1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập hết môn môn xã hội học đại cương

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tình trạng thất nghiệp sẽ gây ra những tiêu cực không nhỏ đến xã hội và dẫn đến những hậu quả đối với nền kinh tế của quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.Ở Việt Nam tron

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP HẾT MÔN MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP HẾT MÔN MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên thực hiện:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tập này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu để thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm kiếm thông tin Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, cô giáo, các thầy cô trong Khoa Xã hội học và Phát triển, đặc biệt là cô giáo đã giảng dạy tận tình, chi tiết và tâm huyết trong từng giờ lên lớp dù đôi khi sức khỏe của cô không tốt, để em có đủ kiến thức và vận dụng trong bài tập này Cô luôn cố gắng dạy cho chúng em hiểu bài dù môn học này là một môn khá trừu tượng và khó hiểu.

Môn Xã hội học đại cương là một khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát triển của các mối quan hệ giữa con người xã hội Từ đó em có thể rút ra được những kinh nghiệm, bài học bổ ích và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn và công việc sau này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài tập lớn cũng như những thiếu sót về kiến thức nên bài của em vẫn còn những hạn chế Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ phía các thầy cô để bài tập của em được hoàn thiện hơn Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong sự nghiệp trồng người.

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Nhập môn Xã hội học, Đồng chủ biên PGS.TS Vũ Hào Quang, TS Lưu Hồng Minh, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội - năm 2015.

2 Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016 - 2020:

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-nam-2021-va-chi-so-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-2016-2020/ 3 Thất nghiệp ở Việt Nam - Vài nét thực trạng - Tạp chí Con số Sự

kiện - Xuất bản ngày 22/07/2020.

4 Nguyên nhân của thất nghiệp ở Việt Nam - Dân Kinh tế 5 Dịch chuyển lao động nông nghiệp ở Việt Nam: Một số hàm ý

chính sách - Tạp chí Mặt trận - Xuất bản ngày 19/06/2021 6 Thực trạng và giải pháp giảm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay -

Tạp chí Công Thương - Xuất bản ngày 29/03/2016.

7 Thất nghiệp: Thực trạng và những hệ lụy - Tác giả Thanh Thúy- Tạp chí Cộng sản - Xuất bản ngày 07/12/2011.

8 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Giáo trình Dân số và Phát triển - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Trang 5

Nguyên nhân, động cơ xã hội học dẫn tới tình trạng thất nghiệp 06

Đặc trưng, xu hướng và hệ lụy của tình trạng thất nghiệp 09

Đặc trưng, xu hướng của tình trạng thất nghiệp 09

Hệ lụy và những ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp đến xã hội 10

Kiến nghị, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp 11

KẾT LUẬN 14

Trang 6

MỞ ĐẦU

Từ khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần xã hội chủ nghĩa, tự do hoạch động và tự do hoạch toán, nền kinh tế nước ta đã có nhiều sự chuyển biến Sự thay đổi đó đã mang lại nhiều thay đổi tích cực và thành tựu cho nền kinh tế và xã hội Tuy nhiên không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực mà kinh tế thị trường mang lại, một trong số đó phải kể đến tình trạng thất nghiệp Dù đã được xã hội đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều hướng giải quyết nhưng thực trạng này vẫn không có dấu hiệu giảm sút mà ngày càng gia tăng.

Thất nghiệp được hiểu là tình trạng một người ở độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc Tình trạng thất nghiệp sẽ gây ra những tiêu cực không nhỏ đến xã hội và dẫn đến những hậu quả đối với nền kinh tế của quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng giảm dần nhưng số lượng người thất nghiệp lại vẫn còn cao Vì vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm và ưu tiên giải quyết hàng đầu.

Trong bài tập này, em sẽ lựa chọn phân tích vấn đề thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp kinh tế, quản lý và giáo dục - đào tạo nhằm giải quyết tình trạng trên

Trang 7

NỘI DUNG

Theo quan điểm của E Durkheim, xã hội học là một bộ môn khoa họcnghiên cứu “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nói chung.“Mặt” xã hội hiện diện ở tất cả các lĩnh vực Cũng tương tự như vậy

“mặt” xã hội của thực trạng thất nghiệp được thể hiện qua 4 khía cạnh Cụ thể như sau:

1 Biểu hiện của tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam trong năm 2020 và 2021

Đổi mới kinh tế và chính trị trong vòng 30 năm qua đã thúc đẩy nền kinh tế và nhanh chóng đưa Việt Nam từ một nước nghèo đến một nước có thu nhập ở mức trung bình, và mục tiêu đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2025 mặc dù vậy, hệ thống bảo hiểm và hệ thống an sinh xã hội lại chưa được hoàn thiện Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp hơn so với các nước đang phát triển Tình trạng thất nghiệp cũng có sự khác biệt giữa các giới tính, khu vực, ngành nghề,

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, các quý năm2020 và 2021 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trang 8

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,09%, giảm 0,45 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2021 là 8,78%, giảm 0,11 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,84 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%, cao hơn 6,52 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

2 Nguyên nhân, động cơ xã hội học dẫn tới tình trạng thất nghiệp

Thất nghiệp là một vấn đề xã hội đang được rất nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này phải kể đến như:

- Việt Nam là một nước với quy mô dân số trẻ, vì vậy hàng năm lực lượng lao động ngày càng gia tăng nhanh chóng, quy mô ngày càng lớn với hơn một triệu việc làm mới mỗi năm Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, người lao động dưới 24 tuổi chiếm phần lớn tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ người tìm việc làm lần đầu bị thất nghiệp, đa số là phụ nữ và lao động trẻ đã tăng lên trong vòng 1 thập kỷ qua.

- Việc chuyển hóa nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đã làm suy giảm số lượng người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, công ty quốc doanh Trong vòng 5 năm tới, dự kiến hơn 500.000 lao động sẽ mất việc làm trong thành phần kinh tế này Thêm vào đó, việc mở cửa tự do hóa

Trang 9

nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và khuyến khích việc ký hợp đồng lao động Những điều này đã tạo ra một thị trường lao động năng động, tích cực hơn, giảm thiểu các chi phí về lao động, nâng cao năng suất nhưng cũng là cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định lao động Do đó đã dẫn tới mất sự đảm bảo về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm về việc làm và điều kiện lao động.

- Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học tại khu vực kinh tế quốc doanh cũng ngày càng hạn chế Bởi việc giảm quy mô khu vực lao động dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh Trong thập kỷ trước, nhu cầu tuyển dụng việc làm của nhà nước rất cao Cụ thể như: biên chế các cơ quan của Đảng ở Trung ương tăng 2,23%; biên chế của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương tăng 3,87%; biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương tăng 2,66%; biên chế các cơ quan của Quốc hội tăng 48,58%; biên chế Văn phòng Chủ tịch nước tăng 15%; biên chế của các cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương tăng 14,79% (trong đó, công chức tăng 15,11%, viên chức tăng 14,74%); biên chế ngành Tòa án tăng 32,1%; biên chế ngành Kiểm sát tăng 22,87%; biên chế trong Kiểm toán nhà nước tăng 63,15% Tuy nhiên trong những năm gần đây, với chính sách tinh giảm biên chế, rất nhiều lao động đã bị mất việc Ví dụ như tính đến hết năm 2021, biên chế công chức giảm 10,01%; biên chế sự nghiệp giảm 11,67%; cán bộ, công chức cấp xã giảm 8,94%; số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giảm 49,25% so với năm 2015.

- Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng với khoảng 2.200.000 sinh viên đang theo học Con số này lớn hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển Nhiều trường chạy theo số lượng, mở ra các ngành học hot thu hút sinh viên để tăng nguồn tài chính,

Trang 10

nhưng lại xem nhẹ chất lượng giảng dạy khiến sinh viên ra trường chưa đáp ứng được các kỹ năng cần thiết và thực tế cho công việc Từ đó dẫn tới tình trạng hàng chục ngàn sinh viên thất nghiệp hàng năm bởi sự chênh lệch giữa cung - cầu trong thị trường lao động.

- Phần lớn lực lượng lao động của Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, nông, ngư nghiệp ở nước ta liên tục giảm giảm từ 53.9% năm 2009 xuống còn 35.3% năm 2019 Dù năm 2019, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn khu vực nông, lâm, ngư nghiệp nhưng cũng chỉ là lần đầu tiên và số lượng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất cao.

- Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như một vấn đề chính khi nhiều người lao động chuyển tới các vùng đô thị để tìm việc làm Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.122.548 người so với 26.515.900 người vào năm 2010, tương đương tăng 3.8% tổng dân số Do đó dẫn tới tình trạng tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị tăng cao.

- Thách thức lớn nhất hiện nay đối với lao động Việt Nam phải kể đến tình trạng chất lượng lao động còn thấp Theo nghiên cứu và đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn có khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực và các nước phát triển Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề còn chưa cao, cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ đào tạo còn bất cập, dẫn đến thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, gây lãng phí nguồn nhân lực.

- Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, nếu tận dúng tốt cơ hội này sẽ đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu tư vào xã hội Để phát huy được điều đó, Quyết định số 579/QĐ -

TTg, ngày 19-4-2011, của Thủ tướng Chính phủ, về “Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020” thì đến năm 2020

Trang 11

Việt Nam sẽ có khoảng 70% lao động được qua đào tạo Tuy nhiên trên thực tế, chỉ 24.1% lao động được qua đào tạo có bằng và chứng chỉ sơ cấp trở lên là con số được Tổng cục Thống kê khảo sát vào cuối năm 2020 Lực lượng lao động còn thiếu kỹ năng và kiến thức để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy những năm gần đây chất lượng lao động đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại Hầu hết lao động phải trải qua đào tạo lại, thậm chí nhiều lao động phải làm việc trái ngành nghề do đào tạo không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Tính chuyên nghiệp và kỷ luật của lao động Việt Nam cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, thậm chí được tập huấn rồi thì ý thức tuân thủ các quy định, quy trình công nghiệp hiện đại của lao động còn thấp Phần lớn người lao động xuất thân từ nông thôn, vì thế họ mang nặng tác phong của một nền sản xuất tiểu nông, làm việc không theo quy trình, quy chuẩn

- Nhận thức về biến động của thị trường lao động còn chưa đầy đủ, quản lý thị trường lao động kém hiệu quả, dự báo cung - cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới tình trạng thiếu việc làm và di dân thời vụ ở nông thôn ra thành thị ngày càng có xu hướng tăng, dẫn tới tình trạng đô thị hóa tăng nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển kịp, gây nên sức ép về phúc lợi, dịch vụ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, nước sạch, vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng,

3 Đặc trưng, xu hướng và hệ lụy của tình trạng thất nghiệpa Đặc trưng, xu hướng của tình trạng thất nghiệp

Mặc dù nước ta có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp lại khá cao Ước tính đến hết năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm chính thức phi hộ nông nghiệp chiếm khoảng 56.4% tổng số lao động, trong đó tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi chính thức phi hộ

Trang 12

nông nghiệp khu vực thành thị là 47.1% và khu vực nông thôn là 64.5% Tăng trưởng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ còn ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Từ đó cho thấy thị trường lao động Việt Nam còn khá bất ổn, việc làm chưa đầy đủ, bền vững và năng suất lao động chưa cao.

Có thể thấy thị trường lao động Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong các thập kỷ qua Điều này được thể hiện rõ qua mức lương, tốc độ giảm của lao động trong khu vực nông nghiệp và pháp luật về lao động ngày càng được hoàn thiện Mặc dù vậy, vẫn có hơn 35% lao động nước ta làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập thấp Trung bình cứ 5 người lao động thì sẽ có khoảng 3 người làm những công việc dễ bị tổn thương (lao động tự do và lao động gia đình không trả lương).

Nhìn chung, năng suất lao động và mức lương của Việt Nam là tương đối thấp so với một số nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Thái Lan Vì thế Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực tăng cường pháp luật lao động, cải thiện việc tuân thủ pháp luật, thúc đẩy hệ thống quan hệ lao động và các cơ sở đào tạo nghề, phát triển kỹ năng cho lao động trẻ.

Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng tỷ lệ thất nghiệp làm thước đo cho các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là không thể hiện được đầy đủ thực trạng của thị trường lao động Những quốc gia này không có đủ việc làm tốt, bền vững với năng suất lao động cao, dẫn tới tình trạng không sử dụng được tiềm năng của nguồn lao động như chảy máu chất xám, thiếu việc làm cao, thu nhập và năng suất lao động thấp Vì thế cần có những chỉ số thể hiện được chất lượng việc làm Ví dụ như những chỉ số này bao gồm tỷ lệ lao động nghèo, tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương, tỷ lệ kinh tế ngành nông nghiệp, tỷ lệ nền kinh tế phi chính thức, năng suất lao động và lương bình quân.

Trang 13

b Hệ lụy và những ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp đến xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2020 cao hơn 0.31% so với năm 2019 do những tác động của dịch Covid- 19 gây ra, khiến cho nhiều nhãn hàng, công ty, donah nghiệp phải đìnhh trệ sản xuất, thậm chí là đóng cửa Điều này đã phản ánh sự thụt giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm vừa qua.

Thực tế cho thấy lao động trẻ hiện nay đang phải đối mặt với những hệ lụy của giai đoạn suy thoái và tình trạng thất nghiệp Trong báo cáo “Xu thế việc làm của giới trẻ trên thế giới 2011”, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã cảnh bảo về một thế hệ trẻ bị tổn thương do tình trạng thất nghiệp cao, thanh niên không được đào tạo, không tìm được việc làm phù hợp, có chất lượng và việc làm bấp bênh tại các nước phát triển, cũng như sự gia tăng số lao động nghèo ở các nước đang phát triển.

Thất nghiệp sẽ làm gia tăng nguy cơ bất ổn chính trị, an ninh, xã hội, ảnh hưởng đến tương lai của các thế hệ sau, đồng thời làm suy giảm sự luên kết giữa gia đình và xã hội, gây mất lòng tin đối với các chính sách Chính phủ Trong tổng số 118 nước được ILO khảo sát, 69 nước có số người suy giảm mức sống trong năm 2010, tăng cao hơn năm 2006 và 50% dân số của 99 quốc gia thể hiện sự mất lòng tin vào Chính phủ Mức độ bất bình của người lao động do thiếu việc làm và gánh nặng khủng hoảng được chia sẻ không công bằng đã làm gia tăng nguy cơ rối loạn xã hội ở ít nhất 45 nước.

Người dân ở nhiều nước tỏ ra không hài lòng với cách thức xử lý chậm trễ, kém hiệu quả của Chính phủ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các làn sóng xuống đường mít tinh, bãi công, biểu tình để phản đối Chính phủ với quy mô ngày càng lớn

Thiếu việc làm trên quy mô toàn cầu còn dẫn đến tình trạng hạn chế lao động nhập cư vào các quốc gia giàu Không chỉ vậy, thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo còn khiến gia tăng bạo lực vũ trang.

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN