Thông tin chung Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí do Chính phủ và Nhân dân Vương quốc Thụy Điển giúp đỡ xây dựng tại thị xã Uông Bí nay là thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cách Hà N
Giới thiệu tổng quát về bệnh viện
Thông tin chung
Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí do Chính phủ và Nhân dân Vương quốc
Thụy Điển giúp đỡ xây dựng tại thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội 120 km về phía Đông), được đưa vào sử dụng từ năm 1981 theo Quyết định số 57/QĐ-BYT, ngày 24/01/1981 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Là bệnh viện đa khoa loại I, trực thuộc Bộ Y tế, với chức năng là bệnh viện Vùng của khu Đông Bắc (13 tỉnh, 11 triệu dân) có nhiệm vụ:
- Khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh, một phần các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh
- Đào tạo liên tục cán bộ Y tế cho tuyến trước Là nơi học tập cho sinh viên y khoa trong nước và ngoài nước.
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật y học thích ứng cũng như kỹ thuật công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc Xây dựng mô hình quản lý cho bệnh viện đồng bộ và hiện đại Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng làm cơ sở học tập cho các đơn vị y tế.
- Chỉ đạo và hỗ trợ tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật.
- Quản lý kinh tế y tế.
Sau 40 năm hoạt động, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, với sự cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức, Bệnh viện đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, được người bệnh và nhân dân trong khu vực tin tưởng, mến mộ.
Từ ngày 01/01/2021, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí chính thức được chuyển giao nguyên trạng tổ chức, bộ máy, nhân lực, tài sản, tài chính và các quyền, nghĩa vụ từ Bộ Y tế về UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý theo quyết định số 1730/QĐ- TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ Đây là một bước ngoặt lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của Bệnh viện.
Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ và nhân dân Thụy Điển đã viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam xây dựng bệnh viện đa khoa Uông Bí và bệnh viện Nhi Hà Nội.
- 14/08/1975, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế và giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng thi công.
- Tháng 4/1976, công trình được chính thức khởi công tại đồi Bãi Dài thuộc phường Thanh Sơn, thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh.
- Tháng 9/1980, toàn bộ công trình đã hoàn thành với 23 hạng mục chính, trên diện tích 5,97 ha Diện tích nhà sử dụng 26.000m2 Tổng giá trị là 120 triệu Curon Thụy Điển và 58 triệu đồng Việt Nam (thời điểm 1981).
- Ngày 2/10/1980, vận hành thử, nhận người bệnh đầu tiên.
- Ngày 17/3/1981, Bà Carin Sonder, Bộ trưởng Bộ Y tế Xã hội Vương Quốc Thụy Điển và Ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng đại diện Bộ Y tế Việt Nam đã cắt băng khánh thành chính thức đưa bệnh viện vào hoạt động.
* Giai đoạn 1981-1984: Chuyển giao công nghệ
Hầu hết cán bộ Y tế làm việc tại bệnh viện thị xã Uông Bí cũ được chuyển sang tiếp nhận và vận hành bệnh viện mới, chưa quen với những thiết bị, phương tiện hiện đại nên phần lớn các hoạt động cần sự hướng dẫn của chuyên gia Thụy Điển Có những thời điểm số chuyên gia Thụy Điển tại bệnh viện lên tới hơn 20 người Chỉ sau một thời gian ngắn vận hành thử và làm quen với mô hình bệnh viện mới, cán bộ và viên chức còn non trẻ của Bệnh viện đã vừa làm vừa học, tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia Thụy Điển để dần từng bước nắm bắt kỹ năng vận hành, làm chủ được công tác quản lý Bệnh viện hiện đại và đồng bộ nhất ở Việt Nam vào những năm 1980.
* Giai đoạn 1985-1989: Phát triển năng lực
Thông qua kinh nghiệm quản lý, Bệnh viện đã đề xuất mô hình tổ chức mới phù hợp với bệnh viện đồng bộ và hiện đại gồm 5 Ban bên cạnh 5 Phòng chức năng truyền thống, bao gồm: Ban Thuốc, Chẩn đoán và Điều trị (DDT); Ban Y tá (ND); Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHC); Ban đào tạo-nghiên cứu khoa học (TRC); Ban mua sắm đặt hàng và hành chính (ATP) Mô hình tổ chức này đã được Bộ Y tế hội thảo nghiệm thu và triển khai áp dụng từng phần cho các bệnh viện khác ở Việt Nam Trong đó có Ban Y tá sau này đổi tên thành Phòng Y tá - Điều dưỡng được áp dụng nhân rộng cho các bệnh viện khác trong toàn quốc.
* Giai đoạn 1990 đến nay: Phát triển toàn diện
Viện trợ của Thụy Điển chấm dứt vào 30/6/1999 Song do sự sáng tạo trong quản lý và sự cố gắng vượt bậc của tập thể cán bộ công chức, Bệnh viện đã hoạt động có nề nếp, áp dụng nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao, vì vậy Bệnh viện phát triển cả về qui mô cũng như chất lượng hoạt động.
* Đến năm 2018: Bệnh viện có quy mô 1.000 giường bệnh, hàng năm khám cho
230.000 lượt người, điều trị nội trú cho 47.000 lượt người và ngoại trú cho 40.000 lượt người Bệnh viện có 43 đơn vị trực thuộc (gồm 34 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 7 phòng nghiệp vụ, 2 trung tâm) Bằng nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện ngày càng được nâng cao.
Chính thức chuyển giao nguyên trạng tổ chức, bộ máy, nhân lực,
* Đến tháng 1/2021: tài sản, tài chính và các quyền, nghĩa vụ của Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí trực thuộc Bộ Y tế về UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý theo quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ
Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
+ Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các huyện, thành phố, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận: Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,
+ Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công.
+ Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.
+ Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các huyện , thành phố, tỉnh Quảng Ninhvà các tỉnh lân cận: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, khám, cấp cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân khu vực được phân công, khám sức khỏe các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài….
+ Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng (Đại học y dược Thái Bình, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học y dược Hải Phòng, Đại học kĩ thuật y tế Hải Dương,…)
+ Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu và tham gia nghiên cứu phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
+ Quản lý bệnh viện: quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế…
Là bệnh viện đa khoa loại 1, trực thuộc Bộ Y tế, với chức năng là bệnh viện Vùng của khu Đông Bắc, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại Các khoa phòng được phân bố hợp lý, giữa các khoa phòng được nối và lưu thông với nhau bằng những hành lang có mái che đảm bảo sự vận chuyển người bệnh khám và điều trị ở mỗi khoa được dễ dàng và thuận tiện.
Bệnh viện có một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại Lề lối làm việc được tổ chức một cách khoa học, các thủ tục hành chính không rườm rà phức tạp, đảm bảo cho việc đón tiếp, khám, điều trị và chăm sóc người bệnh được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.Mặt khác việc quản lý người bệnh ra vào viện, điều trị và chăm sóc vẫn đảm bảo được tính chính xác và toàn diện Tinh thần thái độ của nhân viên y tế luôn ân cần, niềm nở, tận tình và chu đáo.
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
- Giám đốc: Ts.Bs.Trần Anh Cường
Ths.BSCKII Nguyễn Thị Hồng Hoa Ths.BSCKII Lê Đức Điệp
BsCKII Nguyễn Thị Ngọc Điệp Nhân viên: 681 người
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Quản lí chất lượng
Phòng Hành chính Quản trị
Phòng Tài chính kế toán
Phòng kế hoạch tổng hợp
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức
Khoa Hồi sức tích cực Nội
Khoa Phục hồi chức năng
Khoa Ngoại Tiêu hóa và Tổng hợp
Khoa Phẫu trị - Xạ trị và Y học hạt nhân Khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp Khoa Hóa trị can thiệp và Chăm sóc giảm nhẹ Khoa Ngoại thận - Tiết niệu
Khoa Chấn thương – Chỉnh hình & Bỏng
Khoa Nội thận – Tiết niệu – Hô hấp
Khoa Phẫu thuật – Can thiệp tim mạch và Lồng ngực
Khoa Điều trị theo yêu cầu
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Huyết học - Truyền máu
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến
Các kỹ thuật công nghệ cao
Bệnh viện thực hiện 9.469 kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có các kỹ thuật công nghệ cao, như:
Tim mạch: Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn; Cấy máy tạo nhịp tim; Phẫu thuật bắc cầu mạch máu; Nối mạch máu; Thuyên tắc mạch điều trị viêm tắc/dãn tĩnh mạch; Gây xơ tĩnh mạch điều trị suy/giãn tĩnh mạch mãn tính; Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim; Siêu âm tim qua thực quản; Đặt Stent động mạch vành; Thay mạch máu nhân tạo; đang triển khai Phẫu thuật tim mở.
Ung bướu: Phẫu thuật cắt khối u kèm vét hạch ung thư; Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính; Hóa trị liệu;
Hồi sức tích cực: Lọc máu liên tục
Hô hấp: Nội soi phế quản, màng phổi bằng ống mềm; Phẫu thuật cắt phân thùy phổi, cắt u phổi; Phẫu thuật nội soi cắt u phổi, kén khí phổi, điều trị tràn khí màng phổi, …
Tiêu hóa: Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, cắt Polip dạ dày, Polip đại tràng; Phẫu thuật nội soi cắt lách; Phẫu thuật cắt khối tá tụy; Phẫu thuật điều trị Trĩ kỹ thuật cao (phương pháp Longo); Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng.
Gan mật: Phẫu thuật cắt gan; Nội soi tán sỏi đường mật trong gan
Tiết niệu: Tán sỏi ngoài cơ thể; Phẫu thuật nội soi cắt thận, cắt tuyến thượng thận/u sau phúc mạc; Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản, cắt bàng quang toàn bộ; Nội soi tán sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.
Chấn thương, chỉnh hình: Tạo hình thân đốt sống qua da bằng đổ cement; Phẫu thuật thay toàn bộ/bán phần khớp gối; Phẫu thuật thay toàn bộ/bán phần khớp háng; Phẫu thuật thay toàn bộ/bán phần khớp vai; Phẫu thuật thay đoạn xương ghép bảo quản kỹ thuật cao; Nội soi khớp điều trị.
Phẫu thuật nội soi cắt tử cung, u nang buồng trứng, Mổ đẻ thẩm mỹ; Hỗ trợ sinh sản; Thụ tinh nhân tạo bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); Chẩn đoán trớc sinh, sau sinh.
Mắt: Thay thủy tinh thể bằng PHACO; Phẫu thuật cắt dịch kính; Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt; Điều trị một số bệnh võng mạc bằng Laser (bệnh võng mạc tiểu đường, cao huyết áp, trẻ đẻ non); Laser điều trị u máu mi; …
Tai mũi họng: Phẫu thuật cắt bán phần, toàn phần tuyến giáp bằng dao siêu âm; Phẫu thuật nạo VA, cắt Amydal bằng Coblator.
Răng hàm mặt: Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới do chấn thương và tái tạo bằng xương, sụn tự thân; Phẫu thuật khuyết hổng lớn vùng hàm mặt bằng vạt da cơ; Làm răng giả tháo lắp/chụp hợp kim cẩn sứ.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Cộng hưởng từ (MRI), Chụp CT Scanner 128 dãy; Chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) các loại.
Xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn (có nhuộm tiêu bản tự động), Định lượng các yếu tố đông máu, điều chế các chế phẩm máu; Xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) chẩn đoán vi rút-vi khuẩn, Định lượng các yếu tố chỉ điểm ung thư; Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Thin Prept pap test
Thành tích đạt được
03 Danh hiệu Anh hùng lao động
02 Huân chương Lao động hạng nhất
02 Huân chương Lao động hạng nhì
14 Huân chương Lao động hạng ba
23 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
02 Danh hiệu Thầy thuốc nhân dân
20 Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú
18 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ
10 Bằng khen lao động sáng tạo
32 Bằng khen cấp Bộ, Tỉnh
KẾT QUẢ THỰC TẬP
Các nội dung được học tập, trao đổi
1.1 Mô hình chăm sóc người bệnh theo khoa a Tổ chức chăm sóc:
- Đội chăm sóc do một ĐD/HS chăm sóc làm đội trưởng.
- Đội chăm sóc được tổ chức các ngày trong tuần, (không tổ chức đội chăm sóc các ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
- Số đội chăm sóc của khoa tuỳ thuộc vào số giường kế hoạch Mỗi đội chăm sóc phụ trách trung bình từ 15 - 25 người bệnh.
- Thành viên đội chăm sóc gồm:
+ Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
+ Người bệnh là trung tâm chăm sóc
- Để đảm bảo mọi ĐD/HS có cơ hội chăm sóc tất cả mọi loại hình bệnh trong khoa, các đội chăm sóc được thay đổi khu vực chăm sóc NB 3- 6 tháng/1 lần. b Nguyên tắc làm việc
- Đội chăm sóc hoạt động trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên.
- Mỗi thành viên trong đội phải chủ động thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ Được phân công nhiệm vụ một cách công khai, cụ thể và khoa học phù hợp với tình trạng bệnh tật của từng NB và từng thời điểm, theo phân cấp chăm sóc
- Mọi diễn biến của NB được theo dõi chặt chẽ để kịp thời thay đổi cấp độ chăm sóc và có những can thiệp kịp thời.
- Nhiệm vụ của NNNB và NB trong đội phải được kiểm điểm việc thực hiện hàng ngày khi đi buồng đội c Tóm tắt nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh
- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
- Chăm sóc về tinh thần
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc phục hồi chức năng
- Chăm sóc người bê ‡nh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật
- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bê ‡nh
- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong
- Thực hiê ‡n các kỹ thuâ ‡t điều dưỡng
- Theo dõi, đánh giá người bệnh
- Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong CSNB
- Ghi chép hồ sơ bê ‡nh án d Mô tả nhiệm vụ của từng thành viên trong đội Điều dưỡng Điều dưỡng/hộ sinh đội trưởng: Là một ĐD/HS chăm sóc trực tiếp người bệnh kiêm nhiệm vụ quản lý đội Chịu trách nhiệm về công tác chăm sóc trong đội; Tổ chức triển khai các hoạt động của đội, kiểm tra giám sát thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong đội và các công việc CSNB hàng ngày.
- Đôn đốc, chủ trì các buổi đi buồng đội hàng ngày.
- Ghi chép các y lệnh và phác thảo kế hoạch CSNB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp
2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào.
- Hàng ngày phân công nhiệm vụ cho ĐD/HS, HS-SV; Điều phối nhân lực cho phù hợp với công việc, tạo điều kiện để các thành viên trong đội hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ đội khác khi cần thiết.
- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ các ĐD/HS trong đội lập kế hoạch CSNB cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào.
- Trực tiếp CSNB nặng, NB cần theo dõi và hỗ trợ thực hiện các thủ thuật khó khi được yêu cầu
- Nắm được thông tin NB về chăm sóc, theo dõi tình trạng NB từ các thành viên trong đội để có KHCS, theo dõi và phòng ngừa biến chứng, luyện tập PHCN cụ thể cho từng NB.
- Chủ động báo cáo những vấn đề khó khăn với bác sỹ của đội, điều dưỡng trưởng/hộ sinh trưởng khoa để có sự hỗ trợ kịp thời.
- Nắm được tình hình người bệnh và các hoạt động chăm sóc của các thành viên đội trong ngày để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với NB.
- Đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong đội chăm sóc
- Tham gia cùng điều dưỡng trưởng đánh giá quy trình, phác đồ và các quy định, hướng dẫn liên quan đến điều dưỡng. Điều dưỡng/hộ sinh chăm sóc: Hoạt động dưới sự phân công và giám sát của điều dưỡng đội trưởng.
- Được phân công chăm sóc cố định một hoặc một số buồng bệnh nhất định.
- Nắm được tình trạng của tất cả NB, đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào Nhận định được các vấn đề cần chăm sóc của NB trong buồng/đội mình phụ trách
- Chủ động báo cáo, thảo luận với đội trưởng và bác sĩ điều trị về tình hình, diễn biến của NB để có những chăm sóc phù hợp, những khó khăn không tự giải quyết được để có can thiệp kịp thời.
- Thực hiện các thủ thuật ĐD cho NB.
- Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
- Hướng dẫn, phân công nhiệm vụ, giám sát NNNB chăm sóc, hỗ trợ, luyện tập PHCN cho NB
- Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ HS-SV thực hành các kỹ thuật ĐD và CSNB.
- Giao/nhận NB cho ĐD/HS trực giữa các giờ nghỉ và trước khi kết thúc ngày làm việc.
- Đôn đốc NB/NNNB giữ gìn trật tự vệ sinh buồng bệnh cùng các thành viên khác trong đội
- Báo cáo khi đi buồng đội:
+ Báo cáo về phân cấp chăm sóc, tình trạng NB: DHST, ăn, uống, bài tiết (phân, nước tiểu, dịch tiết, chất nôn, chảy máu ), các dấu hiệu triệu chứng bệnh, tình hình ngủ nghỉ, tâm lý và các băn khoăn, nguyện vọng của người bệnh
+ Kiểm điểm sự hỗ trợ chăm sóc của NNNB và tự chăm sóc của NB (so sánh với kế hoạch).
+ Báo cáo những công việc đã hướng dẫn, phân công tham gia chăm sóc làm được và chưa làm được.
+ Đề xuất, xin ý kiến về phân cấp chăm sóc và những hành động chăm sóc cần thiết, phù hợp với tình trạng NB. Điều dưỡng/hộ sinh trực
- Nắm được tình trạng của tất cả NB đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào khoa trong 24h giờ trực.
- Nhận bàn giao trực từ các đội chăm sóc theo quy định: Nhận tại giường bệnh đối với
NB nặng, NB có chỉ định chăm sóc đặc biệt hoặc có y lệnh trong giờ trực.
- Thực hiện chăm sóc, theo dõi NB được phân công trong ngày và trong giờ trực.
- Kiểm tra, đôn đốc và giám sát các thành viên trong đội (NB và NNNB) thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong giờ trực.
- Báo cáo bổ sung những diễn biến của NB, các hoạt động chăm sóc do NB và NNNB thực hiện trong đêm trực khi ĐD/HS chăm sóc báo cáo chưa đầy đủ.
- Báo cáo tình hình trong đêm trực và tình hình CSNB trong đội tại giao ban khoa.
- Bàn giao đầy đủ những theo dõi chăm sóc, diễn biến/xử trí trong ca trực của NB cho ĐD/HS chăm sóc của các đội theo quy định.
- Nắm được tình trạng của tất cả NB, đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào Biết rõ các vấn đề cần chăm sóc của NB trong buồng/đội mình phụ trách
- Chủ động lắng nghe ĐD/HS báo cáo tình trạng NB, thảo luận với ĐD/HS về phân cấp chăm sóc, KHCS của NB, thống nhất các phương pháp luyện tập PHCN, vệ sinh cá nhân cho NB
- Giám sát ĐD trong đội thực hiện các y lệnh, thủ thuật chăm sóc, thực hiện các chức năng độc lập và theo dõi NB.
- Hỗ trợ ĐD những thủ thuật khó khi được yêu cầu.
- Giải thích phương pháp điều trị, động viên NB, tham gia tư vấn cách chăm sóc, theo dõi cho NB và NNNB.
- Tham gia hướng dẫn, nhắc nhở NB và NNNB tuân thủ nội quy bệnh viện, giữ gìn trật tự, vệ sinh khoa phòng.
Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
- Hàng ngày đi buồng luân phiên tại các khoa lâm sàng, thảo luận với thành viên đội chăm sóc về chỉ định cho NB tập phục hồi chức năng.
- Trực tiếp tập luyện, hướng dẫn ĐD, HS-SV, NB và NNNB các kỹ thuật luyện tập PHCN, phòng ngừa biến chứng cho NB.
- Tham gia CSNB theo sự phân công, hướng dẫn, giám sát của ĐD trưởng đội và ĐD phụ trách.
- Trước khi làm thủ thuâ ‡t phải giới thiê ‡u và được sự đồng ý của NB và NNNB.
Người nhà của người bệnh
Các khoa thực tập theo kế hoạch
2.1 Khoa Điều trị yêu cầu a Lãnh đạo khoa
Trưởng khoa: BSCKII Vũ Thị Dung
Hộ sinh trưởng: Dương Thị Thu Hà b Giới thiệu chung
Khoa điều trị theo yêu cầu được thành lập năm 2009 với tên gọi ban đầu là khoa Phụ sản theo yêu cầu Hiện nay khoa có 20 phòng bệnh yêu cầu, 1 phòng khám hiếm muộn, 1 phòng đẻ, 1 phòng siêu âm, 2 phòng cấp cứu, và các phòng chức năng khác Hàng năm khoa chữa bệnh cho trên 5000 lượt người bệnh Khoa chuyên điều trị các bệnh lý về sản khoa như điều trị chăm sóc theo dõi sản phụ chuyển dạ đẻ, phẫu thuật lấy thai, chăm sóc sơ sinh, phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ bằng nội soi, cắt u xơ, u nang, chửa ngoài tử cung, u vú… ngoài ra khoa còn khám và điều trị bơm IUI cho những cặp vợ chồng hiến muộn.
21 c Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngày 25/12/2009, khoa phụ sản theo yêu cầu được thành lập với tổng số giường bệnh ban đầu là 42 giường.
- Tháng 02/2012, khoa phát triển mở rộng thêm 1 đơn nguyên nữa gồm 23 giường bệnh nâng tổng số giường bệnh lên 65 giường.
- Ngày 22/11/2016, thành lập phòng khám vô sinh hiếm muộn.
- Tháng 12/2018, khoa đổi tên thành khoa Điều trị theo yêu cầu d Cơ cấu tổ chức
* Tổng số cán bộ nhân viên: 28 cán bộ nhân viên
+ Cao đẳng: 14 e Chức năng nhiệm vụ
- Khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý thuộc hệ sản phụ khoa: đỡ đẻ, phẫu thuật sản phụ, chăm sóc sản phụ, sơ sinh sau mổ, sau đẻ.
- Thực hiện khám theo yêu cầu, siêu âm sàng lọc trước sinh, khám hiếm muộn
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Đào tạo cán bộ y tế, học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng
- Quản lý kinh tế y tế.
Bảng 1 THỰC HIỆN CHỈ TIÊU LÂM SÀNG
STT Nội dung Đơn vị tính
1 Tiếp nhận BN vào viện, chuyển viện, ra viện Lần 5
2 Thực hành đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp, nhiệt độ
3 Thực hành lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
- Nước tiểu và các bệnh phẩm khác (đờm, phân)
- Tiêm dưới da, trong da
Thực hiện truyền máu tĩnh mạch
6 Thực hành kỹ thuật đo các đường kính khung chậu ngoài
7 Thực hiện kỹ thuật thăm khám thai định kỳ:
8 Thực hiện theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ Lần 5
9 Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp đỡ đẻ thường Lần 5
10 Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp cắt khâu tầng sinh môn
11 Kiến tập làm nghiệm pháp bong rau, tiến hành đỡ rau, kiểm tra rau và màng rau
12 Thực hành đánh giá tình trạng sơ sinh ngay sau Lần 5
23 đẻ và cân, đo các đường kính sơ sinh
13 Làm thuốc âm đạo Lần 3
14 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ lấy thai Lần 2
15 Thực hiện chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ Lần 5
16 Thực hành chăm sóc sản phụ sau đẻ thường Lần 5
17 Thực hành chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai Lần 5
18 Thực hành chăm sóc bệnh nhân sảy thai Lần 2
19 Thực hành chăm sóc bệnh nhân nhiếm độc thai nghén
20 Thực hành chăm sóc bệnh nhân rau tiền đạo Lần 1
21 Thực hành chăm sóc bệnh nhân thai chết lưu Lần 1
22 Thực hành chăm sóc bệnh nhân nạo hút Lần 1
23 Thay băng, rửa vết thương, cắt chỉ Lần 5
24 Mặc áo, quấn tã lót, tắm cho trẻ sơ sinh Lần 5
25 Thực hiện tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ Lần 5
26 Thực hành ghi chép chăm sóc vào hồ sơ bệnh án, lưu trữ hồ sơ bệnh án
27 Tham gia chăm sóc bệnh nhân toàn diện theo mô hình đội
28 Chăm sóc bệnh nhân hấp hối – tử vong Lần 1
29 Kiến tập siêu âm sản khoa Lần 5
30 Viết KHCS: 1 KHCS/tuần Lần 2
31 Các nội dung khác đã làm được: Lần 15
32 Viết báo cáo tổng kết Lần 1
2.2 Khoa Hồi sức tích cực Nội a Lãnh đạo khoa
Trưởng khoa: BSCKI Hoàng Thăng Vân Điều dưỡng trưởng: ĐDCKI Đinh Thị Minh Nguyệt b Giới thiệu chung
Khoa Hồi sức tích cực Nội được thành lập năm 1981 32 giường kế hoạch với 2 đơn nguyên:
Hàng năm điều trị 1500 lượt người bệnh Khoa điều trị chăm sóc tích cực các bệnh nhân nặng của khoa Cấp cứu và các khoa lâm sàng trong bệnh viện (trừ sơ sinh và nhi khoa) c Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Hồi sức tích cực Nội được thành lập năm 1981.
-Từ năm 1981 đến 2009 khoa có 14 giường bệnh, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng, hồi tỉnh sau mổ
- Từ 2009 đến 2019, khoa mở rộng với 8 phòng điều trị, với 24 giường bệnh Khoa điều trị chăm sóc tích cực các người bệnh nặng trừ sơ sinh, nhi khoa.
- Từ 23/3/2019, khoa Hồi sức tích cực chuyển vị trí làm việc sang tầng II tòa nhà 8 tầng trung tâm Ung bướu, bố trí 2 khu điều trị với 32 giường kế hoạch. d Cơ cấu tổ chức
* Tổng số cán bộ nhân viên: 34 cán bộ nhân viên
+ Đại học: 10 + Cao đẳng: 21 e Chức năng, nhiệm vụ
Khoa Hồi sức tích cực Nội là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực cho những bệnh nhân của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.
Phối hợp cùng khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện
Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh
Khoa Hồi sức tích cực Nội của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt.
+ Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến
+ Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh
+ Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực
+ Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới. f Thành tích đạt được
+ 1 Huân chương lao động hạng III
+ 2 bằng khen của Thủ tướng chính phủ
+ 8 bằng khen của bộ Y tế
+ 1 bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh
- Thành tích và khen thưởng cá nhân:
+ 3 Danh hiệu thầy thuốc ưu tú
+ 1 Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ g Đề tài nghiên cứu khoa học
- Đề tài tổ chức hợp tác tổ chức Sarech Thụy Điển: Điều trị vết thương bỏng bằng cao lá sim
- Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở
Bảng 2 THỰC HIỆN CHỈ TIÊU LÂM SÀNG
STT Nội dung Đơn vị tính Thực hiện/1SV
1 Tiếp nhận BN vào viện, chuyển viện, ra viện Lần 5
2 Thực hành đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp, nhiệt độ
3 Thực hành lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
- Nước tiểu và các bệnh phẩm khác (đờm, phân)
- Tiêm dưới da, trong da
5 Thực hành truyền dịch, truyền máu tĩnh mạch.
Sử dụng bơm tiêm điện, máy truyền dịch
6 - Thực hành cho bệnh nhân thở oxy
7 Thực hành ghi điện tâm đồ Lần 5
8 - Thực hành đặt sonde dạ dày
- Thực hành cho bệnh nhân ăn qua sonde
- Thực hành đặt sonde tiểu
- Thực hành đặt sonde hậu môn cho bệnh nhân
9 - Thực hành vận hành thở máy
- Thực hành chăm sóc thở máy, chăm sóc BN thở máy
- Thực hành sử dụng monitor
10 Thực hành thay ga trải giường cho bệnh nhân nằm tại giường
11 Hướng dẫn gội đầu, tắm cho bệnh nhân Lần 2
12 Hướng dẫn bệnh nhân các tư thế nghỉ ngơi thông thường
13 Thực hành tập vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
14 Thực hành ghi chép vào hồ sơ bệnh án Lần 10
15 Kiến tập thực hành phụ giúp bác sĩ chọc hút dịch màng bụng
16 Kiến tập thực hành phụ giúp bác sĩ chọc hút dịch màng tim
17 Kiến tập thực hành phụ giúp bác sĩ chọc hút dịch màng phổi
18 Kiến tập phụ giúp bác sĩ đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm/ đặt nội khí quản
19 Thực hành chăm sóc bệnh nhân hen phế quản Lần 5
20 Thực hành chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu
21 Thực hành chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
22 Thực hành chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
23 Thực hành giáo dục sức khỏe cho BN Lần 5
24 Tham gia chăm sóc toàn diện cho BN Lần 1
25 Chăm sóc bệnh nhân hấp hối, tử vong Lần 1
26 Viết kế hoạch chăm sóc: 1 KHCS/ tuần Lần 2
27 Nội dung thực hành khác đã làm được:
28 Viết báo cáo tổng kết Lần 1
2.3 Khoa Ngoại Tiêu hóa - Tổng hợp a Lãnh đạo khoa
- Trưởng khoa: TS.BS Vũ Đức Thụ
- Điều dưỡng trưởng: ĐDCKI Hà Thị Vân b Giới thiệu chung
Khoa Ngoại Tiêu hóa - Tổng hợp được thành lập từ năm 1981 tên ban đầu là khoa Ngoại Khoa có 10 phòng bệnh, 41 giường bệnh Hàng năm, điều trị cho 2300 – 2500 lượt người bệnh c Lịch sử hình thành và phát triển
- Từ năm 1981 – 2002, khoa khám và điều trị những bệnh thuộc các chuyên khoa: Ngoại Tiêu hóa, Ngoại Tiết niệu và Ngoại Chấn thương.
- Sau năm 2002 đến nay, khoa chuyên điều trị ngoại khoa các bệnh đường tiêu hóa. d Cơ cấu tổ chức
* Tổng số cán bộ nhân viên: 15 cán bộ nhân viên
+ Đại học: 05 + Cao đẳng: 07 e Chức năng nhiệm vụ
- Khám chữa bệnh, tư vấn điều trị cho các bệnh thuộc chuyên ngành ngoại tiêu hóa.
- Phòng bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Hợp tác trong nước, quốc tế
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học
- Quản lý kinh tế y tế f Các phương pháp điều trị đang triển khai
Khoa có thế mạnh hàng đầu về phẫu thuật nội soi và xâm lấn tối thiểu, hầu hết các bệnh lý ngoại khoa ổ bụng đều có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi với hệ thống máy phẫu thuật nội soi hiện đại.
- Phẫu thuật nội soi điều trị: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, bệnh túi thừa của ruột, vỡ tạng rỗng do chấn thương
- Điều trị bảo tồn không phẫu thuật: vỡ gan, vớ lách từ độ VI trở lên.
* Phẫu thuật có kế hoạch:
+ Bệnh gan mật: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, nang gan, nang ống mật chủ.
+ Ống tiêu hóa: co thắt tâm vị, ung thư dạ dày, ung thư dại tràng, bệnh lý lách. + Khoang bụng: thoát vị bẹn, thoát vị hoành, thoát vị thành bụng sau mổ.
- Bệnh hậu môn trực tràng:
Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, rectocele, bằng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay.
Cắt gan, cắt khối tá tụy, cắt thân và đuôi tụy, phẫu thuật Frey, cắt toàn bộ đại tràng g Thành tích đạt được
- 1 Huân chương lao động hạng III năm 2010
- 2 bằng khen của Thủ tướng chính phủ
- 2 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế h Đề tài nghiên cứu khoa học
- Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
- Nhận xét kết quả phẫu thuật Longo điều trị trĩ nội độ III, IV tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
- Nhận xét kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc
Bảng 3 THỰC HIỆN CHỈ TIÊU LÂM SÀNG
STT Nội dung Đơn vị tính Thực hiện/1SV
1 Tiếp nhận BN vào việ, ra viện, chuyển viện Lần 5
2 Thực hành đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp, nhiệt độ thành thạo
3 Thực hành lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
- Nước tiểu và các bệnh phẩm khác (đờm, phân)
4 Thực hành thành thạo tiêm:
6 Thay băng rửa vết thương, cắt chỉ
Thay băng vết thương nhiễm trùng.
7 Thực hành thụt tháo phân Lần 2
8 Rửa dạ dày (thực hành hoặc kiến tập) Lần 2
9 Thông tiểu, lấy nước tiểu, rửa bàng quang Lần 1
10 Theo dõi chăm sóc và rút các loại ống thông, ống dẫn lưu
11 Thực hành chăm sóc bệnh nhân lồng ruột Lần 1
12 Thực hành chăm sóc bệnh nhân tắc ruột Lần 1
13 Thực hành chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo
14 Thực hành chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt dạ dày
15 Thực hành chăm sóc bệnh nhân sỏi tiết niệu Lần 2
16 Thực hành chăm sóc bệnh nhân sỏi mật Lần 1
17 Thực hành chăm sóc bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến sau phẫu thuật
18 Thực hành chăm sóc bệnh nhân thoát vị Lần 1
19 Thực hành tư vấn cho bệnh nhân trước mổ Lần 5
20 Tham gia chăm sóc, GDSK cho bệnh nhân sau mổ
21 Tham gia chăm sóc bệnh nhân toàn diện Lần 1
22 Thực hành ghi chép chăm sóc vào hồ sơ bệnh án, lưu trữ hồ sơ bệnh án trước mổ, sau mổ
23 Kiến tập: siêu âm, soi ổ bụng, soi dạ dày, soi trực tràng, soi bàng quang
24 Viết kế hoạch chăm sóc: 1KHCS/ tuần Lần 2
25 Các nội dung khác đã làm được:
26 Viết báo cáo tổng kết Lần 1
2.4 Khoa Nhi a Lãnh đạo khoa
- Trưởng khoa: BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Điệp
- Điều dưỡng trưởng: b Giới thiệu chung
Khoa Nhi được thành lập từ năm 1981 Hiện tại khoa có 23 phòng bệnh, trong đó có 13 phòng tự chọn, 2 phòng hồi sức cấp cứu Tổng số khoa có 82 giường bệnh nội trú theo kế hoạch (thực kê 88 giường), 25 giường ngoại trú Tâm bệnh Hàng năm khoa khám hơn 10000 lượt bệnh nhân, điều trì nội trú 5000 lượt bệnh nhi (từ 29 ngày tuổi – 15 tuổi). c Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa được thành lập năm 1981 với tên gọi ban đầu là khoa Nhi.
- Từ tháng 4/2007 đến 11/2012, khoa Nhi đổi tên thành khoa Nhi Hô hấp – Tiêu hóa.
- Từ tháng 11/2012 đến nay khoa Nhi Hô hấp – Tiêu hóa đổi tên thành khoa Nhi d Cơ cấu tổ chức
* Tổng số cán bộ nhân viên: 36 cán bộ nhân viên
+ ĐDCKI: 1 + Cao đẳng: 18 e Chức năng nhiệm vụ
- Khám và điều trị toàn diện nhi khoa từ đủ 29 ngày tuổi đến 15 tuổi gồm:
+ Bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tim mạch… phát triển hồi sức tích cực Nhi.
+ Phát triển đơn vị Tâm bệnh gồm: sàng lọc, phát hiện và can thiệp sớm Rối loạn phổ tự kỷ, Rối loạn tăng động giảm chú ý, chậm phát triển tâm thần, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi cảm xúc, đánh giá năng lực học tập sớm, đánh giá IQ…
- Đào tạo: Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế bậc đại học, cao đẳng và trung học
- Nghiên cứu khoa học: Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ công tác phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe trẻ em từ cấp cơ sở đến cấp bộ.
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến: Thường xuyên cử các bác sĩ, điều dưỡng xuống các cơ sở y tế địa phương để hướng dẫn, giảng dạy và chỉ đạo công tác phòng bệnh, điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Phòng bệnh: Tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, phối hợp với các cơ sở y tế thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch
- Tham gia hợp tác quốc tế và hợp tác tốt với tuyến trên trong công tác đào tạo chuyên khoa f Thành tích đạt được
+ 1 Huân chương lao động hạng III năm 2013
+ 9 Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2000, 2007- 2015
+ 1 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2011
+ 5 Bằng khen của Bộ y tế năm 2008, 2010, 2012, 2014, 2017
- Thành tích và khen thưởng cá nhân:
+ 2 Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở g Đề tài nghiên cứu khoa học:
- Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của kháng sinh đối với ệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ nhi 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi Hô hấp – Tiêu hóa 2007 – 2008
- Đề tài nghiên cứu tình hình bệnh nhi nhiễm HIV 2006
- Đề tài nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Đông Ngũ – huyện Tiên Yên năm 2004
- Đề tài nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại u nguyên tế bào gan ở trẻ em
- Đề tài nghiên cứu xác định mô hình bệnh tật trẻ em, điều trị tại khoa Nhi - BV Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí từ tháng 1/2008 – 12/2012.
- Nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi ở khoa khoa Nhi - BV Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí từ tháng 6/2016 – 9/2017
- Mô tả thực trạng thiếu máu, thiếu sắt và 1 số yếu tố liên quan ở bệnh nhân từ 6 – 36 tháng tại khoa Nhi BV Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí từ tháng 11/2017 – 11/2018.
Bảng 4 THỰC HIỆN CHỈ TIÊU LÂM SÀNG
STT Nội dung Đơn vị tính Thực hiện/1SV
1 Tiếp nhận BN vào viện, chuyển viện, ra viện Lần 10
2 Thực hành đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp, nhiệt độ
3 Thực hành lấy máu bệnh phẩm làm xét nghiệm
- Nước tiểu và các bệnh phẩm khác (đờm,
5 Thực hành thành thạo truyền dịch, truyền máu tĩnh mạch
7 Thực hành thành thạo kỹ thuật hút đờm dãi, cho BN nhi thở oxy
8 Thực hành tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ Lần 5
9 Thực hành kỹ thuật pha Oresol vá cách cho trẻ uống
10 Thực hành kỹ thuật sử dụng và bảo quản một số máy tại khoa (khí dung, đèn chiếu,…)
11 Chuẩn bị dụng cụ phụ giúp bác sĩ chọc dò dịch não tủy
12 Thực hành chăm sóc bệnh nhi nôn trớ, táo bón Lần 3
13 Tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc bệnh nhi suy dinh dưỡng
14 Thực hành chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp Lần 5
15 Thực hành chăm sóc bệnh nhi viêm phổi Lần 5
16 Thực hành chăm sóc bệnh nhi hen phế quản Lần 3
17 Thực hành giáo dục sức khỏe phòng còi xương ở trẻ em
18 Thực hành chăm sóc giáo dục chế độ ăn, vận động bệnh nhi hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp
19 Thực hành chăm sóc bệnh nhi co giật Lần 1
20 Thực hành ghi chép chăm sóc vào hồ sơ bệnh Lần 10 án, lưu trữ hồ sơ bệnh án
21 Tham gia chăm sóc toàn diện theo mô hình đội Lần 1
22 Viết Kế hoạch chăm sóc: 1 KHCS/ tuần Lần 2
23 Các nội dung khác đã làm được:
24 Viết báo cáo tổng kết Lần 1
3 Tổng kết các nội dung được học tại bệnh viện
- Mô hình chăm sóc bệnh nhân theo mô hình đội
- Các quy định trong quản lý, điều hành các công việc trong bệnh viện; trong quản lý nhân sự
- Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn
- Quy trình đón tiếp bệnh nhân
- Quy trình chuẩn trong thực hành kỹ thuật tiêm: tiêm bắp, tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch
- Quy trình chuẩn trong thực hành kỹ thuật đo dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhiệt độ
- Quy trình chuẩn trong thực hành kỹ thuật thay băng, rửa vết thương
- Quy trình chuẩn trong thực hành phát thuốc, cho bệnh nhân uống thuốc
- Quy trình chuẩn trong thực hành kỹ thuất lấy máu làm xét nghiệm
- Các giá trị của xét nghiệm cận lâm sàng trong khám, chữa, điều trị và chăm sóc bệnh
- Cách sử dụng vận hành, bảo dưỡng máy móc: máy khí dung, đèn chiếu, máy bơm tiêm điện, máy điện châm, máy kéo giãn cột sống ….
- Công tác lưu trữ hồ sơ tại bệnh viện
- An toàn vệ sinh trong bệnh viện
- Lập kế hoạch chăm sóc