng dân tộc, từng quốc gia hình thành và phát triển gắn
bó với những đặc điểm lịch sử, đặc điểm kinh tế, địa lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôngiáo, mà dân tộc đó, quốc gia đó chịu sự chi phối
Quan niệm của con người về chức năng của trang phục:
- Ban đầu trang phục chỉ đơn thuần giúp con người ứng phó được với cái nóng, rét,mưa, gió Vì vậy quan niệm về mặc của Việt Nam trước hết là một quan niệm rất thiếtthực:
Trang 13Ăn lấy chắc, mặc lấy bền;
Cơm ba bát, áo ba mạnh, đói không xanh, rét không chết
- Giai đoạn tiếp đến, mặc không chỉ để ứng phó với môi trường mà còn có ý nghĩa xãhội quan trọng, vì vậy con người quan niệm trang phục đóng vai trò thẩm m‚ Được.
thực hiện với mục đích trang điểm, làm đẹp con người: Khắc phục những nhược điểm
Trong lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân Thanh, Quang Trung viết: Đánh cho để tóc
dài, đánh cho để răng đen, (tức khẳng định những nét văn hóa trang phục, chủ
quyền dân tộc, thể hiện niềm tự hào, cương quyết bảo vệ dân tộc)
Hình ảnh Áo dài hay những chiếc áo mang quốc kỳ Việt Nam trong các hội nghị quốc
tế, đàm phán ngoại giao, cuộc thi quốc tế luôn là niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi đấtnước ta đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế
Quan niệm về các loại hình trang phục:
● Trang phục truyền thống:
- Triều phục trong xã hội phong kiến trước đây:
Triều phục hoàng gia là trang phục Hoàng tộc mặc trong những dịp quan trọng hoặckhi thiết triều
+ Trang phục của vua có mũ miện, áo long cổn, xiêm, đai, hia, hốt… (thờiNguyễn)
Ý nghĩa của triều phục:
Trang phục này là nghệ thuật mặc, nghệ thuật may mặc, phong cách mặc mang đặc trưng nổibật của triều đại
● Giá trị lịch sử: Giá trị về niên đại, hoàng phục thể hiện sự hiếm có của di sản còn lạiqua thời gian, thể hiện sự tiêu biểu của hiện vật với một giai đoạn lịch sử, công trìnhhay không gian là chứng tích cho những sự kiện lịch sử
● Giá trị truyền thống: tri thức về bản sắc trên trang phục rất đáng để các thế hệ sau họctập
● Giá trị kế thừa, chuyển tiếp trong bối cảnh đương đại Giá trị này nếu nhìn về thờigian (coi là gốc) của di sản thì nó chưa hình thành, mà được hình thành dần cho đếnngày hôm nay
Thời xưa trang phục quan lại thường được phân loại theo cách cắt của cổ áo thành ba dạng:
đối lĩnh (tức giao lĩnh) vua, quan mặc trong các lễ tế.
trực lĩnh Lễ phục trực lĩnh trong cung thời nguyễn dành riêng cho các bà và gọi là áo
mệnh phụ
bàn lĩnh phổ thông nhất