Nhất là trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thành công và để lại những quan điểm sâu sắc, trong đó có quan điểm về dùng người, tức
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác-Lênin,được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộcgắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người Trong đó, vấn đề con người
là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộnội dung tư tưởng của Người Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được kháiniệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa làđộng lực của chính sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thểtrong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta Nhất là trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạngViệt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thành công và để lại những quan điểm sâusắc, trong đó có quan điểm về dùng người, tức là sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân tài.Những quan điểm đó luôn là ánh sáng dẫn đường, có ý nghĩa lý luận và thực tiễnđối với cách mạng Việt Nam Người đã nhìn thấy và nêu cao vai trò, tầm quantrọng của đội ngũ cán bộ, nhân tài trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do,lẫn trong xây dựng, phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Người từng chỉ rõ
“vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp” Từ chỗ khẳng định vai tròrất quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhân tài; Người đã giành nhiều tâm lực, trí lựcxây dựng đội ngũ này Trên cơ sở tạo nguồn rộng rãi, tuyển dụng công bằng, đàotạo căn bản, đánh giá chính xác đội ngũ cán bộ, nhân tài, Người chủ trương hướngtới sử dụng, trọng dụng và luôn tôn vinh tài năng, đức độ của họ
Dùng người đúng, biết dùng người sẽ có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực,phát huy đầy đủ tính năng động, tự giác của quần chúng; biết dùng người sẽ có ý
Trang 2nghĩa hiện thực to lớn, tạo nên những bước nhảy đột phá, tiến bộ lớn, việc dựa vàonhân tài và sử dụng hợp lý nhân tài có ý nghĩa rất to lớn về mặt chiến lược lâu dài.Hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý là nhân tố tiên phong, nòng cốttrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thời gian qua, đội ngũ cán bộ lãnhđạo - quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt Đa số cán
bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng Sau gần 30 năm đổi mới,toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã thu được những thành quả nhất định, trong đó có
sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên Đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản
lý được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, cótinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ vànhân dân ta đã lựa chọn, có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ,đưa sự nghiệp đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi Song song với những ưuđiểm nói trên, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, đội ngũ cán
bộ, đảng viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm cả về phẩm chất, năng lực và
uy tín Đại hội XI của Đảng đã nghiêm túc chỉ ra những hạn chế là: “Tình trạng suythoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn
xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với
sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp,nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự
ổn định, phát triển của đất nước” Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng đãkhẳng định vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, người lãnh đạoquản lý có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, trong thựchiện nhiệm vụ thiếu trách nhiệm, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, lạm dụngchức quyền, tham ô, thu lợi bất chính từ công quỹ… Đây là nguyên nhân chủ yếudẫn đến tình trạng giảm lòng tin trong nhân dân đối với Đảng Bên cạnh đó, chất
Trang 3lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcủa thời kỳ mới, cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản trịdoanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế Ơꀉ bô n phâ nn không nhỏ cán bô n - quản lý,
từ nhận thức đến năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng nhưbản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng Ơꀉ một
số địa phương, cơ quan, đơn vị, xuất hiện những bô n phâ nn cán bô n chỉ tâ np trung lợidụng vị trí lãnh đạo, lạm dụng của công để củng cố lợi ích nhóm Những hạn chế,khuyết điểm trên đây cần được nghiêm khắc nhìn nhận và khắc phục để lấy lại lòngtin của nhân dân vào Đảng Bởi vâ ny, vấn đề chỉnh đốn Đảng và xây dựng uy tínngười cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý là hết sức quan trọng,cấp thiết hiện nay
Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về uy tín người cán bộ là mộtbiện pháp quan trọng và có ý nghĩa thiết thực nhằm xây dựng uy tín người cán bộlãnh đạo - quản lý trong thời kỳ mới Phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi, đội ngũcán bộ, công chức giỏi mới có thể thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước Với
những lý do nêu trên, nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu làm tiểu luận là “Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng ngườicủa người lãnh đạo, để từ đó đề xuất một số nguyên tắc dùng người và lựa chọnngười của nhà lãnh đạo hiện nay
Trang 42.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đốivới việc dùng người của người lãnh đạo
- Đề xuất một số nguyên tắc dùng người và lựa chọn người của nhà lãnh đạo hiệnnay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạohiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vận dụng quan điểm, tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lãnh đạo
- Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê-nin:Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu;phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh,
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC DÙNG NGƯỜI CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO 1.1 Quan niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ về xung độtdân tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới Có những quốc gia liên bang
đã bị tan rã, trong các quốc gia đa dân tộc, xu hướng ly khai, đòi độc lập đang cóchiều hướng phát triển không giới hạn Bên cạnh đó, hàng trăm quốc gia tuy đã cóđộc lập về chính trị nhưng ngày càng phụ thuộc trầm trọng về kinh tế vào các nước
tư bản phát triển, tạo nên hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày mộtrộng ra
Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoáitrào, các thế lực hiếu chiến đã và đang điều chỉnh chiến lược, toan tính thực hiện ý
đồ thiết lập “thế giới một cực” Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng từ 1991 đến nay,thế giới đã diễn ra 4 cuộc chiến tranh nóng, tại Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999),Ấpganixtan (2002) và Irắc (2003).Từ sau ngày 11/9/2001 ở Mỹ, hoạt động khủng
bố và chống khủng bố trở thành vấn đề quốc tế lớn Các thế lực hiếu chiến đang lợidụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước,xâm hại nghiêm trọng chủ quyền quốc gia, bất chấp luật pháp quốc tế
Trong tình hình của thế giới, nhân loại đang nổi lên khát vọng chung: độc lậpdân tộc, dân chủ, hoà bình, nhân đạo, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển Thế giớiđang kêu gọi một tinh thần khoan dung, nhân ái, chấp nhận đối thoại về giá trị, giảiquyết mọi tranh chấp bằng thương lượng, chung sức xây dựng một thế gới hoàbình Chính những khát vọng đó, nhân loại đang nhắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh,
Trang 6vì tìm thấy trong đó những giải pháp có tầm thời đại, giúp loài người đi đến một thếgiới tốt đẹp hơn.
Hồ Chí Minh là biểu tượng cao cả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nướcnồng nàn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập tự do cho dân tộc mình đồngthời độc lập tự do cho tất cả các dân tộc khác Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức tầmquan trọng của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ trương ViệtNam phải mở cửa đi ra thế giới, thu hút tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu có trítuệ cho dân tộc mình Người đã đi qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên gần
30 nước, có vinh dự là người Việt Nam đầu tiên đặt cơ sở cho tình hữu nghị vớinhiều nước trên thế giới, Người là sứ giả của hoà bình và hữu nghị giữa các dântộc Hồ Chí Minh là biểu tượng, là tinh hoa của tinh thần khoan dung, nhân ái ViệtNam Khoan dung, nhân ái đối với con người, cái nhìn rộng lượng với những giá trịkhác biệt với mình, không áp đặt ý kiến của mình cho người khác, xa lạ với mọithái độ cuồng tín, giáo điều Đối với các tôn giáo, Người tôn trọng đức tin củangười có đạo, hướng tôn giáo vào mục tiêu giải phóng dân tộc, mưu cầu hạnh phúc,
ấm no cho nhân dân Vì vậy, khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh đã được coi là biểutượng của văn hoá hoà bình ở thời đại ngày nay
Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về đối thoại, hợp tác để cùng phát triển.Người luôn theo đuổi chính sách ngoại giao hoà bình, chủ trương giải quyết mọimâu thuẫn, xung đột bằng đàm phán, thương lượng Nhiều nhà báo phương Tây đãtừng nhận xét: Cụ Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận tiệc tùng và luôn biết giảiquyết mọi vấn đề với nụ cười trên môi” Vì những giá trị nói trên, các nhà văn, nhàbáo, nhà chính khách nước ngoài ngày càng nhắc nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh Tiến sĩ M Átmét, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á- Thái Bình Dương,
đã phát biểu trong dịp kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh:
“Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là ngườigiải phóng cho Tổ quốc và nhân
Trang 7dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại, đã mang lại một viễn cảnh và hyvọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bấtcông, bất bình đẳng khỏi thế gới này.” Hêrôminô Caêra, nhà báo Vênexuêla viết:
“Hồ Chí Minh là một đỉnh cao thật sự của toàn thể nhân loại về mặt đạo đức.Người là một tấm gương tuyệt vời, tất cả những lãnh tụ và anh hùng cách mạngkhông một ai có thể vượt qua Người về mặt này Ngày nay, trong lúc uy tín cánhân của khá nhiều lãnh tụ macxít nổi tiếng đang bị bôi nhọ, trái lại, hình ảnh HồChí Minh lại càng nổi bật trước con mắt thế giới hơn bao giờ hết”
Sự thừa nhận rộng rãi của bạn bè từ các châu lục đã khẳng định một cáchkhách quan giá trị, tác dụng, hình ảnh của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giớichắc chắn sẽ còn lan toả trong thế kỷ XXI
1.2 Những tư tưởng sáng tạo lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, tìm được con đường cứu nước đúng đắncho dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh có một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm từ trongnước ra thế giới, hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận, qua các ngả đường cứunước khác nhau để đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.Người khẳng định, chỉ có chủnghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người và vì mọi người, niềmvui, hòa bình, hạnh phúc Hồ Chí Minh là nhà yêu nước đầu tiên trở thành ngườicộng sản chân chính, người dân thuộc địa trở thành một trong những người sánglập Đảng Cộng sản chính quốc Người có công đầu đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị những nhân tố chính trị, tư tưởng, tổ chức cho thắnglợi của cách mạng Việt Nam Đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Công lao vĩ đại đầutiên của Hồ Chủ tịch là đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong tràocông nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đãtrải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin Đó là con đường giải
Trang 8Mác-phóng duy nhất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động
và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”
Hồ Chí Minh là người dân thuộc địa và là người cộng sản đầu tiên có cốnghiến to lớn về nghiên cứu chủ nghĩa thực dân Hồ Chí Minh là người viết nhiềunhất lên án bản chất, tội ác của chủ nghĩa thực dân Người đập tan huyền thoại
“khai hóa văn minh” của thực dân Pháp, đồng thời kiên quyết đấu tranh phê phánnhững người cộng sản chính quốc coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đếncách mạng thuộc địa Thế giới ghi nhận cống hiến của Hồ Chí Minh: “Sự phân tích
về chủ nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lúc đó vượt hẳn tất cả những
gì mà những nhà lý luận mácxít đề cập đến” Nhà sử học người Pháp CharlesFourniau cho rằng: “Nguyễn Ái Quốc đã có đóng góp quan trọng vào việc hìnhthành truyền thống chống chủ nghĩa thực dân - một truyền thống làm vẻ vang choĐảng Cộng sản Pháp” và kết luận: “Vậy thì hẳn rằng: Nguyễn Ái Quốc phải đượccoi là một trong những người thầy của Đảng Cộng sản Pháp về những vấn đề thuộcđịa”
Sáng tạo về cách mạng thuộc địa: Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ
ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và tác động trở lại thúc đẩycách mạng chính quốc Giai đoạn Mác-Ăngghen, vấn đề thuộc địa hầu như chưađược đặt ra Đến Lênin khi viết đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa vẫn đặtcách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc Hồ Chí Minhnhận thức sâu sắc vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa
đế quốc Người đánh giá tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất tolớn Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đứng lên, đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta, giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc, không ỷ lại chờ đợicách mạng chính quốc
Luận điểm sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam: từ cách mạng giải
Trang 9phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hộikhông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Hồ Chí Minh đi từ tư tưởng giảiphóng dân tộc đến phát triển đất nước Người chỉ rõ ba giai đoạn xen kẽ vào nhau
và liên tục, không ngừng phát triển Khi hoàn thành cách mạng dân tộc, xây dựngchế độ dân chủ nhân dân, thì hòa bình phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩakhông qua một cuộc đảo lộn về chính trị giành chính quyền như cách mạng Nga vàcách mạng vô sản ở các nước tư bản phát triển Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn,sáng tạo, thành công mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội Theo Người, chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng đượcgiai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đềcho giải phóng giai cấp Tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước là một động lựclớn
Cùng một lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng ở hai miền Bắc, Nam vànêu cao tư tưởng thống nhất đất nước Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết thànhcông trong điều kiện một nước, một Đảng cùng một lúc thực hiện hai chiến lượccách mạng, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóngmiền Nam thống nhất nước nhà Theo Giáo sư Singôsibata: “Một trong những cốnghiến quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam là đã đề ra
lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhândân Theo tôi được biết, Đảng Lao động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảngmácxít trên thế giới áp dụng lý luận này” Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Sông có thể cạn, núi có thể mòn, songchân lý đó không bao giờ thay đổi Cả cuộc đời Người quan tâm đến sự nghiệpthống nhất nước nhà
Những luận điểm sáng tạo về tổ chức lực lượng cách mạng phù hợp với đặc
Trang 10điểm cụ thể của Việt Nam Về tổ chức lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiềuluận điểm sáng tạo, đó là: Những luận điểm về Đảng Cộng sản ở một nước nôngnghiệp lạc hậu và những luận điểm về Đảng cầm quyền; những luận điểm về chiếnlược đại đoàn kết toàn dân tộc và chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất quántrong cả cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa; những luậnđiểm về nhà nước và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản; về nhà nước pháp quyền, quản lý bằng “pháp trị” đi đôi với
“đức trị”, giáo dục nghĩa vụ và trách nhiệm công dân; những luận điểm về xâydựng lực lượng vũ trang nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; Những luận điểm sáng tạo về bạo lực cách mạng và hình thức đấu tranh cáchmạng; về sự thống nhất giữa tư tưởng bạo lực và lòng nhân ái, tinh thần nhân văn.Quan điểm của Hồ Chí Minh về động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựnglực lượng vũ trang nhân dân là một cống hiến lớn trong lĩnh vực quân sự Người đểlại một di sản lớn về khởi nghĩa và chiến tranh toàn dân; về xây dựng căn cứ địacách mạng; về tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân văn, hòabình
Những luận điểm sáng tạo về con người, đạo đức, văn hóa: Thương yêu, tôntrọng, tin tưởng con người, bồi dưỡng và phát triển mọi tài năng của con người Đó
là một chủ nghĩa nhân văn hiện thực cao cả.Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đạođức và chống suy thoái về đạo đức; coi thắng lợi của chủ nghĩa xã hội phải gắn liềnvới thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân Đạo đức Hồ Chí Minh làđạo đức hành động, chú trọng sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, hi sinh,vượt qua chủ nghĩa cá nhân, không dính líu với vòng danh lợi, suốt đời vì dân, gầndân, trọng dân, tin dân, thương dân, tận trung, tận hiếu với nước, với dân, cho dântộc và nhân loại Người đặc biệt coi trọng, đề cao vai trò, sứ mệnh của văn hóa, coivăn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng Văn hóa soi đường cho
Trang 11quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Văn hóa sửađổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.
Bổ sung, phát triển phương pháp luận Mác-Lênin, hình thành nên nhữngquan điểm có tính phương pháp luận, với những nét đặc sắc riêng biệt Hồ ChíMinh để lại một hệ thống quan điểm có tính phương pháp luận Đó là quan điểmthực tiễn, thống nhất giữa tư tưởng với hoạt động thực tiễn, thực hành lý luận Triếthọc Hồ Chí Minh là triết học hành động - thực tiễn - nhân sinh, lấy mục tiêu “Độclập - Tự do - Hạnh phúc” làm chuẩn mực hành vi Người giải quyết hài hòa các mốiquan hệ; quan tâm tới con người, quần chúng nhân dân, cán bộ Cùng với luậnđiểm “dĩ bất biến ứng vạn biến” là quan điểm toàn diện, trọng điểm, hệ thống, thiếtthực Phát triển, đổi mới, hội nhập, hướng tới cái mới và tương lai Nắm diễn biếncủa lịch sử, của thời đại, thời, thế và lực Tóm lại, “Hồ Chí Minh thủy chung là nhàmácxít vĩ đại, vĩ đại ở sự trung thành theo nghĩa đầy đủ và cao nhất của từ đó,nghĩa là bao hàm phát triển sáng tạo; trung thành không phải trên từng câu, chữ màtrung thành với thực chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, trêntinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến” Thật không đúng nếu chú tâm đi tìm sự khácbiệt, sự đối lập nào đó giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin Là kếtquả lịch sử và lôgíc từ sự kết hợp tự nhiên truyền thống yêu nước với chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam và các nước thuộc địa của chủ nghĩa đếquốc”
1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Hồ Chí Minh quan niệm con người không bao giờ là phương tiện của cácnhà chính trị mà ngược lại nhà chính trị, đảng chính trị… phải nhất quán trongnhận thức và hành động rằng: nhân dân là chủ sở hữu của quyền lực chính trị, con
Trang 12người vừa là mục đích, vừa là động lực, là lực lượng, là sức mạnh của sự nghiệpchính trị
Hồ Chí Minh cho rằng nhiều khi đường lối chính sách đúng nhưng “hoặclàm chưa được, hoặc làm nửa chừng rồi lại nguội… vì chúng ta quên một lẽ rấtgiản đơn dễ hiểu: tức vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gầnđến xa, đều thế cả” Công việc nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải cóđội ngũ cán bộ, công chức tốt để thi hành công vụ Hồ Chí Minh khẳng định “Cócán bộ tốt việc gì cũng xong Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốthoặc kém Đó là một chân lý nhất định”
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Vì sao như vậy? Vì công việc nhànước được thể hiện ở các văn bản do Nhà nước ban hành như: Hiến pháp, các bộLuật, các Luật, các Pháp lệnh… tất cả các văn bản ấy đều do tập thể hoặc cá nhânquyết định Những cán bộ công chức có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc địnhđoạt mọi công việc của quốc gia Đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi có vai trò quyết địnhđối với toàn bộ hoạt động của đất nước, nó là xuất phát điểm của sự thành bại,hưng vong… Từ trước đến nay có không ít quyết sách chính trị và các quyết địnhhành chính tuy rằng đúng đắn nhưng thực hiện kém hiệu qủa bởi vì thiếu cán bộkiểu mẫu về quản lý, điều hành, thiếu người thực hiện và kiểm tra Muốn cho côngviệc được tiến hành thuận lợi, muốn biết các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định đãđược thi hành như thế nào thì một trong những yêu cầu của lãnh đạo là kiểm tra.Không kiểm tra coi như không lãnh đạo và quản lý, công tác kiểm tra đòi hỏi phải
có người kiểm tra Những người đó phải là những người có đạo đức tốt, phải biếtviệc và hiểu nghĩa Do đó mà lãnh đạo biết sữa chữa sai lầm, uốn nắn công việc,biết chọn người và thay người Tóm lại, xuất phát từ quan điểm “vô luận việc gì,đều do người làm ra”, cùng nhiều luận điểm đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đểlại cho đời sau một hệ thống các tư tưởng chiến lược về công tác cán bộ Đó là
Trang 13phép dùng người của Hồ Chí Minh Động cơ dùng người của Hồ Chí Minh cho tacảm nhận tư tưởng của cha ông từ mấy ngàn năm trước Xưa “các vua Hùng đã cócông dựng nước” thì nay “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Xưa “TrầnHưng Đạo, tướng sĩ một lòng phụ tử” thì nay “Bác cùng chúng cháu hành quân”.Những lời kêu gọi toàn dân chống thực dân Pháp, rồi đánh đuổi đế quốc Mỹ xâmlược của Hồ Chí Minh như hiện hữu Một chân lý của muôn đời đó là, nhân nàoquả ấy, dùng người vì chính lợi ích của mọi người thì đó chính là bí quyết của sựthành công Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Việt Nam nghe tôi, tin tôi, vì suốtđời tôi đã tranh đấu chống chế độ thực dân, tranh quyền độc lập cho nước nhà”.
Trang 14CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC DÙNG NGƯỜI VÀ LỰA CHỌN NGƯỜI
CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆN NAY 2.1 Nguyên tắc dùng người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh của người lãnh đạo hiện nay
2.1.1 Biết dùng người là trức trách của người lãnh đạo
“Tri nhân thiện nhiệm”, ý nói người lãnh đạo hiểu cán bộ một cách khoa học,sắp xếp, sử dụng cán bộ một cách hợp lý Tri nhân (biết người) và thiện nhiệm (giỏigiao việc, biết dùng người) quan hệ chặt chẽ với nhau, biết người là tiền đề củadùng người đúng, dùng người đúng là mục đích trực tiếp của biết người, hiểungười Tất cả mọi sự cạnh tranh hiện nay, suy đến cùng là cạnh tranh nhân tài Xãhội hiện đại, bất kể là trên lĩnh vực nào đi chăng nữa… đều đang diễn ra sự cạnhtranh quyết liệt Thắng bại của cạnh tranh quyết định ở cạnh tranh nhân tài Trongcạnh tranh phải dựa vào nhân tài, đồng thời thông qua cạnh tranh sẽ xuất hiện nhântài Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hiểu người và biết dùng người càng có ýnghĩa, tác dụng to lớn vì:
- Dùng người đúng, đó là yêu cầu của việc thực hiện đường lối chính trị củaĐảng
- Biết dùng người sẽ có lợi cho việc khơi dậy tính tích cực, phát huy đầy đủtính năng động, tự giác của quần chúng
- Biết dùng người sẽ có ý nghĩa hiện thực to lớn, tạo nên những bước nhảyđột phá, tiến bộ lớn, chấn hưng đất nước
- Lãnh đạo biết dùng người có ý nghĩa chiến lược lâu dài
Trang 152.1.2 Người lãnh đạo phải giỏi nhìn nhận, phân loại cán bộ:
Trước hết, người lãnh đạo phải nhìn nhận, phân loại cán bộ một cách khoahọc; việc nhìn nhận, phân loại chính xác cán bộ là không hề dễ dàng, đồng thờinhận thức đối với con người thường là một quá trình liên tục với thời gian dài Do
đó, để nhìn nhận, phân loại cán bộ chính xác, người lãnh đạo phải nắm chắc một sốquan điểm và phương pháp cơ bản sau:
- Phải dựa vào quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, phải phân tích conngười một cách toàn diện, trong điều kiện lịch sử nhất định
- Đứng vững trên quan điểm duy vật biện chứng, xem xét con người trong sựphát triển, biến hoá
- Đứng vững trên quan điểm thực tiễn, thông qua thực tiễn để biết người
- Nhìn nhận, phân loại cán bộ phải theo đường lối quần chúng, phải loại bỏmọi thiên kiến, những quan niệm bảo thủ; phải chống khuynh hướng sai lầm là chỉdùng người thân, dùng kẻ biết thuần phục, phải hết sức chú trọng phẩm chất, nănglực; hoặc phải chống lại tình trạng một số cán bộ lãnh đạo không muốn dùng nhữngngười có trình độ hơn mình Tóm lại, người lãnh đạo có thể nhận biết, phân loạicán bộ một cách chính xác hay không phụ thuộc vào trình độ và tầm tư tưởng củangười lãnh đạo
2.1.3 Muốn dùng được người thì phải hiểu mình và hiểu người, có thủpháp đúng đắn:
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ một số căn bệnh cơ bản làm cho người cán bộ không
tự biết mình được, đó là: bệnh cậy thế và kiêu ngạo, bệnh ưa người ta phỉnh nịnhmình, bệnh “tư túng” kéo bè kéo cánh, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, giáođiều… Người cán bộ lãnh đạo, quản lý mắc phải những bệnh này không hiểu được
Trang 16chính cái mạnh, cái yếu của mình, do vậy không thể hiểu được người khác Trên cơ
sở tự hiểu mình, cần phải có phương pháp xem xét để hiểu cán bộ một cách thấuđáo, không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn
bộ công việc của cán bộ Hồ Chí Minh căn dặn phải nhìn nhận người cán bộ vớicon mắt động, phát triển, không nên định kiến; xem xét cán bộ không chỉ xemngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ, không chỉ xem một việc, một lúc màphải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ Có hiểu kỹ cán bộ mới thấy chỗtốt, chỗ xấu của họ để biết “khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”;tránh nảy sinh tình trạng “ô dù”, “che chắn”, “phe cánh”, “trù dập” Theo Hồ ChíMinh, muốn dùng cán bộ đúng thì người cán bộ lãnh đạo cần:
Một là, “mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cáchchí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi”
Hai là, “phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mìnhkhông ưa”
Ba là, “phải có tinh thần chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồngchí còn kém, giúp cho họ tiến bộ”
Bốn là, “phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộtốt”
Năm là, “phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũimình”
Khéo dùng cán bộ xuất phát từ việc tập hợp được sức lực và tài năng của mọingười vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung Nếu dùng cán bộ mà để họ “hoangmang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc công tác không hợp, chắc không thành công
Trang 17được Vì vậy, muốn được cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làmviệc, vui thú làm việc”.
2.1.4 Đổi mới phương pháp lãnh đạo để dùng người:
Vì việc mà dùng người Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luônbiến đổi, phát triển; do đó, phải không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo đểdùng người Hồ Chí Minh đã đưa ra bốn hướng tiếp cận về đổi mới phương pháplãnh đạo như sau:
Một là, phải khiêm tốn học hỏi quần chúng không chỉ còn là nội hàm củaphạm trù đạo đức mà phải xác định như là điều kiện cần và đủ của lãnh đạo Lãnhđạo quần chúng đương nhiên là trách nhiệm của người lãnh đạo, nhưng để lãnh đạođược thì phải học hỏi quần chúng, điều đó có nghĩa là “người lãnh đạo không nênkiêu ngạo mà hiểu thấu” Điều đó cũng có nghĩa là “một giây, một phút không thểgiảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng, “phải biết lắng nghe ý kiến của nhữngngười quan trọng”, học hỏi quần chúng, đề cao dân chủ, đưa chính trị vào giữa dângian hợp thành một hệ thống giá trị văn hoá chính trị”
Hai là, nhân dân là người thi hành quyết định của lãnh đạo, do đó nhân dânphải là người tham gia vào quá trình ra quyết định Đây là hướng tiếp cận đạt đếndân chủ trực tiếp, nó vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa thể hiện trách nhiệm caotrước quyền lực mà người lãnh đạo được nhân dân uỷ thác và sd quyền lực đó
Ba là, kiểm soát là điều bắt buộc của lãnh đạo, nó như là tiêu chí xác địnhlãnh đạo và có biết lãnh đạo hay không “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàngiấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không; muốn biết ai ra sức làm, ailàm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”